Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình ...

Tài liệu Giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng

.PDF
153
796
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …O… MAI Ý NHI GIÁ TRỊ NHÂN SINH CỦA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH TƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …O… MAI Ý NHI GIÁ TRỊ NHÂN SINH CỦA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH TƯỢNG Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 602234 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi. Xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học, khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện môi trường cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả luận văn Mai Ý Nhi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 3 MỤC LỤC ........................................................................................ 4 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 7 1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................. 7 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ...................................................................................... 9 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 16 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 17 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 18 6. Cấu trúc luận văn: .................................................................................... 19 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................. 21 1.1. BỐI CẢNH VĂN HÓA - LỊCH SỬ THỜI ĐẠI LÝ – TRẦN ............ 21 1.1.1. Khái niệm thời đại Lý - Trần ...................................................................21 1.1.2. Tình hình chính trị, xã hội thời Lý – Trần .............................................22 1.1.3. Sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo thời Lý – Trần ........................24 1.1.4. Nền văn học thời Lý - Trần .....................................................................26 1.2. THƠ THIỀN LÝ - TRẦN ...................................................................... 28 1.2.1. Khái niệm “thơ thiền” .............................................................................28 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản, loại biệt của thơ thiền ...................................30 1.2.3. Khái quát về nội dung và nghệ thuật của thơ thiền Lý - Trần ..............32 1.3. MỘT SỐ TRIẾT LÝ NHÂN SINH CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI LÝ - TRẦN ...................................... 34 1.3.1. Một số triết lý nhân sinh cơ bản của Phật giáo ......................................34 1.3.2. Phật giáo Thiền tông Việt Nam thời Lý - Trần ......................................37 CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NHÂN SINH CỦA HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG THƠ THIỀN LÝ - TRẦN .................... 41 2.1. CON NGƯỜI AN NHIÊN, TỰ TẠI VÌ HIỂU ĐƯỢC QUY LUẬT CỦA CUỘC SỐNG, NHÂN SINH. ............................................................. 42 2.1.1. Quan niệm về nhân sinh, vũ trụ của triết lý Phật giáo Thiền tông. ......42 2.1.2. Cảm nhận sâu sắc của con người về sự tàn phai, biến ảo của cuộc đời .............................................................................................................................44 2.1.3. Thái độ an nhiên, tự tại của con người vì hiểu được quy luật cuộc sống, nhân sinh ............................................................................................................46 2.1.4. Ý thức về sự hữu hạn của đời người, con người cần sống bằng những việc làm có ý nghĩa, tránh lãng phí cuộc đời. ...................................................53 2.2. CON NGƯỜI SỐNG TRỌN VẸN VỚI THỰC TẠI .......................... 55 2.2.1. Trạng thái vô ngôn ...................................................................................56 2.2.2. Trạng thái “quên” ....................................................................................60 2.2.3. Trạng thái bừng tỉnh giác ngộ của tâm thức ..........................................63 2.3. CON NGƯỜI MANG VẺ ĐẸP TỰ THÂN ......................................... 65 2.3.1. Con người với chân tâm trong sáng vô biên ...........................................65 2.3.2. Con người với trí tuệ siêu việt và khả năng tự lực, tự cường ................75 2.4. CON NGƯỜI YÊU ĐỜI VÀ TÍCH CỰC NHẬP THẾ ...................... 77 2.4.1. Tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo” ..........................77 2.4.2. Sự thể hiện lòng yêu đời và tinh thần tích cực nhập thế .......................81 CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NHÂN SINH CỦA HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG THƠ THIỀN LÝ - TRẦN ................. 89 3.1. THIÊN NHIÊN CỦA CUỘC SỐNG HIỆN THỰC, BÌNH DỊ TRÊN QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC ........................................................................ 89 3.1.1. Thiên nhiên của cuộc sống hiện thực .....................................................89 3.1.2. Thiên nhiên dân dã, bình dị ....................................................................93 3.1.3. Thiên nhiên trên quê hương, đất nước ...................................................97 3.2. THIÊN NHIÊN ĐẬM ĐÀ THIỀN VỊ .................................................. 98 3.2.1. Thiên nhiên xuất hiện “như nó vốn là” .................................................99 3.2.2. Thiên nhiên quấn quýt, chan hòa .........................................................102 3.2.3. Thiên nhiên thanh nhã, u tịch...............................................................107 3.2.4. Thiên nhiên vừa hư vừa thực ................................................................113 CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ NHÂN SINH CỦA HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG THƠ THIỀN LÝ TRẦN ............................................................................................ 119 4.1. HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN ......................................................... 119 4.2. HÌNH TƯỢNG THỜI GIAN .............................................................. 139 KẾT LUẬN .................................................................................. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 151 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1. Bất cứ sáng tác văn học chân chính nào cũng đều gặp nhau ở mục đích cuối cùng là phục vụ đời sống con người, làm cho đời sống con người tốt đẹp hơn. Thơ thiền Lý - Trần với tư cách là văn học Phật giáo nhưng những sáng tác không chỉ nói đến Đạo đơn thuần mà còn ẩn chứa trong đó những quan niệm về cuộc đời của kiếp nhân sinh. Thông qua quan niệm đó của người xưa mà có thể gạn đục khơi trong cho cuộc sống mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn, nhân ái hơn. Tìm hiểu giá trị nhân sinh trong thơ thiền Lý - Trần, người viết mong góp phần vào mục đích cao quý đó của văn học. 1.2. Thời đại Lý - Trần là tên gọi chung cho sáu triều đại phong kiến Việt Nam đầu thời tự chủ (từ khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938) cho đến cuối đời Hồ, khi giặc Minh sang xâm lược nước ta năm 1418). Trong đó, có hai triều đại Lý và Trần là hào hùng và oanh liệt, rực rỡ và đẹp đẽ nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Trước và sau hai triều đại này, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bị xuống cấp một cách trầm trọng. Do đâu có được một thời đại như vậy? Thiết nghĩ nguyên nhân thì có nhiều nhưng không thể bỏ qua yếu tố làm hạt nhân tư tưởng cơ bản. Đó chính là “quan niệm sống” đã chi phối đến suy nghĩ và hành động của con người trong thời kì này. Và có lẽ thơ ca là cách tương đối hữu hiệu nhất để những thế hệ đi trước không ngại bộc bạch những suy nghĩ, những quan niệm nhân sinh của mình một cách rõ nét. Vì thế, tìm hiểu giá trị nhân sinh trong thơ thiền là một việc làm cần thiết nếu chúng ta muốn cắt nghĩa những hiện tượng lịch sử như trên. 1.3. Để đến được mục đích chính của đề tài, người viết đã chọn con đường tiếp cận thông qua thế giới nghệ thuật (hình tượng) trong thơ thiền Lý - Trần mà không xét từ phương diện khác vì như lý thuyết Lý luận văn học đã cho rằng, thể hiện hết ý tưởng không gì bằng hình tượng và đối với thơ thiền, lý thuyết đó lại càng tỏ ra đúng đắn. Nhất là khi không thể diễn đạt kinh nghiệm thiền bằng lời nói hay văn tự thì hình tượng nghệ thuật là phương tiện hữu hiệu chuyên chở cảm xúc thiền và thể hiện thiền ý của tác giả. Mặc khác, việc áp dụng những thành tựu lý luận của thi pháp học hiện đại để khám phá văn học viết trong thời kì trung đại là một thử nghiệm khá lý thú và hứa hẹn nhiều triển vọng. Thơ thiền Lý - Trần mới nghe qua tưởng chừng như là loại văn học chức năng trong nhà chùa nhưng khi tiến hành tìm hiểu nó dưới ánh sáng của lý luận thi pháp học, ta mới vỡ lẽ ra rằng thơ thiền cũng chứa đựng trong đó một thế giới nghệ thuật hài hòa, bóng bẩy như các bộ phận văn học khác. 1.4. Trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, văn học cổ nói chung và thơ thiền nói riêng, học sinh không thích vì cho là khô khan, trừu tượng và khó hiểu. Vả lại, việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ thiền đối với một bộ phận giáo viên không phải là một điều dễ dàng, thậm chí rất khó khai thác loại thơ này để làm sao trong thời gian ngắn ngủi tổ chức dạy cho học sinh lĩnh hội đúng nội dung bài thơ. Những khó khăn đó có lẽ xuất phát từ việc chưa nhận thức được cái cốt lõi làm nên sức sống của những bài thơ (Ở đây là bộ phận thơ thiền). Giá trị đích thực ấy không nằm ở giáo lý khô khan, trừu tượng mà chính ở vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm, những quan niệm sống lạc quan, tích cực của con người một thời. Nếu truyền tải được điều ấy, hy vọng người học sẽ cảm nhận được cái hay của mỗi bài thơ và ý thức được tác dụng tư tưởng hữu ích của mảng thơ này đến bản thân và xã hội. Về phía giáo viên cũng có thể bù đắp được hạn chế về thời gian tiết học câu thúc khi chọn cách giảng về “điểm”, sẽ tạo sự lan tỏa về “diện”. Trên đây là một vài lý do cơ bản để chúng tôi đến với đề tài “Giá trị nhân sinh của thơ thiền Việt Nam thời Lý - Trần xét từ phương diện hình tượng”. Trước một “mỏ quặng” quý hứa hẹn nhiều tiềm năng, luận văn chúng tôi hy vọng có được một vài đóng góp nhỏ bé, nhằm khẳng định giá trị của mảng thơ để lại nhiều dấu ấn trong văn học cổ - bộ phận thơ thiền thời Lý – Trần. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Tuy chưa có một công trình chuyên biệt nào dành riêng để khảo sát, nghiên cứu vấn đề “Giá trị nhân sinh trong thơ thiền Lý - Trần” nhưng phương diện hình tượng vốn được coi là một biểu hiện quan trọng của thi pháp nên trong quá trình nghiên cứu các vấn đề của văn học trung đại, các tác giả đều lưu tâm xem xét, đề cập đến nó. 2.1. Về hình tượng con người Vấn đề tìm hiểu con người trong văn học cổ từ lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong thơ thiền Lý - Trần, có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu, bài viết như sau: - Bài viết Vấn đề con người trong văn học thời đại Lý - Trần của Đoàn Thị Thu Vân trong quyển Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (Nguyễn Hữu Sơn chủ biên, NXB Giáo dục, HN, 1998) đã phân loại bốn phương diện biểu hiện con người cá nhân trong thơ thiền Lý - Trần là: con người tự do, con người vô ngã, con người vô ý, con người vô ngôn. Tác giả kết luận bốn phương diện này đều hướng đến con người vũ trụ. - Nguyễn Phạm Hùng trong chuyên luận: Thơ thiền Việt Nam - những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật (NXB Đại học quốc gia, HN, 1998) đã đứng trên tiêu chí về chức năng tôn giáo mà cho rằng, con người trong thơ thiền là con người lưỡng thể, là sự hòa nhập của con người Phật giáo và con người cá nhân. - Nguyễn Công Lý với Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý – Trần (NXB Văn hóa thông tin, 1997) đã thông qua việc hệ thống lại những quan niệm về con người của những nhà nghiên cứu trước, rút ra hai hướng tiếp cận nghiên cứu. Một là, hướng tiếp cận những phẩm chất Phật giáo trong con người. Hai là, hướng tiếp cận những phẩm chất con người cá nhân với cá tính đầy cởi mở, rung động, dạt dào niềm tin, tràn đầy sức sống. Qua đó, người viết cũng đã làm nổi rõ hình tượng thiên nhiên – đất nước, con người – cuộc sống trong văn học Thiền tông như thế nào. - Tác giả Lê Thị Ngọc Hạnh trong luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa nhân văn và tư tưởng giải thoát trong thơ thiền Lý Trần (2003) đã nêu ra các cặp đối sánh như sau: con người nhân văn - con người và Phật tính thường hữu trong tâm; con người tự do cá nhân - con người vô ngã; con người trần tục - con người đời, đạo không hai. Vậy là xuất hiện thêm hai khái niệm: con người đời, đạo không hai và con người Phật tính thường hữu. - Tác giả Lê Thị Thanh Tâm trong bài viết Con người hành hương trong thơ thiền Lý - Trần và Đường Tống (khoavanhoc – ngonngu.edu.vn) đã đề cập đến hình tượng con người hành hương như một phát hiện khá mới mẻ. Ở đấy là con người với hành trình lên núi cao, con người với những chuyến tiêu dao, chơi đùa, con người với chiếc thuyền trên sông nước, con người tìm kiếm. Qua các công trình trên, các tác giả đều thống nhất với nhau một điểm rằng, con người trong văn học Phật giáo thời Lý - Trần là con người đầy bản lĩnh, con người vô ngã, con người vô ngôn, tự do, hòa nhập vũ trụ. Đồng thời, đó cũng là con người hòa quang đồng trần, tùy duyên, tùy tục, biết kết hợp đạo với đời, vào đời hành đạo một cách tích cực. Các cách phân loại như vậy đều dựa trên nguyên tắc, tiêu chí riêng và giới hạn sự phân loại ấy trong một phạm vi tham chiếu nhất định. Ví dụ: tiêu chí về triết học Thiền tông (vô ngã, vô ý, vô ngôn, tự do…); tiêu chí về chức năng tôn giáo (con người Phật giáo và con người cá nhân); tiêu chí về đối sánh trào lưu văn học với đặc điểm nội dung thể loại (chủ nghĩa nhân văn và tư tưởng giải thoát…); tiêu chí về mỹ học Phật giáo (con người hành hương…). 2.2. Về hình tượng thiên nhiên Một số công trình sau có đề cập: - Luận án tiến sĩ Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỉ thứ XI đến thế kỉ thứ XIV của tác giả Đoàn Thị Thu Vân (1995) đã nghiên cứu một cách khá tổng quát về các phương diện đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền như ngôn ngữ thơ, hình tượng con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thể thơ, cách miêu tả, thể hiện và giọng điệu, kết cấu…, trong đó có hình tượng thiên nhiên. Theo tác giả, thiên nhiên trong thơ thiền Lý - Trần được miêu tả theo hai xu hướng: mang ý nghĩa trực tiếp và mang ý nghĩa biểu tượng. Thiên nhiên mang ý nghĩa trực tiếp là thiên nhiên sinh động, nên thơ, gợi cảm của con người đời thường, đồng thời cũng chứa cảm hứng thiền, tâm trạng thiền, mang ý vị thiền do được nhìn qua con mắt của thiền gia. Thiên nhiên mang ý nghĩa biểu tượng là thiên nhiên dùng để nói lên một số quan niệm của triết lý Phật giáo Thiền tông… Qua kết quả khảo sát một cách nghiêm túc, tác giả cũng đã đưa ra những luận cứ về những thi liệu được sử dụng nhiều khi miêu tả thiên nhiên như tần suất xuất hiện và tất nhiên theo đấy là dụng ý nghệ thuật của người sáng tác. - Nguyễn Công Lý trong chuyên luận Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý - Trần (NXB Văn hóa thông tin, 1997) cũng đã dành một số trang viết để nói lên cảm nhận của mình về thiên nhiên - đất nước trong văn học Thiền tông thời Lý - Trần. Cùng một nhận định với tác giả Đoàn Thị Thu Vân, Nguyễn Công Lý cho rằng: “…thiên nhiên trong thơ họ được sử dụng như một phương tiện miêu tả, một văn cảnh tượng trưng cho những thế lực siêu nhiên, trừu tượng của triết lý nhưng phần cảm xúc thường ẩn sau những nhận xét nghiêm trang về tôn giáo” [24, 102]. Bên cạnh đó “…thiên nhiên còn được tác giả miêu tả dường như có vẻ gần gụi với con người hơn, hay nói khác đi thi nhân tìm đến với tạo vật với những xúc động, rung cảm đích thực là của con người phàm trần…” [24, 107] . Ngoài hai kết luận phổ biến thường gặp ở các nhà nghiên cứu là thiên nhiên - đối tượng thẩm mỹ đích thực và thiên nhiên mang ý nghĩa biểu tượng, bài viết trên đề cập đến một đặc điểm khác của thiên nhiên trong thơ thiền là thiên nhiên gắn liền với đất nước, cuộc sống của con người Việt Nam. - Ngoài ra, mảng “thiên nhiên mang ý nghĩa trực tiếp” mà cũng là “đối tượng thật sự để chiếm lĩnh và miêu tả” còn được khai thác sâu hơn qua một số bài viết như: Cảm hứng thiền trong thơ thiên nhiên đời Trần của tác giả Trầm Thanh Tuấn (Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 710); Trần Nhân Tông - Cảm hứng thiền trong thơ của tác giả Phạm Ngọc Lan (Tạp chí Văn học, số 4, năm 1992); Trần Nhân Tông giữa cảnh đời hư thực của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 4, năm 1998)… Các bài viết trên đã chứng minh được cảm quan thiền trong cách cảm nhận thiên nhiên của các thiền gia. Đó là kết luận về cảnh sắc thiên nhiên lung linh, huyền ảo, mơ hồ được tạo dựng nên bởi sự đối lập giữa thực và hư, giữa sắc và không, giữa hữu và vô…tạo cảm giác về sự hiện hữu, vô thường của vạn vật trong cái hằng thường của bản thể vô cùng. 2.3. Về hình tượng không gian - Nguyễn Công Lý trong công trình Văn học Phật giáo thời Lý Trần - Diện mạo và đặc điểm (NXB Đại học quốc gia, TP. HCM, 2002) cũng nhiều lần nhắc đến hình tượng không gian trong văn học Phật giáo nhưng nhìn chung cách đánh giá về không gian này vẫn mang tầm bao quát cao và chưa đi vào từng đối tượng cụ thể. - Đoàn Thị Thu Vân trong luận án Tiến sĩ Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỉ XI - thế kỉ XIV (năm 1995) đã nêu lên những đặc trưng cơ bản của không gian nghệ thuật trong thơ thiền Lý - Trần. Vì giới hạn cho phép của luận án, tác giả chủ yếu khai thác mảng không gian mang cảm hứng thiền chứ chưa đi sâu phân loại, đánh giá từng kiểu không gian nghệ thuật khác. Tác giả kết luận không gian trong thơ thiền Lý - Trần thường là một không gian bao la, thoáng đạt, trong trẻo và lặng lẽ, nó biểu tượng cho cái đại ngã tuyệt đối vô biên mà con người luôn hướng tới hội nhập. Không gian ấy luôn hàm chứa sự vận động vô cùng, sự đối lập giữa cái vô cùng lớn lao và cái vô cùng nhỏ bé, khi đó con người muốn đưa tâm mình hòa nhập vào vũ trụ lớn lao để sống trọn vẹn trong nó, đó chính là thế giới tâm linh bát ngát, trong lặng, không mùi vị của thiền gia. Ngoài ra, còn có không gian thể hiện bản chất, qui luật vận động của vũ trụ mà trong đó vạn vật luôn tương tác và hòa điệu. Cuối cùng, tác giả khẳng định không gian trong thơ thiền là không gian mang tính triết học, không gian của những cảm thức tâm linh. - Lê Trí Viễn trong công trình Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam (NXB TP.HCM, 2001) đã nhận định về không gian trong thơ thiền Lý - Trần như sau: “Không gian trong đó (thơ thiền Lý - Trần) thường là một không gian bao la, khoáng đạt, trong trẻo và lặng lẽ…Nhưng không gian đó không chỉ có bao la, lặng lẽ mà còn có sự thống nhất biện chứng giữa cái vô cùng lớn lao với cái vô cùng nhỏ bé, cái vô hạn với cái hữu hạn” [44, 96]. Như vậy, nhận xét của Lê Trí Viễn khá tương đồng với quan điểm của Đoàn Thị Thu Vân. Tuy nhiên, việc đi sâu phân tích toàn bộ không gian nghệ thuật trong thơ thiền Lý - Trần như một đối tượng tìm hiểu chính thì chưa được đề cập. Cũng trong công trình này, tác giả thừa nhận “Thơ thiền đã thể hiện quan niệm ấy (quan niệm về không gian và thời gian) hết sức tốt đẹp và nghệ thuật” [44, 96]. - Ngoài ra, không gian nghệ thuật trong thơ thiền Lý - Trần cũng được nhiều lần đề cập đến trong một số bài viết đăng trên các quyển Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Tuyển tập 10 năm Tạp chí Văn học và tuổi trẻ … Các tác giả không chủ ý đi vào nghiên cứu không gian mà thông qua tìm hiểu nghệ thuật của một tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác của một nhà thơ nào đó, hoặc phê bình bình luận về một bài thơ hay, so sánh nghệ thuật giữa thơ thiền Việt Nam với thơ thiền Trung Quốc hay Nhật Bản…Các học giả đã liên hệ, dẫn chứng một vài câu thơ hàm chứa không gian để khẳng định cho lời nhận định của mình. Do đó, không gian nghệ thuật cũng chỉ được thể hiện một cách rời rạc, đơn lẻ và thiếu một hệ thống hoàn chỉnh. 2.4. Hình tượng thời gian - Đầu tiên phải kể đến công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam của tác giả Trần Đình Sử (NXB Giáo dục,1999). Trong công trình này, tác giả đã dành hơn bốn trang viết để nói về thời gian trong thơ trung đại nói chung với các nội dung như: mô hình chung của thời gian, thời gian vũ trụ bất biến, thời gian con người. Tác giả đã xác lập được các khái niệm thời gian như sau: Thời gian vũ trụ bất biến trong thơ từ thế kỉ X - XVII; Vô thời gian trong thơ thiền - loại thời gian “bất biến, thường trụ bởi vì không sinh không diệt” [31, 197]; Thời gian lịch sử trong thơ tương quan với thời gian vũ trụ - kiểu thời gian được không gian hóa với “tính bất biến của lịch sử hóa thân vào dấu tích” [31, 204]; và cuối cùng là thời gian con người với nỗi buồn thương u uất cá nhân. Tác giả đã phát hiện và lý giải vấn đề tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của công trình khá rộng nên tác giả chỉ dừng lại ở bốn trang viết cho vấn đề này với mức độ khái quát. - Trong công trình Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, tác giả Lê Trí Viễn (NXB TP.HCM, 2001) cũng đã đề cập đến một số biểu hiện của thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam như: “thời gian tuyến tính trôi chảy không ngừng, một qua không trở lại” [44, 19]; “thời gian chu kỳ đi rồi quay trở lại chứ không đi mất” [44, 19]; “thời gian không trống rỗng trừu tượng mà chất chứa một nội dung cụ thể” [44, 19]; “Thời gian nhuốm màu thiêng liêng và đạo đức” [44,19]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài giảng đại học, tác giả cũng chỉ khám phá những biểu hiện có sức khái quát nhất mà chưa đi sâu phân tích các dẫn chứng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra giúp người đọc có thể hình dung những nét tiêu biểu nhất của văn học trung đại, làm cái “nền” để trên cơ sở đó, có thể đi tìm những nét đặc trưng một cách sâu hơn, rõ hơn trong một triều đại văn học cụ thể. - Trong chuyên đề bài giảng cao học Thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần, khảo sát từ góc độ nghệ thuật, tác giả Đoàn Thị Thu Vân đã đề cập đến vấn đề này. Với khoảng một trang viết, tác giả chuyên đề cố gắng truyền tải một cách cô đọng những đặc điểm về thời gian nghệ thuật trong thơ thiền Lý - Trần với những biểu hiện cơ bản sau: Một là, thơ thiền đề cập đến “Thời gian hiện thực của trần thế vô cùng ngắn ngủi và chóng vánh” [42, 14]. Hai là, tác giả thơ thiền “đặc biệt đề cao thời gian hiện tại, chủ trương sống cho trọn vẹn cái “giây phút này” [42, 14]. Ba là,“thời gian vĩnh hằng nằm trong thời gian chuyển động” [42, 15]. Bốn là “thời gian đóng vai trò cột mốc cho một bước ngoặt của tâm thức, đánh dấu sự đổi khác giữa sau và trước” [42, 15]. Cuối cùng thời gian trong thơ thiền “thường là mùa thu, ban đêm (với trăng sáng, gió trong và hơi đêm mát lạnh). Đó là thời điểm của sự hòa điệu giữa con người và vạn vật, vũ trụ” [42, 15]. Chuyên đề giúp người đọc phần nào nắm rõ những đặc trưng cơ bản của vấn đề thời gian trong thơ thiền Lý Trần. Vấn đề được tác giả trình bày dưới dạng những luận điểm cơ bản cùng với các dẫn chứng tiêu biểu. Trên cơ sở đó, có thể khám phá một vấn đề cụ thể ở một mức độ sâu hơn. - Ở cấp độ các bài báo, tạp chí, các tác giả cũng quan tâm đến vấn đề này, tuy chưa sâu rộng và chuyên biệt mà chỉ là các hiện tượng riêng biệt, đơn lẻ. Bài viết “Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần” của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (Tạp chí Văn học, số 4, năm 1983), thời gian cũng được đề cập đến qua một số phương diện như: Ở thời thịnh Trần là “những cảm xúc thơ về một quá khứ vô cùng vinh quang và đầy chiến thắng” [17, 166]; “Cảm xúc trữ tình của các thi sĩ cùng gặp nhau trong sự hồi tưởng lại những chiến công của cha ông trên sông Bạch Đằng” [17, 166]; thời vãn Trần thì “thời gian được phản ánh trong thơ co giãn theo tâm trạng con người. Ngày vui thường qua nhanh mà nỗi buồn sao đằng đẵng” [17, 170]; Trong thơ Phạm Nhân Khanh, Trần Nguyên Đán, thời gian “buồn bã, nặng nề như cuộc đời vô vị trôi đi” [17, 170]; Trong thơ Nguyễn Tử Thành thì “nghe tiếng thời gian đang tan theo những giọt mưa đêm xuân trong một sự nuối tiếc đến tuyệt vọng” [17, 171]. Trong bài viết Huyền Quang và những trang đời nhiều huyền thoại, những vần thơ nhiều hàm nghĩa (Tạp chí Văn học, số 3, năm 1994), tác giả Trần Thị Băng Thanh, cũng đã đề cập đến kiểu thời gian tồn tại trong tác phẩm Huyền Quang. Đó là kiểu thời gian chất chứa nhiều tâm sự trễ nãi, buồn chán. Tất nhiên thơ ông có niềm vui những nỗi buồn vẫn là cái đọng lại sâu sắc hơn cả. Trong nỗi cô đơn ngập tràn, nhà thơ đã “phó mặc cho ngày tháng cứ trôi đi chậm chạp còn con người thì gần như trở nên vô cảm hoặc “lười biếng” ngay cả với công việc hàng ngày của tăng chúng” [38, 78]. Ở một bài viết khác - Trương Hán Siêu và tư tưởng nghệ thuật thời Lý - Trần (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 2, năm 1996), tác giả Nguyễn Phạm Hùng cũng tìm thấy hai kiểu tư duy tiêu biểu trong thơ văn Trương Hán Siêu nói riêng và thơ văn Lý - Trần nói chung, đó là kiểu tư duy hướng ngoại thời thịnh Trần và tư duy hướng nội thời Vãn Trần. Ở kiểu tư duy thứ hai, tác giả tìm thấy “cảm giác trống vắng, hiu quạnh, hẫng hụt của con người khi quá khứ huy hoàng đã đi qua” [16, 391], “là lời cảnh tỉnh con người trước sự suy thoái của xã hội, nhắc nhở con người không được quên quá khứ huy hoàng …” [16, 392] Trên đây là một số công trình, bài viết có liên quan đến phương diện hình tượng mà cũng là các yếu tố thuộc về mặt hình thức của thơ thiền Lý - Trần. Một điều hiển nhiên là bất cứ một hình thức nào cũng đều gắn với một nội dung nhất định. Thơ thiền Lý - Trần vốn là thơ tư tưởng. Cốt lõi tư tưởng thơ thiền chính là quan niệm về cuộc sống của triết lý Phật giáo Thiền tông. Đây cũng chính là lý do để cắt nghĩa cho cái lý của hình thức, cho sự xuất hiện những đặc trưng của thế giới nghệ thuật trong thơ thiền. Vấn đề này quan trọng nên không thể bỏ qua; tuy nhiên, trong quá trình khảo sát hình tượng, các tác giả cũng chỉ mới điểm qua chứ chưa trình bày một cách có hệ thống và chuyên sâu, còn rời rạc, lẻ tẻ. Có chăng thì cũng chỉ dừng lại ở cấp độ xem “quan niệm về nhân sinh của triết lý Phật giáo Thiền tông” thể hiện như thế nào qua phương diện hình tượng thơ mà chưa rút ra “ý nghĩa tích cực của quan niệm sống ấy đến con người (giá trị nhân sinh)”. Đây cũng chính là vấn đề trọng tâm luận văn cần đi sâu, tìm hiểu. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Do luận văn đi sâu tìm hiểu “Giá trị nhân sinh trong thơ thiền Lý - Trần” nên đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bài thơ thiền được sáng tác trong thời đại Lý - Trần, bao gồm 192 bài thơ thiền trong quyển Thơ văn Lý - Trần, tập I (1977) và Thơ văn Lý - Trần, tập II (1988) của Viện Văn học, NXB Khoa học xã hội, HN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng chính là mục đích đề tài cần hướng đến. Đó chính là tìm hiểu “giá trị nhân sinh” của thơ thiền Lý - Trần được gửi gắm qua phượng diện hình tượng thơ (xét từ phương diện hình tượng). Như vậy, để làm nổi bật trọng tâm của đề tài này, người viết phải đi sâu khảo sát vào phương diện hình tượng để tìm thấy đặc trưng riêng của thế giới nghệ thuật trong thơ thiền Lý - Trần. Từ đặc trưng thế giới nghệ thuật này, người viết rút ra được quan niệm nhân sinh của triết lý Phật giáo Thiền tông đã chi phối và ảnh hưởng thế nào đến cách cảm nhận về thế giới của con người thời đại. Trong khả năng có thể, người viết chỉ ra ý nghĩa tích cực của quan niệm nhân sinh ấy đến cuộc sống của con người như là một bức thông điệp màu xanh mà các nhà thơ thiền để lại cho mai hậu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa vào những yêu cầu được vạch ra phía trên, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau để thực hiện đề tài: 4.1. Phương pháp tập hợp, khảo sát tư liệu Thơ thiền Lý - Trần hầu hết được sáng tác bằng chữ Hán và viết theo thể thơ Đường luật (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt hoặc ngũ ngôn tứ tuyệt), một số ít được viết theo thể thơ cổ phong hoặc bốn chữ. Do sử dụng loại văn tự và thể thơ cũ nên thơ thiền khá xa lạ với những người ít hiểu biết hoặc không hiểu biết về Hán học. Vì vậy, có không ít tác giả tham gia dịch nghĩa và dịch thơ cho thơ thiền, tuy nhiên, chỉ tinh thông Hán học sẽ vẫn chưa đủ nếu không am hiểu Thiền học và điều tất yếu dẫn đến là xuất hiện những bản dịch không tương đồng nhau. Để thực hiện đề tài, người viết sử dụng phương pháp này tiến hành trên 192 bài thơ thiền trong hai tập đầu của tổng tập Thơ văn Lý - Trần. Sau đó, tiến hành khảo sát trên từng bài thơ, tập hợp và bước đầu thống kê, phân loại chúng dựa vào bốn phương diện: con người, thiên nhiên, không gian, thời gian. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Nhằm làm nổi bật những vấn đề xoay quanh phương diện hình tượng, người viết đã tiến hành đi sâu phân tích các tư liệu vừa được khảo sát và phân loại. Trong mỗi một phương diện hình tượng, người viết cố gắng tìm ra đặc điểm chung dựa vào căn cứ tần suất xuất hiện. Từ đó, có những kết luận có thể quy thành luận điểm mang tính chất đặc trưng riêng. Trong quá trình trình bày cho mỗi một luận điểm, chúng tôi đã chọn lọc dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm. Bên cạnh đó, người viết có ý thức hướng đến về mặt nội dung nên chọn phương pháp “trình bày kép” song song với mỗi một luận điểm về hình tượng là một ý nghĩa về nội dung của hình tượng đó (Hình tượng - Giá trị nhân sinh của hình tượng). 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Để làm nổi bật hơn giá trị về nội dung tư tưởng toát ra từ mỗi hình tượng, trong quá trình phân tích và chứng minh, người viết cũng đã vài lần sử dụng so sánh, đối chiếu về một số vấn đề thuộc phạm vi tư tưởng ý thức có liên quan. Thông qua việc so sánh đó mà người viết có cơ sở vững chắc hơn để khẳng định vấn đề. 4.4. Phương pháp hệ thống Sau khi tiến hành tổng hợp, phân tích vấn đề, người viết đã xâu chuỗi những luận điểm thành một hệ thống hoàn chỉnh, sao cho vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học của kết cấu, vừa đảm bảo tính chuẩn xác và hợp logic của nội dung. Từ tiểu kết của từng phần, người viết cũng chú trọng xây dựng kết luận chung thật bao quát và đầy đủ cho toàn luận văn. Ngoài ra luận văn cũng đã kết hợp sử dụng một số phương pháp liên ngành bổ trợ khác để làm nổi bật vấn đề: phương pháp văn hóa lịch sử, phương pháp trực cảm tâm linh… Vì thơ thiền là một loại thơ mà nội dung tư tưởng có liên quan mật thiết với các vấn đề tôn giáo, triết học, thiên về kiểu tư duy tổng hợp, trực cảm tâm linh, nên nếu chỉ dùng phương pháp phân tích duy lý đôi khi không thể nắm bắt được cái “thần”, cái bản chất của đối tượng vì thế phương pháp trực cảm cũng là một phương pháp được sử dụng trong đề tài, nhất là ở cấp độ suy nghiệm về giá trị nhân sinh toát ra từ mỗi một phương diện thơ. Thật ra, việc phân chia, liệt kê các phương pháp như trên chỉ có tính tương đối. Trên thực tế, các phương pháp luôn được vận dụng trong thế kết hợp, đan xen nhau trong quá trình trình bày. Tất cả đều nhằm mục đích giải quyết tốt nhất những yêu cầu, mục đích mà đề tài đã đặt ra. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Chọn phạm vi tham chiếu là phương diện hình tượng, luận văn đã xác lập nên một hệ thống hình tượng đầy đủ và chuyên sâu, bổ sung thêm vào bức tranh toàn cảnh thế giới nghệ thuật của thơ thiền Lý - Trần mà trước đó các công trình nghiên cứu đã đặt những viên đá nền tảng. Đặc biệt, ở hình tượng thiên nhiên, luận văn đã đi theo hướng riêng, không phân chia hai xu hướng phổ biến là thiên nhiên mang ý nghĩa trực tiếp và thiên nhiên mang tính chất biểu tượng mà khái quát những đặc trưng nghệ thuật thành những luận điểm rõ ràng chứ không đi vào phân tích, cảm nhận từng tác phẩm rời rạc, lẻ tẻ như các công trình đi trước. Đóng góp này hi vọng đem đến ít nhiều cảm nhận mới mẻ, thú vị cho người đọc. 5.2. Xuất phát từ quan niệm, cách nhìn nhận về cuộc sống (quan niệm nhân sinh) mà con người trong thơ thiền có những cảm quan nghệ thuật rất riêng, không giống với bất kì một cảm quan nghệ thuật nào của các tác giả ở những bộ phận thơ khác. Thông qua đặc trưng của thế giới nghệ thuật này, luận văn truyền tải những ý niệm về cuộc đời, về kiếp nhân sinh của các bậc tiền nhân theo quan điểm của triết học Phật giáo Thiền tông qua mỗi hình tượng. Đồng thời, luận văn cũng khẳng định giá trị tích cực của quan niệm nhân sinh ấy trong việc hướng con người đến cuộc sống lạc quan, tốt đẹp (giá trị nhân sinh). 5.3. Tiếp cận phương diện hình tượng trên tiêu chí về mối quan hệ giữa văn học và đời sống (giá trị nhân sinh) là hướng đi khá mới của luận văn, không trùng khớp với các tiêu chí tiếp cận hình tượng mà các nhà nghiên cứu đi trước đã vạch ra. Với đóng góp này, hi vọng có thể phát hiện thêm vẻ đẹp phong phú của thế giới nghệ thuật thơ thiền Lý – Trần và đi đến được chiều sâu cao quí về mặt nội dung của bộ phận văn học ấy. 6. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1 – Những vấn đề chung Ở chương này, người viết tìm hiểu một số vấn đề chung nhằm tạo nên một nền tảng bao quát trước khi đi vào phần trọng tâm của đề tài. Bao gồm ba vấn đề cơ bản sau: Bối cảnh văn hóa – lịch sử thời đại Lý - Trần, thơ thiền Lý – Trần, một số triết lý nhân sinh cơ bản của Phật giáo và Phật giáo Thiền tông thời Lý – Trần. Chương 2 – Giá trị nhân sinh của hình tượng con người trong thơ thiền Lý – Trần Trong chương này, người viết đi vào chứng minh giá trị nhân sinh của triết lý Phật giáo Thiền tông qua nhân cách cao đẹp của con người trong thơ: an nhiên, tự tại; sống trọn vẹn với thực tại, mang vẻ đẹp tự thân với chân tâm trong sáng vô biên và trí tuệ siêu việt, yêu đời và tích cực nhập thế. Chương 3 – Giá trị nhân sinh của hình tượng thiên nhiên trong thơ thiền Lý – Trần Chương này đi vào tìm hiểu giá trị nhân sinh của triết lý Phật giáo Thiền tông được thể hiện như thế nào qua hình tượng thiên nhiên trong thơ thiền Lý – Trần. Có hai luận điểm chính về hình tượng thiên nhiên là thiên nhiên của cuộc sống hiện thực, bình dị trên quê hương đất nước và thiên nhiên đậm đà thiền vị. Song song với mỗi một luận điểm chính, người viết đã rút ra những giá trị nhân sinh có liên quan. Chương 4 – Giá trị nhân sinh của hình tượng không gian, thời gian trong thơ thiền Lý – Trần Cũng cùng mục đích trên, người viết đã xác lập nên hệ thống luận điểm cho mỗi một phương diện không gian, thời gian trong thơ thiền Lý - Trần. Đó là không gian của đời sống thường nhật và không gian mang mỹ cảm thiền. Còn thời gian là thời gian của cuộc đời ngắn ngủi và chóng vánh, thời gian vĩnh hằng của bản thể giác ngộ, thời gian cột mốc đánh dấu bước ngoặc của tâm thức và thời gian của thực tại trọn vẹn. Trong quá trình triển khai phân tích các hình tượng không gian, thời gian nêu trên, người viết cũng đã rút ra ý nghĩa nội dung tư tưởng nhằm vào thể hiện mục đích trọng tâm của đề tài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan