Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam vượt qua các biện pháp bảo hộ...

Tài liệu Giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuế quan

.PDF
101
173
92

Mô tả:

I TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TÊ CHUYÊN N G À N H KINH TẾ Đ ố i NGOẠI ỈOCQGÍÌ KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ TẢI: GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM VƯỢT QUA CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ PHI THUÊ QUAN Sinh viên thực hiện Đỗ Ngọc Qu nh Lớp Ngai Khoa 44 Giáo viên hướng dẫn TS. Vũ Hoàng Nam Hà Nội - 05/2009 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Ì C H Ư Ơ N G 1: KHÁI Q U Á T CHUNG VỀ C Á C BIỆN PHÁP BẢO H Ộ PHI THUÊ QUAN TRONG T H Ư Ơ N G M Ạ I QUỐC TÊ 1. Khái niệm các biện pháp bảo hộ phi thuế quan 3 3 2. Các biện pháp bảo hộ phi thuế quan phổ biến trong thương mại quốc tế và một số quy định của WTO về việc áp dụng các biện pháp này 4 2. Ì. Các biện pháp hạn chế định lưầng 2.2. Các biện pháp tương đương thuế quan 4 9 2.3. Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp 12 2.4. Các rào cản kỹ thuật 12 2.5. Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài 16 2.6. Quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua các hoạt động dịch vụ 16 2.7. Các biện pháp quản lý hành chính 16 2.8. Các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời 17 3. Tác động của các biện pháp bảo hộ phi thuê quan đến thương mại quốc tế. 20 3.1. Tác động tích cực 20 3.2. Tác động tiêu cực 21 C H Ư Ơ N G 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA C Á C BIỆN PHÁP BẢO H Ộ PHI THUẾ QUAN T Ớ I H À N G H Ó A XUẤT KHAU CỦA VIỆT NAM ...25 1. Xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuê quan trên thê giới trong những năm qua 25 2. Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây 27 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 27 2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu 31 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 33 3. Tác động của các biện pháp bảo hộ phi thuê quan tói một sôi hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 34 3.1. Đ ố i với hàng dệt may 35 3.2. Đ ố i với hàng da giày 45 3.3. Đ ố i với hàng thủy sản 52 C H Ư Ơ N G 3: M Ộ T S Ố GIẢI P H Á P GIÚP C Á C DOANH NGHIỆP X U Ấ T K H Ẩ U VIỆT N A M V Ư Ợ T QUA C Á C BIỆN P H Á P BẢO H Ộ PHI T H U Ê QUAN 1. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong nhằng n ă m tới 61 61 2. Xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan trên thê giói trong nhằng n ă m tói 65 3. Một sô giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuê quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa 68 3.1. Những khó khăn m à các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải khi đối mặt với các biện pháp bảo hộ phi thuế quan 68 3.2. M ộ t số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuế quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa 76 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU T H A M K H Ả O 93 DANH MỤC BẢNG Bảng Ì: K i m ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001-2005 27 Bảng 2: K i m ngạch xuất khẩu hàng hóa theo tháng 29 Bảng 3: K i m ngạch xuất khẩu một số mặt hàng trong quý 1/2009 theo mặt hàng 30 Bảng 4: Cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 31 Bảng 5: K i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua các năm theo thị trường ...37 Bảng 6: Hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam vào thị trường M ỹ năm 2003 ....39 Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng da giày Việt Nam năm 2008 47 Bảng 8: K i m ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2000-2008 52 Bảng 9: Định hướng về k i m ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 62 Bảng 10: Mục tiêu về k i m ngạch xuất khẩu theo thị trường đến năm 2010....63 Bảng 11: Mục tiêu về k i m ngạch xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2006-2010 64 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Ví dụ về hệ thống hạn ngạch thuế quan 8 Hình 2: M ô hình cung- cầu và tác động của biện pháp phi thuế quan 24 Hình 3: K i m ngạch xuất khẩu hàng hóa 2001- 2008 28 Hình 4: Cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2008 32 Hình 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2008 34 Hình 6: K i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2002-2008 36 Hình 7: K i m ngạch xuất khẩu hàng da giày Việt Nam 1995 - 2008 46 Hình 8: K i m ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 53 Hình 9: T trọng lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang E U bị cảnh báo 58 LỜI NÓI ĐẨU Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phổ biến trong điều kiện toàn cầu hoa. Việt Nam - một quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó điển hình là việc Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, đã mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. K i m ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngởng tăng và thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng trong những năm gần đây là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định đó. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng đồng nghĩa v ớ i việc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt nhiều hơn với các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, một biện pháp bảo hộ ngày càng phổ biến trên thế giới. Vói những hạn chế của một nền kinh tế mới tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam hiện gặp rất nhiều trở ngại tở các biện pháp phi thuế quan hết sức đa dạng và tinh vi được các quốc gia áp dụng trong thương mại quốc tế. Vì vậy, việc vượt qua các biện pháp này nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay khi hoạt động xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra. Xuất phát tở nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề mang tính thời sự này, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các biện pháp bảo hộ phi thuế quan và tác động của các biện pháp này đến hoạt động xuất khẩu nước ta, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hữu ích, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuế quan" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Ì Luận văn tập trung tìm hiểu những vấn đề lý luận về hệ thống các biện pháp bảo hộ phi thuế quan được áp dụng trong thương mại quốc tế, tác động của các biện pháp này đến hoạt động xuất khẩu nước ta, từ đó đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước và một số giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhựm vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuế quan. Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn, tôi xin được đề cập đến 3 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng dệt may, hàng da giày và hàng thủy sản. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và hiện đang chịu tác động lớn từ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan. Phân tích tác động của các biện pháp bảo hộ phi thuế quan tới xuất khẩu của những mặt hàng này sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về tác động của các biện pháp phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu nói chung của nước ta. Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở tổng hợp các thông tin, phàn tích, so sánh và vận dụng kết quả của các công trình khoa học đã công bố, các văn bản pháp luật và các tài liệu tham khảo khác. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương như sau: Chương ỉ: Khái quát chung về các biện pháp bảo hộ phi thuế quan trong thương mại quốc tế Chương 2: Thực trạng về tác động của các biện pháp bảo hộ phi thuế quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt qua các biện pháp bảo hộ phi thuế quan Tôi xin gửi lồi cảm ơn trân trọng tới TS Vũ Hoàng Nam, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này và tới các Thầy, Cô giáo đã dạy tôi tại trường Đ ạ i học Ngoại thương trong suốt thời gian qua! Do kiến thức và nguồn thông tin còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn! 2 C H Ư Ơ N G 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ PHI THUÊ QUAN TRONG T H Ư Ơ N G MẠI QUỐC TÊ 1. Khái niệm các biện pháp bảo hộ phi thuê quan Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động ngoại thương diễn ra giữa các quốc gia ngày càng phổ biến. M ỗ i quốc gia khi gia nhập vào hoạt động chung đó đềucó những chính sách thương mại quốc tế phù hợp với mục tiêu, chiến lược và điều kiện kinh tế- xã hội của mình. Chính sách thương mại quốc tế được hiểu là một hệ thống các nguyên tấc, biện pháp kinh tế hành chính và pháp luật thích hợp m à mỗi chính phủ áp dụng để thực hiện các mục tiêu xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một đất nước trong một thời kỳ nhất định. K h i để cập đến chính sách thương mai quốc tế, không thể không nói đến các biện pháp phi thuế quan (Non Tariff Measures)- một trong những công cụ hết sức phổ biến m à các quốc gia trên thế giới đang áp dụng nhằm điều chỉnh hoạt động ngoại thương của nước mình. Hiện nay, do các biện pháp phi thuế quan có tính chất hết sức phức tạp về chủng loại và vai trò nên việc định nghĩa là không hề dễ dàng. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều quan niệm về biện pháp phi thuế quan tùy thuộc vào các nhà nghiên cứu, các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Trong các từ điển kinh tế, biện pháp phi thuế quan được định nghĩa là các chính sách ngoài thuế của chính phủ nhằm hạn chế nhập khẩu thông qua việc phân biệt hàng nước ngoài va hàng nội địa. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 thì đưa ra định nghĩa: "Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm v i thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu". Theo hiệp định ASEAN - CEPT, biện pháp phi thuế quan là các biện pháp 3 ngăn cấm hoặc hạn chếmột cách có hiệu quả việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, chúng ta đề cập đến định nghĩa về biện pháp phi thuế quan của WTO: "Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước". Tại Việt Nam, Bô Công Thương cũng đã đưa ra khái niệm như sau: Ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế , ảnh hưởng đến mằc độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là các biện pháp phi thuế quan. Như vậy, có thể hiểu rằng biện pháp phi thuế quan là các rào cản không dùng thuế quan m à sử dụng các biện pháp hành chính pháp lý và kỹ thuật để chống lại sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa và người tiêu dùng trong nước. Qua các định nghĩa trên, có thể thấy được mục tiêu chính của các biện pháp bảo hộ phi thuế quan là hạn chếhàng hóa nhập khẩu nhằm đảm bảo sự an toàn, lợi ích của người tiêu dùng, hướng dẫn tiêu dùng, cũng như bảo vệ môi trường trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh những mục tiêu trên, các quốc gia trên thế giới còn sử dụng các biện pháp này với mục đích giảm thiểu tối đa lượng hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước. Vì vậy, các biện pháp phi thuế quan còn được gọi là các biện pháp bảo hộ phi thuế quan. Bên cạnh đó, một số quốc gia còn sử dụng biện pháp phi thuế quan như là một công cụ dùng để phân biệt đối xử trong quan hệ quốc tế. 2. Các biện pháp bảo hộ phi thuê quan phổ biên t r o n g thương m ạ i quốc tê và m ộ t sô quy định của W T O về việc áp dụng các biện pháp này 2.1. Các biện pháp hạn ché định lượng Các biện pháp hạn chếđịnh lượng có nghĩa là các cấm đoán hoặc hạn chế thương mại với quốc gia khác, dù thực hiện bằng hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp có tính chất tương tự, kể cả các biện pháp và các yêu cầu hành chính hạn chếthương mại. 4 2.1.1. Cấm nhập khẩu Hàng hóa cấm nhập là những hàng hóa tuyệt đối không được phép đưa vào thị trường nội địa để lưu thông tiêu dùng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thậm chí nhằm bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng. Do đây là biện pháp bảo hộ gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế, vì vậy, nhìn chung WTO không cho phép áp dừng. Tuy nhiên, vẫn có một số miễn trừ trong quy định, do trình độ phát triển giữa các nước thành viên không đồng đều nên các quốc gia vẫn có thể áp dừng trên cơ sở không phân biệt đối xử trong một số trường hợp sau (quy định tại điều X X I - G A T T 1994): cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia; cần thiết để đảm bảo an ninh xã hội; cần thiết để bảo vệ con người, động vật và thực vật; liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng, bạc; cần thiết để bảo vệ tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ; cẩn thiết để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Ngoài ra, tại điều X- G A T T 1994 còn quyđịnh: được áp dừng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bót sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác. 2.1.2. Hạn ngạch nhập khẩu 2.1.2.1. Hạn ngạch Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hoặc một nhóm hàng được nhập về từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định (thường là Ì năm). Thông thường, hạn ngạch nhập khẩu được áp dừng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty. Biện pháp này có tác động đến rất nhiều yếu tố như giá cả, sức cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị trường của hàng hóa. Căn cứ vào thị trường để quản lý thì thông thường có 3 loại hạn ngạch sau: Thứ nhất là hạn ngạch quốc gia, trong trường hợp thị trường nhập khẩu hoặc xuất khẩu là một quốc gia; 5 Thứ hai là hạn ngạch khu vực, trong trường hợp thị trường nhập khẩu hoặc xuất khẩu là một khu vực; Thứ ba là hạn ngạch toàn cầu, trong trường hợp thị trường nhập khẩu hoặc xuất khẩu là tất cả các nước. Điều X I - GATT/1994 về loại bỏ các hạn chế định lượng quy định "các bên ký kết không được duy trì hoặc tạo ra các điều cấm hoặc hạn chế nào khác trừ thuế quan, các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các biửn pháp khác bị cấm, trừ một số trường họp được quy định chặt chẽ". Như vậy, nhìn chung các quốc gia thành viên WTO không được sử dụng biửn pháp này vì ảnh hưởng không tốt đến thương mại thế giới. Tuy nhiên, WTO vẫn cho phép các quốc gia áp dụng trong một số trường hợp đặc biửt như nhằm khắc phục tạm thời tình trạng thiếu lương thực; bảo vử tình hình tài chính đối ngoại trong trường hợp thâm hụt nghiêm trọng về dự trữ tiền tử; bảo vử đạo đức xã hội, bảo vử sức khỏe con người, bảo vử động thực vật quý hiếm; xuất nhập khẩu vàng bạc, tài sản quốc gia liên quan đến văn hóa, nghử thuật, lịch sử khảo cổ, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Theo hiửp định về tự vử (WTO), các quốc gia cũng có thể áp dụng các biửn pháp tự vử như hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay phụ thu k h i có sự tăng đột biến của nhập khẩu một mặt hàng gây thiửt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Hiửn tượng tăng đột biến này có thể là tăng tuyửt đối về khối lượng hàng nhập khẩu, có thể là tăng tương đối (khối lượng hàng nhập khẩu không tăng nhưng thị phần hàng nhập khẩu tăng so với thị phần hàng sản xuất trong nước). K h i xảy ra hiửn tượng này, các công ty trong nước có thể yêu cầu chính phủ tiến hành điều tra để áp dụng các biửn pháp tự vử. Hiửp định quy định viửc điều tra phải tiến hành một cách minh bạch và theo một trình tự nhất định. Đ ể kết luận là có thể áp dụng các biửn pháp tự vử hay không, cơ quan điều tra cần phải xác định rằng ngành sản xuất trong nước đã chịu hoặc đang có nguy cơ bị 6 thiệt hại nghiêm trọng. Và thiệt hại đó phải là hậu quả của việc tăng nhập khẩu đột biến. Hiệp định về tự vệ của WTO có điều khoản miễn trừ dành cho hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng các biện pháp tự vệ đấi với hàng nhập khẩu từ một nước đang phát triển nếu hàng nhập khẩu từ nước đó chiếm hơn 3 % tổng nhập khẩu, hoặc nếu hàng nhập khẩu không chiếm hơn 3 % nhưng cộng gộp hàng nhập khẩu từ tất cả các nước đang phát triển thỏa mãn điều kiện đó chiếm nhiều hơn 9 % tổng hàng nhập khẩu của quấc gia đó. 2.1.2.2. Hạn ngạch thuế quan Hiện nay các hạn ngạch hạn chế nhập khẩu thường được quy định kèm theo quản lý bằng biện pháp thuế quan nên được gọi là hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch thuế quan (Tariff quota) là cơ chế cho phép duy trì thuế suất thấp áp dụng với hàng nhập khẩu trong phạm v i hạn ngạch và mức thuế suất cao hơn đấi với hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch. Hiện nay, WTO tuy không chấp nhận việc sử dụng hạn ngạch nhưng thừa nhận và cho phép áp dụng rộng rãi hạn ngạch thuế quan cho các mặt hàng nông sản. Hạn ngạch thuế quan bao gồm 3 bộ phận: Thứ nhất là hạn ngạch quy định lượng hàng hóa tấi đa được phép nhập khẩu (Quota); Thứ hai là thuế quan trong hạn ngạch (In- Quota tariff); Thứ ba là thuế quan ngoài hạn ngạch (Over - Quota tariff). Trị giá các bộ phận trên được quy định rõ trong biểu thuế quan của các quấc gia thành viên WTO. Nếu hạn ngạch thuế quan được dỡ bỏ, lượng hạn ngạch và mức thuế quan thay đổi phải được các quấc gia thông báo rõ ràng cho WTO và các quấc gia thành viên khác. 7 Một hệ thống hạn ngạch thuế quan có thể có dạng như sau: Hình 1: Ví dụ vê hệ thống hạn ngạch thuê quan hạn Thuế suất ngạch trong hạn ngạch 80% ngoài hạn ngạch _ chịu thuế 1 0 % chịu thuế 8 0 % 10% lượng nhập khẩu 1000 tấn Nguồn: tác giả minh họa Theo hình Ì, lượng nhập khẩu nằm dưới hạn ngạch (dưới 1000 tấn) chịu mức thuế chung 10%. Lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch chịu mức thuế 8 0 % . 2.1.3. Giây phép nhập khẩu hàng hóa Giấy phép nhập khẩu hàng hóa là một biện pháp quản lý nhập khẩu dưới dạng hạn chế số lượng. Nhưng biện pháp này khác với hạn ngạch, vì không quy định số lượng cụ thể m à chỉ yêu cờu k h i xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải xuất trình cơ quan Hải quan kiểm tra, nên được áp dụng rộng rãi hơn. Biện pháp này được áp dụng với những mục đích sau: Thứ nhất là quản lý được lượng hàng hóa xuất đi, nhập về phục vụ cho công tác thống kê lập kế hoạch; Thứ hai là chống các hiện tượng gian lận thương mại, buôn lậu; Thứ ba là góp phờn bảo vệ thị trường và sản xuất nội địa; Thứ tư là thực hiện các cam kết với nước ngoài; Có hai loại giấy phép nhập khẩu thường gặp là giấy phép tự động và giấy phép không tự động. Giấy phép tự động là một văn bản cho phép thực 8 hiện ngay lập tức không có điều kiện gì đối với người làm đơn x i n giấy phép, còn giấy phép không tự động là một văn bản cho phép được thực hiện k h i người nhập khẩu đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Hiệp định vềthủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO được ký kết năm 1994 bao gồm một số quy định vềgiấy phép nhập khẩu như sau: Thứ nhất là quy định đối với cơ quan cấp giấy: • Chế độ cấp và quản lý giấy phép không phiền toái hơn mức cặn thiết. Cơ quan cấp giấy phép của nước thành viên phải đưa ra quyết định có cấp giấy phép nhập khẩu hay không trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ trong trường hợp xem xét từng hồ sơ một, hoặc 60 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ trong trường hợp xem xét tất cả các hồ sơ cùng một lúc. • • N ộ i dung phải minh bạch, rõ ràng và có thể dự đoán trước. Không có những quyết định độc đoán đối với nhà nhập khẩu và nhà sản xuất nước ngoài. • Các thủ tục hành chính không được bóp méo thương mại. • Công khai các thông tin chi tiết về việc cấp giấy phép nhập khẩu như thế nào và tại sao được cấp. • Giấy phép không tự động không được gây ra hạn chế hay bóp méo thương mại hơn mức các điều kiện do yêu cặu cấp phép đặt ra. Thứ hai là quy định với các nước thành viên: Các quốc gia thành viên phải công bố tất cả quy định vềthủ tục cấp phép nhập khẩu, để các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và Chính phủ của họ hiểu đặy đủ, nhằm đảm bảo tự do cạnh tranh. Đồng thời, các nước thành viên phải thông báo vói WTO k h i đưa ra những thủ tục cấp phép mới hoặc thay đổi những thủ tục đang có hiệu lực. 2.2. Các biện pháp tương đương thuế quan Các biện pháp tương đương thuế quan là các biện pháp làm tăng giá hàng nhập khẩu theo cách tương tự thuế quan. 9 2.2.1. Xác định trị giá hải quan Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định theo mục đích quản lý hải quan, là một trong những căn cứ cơ bản để tính thuế hải quan và các thuế khác (Điều 7, Hiệp định về trị giá hải quan). Hiệp định về trị giá hải quan được ký kết nhằm đảm bảo giá trị hàng hóa nhập khẩu được xác định một cách khách quan và công bằng, phát huy tác động tích cực tới các ràng buộc thuế đã đặt được trong các vòng đàm phán của GATTẠVTO. 2.2.1.1. Trị giá giao dịch: là trị giá được xác định dựa trên cơ sở giá thực trả hoặc sẽ trả khi hàng hóa được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu dựa trên hóa đan hoặc ghi trên hợp đồng. 2.2.1.2. Trị giá giao dịch của hàng giống hệt Hàng hóa được coi là giống hệt là những hàng hóa giống nhau về tính chất và đặc điểm, chất lượng và danh tiếng, được sản xuất ở cùng một nước với hàng hóa đang được xác định trị giá và do cùng một hãng sản xuất. 2.2.1.3. Trị giá giao dịch của hàng tương tự Hàng hóa tương tự là "hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có những đặc điểm tương đương và các vật liệu cấu thành tương đương cho phép chúng có thể cùng thực hiện chức năng và có thể thay thế lẫn nhau về mặt thương phẩm". Số lượng của hàng hóa, uy tín cũng như mẫu m ã là những yếu tố được xem xét khi xác định tính tương tự của hàng hóa đó. 2.2.1.4. Trị giá khấu trừ/ Suy diễn Trị giá khấu trừ được xác định trên cơ sở đơn giá bán trên thị trường nội địa của hàng nhập khẩu đang cần xác định trị giá hoặc hàng giống hệt hoặc hàng tương tự khấu trừ những chi phí sau: Phí hoa hồng và chi phí quản lý chung; cước phí vận tải bảo hiểm; chi phí và phí tính gộp theo; lệ phí hải quan và thuế hải quan của nước nhập khẩu. 10 2.2.1.5. Trị giá tính toán Theo phương pháp này, trị giá hải quan được xác định trên cơ sở giá thành của mặt hàng đang được xác định trị giá cộng với một khoản lợi nhuận và chi phí chung được phản ánh trong nghiệp vụ bán hàng cùng loại từ nước người xuất khẩu sang nước người nhập khẩu. 2.2.1.6. Phương pháp dự phòng Việc xác định giá tính thuế hải quan tùy tiện có thố bóp méo kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, WTO cho phép xác định trị giá hải quan trên cơ sở kết hợp các phương pháp một cách phù hợp gọi là phương pháp dự phòng. 2.2.2. Định giá 2.2.2.1. Giá bán tối đa - Giá trần Giá bán tối đa trong nước của một hàng hóa có thố hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là đối với những nhà xuất khẩu không có khả năng cạnh tranh cao. 2.2.2.2. Giá bán tối thiểu - Giá sàn Đây là việc một chính phủ quy định mức giá sàn, áp dụng với việc mua hàng hóa xuất khẩu của các công ty kinh doanh nhằm bảo vệ quyền lợi người sản xuất. 2.2.2.3. Biến phí Biến phí được xác định bằng mức chênh lệch giữa giá nội địa của hàng cùng loại trừ đi mức giá của hàng nhập khẩu. Mục đích nhằm hạn chế mức giá thấp hơn của hàng nhập khẩu đố bảo đảm sức cạnh tranh của hàng sản xuất nội địa nước nhập khẩu. 2.2.2.4. Phụ thu Phụ thu là phần thu thêm ngoài thuế nhập khẩu. Vì vậy, phụ thu là phần thuế quan có tác dụng bình ổn giá cả, tạo nguồn thu cho ngân sách và bảo hộ li sản xuất trong nước. Tuy nhiên, vì lý do gì thì đây cũng là một trong những biện pháp làm bóp méo thương mại. 2.3. Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp 2.3.1. Quyền kinh doanh nhập khẩu Chính phủ nước nhập khẩu sẽ có Nghị định riêng quy định về việc cấp phép kinh doanh nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhằm phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo những cam kết với WTO. 2.3.2. Đầu mối nhập khẩu Mục đích của việc quy định đầu mối nhập khẩu là đảm bảo cung cầu, ồn định xã hội, sức khỏe của cộng đồng và bảo hộ sản xuất trong nước. X u hướng của biện pháp này là hướng tới những mặt hàng quản lý theo đẩu mối sẽ được tồ chức đấu thầu dể giao cho những doanh nghiệp nhập khẩu có hiệu quả nhất. 2.4. Các rào cản kỹ thuật K h i nhập khẩu hàng hóa, các rào cản kỹ thuật được thiết lập nhằm một số mục đích tích cực. Trước hết là đối với người tiêu dùng, các rào cản kỹ thuật giúp dễ dàng lựa chọn và sử dụng những sản phẩm có thông số kỹ thuật và chất lượng phù hợp với yêu cầu. Hơn nữa, các rào cản này giúp các nhà sản xuất có thể sản xuất theo quy m ô lớn theo một thông số nhất định. Còn đối với người bán, đó là có thể dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh những mục đích trên, hầu hết các quốc gia đều áp dụng biện pháp này như một rào cản nhằm bảo hộ thị trường n ộ i địa và sản xuất trong nước. Hiện có rất nhiều các rào cản kỹ thuật được áp dụng trong thương mại quốc tế. Sau đây là một số rào cản kỹ thuật phồ biến: 2.4.1. Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật Các tiêu chuẩn kỹ thuật là những tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Chúng đưa ra những tiêu chí và đặc tính m à chất lượng sản phẩm nên tuân thủ trên phạm v i quốc gia. 12 Các tiêu chuẩn có thể là áp dụng tự nguyện, tuy nhiên cũng có thể là bắt buộc theo các quyết định ban hành, đặc biệt là tại các thị trường quốc tế như Mỹ, EU và Nhật Bản. Một sản phẩm nhập khẩu nếu không đáp ứng đước các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật có thể vẫn đước bán trên thị trường nước nhập khẩu, tuy không đước người tiêu dùng ưa chuộng, vì nhìn chung, các tiêu chuẩn kỹ thuật ra đời từ đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, các quốc gia nhập khẩu thường khéo léo sử dụng các tiêu chuẩn này như một công cụ để tạo lới thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay, tại các thị trường quốc tế, các tiêu chuẩn kỹ thuật đước áp dụng rất phổ biến và đước kiểm soát hết sức nghiêm ngặt. Trên thế giới hiện nay có một số tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế đước áp dụng rộng rãi như hệ thống HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points- Phân tích m ố i nguy và xác định các điểm kiểm soát giới hạn). Đây là một hệ thống quản lý chất lướng mang tính phòng ngừa (Preventive) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (Food Saíety) và chất lướng sản phẩm (Food Quality) thông qua việc phân tích các nguy cơ gây hại và thực hiện các biện pháp kiểm soát điểm tới hạn. Ngoài ra, hệ thống quản lý chất lướng ISO cũng đước áp dụng rộng rãi. Đây là hệ thống quản lý chất lướng tập trung vào công tác quản lý mang tính toàn cầu và đước thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Đ ể điều chỉnh những tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa trong thương mại giữa các nước thành viên, WTO đưa ra Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Hiệp định này đề ra các nguyên tắc chính như: không phân biệt đối xử, không cản trở thương mại, công khai minh bạch về các biện pháp kỹ thuật m à các nước sử dụng, hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, các bên cam kết không tạo ra các rào cản kỹ thuật đối với thương mại bằng cách minh bạch hóa các quy định theo các nguyên tắc xây dựng chung, phân định rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định kỹ thuật, 13 đối xử bình đẳng đối với hàng hoa từ các quốc gia khác nhau, xây dựng hệ thống hỏi đáp thông tin về các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng hóa ở mỗi nước. 2.4.2. Kiểm dịch động thực vật Biện pháp kiểm dịch động thực vật bao gẩm các luật, nghị định, yêu cầu và thủ tục liên quan như các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất, chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những xử lý cách ly bao gẩm các yêu cầu liên quan gắn vái vận chuyển cây trẩng và vật nuôi hay các chất nuôi dưỡng chúng trong quá trình vận chuyển, những quy định về các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cẩu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp tới vâm đề an toàn thực phẩm (Phụ lục A.l, Hiệp định về áp dụng các biện pháp về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật - SPS). Biện pháp này được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguẩn gốc từ động vật. Theo đó, m ọ i phương tiện vận tải, vật phẩm nguẩn gốc thực vật và tác nhân sinh học có thể gây hại cho sinh thái khi thâm nhập vào lãnh thổ của nước nhập khẩu đều phải qua kiểm dịch. Điều 3, hiệp định SPS, khuyến khích các nước thành viên thiết lập các biện pháp kiểm dịch động thực vật phù hơp với các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của các Tổ chức quốc tế: Uy ban an toàn thực phẩm (Codex), Tổ chức thú y thế giới (OIE) và Công ước bảo vệ thực vật (IPPC). Hiệp định cho phép các nước tự chọn không sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, nếu tiêu chuẩn được lựa chọn gây cản trở thương mại hoặc cao hơn tiêu chuẩn quốc tế thì quốc gia đó phải đưa ra các bằng chứng khoa học (dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ), chứng minh được tiêu chuẩn quốc tế liên quan không đảm bảo mức độ bảo vệ m à quốc gia đó cho là thích hợp. 14 2.4.3. Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, là công cụ bảo hộ hết sức hữu hiệu, đặc biệt tại các nước phát triển. Các điều khoản của WTO đòi họi các tiêu chuẩn nội địa của các quốc gia ký kết phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế trừ khi họ có nguyên nhân hợp lý để làm khác. Việc gắn nhãn mác thực phẩm phải hài hòa với những tiêu chuẩn gắn nhãn mác quốc tế nhất quán để thuận lợi cho thương mại quốc tế. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có các yêu cầu về nhãn mác phù hợp với tiêu chuẩn CODEX là tiêu chuẩn gắn nhãn mác thực phẩm được quốc tế công nhận. Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng và phát triển bởi Uy ban Thực phẩm quốc tế Codex. Những tiêu chuẩn, hướng dẫn trong bộ tiêu chuẩn này hiện là thước đo cho các yêu cầu của các quốc gia trong vấn đề an toàn thực phẩm. M ỗ i quốc gia có những tiêu chuẩn về nhãn mác riêng, trong đó có một số quy định cơ bản như: Tất cả các sản phẩm phải dán nhãn nêu rõ tên sản phẩm, tên nước xuất xứ, nguyên liệu, khối lượng tịnh, thời hạn sử dụng, phương pháp chế biến, bảo quản, ghi rõ tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu. Ngoài ra, từng quốc gia lại có những tiêu chuẩn khác về nhãn mác hàng hóa, nhưng vẫn phù hợp với các điều khoản của WTO. 2.4.4. Các quy định về môi trường Do đây là vấn đề mang tính toàn cẩu nên các quy định này được WTO và các quốc gia hết sức coi trọng. Các biện pháp này rất phong phú, có thể là các quy định cụ thể về nhãn mác sinh thái, mức độ ô nhiễm, hàm lượng các chất có hại cho môi trường, khả năng tái chế của bao bì, hay các tiêu chuẩn môi trường nhằm khuyến khích ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các quốc gia cũng thường áp dụng phí môi trường, bao gồm phí sản phẩm, phí khí thải và phí hành chính nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan