Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp đổi mới quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại tỉnh hưng yên...

Tài liệu Giải pháp đổi mới quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại tỉnh hưng yên

.PDF
81
178
98

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI GIANG ĐỨC QUỲNH GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH HƢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI GIANG ĐỨC QUỲNH GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH HƢNG YÊN Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 834.04.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS HOÀNG XUÂN LONG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Xuân Long. Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng. Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề luận văn cần giải quyết. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Học viên Giang Đức Quỳnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ................................................................. 10 1.1. Các khái niệm ........................................................................................... 10 1.2. Cơ sở lý luận trong quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ .............. 13 1.3. Kinh nghiệm đổi mới quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ trên thế giới và trong nước ........................................................................................... 16 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH HƢNG YÊN ..................................... 30 2.1. Bối cảnh ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ tại tỉnh Hưng Yên ................................................................................... 31 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ tại tỉnh Hưng Yên. ....................................................................................................... 42 2.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2017 ............................................................................................... 47 2.4. Đánh giá những mặt được và mặt hạn chế, nguyên nhân của công tác quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ tại tỉnh Hưng Yên ....................... 51 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH HƢNG YÊN ............................................... 61 3.1. Bối cảnh sắp tới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên . 61 3.2. Các giải pháp đổi mới quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên ..................................................... 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN: Công nghiệp CNH-HĐH: Công nghiêp hóa, hiện đại hóa CNTT: Công nghệ thông tin DASXTN: Dự án sản xuất thử nghiệm ĐTCB: Điều tra cơ bản GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐND: Hội đồng nhân dân KH&CN: Khoa học và công nghệ KHKT&CN: Khoa học kỹ thuật và công nghệ KHXH&NV: Khoa học xã hội và nhân văn KT-XH Kinh tế-xã hội NC&PT: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ NCKH: Nghiên cứu khoa học NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TT-CN Tiểu thủ công nghiệp TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân VLXD: Vật liệu xây dựng DANH MỤC BIỂU BẢNG STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Diện tích, dân số các huyện, thành phố 33 2 Bảng 2.2 Nhân lực Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên 35 3 Bảng 2.3 Nhân lực KH&CN cấp huyện 35 4 Bảng 2.4 Nhân lực KH&CN tỉnh Hưng Yên 36 5 Bảng 2.5 Nhân lực tại các tổ chức KH&CN 37 6 Bảng 2.6 Số lượng và nhân lực các doanh nghiệp 38 KH&CN 7 Bảng 2.7 Tình hình triển khai nhiệm vụ KH&CN 49 cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 2012-2017 8 Bảng 2.8 Cơ cấu nhiệm vụ và tài chính theo lĩnh 50 vực KH&CN 9 Quy trình 1 Xác định danh mục và xét chọn tổ chức, 43 cá nhân chủ trì nhiệm vụ 10 Quy trình 2 Quy trình quản lý thực hiện nhiệm vụ 45 11 Quy trình 3 Quy trình nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ 46 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi sâu sắc tới toàn bộ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. KH&CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền kinh tế tri thức. Ở Việt Nam, KH&CN đã được xác định là “Quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", là "động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Để KH&CN trở thành động lực phát triển của nền kinh tế, thì vai trò và tác động của quản lý nói chung, công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt. Năm 2013 Luật KH&CN được Quốc hội thông qua, Nghị định 08/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho quản lý hoạt động KH&CN. Bộ KH&CN đã xây dựng ban hành 13 thông tư hướng dẫn thực hiện Luật KH&CN riêng cho quản lý các nhiệm vụ KH&CN, điều này cho thấy hoạt động quản lý các nhiệm vụ KH&CN luôn được quan tâm và thể hiện được tầm quan trọng để các cấp, các ngành nghiên cứu áp dụng và vận dụng vào điều kiện thực tiễn nhằn phát huy hiệu quả. Trong thời gian qua, ở nước ta, công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN đã có những đổi mới và đạt được một số bước tiến nhất định, thể hiện ở việc đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động nghiên cứu KH&CN, bảo đảm quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nghiên cứu KH&CN, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đồng thời xác định trách nhiệm và phân công hợp lý giữa các Bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, Chính phủ, 1 Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN, các Bộ, ngành có liên quan đã thường xuyên rà soát, chủ động tổ chức xây dựng và ban hành các nghị định và các thông tư hướng dẫn một số lượng lớn văn bản. Các nội dung sửa đổi đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn tổ chức và quản lý nhiệm vụ KH&CN; đã giải quyết được một số vướng mắc, bất cập trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên đây, công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: hệ thống văn bản còn phức tạp gây nhiều khó khăn trong việc quản lý nhiệm vụ KH&CN; số lượng văn bản quản lý nhiệm vụ KH&CN quá nhiều và có sự chồng chéo, mâu thuẫn, không nhất quán về nội dung, hình thức giữa các văn bản; thiếu sự phối hợp giữa các loại nhiệm vụ KH&CN khác nhau dẫn tới giảm hiệu quả đóng góp của từng loại nhiệm vụ c ng như cả hệ thống nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; thiếu sự phối hợp chặt ch và có hiệu quả giữa các đơn vị quản lý nhiệm vụ KH&CN; sự phân công, phân cấp quản lý nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự rõ ràng; ... Những hạn chế nói trên của hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN đang gây cản trở đối với công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN, làm cho việc triển khai hoạt động nghiên cứu KH&CN gặp khó khăn và trở nên thiếu hiệu quả. Cụ thể là: Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch nhiệm vụ KH&CN thường bị động và chậm trễ so với yêu cầu; việc định hướng hoạt động KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KH&CN và nhu cầu của xã hội; có sự xung đột, mâu thuẫn trong quản lý nhiệm vụ KH&CN; những hạn chế hiện nay trong quản lý nhiệm vụ KH&CN là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới đổi mới quản lý KH&CN nói chung ở nước ta. Tại địa phương, Hưng Yên là một tỉnh nhỏ không có điều kiện phát triển mạnh về thiên thiên như rừng, đồi, núi, biển, hoàn toàn đồng bằng, đất 2 chật người đông. Tuy nhiên, từ năm 2017 Hưng Yên đã chủ động được nguồn ngân sách của tỉnh, năm 2016 đạt 10,7 nghìn tỉ đồng, năm 2018 dự kiến 12.000 tỷ đồng. Có được những thành quả như vậy là có sự đóng góp không nhỏ của KH&CN. Do đó, KH&CN trong nhưng năm qua luôn được tỉnh Hưng Yên quan tâm, được thể hiện ở việc ban hành Chương trình số 20CTr/TU ngày 15/3/2013 của Tỉnh ủy Hưng Yên thực hiện Nghị quyết lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quyết định số 2260/QĐUBND ngày 19/10/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CNtỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2025, và một số văn bản cụ thể góp phần quản lý nhà nước về các nhiệm vụ KH&CN hiệu quả. Nhiều nhiệm vụ KH&CN, nhiều thành quả KH&CN đã được thực hiện và áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như: - Hệ thống văn bản còn phức tạp gây nhiều khó khăn trong việc quản lý nhiệm vụ KH&CN bởi chưa cụ thể hóa, vẫn mang tính áp dụng theo các văn bản của Chính phủ, của Bộ KH&CN, khó áp dụng vào thực tiễn. - Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch nhiệm vụ KH&CN thường bị động và chậm trễ so với yêu cầu bởi nhiều khâu, trong đó có các khâu xây dựng danh mục, thực hiện quản lý, áp dụng thành tựu KH&CN chưa thực sự được quan tâm. - Các Hội đồng tư vấn chuyên ngành về KH&CN chưa thực hiện khách quan, còn thiên về động viên, khuyến khích hoặc nể nang, nên hiệu quả thực hiện các khâu còn chưa cao, chưa thể hiện rõ được vai trò của khoa học với thực tiễn yêu cầu . 3 - Việc xác định các hướng ưu tiên của nhiệm vụ KH&CN chưa thật sự gắn kết chặt ch với nhu cầu thực tế phát triển KT-XH của tỉnh. Chưa xây dựng được các nhiệm vụ khoa học trọng điểm để làm cơ sở cho việc tuyển chọn và thực hiện hiệu quả mang tính đột phá và lan tỏa. Nhiều cấp lãnh đạo của tỉnh còn chưa thật quan tâm đến việc đặt hàng nhiệm vụ KH&CN phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa phương của mỉnh, nên hiệu quả không cao. - Trong hoạt động kiểm tra, giám sát còn thiếu kiên quyết đối với các trường hợp không thực hiện đúng tiến độ đã ký kết trong hợp đồng, vì vâỵ, thường là thời gian thực hiện kéo dài so với thời gian ký kết trong hợp đồng. - Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế còn gặp nhiều hạn chế còn do công tác tuyên truyền phổ biến kết quả nghiên cứu chưa thực sự hiệu quả; sự thiếu quan tâm chỉ đạo và điều kiện để áp dụng kết quả nghiên cứu của các cấp, các ngành và tâm lý ỷ lại trông chờ vào kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của nhà nước. Đổi mới hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN tại tỉnh Hưng Yên đã được nhấn mạnh trong một số chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh. Điển hình như Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 15/3/2013 của Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW khóa XI. Để phân tích rõ các hạn chế trên, qua đó đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên, rất cần thiết thực hiện đề tài “ Giải pháp đổi mới quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ tại tỉnh Hƣng Yên”. 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN đã được nghiên cứu, ở các mức độ khác nhau và đã có một số các công trình nghiên cứu ở cấp độ quốc gia như sau: - "Nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở địa phương" - TS. Hoàng Xuân Long, 2006. - "Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ" -TS. Lê Đăng Doanh (NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 2003); - “Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương thời gian qua và những định hướng cho thời gian tới”- TS. Hồ Ngọc Luật, Tạp chí chính sách và quản lý KH&CN, số 1, Hà Nội, 2012. - “ Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước”- Luận văn Thạc sỹ, Nguyễn Quyết Chiến, 2014. - “ Nghiên cứu phân tích, đánh giá hoạt động quản lý các nhiệm vụ KH&CNsau 30 năm đổi mới” – Đề tài cấp Bộ của Tiến sỹ Hoàng Xuân LongViện Chiến lược và chính sách Khoa học và Công nghệ, 2017. … Trong các nghiên cứu kể trên, những nội dung cơ bản của đổi mới công tác, cơ chế quản lý KH&CN; đổi mới hệ thống KH&CN, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế tài chính, kế hoạch hoá hoạt động KH&CN, xây dựng thị trường KH&CN… đã được đề cập và phân tích từ các góc độ khác nhau. Kết quả những nghiên cứu này đã từng bước làm sáng tỏ các vấn đề về quản lý KH&CN và thúc đẩy quá trình đổi mới đáp ứng nhu cầu của thực tế ở tầm quốc gia và tầm địa phương. Tuy nhiên đây là những nghiên cứu ở tầm vĩ mô, chưa có những nghiên cứu ứng dụng cụ thể về đẩy mạnh quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh Hưng Yên. 5 Vấn đề quản lý nhiệm vụ KH&CN tại các địa phương khác trong nước có thể kể đến như: - "Hoàn thiện quản lý nhà nước về KH&CN ở tỉnh Đồng Nai"- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Huệ, 2005; - “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN của tỉnh Ninh Bình” – Luận văn Thạc sỹ của Đinh Xuân Trường, 2015; - “ Quản lý nhiệm vụ KH&CN từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”- Luận văn Thạc sỹ của V Văn Thiện, 2017; Những công trình nghiên cứu này tương đối sát về hoạt động quản lý các nhiệm vụ KH&CN, tuy nhiên do đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nên không phù hợp với thực tế tại tỉnh Hưng Yên, chỉ có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu đổi mới công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên. Trong thời gian qua, các nghiên cứu về đổi mới chính sách trong quản lý KH&CN tại tỉnh Hưng Yên được chưa được thực hiện nhiều. Những nghiên cứu liên quan đến hoạt động KH&CN của tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây có thể kể đến là: - "Quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên", Luận Văn Thạc sỹ của Đàm Bá Quang, 2005. - “Nghiên cứu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn Thạc sỹ của Phạm Thị Lý, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội; 2009 - Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp thúc đẩy ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên”, của V Xuân Thu, 2014... Những nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở tập hợp các số liệu thực ở Hưng Yên, tuy nhiên nó chủ yếu nghiên cứu nhằm thúc đẩy hoạt động 6 KH&CN tại tỉnh Hưng Yên và chưa sát với chủ đề đổi mới quản lý nhiệm vụ KH&CN. Những nội dung liên quan đến công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước chưa được thực hiện tại tỉnh Hưng Yên. Qua những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài tỉnh đã đề cập ở trên, có thể nói, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác đổi mới quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên. Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả xin lựa chọn hoạt động đổi mới quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá được thực thực trạng hoạt động quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên, phân tích những bất cập trong cơ chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN. - Đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KH&CN, quản lý nhiệm vụ KH&CN; phân tích các bài học kinh nghiệm về quản lý nhiệm vụ KH&CN. - Phân tích thực trạng về quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên. - Đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên. 4.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: - Công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước của tỉnh Hưng Yên như: Công tác xác định danh mục nhiệm vụ KH&CN; xét duyệt, tuyển chọn nhiệm vụ, các tổ chức thực hiện KH&CN; tổ chức thực hiện, đánh giá nghiệm thu và chuyển giao, áp dụng các kết quả vào thực tiễn. - Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2017 từ đó làm cơ sở đổi mới hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: - Phương pháp khảo sát thực tế tại các địa phương và một số đơn vị triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. - Nghiên cứu tài liệu: Chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý các nhiệm vụ KH&CN do Trung ương, Bộ KH&CN ban hành; các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác do tỉnh Hưng Yên ban hành trong giai đoạn 2012-2017 có liên quan đến KH&CN; các báo cáo tổng kết công tác hằng năm của ngành KH&CN Hưng Yên. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 8 - Phương pháp trao đổi, xin ý kiến của các cán bộ đang công tác tại Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: 6.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hoá các lý luận và thực tiễn; cung cấp tư liệu đánh giá thực trạng quản lý nhiệm vụ KH&CN của tỉnh Hưng Yên. - Là cơ sở khoa học để nâng cao nhận thức về quản lý nhiệm vụ KH&CN tại tỉnh Hưng Yên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN của tỉnh Hưng Yên góp phần quản lý và hoạt động hiệu quả các thành tựu KH&CNvào thực tiễn, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Giải pháp đổi mới quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Hưng Yên. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Các khái niệm Có nhiều lý luận liên quan tới quản lý nhiệm vụ KH&CN. Tuy nhiên tại chương này chỉ đề cập tới những nội dung trực tiếp là cơ sở cho các phân tích ở chương sau của báo cáo kết quả nghiên cứu. Đây là những lý thuyết cơ bản như: Các khái niệm về Khoa học, công nghệ, quản lý nhà nước về KH&CN, nhiệm vụ KH&CN; xác định, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN, quản lý, đánh giá nghiệm thu và tuyên truyền, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. 1.1.1. Khái niệm về Khoa học và Công nghệ 1.1.1.1. Khái niệm về khoa học Theo Luật KH&CN năm 2013 “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy” [12, tr.1]. Những quan niệm trên cho thấy, bản chất của khoa học là hệ thống tri thức mang tính quy luật. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng: nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Trong luận văn này, tác giả thống nhất sử dụng khái niệm Khoa học theo tinh thần của Luật KH&CN năm 2013 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 1.1.1.2. Khái niệm về công nghệ Luật KH&CN năm 2013: Công nghệ [12, tr.1], là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có k m theo hoặc không k m theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Theo quan điểm này, công nghệ 10 bao gồm phần cứng (công cụ, phương tiện…) và phần mềm (kỹ năng, bí quyết, kinh nghiệm…). C ng cần lưu ý thêm, công nghệ là tập hợp chứ không phải tổng số, nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực. Sản phẩm của công nghệ có thể dưới dạng hữu hình hoặc vô hình, vật thể hoặc phi vật thể. 1.1.2. Khái niệm về nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ Nhiệm vụ KH&CN là những vấn đề KH&CN cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển KH&CN. Nhiệm vụ KH&CN có thể được thể hiện dưới hình thức Đề tài KH&CN, Đề án KH&CN, Dự án khoa học, Dự án sản xuất thử nghiệm, Chương trình KH&CN. - Đề tài KH&CN [11, tr.2], là nhiệm vụ KH&CN có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm. - Đề án khoa học [11, tr.2], là nhiệm vụ KH&CN nhằm mục tiêu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật. - Dự án sản xuất thử nghiệm [11, tr.3], là nhiệm vụ KH&CN nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. - Dự án KH&CN [11, tr.3], là nhiệm vụ KH&CN giải quyết các vấn đề KH&CN chủ yếu phục vụ việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một 11 ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được triển khai dưới hình thức đề tài KH&CN, dự án sản xuất thử nghiệm và dự án đầu tư KH&CN có mục tiêu, nội dung gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định. - Chương trình KH&CN [11, tr.3], là nhiệm vụ KH&CN có mục tiêu chung giải quyết các vấn đề KH&CN phục vụ phát triển và ứng dụng KH&CN trung hạn hoặc dài hạn được triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài KH&CN, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN. - Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ [11, tr.2], là việc bên đặt hàng đưa ra yêu cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ, cung cấp kinh phí để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tạo ra sản phẩm khoa học và công nghệ thông qua hợp đồng. Nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh là nhiệm vụ KH&CN đáp ứng các tiêu chí sau đây: - Có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi tỉnh; - Giải quyết các vấn đề KH&CN trong phạm vi tỉnh; - Có sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN của tỉnh. Nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ, bao gồm: - Chương trình KH&CN cấp tỉnh; - Đề án khoa học cấp tỉnh; - Đề tài KH&CN cấp tỉnh; - Dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh; - Dự án KH&CN cấp tỉnh; - Đề tài KH&CN, dự án KH&CN tiềm năng cấp tỉnh. 12 1.2. Cơ sở lý luận trong quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ Công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN bắt đầu từ khâu xác định các tên, nội dung, mục tiêu nhiệm vụ; và trong quá trình triển khai thực hiện là xác định cụ thể tên, nội dung, mục tiêu các nhiệm vụ; tuyển chọn người thực hiện hoặc giao trực tiếp các nhiệm vụ KH&CN; cơ chế, chế độ đảm bảo tài chính thực hiện nhiệm vụ; đánh giá, kiểm tra tiến độ thực hiện; đánh giá nghiệm thu và sau nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN. Các nguyên tắc chung trong quá trình quản lý nhiệm vụ KH&CN được thực hiện trong thực tiễn quản lý hoạt động KH&CN tầm quốc gia và địa phương theo Luật KH&CN quy định và các yêu cầu phát triển của tỉnh. Cụ thể là: - Tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh: Trong cơ chế thị trường và phải khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân phát huy khả năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa những người tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN. - Cơ chế quản lý KH&CN phải phục vụ cho phát triển KT-XH và phải đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương. - Đảm bảo sự đồng bộ giữa cơ chế quản lý KH&CN cơ chế quản lý KT-XH. Cơ chế quản lý phải phù hợp với tình hình thực tiễn. - Lấy chất lượng KH&CN và hiệu quả KT-XH làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá nhiệm vụ KH&CN. - Thực hiện phân cấp quản lý KH&CN, phân định rõ cho từng cấp quản lý và phân biệt giữa nhiệm vụ thường xuyên của quản lý Nhà nước và nhiệm vụ KH&CN. 1.2.1. Xác định nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ Cơ quan chủ quản về KH&CN tổ chức xác định nhiệm vụ thông qua việc lấy ý kiến đề xuất các nhiệm vụ KH&CN của các tổ chức, cá nhân các 13 nhà khoa học, các nhà sản xuất cần thực hiện trong kế hoạch 5 năm và hằng năm. Việc đề xuất và xác định các nhiệm vụ KH&CN phải căn cứ vào: - Chiến lược, quy hoạch phát triển KH&CN; các hướng KH&CN ưu tiên; các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu của cơ quan quản lý KH&CN đã công bố. - Việc xác định một nhiệm vụ KH&CN cần phải xuất phát từ việc tìm kiếm, chọn lọc những vấn đề cần giải quyết trong đời sống, sản xuất. Phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề cấp thiết của đất nước, của tỉnh, của mỗi địa phương. Kết quả của đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm phải có khả năng ứng dụng được vào thực tiễn sản xuất và đời sống . - Căn cứ theo các đề xuất tự do của các tổ chức, cá nhân. - Việc xác định, lựa chọn nhiệm vụ KH&CN thông thường được thực hiện thông qua hình thức các Hội đồng KH&CN (gồm các nhà khoa học, nhà quản lý và nhà hoạt động thực tiến SXKD,…) tư vấn xác định nhiệm vụ. 1.2.2. Tuyển chọn nhiệm vụ Với mục đích là tìm ra tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN có đủ các phẩm chất phù hợp về năng lực, quyết tâm và cam kết. Cần chú ý một số vấn đề sau: - Hệ thống tiêu chí, thang điểm đánh giá tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN - Phương thức tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN - Thành phần đánh giá tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN. 1.2.3. Ký hợp đồng, quản lý trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ Sau khi xác định và tuyển chọn được tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN, tiến hành thực hiện theo các bước sau: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan