Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hoàn thiện hệ thống lan cho công ty cổ phẩn dịch vụ viễn thông cmc...

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống lan cho công ty cổ phẩn dịch vụ viễn thông cmc

.PDF
58
72525
141

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LAN CHO CÔNG TY CỔ PHẨN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CMC Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: Thạc sĩ. Nguyễn Thị Hội Vũ Duy Khánh Lớp : K44S1 Mã sinh viên : 08D190023 Hµ Néi - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên thạc sĩ Nguyễn Thị Hội, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tin Học Thương Mại, Trường Đại Học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Viễn Thông CMC Telecom đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty Phần Dịch Vụ Viễn Thông CMC Telecom luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc Trân trọng kính chào! SVTH: Vũ Duy Khánh i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i MỤC LỤC .......................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ v Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 6 1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài ....................................................................... 6 1.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................................... 7 1.2.1. Tình hình ngoài nước ........................................................................................ 7 1.2.2.Tình hình trong nước ......................................................................................... 7 1.3 .Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 8 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................ 8 1.5. Phƣơng pháp thực hiện đề tài ................................................................................ 8 1.5.1.Một số phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 8 1.5.2.Một số phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................... 9 1.6.Kết cấu của khóa luận ........................................................................................... 10 Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HỆ THÔNG LAN CÔNG TY CỔ PHÀN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CMC ........................................................................ 11 2.1.Khái niệm chung về LAN ...................................................................................... 11 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 11 2.1.2.Kiến trúc LAN (Topology) ............................................................................... 11 2.1.3.Các thiết bị mạng thông dụng: .......................................................................... 16 2.1.4. Những vấn đề hay gặp phải với LAN: ............................................................ 18 2.2.Các chuẩn ứng dụng cho LAN .............................................................................. 18 2.3.Thực trạng tình hình sử dụng hệ thống LAN của công ty CMC ....................... 21 2.3.1 . Thông tin chung về công ty CMC .................................................................. 21 2.3.2 Thực trạng hệ thống LAN công ty CMC ........................................................ 27 2.3.3.Phân tích thực trạng hệ thống LAN công ty CMC ......................................... 29 ii 2.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của Lan đến sự phát triển của công ty ........................ 32 Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LAN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CMC ................................................................. 34 3.1.Một số vấn đề nhằm giải quyết các hạn chế ........................................................ 34 3.1.1.Tốc độ truy cập .................................................................................................. 34 3.1.2.Đảm bảo an toàn ............................................................................................... 35 3.1.3.Khả năng xử lý sự cố ........................................................................................ 36 3.2.Các giải pháp cụ thể ............................................................................................... 40 3.2.1.Giải pháp về phần cứng nhằm hỗ trợ hoạt động của mạng ........................... 40 3.2.2.Thay đổi cấu trúc mạng .................................................................................... 41 3.2.3.Giải pháp về phần mềm nhằm hỗ trợ hoạt động của mạng ........................... 43 3.2.4.Giải pháp về mặt con người cho công ty ......................................................... 46 3.3. Những điều kiện để triển khai các giải pháp ...................................................... 48 3.3.1 Điều kiện tài chính .......................................................................................... 48 3.3.2.Điều kiện trình độ con người ........................................................................... 49 3.3.3.Điều kiện khác .................................................................................................. 49 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... i PHỤ LỤC ........................................................................................................................... ii iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Số Trang STT Tên Hình Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh 3 năm gần nhất 22 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Thống kê trình độ bằng cấp nhân viên Bảng đánh giá tốc độ kết nối mạng 23 30 Bảng 2.4 Bảng đánh giá mức độ hỗ trợ của hệ thống 30 Bảng 2.5 Bảng đánh giá mức độ bảo mật thông tin dữ liệu 31 Bảng 2.6 Bảng đánh giá tính ổn định của hệ thống LAN công ty 31 Bảng 2.7 Bảng đánh giá khó khăn khi phát triển hệ thống 32 Hình 2.1 Kiến trúc mạng hình sao 12 Hình 2.2 Kiến trúc mạng kiểu Bus 13 Hình 2.3 Kiến trúc mạng kiểu vòng 14 Hình 2.4 Kiến trúc mạng Star-Bus. 15 Hình 2.5 Kiến trúc mạng Star ring 16 Hình 2.6 Logo công ty CMC Telecom 28 Hình 2.7 Cấu trúc công ty 29 Hình 2.8 Mô hình trung tâm dữ liệu 29 Hình 2.9 Mô hình giá trị gia tăng 30 Hình 2.10 Dịch vụ viễn thông tích hợp 27 Hình 2.11 Hình 3.1 Kiến trúc mạng công ty Kiến trúc mạng công ty 28 36 Hình 3.2 Phần cứng NETASQ 42 Hình 3.3 Mô hình NESTA 43 Hình 3.4 Phần mềm ZoneAlarm Internet Security Suite 2012 46 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Công nghệ thông tin CNTT Local Area Network LAN Hệ Thống Thông Tin HTTT Internet Protocol Security IPSec Encapsulating Security Payload ESP Virtual Private Network VPN Manufacturing automation protocol MAP v Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ máy vi tính và mạng máy tính . Sự ra đời của các mạng máy tính và những dịch vụ của nó đã mang lại cho con người rất nhiều những lợi ích to lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đơn giản hóa những thủ tục lưu trữ, xử lý, trao đổi thông tin phức tạp, liên lạc và kết nối giữa những vị trí, khoảng cách rất lớn một cách nhanh chóng, hiệu quả. Mạng máy tính đã trở thành yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị cũng như văn hóa, tư tưởng của bất kỳ quốc gia hay châu lục nào. Mạng máy tính được hình thành từ nhu cầu muốn chia sẻ tài nguyên và dùng chung nguồn dữ liệu. Máy tính cá nhân là công cụ tuyệt vời giúp tạo dữ liệu, bảng tính, hình ảnh và nhiều thông tin khác nhưng không cho phép chia sẻ dữ liệu bạn đã tạo nên. Mạng máy tính được các tổ chức sử dụng chủ yếu để chia sẻ, dùng chung tài nguyên và cho phép giao tiếp trực tuyến bao gồm gửi và nhận thông điệp hay thư điện tử, giao dịch hay tìm kiếm thông tin trên mạng. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông CMC, qua việc xử lý phiếu điều tra và quá trình tìm hiểu về công ty, em nhận thấy hệ thống mạng LAN trong công ty chưa được hoàn thiện, hệ thống mạng LAN giữa các phòng ban trong công ty là khác nhau, chúng chưa được liên kết với nhau thành một thể thống nhất đề có thể tận dụng được tối đa lợi ích của một hệ thống mạng LAN hoàn chỉnh đem lại. Vì vậy, công việc hoàn thiện lại một hệ thống mạng LAN hoàn chỉnh là rất cần thiết đối với công ty, các máy tính trong các phòng ban trong công ty cần được kết nối lại với nhau để có thể chia sẻ dữ liệu và để có thể sử dụng chung tài nguyên đồng thời cũng nâng cao được tốc độ, tính bảo mật, hiệu suất sử dụng từ đó góp phần vào nâng cao hiệu quả làm việc. Đó là lí do vì sao em quyết định lựa chọn đề tài này. 6 1.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.2.1. Tình hình ngoài nước Mạng LAN xuất hiện từ rất lâu và mang đến hiệu quả rất lớn nâng cao năng suất làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp.Tầm quan trọng của mạng LAN trong hệ thống doanh nghiệp là vô cùng to lớn vì vậy việc tìm hiểu đồng thời tìm ra các giải pháp hoàn thiện mạng LAN là một nhiệm vụ quan trọng cho việc nâng cao năng suất làm việc. Trong những năm qua đã có rất nhiều chuẩn LAN mới hiệu quả hơn thay thế những chuẩn Lan cũ, những thiết bị phần cứng trong hệ thống không ngừng được nghiên cứu và cải tiến nhằm nâng cao tốc độ,tính bảo mật, hiệu quả truyền tin. Có rất nhiều nghiên cứu về mạng LAN được đánh giá cao của nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới phải kể đến như :  Internet security của tác giả Man Young Ree, Eletrical and computer Engineering of Seoul National University. Cuốn sách này của tác giả nói rất chi tiết về vấn đề bảo mật trong môi trường mạng internet, là cuốn sách rất bổ ích cho ai muốn tìm hiểu về hệ thống LAN và mạng Internet tìm đọc, nghiên cứu.  Computer Network – tác giả Tanenbaum Cuốn sách của tác giả nói chi tiết, cụ thể về hệ thống mạng máy tính, quá trình hình thành phát triển từ trước đến nay. Sách được dịch ra nhiều nước trên thế giới. Đó là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tất cả các bạn đọc muốn tìm hiểu nghiên cứu về LAN. 1.2.2.Tình hình trong nước Trên thế giới hệ thống LAN đã xuất hiện từ lâu và được thực hiên rộng rãi từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Tuy nhiên hệ thống Lan mới được biết đến nhiều ở nước ta trong khoảng hơn chục năm trở lại đây khi giá thành máy tính và chi phí truyền tin giảm cùng với sự bùng nổ của máy tính cá nhân. Vì vậy các nghiên cứu của tác giả trong nước không nhiều, mang tính nhỏ lẻ, tự phát và chủ yếu chỉ dừng lại việc dịch lại các tài liệu nước ngoài. 7 1.3 .Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về hệ thống mạng, cách thức hoạt động của mạng LAN nói chung. - Các nguy cơ về vấn đề bảo mật trong mạng LAN và cách phòng chống - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và hệ thống mạng của công ty cổ phần CMC Telecom. - Đưa ra giải pháp để giải quyết những tồn đọng, hạn chế trong hệ thống mạng của công ty CMC Telecom. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống LAN của công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông CMC, cụ thể như các máy tính trong hệ thống, bộ tiền xử lý, bộ tập trung, bộ phát tín hiệu, dây nối…. Tập trung nghiên cứu về vị trí địa lý, không gian và thời gian làm việc của công ty để có thể đưa ra được một giải pháp hợp lý nhất cho một hệ thống mạng LAN của công ty cổ phần Dịch Vụ Viễn Thông CMC. - Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu về tài liệu, quy mô, tổ chức trong phạm vi nội bộ công ty CMC Telecom. 1.5. Phƣơng pháp thực hiện đề tài 1.5.1.Một số phương pháp thu thập dữ liệu - Phƣơng pháp sử dụng tài liệu Là phương pháp nghiên cứu sử dụng các tài liệu là lưu trữ trong nội bộ các doanh nghiệp, tổ chức chuyên kinh doanh tin, các tài liệu có thể là sổ sách, giấy tờ, thống kê, báo biểu, ghi chép, báo cáo tổng hợp, văn bản, nghị quyết… các tài liệu cũng có thể lưu trữ ở dạng máy tính, mạng nội bộ, Internet. Đây là phương pháp quan sát các hiện tượng kinh tế một cách gián tiếp. Từ đó chọn lọc thông tin cần thiết, có liên quan. Sử dụng trong chương 2 phần cơ sở thực trạng hệ thống LAN trong công ty CMC Telecom. - Phƣơng pháp sử dụng phiếu điều tra Là hình thức điều tra phỏng vấn không giáp mặt, các câu hỏi thường được xác định trước. Người được điều tra cần trả lời vào phiếu điều tra, việc trả lời các câu hỏi 8 và trật tự các câu hỏi cũng giống như phỏng vấn trực tiếp nhưng việc trả lời các phiếu điều tra không theo bất cứ trật tự nào. Sử dụng phương pháp này trong chương 2 đánh giá kết quả từ phiếu điều tra bằng phương pháp SPSS. - Phƣơng pháp phỏng vấn Là hình thức điều tra phỏng vấn trực tiếp,người điều tra sẽ đặt ra các câu hỏi cho người được hỏi trả lời. 1.5.2.Một số phƣơng pháp xử lý dữ liệu Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu,số liệu thống kê, quan sát thực nghiệm tồn tại dưới 2 dạng thông tin định tính và thông tin định lượng. Vì vậy có hai phương pháp xử lý thông tin là  Xử lý thông tin định tính bằng phương pháp xử lý logic đưa ra các phán đoán về sự vật hiện tượng .  Xử lý thông tin định lượng bằng phương pháp xử lý toán học dùng thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến tập hợp số liệu thu thập được. Cụ thể : - Xử lý thông tin định tính Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trường xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế… Khi các thông tin định tính đã được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu. Bước tiếp theo là làm thế nào để phân tích các thông tin trên. Mục đích của thông tin định tính là để xây dựng giả thuyết và chúng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đuợc. Xử lý logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét. Sử dụng kết quả xử lý thông tin định tính trong nhiều phần bài khóa luận. - Xử lý thông tin định lƣợng 9 Thông tin định luợng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm. Nhà nghiên cứu không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao Sử dụng thông tin định lượng trong toàn bộ bài khóa luận. 1.6.Kết cấu của khóa luận Khóa luận chia thành 3 chương chính : - Phần 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đưa ra những vấn đề chung nhất về đề tài như tầm quan trọng của việc thực hiện đề tài, nội dung cần thực hiện cũng như cách thức thu thập xử lý dữ liệu từ phiếu điều tra và số liệu thu thập được trong quá trình thực tập. - Phần 2 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG LAN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CMC Đưa ra những khái niệm chung nhất về LAN, cái nhìn chung về công ty cổ phần CMC Telecom cũng như những vướng mắt tồn tại mà hệ thống LAN công ty đang gặp phải để từ đó tìm ra được các giải pháp hoàn thiện . - Phần 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LAN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Trình bày những giải pháp để hoàn thiện hệ thống LAN của công ty sau khi đã thực tập,điều tra trên cơ sở nguồn lực mà công ty cho phép như con người, tài chính cho phép. 10 Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HỆ THÔNG LAN CÔNG TY CỔ PHÀN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CMC 2.1.Khái niệm chung về LAN 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Từ những năm 60 của thế kỷ 20 trên thế giới đã xuất hiện các mạng xử lý trong đó các trạm cuối thụ động được nối với vào một máy xử lý trung tâm. Trong đó máy tính trung tâm làm hết mọi việc như quản lý thủ tục truyền dữ liệu,quản lý hàng đợi…cho đến việc xử lý các ngắt ở các trạm cuối. Để giảm nhẹ nhiệm vụ của Máy tính xử lý trung tâm người ta thêm vào các bộ tiền xử lý để nối thành một mạng truyền tin trong đó các thiết bị tập trung (concentrator) và dồn kênh (multiplexor) dùng để tập trung trên cùng một đường truyền các tín hiệu gửi tới trạm cuối. Cho đếm đầu những năm 1970 các máy tính được nối với nhau trực tiếp để tạo thành một mạng máy tính nhằm phân tán tải của hệ thống và tăng độ tin cậy. Cũng cùng thời gian đó bắt đầu xuất hiện khái niệm mạng truyền thông (communication network) trong đó các thành phần chính của nó là các nút mạng,được gọi là các bộ chuyển mạch (switching unit) dùng để hướng thông tin đến đích của nó. Các nút mạng được nối với nhau bằng đường truyền (tranmission line) còn các máy tính xử lý thông tin của người sử dụng (host) hoặc các trạm cuối được nối trực tiếp vào các nút mạng để khi cần thì trao đổi thông tin qua mạng. Bản thân các nút mạng thường cũng là máy tinh nên có thể đóng vai trò đồng thời máy của người sử dụng. 2.1.2.Kiến trúc LAN (Topology) Kiến trúc LAN (Network topology) là sơ đồ dùng biểu diễn các kiểu sắp xếp, bố trí vật lý của máy tính, dây cáp và những thành phần khác trên mạng theo phương diện vật lý. Có hai kiểu kiến trúc mạng chính là: kiến trúc vật lý (mô tả cách bố trí đường truyền thực sự của mạng), kiến trúc logic (mô tả con đường mà dữ liệu thật sự di chuyển qua các node mạng). Dưới đây là phần giới thiệu một số kiến trúc mạng phổ biến thường gặp: 11  Mạng dạng hình sao (Star topology) - Ra đời : là một trong ba kiến trúc LAN cơ bản ra đời từ sớm cùng với sự xuất hiện về hệ thống LAN - Nguyên tắc hoạt động Mô hình: Hình 2.1: Kiến trúc mạng hình sao Nguyên tắc truyền dữ liệu: Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút thôngtin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức năng cơ bản là:  Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau .  Cho phép theo dõi và sử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin.  Thông báo các trạng thái của mạng... - Ƣu điểm  Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.  Cấu trúc mạng đơn giản, dễ lắp đặt và các thuật toán điều khiển ổn định.  Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.  Dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố. 12 - Nhƣợc điểm  Khả năng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của trung tâm . Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.  Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).  Mạng hình tuyến (Bus Topology): - Ra đời : là một trong ba kiến trúc LAN cơ bản nhất ra đời từ sớm cùng với sự xuất hiện về hệ thống LAN. - Nguyên tắc hoạt động Mô hình Hình 2.2. Kiến trúc kiểu bus Kiến trúc Bus là một kiến trúc cho phép nối mạng các máy tính đơn giản và phổ biến nhất Trong mạng hình tuyến thì máy chủ và các máy khác hoặc các nút đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và gói dữ liệu (packet) khi di chuyển lên hoặc xuống trong dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến. Mỗi trạm được nối vào Bus qua một đầu nối chữ T (T-conector) hoặc một bộ thu phát (transceiver). - Ƣu điểm  Loại hình mạng này dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt từ đó làm giảm chi phí lắp đặt ban đầu.  Dễ dàng mở rộng mạng nếu khoảng cách xa thì có thể dùng repeater để khuếch đại tín hiệu. 13 - Nhƣợc điểm Nhược điểm của kiến trúc này đó là sẽ có sự ùn tắc khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.  Mạng dạng vòng (Ring Topology) - Ra đời: là một trong ba kiến trúc LAN cơ bản ra đời từ sớm cùng với sự xuất hiện về hệ thống LAN. - Nguyên tắc hoạt động: Mô hình Hình 2.3: Kết nối kiểu vòng Nguyên tắc truyền dữ liệu: Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều. Mỗi trạm được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp (repeater) có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển đến trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiếp các liên kết điểm – điểm giữa các repeater. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi máy tiếp nhận. - Ƣu điểm 14  Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây mạng cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.  Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập. Nhƣợc điểm -  Là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.Giao thức truy nhập đường truyền khá phức tạp.  Mạng dạng kết hợp - Kết hợp hình sao và tuyến (Star/Bus Topology) Star bus là mạng kết hợp giữa mạng star và mạng bus. Trong kiến trúc này một vài mạng có kiến trúc hình star được nối với trục cáp chính (bus). Nếu một máy tính nào đó bị hỏng thì nó không ảnh hưởng đến phần còn lại của mạng. Nếu một Hub bị hỏng thì toàn bộ các máy tính trên Hub đó sẽ không thể giao tiếp được. Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology. Hình 2.4: Kiến trúc mạng Star-Bus. - Ƣu điểm Ưu điểm cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với bất cứ toà nhà nào. - Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology): Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring Topology, có một Token được chuyển vòng quanh một cái HUB trung tâm. Mỗi trạm làm việc (workstation) được nối với HUB là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tăng khoảng cách cần thiết. 15 Hình 2.5 Kiến trúc mạng Star ring 2.1.3.Các thiết bị mạng thông dụng: 2.1.3.1.Card giao tiếp mạng (Network interface card): Là loại card được cắm trực tiếp vào máy tính trên khe cắm PCI hoặc tích hợp vào bo mạch chủ PC. 2.1.3.2. Bộ chuyển tiếp (Repeater): Nhiệm vụ của các Repeater là phục hồi tín hiệu để truyền tiếp cho các chạm khác bao gồm cả các công tác khuếch đại tín hiệu, điều chỉnh tín hiệu. 2.1.3.3. Các bộ tập trung (Concentrator hay HUB): HUB là một loại thiết bị có nhiều đầu cắm cáp mạng. Người ta sử dụng HUB để nối mạng theo hình sao. Ưu điểm của kiểu kết nối này là tăng sự độc lập của các máy khi một máy bị sự cố dây dẫn. Có 3 loại Hub: - Passive Hub: là thiết bị đấu nối cáp dùng để chuyển tiếp tín hiệu từ đoạn cáp này đến các đoạn cáp khác, không có linh kiện điện tử và nguồn riêng nên không không khuếch đại và xử lý tín hiệu. - Active Hub: là thiết bị đấu nối cáp dùng để chuyển tiếp tín hiệu từ đoạn cáp này đến các đoạn cáp khác với chất lượng cao hơn. Thiết bị này có linh kiện điện tử và nguồn điện riêng nên hoạt động như một repeater có nhiều cổng (port). 16 - Intelligent Hub: là một active hub có thêm các chức năng vượt trội như cho phép quản lý từ các máy tính, chuyển mạch (switching), cho phép tín hiệu điện chuyển đến đúng port cần nhận không chuyển đến các port không liên quan. 2.1.3.4. Switch: Là các bộ chuyển mạch thực sự, là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cá các máy tính đều được nối về đây. - Làm việc như một Bridge nhiều cổng. Khác với HUB nhận tín hiệu từ một cổng rồi chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại, switch nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ liệu, từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng. Hỗ trợ công nghệ Full Duplex dùng để mở rộng băng thông của đường truyền mà không có repeater hoặc Hub nào dùng được. 2.1.3.5.Modem: Là tên viết tắt từ hai từ điều chế (MOdulation) và giải điều chế (DEModulation) là thiết bị cho phép điều chế để biến đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự để có thể gửi theo đường thoại và khi nhận tín hiệu từ đường thoại có thể biến đổi ngược lại thành tín hiệu số. 2.1.3.6. Router: Router là một thiết bị dùng để ghép nối các mạng cục bộ với nhau thành mạng rộng. Router thực sự là một máy tính làm nhiệm vụ chọn đường cho các gói tin hướng ra ngoài. Router độc lập về phần cứng và có thể dùng trên các mạng chạy giao thức khác nhau. 2.1.3.7.Cầu (Bridge): Bridge là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau, nó có thể được dùng với các mạng có các giao thức khác nhau. Cầu nối hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên không như bộ tiếp sức phải phát lại tấtcả những gì nó nhận được thì cầu nối đọc được các gói tin của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI và xử lý chúng trước khi quyết định có chuyển đi hay không. Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo.Để thực hiện được điều này trong Bridge ở mỗi đầu kết nối có một bảng các địa chỉ các trạm được kết nối vào phía đó, khi hoạt động cầu nối xem xét mỗi gói tin nó nhận được bằng cách đọc địa chỉ của nơi gửi và nhận và dựa trên bảng địa chỉ phía nhận được gói tin nó quyết định gửi gói tin hay không và bổ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan