Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập ...

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thái nguyên

.PDF
101
107
78

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THÁI NGUYÊN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Tên Công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Tên giao dịch: Thái Nguyên import - export joint - stock company Tên viết tắt: BATIMEX Trụ sở chính: Số 25 đường Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. Số tài khoản: 421101.010025 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 02803855430 Fax: 02803855763 Email: [email protected] - Được thành lập từ năm 1958, tiền thân là phòng giao dịch ngoại thương của tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đến nay để phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ Công ty đã đổi tên với nhiều tên gọi khác nhau nhưng chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty vẫn là kinh doanh thương mại và hoạt động xuất nhập khẩu. - Thời kỳ đầu thành lập cho đến trước năm 1990 nhiệm vụ của Công ty vẫn là thu mua và cung ứng các mặt hàng xuất khẩu cho các Công ty chuyên doanh của Bộ thương mại ở Hà Nội (chủ yếu các mặt hàng là: chè, lạc, dược liệu, mành cọ, mành lứa, thảm len, hàng mây che đan…) để xuất khẩu sang nước Đông Âu, đồng thời nhập khẩu thiết bị máy móc, phân bón và hàng tiêu dùng. Trong thời gian này hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc cung ứng và phân phối hàng hóa, ổn định thị trường trên địa bàn. Đặc biệt là việc tiêu thụ hàng nông, lâm sản cho nông dân. Những năm 1983 - 1987 mỗi năm Công ty xuất khẩu từ 3000 - 4000 tấn lạc nhân, Khổng Thị Dương 1 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán hàng nghìn m3 mành cọ, mạng lưới Công ty vươn tới tất cả các huyện trong tỉnh Thái Nguyên. - Từ những năm 1990 Công ty xuất nhập khẩu Thái Nguyên chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, ngoài thị trường truyền thống Công ty đã mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực như Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Trung Đông…Thời kỳ này, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn thử thách trước sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường. - Những năm 2000 - 2002 Công ty tưởng như không đứng vững trước những khó khăn nhưng được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, sự giúp đỡ của các ngành trong tỉnh, Công ty đã nhanh chóng lấy lại được uy tín bằng việc củng cố tổ chức, bộ máy, con người, xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh, phát huy sức mạnh đoàn kết trong Công ty, mở rộng sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Để phục vụ sản xuất kinh doanh Công ty rất quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất như nâng cấp thiết bị chế biến chè xuất khẩu, mở rộng cửa hàng kinh doanh dịch vụ, xây dựng mới một tòa nhà ba tầng trên 700m2 để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu lao động, các phòng làm việc của Công ty cũng được chỉnh trang, mua sắm thiết bị máy móc, phương tiện làm việc. - Tháng 01 năm 2005 Công ty thực hiện cổ phần hóa với hình thức nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.  Cơ cấu vốn của Công ty + Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng. + Cổ phần Nhà Nước: 2.550.000.000 đồng chiếm 51%. + Cổ phần ưu đãi của người lao động trong Doanh nghiệp: 863.000.000 đồng. + Cổ phần ưu đãi của nhà đầu tư chiến lược: 587.000.000 đồng. + Cổ phần phổ thông huy động theo hình thức đấu giá trực tiếp: 1000.000.000 đồng. Khổng Thị Dương 2 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán Mệnh giá một cổ phần thống nhất: 10.000 đồng. - Năm 2006, Xí nghiệp khoáng sản được UBND tỉnh sát nhập vào Công ty, nên có thêm điều kiện mở rộng năng lực, ngành nghề kinh doanh. Cùng với sự tiếp nhận Công ty khoáng sản, Công ty còn là đối tác liên doanh khai thác mỏ đá kim Núi Pháo (Đại Từ). Mục tiêu của Công ty đề ra đến năm 2010 xây dựng Công ty phát triển thành Công ty mạnh với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 20 triệu USD.  Quy mô hiện tại của Doanh nghiệp Sau bốn năm cổ phần hóa Công ty đã có những bước phát triển nhanh chóng hoàn thành kế hoạch được giao, lợi nhuận tăng nhanh… Quy mô hiện tại của Doanh nghiệp đến thời điểm 31/12/2008 là: - Tổng vốn: 85.602.348.637 đồng. + Nợ phải trả: 73.477.861.075 đồng. + Vốn chủ sở hữu: 12.124.487.562 đồng. - Tình hình lao động (31/12/2008). + Tổng lao động của Công ty: 214 người. + Trong đó có lao động theo mùa vụ: 100 người. - Cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty. + Nhà máy chè xuất khẩu + Xí nghiệp khoáng sản + Cửa hàng kinh doanh xe máy + Cơ sở dạy nghề + Một chi nhánh tại Hà Nội + Trạm thu mua Đồng Hỷ + Trạm thu mua Phú Lương Doanh nghiệp thuộc loại Doanh nghiệp lớn theo tiêu thức phân chia các loại hình Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì vốn từ 10 tỷ đồng trở lên, còn lĩnh vực phi sản xuất vật chất thì vốn từ 5 tỷ trở lên. Khổng Thị Dương 3 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp - Chức năng: + Kinh doanh xuất khẩu khoáng sản, nông sản, thực phẩm, lâm sản, kim loại, hàng thủ công mỹ nghệ. + Sản xuất chế biến các loại chè xuất khẩu. + Khai thác, chế biến khoáng sản xuất khẩu. + Đại lý bán ô tô, xe máy các loại, bảo hành, bảo trì, thay thế phụ tùng xe máy các loại. + Xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn. + Nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng sản xuất công, nông nghiệp và hàng tiêu dùng. - Nhiệm vụ: + Tổ chức nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm vững nhu cầu thị hiếu trên thị trường để hoạch định chiến lược Marketing đúng đắn đảm bảo cho kinh doanh của Công ty được chủ động tránh rủi ro và mang lại hiệu quả tối ưu. + Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tạo dịch vụ của Công ty quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó, đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất đổi mới trang thiết bị, bù đắp các chi phí, cân đối giữa xuất và nhập, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu ngày càng cao. + Thực hiện tốt các chính sách chế độ quản lý kinh tế quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. + Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính lao động tiền lương, tiền thưởng do Công ty quản lý và làm tốt công tác phân phối lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề của cán bộ công nhân viên. Khổng Thị Dương 4 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán + Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. + Nghiên cứu nắm vững môi trường pháp luật kinh tế, văn hóa để phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh doanh, ký kết hợp đồng kinh tế tham gia vào đàm phán, ký kết trực tiếp hoặc thông qua đơn chào hàng. + Tổ chức gia công lắp giáp xe máy và làm các dịch vụ sửa chữa phục vụ nhu cầu kinh doanh. + Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế nhằm góp phần thu hút ngoại tệ, phát triển xuất nhập khẩu. + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, không ngừng đảm bảo và phát triển vốn. Quản lý sử dụng tốt ngoại tệ. + Làm tốt công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. 1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất 1.3.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Doanh nghiệp 1.3.1.1 Kết cấu chung Theo cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên ta có thể thấy được sự chuyên môn hóa của nó được phân chia thành 3 cấp là quản lý cấp cao, những nhà quản lý cấp trung gian và nhà quản lý cấp cơ sở. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên thực hiện chế độ quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Hình thức quản lý này đảm bảo tính thống nhất cao, tính tổ chức kỷ luật cao và phát huy được tính tự chủ của từng phòng ban đồng thời vẫn thực hiện tốt quyền làm chủ của người lao động. Khổng Thị Dương 5 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán Những nhà quản trị cấp cao lập kế hoạch chiến lược tổng thể cho tổ chức và các kế hoạch dài hạn. Họ là người đưa ra những kết luận cuối cùng cho các tranh chấp bên trong Công ty. Quản trị cấp cao nhất bên trong Công ty là: Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, các quyết định của họ được thông qua bằng cách biểu quyết của tất cả thành viên của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số những người trong hội đồng quản trị là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty. Những nhà quản trị cấp trung gian hướng dẫn hoạt động hàng ngày của Công ty, hình thành và cụ thể hóa các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụ thể. Cụ thể ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên thì cấp quản trị trung gian là: Phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng. Những nhà quản trị cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của các nhân viên trực tiếp sản xuất để đảm bảo thực hiện chiến lược của quản trị cấp cao và sự ăn khớp với chính sách của cấp quản trị trung gian. Cụ thể đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên thì cấp quản trị cơ sở là các tổ trưởng, cửa hàng trưởng. Khổng Thị Dương 6 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát Ban Giám Đốc Phòng Tổ Chức Hành Chính Cơ Sở Dạy Nghề Phòng Kế Toán Tài Vụ Nhà Máy Chè Xuất Khẩu Xí Nghiệp Khoáng Sản Chi Nhánh Hà Nội Phòng Xuất Nhập Khẩu Cửa Hàng KD & DV Các Trạm Huyện (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Ghi chú: Quan hệ điều hành trực tiếp Quan hệ giám sát Khổng Thị Dương 7 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán 1.3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý a) Đại hội cổ đông - Chức năng: + Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. + Đại hội cổ đông thành lập do trưởng ban đổi mới Doanh nghiệp của Công ty triệu tập khi đã bán được ít nhất 51% giá trị vốn điều lệ. - Nhiệm vụ: + Thảo luận và biểu quyết thông qua điều lệ Công ty. + Biểu quyết cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành Công ty. + Biểu quyết số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. + Biểu quyết mức thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. + Biểu quyết thông qua phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kế hoạch đầu tư các hạng mục công trình có mức vốn đầu tư lớn hơn hoặc bằng mức vốn điều lệ của Công ty cho 3 năm tới. + Biểu quyết thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và các vấn đề khác theo đề nghị của trưởng ban đổi mới Doanh nghiệp của Công ty. b) Hội đồng quản trị Bao gồm 7 thành viên: + Chủ tịch hội đồng quản trị + Phó chủ tịch hội đồng quản trị + 5 ủy viên - Chức năng: + Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Khổng Thị Dương 8 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán - Nhiệm vụ: + Hội đồng quản trị quyết định chiến lược phát triển, giải pháp thị trường, công nghệ sản xuất của Công ty. + Hội đồng quản trị phê chuẩn các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng vốn điều lệ của Công ty. Hủy bỏ các hợp đồng mà Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc đã ký không vì mục đích lợi nhuận của Công ty. + Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, và quyết định mức lương của Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng và các Giám Đốc xí nghiệp thành viên. + Hội đồng quản trị quyết định thành lập, giải thể, sát nhập các Xí nghiệp thành viên, các phòng nghiệp vụ, các chi nhánh và văn phòng đại diện của Công ty. + Hội đồng quản trị quyết định đầu tư các hạng mục công trình có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng vốn điều lệ của Công ty và phê duyệt dự án khả thi, thiết kế dự toán và quyết toán của tất cả các công trình mà Công ty đầu tư. + Hội đồng quản trị có quyền mua lại không quá 10% cổ phần đã bán. + Hội đồng quản trị phê duyệt các nội quy, quy chế và những vấn đề khác theo đề nghị của Tổng Giám Đốc công ty. c) Ban kiểm soát Bao gồm 3 thành viên: + Trưởng Ban kiểm soát + 2 ủy viên - Chức năng: Là cơ quan kiểm soát cao nhất của Công ty, có toàn quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các cán bộ quản lý, các cổ đông và người lao động trong Công ty. Kiểm tra những vấn đề có liên Khổng Thị Dương 9 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán quan đến mục đích của Công ty và liên quan tới các quyền lợi của các cổ đông. Trách nhiệm của Ban kiểm soát. - Nhiệm vụ: + Ban kiểm soát trình Đại hội cổ đông báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm trước, phương hướng thực hiện năm sau, thẩm tra báo cáo tài chính của Công ty. Thẩm tra phương án phân phối lợi nhuận và phân chia cổ tức cho cổ đông. + Ban kiểm soát thông báo định kỳ kết quả hoạt động của Ban kiểm soát cho Hội đồng quản trị. + Tham gia các cuộc họp của Hội đồng quản trị, được phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết. Nếu ý kiến của Ban kiểm soát khác với ý kiến của Hội đồng quản trị thì được yêu cầu ghi vào biên bản và báo cáo đại hội cổ đông vào phiên họp gần nhất. + Ban kiểm sóat giúp Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông làm rõ các thiệt hại vật chất của Công ty, quy trách nhiệm thuộc tổ chức cá nhân nào và mức độ phải bồi thường của từng tổ chức và cá nhân. + Việc kiểm tra của Ban kiểm soát không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây náo loạn trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Tổng Giám Đốc Công ty. d) Ban giám đốc Bao gồm 2 thành viên: + Tổng giám đốc + 2 phó giám đốc - Chức năng: Là người điều hành hoạt động thường ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Khổng Thị Dương 10 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán - Nhiệm vụ: + Giám đốc quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị, các quy định của Pháp luật và bản điều lệ này. + Giám đốc quản lý khai thác mọi nguồn lực của Công ty: Thị trường, lao động, vốn, tài sản, đất đai theo phương án đã được Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị phê duyệt để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất, hoạt động của Công ty là tốt nhất. + Giám đốc xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt chiến lược phát triển trung và dài hạn của Công ty. Các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, các đề án về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. + Hàng quý, năm hoặc bất thường phải báo cáo Hội đồng quản trị về kết quả thực hiện, kế hoạch và phướng hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. + Trình hội đồng phê duyệt nội quy lao động, quy chế phân phối thu nhập, quy chế tuyển dụng và đào tạo lao động. e) Phòng tổ chức hành chính - Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, tuyển dụng, công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách và quản lý hành chính. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý các đơn vị cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Quản lý toàn bộ công nhân viên trong Công ty, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên trong Công ty. Bố trí đề bạt, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xây dựng kế hoạch tiền lương, quản lý và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Khổng Thị Dương 11 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán g) Phòng kế toán tài vụ - Chức năng: Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác kế toán tài chính của Công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được duy trì và đạt hiệu quả cao. - Nhiệm vụ: Quản lý nguồn vốn và quỹ của Công ty, thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, phân tích lỗ lãi. Thanh toán với khách hàng, thực hiện nghĩa vụ của Công ty với nhà nước. h) Phòng xuất nhập khẩu - Chức năng: Là phòng chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa như nông sản, khoáng sản…Nhập khẩu các phụ tùng, vật tư, hàng tiêu dùng…triển khai các hoạt động xuất khẩu người lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn. Tích cực góp phần nâng cao doanh số, đem lại lợi nhuận cao cho Công ty. - Nhiệm vụ: Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng, khách hàng, thực hiện đàm phán giao dịch kí kết hợp đồng với khách hàng, bạn hàng, theo dõi đôn đốc thực hiện hợp đồng, làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa và bàn giao hàng hóa đúng thời hạn, địa điểm quy định trong hợp đồng. Tìm kiếm bạn hàng có nhu cầu ủy thác xuất khẩu, củng cố uy tín với khách hàng để họ làm ăn lâu dài với Công ty. Đối với xuất khẩu lao động ra nước ngoài làm việc thì phải đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, kí kết hợp đồng làm đầy đủ các thủ tục chặt chẽ, đem lại uy tín cho Công ty, mở rộng thị trường. Khổng Thị Dương 12 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán k) Cơ sở dạy nghề - Chức năng: Đào tạo những kiến thức cơ bản cho người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc như luật pháp nước bạn, ngôn ngữ, tay nghề… - Nhiệm vụ: Tìm hiểu kỹ thị trường, luật pháp để đảm bảo cho người lao động có kiến thức vững vàng, tay nghề cao. Đảm bảo chất lượng lao động, uy tín của Công ty. l) Nhà máy chè xuất khẩu - Chức năng: Thực hiện việc thu mua chế biến chè xuất khẩu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của Công ty. - Nhiệm vụ: Quản lý và sản xuất có hiệu quả vùng nguyên liệu. Chế biến các loại chè đạt chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đảm bảo về số lượng và chất lượng chè. Hoàn thành vượt mức kế hoạch do Công ty khoán. m) Chi nhánh Hà Nội - Chức năng: Quảng bá và giới thiệu sản phẩm của Công ty, khai thác thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. - Nhiệm vụ: Thực hiện giao dịch, marketing, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường. Chi nhánh có trách nhiệm hạch toán báo sổ và đảm bảo kinh doanh có lãi. Khổng Thị Dương 13 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán n) Cửa hàng kinh doanh dịch vụ - Chức năng: Tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu. Hiện nay cửa hàng chỉ đại lý ủy nhiệm của hãng Honda. - Nhiệm vụ: Tích cực tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh số bán hàng. Đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng, thân thiện hòa nhã với khách hàng, nâng cao uy tín của Công ty với khách hàng. p) Xí nghiệp khoáng sản - Chức năng: Khai thác và chế biến khoáng sản xuất khẩu. - Nhiệm vụ: Khai thác đúng kế hoạch được giao, đảm bảo đúng số lượng hàng xuất khẩu. Đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đúng quy định để bảo vệ môi trường. q) Trạm huyện - Chức năng: Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu tại các địa phương trong tỉnh. - Nhiệm vụ: Đảm bảo hàng hóa mua vào có chất lượng và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Hoàn thành kế hoạch được giao cả về số lượng và chất lượng. 1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất Với đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Bên cạnh đó, Công ty có sự sắp xếp lao động hợp lý, nên trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt, Công ty đã tự khẳng định mình để tồn tại và không ngừng mở rộng về quy mô và tìm kiếm thị trường. Khổng Thị Dương 14 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán Để đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa của khách hàng, Công ty đã áp dụng công trình công nghệ như sau: a) Quy trình khai thác quặng Titan Bảng 01: Một số thiết bị khai thác quặng Titan tại Công ty Tên thiết bị STT 1 Búa khoan con J – 18 2 Máy xúc thủy lực gàu ngược dung tích Xuất xứ Trung Quốc Nhật Bản gàu 1,25m3 (EX - 150) 3 Máy gạt DT – 120 4 Xe ôtô trọng tải 10 tấn 5 Máy nổ mìn Nga 6 Xe u oát Nga Nga Nhật Bản (Nguồn: Phòng nghiệp vụ xí nghiệp khoáng sản) Khổng Thị Dương 15 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán Sơ đồ 02: Quy trình khai thác quặng Titan tại Công ty Đất đá bóc Mềm Quặng IImelit Cứng Xúc trực tiếp bằng máy xúc Khoan nổ mìn Xúc chọn lọc bằng máy xúc thủy lực kết hợp với thủ công Vận tải ra bãi ô tô Tuyển rửa, phân loại Bãi thải Vận chuyển bằng ô tô Kho quặng (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Xí Nghiệp Khoáng Sản) Để sản xuất ra quặng Titan đầu tiên phải bóc lớp vỏ đất đá bao gồm: Nổ mìn tách phần đất đá, sau đó cho máy xúc và công nhân trực tiếp sản xuất tách phân loại đất đá và quặng. Tiếp đó máy xúc, xúc đất đá lên vận chuyển ra bãi thải, khi đã lộ vỉa quặng ta đưa máy khoan khoan các lỗ mìn, tra thuốc nổ, đưa kíp điện mìn và tiến hành nổ mìn. Khổng Thị Dương 16 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán Sau đó phân loại tiếp quặng lẫn đất đá, đưa máy xúc và công nhân vào trực tiếp phân loại rồi đưa lên ôtô vận chuyển từng phần quặng ra công đoạn tuyển rửa. Đất đá đưa ra bãi thải, phần tuyển rửa bao gồm máy xúc xúc lên bàn tuyển và cùng công nhân phân loại quặng to, bé rồi máy xúc xúc lên xe đưa thành phẩm đã phân loại về nhập kho, khi đó kết thúc một quá trình khai thác và tính giá thành nhập kho cho từng phần nếu như muốn tách rời từng công đoạn, còn nếu làm tổng hợp thì làm giá thành nhập kho tổng hợp theo hạng mục. b) Quy trình sản xuất chè đen Sơ đồ 03: Quy trình chế biến chè đen tại Công ty Nguyên liệu Héo chè Vò chè Lên men Sấy chè Phân loại Bảo quản (Nguồn: Phòng kỹ thuật nhà máy chè xuất khẩu) Khổng Thị Dương 17 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán - Công đoạn thu mua nguyên liệu: Nguyên liệu dùng để chế biến chè đen là các đợt chè tươi một tôm 2 - 3 lá non. Búp chè tươi không bị dập nát, ôi và nhiều mùi lạ. Nguyên liệu được chứa trong các sọt chuyên dùng để chuyển đến phòng cân nhận của Nhà máy chè. - Công đoạn héo chè: Chè phải được làm héo đồng đều. Chè non héo nặng, chè già héo nhẹ. Chè héo còn nhiều hoặc ít nước quá thì vò đều nát vụn. Lượng nước còn lại sau khi héo: + Chè loại 1 (A): 60 - 62% khối lượng. + Chè loại 2 (B): 61 - 63% khối lượng. + Chè loại 3 (C): 63 - 65% khối lượng. + Chè loại 4 (D): 65 - 67% khối lượng. - Công đoạn vò chè: + Vò chè được tiến hành từng đợt, tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu và điều kiện khí hậu mà chế độ vò có thể thay đổi. Người ta áp dụng vò từ 2 - 3 lần mỗi lần từ 30 - 45 phút. Phải tập chế độ vò phù hợp với năng suất máy sấy, sao cho máy sấy lúc nào cũng đủ chè sấy. + Khi kết thúc vò, độ dập tế bào chè phần III phải đạt từ 75 - 85%, nếu vò hai lần phải đạt 70 - 75%. - Công đoạn phân loại chè: Phân loại khối chè vò theo độ non già và kích thước to nhỏ thành 3 phần: Phần I - II (phần lọt sàng, nhỏ, non), phần III (phần trên sàng, to, già) để lên men và sấy riêng. - Công đoạn lên men: Các điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, oxy của không khí thích hợp nhất cho men oxy hóa hoạt động, tạo những biến đổi hóa học cần thiết và quyết định chất lượng, hương vị đặc biệt của chè đen thành phẩm. + Thời gian lên men đối với chè phần I - II từ 4h00' - 4h30', chè phần III từ 3h30' - 4h00'. Khổng Thị Dương 18 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán + Chè được rải từ 5 - 8 kg trong các chậu nhôm có đục lỗ, được để trên hộc. Do có gió mát, ẩm thổi mạnh, nên bề dầy rải chè phần I - II rải dầy từ 8 10 cm, chè phần III rải dầy từ 10 - 12 cm. - Công đoạn sấy chè: Mục đích chính của sấy chè đen là dùng nhiệt độ cao để diệt men, đình chỉ quá trình lên men và làm bay hơi lượng ẩm dư trong chè. Khi đạt nhiệt độ yêu cầu mới cho chè đen lên men vào sấy. Nhiệt độ vào sấy từ 100 - 1050C, nhiệt độ ra từ 52 - 540C, được coi là sấy tốt và kinh tế, chè ngừng lên men ngay ở tầng trên cùng. Phải có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ sấy, nhiệt độ trên 1100C chè bị cao lửa, trên 1200C chè bị cháy khét. - Công đoạn phân loại chè: Qua phân loại tạo ra các mặt hàng chè khác nhau, nhờ gia công cơ học, gồm các công đoạn: Sàng, cắt, quạt, trộn. Kết quả thu được các mặt hàng chè đều, đẹp hơn, có giá trị kinh tế cao hơn, đúng tiêu chuẩn đề ra, phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng, thuận lợi cho bảo quản, vận chuyển và loại trừ được các tạp chất. - Bảo quản chè: + Đối với chè sơ chế (BTP) sau khi được sấy khô và làm nguội, chè lấy mẫu để đánh giá chất lượng cảm quan, phân ra phần chè có chất lượng tốt xấu. Chè BTP cũng phải được đóng bao trong túi PE, ngoài bao dứa, để tránh chè hút thêm ẩm. + Các phần chè I - II, chè III và chè có chất lượng tốt - xấu phải được đóng bao riêng, để riêng từng khu vực ở trong kho bảo quản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tiếp theo. Khổng Thị Dương 19 Lớp K2 KTTHA Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế toán c) Quy trình sản xuất chè xanh bán thành phẩm Sơ đồ 04: Quy trình chế biến chè xanh tại Công ty Nguyên liệu Sao, hấp, diệt men Sấy nhẹ Làm nguội Vò chè Sàng tơi Sấy Sao lăn Làm nguội Đóng gói (Nguồn: Phòng kỹ thuật nhà máy chè xuất khẩu) Khổng Thị Dương 20 Lớp K2 KTTHA
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng