Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nam á chi nhánh nha trang...

Tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nam á chi nhánh nha trang

.PDF
105
211
62

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤ C VÀ ĐÀO TẠ O ĐẠ I HỌ C ĐÀ NẴ NG LÊ HỮ U GIẢ I PHÁP HẠ N CHẾ RỦ I RO TÍN DỤ NG TẠ I NGÂN HÀNG THƯƠ NG MẠ I CỔ PHẦ N NAM Á – CHI NHÁNH NHA TRANG 2 BỘ GIÁO DỤ C VÀ ĐÀO TẠ O ĐẠ I HỌ C ĐÀ NẴ NG LÊ HỮ U GIẢ I PHÁP HẠ N CHẾ RỦ I RO TÍN DỤ NG TẠ I NGÂN HÀNG THƯƠ NG MẠ I CỔ PHẦ N NAM Á – CHI NHÁNH NHA TRANG 3 4 LỜ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu , kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả 5 Lê Hữ u 6 M Ụ C LỤ C Trang TRANG PHỤ BÌA LỜ I CAM ĐOAN MỤ C LỤ C DANH MỤ C CÁC CHỮ VIẾ T TẮ T DANH MỤ C CÁC BẢ NG MỞ ĐẦ U 1 TỔ NG QUAN TÀI LIỆ U NGHIÊN CỨ U 4 CHƯƠ NG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬ N VỀ HẠ N CHẾ RỦ I RO TÍN DỤ NG 6 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 6 1.1.1. Tín dụ ng ngân hàng 6 1.1.2. Rủ i ro tín dụ ng trong kinh doanh ngân hàng 10 1.2. HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 19 1.2.1. Nộ i dung hạ n chế rủ i ro tín dụ ng 19 1.2.2. Tiêu chí đánh giá kế t quả hạ n chế rủ i ro tín dụ ng 20 1.2.3. Các nhân tố ả nh hưở ng đế n hạ n chế RRTD trong kinh doanh NH 22 CHƯƠ NG 2 THỰ C TRẠ NG HẠ N CHẾ RỦ I RO TÍN DỤ NG TẠ I NGÂN 33 HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH NHA TRANG 2.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á –CHI NHÁNH NHA TRANG 33 2.1.1. Đặ c điể m về chứ c năng, nhiệ m vụ , cơ cấ u tổ chứ c bộ máy 33 7 2.1.2. Đặ c điể m về nguồ n lự c 36 2.1.3. Đặ c điể m về hoạ t độ ng 37 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHA TRANG 42 2.2.1. Nhữ ng biệ n pháp Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Nha Trang đã thự c hiệ n nhằ m hạ n chế rủ i ro tín dụ ng 42 2.2.2. Kế t quả hạ n chế rủ i ro tín dụ ng tạ i chi nhánh Nha Trang 2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠN CHẾ RRTD TẠI CN NHATRANG 51 60 2.3.1. Nhân tố bên ngoài 60 2.3.2. Nhân tố bên trong Ngân hàng 64 CHƯƠ NG 3: GIẢ I PHÁP NHẰ M HẠ N CHẾ RỦ I RO TÍN DỤ NG TẠ I NGÂN HÀNG TMCP NAM Á- CHI NHÁNH NHA TRANG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RRTD CỦA 71 NGÂN HÀNG NAM Á - CHI NHÁNH NHA TRANG 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TD TẠI NGÂN HÀNG NAM Á - CHI NHÁNH NHA TRANG 3.2.1..Thự c hiệ n quy trình tín dụ ng chặ t chẽ và khoa họ c. 72 72 3.2.2. Nâng cao chấ t lượ ng phân tích đánh giá khách hàng, tổ chứ c phân tích tín dụ ng theo đị nh kỳ 73 3.2.3. Kiể m tra chặ t chẽ quy trình phát tiề n vay, sử dụ ng vố n vay. 76 3.2.4. Tăng cườ ng công tác kiể m tra kiể m soát nộ i bộ 78 3.2.5. Phân tán rủ i ro tín dụ ng 79 3.2.6. Phát hiệ n ,xử lí các khoả n nợ xấ u, nợ quá hạ n 81 3.2.7.Tăng cườ ng công tác thu thậ p và xử lý thông tin 82 8 3.2.8. Giả i pháp bổ trợ 3.3. KIẾN NGHỊ 83 87 3.3.1.Kiế n nghị đố i vớ i Nhà nướ c 87 3.3.2.Kiế n nghị vớ i Ngân hàng Nhà nướ c 89 3.3.3.Kiế n nghị vớ i Ngân hàngTMCP Nam Á 90 KẾ T LUẬ N 92 DANH MỤ C TÀI LIỆ U THAM KHẢ O 94 QUYẾ T ĐỊ NH GIAO ĐỀ TÀI LUẬ N VĂN DANH MỤ C CÁC BẢ NG 9 Số hiệ u Tên bả ng Trang bả ng 2.1 Kết quả huy động vốn 38 2.2 Tình hình sử dụng vốn 40 2.3 Doanh số một số dịch vụ của chi nhánh 41 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Nha Trang 41 2.5 Dư nợ phân theo quyết định 493 52 2.6 Nợ nhóm 2 đến nhóm 5 theo thời gian 52 2.7 Nợ xấu theo thời gian so với tổng dư nợ 54 2.8 Nợ quá hạn ,nợ xấu phân theo thành phần kinh tế 57 2.9 Các khoản xóa nợ ròng 58 2.10 Tỷ lệ trích dự phòng 59 2.11 Tình hình lãi treo 59 2.12 Nợ quá hạn phân theo nhân tố ảnh hưởng 60 10 DANH MỤ C CÁC CHỮ VIẾ T TẮ T 01 NHNN Ngân Hàng Nhà Nước 02 NHTM Ngân Hàng Thương Mại 03 TMCP Thương Mại Cổ Phần 04 CBTD Cán bộ tín dụng 05 WTO Tổ chức thương mại thế giới 06 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 07 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 08 CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước 09 TCTD Tổ chức tín dụng 10 TDNH Tín dụng ngân hàng 11 L/C Thư tín dụng 11 12 NH Ngân hàng 13 RRTD Rủi ro tín dụng 14 TD Tín dụng 15 NQH Nợ quá hạn 16 TSCĐ Tài sản cố định 17 VLĐ Vốn lưu động 18 DT Doanh thu 19 TC Tài chính LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Tín dụng Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt động kinh doanh 12 truyền thống và mang lại lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Là nguồn thu chính trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thường chiếm tỷ trọng từ 70 đến 80% trên tổng doanh thu. Đồng thời cũng là một trong những nhân tố góp phần để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Nếu việc cho vay mà khách hàng không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã cam kết. Khách hàng mất khả năng trả nợ thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm đi một cách nhanh chóng, nếu đây là khoản vay lớn thì nó còn có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính và danh tiếng của ngân hàng. Trong tình hình hội nhập WTO sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt . Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô hoạt động, sức cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng thương mại trong quá trình kinh doanh. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực khác theo định hướng của Nhà nước. Tín dụng ngân hàng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngân hàng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân ngân hàng thương mại mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Chính vì vậy, công tác hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các Ngân hàng thương mại quan tâm. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nên tôi chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Nha Trang” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp, qua đó hy vọng những kiến thức thực tế của mình trong quá trình kinh doanh trực tiếp tại ngân hàng và những kiến thức nghiên cứu được 13 sẽ có ích khi đưa ra được một mô hình quản lý tín dụng an toàn, hiệu quả và phù hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về RRTD và hạn chế RRTD của Ngân hàng TMCP Nam Á- Chi nhánh Nha Trang. - Khảo sát đánh giá thực trạng RRTD và hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Nha Trang. - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Nha Trang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu:là nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Nha Trang. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi Nhánh Nha Trang mà không nghiên cứu toàn bộ quá trình quản trị RRTD. + Thời gian nghiên cứu: Số liệu ,và tình hình hoạt động tín dụng tập trung trong thời gian 3 năm từ 2008 đến 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Cơ sở lý luận: Kinh tế học vĩ mô, vi mô, Lý thuyết tài chính – tiền tệ, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, quản trị Ngân hàng thương mại.. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Quy nạp và diễn dịch; logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; các phương pháp thống kê. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Phân tích và tổng hợp một số vấn đề lý luận rủi ro tín dụng trong thực tiễn. - Khảo sát và đánh giá thực trạng RRTD tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Nha Trang mà chưa có công trình nào đã làm. - Đề xuất giải pháp để hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Nha Trang. 14 6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn được thiết kế làm 3 chương: CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH NHA TRANG CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á- CHI NHÁNH NHA TRANG TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Qua khảo sát về nội dung nghiên cứu các luận văn trước đây có liên quan đến đề tài cùng với các phương pháp được sử dụng có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: 15 Vương Thị Loan (2005), Rủi ro Tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu những lí luận cơ bản về Ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng , trong đó nghiên cứu sâu về các vấn đề liên quan đến RRTD, tác động của RRTD đối với ngân hàng thương mại và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế. Đi sâu phân tích thực trạng RRTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Phân tích nguyên nhân RRTD. Đề nghị một số giải pháp phòng ngừa đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nói chung. Nguyễn Dương Thị Hằng Nga (2007), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Tài chính –Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Luận văn nêu một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn hội nhập quốc tế • Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai, từ đó đưa ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của công tác quản trị. • Đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng có thể áp dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh. Các đề tài trên nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đề tài nghiên cứu luận văn của tác giả về đối tượng nghiên cứu:là nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Nha Trang. Nội dung đề tài nghiên cứu của tác giả là: Nghiên cứu hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi Nhánh Nha Trang mà không nghiên cứu toàn bộ quá trình quản trị RRTD. Như vậy không trùng với các đề tài trước đây đã công bố. 16 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1. Rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng 17 1.1.1. Tín dụng ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, hiểu một cách thông thường nhất, tín dụng là sự vay mượn. Cho đến nay người ta vẫn chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra một khái niệm đầy đủ về tín dụng. Theo quan điểm truyền thống ,tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền cam kết hoàn trả cả gốc và lãi theo các điều kiện đã thoả thụân trong hợp đồng đã ký kết . Căn cứ theo khoản 14 Điều 4 của Luật TCTD 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” [12] 1.1.1.2. Phân loại Tín dụng ngân hàng Trong nền KTTT, hoạt động TD rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Để sử dụng và quản lý TD có hiệu quả thì phải tiến hành phân loại TD. Có nhiều tiêu thức phân loại TD khác nhau: - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: có thể chia TD 3 loại : + TD ngắn hạn: Là tín dụng có thời hạn đến 1 năm (≤12 tháng) bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cá nhân . Là loại tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về lãi suất, về lạm phát cũng như sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô. Vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác. + TD trung hạn :Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 đến 5 năm (>12 tháng đến 60 tháng). Loại TD này thường được sử dụng để cho vay mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, mua sắm thiết bị có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Là loại tín dụng có mức rủi ro trung bình. 18 + TD dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm (trên 60 tháng). Loại tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư cho vay các công trình xây dựng cơ bản với qui mô lớn, mua sắm thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại. Loại tín dụng này chứa đựng mức rủi ro cao, kể cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. - Căn cứ vào đối tượng tín dụng: chia thành 2 loại + Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế. Tín dụng vốn lưu động bao gồm: cho vay dự trữ vật tư , nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá, cho vay chi phí sản xuất. + Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định như xây dựng cơ bản công trình mới, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn có 2 loại + Tín dụng đầu tư sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là loại tín dụng được cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh. + Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cho vay khách hàng cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phục vụ đời sống. - Căn cứ mức độ đảm bảo + Tín dụng đảm bảo: Là hình thức tín dụng có tài sản đảm bảo hoặc người bảo lãnh đứng ra làm đảm bảo cho khoản nợ vay. + Tín dụng không có đảm bảo: Là hình thức tín dụng không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh mà hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng. - Căn cứ vào loại tiền + Tín dụng bằng đồng nội tệ + Tín dụng ngoại tệ hoặc bằng vàng. - Căn cứ theo khách hàng + Tín dụng cấp cho doanh nghiệp + Tín dụng cho khách hàng cá nhân, hộ sản xuất 19 Ngoài ra còn có một số tiêu thức khác như căn cứ vào xuất xứ của tín dụng có tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. 1.1.1.3.Vai trò của tín dụng ngân hàng * Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế: - TDNH thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp, không chỉ đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước mà còn tác động đến cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tín dụng thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. TDNH tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hoá của các Tổ chức kinh tế, cá nhân ngay cả những hoạt động phục vụ đời sống cũng không thể tách ra khỏi sự hỗ trợ của TDNH. Nói chung, một trong những nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn lưu động và vốn cố định cho các chủ doanh nghiệp là vốn TDNH vì nếu chỉ dựa vào vốn tự có thì quá ít ỏi, không đủ sức cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thị trường. TDNH sẽ là nguồn vốn tài trợ quan trọng cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp mới. - TDNH là đòn bẩy kinh tế để thực hiện việc đầu tư các dự án mới, tái sản xuất mở rộng, cải tiến công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế, tạo nhiều sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng với chức năng huy động vốn, tập trung mọi nguồn vốn trong và ngoài nước đã phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. - TDNH là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, và các chương trình, dự án mang tính xã hội khác. Muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làm không thể chỉ dựa vào quỹ ngân sách Nhà nước hoặc trông chờ vào các khoản vay nước ngoài. 20 TDNH thực sự giữ vai trò quan trọng trong việc đầu tư cho các dự án có ý nghĩa kinh tế và xã hội để giải quyết những mục tiêu nói trên. - TDNH thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sản xuất mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp, các Công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín được ngân hàng tập trung đầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. TDNH sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung và tích luỹ vốn, tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. - Thông qua hoạt động TDNH, Nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế thông qua các chính sách về tín dụng như là các chính sách ưu đãi về lãi suất và các điều kiện cho vay khác cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu định hướng phát triển kinh tế về bình ổn giá cả những mặt hàng trọng yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,bảo đảm an sinh xã hội. Phát huy vai trò của TDNH để đạt mục tiêu phát triển là một nhiệm vụ đầy khó khăn thử thách. Song song với việc này là phải đảm bảo an toàn tín dụng và đó là mục tiêu lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung. * Vai trò của tín dụng đối với hoạt động của NHTM Hoạt động tín dụng ngân hàng là một trong các hoạt động tiền đề cho sự ra đời của NHTM, đây cũng là hoạt động quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Bởi vì, khoản mục tín dụng chiếm khoảng 70% đến 80% trên tổng tài sản và tín dụng này mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy việc duy trì, mở rộng và phát triển tín dụng mang một ý nghĩa sống còn với các NHTM. Khi các ngân hàng không thực hiện được duy trì và mở rộng tín dụng thì vốn ngân hàng huy động được sẽ bị ứ đọng, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho phần vốn ứ đọng trong khi không có thu nhập từ lãi cho vay từ đó dẫn đến ngân hàng bị thua lỗ và có khả năng rơi vào tình trạng phá sản. Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan