Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp cho bình thường hóa quan hệ việt nam – trung quốc...

Tài liệu Giải pháp cho bình thường hóa quan hệ việt nam – trung quốc

.PDF
15
250
138

Mô tả:

Tiểu luận Giải pháp cho bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. LỜI NÓI ĐẦU Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ đặc biệt trong quan hệ ngoại giao song phương của Việt Nam, vừa có tính chất của quan hệ các nước xã hội chủ nghĩa, vừa là quan hệ láng giềng, vừa có tính chất của quan hệ nước lớn với nước nhỏ. Để có được mối quan hệ “Việt Nam – Trung Hoa, núi liền núi sông liền sông chung một Biển Đông mối tình hữu nghị” như ngày hôm nay không phải là chuyện dễ dàng đối với Việt Nam. Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là cả một quá trình, là cả một chặng đường dài và gian nan. Trong quá trình bình thường hóa quan hệ ấy, hẳn chúng ta không thể quên cái gọi là “giải pháp Đỏ”. Một giải pháp mà đồng chí Trần Quang Cơ đã nhắc tới trong “Hồi ức và suy nghĩ” là một “mộng tưởng” trong bình thường hóa quan hệ Việt – Trung. “Giải pháp đỏ là một sản phẩm của mộng tưởng giải quyết xung đột Campuchia bằng cách hòa giải PhnomPenh với bọn diệt chủng Polpot và lập nên một nước Campuchia xã hội chủ nghĩa vừa làm hài lòng Trung Quốc vừa hợp ý lãnh đạo ta”1. Trong bài viết này em sẽ đi sâu phân tích tại sao “giải pháp đỏ ” lại là sản phẩm của mộng tưởng trong bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc? “Giải pháp Đỏ” là giải pháp về vấn đề Campuchia nhưng cũng đồng nghĩa là giải pháp cho bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc. Cục diện thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp, diễn ra một bước ngoặt cơ bản2. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ, đẩy mạnh hòa hoãn và cải thiện 1 2 Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, “từ chống diệt chủng đến giải pháp Đỏ”, Tr.18 Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2002, tr.320 quan hệ với nhau. Các nước chuyển hướng chú trọng phát triển nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế. Sự kết thúc của cục diện thế giới hai cực thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Các nước trước đây đối đầu giờ đã quay trở lại đối thoại với nhau. Năm 1982, Liên Xô tuyên bố không muốn hi sinh lợi ích của bất kì nước nào để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Điều kiện mà Trung Quốc đưa ra cho đàm phán Xô – Trung là Liên Xô không được ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Campuchia. Đây là trở ngại chính trong bình thường hóa quan hệ Xô – Trung. Điều kiện này chứng tỏ Trung Quốc đã đặt Liên Xô vào thế phải lựa chọn, và đặt Việt Nam vào thế “con bài” trong cuộc chơi của hai nước lớn. Ý đồ của Trung Quốc cho thấy, với Liên Xô hoặc là cải thiện quan hệ Xô – Trung bằng cách “xa dần” Việt Nam, đồng nghĩa với việc giảm ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, hoặc là giữ nguyên trạng ở Campuchia, đồng nghĩa với việc quan hệ Xô – Trung đóng băng. Trước đòi hỏi trên của Trung Quốc, Liên Xô đã có chiến lược đối ngoại đối với Châu Á và mục đích chủ yếu là cải thiện quan hệ Xô – Trung. Liên Xô đã tăng sức ép với Việt Nam về vấn đề Campuchia. Trong khoảng thời gian từ năm 1986 tới năm 1989, bản thân Việt Nam đã đặt mối quan hệ gắn bó khăng khít với Liên Xô lên hàng đầu, đồng nghĩa với việc tôn trọng và nghe theo những lời khuyên cũng như yêu cầu từ phía bạn. Năm 1986, sau khi lãnh đạo Liên Xô Gorbachov đưa ra khẩu hiệu “tư duy mới”, bắt đầu điều chỉnh toàn diện chính sách đối nội, đối ngoại của Liên Xô, Gorbachov đã nói: “giải quyết vấn đề Campuchia quyết định bởi việc bình thường hóa quan hệ Trung – Việt, hiện nay là thời cơ tốt đẹp, toàn bộ Châu á đều cần thời điểm này”3. Liên Xô đã đưa ra tín hiệu không muốn tiếp tục ủng hộ Việt Nam đối đầu lâu dài với Trung Quốc nữa. Gorbachov cũng muốn dùng món quà Campuchia để sớm gặp được Đặng Tiểu Bình, để cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhằm tác động đến quan hệ Mỹ - Xô, từ đó đã ra đời “giải pháp Đỏ”. Gorbachop cũng muốn vấn đề Campuchia được giải quyết giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam và Trung Quốc cho nên định gán ghép hai lực lượng cộng sản Khmer thù địch, Khmer Đỏ của PolPot - Ieng Sary thân Bắc Kinh và nhà nước Campuchia thân Hà nội bắt tay nhau dưới cái mũ “hòa hợp dân tộc”. Đối với Việt Nam, năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã khởi xướng đổi mới toàn diện đất nước. Nghị quyết cũng nhấn mạnh cần chủ động chuyển sang thời kỳ cùng tồn tại hòa bình, ổn định, hợp tác, giải pháp về Campuchia phải đảm bảo giữ vững được thành quả cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia khắc phục nạn diệt chủng, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để mỗi nước trên bán đảo Đông Dương nhanh chóng phát triển...”4 và mở rộng quan hệ với các nước “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, giúp nhân dân thoát khỏi chế độ diệt chủng PolPot, ở lại giúp xây dựng đất nước và xây dựng chế độ chính trị mới. Hành động này của Việt Nam khiến cho các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc không hài lòng. Với suy nghĩ “dạy cho Việt Nam một bài học” Trung Quốc đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung tháng 2 3 4 Tiền Kì Tham, Hội nghị Pari về vấn đề Campuchia Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, HN – 2002, tr.323 năm 1979. Mặc dù cuộc chiến đã kết thúc nhưng Trung Quốc không chịu thua và vẫn muốn “dạy cho Việt Nam bài học”. Hơn thế, Trung Quốc cũng lo sợ ảnh hưởng của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á. Cho nên quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn luôn căng thẳng. Trung Quốc còn mưu dùng vấn đề Campuchia để cải thiện thế đứng trong quan hệ với các nước lớn, trước hết là quan hệ với Liên Xô và Mỹ. Có thể nói, xu hướng chung của thế giới là môi trường tốt cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng khi “giải pháp Đỏ”đưa ra đã không thu được kết quả như mong đợi. Tại sao giải pháp Đỏ lại là mộng tưởng trong bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc? vì vấn đề hòa hợp dân tộc Campuchia trên thực tế là không thể xảy ra. Hơn nữa, chúng ta không thể nào xây dựng được một nhà nước Campuchia vừa hợp ý lãnh đạo ta, lại vừa làm vừa lòng lãnh đạo Trung Quốc. “Giải pháp Đỏ” là một “mộng tưởng” cho bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn này. II. NỘI DUNG 1. Tại sao “giải pháp Đỏ ” lại là mộng tưởng? Mộng tưởng là điều mong ước hão huyền, những điều phi thực tế, chỉ có thể tồn tại trong suy nghĩ chứ không thể thực hiện được trên thực tế. Vậy tại sao giải pháp Đỏ về giải quyết vấn đề Campuchia lại là mộng tưởng, lại chỉ là những điều trong suy nghĩ mà không thể thực hiện trên thực tế? Nếu như hòa giải được PhnomPenh với bọn diệt chủng Polpot, nếu như Khmer Đỏ của PolPot - Ieng Sary thân Bắc Kinh và nhà nước Campuchia thân Hà Nội bắt tay nhau dưới cái mũ “hòa hợp dân tộc” được thì giải pháp Đỏ đưa ra đã không gọi là mộng tưởng, và bình thường hóa quan hệ Việt – Trung đã không phải đến năm 1991 mới thực sự bình thường hóa. Vấn đề hòa hợp dân tộc Campuchia trên thực tế là không thể xảy ra. Tội ác của bọn diệt chủng PolPot không thể dễ dàng tha thứ. Nỗi ám ảnh của tội ác ấy luôn hiện hữu trong tâm trí mỗi người dân Campuchia cũng như mỗi người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, bọn diệt chủng PolPot luôn đòi “một nền chính trị của chủ quyền tuyệt đối”5. Như vậy, việc quân đội Việt Nam ta ở lại giúp đỡ nhân dân Campuchia xây dựng đất nước, xây dựng quân sự, xây dựng chính quyền mới cho Campuchia không phải đã xâm phạm vào “chủ quyền tuyệt đối ” của chúng rồi hay sao? Điều đó càng khiến cho bọn PolPot và PhnomPenh ngày càng khó hòa hợp, thậm chí là không thể hòa hợp. Nhà nước Campuchia lập nên vừa làm vừa lòng Trung Quốc lại vừa hợp ý lãnh đạo ta. Điều này trên thực tế cũng khó có thể thực hiện được. Chúng ta sẽ không thể lập nên một nhà nước Campuchia có thể đáp ứng đồng thời lợi ích 5 Grant Evans – Kelvin Rowley, chân lý thuộc về ai, Nxb Quân đội nhân dân, 1986. của cả ta và Trung Quốc. Việt Nam ở lại Campuchia chống lại bọn diệt chủng PolPot, đem lại cuộc sống yên bình cho người dân Campuchia, giúp nhân dân Campuchia xây dựng cuộc sống mới không phải để thực hiện “mưu đồ bành trướng”, hay “tham vọng bá quyền”, mà đó là thực hiện lợi ích chung của các nước xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của các nước xã hội chủ nghĩa. Còn Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại, không có lợi ích chung với Việt Nam hay bất cứ một nước xã hội chủ nghĩa nào khác trong sự nghiệp bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc tuyên bố bảo vệ chủ nghĩa xã hội nhưng họ chỉ bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc mà thôi. Cái bất biến của Trung Quốc đó là tham vọng bá quyền. Bên cạnh đó, khi Việt Nam muốn giải quyết vấn đề Campuchia thì Trung Quốc lại chưa muốn giải quyết, bởi Trung Quốc còn muốn dùng vấn đề này để mặc cả với Liên Xô và Mỹ để cân bằng ảnh hưởng các nước lớn. Có thể nói, việc đưa ra “giải pháp Đỏ” là một vấn đề nhưng có thực hiện được giải pháp đó hay không lại là vấn đề vô cùng quan trọng. “Giải pháp Đỏ” thực chất là giải pháp đưa ra giải quyết vấn đề Campuchia, thông qua đó đi đến bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, giải pháp này là một “sản phẩm của mộng tưởng” bởi không thể nào thực hiện “hòa hợp dân tộc”, không thể xây dựng một nhà nước Campuchia vừa lòng cả Trung Quốc và Việt Nam. Điều đó chứng tổ rằng việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian này không thu được kết quả như mong muốn. Trung Quốc chưa muốn giải quyết vấn đề Campuchia điều đó cũng đồng nghĩa với việc bình thường hóa quan hệ hai nước không thành. 2. Mộng tưởng của “giải pháp Đỏ” như thế nào? a. Liệu có cơ hội cho “hòa hợp dân tộc”? Chúng ta có thể thấy rất rõ mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa PhnomPenh với bọn diệt chủng PolPot. Đó chính là tội ác diệt chủng, dã man, không có tính người của PolPot. Tin vào sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc, chính quyền Khmer Đỏ đã nhiều lần tấn công biên giới Tây Nam Việt Nam, tàn sát thường dân, đánh phá các cơ sở kinh tế và quân sự dọc biên giới với mục đích làm kiệt quệ đối phương. Nhưng quan trọng hơn nữa, chúng đã “phạm những tội ác cực kì vô nhân đạo, hiếp dâm, lôi bào thai ra khỏi bụng mẹ, mổ bụng người lớn, thiêu sống trẻ con”. Sự dã man đến kinh hoàng khiến cho người dân Campuchia ngay cả khi quân đội Việt Nam ở lại, giữ cho dân an, mà họ vẫn còn lo sợ sự nắm quyền trở lại của PolPot, với những cuộc giết hại tập trung, xương chất thành đống. Như vậy, sự hòa hợp giữa nhân dân Campuchia và bọn diệt chủng PolPot liệu có thể xảy ra được không? Ngày 22.12.1987, Hunxen đã nói về bọn Khmer Đỏ: “bọn này là thú chứ không phải là người. Cứ để chúng trong rừng, không có chúng, ta cũng giải quyết được.Chúng không thay đổi, nhân dân Campuchia không chấp nhận chúng. Mong các đồng chí hiểu cho không chơi được. Nếu chỉ riêng Campuchia thôi thì Campuchia không cần Khmer Đỏ”. Những hành động của Khmer Đỏ dã man đến mức được so sánh như thú vật, tàn ác không có tính người, gặp người là giết, gặp vật là tàn phá. Bọn Khmer Đỏ đi đến đâu là mọi thứ bị tàn phá tới đó, thậm chí ngay cả ngọn cỏ cũng chẳng mọc lên được. Nhân dân Campuchia chỉ chấp nhận chúng khi chúng thay đổi. Điều đó chắc chắn không thể xảy ra bởi nếu như chúng có thể thay đổi thì chúng đã biết suy nghĩ, biết như thế nào là sự tàn ác, dã man, thú tính. Chúng cũng sẽ không chém giết ngay chính người dân Campuchia. Nhân dân Campuchia không cần Khmer Đỏ, họ vẫn có thể giải quyết được các vấn đề của quốc gia với sự giúp đỡ của Việt Nam. Đúng là “nếu chỉ có riêng Campuchia thì Campuchia không cần Khmer Đỏ” nhưng “Campuchia liên quan đến các nước xung quanh mà Việt Nam lại cần bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc nên có thể nhân dân Campuchia sẽ “chấp nhận chúng về măt chính trị”. Có thể chấp nhận chúng về mặt chính trị bởi “phần lớn thế giới còn thừa nhận Polpot là người thống trị hợp pháp của đất nước”6. Có thể chấp nhận về chính trị điều đó cũng có thể mở ra khả năng hòa hợp dân tộc, nhưng quan trọng nhất ở đây là nhân tố Việt Nam. Sự có mặt của Việt Nam ở Campuchia ảnh hưởng tới việc hòa hợp dân tộc của Campuchia hay không? Đối với nhân dân Campuchia thì sự có mặt của Việt Nam là một sự “hoan nghênh”, nhưng đối với bọn diệt chủng Pol Pot thì sự có mặt của Việt Nam trên đất Campuchia không phải là điều mà chúng mong muốn. Bọn diệt chủng Pol Pot luôn luôn đòi một nền chính trị của chủ quyền tuyệt đối. Nền chính trị của chủ quyền tuyệt đối là “một nền độc lập hoàn hảo”- một quyền lực tối cao, không bị ràng buộc từ bên ngoài. Nhưng trên thực tế, chủ quyền luôn chịu sự kiềm chế của bên ngoài, vì mỗi một quốc gia phải hòa hợp với các quốc gia khác và với lợi ích của họ. Cho nên Luật pháp Quốc tế đã công nhận rằng chủ quyền quốc gia nhất thiết phải bị hạn chế bởi sự tôn trọng quyền hạn của các quốc gia khác. Đối với chế độ Campuchia, việc tuyên bố chủ quyền tuyệt đối, nghĩa là về nguyên tắc không chấp nhận bất kì thỏa hiệp nào với các chính phủ khác, 6 Grant Evans – Kelvin Rowley, chân lý thuộc về ai, “Campuchia nhặt những mảnh vụn lại với nhau”; Nxb Quân đội nhân dân, 1986. đã làm cho không thể có giải pháp thỏa hiệp nào ngay trong những xung đột nhỏ, cho nên các quốc gia khác “đầu hàng hoàn toàn là tất cả điều họ có thể chấp nhận được”7. Chế độ Campuchia đã tuyên bố chủ quyền tuyệt đối như vậy và sự xuất hiện nhân tố Việt Nam sẽ khiến chúng chẳng vui vẻ gì. Hơn thế nữa, Việt Nam đưa quân vào Campuchia đánh bại chế độ diệt chủng Pol Pot mà còn giúp đỡ nhân dân Campuchia xây dựng một chính quyền mới. Điều đó chẳng phải đã xâm phạm vào “nền chính trị của chủ quyền tuyệt đối ” của họ hay sao? Qua đó, chúng ta có thể thấy, khả năng có thể hòa hợp dân tộc là không thể thực hiện được. Và cũng chẳng có cơ hội nào cho hòa hợp dân tộc? b. Mộng tưởng xây dựng một nhà nước Campuchia - vừa lòng Trung Quốc, hợp ý lãnh đạo Việt Nam. Việc xây dựng một nhà nước Campuchia là ý của lãnh đạo ta, lãnh đạo ta đã cùng các nhà lãnh đạo Campuchia thành lập nhà nước mới. Jean Pierre Galloir một phóng viên của AFP viết tháng 4 năm 1979: “có 3 cố vấn Việt Nam cho một quan chức Cămpuchia, 10 nhân viên quân sự cho mỗi một binh sĩ Campuchia”. Nhưng để thực hiện đồng thời cả hợp ý lãnh đạo ta và vừa lòng lãnh đạo Trung Quốc là điều không dễ dàng. Chúng ta có thể giả định: Nếu như Việt Nam không xây dựng một nhà nước Campuchia thì mọi chuyện có thể có cơ hội giải quyết tốt hơn hay không? Nếu như sau khi Việt Nam thắng chế độ diệt chủng PolPot, rồi rút hết quân về nước thì chẳng còn gì để nói; nhưng sau khi chiến thắng, quân đội Việt Nam lại ở lại Campuchia, xây dựng một nhà nước Campuchia mới theo mô hình chủ nghĩa xã hội. Đây có thể coi là mấu chốt của vấn đề. Nếu như 7 Grant Evans – Kelvin Rowley, chân lý thuộc về ai, “Liên Bang Đông Dương”; Nxb Quân đội nhân dân, 1986. Việt Nam không đưa quân vào Campuchia, không ở lại Campuchia thì có lẽ quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc có thể diễn ra nhanh hơn. Trung Quốc sẽ vẫn coi Việt Nam là một nước dưới chướng của họ, khó có khả năng mở rộng ảnh hưởng của mình. Và nếu như Việt Nam không làm như vậy thì chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam liệu có còn hay không? Và khi Việt Nam bất chấp tất cả các lời buộc tội của các nước về mưu đồ xâm chiếm Campuchia, để ở lại giúp đỡ nhân dân Campuchia lại càng khiến cho Trung Quốc không hài lòng. Hành động này của Việt Nam khiến cho âm mưu sử dụng “con bài” Campuchia để đi đến bình thường hóa quan hệ với các nước lớn khác,đặc biệt là Liên Xô và Mỹ. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng lợi ích của Việt Nam và lợi ích của Trung Quốc là hoàn toàn trái ngược nhau trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Lợi ích của Việt Nam là lợi ích đặt trên lợi ích chung của chủ nghĩa xã hội. Các nhà lãnh đạo của ta đã có chính sách cụ thể với Trung Quốc: “Một lần nữa chúng ta chính thức tuyên bố rằng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới”8. Chúng ta sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc là hi vọng cả hai nước sẽ không đối đầu nữa mà sẽ chuyển sang hợp tác, đối thoại. Các nhà lãnh đạo của chúng ta thời kì này đã có sự đổi mới về tư duy, đã đánh giá đúng tình hình thế giới và xu hướng phát triển chung của nhân loại, nên việc bình thường hóa quan hệ với một nước sát kề là điều tất yếu. 8 Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, HN. 1987, tr.107 Đối với chúng ta thì lợi ích của nhân dân hai nước, hòa bình khu vực và thế giới là mục tiêu chính của bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Nhưng lợi ích của Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại, cũng là lợi ích của một nước xã hội chủ nghĩa, nhưng là bảo vệ lợi ích của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa bá quyền trong nước mà thôi. “Tầm quan trọng của Campuchia trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh không phải là một điều mới”. Vì vậy, Trung Quốc đã bác bỏ giải pháp Đỏ vì họ cho rằng ở Campuchia không chỉ có hai Đảng cộng sản mà còn có các thế lực khác là lực lượng của Sihanouk và lực lượng của Son San, do đó không thể đoàn kết Campuchia. Việc giải quyết vấn đề Campuchia không dễ dàng gì, việc đi đến kí kết hiệp định Paris về vấn đề Campuchia năm 1989 đã thất bại khi Việt Nam không muốn Khmer tham gia vào chính phủ lâm thời cho đến khi bầu cử được giám sát của quốc tế. Điều này đã đi ngược lại với tham vọng của Trung Quốc. Bè lũ Pol Pot – Iêng Xary ráo riết thực hiện mưu đồ biến Campuchia thành một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc, một căn cứ chiến lược để đánh Việt Nam và thôn tính Đông Dương, một bàn đạp để bành trướng xuống Đông Nam Á. Chúng tuyên bố thực hiện chủ nghĩa cộng sản độc đáo của Campuchia, ra sức thực hiện một xã hội không có thành thị, không có gia đình và trường học, không có chùa chiền, tiền tệ, chỉ có những trại tập trung gọi là công xã lớn, ở đó nhân dân phải lao động khổ sai, dưới roi vọt của Ăng-ca. Có thể thấy, đó là tai hoạ khủng khiếp của một chế độ diệt chủng quái gở chưa từng có trong lịch sử loài người9. 9 Trường Chinh, “Về vấn đề Campuchia”, NXB Sự Thật, Hà Nội 1979, tr.11 Có thể nói, cái mộng tưởng mà đồng chí Trần Quang Cơ nhắc tới ở đây chính là mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa nhân dân Campuchia và bọn diệt chủng PolPot, lại càng không thể xây dựng một nhà nước Campuchia vừa hài lòng Trung Quốc, vừa hợp ý lãnh đạo ta. Chúng ta muốn bình thường hóa nhưng Trung Quốc lại không hề muốn bình thường hóa với ta. Điều đó việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trong thời gian này là không thể. III. KẾT LUẬN Nói tóm lại, có thể thấy vấn đề Campuchia đã tác động rất lớn đến quan hệ Việt – Trung trên nhiều cấp độ: một là Việt Nam đã chủ động dùng vấn đề Campuchia để xích lại gần Trung Quốc ; hai là để đạt được điều đó Việt Nam đã phải hòa hiệp với Trung Quốc để giải quyết vấn đề Campuchia. Giải pháp Đỏ được đưa ra cũng là sự hi vọng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ bình thường hóa quan hệ giữa hai nước là không dễ dàng thực hiện, “giải pháp Đỏ” là một giải pháp có thể khiến cho chúng ta và Trung Quốc có thể xích lại gần nhau hơn. Nhưng trên thực tế quá trình bình thường hóa vẫn cứ tiếp tục diễn ra cho tới năm 1991 thì quan hệ hai nước mới chính thức bình thường hóa quan hệ. Chúng ta nói đến việc thực hiện giải pháp Đỏ nhưng không phải chỉ là việc chúng ta đi giải quyết vấn đề Campuchia, mà còn thể hiện sự khéo léo, nhạy cảm quyết định đến chính sách trong bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Ngày nay, khi mà xu hướng toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, các nước tăng cường quan hệ về mọi mặt, cùng phát triển với sự phát triển chung của nhân loại. Đặc biệt, với sự đánh giá đúng tình hình phát triển chung ấy, các nhà lãnh đạo của chúng ta đã có những chính sách cụ thể, tăng cường thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Mặc dù Trung Quốc là một nhân tố không dễ gì có thể đi đến bình thường hóa quan hệ với chúng ta, nhưng tới năm 1991, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc theo đúng nghĩa của nó. Đây là một trong những thành tựu đối ngoại quan trọng mà chúng ta không dễ gì đạt được. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Trường Chinh, “Về vấn đề Campuchia”, NXB Sự Thật, Hà Nội 1979, tr.11 2. Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, HN – 2002. 3. Tiền Kì Tham, Hội nghị Pari về vấn đề Campuchia 4. Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, “từ chống diệt chủng đến giải pháp Đỏ” 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, HN. 1987 6. Grant Evans – Kelvin Rowley, chân lý thuộc về ai, Nxb Quân đội nhân dân, 1986.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất