Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàn...

Tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh nghệ an

.PDF
125
522
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------PHẠM NGUYỆT THƯƠNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------PHẠM NGUYỆT THƯƠNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Quang Thiệu Thái Nguyên, năm 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2008 Tác giả Phạm Nguyệt Thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Quang Thiệu - giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nhgiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, khoa sau Đại học, cùng toàn thể quý thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, Cục thống kê Nghệ An, Sở Lao động và thương binh xã hội tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An, UBND thành phố Vinh, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An và toàn thể các hộ gia đình, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An, chân thành cảm ơn tập thể ban chủ nhiệm khoa và giáo viên khoa Kế Toán- Phân tích trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Nghệ An, các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2008 Tác giả Phạm Nguyệt Thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CNH Công nghiệp hoá GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hoá HTX Hợp tác xã UBND Uỷ ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường WTO Tổ chức thương mại Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng quỹ đất tỉnh Nghệ An năm 2007 Bảng 2.2. Dân số và lao động của tỉnh Nghệ An năm 2007 Bảng 2.3.Giá trị và cơ cấu giá trị sản phẩm các ngành kinh tế tỉnh Nghệ An Bảng 2.4. Cơ cấu GDP trong các thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An Bảng 2.5. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất nông- lâm - thuỷ sản tỉnh Nghệ An Bảng 2.6. Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại cây trồng của tỉnh Nghệ An Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực, thực phẩm Bảng 2.8. Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả Bảng 2.9. Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp Bảng 2.10. Tỷ suất nông sản hàng hoá các loại cây lương thực, thực phẩm Bảng 2.11. Tỷ suất nông sản hàng hoá các loại cây ăn quả Bảng 2.12. Tỷ suất nông sản hàng hoá các loại cây công nghiệp Bảng 2.13.Giá trị và cơ cấu GTSX các loại vật nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An Bảng 2.14. Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi tỉnh Nghệ An Bảng 2.15. Tỷ suất nông sản hàng hoá trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bảng 2.16. GTSX và cơ cấu GTSX các thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An năm 2007 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thuần theo giá thực tế Bảng 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .......................................................................................................................i Lời cảm ơn ...........................................................................................................................ii Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................................iii Danh mục các bảng .............................................................................................................iv Mục lục .................................................................................................................................v Mở đầu..................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ....................................................................................................5 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...................... 5 1.1.2. Sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ..................................................................................... 14 1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá .............................................................................................................. 21 1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ........................ 23 1.1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá một số nước trên thế giới và Việt Nam ....................................... 25 1.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................32 1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu.................................................................... 32 1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN .........35 2.1. Đặc điểm của tỉnh Nghệ An. ........................................................................ 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................... 39 2.2. Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Nghệ An trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.......................................................................... 44 2.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua ............................................................................................................... 47 2.3.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An. ............................................ 47 2.3.2 Thực trạng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua ..................................................................... 52 2.3.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An ................................................................... 81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN .......................85 3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 .................. 85 3.1.1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An ....................................................................... 85 3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An ............................................................................ 87 3.1.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 .............................................. 89 3.2. Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 ............................................ 95 3.2.1. Giải pháp chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An ....................................................... 95 3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng ngành trong nông nghiệp thuần ................ 104 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU I - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế quan trọng đối với nước ta hiện nay, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư cả nước, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế quốc dân, là thị trường tiêu thụ quan trọng của công nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác. Do vậy, công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" được bắt đầu bằng việc phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Từ Đại hội lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam (1982) nông nghiệp được coi là "Mặt trận hàng đầu". Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 20012010 do Đại hội Đảng IX thông qua tiếp tục khẳng định quan điểm này. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 của Đại hội Đảng X nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh và coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với làng nghề, các loại hình sản xuất trang trại, hợp tác xã (HTX), sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Nghệ An là một tỉnh lớn nằm ở phía Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế - xã hội Bắc Nam, với diện tích đất tự nhiên là 1.648.729,74 ha và có hơn 3,1 triệu người sinh sống. Nông nghiệp vừa là bộ phận quan trọng trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 cơ cấu kinh tế của tỉnh, vừa có điều kiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì vậy, nông nghiệp là ngành được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Trong nhiều năm qua, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp chưa được khai thác. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu. Sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng của hộ gia đình và thị trường nội địa, có hướng tới xuất khẩu nhưng chưa nhiều và hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của tỉnh. Ngành chăn nuôi chưa phát huy hết lợi thế; tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuần còn cao; dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện nay chưa phù hợp với quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế Quốc tế, chưa phát huy hết tiềm năng về sản xuất hàng hoá, vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Do đó, đề tài "Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An" là thực tế khách quan và là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết. II - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU * Mục tiêu chung: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định rõ sự bất hợp lý và những nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ CNH, HĐH và xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay. * Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua, chỉ ra kết quả, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng. - Đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. III - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1- Đối tƣợng nghiên cứu Là những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhất là cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2008- 2020. 3.2- Phạm vi nghiên cứu * Về không gian Nghiên cứu, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An * Về thời gian - Phần tổng quan thu thập từ các tài liệu đã công bố từ năm 1996 đến nay. - Các số liệu, tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng địa bàn nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2003 - 2007 - Phần định hướng tham khảo các tài liệu về mục tiêu, phương hướng phát triển đến năm 2010 và 2020. * Về nội dung Đề tài chỉ tập trung đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong những năm qua dựa trên định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tìm ra những căn cứ, đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho giai đoạn tiếp theo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 IV - BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Nghệ An Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Nghệ An Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp * Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nền kinh tế của mỗi nước là một tổ hợp phức tạp, bao gồm các bộ phận và phân hệ hợp thành. Việc phân tích, đánh giá cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải xem xét cấu trúc bên trong của nền kinh tế, biểu hiện ở những mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận và giữa các phân hệ của các bộ phận đó trong hệ thống kinh tế. Những mối quan hệ kinh tế đó ràng buộc lẫn nhau và được biểu hiện ở những quan hệ về mặt lượng cũng như quan hệ về mặt chất. C.Mác đã chỉ ra rằng: “Cơ cấu kinh tế là sự phân chia về chất lượng và tỉ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội" [6]. Khi có sự thay đổi của một số bộ phận và phân hệ nào đó trong hệ thống kinh tế sẽ làm thay đổi các bộ phận và phân hệ còn lại, hoặc ngược lại. Trong khi phân tích và đánh giá một cơ cấu kinh tế trên quan điểm hệ thống nhất thiết phải chỉ ra được định lượng và định tính của các quan hệ kinh tế. Là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, cơ cấu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận, các phân hệ được kết hợp với nhau một cách hài hoà, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên của đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng và phát triển ổn định, nâng cao mức sống của dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Cơ cấu kinh tế của một nước xét trên tổng thể bao gồm những mối liên hệ tổng thể giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó, bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực kinh tế (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng), các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ …), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành thị), các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, cá thể, hộ gia đình). Ở mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu riêng của mình tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể. Để có một nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tất yếu phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu kinh tế đó phản ánh được các yêu cầu của quy luật khách quan: Quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội. Trong việc hình thành và vận động của cơ cấu kinh tế, nhân tố chủ quan của con người cũng có vai trò rất quan trọng. Việc nhận thức đầy đủ và ngày càng sâu sắc các quy luật khách quan, người ta phân tích, đánh giá hiện trạng của cơ cấu kinh tế, biết được xu hướng biến đổi của cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó tìm ra các phương án xác lập cơ cấu kinh tế cụ thể và lựa chọn phương án tối ưu có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong những điều kiện cụ thể của đất nước. Đồng thời qua đó tìm ra và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để đảm bảo cơ cấu kinh tế đó đi vào cuộc sống. Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại đã cho thấy cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến mà luôn ở trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, phát triển và có sự chuyển dịch cần thiết phù hợp với những thay đổi biến động của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Do tác động của tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới, do sự phát triển của khoa học quản lý và ứng dụng nó trong thực tiễn hoạt động kinh tế xã hội, cơ cấu kinh tế cũng theo sự phát triển đó mà ngày càng hoàn thiện hơn. Theo đà phát triển của xã hội, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng sâu rộng, cơ cấu kinh tế cũng ngày càng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 tiến bộ. Muốn xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với những mục tiêu, chiến lược kinh tế - xã hội của các thời kỳ lịch sử nhất định, con người phải nghiên cứu các quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội. Đó là sự đòi hỏi bức thiết. Nghiên cứu hoạch định và dự báo cơ cấu kinh tế hiện tại và trong tương lai là việc làm cần thiết của các nhà lý luận và những người quản lý. Từ đó yêu cầu trước hết phải đặt ra là nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn các chính sách vĩ mô, các mô hình kinh tế cụ thể, những vấn đề kinh tế vi mô [1]. Từ sự phân tích trên có thể khái quát cơ cấu kinh tế như sau: “Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nước. Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao” [13]. Nền kinh tế quốc dân là một tổ hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trên góc độ không gian lãnh thổ của mỗi nước, người ta phân chia ra thành kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị. Sự phân biệt giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị dựa vào sự khác nhau về địa lý, gắn liền về trình độ phát triển lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và những đặc thù của các ngành. Khu vực nông thôn bao gồm một không gian rộng lớn, ở đó cộng đồng dân cư sinh sống và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (theo nghĩa rộng) với các hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với lĩnh vực đó. Kinh tế nông thôn là một tổng thể các ngành kinh tế trong khu vực nông thôn. Kinh tế nông thôn gồm các ngành liên quan mật thiết với nhau: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và bao gồm cả công nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp [13]. Các ngành kinh tế đó quan hệ chặt chẽ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về số lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất lượng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận của hệ thống cơ cấu kinh tế quốc dân, phụ thuộc vào cơ cấu kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 tế quốc dân, nhưng nó cũng mang tính độc lập tương đối. Vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Cơ cấu kinh tế phản ánh quá trình phát triển, sự phù hợp, hợp lý trong phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, mỗi ngành và mỗi thành phần kinh tế. Muốn có một cơ cấu kinh tế hợp lý, cần có những biện pháp cụ thể nhằm chuyển dịch cơ cấu đúng hướng để có thể khai thác tối đa những tiềm năng và lợi thế của từng vùng, ngành và từng địa phương * Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tồn tại và phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Mỗi một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tương ứng với một cơ cấu kinh tế nông thôn cụ thể. C.Mác nói “Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là tất yếu không ai tránh khỏi, một sự tất yếu thầm kín, yên lặng”. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế cụ thể trong hệ hống kinh tế nông nghiệp cũng như xu hướng chuyển dịch của chúng ra sao là tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện tự nhiên nhất định mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Tuy nhiên, các quy luật kinh tế lại được biểu hiện và vận động thông qua hoạt động của con người. Vì vậy, con người phải nhận thức đầy đủ các quy luật kinh tế cũng như các ngành tự nhiên để từ đó góp phần vào việc hình thành, biến đổi và phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp sao cho cơ cấu đó ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, cơ cấu kinh tế còn bị chi phối bởi sự phát triển kinh tế chung của vùng và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 của thế giới. Như vậy, việc hình thành và vận động của cơ cấu kinh tế nông nghiệp đòi hỏi phải tôn trọng khách quan và không được áp đặt chủ quan, duy ý chí. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không cố định mà luôn luôn vận động và biến đổi Sự vận động biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Sự tác động của các điều kiện đó làm cho các bộ phận kinh tế trong hệ thống kinh tế nông nghiệp biến đổi, tác động lẫn nhau, tạo ra một cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới. Cơ cấu ấy vận động và phát triển, đến lượt nó phải nhường chỗ cho một cơ cấu mới khác ra đời. Tuy vậy, để đảm bảo cho quá trình hình thành, vận động và phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách khách quan, yêu cầu đặt ra là cơ cấu nông nghiệp phải đảm bảo tương đối ổn định. Nếu cơ cấu kinh tế nông nghiệp thường xuyên thay đổi, xáo trộn sẽ làm cho các quá trình sản xuất kinh doanh không ổn định, quá trình đầu tư lúng túng, lưu thông hàng hoá trở ngại, làm cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển què quặt và phiến diện, gây lãng phí, tổn thất cho nền kinh tế. [13] - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính hợp tác và cạnh tranh Trong việc lựa chọn một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả cao phải xem xét đầy đủ các yếu tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế và mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài. Sự gắn bó được biểu hiện trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong việc bố trí sản xuất, hoạch định các chính sách, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh chế biến và tiêu thụ sản phẩm … * Các yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sản phẩm của phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội diễn ra liên tục và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội gồm hai hình thức cơ bản: Phân công lao động xã hội theo ngành và phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Hai hình thức cơ bản của phân công lao động xã hội đó gắn bó với nhau. Sự phát triển của phân công lao động xã hội theo ngành kéo theo sự phát triển của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, ngược lại mỗi bước tiến của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ lại góp phần quan trọng cho bước phát triển mới cho phân công lao động xã hội theo ngành. Sự phát triển đó là thước đo trình độ phát triển chung của mỗi dân tộc. Phân công lao động xã hội và chế độ sở hữu tạo ra cơ cấu các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho người sản xuất kinh doanh năng động hơn, cho phép khai thác các tiềm năng và lợi thế có hiệu quả hơn [4]. Như vậy xét trên tổng thể cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm: Cơ cấu ngành, Cơ cấu vùng lãnh thổ, Cơ cấu thành phần kinh tế và Cơ cấu kỹ thuật. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo ngành Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp - nông thôn thể hiện các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong nông thôn: Nông nghiệp (theo nghĩa rộng), Công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Trong từng ngành lớn lại có các phân ngành. Nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Trên cơ sở sự phát triển của phân công lao động xã hội trong quá trình sản xuất và công nghiệp hoá, các ngành đó được hình thành và ngày càng phát triển cho phép tách sản xuất của các nhóm sản phẩm và các sản phẩm thành ngành kinh tế cụ thể tương đối độc lập với nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Trong trồng trọt lại phân ra: Trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh …. Ngành chăn nuôi gồm có: chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ, hải sản…. Những ngành trên được phân ra thành những ngành nhỏ hơn. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển tạo thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phát triển ngành lâm nghiệp và giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa nông nghiệp với lâm nghiệp, giữa lâm nghiệp với công nghiệp nông thôn là yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế nông thôn. Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế quan trọng cấu thành kinh tế nông nghiệp - nông thôn ở nước ta. Ngành thuỷ sản bao gồm: nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản. Đó là một ngành kinh tế có lợi thế để phát triển, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng kết hợp nuôi trồng thuỷ đặc sản với nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường sinh thái. Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước, đồng thời là bộ phận cấu thành kinh tế lãnh thổ. Sau cuộc phân công lao động xã hội lần thứ 2, công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và dần trở thành ngành độc lập. Công nghiệp phục vụ nông nghiệp gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với nông nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Công nghiệp phục vụ nông nghiệp cùng với các ngành kinh tế trong nông nghiệp gắn bó với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành một cơ cấu kinh tế nông nghiệp thống nhất. Phát triển công nghiệp trong nông nghiệp có ý nghĩa về nhiều mặt: góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và phát triển sản xuất hàng hoá, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu nhập, sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực ở nông thôn; thúc đẩy kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 thôn phát triển nhanh; góp phần phân bố hợp lý lực lượng lao động, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Dịch vụ là ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tế Quốc dân và nâng cao mức sống nhân dân. Dịch vụ nông nghiệp xét theo quan điểm hệ thống là một bộ phận thuộc ngành dịch vụ của cả nước, đồng thời là một bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp - nông thôn gắn liền với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, dịch vụ nông nghiệp cũng ngày càng phát triển với nhiều chủng loại phong phú cả trong dịch vụ sản xuất và dịch vụ đời sống. Như vậy dịch vụ nông nghiệp phát triển là đòi hỏi khách quan của sản xuất và nâng cao mức sống dân cư nông thôn. Sự phát triển của dịch vụ nông nghiệp làm cho hoạt động kinh tế ở nông thôn ngày càng phong phú và đa dạng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Đây là mối quan hệ phản ánh sự phát triển một cách toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao của sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ngoài ra cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp còn biểu hiện mối quan hệ giữa sản xuất nguyên liệu nông sản và chế biến - Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn theo vùng lãnh thổ Ở mỗi Quốc gia, trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quá trình phát triển các vùng kinh tế sinh thái được hình thành và phát triển. Cơ cấu ngành và cơ cấu vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ cấu vùng là nhân tố hàng đầu để tăng trưởng và phát triển bền vững các ngành kinh tế nông nghiệp- nông thôn được phân bố ở vùng. Mục đích của việc xác lập cơ cấu kinh tế vùng một cách hợp lý là bố trí các ngành theo lãnh thổ vùng sao cho thích hợp và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của từng vùng. Như vậy để phát triển các ngành bố trí trên mỗi vùng nhằm phát huy tiềm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 năng và thế mạnh của vùng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đòi hỏi phải phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và dịch vụ trong nông nghiệp, giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) với công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp, trước hết là quan hệ giữa sản xuất và chế biến, giữa yêu cầu của sản xuất và chế biến với việc ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới, giữa sản xuất chế biến với dịch vụ đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo thành phần kinh tế Các thành phần kinh tế ở nông nghiệp - nông thôn ra đời và phát triển là tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi ngành và do yêu cầu của sản xuất và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn. Trên cơ sở yêu cầu và khả năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, các thành phần hợp tác với nhau, kết hợp và đan xen với nhau một cách đa dạng với nhiều loại quy mô trình độ và hình thức khác nhau. Tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế hộ gia đình..., trong đó kinh tế hộ nông dân tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh chính, là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông- lâm- thuỷ sản cho nền kinh tế Quốc dân. - Cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tác động mạnh vào nông nghiệp - nông thôn, phá vỡ tính cổ truyền, lạc hậu, trì trệ, phân tán, manh mún, phá vỡ tính bảo thủ. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới từng bước được hoà nhập vào nông nghiệp, tỷ lệ thuần nông giảm nhanh, nông nghiệp - nông thôn và đô thị xích lại gần nhau hơn; cơ khí hoá và điện khí hoá nông nghiệp - nông thôn, phát triển mạnh mạng lưới giao thông nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản là điều kiện để thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 có hiệu quả và là tiền đề để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững. 1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi về vị trí, vai trò, tỷ trọng và tính cân đối vốn có giữa các yếu tố, các bộ phận của ngành, các vùng, các thành phần kinh tế cho phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của một nước trong một giai đoạn nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình phức tạp, lâu dài, thậm chí rất khó khăn nhưng trong quá trình chuyển dịch đó các mối quan hệ cũ dần được cải biến theo những tỷ lệ phù hợp trong tất cả các ngành kinh tế cũng như trong nội bộ một ngành kinh tế. Thông thường chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung diễn ra trước, sau đó mới đòi hỏi sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống đó từ một trạng thái nhất định tới trạng thái phát triển tối ưu để đạt được hiệu quả mong muốn, thông qua sự điều khiển có ý thức của con người, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. 1.1.2. Sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá 1.1.2.1. Hàng hoá và sản xuất hàng hoá * Hàng hoá Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. Hàng hoá có hai thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng [4] Như vậy một sản phẩm sản xuất ra được đem trao đổi thì được coi là hàng hoá, và muốn trao đổi được thì hàng hoá đó phải có một giá trị nhất định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 (giá trị của hàng hoá), sản phẩm đó phải đáp ứng nhu cầu của người sử dụng (giá trị sử dụng). Sản phẩm, hàng hoá trao đổi trên thị trường chịu sự chi phối của hai quy luật: Quy luật cung cầu và Quy luật cạnh tranh. * Sản xuất hàng hoá Sản xuất hàng hoá đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của mỗi nước. So với nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, kinh tế hàng hoá có những ưu việt nổi bật. Trong nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra là để bán nên nó chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, buộc các tập thể sản xuất, người sản xuất phải tổ chức lại sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất và càng tạo điều kiện cho nền sản xuất CNH - HĐH ra đời. Kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội gắn liền với hai điều kiện: Sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu. Phân công lao động xã hội ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu (Hợp tác kinh tế Quốc tế và khu vực, thị trường chung, hội nhập kinh tế, WTO…). Hình thức sở hữu cũng được thay đổi để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự chuyên môn hoá và phân công hợp tác Quốc tế đã trở thành một yêu cầu tất yếu ngay cả trong sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta, kinh tế hàng hoá đã ra đời nhưng vẫn ở dạng sản xuất hàng hoá nhỏ và đang từng bước thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển theo chiến lược kinh tế mở: đưa nhanh cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại làm cho trình độ xã hội hoá sản xuất ngày càng được mở rộng. Sản xuất hàng hoá không chỉ dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật mà đã tính đến khả năng liên kết quốc tế. Chính sự giao lưu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 và hợp tác quốc tế đã làm cho kinh tế hàng hoá của nước ta có những bước phát triển mới. * Tỷ suất nông sản hàng hoá Để đo lường trình độ sản xuất và trao đổi hàng hoá có thể dùng chỉ tiêu “tỷ suất nông sản hàng hoá”. Tỷ suất nông sản hàng hoá là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lượng nông sản hàng hoá với tổng lượng nông sản phẩm sản xuất ra. 1.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo nghĩa hẹp thường gắn với cách nhìn nhận từ góc độ của nội bộ ngành nông nghiệp như quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi; mối quan hệ giữa khai thác, chế biến lâm sản với trồng và tu bổ rừng. Kinh tế nông nghiệp là một chu trình khép kín mà các khâu của quá trình tái sản xuất liên quan chặt chẽ với nhau từ sản xuất đến chế biến và dịch vụ. Vì vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn cần được hiểu trong mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Do đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp phản ánh các mối quan hệ được xác lập theo một tỷ lệ cân đối cả về số lượng và chất lượng giữa các khâu của quá trình tái sản xuất nông nghiệp. Trong đó, khâu sản xuất nông nghiệp là khâu quyết định, nhưng khâu chế biến cũng rất quan trọng, vì nó làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, với tư cách là cầu nối giữa sản xuất và chế biến, dịch vụ vừa cung cấp lại vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất và người chế biến. Duy trì các mối quan hệ tỷ lệ giữa sản xuất - chế biến - dịch vụ không những đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp diễn ra bình thường mà còn làm tăng giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất hàng hóa và nhất là tăng giá trị nông sản xuất khẩu [10]. Để đánh giá được hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu như: Cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu sử dụng đất, năng suất cây trồng, vật nuôi, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 năng suất lao động … Để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cần sử dụng chỉ tiêu tỷ suất nông sản hàng hoá và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu cho phép mà lựa chọn chỉ tiêu phù hợp để phân tích làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm, số người lao động trong khu vực sản xuất lương thực giảm tương đối và tuyệt đối. * Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển bền vững - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và xu thế phát triển kinh tế hội nhập quốc tế. Thực trạng kém phát triển của nền kinh tế nước ta trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ngành nông nghiệp đang phải hứng chịu và đối mặt với nhiều thách thức, bởi vì trong nền kinh tế thị trường thì thị trường luôn là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế và đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng. Trong khi xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu của con người về nông phẩm theo đó cũng tăng lên cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả… Chính yêu cầu đòi hỏi của thị trường, buộc sản xuất phải đáp ứng, dẫn tới yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ. Thị trường và nhu cầu càng phát triển thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp càng phải biến đổi phong phú và đa dạng hơn. Đương nhiên, nền kinh tế thị trường có thể thừa nhận những cơ cấu kinh tế hiệu quả, nghĩa là cơ cấu đó có khả năng đem lại lợi nhuận và thu nhập cao nhất cho người sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế ngày càng cao cho nông dân phù hợp với nguyện vọng thiết thực của họ. Mặt khác, với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng hiện nay về nông sản thì chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của thị trường về các mặt hàng nông sản phẩm góp phần tích cực phát triển nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và ổn định chính trị xã hội. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là điều kiện và yêu cầu để mở rộng thị trường, hoà nhập kinh tế khu vực và thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững chính là điều kiện và yêu cầu để mở rộng thị trường nhằm cung cấp một khối lượng nông sản hàng hoá ổn định cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hoá cho xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và phục vụ nông nghiệp được đổi mới và tăng cường làm cho sức sản xuất đạt mức tăng trưởng ổn định. Một số ngành nghề và dịch vụ phát triển đã thu hút một lượng lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, bởi vì quá trình chuyển dịch sẽ thay đổi cơ cấu sản xuất hợp lý hơn, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng do đó tỷ lệ lao động của ngành nông nghiệp giảm đi nhưng giá trị tuyệt đối ngành đó vẫn đạt mức sản xuất cao. Khi đời sống nông dân được nâng lên thì đây cũng chính là nơi tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến. Công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại phát triển lại là địa bàn thu hút lao động nông nghiệp. Hàng hoá nông sản phẩm có điều kiện vươn ra thị trường thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tạo cơ sở cho việc thay đổi môi trường kinh tế xã hội nông thôn nói chung và bộ mặt nông thôn nói riêng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững đòi hỏi nông nghiệp nông thôn phải huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn (từ các nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, các tổ chức quốc tế và huy động nội lực trong dân…), giao thông nông thôn được cải thiện và mở rộng, mạng lưới điện nông thôn được phát triển phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, công trình phúc lợi được sửa sang và xây dựng mới đã nâng cao hơn đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Y tế, giáo dục ở nông thôn cũng được đầu tư vừa nâng cao sức khỏe vừa nâng cao dân trí. Việc nâng cao dân trí sẽ giúp cho nông dân được tiếp xúc với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã và đang từng bước góp phần tích cực tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và đô thị hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hoá, thâm canh cao và các liên kết ngành nghề chặt chẽ với nhau hơn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hoá cao, thâm canh tạo ra nhiều nông sản hàng hoá có chất lượng. Những sản phẩm truyền thống và ngành nghề truyền thống có thương hiệu của vùng được khai thác, được chuyên môn hoá sản xuất theo vùng có lợi thế nhất. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới được áp dụng, tạo cho sản xuất một bước nhảy vọt cả về số lượng và chất lượng. Từ sản phẩm của một vùng, từ chưa có thị trường ổn định và thương hiệu để cạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 tranh trên thị trường đòi hỏi phải gắn sản xuất với chế biến, hình thành các hiệp hội, tạo ra thương hiệu đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Phát triển nông nghiệp hàng hoá cũng xuất phát từ yêu cầu của CNH HĐH; đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân; nguyên, vật liệu cho công nghiệp chế biến; tăng nhanh khối lượng nông sản xuất khẩu; giải quyết công ăn việc làm để tăng thu nhập cho nông dân, từ đó mở rộng thị trường cho sản phẩm và dịch vụ công nghiệp; bổ sung lực lượng lao động cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp phát triển sẽ góp phần tích luỹ vốn cho CNH - HĐH. Nền kinh tế nước ta còn nghèo, khả năng đầu tư của Nhà nước có hạn, do đó chúng ta cần phải phát huy mọi tiềm năng (vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý …) của các thành phần kinh tế để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH. Thực tế cho thấy, vốn tiềm tàng trong nhân dân khá lớn, vốn của kiều bào ở nước ngoài có thể kêu gọi đầu tư để xây dựng đất nước không phải là nhỏ, điều quan trọng là Nhà nước phải có hướng dẫn đầu tư vào đâu, chính sách giải quyết mối quan hệ lợi ích cho phù hợp. Phát triển nền kinh tế hàng hoá trên một nền kinh tế mở, nhiều thành phần, xây dựng được thương hiệu, có thị trường ổn định, có đội ngũ nhân lực tiếp thu được tiến bộ kỹ thuật mới sẽ là sức hút vốn và công nghệ từ nước ngoài (thị trường tiêu thụ và kiều hối). Chiến lược CNH hướng về sản xuất các sản phẩm chế biến thay thế sản phẩm nhập khẩu nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước thông qua chế biến và hạ giá thành để xuất khẩu. Để thực hiện chiến lược CNH nêu trên, tất nhiên phải mở rộng sản xuất và giao lưu hàng hoá, phát huy ưu thế từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở sản xuất…; mở rộng nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 nghiệp cơ khí chế tạo điện tử, dầu khí nhằm vừa thoả mãn nhu cầu trong nước vừa tập trung nguồn hàng xuất khẩu lớn, hướng về xuất khẩu cần nghiên cứu xu thế rõ các đối tác để có chiến lược, sách lược khôn khéo. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài thông qua thành lập công ty, khu chế xuất, khu công nghiệp kỹ thuật cao. Tất cả các công việc trên đều nhằm thu hút vốn đầu tư, tích tụ vốn, tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nhập vật tư thiết bị tiên tiến cho phép chúng ta mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất với khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. 1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá Thực hiện quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở bất kỳ quốc gia nào cũng bắt đầu từ một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Cơ cấu đó phải đảm bảo khai thác tối ưu lợi thế và khả năng của mỗi nước, mỗi vùng miền phù hợp với quá trình và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Là sự biến đổi có mục đích dựa trên cơ sở phân tích các căn cứ lý luận và thực tiễn cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển đổi từ một cơ cấu bất hợp lý sang một cơ cấu hợp lý hơn nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần thực hiện đồng bộ các nội dung trong quá trình chuyển dịch để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững, bao gồm: chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành; chuyển dịch cơ cấu vùng; cơ cấu thành phần kinh tế tham gia trong nông nghiệp và cơ cấu kỹ thuật. Cơ cấu ngành kinh tế của nông nghiệp nông thôn bao gồm: nông nghiệp; công nghiệp nông thôn (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 nghề truyền thống); dịch vụ nông thôn (dịch vụ sản xuất và dịch vụ đời sống). Trong nội bộ ngành nông nghiệp lại được phân nhỏ thành những ngành nhỏ hơn như: trồng trọt, chăn nuôi… hoặc trong trồng trọt lại chia thành: cây lương thực, cây rau đậu thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp… Phân công lao động thực hiện càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng được phân chia tỷ mỉ và đa dạng, nhưng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu vẫn phải đảm bảo năng suất lao động của khu vực sản xuất lương thực đạt được ở mức nhất định. Trước hết đảm bảo số lượng và chất lượng lương thực cần thiết cho toàn xã hội, sau đó mới tạo nên sự phân công giữa những người sản xuất lương thực, người làm chăn nuôi và những người sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, tạo nên sự phân công lao động giữa những người sản xuất nông nghiệp và người làm ngành khác. Như chúng ta đã biết, theo kinh tế chính trị học của Mác - Lênin thì sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo vùng, lãnh thổ. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng lãnh thổ nhất định. Như vậy, xác định cơ cấu vùng lãnh thổ là bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian và địa điểm cụ thể, phù hợp nhằm khai thác tối ưu mọi ưu thế, tiềm năng to lớn của mỗi vùng, lãnh thổ. Hình thành các vùng chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, có hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác gắn với cơ cấu kinh tế của cả nước và của mỗi vùng miền. Để hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, trước hết cần hướng vào những vùng có lợi thế so sánh về sự thuận lợi trong việc phát triển từng loại cây con cụ thể, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường các yếu tố đầu vào, thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong và ngoài khu vực, trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 nước cũng như trên thế giới để có thể tiếp cận một cách nhanh nhất những phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế cũng là một nội dung hết sức quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Cần đẩy mạnh việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia trong nông nghiệp nhằm phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững. Tiếp tục phát huy quan điểm nền kinh tế nhiều thành phần trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó khẳng định thành phần kinh tế hộ nông dân tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh chính, là lực lượng chủ yếu, trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản cho nền kinh tế quốc dân mà Đại hội Đảng đã đề ra. Trong kinh tế hộ gia đình cần phát triển mạnh kinh tế trang trại bằng cách hình thành đa dạng các loại hình trang trại phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất của từng vùng và từng hộ. Trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của khoa học công nghệ và kỹ thuật đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, phá vỡ tính cổ truyền, lạc hậu trì trệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp đã và đang từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, làm cho tỷ lệ thuần nông giảm nhanh, nông nghiệp, nông thôn và đô thị xích lại gần nhau hơn. Trình độ cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn được nâng cao, mạng lưới giao thông nông thôn phát triển mạnh, công nghệ sinh học và hoá học được đưa vào sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. 1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 thách thức, trong đó có thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp nông nghiệp. Nếu không có những biện pháp hỗ trợ tích cực, đa số các mặt hàng nông sản Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với thị trường trong nước và quốc tế, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập quốc dân và nhất là đến đời sống dân cư Việt Nam. Tìm hiểu những quy định của WTO và dựa trên những cam kết liên quan đến nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh giá đúng sức cạnh tranh hiện tại và tương lai của từng mặt hàng nông sản, có những hỗ trợ phù hợp đang thực sự là vấn đề khó khăn nhưng vô cùng cần thiết đối với Việt Nam trên “sân chơi” của WTO. Thực hiện chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, Việt Nam đã phát huy lợi thế sẵn có của một số mặt hàng nông sản, tạo ra những mặt hàng có năng lực sản xuất lớn sức cạnh tranh cao và kim ngạch xuất khẩu xếp hạng cao trên thế giới như: hồ tiêu đứng thứ nhất, gạo và điều đứng thứ 2, chè và thuỷ sản đứng thứ 7 trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2001- 2006 tăng 14,97%/ năm. Nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 80 nước trên thế giới, hầu hết là các nước thành viên WTO. Châu Á là thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam, sau đó là Châu Âu và Bắc Mỹ. Gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán tất cả các nội dung liên quan đến nông nghiệp, cam kết điều chỉnh các chính sách trong nước cho phù hợp với quy định của WTO, cam kết mở cửa thị trường, mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu, quyền phân phối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giảm thuế hàng nông sản, không trợ cấp xuất khẩu nông sản. Lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với sự cạnh tranh quá mạnh của các nền sản xuất lớn trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp nông nghiệp còn quá yếu, do nhiều nguyên nhân: nền nông nghiệp Việt Nam đang ở trình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất nhỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 bé, manh mún, năng suất, chất lượng nông sản chưa cao; phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hạn hẹp về tài chính, thiết bị và công nghệ lạc hậu, chưa có kinh nghiệm tổ chức sản xuất và kinh doanh; vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu sản xuất. Khi gia nhập WTO, mặc dù Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử với các thành viên trong WTO, nhưng rào cản Quốc tế chưa phải là hết, thậm chí còn có những rào cản càng lớn hơn trước như: rào cản về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm; rào cản chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thương mại … Trong điều kiện mới, khi đã có những cam kết với WTO, việc lựa chọn những biện pháp hỗ trợ cho hàng nông sản Việt Nam ở cả thị trường trong nước, trong khu vực và thị trường Quốc tế cần phải triệt để tận dụng những ưu đãi đã dành được trong quá trình đàm phán; đồng thời tuân thủ những quy định khắt khe của WTO về các biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ, chính quyền các cấp và thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp hàng nông sản Việt Nam vượt qua được rào cản thương mại của thị trường thế giới. Đồng thời tạo môi trường trong nước nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam bằng cách tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào khu vực nông nghiệp, nông thôn để hàng nông sản có chất lượng cao. 1.1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam 1.1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc Nằm trong khu vực và liền kề với biên giới nước ta, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị như nước ta, nhưng họ đã lựa chọn được những bước đi và những giải pháp phát triển kinh tế- xã hội nông thôn phù hợp và đã thu được những kết quả vượt bậc từ 1950 đến nay. Khi mới giành độc lập Trung Quốc cũng là một nước có xuất phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu, dân số đông nhất thế giới, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người 900 m2, thấp hơn nước ta. Quá trình tìm kiếm con đường đi lên CNH, HĐH cho nền kinh tế của Trung Quốc cũng hết sức gian truân và đã phải trả giá. Do kiên trì đường lối phát triển nên cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được những thành công ban đầu về hoạch định chính sách và đường lối phát triển kinh tế nông thôn bằng Nghị quyết hội nghị TW3 khoá XI tháng 12 năm 1978. Một trong những quyết sách đó là khoán hộ trong sản xuất nông nghiệp. Khoán hộ là một cơ chế tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp kiểu mới nhằm giải phóng các yếu tố sản xuất, khuyến khích lợi ích vật chất của nông dân, đổi mới hoạt động kinh doanh của các công xã nhân dân và các xí nghiệp Quốc doanh nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc. Chủ trương khoán hộ đã được nông dân thực hiện ở quy mô làng xã, đến năm 1978 được mở rộng đến quy mô tỉnh. Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ và đi vào sản xuất hàng hoá mang tính chuyên sâu và ngày càng lớn. Cơ chế khoán hộ đã góp phần đưa nền nông nghiệp Trung Quốc thoát khỏi trì trệ, sa sút kéo dài hơn 30 năm kể từ khi giành được độc lập, đã hoàn sinh cho cuộc sống của nông dân và góp phần tích luỹ nông thôn cả nước, là cơ sở kinh tế xã hội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, phát triển sản xuất hàng hoá và bền vững. Từ đó, Trung Quốc xác định để chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn phục vụ CNH, HĐH đất nước cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, phải phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở đảm bảo được an toàn lương thực cho đời sống xã hội nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Thứ hai, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp, xây dựng khác để vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 bảo quản, chế biến, xuất khẩu nông sản hàng hoá, vừa thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân. Thứ ba, thực hiện nhất quán cơ chế thị trường ở nông thôn có sự quản ý của nhà nước trong việc dịch vụ cung ứng vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và các lao vụ khác, đồng thời còn tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua các tổ chức kinh tế tập thể (HTX), thôn, xã, nhà nước và một bộ phận nhỏ do nông dân tự nguyện lập ra trên các vùng nông thôn Trung quốc. Nhà nước luôn duy trì được vai trò quản lý vĩ mô trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn để dẫn đường các cơ cấu kinh tế địa phương có bước đi phù hợp với cơ cấu nền kinh tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc định hướng cho quá trình chuyển dịch này. 1.1.5.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản Tuy nằm trong vùng Đông Á, song Nhật Bản lại có điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội lúc xuất phát khá giống nước ta. Người dân Nhật Bản nổi tiếng là cần cù, chịu khó và rất thông minh sáng tạo, nhưng trước đây họ vẫn phải chấp nhận chế độ khẩu phần lương thực, thực phẩm do Mỹ cung cấp. Có thể nói đây cũng là một tình cảnh chung của các nước Châu Á trước khi bước vào thời kỳ phát triển. Mặc dù vậy nhân dân Nhật Bản đã vượt lên nhanh chóng và trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Có thể nói Chính phủ Nhật Bản đã sớm tìm ra được hướng đi và lựa chọn bước đi thích hợp cho nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành nông nghiệp. Ngay từ những năm 50, trong chính sách khôi phục kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã coi nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng là quan trọng hàng đầu. Trong đó trọng tâm là thực hiện an toàn lương thực, thực phẩm và phát triển tổng hợp các cây, con khác. Vì vậy, đến đầu thập kỷ 80, nông nghiệp Nhật Bản không những sản xuất đủ ăn mà còn dự trữ được 6 triệu tấn nông sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 Năm 1987, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai chương trình xây dựng vùng nông nghiệp đặc thù và chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở tự nguyện của nông dân trong vùng. Đồng thời bằng tiềm lực kinh tế to lớn, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện tốt chính sách trợ giúp nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Với quan điểm coi phát triển thị trường nông thôn là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nên Chính phủ đã đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống giao thông nông thôn khá hoàn chỉnh. Đồng thời giao cho chính quyền địa phương xây dựng các hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp và chủ trương cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất tín dụng. Sản xuất nông nghiệp ổn định đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phân công lại lao động trong khu vực nông thôn. Đồng thời, Nhà nước khuyến khích phát triển ngành nghề tại các hộ gia đình, các làng, xã có ngành nghề truyền thống. Các tổ chức sản xuất này đều hướng vào hàng hoá tinh, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Từ các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn Nhật Bản rút ra bài học kinh nghiệm là: khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá trong các nông trại theo quy luật kinh tế thị trường có sự điều tiết của Chính phủ. Đồng thời bằng tiềm lực kinh tế có được, Chính phủ hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất và chế biến nông sản hàng hoá, và thực hiện rộng rãi mô hình hệ thống công nghiệp ba tầng nông thôn thành các khu vực sản xuất công nghiệp vệ tinh và thực hiện đô thị hoá nông thôn. 1.1.5.3. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan là một nước nằm trong khu vực với nước ta, có diện tích canh tác 19,62 triệu ha. Đến nay đã trở thành một nước phát triển trong khu vực mặc dù hàng chục năm trước Thái Lan cũng chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Thái Lan đã xác định quan điểm nông thôn là xương sống của đất nước, Chính phủ đã chấp nhận những giải pháp đặc biệt để giải quyết tình hình tụt hậu của nông nghiệp đất nước trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư. Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích chiến lược CNH đất nước là đồng thời phát triển cả công nghiệp nông thôn để thực hiện chủ trương đa dạng hoá nền kinh tế hướng vào sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Do thay đổi chính sách phát triển kinh tế nên các tiềm năng trong nông nghiệp bắt đầu phát huy tác dụng và đạt được những kết quả rất đáng kể sau một thời gian. Đến nay, nông sản hàng hoá của Thái Lan đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới, có những mặt hàng xuất khẩu xếp thứ 2, thứ 3 trên toàn thế giới. Qua quá trình CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Thái Lan đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ưu thế và tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu, trong đó vẫn đảm bảo sản xuất lương thực. - Đầu tư kịp thời chế biến nông sản hiện đại bằng nguồn vốn vay hay hợp tác với bên ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi và tránh được rủi ro cho nông dân, giữ được chữ tín với khách hàng. Qua các kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước trên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tổng quát: Một là, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Chính phủ của hầu hết các nước đều có chủ trương coi trọng sản xuất nông nghiệp, lấy tăng trưởng nông nghiệp làm cơ sở để ổn định đời sống xã hội và tích luỹ bước đầu cho công nghiệp. Hai là, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các nước đã từng bước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Ba là, kinh tế nông thôn chỉ có thể phát triển khi mọi thành phầm kinh tế trong khu vực hướng vào sản xuất hàng hoá, trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp. Bốn là, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các nước cho thấy, vốn đầu tư là quá trình then chốt của phát triển, do đó Chính phủ các nước có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn đầu tư cho nông dân. Năm là, để thực hiện đô thị hoá nông thôn, các nước còn chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho nông dân không chỉ có thu nhập ngày càng cao mà còn tạo dựng cuộc sống văn hoá xã hội và môi trường văn minh. 1.1.5.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại Việt Nam Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua nền nông nghiệp Việt Nam đã chuyển đổi cơ bản thành công từ một nền nông nghiệp lạc hậu, truyền thống, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá và phát triển toàn diện. Thực hiện công cuộc đổi mới nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật, tạo ra những bước chuyển biến quan trọng cũng như cơ hội và thách thức mới về cục diện nông nghiệp, nông thôn. Những thành tựu nổi bật đó là: - Sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định cả về diện tích và năng suất, bảo đảm an toàn lương thực ở tầm Quốc gia. Từ một nước phải nhập khẩu 70- 80 vạn tấn lương thực, từ năm 1990 đến nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Đây là tiền đề quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của cả nước và từng vùng địa phương phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 nước. Trong năm 2007 cơ cấu các ngành kinh tế trong nông thôn được chuyển dịch hợp lý, Nông- Lâm- Thuỷ sản chiếm 55%, Công nghiệp- Dịch vụ chiếm 45%. Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chiếm 68%, chăn nuôi 26% và dịch vụ 6% - Trong trồng trọt đã chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, phát triển các loại cây đặc sản phù hợp với điều kiện, tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Hình thành một số vùng chuyên môn hoá tập trung ở một số vùng miền như cây cà phê, cao su, mía đường, cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau đậu thực phẩm… - Phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững và an toàn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng 8 - 10%. Phát triển các loại gia súc gia cầm sản xuất hàng hoá theo hướng hình thành quy mô tập trung hình thức trang trại, nuôi công nghiệp, gắn với cơ sở chế biến tập trung. Phát triển nuôi lợn chất lượng cao ở một số vùng có lợi thế theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh chủ yếu giữ vững thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. - Thuỷ sản phát triển nhanh và có xu hướng tăng tỷ trọng ngành này trong cơ cấu nông nghiệp. Mở rộng nuôi trồng thuỷ sản bằng cách kết hợp nhiều hình thức nuôi phù hợp với tiềm năng của từng vùng, từng địa phương, đồng thời phát triển các loài thuỷ đặc sản mang giá trị xuất khẩu và giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh nuôi cá lồng trên biển ở những địa phương có điều kiện phát triển. - Cơ cấu kinh tế vùng trên cả nước đã có nhiều tiến bộ. Nhiều địa phương đã giảm đáng kể tỷ lệ thuần nông, chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm khai thác tốt nhất lợi thế và tiềm năng của vùng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, gia tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi hàng hoá và phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là quá trình chuyển biến vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các bộ phận cũng như trong từng bộ phận của sản xuất nông nghiệp. Đối với những nước có nền kinh tế phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là con đường duy nhất để tiến hành phân công lại lao động, thực hiện xã hội hoá sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá, tạo thêm việc làm, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Quá trình biến đổi này không chỉ chịu ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ, thị trường, vai trò điều tiết của Nhà nước mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng miền khác nhau. Nghệ An là một tỉnh miền trung thuộc nước Việt Nam nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh vừa có những đặc điểm chung của cả nước vừa mang đặc trưng riêng của vùng và của tỉnh. 1.2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1- Các phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập thông tin thứ cấp - Phần tổng quan tham khảo các tài liệu đã phát hành từ năm 1996 đến nay - Phần thực trạng thu thập từ các số liệu, tài liệu có sẵn tại Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Nghệ An...... * Thu thập thông tin sơ cấp: - Điều tra phỏng vấn các hộ nông dân sản xuất đại diện cho các vùng ,địa phương trong tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 - Dựa trên cơ sở tham khảo và thu thập thông tin, ý kiến chuyên môn của các chuyên gia có kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, qua đó hiểu và nắm bắt được thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An đồng thời xác định cơ sở đề ra các giải pháp mang tính khả thi đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở các năm tiếp theo. 1.2.1.2. Phương pháp thống kê kinh tế Dùng để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố: lao động, đất đai, khí hậu, thời tiết, thị trường, công nghệ, chính sách của Nhà nước... tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 1.2.1.3. Phương pháp dự đoán, dự báo Việc dự đoán, dự báo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 chủ yếu dựa vào phương pháp dự báo thành phần thông qua tốc độ tăng trưởng và sau đó tính lại cơ cấu. 1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nhằm đạt tới mục tiêu hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trên cơ sở đó, hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện cụ thể qua hệ thống các nhóm chỉ tiêu sau: * Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh - Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp - Giá trị tăng thêm và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế, đồng thời thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của xã hội về sản phẩm do các bộ phận của khu vực kinh tế nông nghiệp đảm nhận. Ngoài ra còn phản ánh tỷ trọng giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế và các bộ phận cấu thành chúng trong kinh tế nông nghiệp. Các chỉ tiêu thuộc nhóm này thể hiện sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, có nghĩa là sự lớn lên của các yếu tố, các sản phẩm kinh tế nông nghiệp trong một thời gian nhất định * Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - Các chỉ tiêu trực tiếp: + Tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) chung và của từng ngành trong kinh tế nông nghiệp + Giá thành sản phẩm, lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm, từng ngành và từng bộ phận + Năng suất lao động của từng ngành, từng loại sản phẩm trong kinh tế nông nghiệp - Các chỉ tiêu gián tiếp + Diện tích và cơ cấu đất đai + Vốn và cơ cấu vốn + Lao động và cơ cấu lao động + Năng suất và cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi + Cơ cấu các dạng sản phẩm; Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá * Một số chỉ tiêu khác Ngoài các nhóm chỉ tiêu trên, khi đánh giá cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn; số lao động và tỷ lệ lao động thất nghiệp; tỷ lệ đất đai chưa được sử dụng; tỷ lệ đất trống đồi núi trọc; trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật, ngành nghề của dân cư và lao động ở nông thôn; mức độ bệnh tật của dân cư nông thôn… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUKINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH NGHỆ AN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 16.488,45 km2 và dân số hơn 3,1 triệu người, chiếm hơn 5,1% diện tích tự nhiên và hơn 3,64% dân số cả nước. Về mặt hành chính có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi), thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, với 473 xã, phường và thị trấn, trong đó có 214 xã, thị trấn ở các huyện miền núi. Giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông. Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ. Với vị trí tiếp nối giữa vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam của đất nước, Nghệ An có điều kiện đóng vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, dễ dàng tiếp thu những yếu tố tích cực và hội nhập với nền kinh tế cả nước. Vị trí địa lý nói trên cho phép Nghệ An đóng vai trò cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Bắc Trung Bộ với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, và thực tế Nghệ An đã thực hiện vai trò này nhiều năm nay. Thành phố Vinh của tỉnh là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục và khoa học công nghệ của vùng. Với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ, Thành phố Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với vùng trong tương lai. Vị trí của Nghệ An đối với vùng sẽ ngày càng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 quan trọng hơn do sẽ góp phần ngày càng nhiều vào phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của toàn vùng. 2.1.1.2. Đất đai, khí hậu, thuỷ văn * Đất đai Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng quỹ đất tỉnh Nghệ An năm 2007 TT I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 4 III Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên Đất nông- lâm nghiệp và NTTS Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất cỏ dùng vào chăn nuôi Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất ở Đất ở tại nông thôn Đất ở tại đô thị Đất chuyên dùng Sông suối và mặt nước chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác Đất chưa sử dụng Diện tích (ha) 1.648.845 1.402.577 433.277,64 193.771,56 125.598,78 706,99 57.345 55.855, 31 959.359,70 360.609, 30 260.080,50 156.669,90 8.933,82 870,95 134,89 118.489,48 16.500,35 14.231, 46 2.268,89 52.216,71 38.649,14 8.123,28 127.418,52 Tỷ lệ (%) 100 85,08 30,89 44,74 28,98 0,16 13,23 12,89 68,39 37,65 27,12 36,23 0,63 0,06 0,009 7,19 13,93 86,25 13,75 44,07 32,62 32,31 7,73 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An * Địa hình: Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông suối. Về tổng thể địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Với đặc điểm địa hình như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Các dòng sông hẹp và dốc gây khó khăn cho phát triển vận tải đường sông và hạn chế khả năng điều hòa nguồn nước trong các mùa phục vụ cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn với 117 thác nước lớn nhỏ là tiềm năng rất lớn cần được khai thác để phát triển thủy điện và điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. * Khí hậu, thủy văn Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. - Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23- 240C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 330C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,70C. Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 190C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là - 0,50C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500- 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 35000C - 40000C. - Chế độ mưa Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200- 2.000 mm/năm, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). - Độ ẩm không khí Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80- 90%.Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18- 19%,vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng phía Nam(huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700- 940 mm/năm. - Chế độ gió Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: Gió mùa Đông Bắc và gió Phơn Tây Nam. - Thủy triều Nghệ An có chế độ bán nhật triều, mực nước thủy triều trung bình là 0m, cực đại 1,27, cực tiểu 0,73 m. Nhìn chung Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển. Song khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước chính của Nghệ An dựa vào nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đầm. Do lượng mưa bình quân hàng năm lớn từ 1.200- 2.000 mm, nên nguồn nước mặt dồi dào. Tổng trữ lượng nguồn nước có trên 20 tỷ m3. Bình quân trên 1 ha đất tự nhiên có 13.064 m3 nước mặt. Nghệ An có hệ thống sông suối dày đặc, mật độ lưới sông từ 0,6 - 0,7 km/ km2. Sông Cả là sông lớn nhất tỉnh, dài 375 km có diện tích lưu vực 17.730 km2, chiếm 80% diện tích mặt nước toàn tỉnh. * Tài nguyên thiên nhiên Tổng diện tích rừng của Nghệ An là 745.557 ha, với tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 50 triệu m3, trên 1.000 triệu cây tre, nứa, mét là nguồn nguyên liệu khá lớn cho khai thác lâm nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên rừng. Rừng nguyên sinh có vườn quốc gia Pù Mát diện tích 91.113 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống diện tích 50.000 ha, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt diện tích trên 60.000 ha, với nhiều động vật và thực vật quý hiếm có tiềm năng phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái Nghệ An có 82 km bờ biển và diện tích là 4.230 hải lý vuông mặt nước, 6 cửa lạch, có trên 3.000 ha diện tích nước mặn lợ, 12.000 ha ao hồ mặt nước ngọt, lợ có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đồng muối Nghệ An có khả năng phát triển 900 - 1.000 ha với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm. bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng là Cửa Lò, Nghi Thiết, Quỳnh Phương …có tiềm năng lớn để phát triển du lịch biển có hiệu quả. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Tính đến cuối năm 2007, dân số Nghệ An có trên 3,1 triệu người, là địa phương đông dân thứ tư trong cả nước (sau Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Thanh Hoá), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%/năm, mật độ dân số trung bình 184 người /km2. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị chiếm 10,7%, dân số hoạt động nông nghiệp chiếm 75,4% dân số toàn tỉnh. Dân cư phân bố không đồng đều, ở vùng miền núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vùng đồng bằng ven biển và thành thị mật độ dân cư cao. Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, trí lực của dân số đạt cao hơn mức bình quân của vùng. Tỷ lệ dân trên 15 tuổi biết chữ trong tổng số dân đạt 97%. Các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng có nhiều tiến bộ qua các năm. Tổng số lực lượng lao động của Nghệ An trên 1,5 triệu người. Trong đó, lực lượng lao động được đào tạo chiếm 32,5%, lực lượng lao động được đào tạo nghề chiếm 21,2%. Lao động trong các ngành nông - lâm - thủy sản hơn 1.091.230 người, chiếm khoảng 70,44%, lao động khu vực thành thị tăng tương đối nhanh cùng với xu hướng đô thị hoá trong tỉnh (từ 6,71% năm 2000 lên khoảng 11,0% năm 2007) tuy nhiên tỷ lệ này còn rất thấp so với mức bình quân trong cả nước khoảng 20,2%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 Bảng 2.2. Dân số và lao động của tỉnh Nghệ An năm 2007 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng 1. Tổng số hộ Cơ cấu (%) Hộ 679.530 100,00 - Hộ nông nghiệp Hộ 532.139 78,31 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 141.391 21,69 2. Tổng số nhân khẩu Nhân khẩu 3.101.239 100,00 Trong đó: Dân tộc thiểu số Nhân khẩu 312.894 10,09 3. Tổng số lao động Ngh. người 1.576 100,00 - Lao động nông nghiệp Ngh. người 1.091 70,44 - Lao động phi nông nghiệp Ngh. người 461 29,54 Nguồn: Số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Nghệ An Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động nông- lâm- thuỷ sản tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (năm 2006 chiếm hơn 70,4% lao động làm việc), tỷ lệ này lớn so với mức bình quân trong cả nước (khoảng 56%) và vùng Bắc Trung Bộ (khoảng 67%) [25]. Lao động Công nghiệp- dịch vụ tăng khá nhanh trong nhiều năm qua (bình quân 6,1%/năm, riêng giai đoạn 2001- 2005 tăng 6,26%/năm), nhưng đến nay mới chiếm 8,1% lao động làm việc, lao động dịch vụ tăng nhanh nhất bình quân 7,22%/năm. Cơ cấu lao động trên cho thấy chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp (chiếm trên 70%), lao động công nghiệp, dịch vụ còn ít (trên 20%).Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn của tỉnh Nghệ An chưa cao, tuy có tăng lên trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm đáng kể. 2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng nông thôn Những năm qua kết cấu hạ tầng của tỉnh được quan tâm đầu tư, bộ mặt đô thị và nông thôn được thay đổi nhanh chóng, nhất là vùng miền núi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 * Giao thông Việc xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ (bao gồm các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện…) cơ bản phù hợp với điều kiện cụ thể của Nghệ An đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phong trào giao thông nông thôn phát triển mạnh đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, từ năm 2000 đến nay các huyện đã huy động sức dân xây dựng hơn 1.200 km đường nhựa và hơn 3.790 km đường bê tông, hơn 404 cầu và tràn dài 6.497m, tính đến nay có hơn 466/473 xã có đường ô tô đến trung tâm. * Thuỷ lợi Công tác thuỷ lợi có bước phát triển khá toàn diện, năng lực tưới tiêu được nâng lên đáng kể; thuỷ lợi cho cây trồng cạn, cây công nghiệp, hệ thống đê sông, đê biển được chú trọng đầu tư, đặc biệt trong những năm gần đây, do vậy góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất và đời sống người dân. Trong những năm qua, hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn Nghệ An đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, điển hình là: hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam, hệ thống các trạm bơm ở các huyện, nhiều hồ đập, một số trạm bơm điện được đầu tư xây dựng mới. Nhờ vậy, đến nay, toàn tỉnh có trên 1.600 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó có 884 hồ đập thuỷ lợi, 426 trạm bơm điện, các công trình tiểu thuỷ nông và 2 hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc và Nam Nghệ An, hơn 4.200 km kênh mương được bê tông hoá. Tổng năng lực các công trình tưới cho lúa đạt 150.000 ha /năm (trong đó diện tích tưới chủ động hàng năm đạt trên 130.000 ha), tưới màu và cây công nghiệp 10.000 ha, tạo nguồn tưới 18.000 - 20.000 ha cho cây trồng cạn, cây vụ đông, cấp nước nuôi trồng thuỷ sản hơn 3.000 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 * Điện: Hệ thống phân phối điện được quan tâm đầu tư, hầu hết các huyện trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia đi qua, số xã có điện lưới quốc gia đạt 441/473 xã (chiếm 93,2%), số hộ dùng điện đạt gần 95%. Một số công trình lớn được đầu tư xây dựng và đã đưa vào sử dụng, các công trình chống quá tải lưới điện và đưa điện về xã được chú trọng đầu tư. * Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việc đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được thực hiện đều khắp cả tỉnh thông qua các chương trình đầu tư lồng ghép trên địa bàn tỉnh (Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn, Chương trình 135 của Chính phủ, ngân sách tập trung của Nhà nước, vốn ODA, vốn của tổ chức phi Chính phủ (NGO)…) và sự tham gia của người dân., các nhà máy, trạm cấp nước nông thôn được xây dựng, với công suất đầu nguồn 4.000 m3/ngày đêm. Việc xây dựng các công trình vệ sinh nông thôn được đa số người dân tự đầu tư, tính đến nay số hộ có công trình hợp vệ sinh đạt trên 60%. Tuy nhiên một số nơi vẫn còn tình trạng ô nhiễm do thuốc trừ sâu, ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề, khu dân cư tập trung chưa được giải quyết, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư. * Giáo dục đào tạo Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nghệ An được quan tâm phát triển cả về quy mô và chất lượng. Cơ sở trường lớp được quan tâm đầu tư xây dựng, trang thiết bị dạy và học được trang bị đáp ứng nhu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ, hàng năm có hơn 65% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được chuyển vào trung học phổ thông. Quy mô các cấp học, ngành học phát triển ở tất cả các vùng. Toàn tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ theo chuẩn quốc gia từ năm 1998. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, ngành giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 đã có nhiều nỗ lực xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cả 3 cấp học của bậc phổ thông đạt trên 98%. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trung tâm học tập cộng đồng phát triển khá nhanh, đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng văn hoá của học sinh dân tộc ít người. Mức độ xã hội hoá giáo dục trong phạm vi toàn tỉnh tăng nhanh trong những năm qua. * Y tế và chăm sóc sức khoẻ Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, công tác dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ. Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh đến huyện, xã từng bước được củng cố nâng cấp. Chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm. Đề án nâng cao y đức của thầy thuốc bước đầu thực hiện có hiệu quả. Các cơ sở y tế mới được xây dựng như: Bệnh viện đa khoa 700 giường, bệnh viện nhi, các trạm và các trung tâm y tế tuyến tỉnh, các bệnh viện và các phòng khám đa khoa tuyến huyện, các trạm xá xã, phường …. Đến nay toàn tỉnh có khoảng 468/473 số xã phường thị trấn có trạm y tế, trong đó hơn 35% đạt tiêu chuẩn ngành, 19/19 huyện thành thị có trung tâm y tế huyện, số giường bệnh/vạn dân đạt hơn 30, 46 giường. 2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Cơ cấu kinh tế mà tỉnh đã lựa chọn phần nào thể hiện tính năng động, thích ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường trong nước và thế giới, đẩy nhanh được quá trình phát triển theo hướng CNH, HĐH, khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh, tăng nhanh được năng suất lao động, hình thành các ngành và sản phẩm chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 lực. Trong đó đối với ngành nông- lâm nghiệp được chú trọng phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, với phát triển đô thị và hướng vào xuất khẩu, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các vùng hàng hoá tập trung, phát triển sản xuất nông- lâm- thuỷ sản theo hướng tập trung quy mô lớn, mô hình công nghiệp. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp mà tỉnh đã đạt được như: tổng giá trị sản phẩm và cơ cấu giá trị sản phẩm của các ngành kinh tế tính theo giá thực tế thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3.Giá trị và cơ cấu giá trị sản phẩm các ngành kinh tế tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu ĐVT Tổng giá trị sản phẩm Tr.đ 10.441.655 12.141.334 14.583.853 17.200.292 19.628.507 Tr.đ 4.328.917 6.124.094 2003 2004 2005 2006 2007 1. Nông – Lâm- T.sản - Tổng sản phẩm - Cơ cấu % 41,46 4.636.228 5.838.877 5.691.576 38,14 36,92 33,09 31,20 2. Công nghiệp Xây dựng - Tổng sản phẩm Tr.đ % - Cơ cấu 2.464.765 23,61 3.169.580 4.190.234 5.055.165 6.987.748 26,11 28,73 29,39 35,60 3. Dịch vụ - Tổng sản phẩm - Cơ cấu Tr.đ % 3.647.973 34,94 4.335.526 5.009.733 6.453.549 6.561.664 35,71 34,35 37,52 33,20 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An 2.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC Nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng như ngành nông nghiệp cả nước, ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 An chính thức bước vào hội nhập. Thế nhưng hội nhập vẫn còn xa lạ đối với người nông dân, nhất là nông dân vùng cao. Làm thế nào để không ngừng nâng cao đời sống nông dân, để nông nghiệp của tỉnh không bị tụt hậu. Nông nghiệp tỉnh Nghệ An có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển. Nghệ An là một tỉnh miền Trung, nằm ở khu vực trung tâm giao lưu kinh tế- văn hoá Bắc Nam, có nhiều tuyến quốc lộ và giao thông đường thuỷ với các bến cảng, cửa sông. Diện tích đất nông nghiệp lớn, màu mỡ, nguồn lao động dồi dào. Trước thời điểm nước ta gia nhập WTO, nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã có những bước phát triển mạnh, bền vững. Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp như: cam, chè, tôm, cá, rau, ngô... đã có tiếng trên thị trường trong nước và trên thế giới. Tỉnh đã quy hoạch ổn định vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Nghệ An đến nay cơ bản đã đạt được mục tiêu an ninh, an toàn lương thực, thực phẩm. Năm 2007, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 421.247 tấn, tổng đàn trâu đạt trên 292 nghìn con, đàn bò đạt trên 445 nghìn con, lợn trên 1.182 nghìn con và hàng chục triệu con gia cầm. Ngành nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ cho nông dân thông qua các chương trình, dự án và sự vào cuộc thực sự của các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Đoàn thể, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên … đã làm cho đa phần nông dân thực sự làm chủ đồng ruộng, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nông dân đã năng động, nhạy bén chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và thị trường. Trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ để vừa cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, vừa chế biến tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp sản xuất ra. Cơ sở hạ tầng nông thôn được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 xây dựng khá hoàn chỉnh. Đây là yếu tố quan trọng, là “cái gậy” cho người nông dân bước vào kinh tế thị trường trong tiến trình hội nhập. Gia nhập WTO, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An có cơ hội lớn là: Mở rộng thị trường và tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ, cũng như phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại của Thế giới; Tạo cơ hội thu hút đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước đối với khu vực nông thôn; Đây cũng là thời cơ, cơ hội cho người nông dân tiếp cận, hoà nhập với tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; Chuyển nhanh lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập cho người nông dân, xoá đói, giảm nghèo tiến tới giàu có. Hội nhập kinh tế thế giới, cánh cửa rộng mở cho nông nghiệp, nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao một cơ hội lớn để phát triển, khai thác thế mạnh, tiềm năng và nội lực vươn lên ngang tầm với kinh tế nông nghiệp cả nước, khu vực và thế giới. Bên cạnh những cơ hội và điều kiện thuận lợi, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều thách thức lớn. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp nông nghiệp còn yếu kém do quy mô nhỏ, sản phẩm đơn điệu, chất lượng chưa cao. Kinh nghiệm quản lý và thương mại còn yếu, chưa có thương hiệu, uy tín thấp. Nông nghiệp của tỉnh có lợi thế về diện tích, nhưng thực tế sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và tập trung là chưa nhiều, chưa phát huy hết lợi thế của tỉnh. Mặc dù đã hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên cơ sở khai thác các thế mạnh của từng vùng, từng địa phương nhưng hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Mặc dù chăn nuôi của tỉnh trong những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, nhưng sản phẩm chăn nuôi vẫn chưa khẳng định được vị trí trên thị trường, sản phẩm nông nghiệp qua chế biến chưa nhiều, mẫu mã chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 Nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của tỉnh nhưng vẫn chưa phát huy hết thế mạnh và chưa khai thác tốt các tiềm năng về thuỷ sản, sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản qua chế biến chưa nhiều. Tuy nhiên, thuỷ sản của tỉnh hiện đang là một trong những mặt hàng có hướng xuất khẩu lớn, nhưng để sản phẩm của ngành thuỷ sản khẳng định được vị trí trên thị trường nội địa và tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì tỉnh cần có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho sự phát triển của ngành thuỷ sản, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc chế biến, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của ngành. Như vậy, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, uy tín đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới đang là một thách thức lớn cho nền nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. 2.3.THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ CỦA TỈNH NGHỆ AN TRONG 5 NĂM QUA 2.3.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An * Cơ cấu ngành kinh tế Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An Năm 2006 37,52% Năm 2007 33,2% 33,09% 35,6% 29,39% Công nghiệp – Xây dựng 31,2% Nông – Lâm – Thuỷ sản Dịch vụ Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển dịch theo hướng Công nghiệp với sự gia tăng nhanh tỷ trọng ngành Công nghiệp- Xây dựng trong tổng sản phẩm của tỉnh (từ 14,2% năm 1995 lên 29,39% năm 2006 và 35,6% năm 2007), hiện là ngành có mức đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh. Các phân ngành Công nghiệp có lợi thế của tỉnh (chế biến NôngLâm- Thuỷ sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng) được tập trung đầu tư và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị tăng thêm của ngành. Tỷ trọng Nông- Lâm- Thuỷ sản giảm tương ứng từ 38,19% năm 2003 xuống 33,09% năm 2006 và 31,2% năm 2007 (mặc dù vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối), phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của tỉnh. Tỷ trọng các phân ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp hàng hoá mà tỉnh có lợi thế phát triển (công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp) liên tục tăng nhanh trong những năm qua. Xét theo hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm của tỉnh tăng nhanh từ 50,9% năm 1995 lên 66,91% năm 2006 và 68,8% năm 2007. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai khối ngành sản xuất vật chất và sản xuất sản phẩm dịch vụ lại không theo chiều hướng tiến bộ như vậy. Tỷ trọng khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ tăng không đáng kể từ 36,7% năm 1995 lên 37,52% năm 2006 nhưng sau đó lại giảm còn 33,2% năm 2007. Sở dĩ tỷ trọng các ngành kinh tế của tỉnh tăng và giảm về cơ cấu theo chiều hướng khác nhau là do giá trị sản xuất của các ngành đều tăng tương ứng trong các năm qua. Trong đó đáng kể là sự gia tăng của khối ngành Công nghiệp và sản xuất nông nghiệp- thuỷ sản. Do có sự quan tâm của nhà nước và có sự đầu tư của những người sản xuất nông nghiệp trong việc đưa các giống mới năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sản xuất và khai thác thế mạnh của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 vùng nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tăng khá trong thời gian qua. Các tỷ trọng tương ứng của khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất là 63,3%, 62,9% và 64,6%. * Cơ cấu thành phần kinh tế Bảng 2.4. Cơ cấu GDP trong các thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An Đơn vị tính:(%) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng GDP 100 100 100 100 100 Nhà nước 37,50 37,85 34,89 36,08 36,95 Tập thể 18,69 17,02 13,56 11,10 10,66 Cá thể 43,02 41,20 42,96 42,58 41,95 Tư nhân 0,77 3,93 8,59 10,24 10,44 Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An Cơ cấu theo thành phần kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn- nhà hàng, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế ngoài quốc doanh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, manh mún, vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Khu vực kinh tế nhà nước giảm về số lượng nhưng phần đóng góp vào GDP của tỉnh vẫn tăng lên qua các năm, từ 33,92% năm 2000 lên hơn 36% năm 2007 và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế Nhà nước chưa cao, quá trình sắp xếp tổ chức lại còn chậm, số doanh nghiệp thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Khu vực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có đóng góp cho GDP của tỉnh và xuất khẩu nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp. * Cơ cấu vùng lãnh thổ: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Khu vực đồng bằng ven biển (gồm 9 huyện, thị, thành): là khu vực có đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh, tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã tăng từ 67,44% năm 2000 lên 72,26% năm 2007. Các hoạt động kinh tế phát triển mạnh ở khu vực này. Lao động cũng tập trung nhiều nhất ở đây. Khu vực này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, hình thành các vùng chuyên canh, vùng chuyên môn hoá, tập trung với quy mô lớn, tạo ra khối lượng và giá trị nông sản hàng hoá tương đối nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nhằm khai thác tốt những tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Hiện nay, ở khu vực này các mô hình nuôi trồng thuỷ sản mang lại giá trị kinh tế cao đã được hình thành và ngày càng phát triển, điển hình là các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Hưng Hoà (thành phố Vinh), Nghi Lộc, Cửa Lò… Khu vực miền núi (gồm 10 huyện): tăng trưởng khá hơn do khai thác tốt tiềm năng sẵn có. Khu vực này phù hợp cho việc phát triển các loại hình chăn nuôi và phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và phát triển lâm nghiệp. Kinh tế Nông - Lâm nghiệp gắn với chế biến có nhiều tiến bộ, hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng phát triển mạnh. Khu vực đô thị: Quy mô đô thị ngày càng được mở rộng, chất lượng đô thị ngày càng được nâng cao. Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng được hoàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 thiện. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khu vực nông thôn: Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất cây con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành và phát triển. Các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn được thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tưới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung ứng vật tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn như mô hình kinh tế trang trại trong trồng trọt và chăn nuôi, mô hình nông - lâm kết hợp, mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể trong những năm qua. Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (về cả cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế) diễn ra đúng hướng, phù hợp với mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhưng tốc độ chuyển dịch chưa tương xứng với tiềm năng và chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu trong từng vùng, từng ngành chưa mạnh. Nhiều ngành dịch vụ (nhất là thương mại, dịch vụ, du lịch) chưa phát triển đúng với tiềm năng và cơ hội sẵn có, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển (vốn, cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh doanh, cơ chế chính sách, thị trường …). Nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên, nhất là du lịch biển chưa được đầu tư khai thác hợp lý do thiếu vốn, làm hạn chế đáng kể mức độ đóng góp của ngành cho GDP của tỉnh và tạo việc làm. Tuy tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng khá (từ 55,7% năm 2000 lên 65,8% năm 2007) nhưng chủ yếu do tăng tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp - xây dựng. Quy mô của khu vực sản xuất sản phẩm dịch vụ giảm từ 37,2% xuống 36,3% trong cùng giai đoạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 trong khi lao động dịch vụ tăng nhanh. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến chưa được khai thác. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuần còn cao. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. 2.3.2 Thực trạng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua 2.3.2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng trưởng liên tục qua các năm, đạt bình quân 5,52%/năm trong cả thời kỳ 1996 - 2005, và năm 2007 tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 3,36%, vượt kế hoạch 5% (cả nước 3,25%), so với năm 2006. Các tốc độ này đều cao hơn mức bình quân của vùng và cả nước. Bảng 2.5. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu ĐVT Tổng giá trị Tr.đ 6.786.988 8.462.886 9.128.041 10.277.323 12.345.096 1. GTSX ngành NN Tr.đ 5.469.736 7.027.450 7.479.661 Cơ cấu % 2.GTSX ngành LN Tr.đ Cơ cấu % 3.GTSX ngành T. sản Tr.đ Cơ cấu % 2003 2004 2005 2006 80,59 83,04 81,94 752.741 810.689 848.805 11,09 9,58 9,30 564.511 624.747 799.575 8,32 7,38 8,76 2007 8.485.675 9.876.077 82,57 80,00 896.444 1.357.960 8,72 11,00 895.204 1.111.058 8,71 9,00 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An Số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho thấy, nông nghiệp thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành nông nghiệp và ngày càng tăng trong những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 năm qua. Năm 2003 tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp thuần là 80,59% thì đến năm 2007 tỷ trọng là 80%. Tuy năm 2007 có giảm về tỷ trọng so với các năm trước nhưng giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng lên là do sự gia tăng tương ứng về GTSX của các ngành lâm nghiệp và thuỷ sản. Lâm nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong toàn ngành, nhưng chúng ta thấy cơ cấu ngành lâm nghiệp giảm dần qua các năm mặc dù giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng đều qua các năm. Về thuỷ sản cho thấy ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản tăng đều trong 5 năm qua cả về giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành. Trong những năm qua ngành thuỷ sản đã có những đóng góp to lớn vào GDP của tỉnh nói chung và của ngành trồng trọt nói riêng. Dịch vụ trong nông nghiệp phát triển mạnh trong những năm qua, nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản. Qua số liệu trên chúng ta thấy nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã có những bước phát triển khá, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và theo hướng sản xuất hàng hoá là chủ yếu, mang lại giá trị kinh tế cao và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn Nghệ An nói riêng. Trong đó đáng chú ý là tỷ trọng ngành thuỷ sản trong năm 2007 tăng lên 9%, đây là một trong những ngành mang lại giá trị kinh tế cao của tỉnh Nghệ An, đồng thời là ngành có khả năng tạo ra khối lượng và giá trị hàng hoá lớn, tăng giá trị xuất khẩu. CCKT nông nghiệp tỉnh Nghệ An trong những năm qua phần nào đã thể hiện được tính năng động, thích ứng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu của thị trường, mặt khác ngành nông nghiệp của tỉnh đã bước đầu xác định mục tiêu sản xuất nên sản xuất những gì người tiêu dùng cần nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và của người tiêu dùng, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 nông thôn, nâng cao mức sống của dân cư ở khu vực nông thôn, đồng thời tận dụng và phát huy một cách tốt nhất tiềm năng và lợi thế so sánh của các tiểu vùng và của tỉnh. Nếu xét theo từng phân ngành trong nông nghiệp thuần thì tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng (tương ứng là 63,38% và 35,20%). Trong năm 2007 tỷ trọng ngành chăn nuôi của tỉnh/trồng trọt cả nước là 25,0%/75,0% và tỷ trọng nông nghiệp/tổng GDP là 31,03% [24] 2.3.2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thuần Trong những năm qua hoà chung với cả nước, Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và đạt được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt tương đối khá. Trong nông nghiệp thuần, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ tăng khá. Năm 2007, trồng trọt 63,38%, chăn nuôi 35,20%, dịch vụ 1,42%, sự thay đổi về cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp trong những năm qua là do tỉnh đã có sự quan tâm, đầu tư để phát triển nông nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong tỉnh. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thuần theo giá thực tế Năm 2006 Năm 2007 1,36% 1,42% 33,28% Trồng trọt 35,20% 65,36% Chăn nuôi 63,38% Dịch vụ NN Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 Sự hợp lý về cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp thể hiện cụ thể thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp trên từng đại bàn của từng địa phương trong tỉnh. Như vậy xét về cơ cấu, ngành trồng trọt của tỉnh Nghệ An vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong ngành sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 63% giá trị sản xuất toàn ngành, tiếp đó là ngành chăn nuôi với khoảng 35% giá trị toàn ngành và cuối cùng là dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp chiếm khoảng 2% giá trị toàn ngành. Ngành trồng trọt tuy có giảm về cơ cấu nhưng lại tăng lên về giá trị sản lượng, do trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên giá trị sản xuất trong nông nghiệp tăng mạnh. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng là do tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư trong phát triển ngành trồng trọt theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn và đầu tư vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế và hiệu quả cao. Với mục tiêu hình thành những cánh đồng có thu nhập cao từ 25- 30,8 triệu đồng/ha/năm đến 60- 70 triệu đồng/ha/năm, tỉnh đã đầu tư và phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phá thế độc canh trong nông nghiệp, áp dụng các công thức luân canh cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh làm tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất. * Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt Sản xuất trồng trọt liên tục phát triển với tốc độ tăng bình quân 4,81%/năm trong 10 năm qua. Bước đầu đã hình thành một số vùng cây nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, tạo nên một khối lượng nông sản hàng hoá tương đối khá, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và phục vụ xuất khẩu. Sản lượng lương thực liên tục tăng qua các năm, năm 2005 đạt 1,04 triệu tấn, cao hơn so với mục tiêu đề ra (90 vạn tấn), năm 2006 đạt 1,14 triệu tấn và năm 2007 đạt 1,05 triệu tấn, so với kế hoạch giảm 90.386 tấn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 bằng 7,9% so với năm 2006. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 347,45 kg/người/năm. Bảng 2.6. Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại cây trồng của tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Tr. đ 3.634.639 4.603.682 4.693.373 5.546.416 6.262.386 - GTSX Tr. đ 2.168.877 2.734.571 2.769.118 3.234.694 3.591.478 - Cơ cấu % 2003 2004 2005 2006 2007 1. Cây lương thực 59,67 59,39 59,00 58,32 57,35 Trong đó: Cây lúa - GTSX Tr. đ - Cơ cấu % 1.659.835 2.031.802 2.025.811 2.390.457 2.650.241 42,32 45,67 44,13 43,16 43,10 2.Cây thực phẩm - GTSX Tr. đ - Cơ cấu % 237.218 368.010 366.170 452.296 521.030 6,52 7,99 7,80 8,15 8,32 534.464 686.223 685.971 847.314 966.286 14,70 14,90 14,61 15,27 15,43 339.588 392.586 445.585 528.018 614.340 3. Cây CN - GTSX Tr. đ - Cơ cấu % 4.Cây ăn quả - GTSX Tr. đ - Cơ cấu % 9,34 8,52 9,49 9,51 9,81 - GTSX Tr. đ 271 394 413 453 1.254 - Cơ cấu % 0,07 0,08 0,09 0,08 0,02 354.221 421.898 426.116 483.641 567.998 9,70 9,12 9,01 8,67 9,07 5. Cây dược liệu 6. Cây khác - GTSX Tr. đ - Cơ cấu % Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ được chuyển dịch đúng hướng, diện tích lúa giảm, diện tích ngô tăng, nhất là ngô vụ đông trên đất hai lúa. Sản lượng lúa tăng đều qua các năm mặc dù diện tích giảm nhờ năng suất tăng nhanh, năm 2006 đạt trên 911 nghìn tấn, năm 2007 đạt 846 nghìn tấn. Sản lượng ngô tăng nhanh qua các năm do diện tích và năng suất ngô đều tăng nhanh (bình quân 18,06%/năm cả thời kỳ 10 năm 1996 - 2005) năm 2007 đạt trên 206 nghìn tấn. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, cây ăn quả và một số cây hàng năm với quy mô lớn: sắn trên 15.000 ha (trong đó sắn vùng nguyên liệu chế biến trên 4.000 ha), mía trên 26.000 ha; lạc trên 24.000 ha, năng suất 21,69 tạ/ha, về diện tích tăng 1.118 ha, năng suất tăng 2 tạ/ha, sản lượng tăng trên 7.000 tấn so với năm 2006, đây là năm có diện tích, năng suất và sản lượng lạc đạt cao nhất từ trước tới nay ở Nghệ An; dứa 1.752 ha, cam trên 3.000 ha, nhãn trên 1.500 ha, vải 751 ha, chè trên 5.000 ha, cà phê 2.000 ha, cao su 4.000 ha, hồ tiêu 331 ha. Việc phát triển sản xuất các loại cây công nghiệp đã gắn với xây dựng các cơ sở chế biến, tạo khối lượng hàng hoá xuất khẩu khá. Bên cạnh đó, diện tích và năng suất các loại rau đậu thực phẩm cũng phát triển mạnh qua các năm, cung cấp một lượng rau đậu khá lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên điạ bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Cùng với sự quan tâm đầu tư, hướng dẫn của tỉnh qua các đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, nông nghiệp tỉnh Nghệ An ngày càng phát triển và khai thác tốt các tiềm năng sẵn có để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Như vậy trong 5 năm qua, sản xuất trồng trọt của Nghệ An liên tục tăng cả về sản lượng và giá trị sản xuất của các loại cây trồng, cơ cấu cây trồng tương đối phù hợp với đặc điểm, điều kiện sản xuất của từng vùng, địa phương. Các vùng sản xuất tập trung tạo ra khối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 lượng hàng hoá khá lớn, đáp ứng nhu cầu tại chỗ, nhu cầu của thị trường trong nước và các vùng lân cận, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân và phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn. Các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao đã gắn với các cơ sở chế biến, hàng năm đã tạo ra khối lượng hàng hoá xuất khẩu khá lớn sang thị trường các nước trong khu vực, góp phần mở rộng thị trường giao thương cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Qua số liệu ở bảng 2.6 cho thấy sản xuất trồng trọt trong 5 năm qua tăng nhanh về GTSX của các loại cây trồng. Trong đó đáng chú ý là năng suất, sản lượng và GTSX của các loại cây lương thực, diện tích lương thực kém hiệu quả trong các năm được chuyển sang trồng các loại cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn, nhưng sản lượng lương thực trong các năm vẫn tăng đều góp phần làm tăng giá trị sản xuất lương thực. Sở dĩ như vậy là do trong những năm gần đây trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong trồng trọt nói riêng của tỉnh Nghệ An đã áp dụng khá thành công giống cây mới cho năng suất và giá trị cao hơn, đồng thời áp dụng kịp thời và đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác cây thực phẩm cũng phát triển nhanh trong những năm qua, năm 2007 giá trị sản xuất mà các loại cây thực phẩm mang lại khoảng 521 triệu đồng, chiếm 8,32%, tiếp đó là sự phát triển mạnh các loại cây công nghiệp (15,34%) và cây ăn quả (9,81%) đã tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào định hướng phát triển của tỉnh, (huyện, thành thị) và dựa vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cánh đồng, tập quán sản xuất từng nơi, các địa phương đã hình thành nên rất nhiều hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất. Nhiều công thức luân canh đã hình thành nên những vùng sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 xuất lớn, có tính hàng hoá cao. Sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 123 công thức luân canh cây trồng khác nhau có tổng thu từ 30 triệu đồng/ha/năm trở lên. Sau đây là một số công thức chuyển đổi cơ bản đã hình thành điển hình ở một số huyện. - Trên vùng đất chủ động nước và vùng sâu trũng trước đây sản xuất 2 vụ lúa (Lúa Xuân + lúa Hè thu hoặc Mùa sớm) với tổng thu hàng năm từ 28 30,8 triệu đồng/ha/năm, tổng diện tích khoảng 65.000 ha nay đã chuyển sang hình thức sản xuất chủ yếu sau: + Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Ngô vụ Đông: cho tổng thu trung bình 42,19 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn tỉnh năm 2007 có trên 21.200 ha. Đây là công thức phổ biến trên vùng đất 2 lúa, tuy thu nhập không cao như các hình thức chuyển đổi khác nhưng ổn định, dễ nhân ra diện rộng. Tuy nhiên ở công thức này cũng dễ gặp rủi ro do thời tiết bất lợi trong sản xuất vụ Đông. + Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Rau vụ Đông: Cho tổng thu trung bình 50,8 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 3.940 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn. + Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Rau vụ Đông: Cho tổng thu trung bình 50,8 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 3.940 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn. + Lúa Xuân xen cá + Lúa Hè thu xen cá + Cá vụ 3: Cho tổng thu trung bình 56,0 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 521 ha. Trong đó điển hình nhất là ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương... + Lúa Xuân xen cá + Lúa Hè thu + Cá vụ 3: Cho tổng thu trung bình 43,2 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 950 ha. Trong đó tập trung ở Quỳnh Lưu (750 ha), Nam Đàn (100 ha). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 + Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Cá vụ 3: Cho tổng thu trung bình 41,6 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 2.386 ha. Trong đó điển hình nhất là ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc - Chuyển hẳn sang nuôi trồng thuỷ sản: + Chuyển hẳn sang nuôi tôm nước lợ 50 ha, điển hình ở huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Thị xã Cửa Lò. Tổng thu có thể đạt 150 - 300 triệu đồng/ha/năm tuỳ thuộc vào khả năng đầu tư thâm canh của từng hộ. + Chuyển hẳn sang nuôi cá nước ngọt khoảng 480 ha, nằm rải rác ở nhiều huyện. Trong đó các huyện có diện tích chuyển đổi lớn là Nam Đàn 106 ha, Hưng Nguyên 40 ha, Thanh Chương 60 ha … - Hình thành các trang trại kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cho thu nhập rất cao và có thể đạt hàng trăm triệu đồng /ha/năm. Như vậy trên vùng đất chủ động nước sản xuất 2 vụ lúa nay đã chuyển được khoảng 40.000 ha sang sản xuất các công thức luân canh 3 vụ, nuôi trồng thuỷ sản và công thức có diện tích lớn nhất là tăng thêm ngô vụ Đông (chiếm 53%). Hiệu quả từ chuyển đổi đạt mức phổ biến 40 - 45 triệu đồng/ha và lãi ròng 35 - 45%. - Trên đất không hoàn toàn chủ động nước sản xuất 2 vụ lúa (lúa Xuân + lúa Mùa) hiệu quả thấp, đạt tổng thu trên dưới 25 triệu đồng/ha/năm, tổng diện tích khoảng 17.000 ha, đến nay đã chuyển sang các công thức luân canh chủ yếu + Lúa Xuân + Lúa Hè Thu + Cây vụ Đông (khoai lang, ngô, rau, lạc): Cho tổng thu từ 40 - 60 triệu đồng/ha/năm (tuỳ thuộc vào cơ cấu cây trồng vụ Đông). Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh đã chuyển được khoảng 2.000 ha (loại hình này chuyển được nhờ làm tốt công tác thuỷ lợi). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 + Màu vụ Xuân (ngô, lạc) + Lúa mùa sớm + Rau mùa Đông (ngô hoặc rau ngắn ngày): Cho tổng thu trung bình 36,5 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 618 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Đô Lương, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Quỳ Hợp. + Lúa Xuân + Dưa hấu Hè + Rau Đông: Cho tổng thu trung bình 84 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có 20 ha ở Tân Kỳ. + Lạc Xuân + Đậu Hè + Lạc Đông: Cho tổng thu trung bình 60,4 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 998 ha tập trung chủ yếu ở huyện Nghi Lộc và Đô Lương. + Lạc Xuân +Dưa hấu Hè +Rau vụ Đông: Cho tổng thu trung bình 61,2 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 50 ha tập trung chủ yếu ở Nghi Lộc. Trên vùng đất không hoàn toàn chủ động nước sản xuất 2 vụ lúa nay đã chuyển được khoảng 6.000 ha sang sản xuất các công thức luân canh 3 vụ và công thức có diện tích lớn nhất là chuyển lúa mùa sang sản xuất vụ Hè thu và tăng thêm cây trồng vụ Đông (chiếm 33,3%). Hiệu quả từ chuyển đổi đạt mức phổ biến 40 - 60 triệu đồng/ha và lãi ròng phổ biến 45 -55 %. - Trên đất cao cưỡng, sản xuất một vụ màu và một vụ lúa chờ nước trời hiệu quả thấp, bấp bênh đạt tổng thu trên dưới 18 triệu đồng /ha/năm, tổng diện tích khoảng 1.500 ha, đến nay cơ bản đã chuyển sang thâm canh cây trồng cạn, với các hình thức chủ yếu như sau: + Chuyên trồng mía: Cho tổng thu trung bình 27 triệu đồng/ha/năm; loại hình này đã có khoảng 500 ha, tập trung chủ yếu ở Tân Kỳ, Quỳ Hợp. + Chuyên trồng rau: Cho tổng thu 60 - 70 triệu đồng. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 80 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 + Trồng cỏ: Cho tổng thu 40 - 50 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh đã có khoảng 800 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Thanh Chương. Đây là hình thức chuyển đổi có hiệu quả ở cả 2 mặt đó là tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, phục vụ công nghiệp chế biến và góp phần phát triển chăn nuôi. Các công thức luân canh trên cơ bản đều đảm bảo cho lãi ròng lớn hơn 30% tổng thu (theo yêu cầu của đề án đặt ra khi bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi). - Trên vùng đất màu kém hiệu quả có kết quả chuyển đổi như sau: Hình thành các vùng chuyên sản xuất rau: diện tích chuyên sản xuất rau hàng hoá trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 1.784 ha. Chủ yếu ở vùng đất cát ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu và vùng chân ruộng cao ở Nam Đàn, thành phố Vinh và một số điểm rau truyền thống khác như Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc. Công thức luân canh cây trồng trên các vùng chuyên sản xuất rau rất phong phú, để đạt hiệu quả cao đòi hỏi người sản xuất phải thật sự năng động, nhạy cảm với thị trường, thực hiện tốt yêu cầu thời vụ và quy trình thâm canh một cách nghiêm ngặt cho từng giống. Khả năng mở rộng của công thức luân canh này không lớn. Điển hình ở Quỳnh Lưu, diện tích khoảng 550 ha tập trung ở các xã vùng Bãi Ngang (Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng). Tổng thu của công thức luân canh này đạt từ 125- 180 triệu đồng/ha/năm. Tuỳ theo từng loại cơ cấu cây trồng nên có thể mỗi loại cây trồng sẽ cơ cấu mấy lứa liên tục nhau. Nam Đàn diện tích chuyên rau có khoảng 250 ha Như vậy muốn có hiệu quả kinh tế cao phải tổ chức sản xuất rau, màu cao cấp. Với tiềm năng đất đai và thị trường lớn tỉnh Nghệ An cần tập trung chuyển đổi, đầu tư xây dựng thành các vùng rau màu lớn, sản xuất hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Xuân hè, tăng thêm vụ Đông hình thành công thức luân canh 3 vụ cho thu nhập khá. Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh trong những năm qua đã mang lại những kết quả đáng kể, góp phần khẳng định tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông sản hàng hoá nói riêng. Các cánh đồng có thu nhập cao trong sản xuất nông nghiệp đã đóng góp rất lớn vào GDP của tỉnh, đồng thời góp phần ổn định, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn. Từ năm 2004 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo xây dựng được 25 mô hình cánh đồng có tổng thu từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Trong đó có nhiều mô hình đạt từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên. Thông qua những mô hình này đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng diện tích có tổng thu cao và tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có khoảng 17.078 ha có tổng thu từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên (chiếm khoảng 7,76% diện tích đất canh tác), trong đó Diễn Châu có 3.672 ha, Quỳnh Lưu 2.595 ha, Hưng Nguyên 1.910 ha, Nghi Lộc 1.247 ha … Sau một thời gian thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh kết quả thu nhập trên đơn vị diện tích năm 2007 như sau: - Diện tích cho tổng thu 30 triệu đồng/ha/năm đạt 20.202,4 ha, so với năm 2006 tăng 5.000 ha; trong đó điển hình nhất là huyện Đô Lương có 4.100 ha, Nghĩa Đàn 2.500 ha, Yên Thành có 2.310,4 ha, Nghi Lộc có 1.838 ha - Diện tích cho tổng thu từ 30 đến 40 triệu đồng/ha/năm đạt 49.101,2 ha, so với năm 2006 tăng 16.200 ha; Trong đó điển hình nhất là huyện Anh Sơn có 6.100 ha, Thanh Chương 5.800 ha, Nam Đàn 3.950 ha, Diễn Châu 4.350, 9 ha. - Diện tích có tổng thu nhập đạt từ trên 40 đến 50 triệu đồng/ha/năm là 22.830,9 ha, so với năm 2006 tăng 18.137 ha; Điển hình là huyện Yên Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 6.650,5 ha, Nghi Lộc 4.335,7 ha, Diễn Châu có 2.820,3 ha, Quỳnh Lưu có 1.878 ha. - Diện tích có tổng thu nhập đạt từ trên 50 đến 100 triệu đồng/ha/năm là 15.580,3 ha; so với năm 2006 tăng 8.946,7 ha; Trong đó điển hình nhất là huyện Diễn Châu 3.671,3 ha, Quỳnh Lưu 2.595 ha, Hưng Nguyên 1.910 ha. - Diện tích có tổng thu nhập từ trên 100 triệu đồng/ha/năm đạt 1.498,1 ha; so với năm 2006 tăng 882,75 ha; Trong đó điển hình nhất là huyện Quỳnh Lưu có 550 ha, Nam Đàn có 300 ha. Như vậy, năm 2007 có khoảng 17.078,7 ha đất sản xuất nông nghiệp có tổng thu từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên (chiếm 7,76% diện tích đất nông nghiệp); tăng 9.829,7 ha so với năm 2006 và nếu tính chung cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp (khoảng trên 220.000 ha) thì đạt 29,97 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 3 triệu đồng/ha/năm so với năm 2006. Trên đây là một số công thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần làm cho ngành trồng trọt tăng lên cả về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng các loại cây trồng: - Cây lương thực, thực phẩm: Các loại cây lương thực phát triển đều trong các năm, trong đó lúa tăng nhanh về sản lượng, năm 1996 sản lượng lúa của tỉnh mới chỉ đạt 529.284 tấn, đến năm 2006 đạt đến 911.267 tấn, năm 2007 đạt 846.465 tấn là do diện tích lúa giảm do chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác và chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Năng suất và sản lượng lúa tăng đều trong các năm là do Nghệ An đã áp dụng các giống lúa lai với năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào đồng ruộng, đồng thời áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Các loại cây trồng liên tục tăng về năng suất và sản lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 Số liệu bảng 2.7 chúng ta thấy, mặc dù diện tích của một số cây trồng giảm nhưng năng suất vẫn tăng lên, và tăng mạnh ở những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế và mang tính hàng hoá cao. Điều đó cho thấy, chương trình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh rất phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá lớn và tập trung. Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây lƣơng thực, thực phẩm Chỉ tiêu ĐVT 2003 Tổng DT Ha - Diện tích Ha - Năng suất Tạ/ha - Sản lượng 2004 2005 2006 2007 292.541 305.842 303.107 310.609 304.965 187.145 182.436 180.233 182.135 181.245 44,88 48,27 Tấn 839.993 880.543 - Diện tích Ha 45.044 60.299 64.386 67.129 59.597 - Năng suất Tạ/ha 31,42 36,05 33,95 34,64 34,73 - Sản lượng Tấn 141.550 217.348 - Diện tích Ha 35.739 32.949 29.800 29.716 31.002 - Năng suất Tạ/ha 82,86 100,12 117,88 136,03 138,13 - Sản lượng Tấn 296.120 392.875 - Diện tích Ha 24.613 28.158 28.688 31.629 33.121 - Năng suất Tạ/ha 68,65 69,73 65,27 71,92 73,06 - Sản lượng Tấn 168.970 196.348 1. Cây lúa 45,61 50,03 46,7 822.041 911.267 846.465 2. Cây ngô 218.606 232.544 206.960 3. Cây chất bột 351.270 404.232 428.230 4. Cây rau đậu 187.258 227.475 241.982 Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 - Cây ăn quả Bảng 2.8. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây ăn quả Chỉ tiêu ĐVT Tổng DT 2003 2004 2005 2006 2007 ha 3.331 4.128 4.852 5.692 6.884 - Diện tích ha 1.718 1.867 1.897 3.005 3.170 - Năng suất Tạ/ha 80,9 103,2 100,7 114 116 - Sản lượng Tấn 13.904 19.270 19.098 25.005 25.570 - Diện tích ha 1.250 1.666 2.150 1.752 2.705 - Năng suất Tạ/ha 180,4 184,9 180,1 185,5 222 - Sản lượng Tấn 22.545 30.812 38.722 32.504 33.154 - Diện tích ha 160 254 363 446 512 - Năng suất Tạ/ha 53,8 54,2 53,7 55,4 57, 3 - Sản lượng Tấn 860 1.376 1.950 2.471 2.934 - Diện tích ha 203 341 442 489 497 - Năng suất Tạ/ha 27,6 33,2 31,6 33,9 35,7 - Sản lượng Tấn 561 1.132 1.398 1.658 1.774 1. Cây cam 2. Cây dứa 3. Cây vải 4. Cây nhãn Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các huyện Trong những năm qua tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư cho phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích nhằm chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng, chú trọng phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao. Trong đó, cây cam tăng nhanh về cả diện tích và sản lượng, năm 2003 với diện tích 1.718 ha đạt sản lượng là 13.904 tấn, năm 2007 với diện tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67 3.170 ha cho sản lượng 25.570 tấn. Cây cam hiện đang là một trong những loại cây đặc sản của tỉnh và là loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, có uy tín trên thị trường trong nước và trong khu vực. Để phát triển mạnh hơn nữa về cây ăn quả tỉnh Nghệ An cần có biện pháp quy hoạch đầu tư phát triển cụ thể cho từng vùng, đồng thời cần quan tâm xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm nông nghiệp - Cây công nghiệp Bảng 2.9. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây công nghiệp Chỉ tiêu Tổng DT ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 ha 69.273 68.636 70.423 70.623 73.953 - Diện tích Ha 91 75 66 63 60 - Năng suất Tạ/ha 3,20 3,60 3,50 3,30 3,12 - Sản lượng Tấn 29 27 23 21 18,72 - Diện tích Ha 9.245 7.439 7.480 6.307 5.429 - Năng suất Tạ/ha 3,00 4,80 1,90 5, 30 6,56 - Sản lượng Tấn 2.797 3.599 1.437 3.344 3.561 - Diện tích Ha 26.210 24.059 22.271 26.658 30.821 - Năng suất Tạ/ha 510,5 549,4 506,8 557, 3 585,7 - Sản lượng Tấn I- Cây ngắn ngày 1. Cây bông 2. Cây vừng 3. Cây mía 1.338.104 1.321.833 1.128.596 1.485.716 1.742.740 4. Cây cói - Diện tích Ha 212 198 160 130 128 - Năng suất Tạ/ha 35,7 31,5 47,5 50,0 52, 133 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68 - Sản lượng Tấn 756 624 760 650 667,27 - Diện tích Ha 22.625 24.086 27.195 23.324 24.442 - Năng suất Tạ/ha 16,2 20,2 16,7 19,6 21,69 - Sản lượng Tấn 36.702 48.707 45.494 46.077 53.006 - Diện tích Ha 985 1.188 938 762 723 - Năng suất Tạ/ha 82 84 64 87 85 - Sản lượng Tấn 804 997 602 664 6.146 - Diện tích ha 2.880 6.078 6.806 7.204 6.229 - Năng suất Tạ/ha 34,5 27,4 35,2 36,9 64,2 - Sản lượng Tấn 9.946 16.669 23.986 32.550 40.000 - Diện tích ha 2.620 2.399 2.340 2.466 1.853 - Năng suất Tạ/ha 43 25 49 49 88 - Sản lượng Tấn 1.136 607 1.150 1.215 1.630 - Diện tích ha 4.130 2.814 2.850 3.383 3.937 - Năng suất Tạ/ha 81 17 42 39 48 - Sản lượng Tấn 3.354 475 1.204 1.320 1.877 - Diện tích ha 275 300 317 326 331 - Năng suất Tạ/ha 18, 3 78 86 79 89 - Sản lượng Tấn 150 235 273 256 296 5. Cây lạc 6. Cây đậu tương II- Cây lâu năm 1. Cây chè 2. Cây cà phê 3. Cây cao su 4. Cây hồ tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69 Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các huyện Nhìn chung, diện tích và sản lượng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày tăng liên tục trong 5 năm qua làm tăng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói chung và các loại cây công nghiệp nói riêng, trong đó đặc biệt là cây chè và cây mía trên địa bàn tỉnh. Diện tích trồng chè năm 2004 là 6.078 ha với sản lượng là 16.669 tấn, nhưng năm 2007 với diện tích là 6.229 ha đã đạt sản lượng ở mức 40.000 tấn. Năm 2003, diện tích mía là 26.210 ha với sản lượng là 1.338.140 tấn đến năm 2007 diện tích trồng mía tăng lên 30.821 ha và tổng sản lượng đạt được 1.742.740 tấn, đáp ứng nhu cầu cho nhà máy. * Tỷ suất nông sản hàng hoá trong trồng trọt của tỉnh Nghệ An Bảng 2.10. Tỷ suất nông sản hàng hoá các loại cây lƣơng thực, thực phẩm ĐVT 2003 2004 2005 - Sản lượng Tấn 839.993 880.543 822.041 911.267 864.465 - Tỷ suất HH % 28,02 32,20 32,64 34,86 34,88 141.550 217.348 218.606 232.544 206.960 33,91 33,67 36,24 36,98 38,87 149.925 198.286 248.217 313.380 361.170 45,73 47,26 48,09 48,86 51,02 146.195 131.589 103.053 90.852 75.983 87,06 88,20 84,03 87,90 92,01 Chỉ tiêu 2006 2007 1. Cây lúa 2. Cây ngô - Sản lượng Tấn - Tỷ suất HH % 3. Cây sắn - Sản lượng Tấn - Tỷ suất HH % 4. Cây khoai lang - Sản lượng Tấn % - Tỷ suất HH Nguồn: Xử lý số liệu điều tra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70 Qua điều tra về thực tế sản xuất nông nghiệp của các hộ ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh cho thấy trong những năm gần đây, sản xuất trồng trọt đã chú trọng phát triển mạnh các loại cây trồng cho sản phẩm mang tính hàng hoá cao góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và tạo nên khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu Bảng 2.11. Tỷ suất nông sản hàng hoá các loại cây ăn quả ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 - Sản lượng Tấn 13.904 19.270 19.098 25.005 25.570 - Tỷ suất HH % 87,26 86,54 88,25 84,93 83,75 - Sản lượng Tấn 22.545 30.812 38.722 32.504 33.154 - Tỷ suất HH % 86,92 88,75 88,90 91,47 95,20 860 1.376 1.950 2.471 2.934 83,97 84,48 87,29 87,93 88,07 561 1.132 1.398 1.658 1.774 83,27 83,78 85,42 87,05 87,81 Chỉ tiêu 1. Cây cam 2. Cây dứa 3. Cây vải - Sản lượng Tấn - Tỷ suất HH % 4. Cây nhãn - Sản lượng Tấn - Tỷ suất HH % Nguồn: Xử lý số liệu điều tra Qua số liệu điều tra cho thấy, phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả cho tỷ suất hàng hoá lớn hơn các loại cây lương thực. điều đó cho thấy hàng năm các loại cây công nghiệp và cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn và cung cấp một lượng hàng hoá tương đối lớn đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, các tỉnh lân cận và phục vụ xuất khẩu. Như vậy, trong những năm tới để phát triển hơn nữa nông nghiệp hàng hoá tỉnh Nghệ An cần có những biện pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71 thiết thực, đầu tư có hiệu quả để phát triển mạnh các loại cây trồng chiếm tỷ suất hàng hoá cao trong sản xuất trồng trọt của tỉnh. Việc phát triển cây lương thực tuy mang lại giá trị hàng hoá thấp hơn nhưng trong những năm tới tỉnh cũng cần phải có những định hướng đúng đắn và hợp lý hơn nữa để phát triển bởi đây là một trong những loại cây trồng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của nông dân trên địa bàn tỉnh và của tỉnh nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực thực tế trên địa bàn và đóng góp một phần quan trọng trong xuất khẩu nông sản hàng hoá. Bảng 2.12. Tỷ suất nông sản hàng hoá các loại cây công nghiệp Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 II - Cây ngắn ngày 1. Cây bông - Sản lượng Tấn 29 27 23 21 18,72 - Tỷ suất HH % 100 100 100 100 100 2. Cây vừng - Sản lượng Tấn 2.797 3.599 1.437 3.344 3.561 - Tỷ suất HH % 72,04 73,60 74,72 76,19 76,70 1.338.104 1.321.833 1.128.596 78,94 80,06 82,36 82,98 84,20 756 624 760 650 667,27 3. Cây mía - Sản lượng Tấn - Tỷ suất HH 1.485.716 1.742.740 4. Cây cói - Sản lượng Tấn - Tỷ suất HH % 98,78 98,92 99,10 99,00 99,34 - Sản lượng Tấn 36.702 48.707 45.494 46.077 53.006 - Tỷ suất HH % 68,49 68,81 67,93 69,18 71,09 5. Cây lạc 6. Cây đậu tương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72 - Sản lượng Tấn - Tỷ suất HH 804 997 602 664 6.146 % 82,73 81,98 84,58 85,46 84,95 - Sản lượng Tấn 9.946 16.669 23.986 26.550 32.098 - Tỷ suất HH % 87,72 88,63 88,89 90,60 92,00 - Sản lượng Tấn 1.136 607 1.150 1.215 1.630 - Tỷ suất HH % 98,60 98,72 98,78 99,03 99,24 - Sản lượng Tấn 3.354 475 1.204 1.320 1.877 - Tỷ suất HH % 98,83 99,75 99,82 99,79 99,97 150 235 273 256 296 89,73 92,45 96,08 96,72 97,15 IV- Cây lâu năm 1. Cây chè 2. Cây cà phê 3. Cây cao su 4. Cây hồ tiêu - Sản lượng Tấn - Tỷ suất HH % Nguồn: Xử lý số liệu điều tra * Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi Trong 5 năm qua, ngành chăn nuôi đạt tốc độ phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng đàn. Nghệ An đang là tỉnh đứng đầu toàn quốc về tổng số đàn trâu, bò (năm 2007 có 292.231 con trâu và 445.304 con bò) và là một trong những tỉnh làm tốt công tác cải tạo giống đàn bò (chương trình Sind hoá đàn bò). Đến nay toàn tỉnh có hơn 162.000 con bò, bê lai Zêbu, chiếm 36,4% tổng đàn bò toàn tỉnh. Tốc độ tăng sản lượng chăn nuôi năm 2007 đạt 108,027% so với năm 2006. Những kết quả đạt được đã góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 đạt 33,28%, năm 2007 đạt 35,20% [24]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 Các chương trình dự án chăn nuôi do tỉnh đầu tư như: chương trình cải tạo đàn bò theo hướng Zê - bu hoá, bò thịt chất lượng cao, chương trình lợn hướng nạc …, đã góp phần cải tạo, nâng cấp chất lượng đàn nên đã nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đàn gia cầm tăng nhanh, năm 2007 có 10.730 nghìn con, tăng 5,65% so với năm trước. Một số mô hình sản xuất chăn nuôi tiên tiến, với quy mô vừa và lớn đã được hình thành và phát triển. Đặc biệt chương trình bò sữa được khôi phục, toàn tỉnh có trên 500 con bò bê sữa, trong đó 100 con vắt sữa thường xuyên, 367 con bò sinh sản (chiếm 75% tổng đàn). Chương trình nuôi lợn ngoại phát triển khá, hiện có 3.478 nái ngoại, sản xuất hàng năm đạt từ 75.000 - 80.000 con lợn giống chăn nuôi lợn thịt. Bảng 2.13.Giá trị và cơ cấu GTSX các loại vật nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Tr. đ 1.765.084 2.338.033 2.688.738 2.823.869 2003 2004 2005 2006 2007 3.001.346 1. Gia súc - GTSX Tr. đ - Cơ cấu % 933.482 1.341.997 1.578.120 1.626.932 1.727.574 52,88 57,40 58,69 57,61 57,56 389.490 466.007 500.025 510.325 544.746 22,06 19,93 18,60 18,07 18,15 442.112 530.029 610.593 686.612 729.026 25,06 22,67 22,71 24,32 24,29 2. Gia cầm - GTSX Tr. đ - Cơ cấu % 3.C.nuôi khác - GTSX Tr. đ - Cơ cấu % Nguồn: Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An Qua số liệu ở bảng 2.14 cho thấy, về chăn nuôi của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua có sự tăng trưởng khá cao về số lượng đàn gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác. Cụ thể, đàn trâu tăng từ 288.000 con năm 2003 lên 292.000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 con năm 2007, lợn tăng từ 1.190.000 con lên 1.239.000 con, bò tăng từ 315.000 con lên 445.000 con năm 2007, gia cầm tăng từ 10.524.000 con năm 2003 lên 10.730.000 con năm 2007. Điều đó cho thấy từ việc chăn nuôi trâu bò phục vụ cày kéo trong sản xuất nông nghiệp nay đã chuyển dịch theo hướng chăn nuôi lấy thịt cho sản phẩm, hàng hoá đang tăng nhanh theo yêu cầu của các tiểu vùng trong tỉnh, yêu cầu trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước. Năm 2007 cũng đã tập trung đẩy mạnh chương trình chuyển đổi một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng cỏ tập trung để phát triển chăn nuôi. Đến cuối năm 2006 toàn tỉnh có 3.905 ha cỏ, năm 2007 trồng mới 750 ha, đưa diện tích cỏ tập trung toàn tỉnh lên 4.650 ha. Bảng 2.14. Số lƣợng và sản lƣợng sản phẩm chăn nuôi tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 I- Số lượng 1.Gia súc Ngh. con 1.793 1.854 1.921 1.850 1.919 - Trâu Ngh. con 288 289 294 288 292 - Bò Ngh. con 315 350 388 426 445 2. Gia cầm Ngh. con 10.524 10.274 10.950 10.156 10.730 3. Chăn nuôi khác Ngh. con 80,8 101,3 124,1 132 Trong đó: 62,5 II. Sản lượng thịt giết mổ gia súc, gia cầm chăn nuôi Tấn 93.623 Tấn 67.930 105.754 122.074 124.032 132.008 - Trong đó Thịt lợn 80.321 93.810 94.982 98.087 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75 Năm 2007, tiếp tục chỉ đạo thực hiện xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 297 trang trại chăn nuôi, trong đó có 81 trại chăn nuôi lợn; 27 trại chăn nuôi gia cầm; 162 trại chăn nuôi bò và 27 trại chăn nuôi trâu. Ngoài các sản phẩm chăn nuôi truyền thống như: trâu, bò, lợn, gà… đáng chú ý là đàn dê và hươu trong tỉnh ngày càng phát triển mạnh. Điển hình là ở các huyện miền núi như: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tương Dương … là những nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, hươu. Bên cạnh đó hình thành nên những đồng cỏ phục vụ chăn nuôi tạo điều kiện tăng nhanh giá trị sản xuất của ngành và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của tỉnh. Qua số liệu thống kê ở bảng cho thấy cơ cấu khá phù hợp giữa các loại vật nuôi. Trong chăn nuôi tỉnh vẫn chú trọng phát triển đều các loại vật nuôi mang tính hàng hoá phổ biến và cho giá trị kinh tế cao. Bên cạnh phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi lấy thịt và phục vụ chế biến, tỉnh còn quan tâm phát triển những vật nuôi mang tính đặc sản đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, của thị trường trong và ngoài nước như hươu, dê... Việc phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn trong chăn nuôi đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho nông dân, tăng thu ngân sách Nhà nước. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đàn còn góp phần hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý trong chăn nuôi của tỉnh. Việc phát triển đa dạng các loại vật nuôi phù hợp với đặc điểm từng địa phương tạo nên một khối lượng hàng hoá tương đối về sản phẩm chăn nuôi, thể hiện cụ thể qua tỷ suất hàng hoá mà tác giả thu thập được từ các thông tin điều tra ở một số vùng điển hình trong tỉnh * Tỷ suất nông sản hàng hoá trong chăn nuôi của tỉnh Nghệ An Qua số liệu ở bảng 2.15 chúng ta thấy, trong chăn nuôi phát triển các loại vật nuôi mang tính đặc sản như hươu, dê... mang lại tỷ suất hàng hoá cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 hơn các loại gia súc, gia cầm. Hàng năm số lượng gia súc và một số vật nuôi khác mang lại một lượng hàng hoá khá lớn, tỷ suất hàng hoá về các loại vật nuôi này chiếm bình quân hàng năm từ 80% đến trên 90%. Như vậy, nên chăng tỉnh cần có những biện pháp, chương trình đầu tư hơn nữa để phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng địa phương và phát triển mạnh sản xuất hàng hoá trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Bảng 2.15. Tỷ suất nông sản hàng hoá trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 1. Gia súc - Số lượng - Tỷ suất HH Ngh.con 1.793 1.854 1.921 1.850 1.919 % 77,63 76,84 82,92 85,32 87,84 Ngh.con 10.524 10.274 10.950 10.156 10.730 % 52,08 48,96 56,06 49,32 50,02 Ngh.con 62,5 80,8 101,3 124,1 132 % 87,92 88,04 89,73 92,08 94,16 2. Gia cầm - Số lượng -Tỷ suất HH 3. Chăn nuôi khác - Số lượng -Tỷ suất HH Nguồn: Xử lý số liệu điều tra Tuy nhiên trong chăn nuôi những năm gần đây trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế do liên tục có những đợt đại dịch, do vậy để chăn nuôi phát triển hơn nữa tỉnh cần có những biện pháp tốt hơn để phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn trong chế biến các loại thực phẩm từ sản phẩm chăn nuôi. * Dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp Dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt tốc độ phát triển tương đối (từ 1,28% năm 2003 lên 1,36% năm 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 và 1,42% năm 2007). Như vậy cho thấy dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng phát triển nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An bao gồm các dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ …, các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi như giống, thuốc phòng, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm …, dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ chế biến các sản phẩm nông nghiệp … Cả năm 2007 cung ứng trên địa bàn toàn tỉnh: 100.000 tấn đạm Urê, 5.000 tấn đạm SA, 25.000 tấn phân Kali, 1.000 tấn phân lân, 150.000 tấn phân NPK (trong đó các đơn vị ngành cung ứng 100.000 tấn), 110 tấn thuốc BVTV, 2.000.000 liều thuốc tiêm phòng cho gia súc, 2.100 tấn lúa lai Trung Quốc, 150 tấn ngô lai (trong đó các đơn vị ngành cung ứng 100 tấn), 400 tấn lạc giống, 500 tấn lúa thuần các loại, 350 máy cày nhỏ đa chức năng, 100 cái máy sấy nông sản, 100 cái máy gặt lúa, và 2.000 triệu đồng phụ tùng máy nông nghiệp. Bên cạnh việc cung ứng đủ số lượng, kịp thời gian, giá cả hợp lý phải đặt lên hàng đầu. Những đơn vị cung ứng vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc BVTV, thú y, máy cơ khí … không đảm bảo chất lượng gây thất thiệt cho người sản xuất phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do loại vật tư kém chất lượng gây nên. Như vậy về cơ cấu ngành, sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh, đóng góp một phần đáng kể vào GDP của tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh quá tình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn và hiệu quả ngày càng cao với mục tiêu hướng vào xuất khẩu. Nông nghiệp Nghệ An đang dần khẳng định vị trí trên thị trường nội địa, khu vực và thế giới, kinh tế nông nghiệp đã đóng góp một phần quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 trọng trong sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân vươn lên làm giàu, thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn của tỉnh. Sở dĩ nông nghiệp Nghệ An đạt được những kết quả trên là do trong những năm qua tỉnh đã có sự quan tâm, đầu tư đúng hướng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là các chương trình, dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà tỉnh đã và đang áp dụng thực hiện. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu cũng có những ưu, khuyết điểm nhất định mà tỉnh cần phải rút ra các bài học kinh nghiệm cho chiến lược phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. 2.3.2.3. Cơ cấu thành phần trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An Tham gia trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An có các thành phần: Doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân. Bảng 2.16. GTSX và cơ cấu GTSX các thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An năm 2007 Thành phần Giá trị sản xuất Tổng số Cơ cấu (%) (triệu đồng) 8.483.675 100,00 356.165 4,20 Kinh tế tập thể 2.980.425 35,13 Kinh tế cá thể 5.142.862 60,60 6.223 0,07 Kinh tế Nhà nước Kinh tế tư nhân - Doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Năm 2007, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước đạt 356.165 triệu đồng, chiếm gần 4,20% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của các thành phần kinh tế. Điều đó cho thấy doanh nghiệp Nhà nước đã phát huy khá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 vai trò của mình trong sản xuất nông nghiệp trong những năm qua. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước liên tục tăng trong những năm qua. Các doanh nghiệp Nhà nước giữ một vị trí rất quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An. Các doanh nghiệp này vừa là nơi cung ứng các yếu tố đầu vào, vừa là nơi tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp do nông dân sản xuất ra chưa qua chế biến, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hàng hoá nông - lâm sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới. - Thành phần kinh tế tập thể. Kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua cũng có những bước phát triển đáng kể, mà điển hình là các hợp tác xã nông nghiệp, thành phần kinh tế này đã đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, thành phần kinh tế này ngày càng phát huy khả năng và đem lại hiệu quả cao với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phần kinh tế tập thể hàng năm trên 2.500 triệu đồng. Cụ thể: năm 2006 đạt 2.780.046 triệu đồng, năm 2007 đạt 2.980.425 triệu đồng (chiếm 35,13%). Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập mới 8 hợp tác xã, đạt 53,34% kế hoạch, đưa tổng số HTX trên địa bàn toàn tỉnh lên 378 HTX. Số xã viên HTX tăng thêm 5.275 người, số lao động có việc làm tăng thêm 5.970 người. Trong đó 133 HTX kinh doanh có lãi trên 20 triệu đồng/năm và 36 HTX có góp vốn cổ phần mới của xã viên, cấp giấy kinh doanh cho 231 HTX nông nghiệp. Như vậy, nhìn chung bước đầu đã tạo được chuyển biến nhận thức trong nhân dân về HTX kiểu mới, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. - Thành phần kinh tế cá thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 Trong những năm qua thành phần kinh tế cá thể phát triển khá nhanh, và chủ yếu dưới các hình thức trang trại hộ gia đình Hiện nay ở khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh có 1.252 trang trại, trong đó: 646 trang trại trồng trọt; 119 trang trại chăn nuôi; 178 trang trại thuỷ sản và 309 trang trại kinh doanh tổng hợp. Số trang trại được cấp giấy chứng nhận trong năm 188 trang trại. Kinh tế trang trại thực chất là kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp hàng hoá (kể cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản), có quy mô tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể. Hàng năm kinh tế trang trại đã tạo ra một khối lượng hàng hoá khá, đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm trong nước và thế giới. Với tổng giá trị sản xuất của kinh tế trang trại năm 2006 đạt 4.373.182 triệu đồng, năm 2007 đạt 5.142.862 triệu đồng (chiếm 60,6%). Mặc dù vậy, kinh tế trang trại trên đại bàn tỉnh nhìn chung quy mô trang trại còn nhỏ, phân tán, hiệu quả sản xuất và kinh doanh chưa cao. - Thành phần kinh tế tư nhân. Thành phần kinh tế tư nhân tham gia trong sản xuất nông nghiệp không đáng kể. Năm 2007 giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này đạt 6.223 triệu đồng (chiếm 0,07%). Sở dĩ như vậy là do thành phần kinh tế tư nhân hoạt động trong nông nghiệp mới hình thành từ năm 2005 với quy mô nhỏ và chưa thực sự phát huy vai trò, khả năng trong sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả đạt được còn rất khiêm tốn Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ an đã có sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế, trong đó đáng chú ý là thành phần kinh tế cá thể mà chú trọng là kinh tế trang trại phát triển khá mạnh, phát huy được tiềm năng lợi thế của một số vùng trong nước. Sự tham gia và phát triển của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 các thành phần kinh tế trong nông nghiệp đã góp phần to lớn làm cho sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ an trong những năm qua vẫn còn rất nhiều hạn chế, tồn tại cần có giải pháp thiết thực và hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá bền vững và ổn định. 2.3.3 Những kết quả đạt đƣợc và tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An * Kết quả đạt được - Thông qua chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng có thu nhập cao đã làm chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc nhận thức của cán bộ cũng như nông dân tỉnh Nghệ An về ý thức bố trí cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Từng bước chuyển từ sản xuất những gì mình có sang sản xuất những gì thị trường cần và biết quan tâm hơn đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Năm 2007, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh gặp nhiều khó khăn nhưng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng có thu nhập cao vẫn tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện trên các địa phương, hiệu quả của việc chuyển đổi được khẳng định trên cả hai mặt: Tăng tổng sản phẩm xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Đã có bước chuyển biến khá mạnh mẽ trong việc phát triển cây trồng có hiệu quả kinh tế cao bằng các công thức chuyên rau hoặc sử dụng các công thức luân canh có ít nhất một vụ rau; đặc biệt là diện tích dưa hấu đã đạt trên 1000 ha. Đã có nhiều địa phương (xã, HTX) năng động trong việc tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đã tạo được đầu ra ổn định cho sản phẩm nên hiệu quả sản xuất rất cao. - Hình thức chuyển đổi khá phong phú, cùng với hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông dân đã sáng tạo ra nhiều công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 thức luân canh cây trồng trong từng điều kiện sản xuất cụ thể để phát huy hiệu quả sử dụng đất, lao động và nhu cầu thị trường trong mối quan hệ sản xuất tiêu dùng một cách năng động, hiệu quả. - Thông qua chuyển đổi kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ kỹ thuật được phát huy, kiến thức và trình độ người sản xuất được nâng lên theo hướng sản xuất hàng hóa. - Kết quả chuyển đổi khẳng định khả năng mở rộng diện tích cánh đồng có thu nhập cao là hoàn toàn thực tế, tăng tổng sản lượng nông sản phẩm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu thu nhập trong sản xuất ngành trồng trọt. - Đã từng bước xây dựng được các cánh đồng sản xuất tập trung, được đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, giếng nước …) đáp ứng yêu cầu sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Đã khẳng định được nhiều công thức luân canh cây trồng phù hợp cho từng vùng, cho thu nhập cao. Và có thể khẳng định nếu phát huy hết lợi thế sẵn có, ứng dụng mạnh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và tập trung đầu tư thâm canh đúng mức cùng với việc lựa chọn, bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý, chính xác thì khả năng tạo ra mức tổng thu 50 triệu đồng/ha/năm và cao hơn nữa đối với nông nghiệp Nghệ An là hoàn toàn hiện thực trên diện rộng. - Về chăn nuôi tỉnh đã có những chương trình đầu tư phù hợp cho việc phát triển các loại vật nuôi trên từng vùng, từng địa phương, phát triển mạnh các loại con là thế mạnh của vùng, cho giá trị kinh tế cao, mang tính hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trong từng địa phương, trong tỉnh, trong nước và trên thị trường thế giới. - Nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua đã được chú trọng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kể vào GDP của ngành nông nghiệp và tạo ra một lượng hàng hoá xuất khẩu khá lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 * Tồn tại. - Những định hướng trong chuyển đổi theo chủ trương của tỉnh vẫn chưa được tập trung giải quyết tốt nhất: các định hướng về phát triển cây nguyên liệu (sắn, dứa, mía) và định hướng chuyển đổi cơ cấu cấy trồng trên đất lúa cưỡng, đất màu kém hiệu quả, vẫn còn nhiều địa phương chưa xây dựng kế hoạch chuyển đổi một cách cụ thể để tập trung chỉ đạo thực hiện. - Cơ sở hạ tầng để giúp nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn chưa được cải thiện đáng kể. - Chưa tạo được thị trường ổn định cho nông sản phẩm thông qua quá trình chuyển đổi tạo ra, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do sự năng động của người sản xuất. - Những mô hình thu nhập cao vẫn tập trung ở những vùng có truyền thống, vùng dễ làm và việc mở rộng ra những vùng khó khăn hầu như chưa thực hiện được. Thậm chí một số vùng đất bãi ven sông có tiềm năng rõ như ở Nam Đàn, Hưng Nguyên vẫn chưa thực hiện được công thức luân canh 3 vụ. - Vẫn còn rất nhiều địa phương chưa xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, chưa có nghị quyết của cấp uỷ chuyên về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng có thu nhập cao mà chỉ có đề án mang tính chuyên đề như: Đề án xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng có thu nhập cao, đề án phát triển các cây nguyên liệu … - Trong quá trình chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vừa qua, ngoài việc đi sâu giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trong các công thức luân canh và trong các mô hình thì nhiều vấn đề về chỉ đạo, tổ chức quản lý, dịch vụ hai đầu mới làm được rất ít. Các yếu tố, điều kiện để thực hiện chuyển đổi có hiệu quả như đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo đồng ruộng,… chưa được giải quyết đồng bộ và quan tâm đúng mức. - Các mô hình có thu nhập cao trên đơn vị diện tích chủ yếu sản xuất các loại cây trồng có tính hàng hoá và có thị trường tiêu thụ. Các mô hình đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84 giá trị cao chủ yếu tập trung vào các cơ cấu có ít nhất một vụ rau hoặc một vụ dưa, chuyên màu, chuyên hoa, chuyên rau, cây ăn quả có giá trị... - Tỷ trọng chăn nuôi vẫn đạt thấp, chủ yếu vẫn là trồng trọt, sản xuất nông nghiệp ở một số nơi còn thiếu tính bền vững và chưa khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, chưa đồng đều, giá thành còn cao, kém sức cạnh tranh và hiệu quả thấp. - Cơ giới hóa chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất quy mô trang trại. Mức độ cơ giới hóa trong nhiều khâu sản xuất còn ít và chậm, nhất là khâu công nghệ trong và sau thu hoạch. - Môi trường vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái - Cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, mặt bằng sản xuất, hệ thống kênh mương tưới tiêu,… phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên khó khăn cho việc bố trí các công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao, nhất là các công thức có sử dụng ít nhất một vụ rau. - Việc tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn. Nhiều sản phẩm sản xuất có giá trị thu nhập cao thì đầu ra lại gặp khó khăn nên việc mở rộng quy mô còn chậm. * Nguyên nhân tồn tại Những hạn chế và tồn tại nêu trên của ngành nông nghiệp Nghệ An là do nhiều nguyên nhân, song cần lưu ý một số nguyên nhân sau: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ở một số vùng và địa phương trong tỉnh chưa gắn kết chặt chẽ giữa việc định hướng quy hoạch với việc tổ chức thực hiện quy hoạch và bố trí sản xuất theo quy hoạch; sản xuất còn nảy sinh nhiều yếu tố tự phát, hiệu quả sản xuất/ha còn kém hiệu quả, thiếu ổn định và bền vững; hệ thống thuỷ lợi đầu tư thiếu đồng bộ và chưa khép kín; Trong những năm gần đây, công tác xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, tập huấn kỹ thuật sản xuất, chuyển giao công nghệ, đưa giống cây, giống con có năng suất cao vào sản xuất được chú trọng nên bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng phần lớn việc nhân rộng mô hình rất chậm và chưa được nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85 Riêng xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha và hộ thu nhập 50 triệu/ha triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chưa rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội cả nước, của vùng Bắc trung bộ và duyên hải Trung Bộ, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ tiềm năng, lợi thế, hạn chế, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua của tỉnh nói riêng và dự báo bối cảnh phát triển của Nghệ An đến năm 2020, các quan điểm cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh đến năm 2020 như sau: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hoá toàn diện và tăng trưởng bền vững. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Thực tế quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta đã cho thấy sự bất hợp lý ở rất nhiều địa phương trong cách nhìn nhận về phát triển sản xuất hàng hoá. Điều đó dẫn đến sự phát triển ồ ạt, thiếu tính khoa học, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên làm thoái hoá chất đất, cạn kiệt nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng hoá chất trong sản xuất vượt mức an toàn thực phẩm. Sở dĩ có sự bất hợp lý đó là do những người sản xuất muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về các loại nông sản hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 Một thời gian dài ở nước ta đã xảy ra tình trạng chặt phá rừng để trồng ồ ạt các loại cây công nghiệp, nhưng sau đó đã thu được những bài học đắt giá. Kết quả là không đảm bảo về giống, phân bón không đủ, nước thiếu, sâu bệnh không khống chế được, giá thành cao, tiêu thụ chậm, hiệu quả kinh tế thấp, nông dân thấy không có lợi lại chặt phá để trồng loại cây khác. Nhiều khu vực trồng cây ăn quả như vải, nhãn, cam, bưởi...phát triển nhanh thành vùng hàng hoá tập trung, song chỉ được một thời gian là xuống dốc do dịch bệnh, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả thấp không đủ bù đắp chi phí chăm bón, sản phẩm chất lượng thấp thiếu tính cạnh tranh. Những vườn cây ăn quả lại bị thu hẹp. Điều đó cho thấy nông sản hàng hoá thiếu tính ổn định, bền vững, phát triển mang tính chủ quan, tự phát, duy ý chí. Như vậy để phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng cần đảm bảo các yêu cầu: + Phát triển nông nghiệp hàng hoá ổn định trong thời gian nhất định phù hợp tại mỗi địa phương, mỗi vùng, tiểu vùng lãnh thổ phải dựa trên cơ sở lợi thế và tiềm năng của mình về đất đai, điều kiện tự nhiên, khả năng về vốn, công nghệ sản xuất, điều kiện giao thông, thị trường tiêu thụ... + Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi và tích tụ ruộng đất ở những vùng manh mún, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác theo phương thức sản xuất lớn, hiện đại, vừa đảm bảo chuyên môn hoá, vừa đa dạng hoá, áp dụng công nghệ cao, sạch trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời phát triển sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. + Phát triển nông nghiệp hàng hoá còn phải quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phải đảm bảo công bằng xã hội. Phát triển nhanh và bền vững phải gắn với ổn định xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền nông thôn. Muốn vậy, cần có các chương trình dự án phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của dân cư ở mỗi vùng miền. Phát triển đa dạng ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ dân cư, tập quán canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về vốn đầu tư, tạo thị trường tiêu thụ cho những vùng khó khăn, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phục vụ các nhà máy chế biến... - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại Để phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hoá cần áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất như: giống, kỹ thuật sản xuất hiện đại, phương pháp chế biến bảo quản nông sản phẩm...nhưng phải kế thừa kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất. Có như vậy mới đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá ổn định, vững chắc và đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội. 3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nghệ An theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá và bền vững với các mục tiêu được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là: - Đẩy mạnh phát triển sản xuất để đạt mức tăng trưởng bình quân 5,3%/năm giai đoạn 2006- 2010; 5,2%/năm giai đoạn 2011- 2015 và 4,9%/năm giai đoạn 2016- 2020. Tỷ trọng Giá trị gia tăng nông nghiệp chiếm 80% ngành Nông, lâm, ngư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tích cực, đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 40- 50% GTSX nông nghiệp giai đoạn 2006- 2010, trên 50% giai đoạn 2011- 2020; phấn đấu đến năm 2020: đàn trâu, bò: 1,5- 1,8 triệu con (trâu 550- 560 ngàn con, tăng 2,6%/năm; đàn bò 750- 760 ngàn con, tăng trên 7,7%/năm); đàn lợn gần 1,5 triệu con, tăng 3,2%; đàn gia cầm 20- 22 triệu con. Tăng nhanh GTSX ngành thuỷ sản, để ngành thuỷ sản chiếm trên 15% giá trị sản xuất nông, lâm, ngư giai đoạn 2011- 2020. - Đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt khoảng 1,4 triệu tấn (trong đó lúa khoảng 1 triệu tấn), tổng đàn trâu bò đạt 1.480 nghìn con, tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 106 nghìn tấn, bình quân đầu người đạt 340- 350 kg lương thực, 20- 22 kg thịt hơi các loại, 12-15 kg cá, 60-80kg rau quả, 50- 60 kg đường; Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đạt 80- 100 triệu USD [3]. Với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, Nghệ An đã tính toán, lựa chọn và dự kiến cơ cấu GTSX các ngành kinh tế và cơ cấu lao động cho đến năm 2020 ở bảng 3.2. Theo số liệu ở bảng 3.2 cho thấy tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần trong các năm, từ 34,2% năm 2005 giảm xuống 24% năm 2010; 18,2% năm 2015 và 14% năm 2020. Tuy tỷ trọng giảm nhưng tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản vẫn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 5%/năm. Cơ cấu lao động cũng được chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm phù hợp với quá trình CNH - HĐH nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá hiệu quả cao và bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90 Bảng 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động tỉnh Nghệ An đến năm2020 ĐVT: % 2005 2010 2015 2020 I- Cơ cấu ngành kinh tế Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Công nghiệp - xây dựng 30,4 39,0 41,4 43,0 2. Dịch vụ 35,4 37,0 40,4 43,0 3. Nông - Lâm - Thuỷ sản 34,2 24,0 18,2 14,0 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Công nghiệp - xây dựng 8,1 15,0 20,0 23,0 2. Dịch vụ 12,3 17,0 22,0 28,0 3. Nông - Lâm - Thuỷ sản 79,6 68,0 58,0 49,0 II- Cơ cấu lao động Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An 3.1.3. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 3.1.3.1. Phương hướng chung Phát triển mạnh các ngành sản xuất hàng hoá, thu hẹp các ngành sản xuất mang tính tự cung, tự cấp trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và nguồn nhân lực để xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Đưa nông nghiệp và nông thôn Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống nông dân, góp phần giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng. Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý. Xây dựng nông thôn mới, có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hợp lý, từng bước đưa nền sản xuất nông nghiệp và nông thôn tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số vùng cây công nghiệp với quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đưa chăn nuôi trở thành ngành chính, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc ở các huyện miền núi; đẩy mạnh phát triển các loại rau thực phẩm, hoa, cây cảnh nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người tiêu dùng; tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp. Phát triển thuỷ sản một cách toàn diện, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, chú trọng mở rộng nuôi trồng trên biển; đưa nhanh diện tích mặt nước các hồ đập lớn vào nuôi trồng thuỷ sản. Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá với công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng nhanh hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp. 3.1.3.2. Phương hướng chuyển dịch cụ thể trong nông nghiệp thuần * Trồng trọt - Cây rau thực phẩm và hoa cây cảnh Cây rau thực phẩm: Với tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng tăng, nhu cầu về rau thực phẩm của người dân ngày càng lớn. Tập trung phát triển các vùng rau chuyên canh với quy mô khoảng 30.000 ha theo hướng thâm canh tăng năng suất, ở khu vực vành đai thành phố, thị xã và các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và các xã đồng bằng ven biển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Để tạo điều kiện phát triển sản xuất cần cần chú trọng xây dựng các cơ sở sản xuất giống rau quả để chủ động trong sản xuất, đa dạng hoá các sản phẩm rau quả. Hoa, cây cảnh: Do cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu tại chỗ về hoa, cây cảnh ngày càng lớn. Phát triển theo hướng đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ cao (sản xuất trong nhà lưới) sản xuất ra sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92 - Cây lương thực Cây lúa: Phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, đầu tư thâm canh, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là khâu giống để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với vùng miền núi cao, nơi giao thông còn khó khăn, trước mắt tận dụng tối đa diện tích có thể trồng được lúa để đáp ứng nhu cầu tại chỗ, về lâu dài khi điều kiện giao thông đã thuận lợi có thể vận chuyển lương thực từ nơi khác đến thì không trồng lương thực bằng mọi giá mà phải tính đến hiệu quả kinh tế. Dự kiến diện tích gieo trồng lúa vào các năm 2010, 2015, 2020 tương ứng là 175.000 ha, 170.000 ha, 165.000 ha. Cần quy hoạch thành vùng tập trung với quy mô trên 30% tổng diện tích trồng lúa để phát triển các loại giống lúa chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Dự kiến bố trí ở các huyện trọng điểm như: Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương … Chủ động việc chuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả không cao sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Cây ngô: Dự báo nhu cầu trong nước về sản phẩm ngô phục vụ chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng, do vậy cần mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh sản xuất ngô. Đẩy mạnh sản xuất ngô vụ đông xuân trên diện tích đất 2 lúa, diện tích lúa cấy cưỡng và đất bãi (dự kiến đạt 70.000 ha năm 2010, 75.000 ha năm 2015 và 80.000 ha năm 2020), tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đưa giống mới vào sản xuất - Cây công nghiệp dài ngày Cây cao su: Bố trí trồng chủ yếu ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu và một số huyện miền núi thấp có điều kiện, dự kiến đạt 7.000 ha năm 2010; 9.000 ha năm 2015 và 11.000 ha năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93 Cây chè: Mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa các giống mới chất lượng cao vào sản xuất và hiện đại hoá công nghệ chế biến. Trồng mới, mở rộng diện tích để có khoảng 13.000 ha vào năm 2010, 15.000 ha vào năm 2015 và 17.000 ha vào năm 2020, vùng nguyên liệu chè tập trung với quy mô lớn được bố trí chủ yếu ở các huyện miền núi Thanh Chương, Đô Lương, Con Cuông, Anh Sơn Quế Phong, Kỳ Sơn …( trong đó Kỳ Sơn chủ yếu phát triển giống chè tuyết san). Chú trọng đổi mới khâu giống để đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất; đầu tư dây chuyền chế biến với công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Cây cà phê: Phát triển các loại cà phê chè, bố trí chủ yếu trên đất BaZan có điều kiện tưới chủ động ở Phủ Quỳ (Nghĩa đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ) dự kiến đạt 3.500 ha vào năm 2010 và ổn định 3.500 ha sau năm 2010. - Cây công nghiệp ngắn ngày Cây lạc: Thâm canh cao trên đất trồng lạc hiện có, đồng thời mở rộng diện tích trồng lạc trên đất lúa cấy cưỡng, trên đất mía và các cây trồng luân canh khác, mở rộng diện tích lạc vụ thu đông, chú trọng đưa nhanh những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống tưới tiêu cho các vùng sản xuất lạc tập trung ở Diễn Châu, Nghi lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Dự kiến quy mô diện tích lạc đến năm 2010, 2015 và 2020 tương ứng là 30.000 ha, 31.000 ha và 32.000 ha. Cây sắn: Bố trí ổn định diện tích trồng phục vụ cho các nhà máy chế biến ở Thanh Chương, Yên Thành với công suất từ 170 - 200 tấn/ngày, dự kiến diện tích 4.000 ha, được trồng chủ yếu ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94 Mía đường: Để đủ nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động, với công suất dự kiến trên 18.000 tấn mía/ngày vào năm 2020 (trong đó nhà máy Nghệ An T &L 16.000 tấn/ngày, Sông Con, Sông Lam 2.500 tấn/ngày), dự kiến bố trí 28.600 ha vào năm 2010, 33.600 ha vào năm 2020, mía được trồng tập trung ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân kỳ, Anh Sơn Cây vừng: Dự kiến bố trí với quy mô 7.000 ha trên đất luân canh trồng lạc có điều kiện thoát nước tốt, chú trọng đưa giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, tập trung thâm canh để đạt năng suất bình quân trên 7 tạ/ha. - Các loại cây ăn quả Cùng với mức sống và thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về sản phẩm cây ăn quả ngày càng lớn. Triển vọng thị trường trong nước và nước ngoài đối với các sản phẩm cây ăn quả của Nghệ An rất sáng sủa. Nghệ An có điều kiện để phát triển các loại cây ăn quả sau: Cây cam: Phát triển vùng cam tập trung với quy mô diện tích khoảng 5.000 ha năm 2010 tăng lên 7.000 ha năm 2015 và 10.000 ha năm 2020, bố trí chủ yếu ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Con Cuông, Thanh Chương, Anh Sơn... Chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học vào công tác phòng trừ sâu bệnh hại cam, khâu bảo quản sau thu hoạch và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến Cây dứa: Phát triển mạnh cây dứa nguyên liệu để phục vụ chế biến, mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh để đáp ứng nguyên liệu chế biến cho nhà máy chế biến công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm hiện nay và tương lai sẽ mở rộng để đạt công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm ở Quỳnh Lưu. Hình thành thêm vùng nguyên liệu để phục vụ nhà máy sẽ xây dựng ở Tân Kỳ với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Dự kiến bố trí trồng 7.500 ha dứa ở các huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Anh Sơn … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95 Bên cạnh đó còn khuyến khích phát triển các loại cây ăn quả khác như: chuối, hồng, chanh ở những nơi có điều kiện phù hợp, gắn với đầu tư các cơ sở bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. * Chăn nuôi Chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng đàn. Với các loại con nuôi chủ lực là trâu, bò, lợn và gia cầm, đến năm 2020 dự báo đàn bò đạt 1,05 triệu con, trâu đạt 430 nghìn con, lợn đạt 2,8 triệu con, gia cầm 26 triệu con. Tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt ở tất cả các vùng, nhất là các huyện miền núi, với hình thức chăn nuôi tập trung quy mô lớn, phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp ở các huyện đồng bằng và miền núi thấp. tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo đàn bò thịt. Quy hoạch đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu bò với quy mô phù hợp với số lượng đàn. Đối với chăn nuôi bò sữa cần nghiên cứu kỹ địa bàn, điều kiện đảm bảo cho chăn nuôi do làm ồ ạt dễ bị thất bại như một số tỉnh khác. Phát triển mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm ở vùng đồng bằng, ven đô thị theo hướng chăn nuôi tập trung, mô hình công nghiệp. Chú trọng phát triển chế biến thức ăn gia súc để phục vụ chăn nuôi; xây dựng các cơ sở chế biến thịt với các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu * Thuỷ sản Về nuôi trồng: Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ven biển một cách bền vững. Đẩy mạnh chương trình nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn, tập trung các vùng quanh đảo Ngư (Cửa lò), Quỳnh Lưu, mỗi năm tăng thêm 50 lồng với các loại cá đặc sản (cá sòng, cá giò, cá mú …),để tăng sản phẩm xuất khẩu. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, tập trung nuôi thâm canh các đối tượng nuôi đã khẳng định được tính hiệu quả như: cá rôphi, cá lồng trên sông, hồ, đập lớn và phát triển các con nuôi như: tôm càng xanh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96 cá hồng mỹ … để đến năm 2020 diện tích nuôi nước ngọt đạt 22.000 ha, trong đó diện tích nuôi rôphi khoảng 2.700 ha. Ổn định nuôi trồng mặn lợ trên cơ sở tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống mới vào sản xuất, đưa vào nuôi vụ 2 trên ao tôm các đối tượng nuôi phù hợp như cua, cá rôphi, cá vược … Phấn đấu đến năm 2020, ổn định diện tích nuôi mặn lợ ở mức 3.500- 3.700 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh 1.800- 2.000 ha. - Tiếp tục phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên các diện tích mặt nước, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, đặc biệt chú trọng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nuôi biển với các đối tượng có giá trị kinh tế cao, trong nuôi trồng cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường để tránh bị ô nhiễm, phát triển các hình thức nuôi sạch, nuôi sinh thái, luân canh, xen canh, phục hồi các loài bản địa có giá trị. Xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ hải sản trên biển và nội địa (Sông Lam, Sông Hiếu … và các hồ chứa). Phấn đấu ổn định sản lượng khai thác ở mức 50 - 55 nghìn tấn/năm (trong đó khai thác biển đạt 45 nghìn tấn/năm, bao gồm đánh bắt ở vùng biển Nghệ An và các vùng khác), tăng nhanh sản lượng nuôi trồng lên 38 nghìn tấn năm 2010 và 51 nghìn tấn năm 2020 để đạt tổng sản lượng thuỷ hải sản 106 nghìn tấn vào năm 2020. 3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN. 3.2.1. Giải pháp chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An * Giải pháp về quy hoạch và phát triển vùng kinh tế Tiến hành lập quy hoạch phát triển các ngành các vùng kinh tế phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất và lợi thế của mỗi vùng gắn với công nghiệp chế biến tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97 - Vùng miền núi Tây Bắc + Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đàn gia súc: trâu, bò, dê… + Ổn định vùng chuyên canh và thâm canh trồng mía quy mô 30.000 - 31.000 ha, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy đường liên doanh và Sông Con; sử dụng sản phẩm sau đường để sản xuất cồn và phân vi sinh + Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày: cà phê 4,5 nghìn ha, cao su 9 - 10 nghìn ha, cam 8 - 9 nghìn ha. + Phát triển trồng và chế biến dứa và các loại cây ăn quả khác như: cam, chanh… phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; quy hoạch vùng trồng dứa nguyên liệu 4.000- 5.000 ha. + Phát triển lâm nghiệp theo hướng: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng Pù Huống, kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh đảm bảo cân bằng sinh thái. Phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ, nguyên liệu giấy, ván MDF. + Hoàn thiện hệ thống kênh mương để phát huy công trình hồ thuỷ lợi Sông Sào (công suất tưới 5.000 ha trong đó có 3.000 ha cây công nghiệp) - Vùng miền núi Tây Nam + Phát triển các vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp như: chè, mía, cam, sắn nguyên liệu cho nhà máy chế biến và một số cây công nghiệp phù hợp khác; phát triển mạnh chăn nuôi trâu, bò thịt, dê để có nhiều sản phẩm hàng hoá cho chế biến và xuất khẩu. + Phát triển lâm nghiệp theo hướng: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng Pù Huống, kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh đảm bảo cân bằng sinh thái. Phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ, nguyên liệu giấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98 + Khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng mới để phát triển vốn rừng, tăng độ che phủ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước và tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ, bột giấy. trồng các loại cây phù hợp làm cây chủ để phát triển nuôi cánh kiến đỏ. Thực hiện tốt chương trình định canh, định cư và sản xuất nông - lâm kết hợp cho bà con đồng bào vùng cao. Thực hiện tốt chương trình Quốc gia: Xoá đói, giảm nghèo, định canh định cư, khuyến nông …Phát triển một số loại cây dược liệu quý ở Mường Lống, Nậm Cắn - Vùng đồng bằng ven biển Đây là vùng có điều kiện để phát triển các loại cây lương thực, nhất là lúa và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, nơi có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao hơn các vùng khác, do vậy có điều kiện phát triển các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao. Do đó cần chú trọng định hướng phát triển vùng: + Chú trọng phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, mở rộng diện tích ngô vụ đông trên diện tích hai lúa. Thâm canh cao diện tích lương thực, đặc biệt là diện tích lúa nước trên hai vùng trọng điểm lương thực (Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô lương và Nam Đàn, Hưng Nguyên). Hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. + Phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày. Chuyển đổi một số diện tích lúa cấy cưỡng sang trồng lạc để tăng diện tích và sản lượng lạc cho chế biến và xuất khẩu. Phát triển trồng dứa ở một số vùng đồi của một số huyện để cung cấp cho nhà máy chế biến ở Quỳnh Lưu + Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, bò thịt theo mô hình chăn nuôi công nghiệp. Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đầu tư mở rộng diện tích và thâm canh nuôi tôm xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99 khẩu ở Diễn Châu. Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, đầu tư đồng bộ phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ. Đồng thời phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm - thuỷ sản, sản xuất hoá chất … * Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Xây dựng các công trình giao thông trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, nâng cấp các tuyến đường liên xã, nội xã, giải quyết xong giao thông nông thôn bản vào năm 2020, đảm bảo các yêu cầu phát triển kinh tế của nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đường vào các xã chưa có đường ôtô và trung tâm xã, các xã chỉ có đường ôtô vào được mùa khô. Tăng cường đầu tư cho các công trình thuỷ lợi để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống cho các khu dân cư, phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ, kênh mương nội đồng, đáp ứng yêu cầu của cây trồng vật nuôi. Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho các gia đình theo tiêu chuẩn về nước sạch, chú trọng việc giải quyết vấn đề môi trường nông thôn do quá trình tăng mật độ dân cư, phát triển làng nghề. Phát triển mạng lưới điện đến các điểm dân cư vùng miền núi, đến năm 2015 có 100% hộ nông dân được dùng điện để sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Chú trọng đầu tư theo quy hoạch các công trình cần thiết ở nông thôn theo hướng văn minh hiện đại * Giải pháp về vốn và sử dụng vốn Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư dự kiến lên đến hàng trăm tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu đó cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể như sau: - Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách, phải xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư như bảo hộ sản phẩm, mở rộng các hình thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100 huy động vốn như cổ phần hoá các HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hành trái phiếu... Nhằm tạo điều kiện cho người lao động, các tổ chức, các thành phần kinh tế góp vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nhanh giá trị hàng hoá. - Khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng tại địa bàn dân cư trong khuôn khổ của pháp luật để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Mặt khác chú trọng cơ chế huy động lao động sống để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn. - Xây dựng các dự án đầu tư để thu hút vốn từ bên ngoài nhằm khai thác các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. - Tìm mọi biện pháp để tăng nguồn thu, tiết kiệm nguồn chi ngân sách để dành vốn cho đầu tư phát triển. - Đề nghị ngân sách TW, ngân sách tỉnh hỗ trợ kết hợp vốn ngân sách địa phương và đóng góp của nhân dân để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, điện, nước sinh hoạt, phát triển thị trấn, thị tứ.... - Đổi mới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng phục vụ người nghèo về công tác huy động vốn, thủ tục cho vay, mở rộng việc cho vay đối với sản xuất kinh doanh thông qua dự án, tích cực thu nợ để tăng quy mô vay vốn. Song song với những giải pháp trên là thực hiện việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong những năm trước mắt ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở chế biến nông - lâm thuỷ sản, các vùng nguyên liệu tập trung (dứa, mía, sắn, vừng...), để tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. * Giải pháp về phát triển các thành phần kinh tế - Kinh tế hộ (bao gồm cả kinh tế trang trại). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101 Nghị quyết TW 5 đã khẳng định kinh tế hộ và kinh tế HTX giữ vai trò chủ lực trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại, các thành phần kinh tế tham gia, liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút và hỗ trợ các gia đình còn khó khăn. Nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó Nhà nước có chính sách phù hợp như giao đất lâu dài, tạo điều kiện cho các hộ, nhóm hội tích tụ ruộng đất, được vay vốn, được hướng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn. - Kinh tế HTX. Cần làm lành mạnh tài chính trong các HTX, giải quyết dứt điểm nợ nần, theo nghị quyết của Chính phủ xoá nợ cho HTX đổi mới tổ chức và phương thức kinh doanh, phục vụ cho các HTX để đạt hiệu quả ngày càng cao. Những HTX yếu kém hoạt động không có hiệu quả xem xét từng trường hợp có thể giải thể, hướng dẫn và giúp đỡ xã viên HTX hình thành các tổ chức kinh tế tập thể phù hợp. Đồng thời xây dựng mô hình HTX cổ phần theo hướng: Hộ nông dân tham gia đóng góp cổ phần bằng đất đai, vật tư, tiền vốn. Lợi nhuận HTX được phân phối theo ngày công và cổ phần đóng góp của xã viên. Hình thức tổ chức quản lý như các doanh nghiệp cổ phần hoá. Một hộ nông dân có thể tham gia nhiều HTX cổ phần. - Kinh tế Nhà nước. Cần hỗ trợ, phát triển các đơn vị, cơ sở kinh tế Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh để thực hiện tốt vai trò trung tâm sản xuất dịch vụ khoa học, kỹ thuật tại địa phương. Củng cố các doanh nghiệp công ích chủ yếu làm tốt công tác giống, thuỷ lợi, vật tư, phân bón, thuốc BVTV, thú y... Đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102 - Kinh tế tư nhân (bao gồm cả công ty tư nhân, công ty TNHH) và các thành phần khác. Khuyến khích kinh tế tư nhân trong và ngoài tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh nông nghiệp, nhất là đầu tư vào công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. * Giải pháp về khoa học công nghệ Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi tạo khâu đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. - Tổ chức thực hiện chương trình giống Quốc gia được tỉnh và trung ương hỗ trợ gồm giống ngô, lạc, cây lâm nghiệp, bò sữa, lợn hướng nạc. Tiếp tục thực hiện chương trình "cấp 1 hoá giống lúa", nhân nhanh các giống lai mới, giống mía, giống dứa Cayene, vừng V6, giống cam sạch bệnh, bò Sind, lợn nạc, cá, cây lâm nghiệp và nguyên liệu... - Khuyến khích nông dân khai thác đất vườn, đất đồi, bãi mặt nước để nuôi trồng các loại cây con có giá trị kinh tế cao, tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ gia đình đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông, khuyến nông từ huyện, xã, phường đến xóm để hướng dẫn tuyên truyền, chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới đến bà con nông dân một cách có hiệu quả. Phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí hoá nông nghiệp và điện khí hoá nông thôn - Tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế trong tỉnh đầu tư phát triển công nghệ chế biến, bảo quản để giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, mở rộng, nâng cấp trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh để đào tạo nghề cho lao động trong tỉnh. Liên doanh hoặc thuê chuyên gia đào tạo các nghề cơ khí như đúc, rèn, sửa chữa... phục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103 vụ tốt hơn cho việc phát triển công nghệ chế biến và cơ khí hoá nông nghiệp trên từng địa phương. - Nâng cấp và phát triển mạng lưới điện nông thôn, ưu tiên đầu tư lưới điện cho vùng KTM, kết hợp cải tiến công tác quản lý để nông dân sử dụng điện với chất lượng bảo đảm và giá cả hợp lý. * Giải pháp về phát triển thị trường cho nông sản hàng hoá Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn có hiệu quả. Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân và doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện thông suốt và có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường bao gồm: thu thập; phân tích; nghiên cứu, nhất là dự báo, hướng dẫn cơ sở thực hiện. Tỉnh cần đẩy mạnh quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống chợ từ thành thị đến nông thôn. Bởi cho đến nay, chợ vẫn là hình thức tốt nhất để thúc đẩy kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Thiết lập và nâng cấp các trang web ngành nông nghiệp. Mặt khác cần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trên địa bàn, có giải pháp can thiệp cần thiết để lành mạnh hoá thị trường, kích thích và mở rộng giao lưu hàng hoá giữa thị trường thành thị và thị trường nông thôn. Có chính sách kích thích nhằm đẩy mạnh kinh doanh sử dụng nhiều đối tượng làm đại lý cho thương nghiệp nhà nước, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước để kinh doanh đúng pháp luật. Tổ chức hoạt động tiếp thị có hiệu quả, xây dựng các chợ bán buôn, bán lẻ, kho phù hợp ở các xã. Hình thành mối liên kết chặt chẽ thông qua các hợp đồng tiêu thụ giữa nông dân với các nhà tiêu thụ để đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định cho người sản xuất * Giải pháp về đào tạo,bồi dưỡng cán bộ cho ngành nông nghiệp của tỉnh Tiếp tục quy hoạch và cải cách đội ngũ cán bộ phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn; đội ngũ này phải đảm bảo cân đối về con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104 người, cân đối về loại hình: Kinh tế, Kỹ thuật, Sinh học... cân đối về tri thức trong từng con người giữa kinh tế và kỹ thuật. Trên cơ sở quy hoạch đội ngũ cán bộ có kế hoạch đào tạo theo các phương châm, đào tạo dài hạn ở dưới nhiều hình thức. Bên cạnh vấn đề đào tạo, cần mở rộng hiểu biết cho dân cư nông thôn qua công tác khuyến nông và các kênh chuyển giao khác, phổ biến KH-KT, hướng dẫn kỹ thuật mới. Xây dựng quy mô trường dạy nghề phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong khâu tổ chức, cần sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ đúng chuyên môn đã được đào tạo để phát huy cao hiệu quả công việc, có chính sách thu hút con em có trình độ cao, chuyên môn giỏi về làm việc tại địa phương. Đào tạo bổ sung đủ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi và các ngành nghề khác từ tỉnh xuống đến huyện và đặc biệt là tăng cường cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cho các xã, phường, thị trấn. Mỗi cán bộ khi đã được tuyển chọn vào bộ máy cơ quan nhà nước cần phải có ít nhất 1-2 đề tài ứng dụng khoa học để tận dụng tối đa năng lực và chất xám của đội ngũ trẻ này nhằm phục vụ tốt chương trình chuyển dịch. * Giải pháp về cơ chế chính sách - Hoàn thành việc sắp xếp và đổi mới tổ chức sản xuất của các nông, lâm trường quốc doanh và các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành nông nghiệp. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cả về hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội ở nông thôn; đầu tư xoá đói giảm nghèo trước hết đối với vùng miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Có chính sách bảo đảm cung cấp giống, vật tư cho sản xuất với giá cả hợp lý cho vùng sâu, vùng xa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105 - Xây dựng chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp và nông dân như; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm khi bị rủi ro về giá do biến động của thị trường. Có các giải pháp kịp thời giảm tác động của hội nhập đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. - Chú trọng chăm lo đời sống và việc làm cho nông dân vùng thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ CNH và đô thị hoá với cơ chế chi trả tiền đền bù đất sản xuất nông nghiệp, có chính sách đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức, tạo điều kiện cho người dân có việc làm mới - Bãi bỏ chính sách hạn điền, đưa công cụ thuế vào điều tiết mọi hoạt động có liên quan đến sử dụng đất để khuyến khích tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp - Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình hỗ trợ phát triển các huyện, xã đặc biệt khó khăn. Thực hiện lồng ghép với các chương trình quốc gia, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn khác để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh. - Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường đưa cán bộ về nông thôn. Hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề, phát triển giáo dục, dạy nghề cho nông dân. - Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp để giảm bớt áp lực đối với đầu tư nhà nước. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm vốn ODA, FDI, vốn của dân, của doanh nghiệp và một phần của ngân sách nhà nước. 3.2.2. Giải pháp chuyển dịch cụ thể đối với từng ngành trong nông nghiệp thuần. - Trên cơ sở lợi thế của mỗi vùng quy hoạch các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, sản xuất tập trung quy mô lớn. Đảm bảo giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích cao nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106 - Thực hiện việc chuyển đổi ruộng đất tạo tiền đề cho sản xuất phát triển và hình thành các hình thức quản lý nông nghiệp nông thôn. Khuyến khích nông dân tiến hành "dồn điền, đổi thửa" trong nội bộ nông dân theo phương châm: dân chủ, tự nguyện và thoả thuận. Gắn với công tác chuyển đổi ruộng đất và tăng cường kết cấu hạ tầng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi ruộng vùng trũng từ 2 vụ lúa hiệu quả thấp sang 1 vụ lúa - 1 vụ cá. Chuyển đổi diện tích vùng đồi từ 1 vụ lúa - màu cao cưỡng để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày Thông qua việc chuyển đổi ruộng đất tiến hành việc tích tụ ruộng đất có tổ chức và quản lý của chính quyền các cấp gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Nông dân khi đi xây dựng vùng kinh tế mới, hoặc chuyển sang lao động công nghiệp, TTCN, dịch vụ, chuyển nhượng lại đất cho xã viên khác (theo quy định của UBND tỉnh) phải đảm bảo cho nông dân có việc làm và thu nhập ổn định. Đồng thời từng bước hình thành mô hình HTX cổ phần. Trong đó nông dân đóng góp cổ phần bằng vốn và bằng quyền sử dụng đất. Một hộ nông dân có thể tham gia nhiều HTX cổ phần. - Từng bước hình thành một số cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Hoàn chỉnh việc xây dựng nhà máy đường 200 tấn/ngày đêm tại các huyện, xã, phường để từ vụ ép 2002 tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xây dựng xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm... - Quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi cho phù hợp với bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trên cơ sở bố trí vật nuôi, cây trồng ở từng vùng để bố trí hệ thống giao thông thuỷ lợi phù hợp. Đối với giao thông ngoài những tuyến đường do TW và tỉnh quản lý được tỉnh đưa vào kế hoạch nâng cấp theo Nghị quyết tỉnh Đảng bộ khoá 15, phấn đấu đến năm 2010 nhựa hoá 100%. Ngoài ra mở thêm một số tuyến đường mới đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 nông thôn. Đối với thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107 lợi tiếp tục triển khai nâng cấp và khai thác có hiệu quả hệ thống tưới tiêu hiện đại. Xây dựng mới hồ đập vừa và nhỏ để bổ sung nước tưới ổn định cho diện tích canh tác vùng cao trạm bơm để tiêu úng cho vùng sâu. Đồng thời thông qua việc chuyển đổi ruộng đất, quy hoạch lại hệ thống kênh tưới. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành việc kiên cố hoá kênh thuỷ lợi để thực hiện việc tưới tiêu khoa học, phục vụ thâm canh cao - Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, tạo đà cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, phù hợp với hệ sinh thái từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Thực hiện thâm canh cao trên diện tích chủ động nước. Chuyển một phần diện tích trồng cây lương thực hiệu quả thấp và khai hoang mở rộng diện tích vùng đồi, cải tạo vườn tạp để tạo ra vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả. - Tiếp tục phát triển các các cây trọng điểm: mía, chè, lạc, cam, dứa, cà phê, sắn, sở, cao su, vừng, nguyên liệu giấy trong đó tập trung ưu tiên phát triển: cây mía, chè, lạc, sắn, cam, dứa và cao su; phát triển 4 con: tôm, cá, bò, lợn. Phát triển đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến: mía đường, chè, lạc, dứa, sắn theo công suất mở rộng. Phát triển cây công nghiệp dài ngày theo quy hoạch cà phê, cao su, quế, sở và nguyên liệu giấy theo quy hoạch được duyệt. - Chuyển đổi cơ chế cây trồng phát triển sản phẩm nguyên liệu thức ăn gia súc, đẩy mạnh chăn nuôi bò trong đó chăm lo đàn bò sữa 10 nghìn con. Để cơ cấu chăn nuôi chiếm 40% trong nông nghiệp. Đồng thời đưa giá trị kinh tế 1 ha canh tác đạt 30 - 35 triệu đồng. - Xây dựng đề án phát triển hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp bằng cách xây dựng cơ chế chính sách, chương trình đào tạo nhân lực để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108 - Phát triển nuôi trồng thủy sản và chế biến hàng chất lượng cao nâng kim ngạch thuỷ sản theo Nghị quyết XV Ban Chấp hành Tỉnh uỷ. - Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, dự báo nhu cầu thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường, liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế trong nông nghiệp tỉnh cần xác định phương án bố trí cụ thể đối với sự phát triển của từng ngành nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đạt hiệu quả cao, bền vững và thân thiện với môi trường * Trồng trọt - Cây lương thực + Cây lúa: Ổn định diện tích 175- 180 ngàn ha gieo trồng (Đông xuân 8,0 vạn ha, hè thu 5,5 vạn ha, lúa mùa 4,0 vạn ha), đẩy mạnh thâm canh, đưa năng suất bình quân lên 50- 55 tạ/ha. Bố trí lúa lai 70 ngàn ha, lúa chất lượng cao 10.000 ha. Sản lượng lúa 90- 91 vạn tấn. + Cây ngô: Diện tích 67- 70.000 ha trong đó ngô lai 90- 95% (tăng thêm 5.000 ha từ đất cấy lúa cưỡng) năng suất bình quân 4.042 tạ/ha, sản lượng 300 ngàn tấn - Cây công nghiệp ngắn ngày + Cây lạc bố trí 30.000 ha (tăng thêm 3000 ha từ đất cấy lúa cưỡng vùng ven biển và đất đồi vệ vùng miền núi; Cây vừng bố trí 1,0 vạn ha vừng, 5.000 ha đậu tương; đổi mới giống và tập trung thâm canh để đạt năng suất trên 10 tạ/ha. + Cây mía : Phương án cơ bản: diện tích tập trung 25- 26 ngàn ha, trong đó Vùng Phủ quỳ 21.000- 22.000 ha, vùng Sông Con 3.000 ha, vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109 Anh Sơn- Con Cuông 1.300 ha. Yên Thành 600 ha. Tăng năng suất để đạt 6570 tấn/ha), phương án đột phá nâng công suất các nhà máy đường lên 15.000 tấn/ngày bố trí 28.000 ha sản lượng 2 triệu tấn mía cây. + Cây Sắn: Diện tích sắn công nghiệp 5.000 ha: Thanh Chương 3000 ha, Yên Thành 700 ha, Nghĩa đàn 600 ha, Tân Kỳ 500 ha, Đô lương 300 ha. - Cây công nghiệp dài ngày + Cây chè: Trồng mới 6.000 ha để đến năm 2010 có 13.000 ha, (chè Tuyết sall: 1.000 ha ở Kỳ sơn và Quế phong), năng suất tươi đạt 60-65 tạ/ha, sản lượng chè búp khô 12.000 tấn xuất khẩu. + Cây cà phê chè: Bố trí 3.000- 3.500 ha vào năm 2010, trong đó kinh doanh 2.500 ha, sản lượng cà phê nhân 3.500- 4.000 tấn. + Cây cao su: Trồng mới 5.500 ha đến năm 2010 có 7.000- 8.000 ha, trong đó kinh doanh 3.500 ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng mủ khô 3.000- 3.500 tấn. - Cây ăn quả Quy hoạch các vùng cây ăn quả tập trung gắn với cải tạo vườn tạp, phát triển vườn đồi trang trại trồng cây ăn quả + Cây Dứa: quy hoạch 10.000 ha để có Dứa đứng 6.000 ha; bố trí ở các huyện + Cây cam: diện tích 5.000 - 6.000 ha, phục tráng giống cam Xã Đoài chuyển đổi đất ruộng bố trí 500 ha. Khuyến khích các loại cây ăn quả khác như Vải, chuối, hồng ,chanh ... gắn với đầu tư các cơ sở bảo quản chế biến .Tổng diện tích cây ăn quả đạt 15.000 ha. * Chăn nuôi Thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XVIII đưa chăn nuôi trở thành ngành chính nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm (thịt, trứng) cho con người, đáp ứng sức kéo, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho sản xuất trồng trọt, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Kết hợp chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi theo hướng công nghiệp, phát triển chăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 110 nuôi chủ yếu trong khu vực nông thôn, đảm bảo thức ăn, giống gia súc, gia cầm. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trạm trại, dịch vụ phòng chữa bệnh. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng trên 45% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Khai thác và phát huy tốt ưu thế của vùng, địa phương để đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc. Chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá, khai thác chăn nuôi trâu bò thương phẩm, thực hiện sind hoá đàn bò nhằm nâng cao tầm vóc và trọng lượng bò... Hướng dẫn chế biến một số nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và tận dụng phế phẩm phụ ngành trồng trọt (rơm, cây họ đậu). Mở rộng diện tích trồng cỏ sinh học ở các hộ chăn nuôi theo hướng trâu, bò thịt. Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hoá, thực hiện nạc hoá đàn lợn bằng việc phát triển đàn lợn nái ngoại, tăng cường công tác thụ tinh nhân tạo để cung cấp nguồn giống lợn ngoại tại chổ có thể nạc cao, tầm vóc, trọng lượng lớn. Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi dê thịt nhằm tận dụng hàng ngàn ha cây bụi nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra trên địa bàn, nhằm tiếp tục xây dựng, khôi phục các trang trại chăn nuôi gia cầm theo hướng lấy thịt và trứng trên quy mô lớn nhằm tăng thu nhập và cải thiện bữa ăn cho nông dân và làm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc các giống gia cầm như: Gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Ai Cập, vịt Kabir, Ngan Pháp ... đồng thời sử dụng gà trống của các đàn gà nói trên để cải tạo đàn gà ta ở địa phương. Dùng máy ấp trứng để nhân nhanh đàn gà giống cho các hộ gia đình khác trong toàn tỉnh. Tăng cường trồng cỏ để chăn nuôi; Phát triển mạnh đàn trâu, bò ở vùng miền núi. Phấn đấu bình quân mỗi hộ có từ 2-3 con trâu, bò. Chú trọng cải tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111 đàn bò lai sind đạt trên 50%, đàn bò Sữa 10.000 con. Phát triển đàn lợn và gia cầm ở vùng đồng bằng, đô thị. Xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu để tập trung đầu tư giống, thức ăn, cơ sở chế biến. Phát triển nghề nuôi ong lấy mật (sản lượng mật ong 500-700 tấn) và một số loại chim, thú khác. * Dịch vụ nông nghiệp Quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ và đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại ở từng địa phương trong tỉnh đặc biệt là tại thị trấn và thị tứ. - Dịch vụ thương mại Cần thực hiện tốt dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra. Tiếp tục hoàn thiện trung tâm thương mại tại các huyện, chỉ đạo nâng cấp 100% số chợ hiện có, xây mới một số chợ, đảm bảo mỗi xã, phường có 1 chợ nông thôn hoạt động đạt yêu cầu văn minh thương nghiệp. Củng cố phát triển cửa hàng thương mại huyện, thành phố thành công ty thương mại đủ sức làm chủ các đại lý bán buôn, bán lẻ và phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho các xã miền núi. Đưa ngành dịch vụ tăng bình quân 13,5% thời kỳ 2001 - 2005 lên 15,8% thời kỳ 2006 - 2010, để đến năm 2010 ngành dịch vụ chiếm 27% trong cơ cấu kinh tế. - Dịch vụ kỹ thuật Tổ chức tốt hệ thống sản xuất, cung ứng cho nông dân các loại giống cây trồng vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc BVTV, thuốc thú y, dịch vụ cung ứng điện nước, các loại vật tư thiết yếu cho phát triển công nghiệp, TTCN, ngành nghề. Khuyến khích các thành phần kinh tế có điều kiện tham gia các hoạt động dịch vụ kỹ thuật. Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các loại vật tư cung ứng cho nông dân, nhằm tạo môi trường pháp lý cho các thành phần dịch vụ phát triển đúng hướng, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn lậu thuế, lưu thông hàng giả, kém chất lượng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN Trong những năm qua nông nghiệp nông thôn Nghệ An đã có sự phát triển mạnh cả về năng suất, chất lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị sản xuất, về cơ cấu có sự chuyển dịch cơ bản đúng hướng và phát huy được khả năng lợi thế của từng vùng địa phương trong tỉnh. Mục tiêu, quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm qua đã góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. Qua phân tích thực trạng ngành nông nghiệp và thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An chúng ta thấy: Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trong những năm qua cả về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, kéo theo sự thay đổi khá hợp lý về cơ cấu. Nếu năm 2003 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 80,59% thì đến năm 2007 còn 80,0%; lâm nghiệp năm 2003 là 11,9% thì năm 2007 là 11%; thuỷ sản năm 2003 là 8,32% đến năm 2007 tăng lên 9%. Như vậy, nhìn chung xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển đúng hướng nhằm khai thác những tiềm năng và phát huy lợi thế của từng vùng. Về nội bộ ngành nông nghiệp thì có sự thay đổi về tỷ trọng của các phân ngành: ngành trồng trọt năm 2003 là 66,54% thì năm 2007 chỉ còn 63,38%; ngành chăn nuôi năm 2003 là 32,27% tăng lên 35,20% năm 2007; dịch vụ trong nông nghiệp năm 2003 là 1, 28 đến năm 2007 tăng lên 1,42%. Qua đó cho thấy rằng, trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp tăng dần qua các năm. Mặt khác trong trồng trọt, tỉnh đã chú trọng phát triển đa dạng các loại cây trồng, phát triển mạnh các loại cây công nghiệp phục vụ nguyên liệu chế biến, các loại cây ăn quả là thế mạnh, các loại rau đậu thực phẩm … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 113 Về chăn nuôi đã có sự phát triển đa dạng các loại vật nuôi và đặc biệt chú trọng các loại vật nuôi mang tính hàng hoá, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua cũng được đẩy mạnh, phát triển nhiều hình thức nuôi phù hợp với đặc điểm và điều kiện của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp Nghệ An còn rất nhiều tồn tại cần phải khắc phục cả về bố trí sản xuất và cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp tuy có tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, việc tổ chức chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn chậm phát triển, thị trường cho nông sản hàng hoá chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản phẩm chưa phát triển mạnh và chưa rộng khắp, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp chưa đồng bộ và chưa mạnh, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu, chưa có nhiều cán bộ được đào tạo phục vụ trong lĩnh vực này… Do vậy, để khắc phục được những tồn tại trên ngành nông nghiệp Nghệ An cần có những giải pháp hữu hiệu để phát triển hơn nữa. Để đưa ra được những giải pháp phù hợp cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, địa phương và các hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. II. KIẾN NGHỊ - Đối với Nhà Nƣớc Đề nghị nhà nước cần có những biện pháp quản lý và rà soát lại các vùng kinh tế ở các địa phương, hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho từng vùng. Để từ đó các địa phương có điều kiện xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm, tiềm năng và điều kiện của mình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 114 Đề nghị Nhà nước có định hướng và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các địa phương hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường. Định hướng thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và thị trường đầu ra cho hàng hoá nông sản. - Đối với địa phƣơng Tạo điều kiện cho nông dân chuyển nhượng ruộng đất, tạo cơ chế chính sách thông thoáng hỗ trợ nông dân vay vốn sản xuất dễ dàng, thực hiện tốt và đồng bộ các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, tổ chức tập huấn kỹ thuật và dự báo thị trường, giúp nông dân tìm kiếm va ổn định thị trường đầu vào và đầu ra. Đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống tưới tiêu và nước sinh hoạt cho nông thôn. - Đối với hộ gia đình Thực hiện nghiêm túc các chương trình dự án và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, vay và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1.] Nguyễn Điền (1997), Viện kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, Công nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn các nước Châu á và Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị, Quốc Gia, Hà Nội [2.] Võ Văn Đức, Phát triển kinh tế trang trại - các biện pháp huy động vốn và hỗ trợ vốn, Tạp chí tài chính số 11, năm 2005 [3.] Phan Duy Hải (2008), Nông nghiệp Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp phát triển, mục nghiên cứu trao đổi của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, Trang thông tin điện tử Nghệ An [4.] Đinh Xuân Hạng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh, Tạp chí Tài chính, số 12 năm 2005 [5.] Trần Hùng Hậu (2002) - Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, tạp chí tài chính, số 11 năm 2002 [6.] Phạm Thái Hưng, Bùi Anh Tuấn, (2006), Việt Nam gia nhập WTO: sự lựa chọn tất yếu, Tạp chí Tài chính, số 5 năm 2006 [7.] Phạm Kim Ngân, Lợi thế so sánh của Việt Nam trên thị trường thế giới, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 6 năm 2006 [8.] Hoàng Kim Oanh, Nguyễn Hồng Quang (1930- 2005), Lịch sử mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Vinh [9.] Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội [10.] Vũ thị Bạch Tuyết, Hàng nông sản Việt Nam và những giải pháp “vượt rào”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 10 năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 116 [11.] Ban Tư tưởng Văn Hoá Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [12.] Báo thông tin điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Một số tin bài về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp [13.] Bộ lao động thương binh và xã hội (2007) Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2006, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. [14.] Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác Lênin, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [15.] C.Mác (1994), Tư bản, quyển 1, tập 2, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội [16.] Cục thống kê Nghệ An, Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An từ năm 2003 đến năm 2007 [17.] Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, Hà Nội. [18.] Đại học kinh tế Quốc dân (2002), Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội [19.] Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XII, Kinh tế Việt Nam năm 2007 tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 11, năm 2007 [20.] Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2006)- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 [21.] Tỉnh uỷ Nghệ An (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 117 [22.] Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An (2006) - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 [23.] Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2007)- Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và các chỉ tiêu, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện kế hoạch năm 2008. [24]. Michael P. Todaro (1998) - Kinh tế học cho thế giới thứ 3 - Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan