Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam.pdf...

Tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam.pdf

.PDF
92
456
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN ĐÌNH CHIẾN GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHI MINH- NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN ĐÌNH CHIẾN GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính- Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ TP. HỒ CHI MINH- NĂM 2011 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Mở đầu 1 CHƯƠNG 1 NỢ CÔNG VÀ RỦI RO NỢ CÔNG 1.1. Nợ Công .................................................................................................... 5 1.1.1. Khái Niệm và thành phần ..................................................................... 5 1.1.2. Các yếu tố liên quan đến nợ công. ........................................................ 7 1.1.3. Các tác động của nợ công đến nền kinh tế. ........................................... 11 1.1.4. Tóm tắt những quan điểm của các nhà kinh tế học về tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế....................................................................... 13 1.1.5. Nhận xét về các quan điểm. .................................................................. 14 1.1.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ một số nước trong khu vực ....... 14 1.2. Rủi ro nợ công và Khủng hoảng nợ công ................................................... 16 1.2.1. Rủi ro nợ công ...................................................................................... 16 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro nợ công............................................ 17 1.2.3. Khủng hoảng nợ công........................................................................... 19 1.2.4. Những nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trên thế giới về khủng hoảng nợ. ......................................................................................................... 20 Kết luận chương 1 ............................................................................................ 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ PHÂN TÍCH NGƯỠNG NỢ AN TOÀN TẠI VIỆT NAM 2.1. Tình hình nợ công của Việt Nam ............................................................... 26 2.1.1 Tổng quan về nợ công của Việt Nam. .................................................... 26 2.1.2 Thực trạng nợ công Việt Nam. .............................................................. 28 2.2. Phân tích ngưỡng nợ an toàn của Việt Nam. .............................................. 37 2.2.1. Khuôn khổ đánh giá nợ của IMF và WB. ............................................ 37 2.2.2. Chính sách quốc gia và đánh giá thể chế (country policy and institutional assessment) – CPIA. ................................................................... 39 2.2.3. Phân tích nợ bền vững của Việt Nam.................................................... 40 2.3. Tác động của nợ công đối với Kinh tế - Xã hội của Việt Nam ................... 46 2.3.1 Tác động trực tiếp. ................................................................................. 46 2.3.2. Tác động nợ công đối với tăng trưởng kinh tế...................................... 48 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 49 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM 3.1. Công khai, minh bạch trong quản lý và chính sách nợ công ở Việt Nam. .. .50 3.2. Xây dựng chính sách hợp lý và ổn định kinh tế vĩ mô và vi mô. ................ 54 3.3. Những biện pháp tránh các rủi ro từ những cú số ngoại sinh. .................... 55 3.4. Thực hiện chính sách vay và quản lý nợ hợp lý ......................................... 56 3.5. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay. ........................................ 58 3.6 Nhóm giải pháp hỗ trợ. ............................................................................... 61 3.6.1 Nhóm các giải pháp quản lý nợ công bền vững..................................... 61 3.6.2 Xây dựng hệ thống thông tin................................................................. 64 3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực. ...................................................................... 65 3.3.4 Kiến nghị đối với chính quyền. ............................................................. 67 Kết luận chương 3 ............................................................................................ 69 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 70 Tài liệu Tham khảo ........................................................................................ 71 Phụ lục ............................................................................................................ 74 KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Association of Southeast Asia Nations- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CPIA : Country policy and institutional assessment- Chính sách quốc gia và đánh giá thể chế DSA: Debt Sustainability Analysis-Phân tích nợ bền vững DSF: Debt Sustainability Framework -Khuôn khổ nợ bền vững EURIBOR:Euro Interbank Offered Rate -Lãi suất cơ bản liên ngân hàng Châu Âu EURO LIBOR: London Interbank Offer Rate denominated in euros- Hiệp hội các Ngân hàng Anh EURO: Đơn vị tiền tệ của Liên minh tiền tệ Châu Âu FDI: Foreign Direct Investment- Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP: Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm quốc nội ICOR: Incremental Capital – Output Rate -Hệ số sử dụng vốn IMF : International monetary fund- Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế INTOSAI: International Organization of Supreme Audit Institutions- Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao. JICA : The Japan International Cooperation Agency- Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JPY: LIBOR: Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản London Interbank Offered Rate-Lãi suất liên Ngân hàng Luân Đôn. ODA: PPG: Official Development Assistance- Viện trợ phát triển chính Phủ Public and Publicly Guaranteed –Chính Phủ và được Chính phủ bảo lãnh SDR: Special Drawing Rights- Quyền rút vốn đặc biệt TFP : Total Factor Productivity - Tổng năng suất các yếu tố USD: Đơn vị tiền tệ của Mỹ VND: Đơn vị tiền tệ của Việt Nam WB : World Bank- Ngân Hàng Thế Giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1- Tình hình nợ Chính Phủ Việt Nam từ 2007 đến 2011 Bảng 2.2- Dư nợ nước ngoài của chính phủ và nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh từ 2006 đến 2010 Bảng 2.3- Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài từ 2006 đến 2010 Bảng 2.4- Nợ nước ngoài của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh theo chủ nợ Bảng 2.5- Cơ cấu dư nợ nước ngoài của chính phủ phân theo lãi suất (20062010) Bảng 2.6- Tổng nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh phân theo điều kiện tín dụng (2006-2010) Bảng 2.7- Ngưỡng gánh nặng nợ theo DSF Bảng 2.8- Tỷ lệ đánh giá chính sách và thể chế của Việt Nam và các quốc gia khác (2006 – 2009) Bảng 2.9- Ngưỡng gánh nặng nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh của Việt Nam DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1- Cơ cấu nợ phân loại theo chủ nợ Đồ Thị 2.2-Chỉ số nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh theo kịch bản 2010-2030 Đồ Thị 2.3-Chỉ số nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh theo kịch bản với kiều hối 2010-2030 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong tình hình nền kinh tế thế giới có nguy cơ bị suy thoái kép sau hàng loạt những dự báo yếu kém gần đây về sự phục hồi kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ 2008 và đặc biệt vấn đề nợ công tại Châu Âu bắt đầu bùng phát cuối năm 2009 và đầu năm 2010 ngày càng nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ cả hệ thống liên minh tiền tệ Châu âu và lan rộng ra các nền kinh tế khác trên thế giới, khủng hoảng nợ công là mối đe dọa mới không chỉ rình rập ở các nước nghèo mà còn tấn công cả các nước phát triển, các nước giàu mạnh lâu nay. Đặc biệt, ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài trợ từ bên ngoài, khủng hoảng nợ Châu Âu đang đặt ra một nguy cơ đáng lo ngại. Ở Việt Nam nói riêng, nhiều mối quan tâm hiện nay đang chú trọng vào vấn đề liệu Việt Nam có nguy cơ lâm vào khủng hoảng nợ hay không? và giải pháp đảm bảo hạn chế rủi ro nợ công là như thế nào? Trong báo cáo của chính phủ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII thì mức nợ công của Việt Nam năm 2011 là “dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 43.6% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP và dư nợ công bằng 54,6% GDP, nằm trong giới hạn an toàn”, nhiều câu hỏi đặt ra rằng mức nợ như thế có thật sự an toàn hay chưa?Các chuyên gia của IMF cho rằng so với ngưỡng an toàn thì nợ công Việt Nam vẫn đang được đảm bảo, tuy nhiên cũng đưa ra khuyến cáo rằng việc quản lý nợ công Việt Nam cũng cần đặt ra khoảng “không gian dự phòng” để hấp thụ rủi ro và không nên phụ thuộc khắt khe hoàn toàn vào ngưỡng nợ. Chuyên gia của Chương trình phát triển liên hợp quốc UNDP tại Việt Nam cũng có ý kiến cho rằng việc phân tích khả năng khủng hoảng không chỉ dựa vào ngưỡng nợ mà còn 2 phải kể đến các khoản nợ ngầm cũng như tình hình kinh tế tài chính của Việt Nam và thế giới, đồng thời phải mở rộng cách suy nghĩ về nợ và phân tích nợ. Mặc dù có nhiều ý kiến về vấn đề này, và hầu hết đều có chung quan điểm là khả năng khủng hoảng nợ ở Việt Nam là tương đối thấp tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố đáng lưu ý, vẫn chưa có một nghiên cứu đáng tin cậy nào cụ thể và đầy đủ làm rõ cách hiểu về nợ công, tính toán khả năng khủng hoảng nợ, đồng thời đóng góp các giải pháp cho vấn đề đảm bảo tính bền vững nợ cho Việt nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong tình hình nợ công Châu âu đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ khủng hoảng nợ xảy ra, trước tình hình đó tôi thực hiện bài luận văn này là cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi sau đây. Nợ công nên được hiểu và phân tích như thế nào? Khủng khoảng nợ là gì, tác động và cách dự báo khủng hoảng nợ? Ngưỡng nợ an toàn của Việt Nam là bao nhiêu? Những kiến nghị gì cho Việt Nam, để nợ công Việt Nam được bền vững và tăng trưởng kinh tế được đảm bảo. Tôi lần lượt trả lời các câu hỏi này thông qua việc tham khảo các tài liệu nước ngoài cũng như trong nước, bên cạnh đó tôi sử dụng một khuôn khổ đánh giá độ bền vững nợ của IMF và World Bank và dựa vào đó đánh giá tác động của nợ công Việt Nam mà chủ yếu là nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và quản lý nợ công Việt Nam hiệu qua hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này tập trung làm rõ tình hình nợ công tại Nam Việt mà chủ yếu là nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh và chỉ giới hạn trong phạm vi những số liệu được công bố rộng rãi trên 3 các tài liệu của Chính phủ và các tổ chức quốc tế như IMF và World Bank, tôi không tính đến các khoản nợ tiềm tàng. Ngoài ra còn dựa các bài nghiên cứu về nợ công và khủng hoảng nợ công của các tác giả trong và ngoài nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt những mục tiêu chính của để tài này thì tôi sử dụng phương pháp chủ yếu của đề tài là thu thập thông tin mà cụ thể là phương pháp nghiên cứu tài liệu từ các bài nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước, của các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank… mà đặc biệt là số liệu từ các bản tin được công bố trên website của Bộ Tài Chính. Sau khi thu thập thông tin có liên quan tôi tiếp tục sử dụng phương pháp thống kê, mô tả nhằm sàn lọc và tập hợp các thông tin cần thiết từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về đánh giá tình hình nợ công Việt Nam. Cuối cùng thực hiện Phương pháp phân tích các số liệu về nợ công Việt Nam từ đó đưa ra các kiến nghị và biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro nợ công tại Việt Nam. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Khi đề tài hoàn thành thì nó được kỳ vọng là một tài liệu tham khảo có tính tổng quát cho các nhà quản lý kinh tế và các nhà quản trị rủi ro tài chính. Đề tài có những đóng góp sau: Đề tài hệ thống các khái niệm về nợ công và khủng hoảng nợ công của chính phủ các nước, các tổ chức và nhóm tác giả nghiên cứu về nợ công. Sơ lược các cuộc khủng hoảng nợ đã xảy ra trên thế giới và tác động của nó. Đánh giá tình hình nợ công Việt Nam mà chủ yếu là nợ nước ngoài Việt Nam thông qua các bản tin nợ nước ngoài của Bộ Tài Chính. Dựa trên khuôn khổ đánh giá nợ công của IMF và World Bank từ đó đưa ra các nhận định tình hình thực tế nợ công Việt Nam có nằm trong ngưỡng an toàn hay 4 không? Theo kết quả của khuôn khổ đánh giá này, khả năng khủng hoảng nợ ở Việt Nam là khá thấp, điều này củng cố lòng tin cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và các đối tượng khác trong nền kinh tế. Đồng thời để giúp cho các nhà quản lý nợ công Việt Nam có thể quản lý nợ công mà chủ yếu là nợ nước ngoài hiệu quả hơn. Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm giúp các nhà quản lý nợ công có thể tham khảo và ứng dụng trong công tác điều hành nợ công đạt được hiệu quả cao nhất. 6. Kết cấu luận văn Bố cục của luận văn này được chia làm ba chương. Chương 1 Nợ công và Rủi ro nợ công Chương 2 Thực trạng nợ công và phân tích ngưỡng nợ an toàn tại Việt Nam. Chương 3 Giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại Việt Nam 5 CHƯƠNG 1 NỢ CÔNG VÀ RỦI RO NỢ CÔNG 1.1. Nợ Công. 1.1.1. Khái Niệm và thành phần. Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nợ công, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức có cách hiểu về nợ công không giống nhau, để có những am hiểu sâu sắc và chính xác về bản chất của nợ công, tôi sẽ lần lượt trình bày các khái niệm về nợ công theo định nghĩa của một số quốc gia và các tổ chức, cũng như các khái niệm được sử dụng trong một số bài nghiên cứu trước đây. Mỗi quốc gia trên thế giới có một cách tiếp cận về khái niệm nợ công khác nhau. Bộ tài chính Mỹ gọi thuật ngữ “nợ quốc gia” tượng trưng cho những nghĩa vụ nợ trực tiếp của chính phủ liên bang. Ngoài ra, có một số khái niệm khác về nợ được sử dụng thay cho thuật ngữ “nợ quốc gia” trong một số trường hợp khác, ví dụ như “nợ công” . “Nợ công” được định nghĩa như là các chứng khoán nợ được phát hành bởi kho bạc Hoa Kỳ. Các chứng khoán kho bạc Hoa Kỳ về cơ bản bao gồm chứng khoán kho bạc có thể chuyển nhượng (ví dụ, trái phiếu, các chứng chỉ nợ..), các trái phiếu tiết kiệm và các chứng khoán đặc biệt phát hành cho các bang và chính phủ địa phương (chứng khoán chính phủ địa phương và các bang). Nói cách khác, nợ công có một phần nợ được nắm giữ bởi công chúng (thường là do chính phủ vay mượn để tài trợ thâm hụt ngân sách) và một phần do các tài khoản chính phủ nắm giữ. Theo Bộ tài chính của Cộng hòa Séc, khái niệm nợ nói đến khối lượng các công cụ nợ (các khoản vay nước ngoài, vay ngân hàng, trái phiếu nhà nước và trái phiếu phát hành bởi chính quyền thành phố). Nợ nhà nước 6 bao gồm tổng các khoản nợ tài chính. Các khoản nợ tài chính nhà nước là nghĩa vụ nợ phát sinh từ các khoản vay nước ngoài và vốn vay ngân hàng nhận được của nhà nước, cũng như từ các trái phiếu nhà nước ban hành, và nghĩa vụ nợ nhà nước khác. Nó không bao gồm bất kỳ nghĩa vụ nợ nào của các quỹ ngoài ngân sách, bảo hiểm y tế và hệ thống đô thị, bảo lãnh nhà nước hoặc bất kỳ nghĩa vụ có điều kiện khác của khu vực chính phủ nói chung. Theo Bộ tài chính Anh, nợ khu vực công liên quan đến các nghĩa vụ tài chính được phát hành bởi khu vực công hơn là các khoản tài sản tài chính có tính thanh khoản, như tiền gửi ngân hàng. Các nghĩa vụ tài chính thường có một giá trị tiền tệ rõ ràng nhưng được đo lường bằng các giá trị danh nghĩa, chứ không phải theo giá thị trường. Phần lớn các khoản tài trợ nợ là các phát hành chứng khoán chính phủ và tín phiếu kho bạc của chính phủ trung ương. Theo chính phủ Thái Lan, nợ công được xác định là tổng số nợ trực tiếp của chính phủ, các khoản nợ doanh nghiệp nhà nước phi tài chính, và nợ FIDF(Quỹ phát triển tổ chức tài chính). Những khoản nợ này bao gồm các khoản nợ trong nước và nước ngoài và nợ chính phủ bảo lãnh và không bảo lãnh. Các tổ chức và các nhà nghiên cứu nợ công cũng tồn tại những nhìn nhận khác biệt về khái niệm nợ công. Theo hướng dẫn của World Bank thì nợ công được xác định là tổng số nợ của khu vực công và ngân hàng trung ương, trừ khi có chỉ định khác. Trong một nghiên cứu do Carmen M.Reinhart, Kenneth S.Rogoff (NBER) “Growth in a time of debt” (1/2010) thì nợ công đề cập tới tổng nợ của chính phủ, không bao gồm nợ chính phủ đảm bảo. Trong khi đó INTOSAI (Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao) trong bài “Guidance on definition and disclosure of public debt” (trang 6 – 19) thì nợ công là nghĩa vụ nợ và cam kết của khu vực công (chính phủ, địa phương, doanh nghiệp nhà nước sở hữu hoặc điều hành) và các khu vực công khác. Theo INTOSAI, nợ công bao gồm: chứng khoán, các khoản vay ngân hàng, 7 chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; những khoản ký quỹ trong ngân hàng tiết kiệm vận hành bởi chính phủ và các chương trình tương tự; phát hành tiền, tín phiếu; các cam kết khác… Theo Chính phủ Việt Nam, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Trong đó, nợ nước ngoài là tổng số nợ nước ngoài tại một thời điểm, là số dư của các khoản nợ thực tế, không tính đến nghĩa vụ dự phòng. Con nợ bị yêu cầu thanh toán lãi và/hoặc gốc của các khoản nợ này tại các thời điểm trong tương lai và là nghĩa vụ của người cư trú với người không cư trú. Nợ nước ngoài có bảo lãnh của Chính Phủ là nghĩa vụ nợ nước ngoài của con nợ được Chính phủ hoặc 1 tổ chức thay mặt Chính Phủ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. Nợ nước ngoài của khu vực công bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tín dụng tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước (gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp vay nước ngoài. 1.1.2. Các yếu tố liên quan đến nợ công. Việc xem xét các yếu tố liên quan tới nợ công khá quan trọng trong việc xác định nợ công do đó tôi sơ lược qua một số yếu tố thường được cân nhắc khi xem xét đến vấn đề nợ công ở các quốc gia. Đầu tiên, một trong các yếu tố cần quan tâm đó là sự cân đối tỷ trọng của các khoản vay như ODA, các khoản vay ưu đãi, khoản vay có lãi suất biến đổi và cố định, các khoản vay song phương và đa phương. 8 Trong đó, các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là những khoản vay tài chính từ những tổ chức đa phương, song phương để chuyển tới các nước đang phát triển mà:  Được cung cấp bởi các tổ chức chính phủ (trung ương và địa phương) hoặc bởi cơ quan điều hành của các tổ chức này.  Có mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển.  Mang tính chất ưu đãi và có yếu tố không hoàn lại ≥ 25%. Tiếp theo, các khoản vay ưu đãi là các khoản vay được thực hiện theo các điều khoản thuận lợi hơn so với các khoản vay trên thị trường. Tính ưu đãi thể hiện ở mức lãi suất cho vay thấp hơn so với các mức lãi suất hiện hành trên thị trường hay thời gian ân hạn dài hoặc kết hợp cả lãi suất và thời gian ân hạn. Các khoản nợ có lãi suất biến đổi là các công cụ nợ mà chi phí về lãi suất của nó kết nối với 1 chỉ số tham chiếu ví dụ như LIBOR hay giá cả của hàng hoá, hay là giá của 1 công cụ tài chính cụ thể nào đó thường thay đổi theo thời gian do phản ứng lại các điều kiện của thị trường. Ngược lại, khoản nợ có lãi suất cố định là các công cụ nợ mà các chi phí về tiền lãi không liên kết đến các chỉ số tham chiếu. Các khoản tài trợ vốn song phương là loại tài trợ mà nguồn vốn tài trợ được cấp bởi 1 chính phủ hay cơ quan của chính phủ nước ngoài (bao gồm cả các ngân hàng trung ương), 1 tổ chức thuộc khu vực công hay 1 cơ quan tín dụng xuất khẩu, còn tài trợ đa phương là các khoản tài trợ tài chính từ Ngân 9 hàng thế giới, Ngân hàng phát triển khu vực hay các tổ chức đa phương, liên Chính phủ. Thứ hai, việc tìm hiểu về các nhóm chủ nợ cũng không kém phần quan trọng. Tôi sẽ lần lượt thảo luận về những đặc điểm của các nhóm chủ nợ. Cụ thể, các chủ nợ chính thức là các chủ nợ thuộc khu vực công, bao gồm cả các tổ chức đa phương. Các khoản nợ nước ngoài với các chủ nợ chính thức có thể bao gồm cả các khoản nợ trước đây là của các chủ nợ tư nhân, nhưng được bảo lãnh bởi 1 tổ chức công trong cùng 1 nền kinh tế với người cho vay, ví dụ như tổ chức tín dụng xuất khẩu. Người cho vay song phương chính thức là những người cho vay ở từng nước riêng biệt. Ngoài ra còn phải bàn đến các chủ nợ tư nhân và chủ nợ đa phương. Các chủ nợ tư nhân là những chủ nợ không phải là chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực công. Các chủ nợ tư nhân bao gồm các tổ chức tài chính tư nhân, các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và các nhà cung cấp hàng hoá khác có khả năng tài chính, còn chủ nợ đa phương là các tổ chức đa phương như IMF, WB và các ngân hàng phát triển đa phương khác. Thứ ba, khi lựa chọn chính sách cơ cấu nợ của một quốc gia, lãi suất và các khoản tiền lãi có thể phải trả cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Nhìn chung, đối với việc sử dụng tiền gốc, tiền lãi có thể và thường được cộng dồn trên cơ sở tiền gốc và kết quả là phát sinh chi phí tiền lãi đối với con nợ. Khi chi phí này được trả theo chu kỳ, và thông thường như vậy, thì hoạt động này được gọi là thanh toán lãi. Tiền lãi có thể được tính căn cứ vào lãi suất cố định hay biến đổi. Lãi suất thường được sử dụng trên thị trường tài chính ngày nay giữa các quốc gia đó là EURIBOR và EURO LIBOR. EURIBOR là lãi suất cơ bản liên ngân hàng Châu Âu, được sử dụng để thay thế các mức lãi suất liên ngân hàng của 1 quốc gia (IBOR), trong số các nước tham gia vào 10 Liên minh tiền tệ Châu Âu từ ngày 1/1/1999. EURO LIBOR được tính bởi Hiệp hội các nhà ngân hàng Anh bằng cách lấy trung bình số học các mức lãi suất của thị trường do các ngân hàng đưa ra đối với đồng EURO. Tuy nhiên, khi mà một bên không thực hiện đúng một hay một số các nghĩa vụ của họ theo các điều khoản của hợp đồng thương mại thì bên đó phải trả thêm một khoản tiền bồi thường (tiền phạt) gọi là lãi phạt. Ngoài ra, một yếu tố không thể phớt lờ đó là việc cân nhắc các hoạt động như chuyển đổi nợ, hoán đổi nợ, hoãn nợ, tái tài trợ, tái cơ cấu nợ khi cần thiết. Chuyển đổi nợ là việc chuyển đổi một khoản nợ thành một nghĩa vụ khác không phải nghĩa vụ nợ, ví dụ như chuyển thành cổ phần hay thành viện trợ trong trường hợp là khoản nợ đó được sử dụng để tài trợ cho một dự án hay một chính sách cụ thể nào đó. Hoán đổi nợ là việc thay đổi nợ, ví dụ như việc chuyển đổi các khoản vay hay chứng khoán thành hợp đồng vay mới (có nghĩa là chuyển đổi nợ thành nợ) hoặc là chuyển đổi nợ thành cổ phần, nợ thành xuất khẩu hay nợ thành tiền nội tệ ví dụ như khoản nợ đó được sử dụng cho các dự án của nước vay nợ. Hoãn nợ đề cập tới việc hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và áp dụng kỳ hạn mới, dài hơn đối với khoản tiền được hoãn nợ. Hoãn nợ là một cách giúp cho người mắc nợ giảm nhẹ gánh nặng nợ thông qua việc trì hoãn hoàn trả và trong trường hợp hoãn nợ có ưu đãi sẽ dẫn đến giảm nghĩa vụ nợ. Tái cơ cấu nợ là hoạt động được thực hiện bởi cả người cho vay và người đi vay, kết quả là dẫn đến sự thay đổi về nghĩa vụ nợ theo hướng làm giảm bớt gánh nặng nợ cho người đi vay. Hoạt động này có thể là tổ chức lại nợ cho vay hay giảm nợ. Đối với trường hợp xoá nợ thì hoạt động này chỉ được thực hiện bởi người cho vay. Tổ chức lại nợ bao gồm giãn nợ, cơ cấu lại và hoạt động tái tài trợ. Tái tài trợ là một loại thoả thuận vay hay một loại tài trợ. Tái tài trợ đề cập tới một thoả thuận trong đó người cho vay hay là một tổ chức đại diện cho người cho vay tài trợ cho việc thanh toán 11 các nghĩa vụ phát sinh của khoản vay trước đây thông qua một khoản vay mới. Các khoản vay mới khác với khoản tái tài trợ vì các khoản tái tài trợ vẫn giữ nguyên các điều khoản ban đầu. Các điều khoản của khoản tái tài trợ không nhất thiết là giống với các khoản tái cấp vốn trước đây và các khoản tín dụng. Việc tổ chức lại một khoản nợ, liên quan cả tới người cho vay và người đi vay, phải sử dụng đến nghiệp vụ tái tài trợ. Hiện nay, nghiệp vụ tái tài trợ được sử dụng thường xuyến trong trường hợp người đi vay chấp nhận một khoản vay mới để hoàn trả cho khoản vay cũ. Tóm lại, còn rất nhiều yếu tố khác cần phải quan tâm bên cạnh những các yếu tố mà tôi đã đề cập trên đây, tùy thuộc vào khả năng, chính sách và mục tiêu của chính phủ. 1.1.3. Các tác động của nợ công đến nền kinh tế. Việc nghiên cứu các tác động của nợ công đến nền kinh tế không kém phần quan trọng vì nó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách nợ công có thể điều hành và dự đoán được các tác động của nợ công đến nền kinh tế nhằm phòng ngừa các tác động xấu đến nền kinh tế, vì vậy trong mối tương quan tác động qua lại lẫn nhau, việc khu vực công vay nợ, nhất là chính phủ, sẽ có những tác động nhất định lên các yếu tố kinh tế vĩ mô, về phần mình các thành tố này cũng sẽ phản ứng lại với mức nợ công càng ngày gia tăng. Nợ công có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế cả trong ngắn và dài hạn. Theo Henry Simons, vay là một biện pháp, không phải là một phương tiện thích hợp để tài trợ chi tiêu phục hồi tiền tệ. Vay thích hợp là một phương tiện để giảm bớt sức mua tư nhân và chính phủ (Henry Simons, “On Debt Policy,” Journal of Political Economy, 12/1944). Quan điểm truyền thống cho rằng các khoản nợ (phản ánh tài trợ thâm hụt) có thể kích thích tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn (giả sử không có ảnh hưởng phi Keynes), nhưng lại tiêu hao vốn và làm giảm sản lượng trong dài hạn ( Elmendorf và Mankiw,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất