Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Gỉai pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển lào chi nhánh luông n...

Tài liệu Gỉai pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển lào chi nhánh luông năm tha

.DOC
93
201
96

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tối nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức lý luận, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khao học của các thầy /cô, thầy hướng dãn. Các kết quả, số liệu trong Luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng. Người cam đoan SOPHA KEORAKOTHPHOSY LỜI CẢM ƠN Sự hình thành của luận văn thạc sỹ này là kết quả của sự thiệt tình giúp đỡ và giảng dạy của các thầy cô giáo tại trường đại học kinh tế quốc dân –khoa sâu đại học- khoa quản trị kinh doanh chính sự giúp đỡ đó đã giúp đỡ cho tôi và tạo điều kiện công việc của mình và có được những kiến thức chung chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp . Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Đàm Văn Nhuệ người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chi ở ngân hàng đầu tư phát triển Lao chi nhánh Luông Nam Tha. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ và các bạn ở trong lớp 18J những người đã luôn ở bên tôi và giúp đỡ tôi để tôi có thể kết thức công việc học tập và nghiên cứu của mình một cách tốt đẹp. Trân trọng cảm ơn Tác giả SOPHA KEORAKOTHPHOSY MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.............................................................. 1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........ 1.1.1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài........................................................................... 1.1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 1.2. 1.3. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CƯÚ CÓ LIEN QUAN ĐỀ TÀI.......... XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG CỨU.............................................................................. 1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 1.4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN..................................................................... CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................... 2.1 NHTM và hoạt động của NHTM............................................................... 2.1.1 Khái niệm về NHTM..................................................................................... 2.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM..................................................................... 2.2. Hoạt động tín dụng của NHTM................................................................ 2.2.1. Khái niệm về tín dụng của NHTM.............................................................. 2.2.3. Vị trí của hoạt động tín dụng đối với NHTM.............................................. 2.3 Rủi ro tín dụng của NHTM...................................................................... 2.3.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM............................... 2.3.2 Các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM................................... 2.3.3 Các tiêu chí đánh giá RRTD của NHTM..................................................... 2.3.4 Nguyên nhân gây ra rủi roi tín dụng............................................................ 2.3.5. Hậu quả của RRTD..................................................................................... 2.4 Các biện pháp để hạn chế và khắc phục RRTD của NHTM.................. 2.4.1 Các biện pháp để hạn chế RRTD................................................................. 2.4.2 Biện pháp khác phục khi rủi ro xảy ra......................................................... 2.5 Kinh nghiệm của Ngân hàng VIỆTNAM................................................ CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO CHI NHÁNH LUÔNG NĂM THA GIAI ĐOẠN NĂM 2006 – 2010................................................................ 3.1 Khát quát về Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha .................................................................................................................... 3.1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng đầu phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha.......................................................................................... 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng đầu tư phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha.......................................................................... 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng phát triển Lào Luông Năm Tha.......................................................................................... 3.2 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha....................................................................... 3.2.1 Thực trạng về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha giai đoạn năm 2006 – 2010.................................... 3.2.2 Thực trạng RRTD của chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Lào Luông Năm Tha giai đoạn năm 2006 – 2010.............................................. 3.2.3 Thực trạng nợ quá hạn trong giai đoạn 2006 – 2010................................... 3.3 Đánh giá hạn chế RRTD Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha giai đoạn 2006 – 2010................................................... 3.3.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 3.3.2 Một số vấn đề tồn tại................................................................................... 3.3.3 Các nguyên nhân chủ yếu............................................................................ CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÀO LUÔNG NĂM THA.................................................................................. 4.1 Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha............................................................................. 4.1.1 Định hướng chiến lược phát triển chủ yếu của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2015.......................................................................................................... 4.1.2 Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng............................................................. 4.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha............................................................... 4.2.1 Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc an toàn tín dụng............................... 4.2.2 Tăng cường thẩm định khi cho vay............................................................. 4.2.3 Đa dạng hóa việc cho vay Ngân hàng......................................................... 4.2.4 Xử lý rủi ro.................................................................................................. 4.2.5 Hoàn thiện cơ chế cho vay của Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha.......................................................................................... 4.2.6 Nâng cao bộ máy quản lý và nhân sự của Ngân hàng................................. 4.2.7 Một số giải pháp khác................................................................................. 4.3 Một số kiến nghị........................................................................................ 4.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước............................................................. 4.3.2 Kiến nghị với thanh tra Ngân hàng.............................................................. 4.3.3 Đề xuất với trung tâm thông tin tín dụng..................................................... 4.3.4 Các kiến nghị khác...................................................................................... KẾT LUẬN............................................................................................................ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾẾT TẮẾT Ký hiệu CHDCND NHNN NHTM NHTG NH NQH RR RRTD TCTD CBTD TSDB WB NHTW LDB LXB LMB GDP KÍP CIC NPLs SME DN QLRR Ý nghĩa Cộng hòa dân chủ nhân dân Lao Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng trung gian Ngân hàng Nợ quá hạn Rủi ro Rủi ro tín dụng Tổ chức tín dụng Cán bộ tín dụng Tài sản đảm bảo Ngân hàng thế giới Ngân hàng trung ương Ngân hàng phát triền Lao Ngân hàng Lang xang Ngân hàng Lao mai Tổng sản phẩm Quốc hội Tiền kíp Lao Hệ thống thông tin tín dụng Các khoản nợ xấu Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp Quản lý rui ro DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 3.1 Bảng 3.2: Bảng 3.3 : Bảng 3.4: Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng 3.8: Bảng 3.9: Bảng 3.10: Bảng 3.11: BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ 3.2: Biểu đồ 3.3: Biểu đồ 3.4: Biểu đồ 3.5: Biểu đồ 3.6: Biểu đồ 3.7: Biểu đồ 3.8: Bảng kết quả hoạt động huy động vốn Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha 2006-2010............................................... Quy mô và mô và tốc đô tăng trưởng của LDB chi nhánh Luông Năm Tha 2006-2010.......................................................................... Dự nợ tín dụng của LDB chi nhánh Luông Năm Tha........................ Dư nợ tín dụng của LDB chi nhánh Luông Năm Tha phân theo ngành kinh tế năm 2006-2010........................................................... Tình hình tín dụng phần theo thành phần kinh tế................................... Hoạt động kinh danh ngoại hối LDB chi nhánh Luông Năm Tha 2006-2010.......................................................................................... Kết quả kinh doanh của LDB chi nhánh Luông Năm Tha 2006-2010 ........................................................................................................... Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh Luông Năm Tha 2006-2010.......................................................................................... Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Luông Năm Tha 2006-2010 ........................................................................................................... Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của LDB chi nhánh Luongnamtha............ Tỷ trọng dư nợ có TSĐB/Tổng Dư nợ của LDB chi nhánh Luongnamt ........................................................................................................... Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng phát triển Lào chi nhánLuông Năm Tha 2006-2010........................... Tốc đô tăng trưởng và cơ cấu vốn huy động tại LDB chi nhánh Luông Năm Tha................................................................................. Dư nợ tín dụng qua các năm............................................................... Tín dụng phần theo ngành kinh tế trong giại đoạn 2006-2010........... Tình hình tín dụng theo thành phần kinh tế....................................... Mức tăng trưởng trích lập dự phòng.................................................. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh LDB Luông Năm Tha 20062010.................................................................................................... Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của LDB chi nhánh Luongnamtha............ Biểu đồ 3.9: Dự nợ có TSĐB................................................................................. SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức và điều hành của LDB chi nhánh Luông Năm Tha ........................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống của ngân hàng Lào cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vaò vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và dặc thù trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chi nhánh LDB Luông Năm Tha là một trong những ngân hàng thương mại trên địa bản Luông Năm Tha, là một trong chi nhánh đầu đàn trong hệ thống ngân hàng thương mại, vấn đề tăng trưởng bền vững đã và đang được đặt ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội nhập đặc biệt là việc hạn chế rủi ro tín dụng. Với tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha, việc nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng phát triển bền vững của Ngân hàng Phát Triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha Nhận thức được tầm quan trọng trên của vấn đề trên , em đã chọn đề tại “ Gỉai pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha “ làm đề tại cho luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cầu thành 4 chương: Chương 1. Giới thiệu đề tài và tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan Chương 2. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. Chương 3. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luộng Năm Tha giai đoạn năm 2006 – 2010. Chương 4. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài Cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong thời gian qua, hoạt động của hệ thống Ngân hàng Lào ngày một khởi sắc, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trước đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, hàng loạt các Ngân hàng Thương mại (NHTM) được thành lập và dần tạo được vị trí của mình trong hoạt động kinh doanh tại Lào. Tuy nhiên, giống như tất cả các tổ chức tín dụng khác, các NHTM luôn phải đối mặt với những thách thức có liên quan tới hoạt động tín dụng. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế nước ngoài thì hệ thống NHTM Lào còn yếu kém và dễ gặp nhiều rủi ro. Chính vì thế việc hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng luôn là vấn đề được các NHTM quan tâm, bởi đây là một trong những hoạt động quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mình. Như vậy về mặt lý luận, để ngân hàng có thể phát triển và cạnh tranh được với các ngân hàng khác trong tiến trình mở cửa và hội nhập như hịên nay các ngân hàng cần phải làm tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế tổn thất cho ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân từ phía khách hàng, từ phía ngân hàng và tài sản đảm bảo, có thể thấy mâu thuẫn chính của rủi ro tín dụng là mâu thuẫn giữa khách hàng và ngân hàng. Do vậy, để làm tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng cần giải quyết triệt đề mâu thuẫn trên. Ngân hàng Phát Triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha là một trong những chi nhánh NHTM có được vị trí đáng kể trong hệ thống ngân hàng phát triển Lào. Hoạt động tín dụng đã tạo ra phần lớn thu nhập cho ngân hàng này trong thời gian qua. Do đó việc hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các nhà quản trị ngân hàng này 3 hết sức quan tâm. Với những biến động thường xuyên của hoạt động kinh tế trong nước và trên thế giới vừa qua, hệ thống Ngân hàng Lào nói chung và ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luộng Năm Tha nói riêng đã có được nhiều bài học quý báu trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Vì vậy việc đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn và qua đó đề ra giải pháp nhằm làm tốt hơn nữa công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn là nhu cầu cần thiết đối với tất cả các NHTM Với tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Phát Triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha, việc nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng phát triển bền vững của Ngân hàng Phát Triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha Trong bối cảnh đó, đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha”. Được lựa chọn nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sỹ, nhằm tìm hiểu sâu rủi ro tín dụng, đóng góp ý kiến vào lĩnh vực này, đồng thời phục vụ công việc tại ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha nói riêng, hệ thống ngân hàng phát triển Lào nói chung. 1.1.2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu rủi ro đối với hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển Lào nói Chung và ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha nói riêng trong giai đoạn năm 2006-2010. Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hang phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha. Ý nghĩa: - Về mặt khoa học: Làm rõ các giải pháp trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. - Về mặt kinh tế - xã hội: Mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hang, cụ thể là ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luộng Năm Tha và các đối tượng tiếp nhận tín dụng. 1.2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CƯÚ CÓ LIEN QUAN ĐỀ TÀI 4 Rủi ro tín dụng là một vấn đề để cấp và nhắc tới rất nhiều trong các nghiên cứu. Các nghiên cứu này liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM trong nên kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, mang lại hiệu quả cho kinh tế. Ngoài ra các nghiên cứu cụ thể hơn, mô tả rõ rang hơn một trong những hạn chế rủi ro tín dụng.Tuy nhiên các nghiên cứu này là một quan điểm đánh giá, giải pháp mang tính chất rơi rạc không thể tập hợp của các rủi ro tín dụng. Việc nghiên cứu với việc lý thuyết về hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM. Vì vậy, đề tài này có ý nghĩa trong việc hạn chế rủi ro tín dụng với việc áp dụng của các ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng có rất nhiều luận văn nguyên cứu với đề tài này, các công trình này tập trung chủ yếu vào rủi ro tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng , tình hình quản lý các rủi ro của ngân hàng và nâng cao vài trò quản trị rủi ro cho các ngân hàng . Có thể kể ra công trình dưới này: - Luận văn: “ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng công thương THANH HÓA”. Của học viên Lê Văn Chi năm 2006. Khái quát những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay chính tại Ngân hàng công thương Thanh Hoá, đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công thương Thanh Hoá và đề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ngành liên quan. - Luận văn: “ Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh ĐỐNG ĐA”. của học viên Võ Trung Kiến. Trong đề tại này nghiên cứu về cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, phân tích tình hình kinh doanh và thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTC chi nhánh Đống Đa, từ đó đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động tín dụng rủi ro tín dụng và đưa ra những giải pháp để hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa. - Luân văn: “ Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội ”. Của học viên Đào Hồng Hạnh. Trong đề tài này nghiên 5 cứu chung về cơ sở lý luận về phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, phân tích tình hình kinh doanh và thực trạng rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội. - Luận văn: “ Quản lý rủi ro tin dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Trong đề tài này nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại tại các ngân hàng nhà nước. - Luận án tiến sĩ kinh tế: “ Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay ”, tác giả Lê Đức Thọ năm 2005 đã đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế- xã hội ViệtNam. Tác gải đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống thương mại cổ phần Việt Nam. 1.3. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG CỨU 1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM - Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Phân tích rủi ro tín đụng của NHTM, giới hạn đối với chi nhánh ngân hàng phát triển Lào Luộng Năm Tha  Về thời gian: Khảo sát, phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luộng Năm Tha qua thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, và đề xuất những năm tiếp theo. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp khoa học: Phương pháp chỉ số, thu thập, thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu, khái quát hóa và trừ tượng hóa, sử dụng số liệu thống kê để luận chứng. 1.4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn nêu lên thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng phát triển Lào Luộng Năm Tha từ năm 2006 đến năm 2010, phân tích chúng để tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó, tìm hiểu các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng này đang áp dụng, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện việc hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng. 6 Luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung gồm 4 chương: Chương 1. Giới thiệu đề tài và tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan. Chương 2. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. Chương 3. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luộng Năm Tha giai đoạn năm 2006 – 2010. Chương 4. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luộng Năm Tha. CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO 7 TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 NHTM và hoạt động của NHTM 2.1.1 Khái niệm về NHTM Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, những hoạt động của ngân hàng đã gắn bó với con người từ rất sớm. Nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đều khẳng định rõ điều này. Theo những ghi chép cũ , người ta cho rằng những manh nhà của hoạt động ngân hàng đã được hình thành và phát triển từ năm 3500 trước Công nguyên (trCN) với một hoạt động tự phát của một số nhà thờ, người có quyền thế và các thợ vàng đáp ứng đòi hỏi của dân chúng trong việc cất trữ và bảo quản số của cải của mình nhằm tránh các cuộc cướp bóc có xu hướng thường xuyên xảy ra trong xã hội lúc đó. Thuật ngữ “ngân hàng” (bank) chỉ bắt đầu được sử dụng từ năm 323 trCN. “Bank” - xuất phát từ chữ La-tinh là Bancus, chỉ chiếc bàn dài có nhiều ngăn được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền, tài sản dùng để ngồi làm việc, giao dịch, cất trữ sổ sách. Cho tới nay, thuật ngữ này đã được dùng để gọi tên cho một thiết chế kinh tế mà hoạt động của nó luôn ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới đời sống con người và xã hội. Cho tới trước khi Chính phủ các nước tiến hành giới hạn quyền phát hành tiền về một ngân hàng vào cuối thế kỷ 18 thì các ngân hàng đều là những ngân hàng hoạt động mang tính chất tổng hợp. Trong khoảng thời gian khá dài này, người ta hiểu ngân hàng là một thiết chế kinh tế thực hiện việc phát hành và kinh doanh tiền tệ trong xã hội. Chính vì có những đặc quyền như vậy mà các ngân hàng đã lạm dụng quyền phát hành tiền của mình, đua nhau phát hành tiền ngân hàng một cách liều lĩnh, thậm chí không có hoặc có rất ít tài sản làm đảm bảo. Đồng thời, do mọi ngân hàng đều có quyền tạo ra những tờ giấybạc của mình nên dẫn tới việc có quá nhiều loại giấy bạc ngân hàng được phát hành. Điều này đã gây cản trở cho việc 8 giao lưu kinh tế. Trải qua các cuộc đổ vỡ của những ngân hàng lớn (VD: Ngân hàng Amstecdam sụp đổ vào năm 1819 sau 210 năm hoạt động..), Chính phủ các nước đã dần dần giới hạn quyền phát hành tiền của các ngân hàng về một số ít ngân hàng và cuối cùng chỉ còn một ngân hàng duy nhất (công cuộc cải cách này được tiến hành từ cuối thế kỷ XVIII cho tới hết thế kỷ XIX). Với hành động trên của chính phủ đã chia ngân hàng ra làm 2 loại: một ngân hàng duy nhất có quyền phát hành tiền tệ và số ngân hàng còn lại chỉ được thực hiện quyền vay và cho vay trong nền kinh tế (tức là các ngân hàng này chỉ thực hiện chức năng làm trung gian tài chính trong nền kinh tế). Tuy nhiên, trong thời gian đầu, những ngân hàng độc quyền phát hành tiền tệ vẫn tiếp tục tham gia vào hoạt động vay và cho vay trực tiếp với dân chúng như những ngân hàng còn lại. Thêm vào đó, ngân hàng này với dự trữ tiền mặt lớn trong tay, bắt đầu gây ảnh hưởng chi phối các ngân hàng còn lại. Trước sự phát triển của hệ thống ngân hàng và đòi hỏi của thực tế đã khiến cho ngân hàng độc quyền phát hành tiền tệ dần dần từ bỏ chức năng làm trung gian tài chính để trở thành ngân hàng trung ương. Hai yếu tố cơ bản dẫn tới quyết định này: (1) Yếu tố từ bên trong ngân hàng độc quyền phát hành tiền tệ: Do ngân hàng này dần dần tạo được ảnh hưởng chi phối tới các ngân hàng khác và việc các ngân hàng còn lại từ chỗ tiến hành mở tài khoản ở ngân hàng này, tiến tới việc ký gửi các dự trữ của mình và vay tiền. Ngân hàng độc quyền dần trở thành ngân hàng là người cứu cánh cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng còn lại. Điều đó đã khiến cho ngân hàng độc quyền phát hành trở thành trung tâm tài chính lớn nhất quốc gia với những giao dịch bù trừ, giao dịch thanh toán khổng lồ mỗi ngày. Với khối lượng công việc lớn như vậy đã chiếm hết toàn bộ thời gian của ngân hàng này, khiến nó phải dần từ bỏ việc tiếp xúc trực tiếp với dân chúng trong vai trò là một trung gian tài chính. (2) Yếu tố từ bên ngoài ngân hàng độc quyền phát hành tiền tệ: Do ban đầu ngân hàng độc quyền phát hành tiền tệ bên cạnh độc quyền được phép phát hành tiền tệ và nhiều quyền lực khác mà vẫn thực hiện việc tiếp xúc trực tiếp với dân 9 chúng, đã gây ra xung đột về quyền lợi giữa những ngân hàng còn lại là những ngân hàng chỉ còn một quyền là nhận tiền gửi và cho vay trong nền kinh tế) với ngân hàng độc quyền phát hành. Để giải quyết vấn đề này, từ đầu thế kỷ 20 cho tới những năm 1940, chính phủ các nước đã quyết định không cho ngân hàng độc quyền phát hành tiền được phép tiếp xúc trực tiếp với dân chúng nữa, ngân hàng này trở thành trung tâm của các ngân hàng còn lại. Mọi giao dịch của ngân hàng này với dân chúng đều được thực hiện một cách gián tiếp thông qua các thể chế trung gian như các ngân hàng còn lại, các tổ chức tín dụng khác và Chính phủ. Sau những cuộc khủng hoảng tiền tệ, cùng với sự phát triển của các môn khoa học nghiên cứu về kinh tế và ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động ngân hàng tới đời sống xã hội, chính phủ các nước đã tiến hành quốc hữu hoá ngân hàng độc quyền phát hành. Từ đây hệ thống ngân hàng chính thức được phân chia thành hai bộ phận chính: ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung gian. Ngoài ra một số nước còn coi những tổ chức không phải là ngân hàng nhưng cũng tiến hành hoạt động vay và cho vay, kinh doanh tiền tệ như: quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các quỹ tiền tệ…là bộ phận của hệ thống ngân hàng. Trong phạm vi luận văn này, chúng ta không đi nghiên cứu toàn bộ hệ thống ngân hàng mà chỉ tập trung vào một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống này, đó là các ngân hàng trung gian . Các ngân hàng trung gian (NHTG) làm nhiệm vụ : (i). Là những trung gian tài chính, tức là NHTG đã tiến hành thu hút vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân chúng để cho những người cần vốn vay trong nền kinh tế. Vì vậy, người ta đã định nghĩa: NHTG là một đơn vị kinh doanh có giấy phép của chính quyền. Hoạt động chính là kinh doanh trên đồng tiền bằng việc mở các khoản tiền gửi trả lãi để thu hút vốn nhàn rỗi, rồi dùng chính những khoản đó để cho vay lại nền kinh tế thu lãi tiền vay . (ii). NHTG làm cầu nối giữa ngân hàng Trung Ương (NHTW) và nền kinh tế, tức là NHTG tiếp nhận các tác động từ phía NHTW như việc NHTW phát hành tiền tệ hoặc các chínhsách tiền tệ sẽ tác động dây chuyền tới nền kinh tế thông qua 10 lãi suất, tỷ giá, chính sách cho vay…của các tổ chức này. Sau khi tiếp nhận các tác động, nền kinh tế sản xuất phản hồi lại các NHTG thông qua sản lượng, giá cả sản phẩm, nhu cầu về tiền mặt,.. từ đó các đơn vị này sẽ phản hồi tới NHTW để ngân hàng này có nhữngđiều chỉnh cho phù hợp với tình hình. Thuật ngữ “ngân hàng trung gian” được sử dụng để chỉ chung cho nhiều loại hình ngân hàng. Tuỳ quan niệm của mỗi nước mà các loại hình ngân hàng này được gọi theo những tên khác nhau, các cách gọi tên này thường được đặt theo sự khác nhau về mục đích hoạt động đặc biệt, sự khác nhau trong tài sản có (nghĩa là gọi tên theo đối tượng đầu tư của ngân hàng.. Hiện nay, người ta thường chia NHTG ra thành 4 nhóm chính: (1) Ngân hàng thương mại (Commercial bank) (2) Ngân hàng đầu tư phát triển (Investment and Development bank) (3) Ngân hàng đặc biệt (Special bank) (4) Ngân hàng có mục đích xã hội (Social bank) Trong đó ngân hàng thương mại là một NHTG mà luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu. Vậy: Ngân hàng thương mại là gì? NHTM là các NHTG được xác định có những đặc trưng sau: - NHTM là một trung gian tài chính, một doanh nghiệp hoạt động bằng các nguồn sau: + Vốn tự có của ngân hàng + Tiền gửi của dân chúng + Vốn vay của các tổ chức kinh doanh, các NHTG khác, NHTW, Kho bạc, nước ngoài… + Vốn vay của dân chúng bằng cách phát hành các phiếu nợ + Vốn hoặc tài sản do các đơn vị kinh doanh đem cầm cố.. - NHTM sử dụng nguồn vốn của mình để: + Cho vay đối với lĩnh vực thương mại, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp… + Đầu tư hoặc hợp vốn với các đơn vị kinh doanh khác cùng đầu tư vào xây 11 dựng các nhà máy, khu công nghiệp rồi bán lại cổ phần. + Được phép đầu tư vốn vào các tài sản sinh lợi khác như mua chứng khoán, chiết khấu thương phiếu hoặc đầu tư vào các loại hàng hoá khác.. - NHTM có rất nhiều dạng sở hữu: NHTM có thể được thành lập bằng 100% vốn của tư nhân , 100% vốn của Nhà nước (NHTM công hay quốc doanh), hoặc đồng sở hữu của nhiều nhà đầu tư (NHTM cổ phần , NHTM liên doanh)... - Các NHTM tuỳ theo quy mô hoạt động và năng lực của mình có thể hoạt động ở một vài địa phương, hoặc có mạng lưới phục vụ toàn quốc gia, hoặc thiết lập cả các chi nhánh ở nước ngoài. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới: “NHTM là một loại hình doanh nghiệp: Một doanh nghiệp đặc biệt – hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng”. Theo quan điểm của Việt Nam: “NHTM là một tổ chức mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, trên nguyên tắc hoàn trả, tiến hành cho vay, chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán”. Theo quan điểm của Lào: “NHTM là một loại hình doanh nghiệp được tổ chức theo luật NHTM Lào hoạt động kinh doanh Ngân hàng: Huy động tiền gửi để cho vay, mua-bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán và đầu tư”. Nếu như xuất phát điểm ban đầu để phân tách NHTM với các NHTG khác là chỉ dựa trên lĩnh vực kinh doanh mà ngân hàng cho vay (ngân hàng này tiến hành cho vay chủ yếu đối với lĩnh vực thương mại) thì hiện nay chúng trở thành những ngân hàng tổng hợp, thực hiện gần như hầu hết các dịch vụ trung gian tín dụng, có quan hệ rộng với mọi đối tượng khách hàng trong tất cả các lĩnh vực.hái niệm về Ngân hàng thương mại 2.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Các hoạt động cơ bản của NHTM, bao gồm: - Hoạt động huy động vốn. 12 - Hoạt động tín dụng. - Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân qũi. - Các hoạt động khác. 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường tương đối đa dạng và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, nhiều đối tượng khách hàng ; tuy nhiên, có thể khái quát thành một số hoạt động chủ yếu sau đây: * Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi là hoạt động thường xuyên của các NHTM và là hoạt động rất quan trọng đối với bản thân NH cũng như đối với nền kinh tế. Ta biết rằng, trong nền kinh tế luôn tồn tại một bộ phận tiền nhàn rỗi trong dân chúng và trong các tổ chức kinh tế - xã hội, bộ phận này nếu được huy động tập trung sẽ tạo nguòn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. Các NHTM, với vai trò và vị trí của mình là một trung gian tài chính, đứng ra huy động tập trung nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, từ đó đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.2. 2. Hoạt động tín dụng. Đây là hoạt động sử dụng nguồn tiền mà NHTM đã huy động được trong nền kinh tế. Các NHTM thực hiện cho vay theo nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tợng. Cụ thể: - Cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu, các NH đã thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán hàng (người bán chuyển khoản phải thu cho NH để lấy tiền trước). Sau đó, các NH cho vay trực tiếp đối với khách hàng (là người mua hàng), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ để mở rộng sản xuất, kinh doanh. - Cho vay tiêu dùng: Trước đây, hầu hết các NH không mặn mà với các khoản cho vay cá nhân và hộ gia đình vì họ đều cho rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro cao. Tuy nhiên, từ sau thế chiến II, do sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và áp lực cạnh tranh đã buộc các NH phải hướng tới tiêu dùng và coi đây là khách hàng tiềm năng của NH. Thực tế ở các nước phát triển cho thấy, TD tiêu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan