Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh phú yên...

Tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh phú yên

.PDF
74
13
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒ NHÂN THY GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Phú Yên - Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒ NHÂN THY GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 80340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Phú Yên - Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt. Đề tài luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Tất cả các tài liệu tham khảo cho việc thực hiện luận văn này là trung thực, đã được trích dẫn đầy đủ và có nguồn gốc rõ ràng. Phú Yên, ngày tháng năm 2020 Người thực hiện luận văn NGUYỄN HỒ NHÂN THY MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ TÓM TẮT ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 1 ABSTRACT ..................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 3 1.1. Sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu .................................................................... 3 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 4 1.3.1. Mục tiêu ................................................................................................................. 4 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THẤT THU THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ YÊN .......................................................................................................................................... 5 2.1. Giới thiệu sơ lược về Cục thuế tỉnh Phú Yên ........................................................... 5 2.1.1. Quá trình hình thành Cục thuế tỉnh Phú Yên ......................................................... 5 2.1.2. Kết quả nhiệm vụ thu NSNN giai đoạn năm 2016-2019 ....................................... 6 2.2. Những dấu hiệu cảnh báo thất thu thuế TNDN ........................................................ 8 2.2.1. Hành vi khai sai thuế TNDN.................................................................................. 8 2.2.2. Nợ đọng thuế TNDN ............................................................................................ 10 2.3. Biểu hiện thất thu thuế TNDN ................................................................................ 10 2.4. Thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên ..................................................... 11 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 13 3.1. Cơ sở lý thuyết về vấn đề thất thu thuế TNDN ....................................................... 13 3.1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 13 3.1.2. Phân loại ............................................................................................................... 13 3.1.3. Hậu quả ................................................................................................................ 14 3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước ............................................................................. 14 3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 17 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ TNDN VÀ NGUYÊN NHÂN THẤT THU THUẾ TNDN ............................................................................................ 18 4.1. Thực trạng thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên ................................... 18 4.1.1. Thất thu thuế TNDN do hành vi khai sai thuế của NNT ..................................... 18 4.1.2. Thất thu thuế do nợ đọng thuế TNDN ................................................................. 25 4.2. Nguyên nhân thất thu thuế TNDN .......................................................................... 30 4.2.1. Nguyên nhân do người nộp thuế .......................................................................... 36 4.2.2. Nguyên nhân do Cơ quan thuế ............................................................................. 36 4.2.3. Nguyên nhân do Chính sách thuế ........................................................................ 39 4.2.4. Nguyên nhân khác ................................................................................................ 40 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN.................................. 42 5.1.Giải pháp chống thất thu thuế TNDN ...................................................................... 42 5.1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ................................................... 42 5.1.2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế ........................................................ 42 5.1.3. Tăng cường công tác quản lý, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN ..... 43 5.1.4.Thực hiện tốt công tác quản lý đăng ký và kê khai thuế ....................................... 43 5.1.5. Đẩy mạnh hệ thống công nghệ thông tin trong QLT ........................................... 43 5.1.6.Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức thuế ............................................................................................................... 44 5.1.7. Hoàn thiện chính sách pháp luật thuế .................................................................. 44 5.1.8. Tăng cường phối hợp các cơ quan liên quan ....................................................... 45 5.2. Tính phù hợp và khả thi của giải pháp chống thất thu thuế TNDN ........................ 45 5.3. Xây dựng kế hoạch, các bước thực hiện giải pháp chống thất thu thuế TNDN ..... 45 5.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ................................................... 45 5.3.2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế ........................................................ 47 5.3.3. Đẩy mạnh công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ......................................... 51 5.3.4. Thực hiện tốt công tác quản lý đăng ký, kê khai và kế toán thuế ........................ 52 5.3.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ............................................................ 53 5.3.6.Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ công chức thuế ....................................................................................... 54 5.3.7. Hoàn thiện chính sách pháp luật thuế .................................................................. 55 5.3.8. Tăng cường phối hợp các cơ quan liên quan ....................................................... 56 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 59 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 61 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCT: Chi cục Thuế CQT: Cơ quan thuế DN: Doanh nghiệp NNT: Người nộp thuế NSNN: Ngân sách Nhà nước QLT: Quản lý thuế TNDN: Thu nhập doanh nghiệp UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Dự toán và kết quả thực hiện thu NSNN giai đoạn 2016-2019 ........................ 6 Bảng 4.1Kết quả thanh tra kiểm tra thuế TNDN từ năm 2016 đến năm 2019 .............. 20 Bảng 4.2 Số liệu giảm lỗ từ năm 2016 đến năm 2019 ................................................... 24 Bảng 4.3 Số tiền nợ thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yêntừ năm 2016 đến năm 2019 ........................................................................................................................................ 25 Bảng 4.4 Tỷ lệ nợ thuế TNDN/số thu thuế TNDNtừ năm 2016 đến năm 2019 ............ 26 Bảng 4.5 Cơ cấu nợ thuế TNDN từ năm 2016 đến năm 2019………………………...27 Bảng 4.6 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá sự hiểu biết chính sách thuế của NNT.......... 31 Bảng 4.7 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá sựchấp hành pháp luật thuế của NNT .......... 31 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT ........... 32 Bảng 4.9 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế TNDN ........................................................................................................................................ 33 Bảng 4.10 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá công tác thanh tra kiểm tra thuế TNDN ..... 33 Bảng 4.11 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá công tác quản lý đăng ký và kê khai thuế .. 34 Bảng 4.12 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng quản lý thuế ............................................................................................................................. 35 Bảng 4.13 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ............................................................................................................... 35 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1 Kết quả thanh tra kiểm tra thuế TNDN từ năm 2016 đến 2019 ................ 24 Đồ thị 4.2. Cơ cấu nợ thuế TNDN từ năm 2016 đến năm 2019 ................................ 28 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài: Tại Cục thuế tỉnh Phú Yên, tình trạng người nộp thuế (NNT) khai sai thuế và nợ đọng thuế luôn xảy ra; điều này dẫn đến thất thu thuế, gây thất thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) bởi thuế là nguồn thu chính của NSNN. Thất thu NSNN gây mất cân đối thu chi NSNN, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội trên toàn Tỉnh. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là sắc thuế mà NNT vi phạm, khai sai nhiều nhất do đó là sắc thuế thất thu nhiều nhất; điều này được chứng minh ở số thuế TNDN truy thu và giảm lỗ qua công tác thanh tra kiểm tra tình hình chấp hành chính sách pháp luật thuế của NNT. Từ tầm quan trọng của thuế và tình trạng thất thu thuế TNDN, tác giả chọn đề tài “Giải pháp chống thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên”. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Tác giả tìm hiểu thực trạng thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên, phân tích các nguyên nhân gây thất thu thuế TNDN và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề thất thu thuếTNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính thông qua thu thập thông tin, phân tích và tổng hơp dựa trên cơ sở dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo ngành thuế được minh họa bằng số liệu tổng hợp từ thực tế và khảo sát ý kiến cán bộ công chức thuế tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu: Nhận thấy được các dấu hiệu cảnh báo, biểu hiện vấn đề thất thu thuế TNDN, nguyên nhân thất thu thuế và từ đó đưa ra các giải pháp chống thất thu thuế TNDN. Kết luận và hàm ý: Các giải pháp chống thất thu thuế TNDN đưa ra sẽ giải quyết tình trạng thất thu thuế TNDN, nâng cao việc quản lý thuế, góp phần tăng thu NSNN, ổn định đời sống kinh tế xã hội của người dân trên toàn Tỉnh và đảm bảo công bằng cho NNT. Từ khóa:Thuế TNDN, chống thất thu thuế, Cục thuế tỉnh Phú Yên. 2 ABSTRACT Reason for writing: At Phu Yen Department of Taxation, the status that taxpayers declare taxincorrectly and debt tax always occur; This leads to a loss of tax, causing a loss of the State Budget because the tax is the main revenue of the State Budget. The revenue loss of State budget causes imbalance of revenues and expenditures, affecting the socio-economic situation in the whole province. Corporate income tax is the tax that taxpayers commit and declare incorrectly most, thus, the tax of highest loss; This is evidenced by the Corporate income tax arrears collected and losses reduced through the inspection and examination of taxpayers’compliance with tax policies. From the importance of taxes and the situation of loss of corporate income tax, I choose the topic "Solutions to prevent loss of corporate income tax at the Phu Yen Department of Taxation". Problem: From the situation of the loss of corporate income tax, analyzing the causes of corporate income taxloss, propose solutions to solve the problem ofcorporate income tax loss. Methods: Qualitative methods through information collection, analysis and aggregation based on secondary data collected from tax sector reports illustrated by actual data and surveys from the staffs of Phu Yen Department of Taxation. Results: Recognizing the warning signs and manifestations of the problem of corporate income tax loss, the causes of corporate income tax loss, and thereby giving solutions to combat the corporate income taxloss. Conclusion: The solutions to prevent the corporate income tax loss will solve the situation of corporate income taxloss, improve tax management, contribute to increasing State Budget revenue, stabilize the socio-economic life of the people in the whole province and ensure fair for taxpayers. Keywords: Corporate income tax, prevent the corporate income tax loss, Phu Yen Department of Taxation 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu Thuế là nguồn thu chính của NSNN. Từ nguồn thu NSNN, Nhà nước sử dụng chi cho hoạt động Bộ máy Nhà nước nhằm thực hiện chức năng chính là quản lý Nhà nước và phục vụ nhân dân, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản chi khác nhằm quản lý, ổn định và phát triển kinh tế xã hội nước ta. Tuy nhiên, hiện nay với cơ chế quản lý thuế để NNT tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm thì vấn đề thất thu thuế nói chung và thất thu thuế TNDN nói riêng xảy ra thường xuyên vì NNT hiểu biết và tuân thủ pháp luật thuế chưa cao. Khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số, các hoạt động kinh tế mới phát sinh nhiều, chính sách thuế chưa theo kịp tình hình thực tế thì hành vi khai sai, trốn thuế, gian lận thuế ngày càng nhiều, phức tạp và tinh vi hơn dẫn đến vấn đề thất thu thuế phức tạp hơn, đặc biệt là thuế TNDN. Thuế TNDN là thuế trực thu tính trực tiếp trên phần thu nhập của doanh nghiệp, là loại thuế có nhiều hành vi vi phạm chính sách pháp luật về thuế cao nhất dẫn đến thất thu thuế nhiều nhất thông qua kết quả công tác thanh tra kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Phú Yên, điều đó làm giảm nguồn thu NSNN, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội người dân trên toàn tỉnh. Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn thu thuế và thực trạng vấn đề thất thu thuế TNDN làm giảm nguồn thu thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên, tác giả chọn đề tài”Giải pháp chống thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên”. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu Vấn đề thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên trong giai đoạn năm 2016-2019. 4 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu Tác giả tìm hiểu thực trạng thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên, phân tích các nguyên nhân thất thu thuế TNDN và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng vấn đề thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên như thế nào? Nguyên nhân của vấn đề thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên là gì? Các giải pháp để giải quyết vấn đề thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên là gì? 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng là phương pháp định tính thông qua thu thập thông tin, phân tích và tổng hơp dựa trên cơ sở dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo như: Báo cáo tổng kết tại Cục thuế tỉnh Phú Yên, số liệu báo cáo từ các phòng Quản lý nợ, phòng Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế, Thanh tra Kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Phú Yên; được minh họa bằng số liệu tổng hợp từ thực tế và khảo sát ý kiến cán bộ công chức thuế tỉnh Phú Yên. 1.5. Ý nghĩa đề tài Đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề thất thu thuế TNDN, nâng cao việc quản lý thuế để tăng thu NSNN, đảm bảo nguồn tài chính cho Bộ máy Nhà nước hoạt động quản lý và phục vụ nhân dân có đời sống kinh tế xã hội tốt hơn và đảm bảo công bằng nghĩa vụ thuế cho NNT. 5 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THẤT THU THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Giới thiệu sơ lược về Cục thuế tỉnh Phú Yên 2.1.1. Quá trình hình thành Cục thuế tỉnh Phú Yên Thực hiện cải cách thuế bước I, ngành Thuế được tổ chức lại theo hệ thống chuyên ngành từ trung ương đến địa phương, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 1990 theo Nghị định 281/HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ). Cục Thuế Tỉnh Phú Yên được thành lập trên sự hợp nhất của tổ chức thu ngân sách: Chi cục Thuế Công Thương Nghiệp, bộ phận Thu Quốc doanh và Ban Thuế Nông nghiệp. Tổ chức bộ máy bao gồm 7 Phòng và 7 Chi cục Thuế (CCT): + 7 Phòng thuộc Văn phòng Cục gồm: Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê Ấn chỉ, Phòng Thanh tra và Xử lý tố tụng về thuế, Phòng Thuế Khu vực Kinh tế Quốc doanh, Phòng Thuế Khu vực Kinh tế Ngoài quốc doanh, Phòng Thuế Nông nghiệp, Phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo - Thi đua - Tuyên truyền, Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ; + 7 CCT trực thuộc Cục Thuế gồm: CCT Thị xã Tuy Hoà, CCT Huyện Tuy Hoà, CCT Huyện Tuy An, CCT Huyện Sông Cầu, CCT Huyện Đồng Xuân, CCT Huyện Sơn Hòa, CCT Huyện Sông Hinh. Khi bước vào cải cách thuế bước II, để triển khai thực hiện có hiệu quả các Luật Thuế mới, ngành thuế Phú Yên đã khẩn trương sắp xếp lại bộ máy của ngành theo đúng quy định tại Thông tư số 110/TT-BTC, ngày 03/8/1998 của Bộ Tài chính, lúc này tổ chức bộ máy của ngành gồm có: 10 Phòng, 1 Tổ và 7 CCT. Do thay đổi địa giới hành chính và để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, ngành thuế Phú Yên liên tục thực hiện cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế. Đến nay,bộ máy của ngành gồm 9 Phòng chức năng và 7 CCT trực thuộc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế được thực hiện theo Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 6 2.1.2. Kết quả nhiệm vụ thu NSNN giai đoạn năm 2016-2019 Chỉ tiêu dự toán thu Ngân sách là kế hoạch thu hàng năm Cục Thuế tỉnh Phú Yên được giao. Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN từ năm 2016 đến năm 2019 như sau: Bảng 2.1 Dự toán và kết quả thực hiện thu NSNN giai đoạn 2016-2019 Nội dung STT ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng dự toán thu NSNN tỉnh giao Tỷ đồng 3.200 3.790 4.000 5.500 2 Kết quả thu NSNN Tỷ đồng 3.214 3.811 4.575 7.034 3 4 5 Tỷ lệ hoàn thành Dự toán thuế TNDN Số thu thuế TNDN % Tỷ đồng Tỷ đồng 100,40 40,6 68,07 100,50 80 113,27 114,40 120 121,43 127,89 130 132 6 Tỷ lệ hoàn thành dự toán thuế TNDN % 167,66 141,59 101,19 101,54 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên) - Tổng dự toán và kết quả thu NSNN đều tăng qua các năm, kết quả thu các năm hoàn thành dự toán Tỉnh giao trên 100%: + Tổng số thu NSNN năm 2016 là 3.214 tỷ đồng, đạt 100,4% dự toán thu năm 2016; +Tổng số thu NSNN năm 2017 là 3.811 tỷ đồng, đạt 100,5%dự toán thu năm 2017; +Tổng số thu NSNN năm 2018 là 4.575 tỷ đồng, đạt 114,4% dự toán thu năm 2018; + Tổng số thu NSNN năm 2019 là 7.034 tỷ đồng, đạt 127,89%dự toán thu năm 2019. - Kết quả tổng thu NSNN có tỷ lệ tăng cao qua các năm: + Năm 2016 số thu là 3.214 tỷ đồng; năm 2017 số thu là 3.811 đồng, tăng 597 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18,57% so với năm 2016; 7 + Năm 2018 số thu là 4.575 tỷ đồng, tăng 764 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 20,05% so với năm 2017; + Năm 2019 số thu là 7.034 tỷ đồng, tăng 2.459 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 53,75% so với năm 2018. - Tương tự, dự toán và số thu thuế TNDN cũng tăng qua các năm. Kết quả thu thuế TNDN các năm đều hoàn thành dự toán Tỉnh giao trên 100%: + Số thu thuế TNDN năm 2016 là 68,07 tỷ đồng, đạt 167,66% dự toán thu năm 2016 Tỉnh giao; + Số thu thuế TNDN năm 2017 là 113,27 đồng, đạt 141,59% dự toán thu năm 2017 Tỉnh giao; + Số thu thuế TNDN năm 2018 là 121,43 tỷ đồng, đạt 101,19% dự toán thu năm 2018 Tỉnh giao; + Số thu thuế TNDN năm 2019 là 132tỷ đồng, đạt 101,54%dự toán thu năm 2019 Tỉnh giao. - Kết quả thu thuế TNDN có tỷ lệ tăng cao qua các năm: + Năm 2016 số thu thuế TNDN là 68,07 tỷ đồng; năm 2017 số thu là 113,27 tỷ đồng, tăng 45,20 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 66,40% so với năm 2016; + Năm 2018 số thu thuế TNDN là 121,43 tỷ đồng, tăng 8,16 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7,20%; + Năm 2019 số thu thuế TNDN là 132 tỷ đồng, tăng 10.57 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8,7%. Cục thuế tỉnh Phú Yên đã nỗ lực hoàn thành nghĩa vụ thu NSNN nói chung và thuế TNDN từ năm 2016-2019 khi dự toán ngày càng tăng. Kết quả này là sự cố gắng của tất cả cán bộ công chức toàn ngành thuế Phú Yên: Từ sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo đến việc theo dõi việc kê khai thuế, đôn đốc nợ thuế, thanh tra kiểm tra tính chấp hành tuân thủ chính sách thuế của NNT…. 8 2.2. Những dấu hiệu cảnh báo thất thu thuế TNDN 2.2.1. Hành vi khai sai thuế TNDN Hành vi khai sai thuế TNDN của NNT là hành vi khai thuế TNDN không đúng theo quy định pháp luật nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp. Để giảm số thuế TNDN phải nộp, NNT thực hiện nhiều hành vi với mục đích giảm doanh thu, tăng chi phí để giảm lợi nhuận dẫn đến giảm thuế TNDN phải nộp do đó gây thất thu thuế TNDN. Nhận diện hành vi khai sai thuế của NNT thông qua các chỉ tiêu có tính rủi ro cao về thuế trên tờ khai quyết toán thuế TNDN, báo cáo tài chính như sau: - Doanh thu, chi phí, lợi nhuận phát sinh trong kỳ tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với năm trước; - Có phát sinh chỉ tiêu điều chỉnh tăng lợi nhuận, điều chỉnh giảm lợi nhuận trong kỳ tính thuế; - Có phát sinh chỉ tiêu thu nhập miễn thuế, giảm thuế, chuyển lỗ trong kỳ tính thuế; - Doanh nghiệp (DN) có số lỗ luỹ kế cao hơn vốn chủ sở hữu tuy nhiên DN vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng phát triển SXKD; - Nghĩa vụ thuế TNDN của NNT thấp: Doanh nghiệp có tỷ lệ “Thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động sản xuất kinh doanh/Doanh thu thuần” so với trung bình ngành và so với năm trước liền kề năm đánh giá thấp; - Rủi ro về doanh thu chịu thuế TNDN: + Có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu; + Doanh thu hoạt động tài chính tăng, giảm từ 20% trở lên; hoặc không có doanh thuhoạt động tài chính hoặc có doanh thu tài chính nhưng không tương ứng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn..; + Doanh thu kê khai thuế TNDN thấp hơn doanh thu kê khai thuế GTG. - Rủi ro về chi phí hoạt động SXKD được trừ: 9 + Các chỉ tiêu về giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý trên bảng số liệu phân tích theo chiều dọc có tỷ trọng tăng hơn so với các năm trước, hoặc trên bảng số liệu phân tích theo chiều ngang có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần; + Có phát sinh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoặc khoản dự phòng này tăng, giảm không phù hợp với hàng hóa tồn kho; + Có chỉ tiêu chi phí tài chính tăng, giảm 20% trở lên hoặc khoản chi phí này không tương ứng với khoản vay và nợ ngắn hạn, vay và nợ dài hạn; + Có phát sinh khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn hoặc dự phòng giảm giá đầu tư tăng, giảm không phù hợp với sự tăng giảm các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn; + Có phát sinh khoản dự phòng phải thu khó đòi, hoặc khoản dự phòng này tăng, giảm không tương ứng với sự tăng giảm khoản phải thu của khách hàng; + Có chỉ tiêu hao mòn TSCĐ tăng đột biến không tương ứng với sự gia tăng của nguyên giá TSCĐ; + Có phát sinh dự phòng phải trả ngắn hạn, dài hạn; + Có phát sinh tăng vốn chủ sở hữu; + Có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trên bảng cân đối kế toán; + Tăng giảm của chỉ tiêu chi phí khác không tương ứng với thu nhập khác trên bảng số liệu phân tích hàng ngang, cột dọc; + Có sự chênh lệch số liệu giữa chỉ tiêu chi phí lãi tiền vay với tiền chi trả lãi vay; + Có phát sinh chênh lệch đánh giá lại tài sản. - Phát sinh nợ phải thu khách hàng 131 lớn hơn doanh thu bán hàng và thuế GTGT bán ra; - Tổng các khoản phải trả người bán lớn hơn 10% doanh thu thuần và so với năm trước, con số này tăng trên 50%; - Tổng các khoản người mua trả tiền trước lớn hơn 10% doanh thu thuần và so với năm trước, con số này tăng trên 50%; 10 - Tổng các khoản dự phòng lớn hơn 10% tổng chi phí và so với năm trước, con số này tăng trên 50%. Tại Cục thuế tỉnh Phú Yên, dấu hiệu cảnh báo thất thu thuế do hành vi khai sai thuế của NNT cũng được nhận diện thông qua các chỉ tiêu có rủi ro cao về thuế trên tờ khai quyết toán thuế TNDN và báo cáo tài chính như trên. CQT phân tích các chỉ tiêu có rủi ro cao về thuế trên để lập kế hoạch thanh tra kiểm tra tình hình chấp hành thuế của NNT hoặc yêu cầu NNT giải trình các chỉ tiêu có rủi ro cao về thuế, nếu NNT không giải trình được thì CQT ban hành quyết định thanh tra kiểm tra NNT. 2.2.2. Nợ đọng thuế TNDN Nợ đọng thuế TNDN là khoản tiền thuế TNDN phát sinh phải nộp nhưng hết hạn nộp tiền thuế NNT vẫn chưa nộp hoặc nộp không đủ vào NSNN. Cơ cấu nợ thuế bao gồm: - Nợ thuế trên 90 ngày; - Nợ thuế đến 90 ngày; - Nợ khó thu; - Nợ thuế chờ xử lý. Khi nợ thuế chuyển sang nợ khó thu, nợ đọng thuế không thu hồi được, không nộp vào NSNN thì gây thất thu NSNN. Tại Cục thuế tỉnh Phú Yên, dấu hiệu cảnh báo thất thu thuế do nợ thuế TNDN được thể hiện qua số nợ thuế TNDN, cơ cấu nợ thuế TNDN gồm: Nợ thuế trên 90 ngày, nợ thuế đến 90 ngày, nợ khó thu và nợ thuế chờ xử lý. Khi các khoản nợ thuế chuyển sang nợ khó thu, không thu hồi được thì gây thất thuế TNDN. 2.3. Biểu hiện thất thu thuế TNDN Thất thu thuế TNDN được thể hiện qua: - Hành vi khai sai thuế TNDN: Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN, báo cáo tài chính có tính rủi ro cao của NNT, phòng Thanh tra kiểm tra Thuế lên kế hoạch thanh tra hoặc kiểm tra tình hình chấp hành thuế tại trụ sở NNT, xác định hành vi khai sai thuế của NNT. NNT khai sai thuế để làm 11 giảm số thuế TNDN phải nộp và tăng lỗ; do đó, từ hành vi này, Cơ quan thuế (CQT) sẽ ra quyết định truy thu thuế TNDN, giảm lỗ và phạt. Số thuế TNDN truy thu và giảm lỗ chứng minh hành vi khai sai thuế TNDN của NNT gây thất thu thuế TNDN; - Nợ đọng thuế TNDN: Nợ khó thu, nợ đọng thuế TNDN không thu hồi được gây ra thất thu thuế TNDN. Nợ thuế còn thì thất thu thuế vẫn còn. 2.4. Thất thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Phú Yên Tình hình thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên được thể hiện qua: Thứ nhất là hành vi khai sai thuế TNDN. Hành vi này được phát hiện qua công tác thanh tra kiểm tra tình hình chấp hành chính sách pháp luật thuế. Hành vi khai sai của NNT có thể do NNT chưa hiểu biết kịp thời chính sách pháp luật thuế hoặc cố tình khai sai thuế nhằm giảm nghĩa vụ nộp thuế. Để giảm số thuế TNDN phải nộp, NNT thực hiện nhiều hành vi vi phạm chính sách pháp luật về thuế như kê khai giảm doanh thu,giảm thu nhập khác, tăng chi phí, xác định sai điều kiện hưởng ưu đãi thuế…Để khắc phục hành vi khai sai thuế, CQT ra quyết định truy thu thuế TNDN hoặc giảm lỗ mà NNT khai thiếu hoặc tăng lỗ, do đó kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành thuế bằng số truy thu TNDN và giảm lỗ thể hiện thất thu thuế TNDN do hành vi khai sai của NNT. - Từ năm 2006 khi Luật quản lý thuế (QLT) ra đời, CQT quản lý thuế theo cơ chế chức năng nghĩa là để NNT phải tự tính, tự khai, tự nộp thuế và CQT phải kiểm soát kê khai nộp thuế của NNT bằng hình thức thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành thuế của NNT. - Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên và các Chi cục Thuế trực thuộc được thực hiện theo đúng quy định của Luật QLT, các văn bản hướng dẫn và Quy trình Thanh tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Quy trình Kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện dựa trên hai hình thức: + Thanh tra, kiểm tra thuế theo Kế hoạch được Tổng cục thuế phê duyệt:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng