Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Fdi của nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập wto...

Tài liệu Fdi của nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập wto

.PDF
132
581
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HUY HOÀNG FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH HÀ NỘI – 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................. iii DANH MỤC CÁC HỘP ......................................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM ..................................................................... 6 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA FDI............................................... 6 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 6 1.1.2. Các hình thức của FDI .......................................................................... 8 1.1.3. Tác động của FDI tới nước nhận đầu tư ................................................ 9 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM ..........................................................................................................12 1.2.1. Đặc điểm FDI của Nhật Bản ................................................................12 1.2.2. Các nhu cầu cho phát triển kinh tế Việt Nam .......................................15 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM ..........................................................................................................18 1.3.1. Quan hệ chính trị - kinh tế Việt Nam - Nhật Bản .................................18 1.3.2. Các nhân tố từ phía Nhật Bản ..............................................................21 1.3.3. Các nhân tố từ phía Việt Nam..............................................................22 1.4. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .......................................................24 1.4.1. Tình hình thu hút FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc trong thời gian qua ........................................................................................24 1.4.2. Một số biện pháp, chính sách mà Trung Quốc áp dụng để thu hút FDI của Nhật Bản.................................................................................................26 1.4.3. Bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................28 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM ..........................................................................................................30 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH FDI VÀO VIỆT NAM ..........................................30 2.1.1. Về vốn đăng ký và vốn thực hiện.........................................................30 2.1.2. Về ngành, lĩnh vực đầu tư ....................................................................32 2.1.3. Về hình thức đầu tư .............................................................................34 2.1.4. Về địa bàn đầu tư ................................................................................35 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ........................................................................................36 2.2.1. Vai trò của FDI Nhật Bản đối với Việt Nam ........................................36 2.2.2. Các biện pháp, chính sách mà Việt Nam đã áp dụng để thu hút FDI của Nhật Bản .......................................................................................................38 2.2.3. Vị trí của FDI Nhật Bản trong tổng FDI vào Việt Nam ........................48 2.2.4. Về vốn đăng ký và vốn thực hiện.........................................................50 2.2.5. Về ngành, lĩnh vực đầu tư ....................................................................52 2.2.6. Về hình thức đầu tư .............................................................................54 2.2.7. Về địa bàn đầu tư ................................................................................55 2.2.8. Giới thiệu trường hợp điển hình: Đầu tư của một số TNCs của Nhật Bản vào Việt Nam (Honda, Sojitz) ................................................................57 2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM ..............................................................................63 2.3.1. Những thành công ...............................................................................63 2.3.2. Những hạn chế ....................................................................................70 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế ..............................................................79 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO ..............82 3.1. TRIỂN VỌNG FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................................................................82 3.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế và Nhật Bản ..................................................83 3.1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................87 3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI của Nhật Bản trong thời gian tới..........................................................................................92 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM ..........................................................................................96 3.2.1. Nhóm giải pháp về luật pháp chính sách ..............................................97 3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng .........................................................99 3.2.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ...................................................101 3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ .......................102 3.4.5. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư ....................................................105 3.4.6. Nhóm các giải pháp đối mặt với ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu..................................................................................107 KẾT LUẬN ........................................................................................................111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................113 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of South East Asian Nations 2 BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh Business Cooperation Contract 3 CNHT Công nghiệp hỗ trợ 4 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment 5 M&A Mua lại và sáp nhập Mergers and Acquisitions 6 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance 7 JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản Japan Bank for International Cooperation 8 TNCs Các tập đoàn đa quốc gia Transnational Corporations 9 CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 10 UNCTAD Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển United Nations Conference on Trade and Develpment 11 EU Liên minh Châu Âu European Union 12 OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển Organization for Economic Cooperation and Development 13 WTO Tổ chức thương mại quốc tế World Trade Organization i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP ở một số nước 17 2 Bảng 1.2 Tình hình thu hút FDI của Trung Quốc từ 20012011 24 3 Bảng 1.3 Tỷ giá USD/RMB qua các năm 2005-2012 27 4 Bảng 2.1 Tình hình thu hút và thực hiện FDI của Việt Nam 2000-2011 30 5 Bảng 2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam theo ngành, lĩnh vực 32 6 Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức 34 7 Bảng 2.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa bàn 35 8 Bảng 2.5 Một số ưu đãi về thuế Thu nhập doanh nghiệp ở Trung Quốc 39 9 Bảng 2.6 Thuế suất ưu đãi theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 40 10 Bảng 2.7 Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam (2000-2007) 47 11 Bảng 2.8 Tình hình đầu tư nước ngoài theo đối tác 48 12 Bảng 2.9 FDI vào Việt nam của 10 đối tác hàng đầu 50 13 Bảng 2.10 FDI theo ngành của Nhật Bản vào Việt Nam tới cuối năm 2000 52 ii Trang STT Số bảng Nội dung Trang 14 Bảng 2.11 FDI theo ngành của Nhật Bản vào Việt Nam tới cuối năm 2011 54 15 Bảng 2.12 FDI theo hình thức đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tới cuối 2011 54 16 FDI của Nhật Bản vào Việt nam theo địa Bảng 2.13 phương tới cuối 2011 17 Bảng 2.14 Các hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn Sojitz tại Việt Nam 56 63 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Số biểu Nội dung 1 Biểu đồ 1.1 Các nước cần cải thiện nhiều hơn nữa cơ sở hạ tầng theo tỷ lệ % đồng ý của nhà đầu tư Nhật Bản 28 2 Biểu đồ 2.1 Số vốn FDI đăng ký và giải ngân Giai đoạn 2000-2011 31 3 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu vốn FDI theo ngành, lĩnh vực ở Việt Nam 33 4 Biểu đồ 2.3 Vị trí FDI Nhật Bản trong tổng nguồn vốn FDI 49 5 Biểu đồ 2.4 So sánh vốn đăng ký và vốn thực hiện của Nhật Bản với các đối tác khác 51 6 Biểu đồ 2.5 FDI theo ngành của Nhật Bản vào Việt Nam tới cuối 2008 53 7 Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo hình thức đầu tư tới cuối 2011 55 iii Trang STT Số biểu Nội dung Trang 8 Biểu đồ 2.7 Các lý do lựa chọn thị trường Việt Nam theo các công ty của Nhật 64 9 Biểu đồ 2.8 Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 66 10 Biểu đồ 2.9 Các vấn đề tồn tại chủ yếu tại Việt Nam theo ý kiến của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam 71 11 Biểu đồ 2.10 Năng suất lao động ở Việt Nam và một số nước 72 12 Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ các yếu tố của cơ sở hạ tầng cần được cải thiện ở Việt Nam theo ý kiến của các nhà đầu tư Nhật Bản 73 13 Biểu đồ 3.1 Tốc độ tăng GDP của một số nền kinh tế năm 2011 83 14 Biểu đồ 3.2 Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản từ 2001-2011 86 15 Biểu đồ 3.3 2011 16 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP giai đoạn 2006-2011 89 17 Biểu đồ 3.5 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giai đoạn 2006-2011 91 18 Biểu đồ 3.6 Các quốc gia /vùng có triển vọng đẩy mạnh đầu tư theo tỷ lệ % ý kiến của các nhà đầu tư Nhật Bản giai đoạn 2000-2011 94 của Việt Nam 2000- iv 88 DANH MỤC CÁC HỘP STT Số hộp Nội dung 1 Hộp 2.1 Diễn đàn đối thoại kinh tế Việt Nam- Kansai lần thứ 5 46 2 Hộp 2.2 FDI từ Nhật Bản: Chuyển dòng vào phía Nam 57 3 Hộp 2.3 Công nghiệp phụ trợ Việt Nam - Cần một nỗ lực lớn hơn nữa 75 4 Hộp 3.1 Vai trò của CNHT đối với nền kinh tế 103 v Trang LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước chuyển biến tích cực, từng bước tham hội nhập và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau sự kiện gia nhập WTO. Hiện tại, Việt Nam đã và đang có mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong số các đối tác này, Nhật Bản nổi lên là một quốc gia có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản đã và đang được tăng cường, điều này được hiện thực hóa và tạo tiền đề bởi một số sự kiện chủ yếu sau đây: - Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt-Nhật - Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, đây là hiệp định tự do hóa thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam và là hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản lần 4 được ký kết; đã và đang tiếp tục được thực hiện. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế, không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, từ những cường quốc kinh tế lớn mạnh nhất như Mỹ, Nhật Bản, EU đến các nước kém phát triển hơn lại không cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài và coi đó là nguồn lực quan trọng, là chìa khóa cho phát triển đất nước. Nhu cầu về vốn đầu tư của tất cả các quốc gia đều rất lớn, vượt xa khả năng cung cấp của thế giới là nguyên nhân dẫn đến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc tìm kiếm vốn. Do đó, thu hút FDI đã trở thành một tất yếu mang tính quy luật chung đối với tất cả các nước. 1 Xét riêng về khía cạnh quan hệ đầu tư, từ khi Việt Nam mở của nền kinh tế, Nhật Bản là một trong các quốc gia đầu tiên đầu tư vào Việt Nam và FDI của Nhật Bản luôn được đánh giá cao về chất lượng và tính ổn định. Nguồn vốn FDI từ Nhật Bản tuy ở một thứ hạng cao trong danh sách các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu và kỳ vọng của các bên. Kể từ khi tham gia đầu tư vào Việt Nam cho tới cả sau giai đoạn Việt nam gia nhập WTO, Nhật Bản chưa bao giờ là quốc gia đứng đầu trong danh sách các đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam Chính vì vậy, tăng cường thu hút FDI từ Nhật Bản luôn là một trong những nội dung được chú trọng hàng đầu trong hoạt động FDI của Việt Nam và vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu sâu, chiến lược cùng biện pháp khắc phục các nhược điểm, đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích cùng các giải pháp có tính thực tiễn cao nhằm tăng cường thu hút vốn nguồn vốn này. Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO” là đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu các nghiên cứu của các tác giả về lĩnh vực FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam, tôi thấy có một một số bài viết đáng chú ý sau: - TS. Vũ Văn Hà, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản (2003): Đặc điểm chủ yếu của FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm gần đây. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung phân tích các xu hướng và đặc điểm của dòng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong những của 2000. Bài viết cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức của việc thu hút FDI từ Nhật Bản, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI này. Tuy nhiên, các xu hướng và giải pháp bài viết đưa ra không còn nhiều yếu tố thời sự vì thời điểm thực hiện nghiên cứu đã lâu, bối cảnh trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi. 2 - Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2 (2007): Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập tình hình tổng quan tình hình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh nghiên cứu. Các số liệu, phân tích về địa bàn đầu tư, quy mô đầu tư đã được đề cập. Tuy nhiên, tất cả các số liệu trong bài viết là tình tới cuối năm 2005, khá cũ so với thời điểm nghiên cứu cũng như so với bối cảnh hiện tại. - Vũ Thúy Anh, Khoa Kinh Tế, ĐHQGHN (2006), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam - Luận văn Thạc sỹ. Bài viết đã khái quát được thực tế đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam nhưng số liệu chỉ tới năm 2006. Luận văn cũng cho thấy kinh nghiệm của một số nước trong khu vực như Thái Lan trong việc thu hút FDI của Nhật Bản tuy nhiên, các nhóm giải pháp còn đơn giản (4 nhóm), chưa mang nhiều yếu tố khả thi và thực tiễn. - Trần Thị Ngọc Quyên, Khoa Kinh tế, ĐHQGHN (2005), Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt-Nhật và tác động của nó đối với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam - Luận văn Thạc sỹ. Bài viết tập trung sâu vào phân tích đánh giá Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật, được ký kết từ năm 2003. Tuy nhiên, thời điểm tác giả viết là năm 2005, trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật nên hiện tại không còn mang nhiều tính thời sự tính đến hiện tại - Phạm Đăng Hưng, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (2009), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản ở Việt Nam - Luận văn Thạc sỹ. Trong bài viết này, tác giả đã khai thác khía cạnh các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản và các hoạt động đầu tư của các công ty này tại Việt Nam. Các trường hợp điển hình được giới thiệu còn chưa nhiều trong khi bài viết tập trung vào TNCs và các trường hợp được giới thiệu đều là các công ty thương mại. Sau tìm hiểu cứu các nghiên cứu trên cùng một số các bài viết liên quan, tôi nhận thấy một số các đặc điểm sau: 3 - Các bài nghiên cứu còn chưa thể hiện được một cách tổng thể tình hình thu hút và thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tới thời điểm hiện tại, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO - Chưa cho thấy điểm khác biệt, vai trò của dòng vốn FDI Nhật Bản so với các dòng vốn khác. - Các liên hệ thực tế và các trường hợp điển hình ít thấy được đề cập và còn sơ sài - Những giải pháp còn mang tính lý thuyết và chưa có nhiều tính khả thi khi vận dụng vào bối cảnh thực tiễn nước nhà 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích: Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút dòng vốn này.  Nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO Phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá những ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân các tồn tại Đề xuất một sô giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là FDI Nhật Bản vào Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dòng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 2000 đến tháng cuối năm 2011, nghiên cứu trong bài viết là nghiên cứu vĩ mô. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết có sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học như quy nạp, diễn dịch và định tính có kết hợp với nghiên cứu một số trường hợp điển hình. Nguồn thông tin và số liệu trong bài viết được thu thập các công trình nghiên cứu các báo cáo, thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, UNCTAD... 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thực trạng dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO, đặc điểm khác biệt so với các nguồn vốn khác và vai trò của nguồn vốn này với Việt Nam - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Danh mục các bảng, biểu hình vẽ, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút FDI của Nhật Bản tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA FDI 1.1.1. Khái niệm Trước khi đi tìm hiểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ta cần làm rõ các khái niệm về đầu tư. Trong thực tiễn quản lý đầu tư hiện nay có khá nhiều quan niệm về đầu tư, đầu tư quốc tế, song mỗi quan niệm lại đứng trên một giác độ khác nhau để định nghĩa. Theo giáo trình Đầu tư quốc tế của tác giả Phùng Xuân Nhạ, xuất bản năm 2001, đầu tư được hiểu như sau: “Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai…vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận.” 9, tr.28 . Việc các nhà đầu tư ở quốc gia này bỏ vốn vào quốc gia khác theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian dài nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và mang lại lợi ích lớn hơn cho chủ đầu tư và cho xã hội được gọi là đầu tư quốc tế hay đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong hai loại hình đầu tư quốc tế cơ bản (đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp). Hai loại hình này dù khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau và trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF ấn phẩm về Từ điển các thuật ngữ Đầu tư trực tiếp nước ngoài định nghĩa như sau: “FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.” 23, tr.6 . Lợi ích lâu dài ở đây 6 ngụ ý sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp có vốn FDI và tác động đáng kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh nghiệp đó. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cũng đưa ra định nghĩa FDI tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan điểm rất rộng về nhà đầu tư nước ngoài, đó là: cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan chính phủ hoặc không thuộc cơ quan chính phủ đầu tư ra nước ngoài. Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD đưa ra khái niệm FDI trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).” 25, tr.4 . Theo đó, UNCTAD còn đưa ra một số định nghĩa có liên quan như: - Dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận đầu tư. - Vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài là giá trị của cổ phần và vốn dự trữ (gồm cả lợi nhuận giữ lại) thuộc về công ty mẹ, cộng thêm các khoản nợ ròng của các công ty thành viên. Trong khi đó, Tổ chức Thương mại Thế giới lại đưa ra định nghĩa:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty” 20, tr.3 . 7 Quan điểm về FDI của Việt Nam được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 như sau: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền bạc hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.” 14, tr.1 . Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Từ các định nghĩa FDI trên, ta có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: FDI là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi. 1.1.2. Các hình thức của FDI Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là cách thức nhà đầu tư ở một nước có thể và được phép áp dụng để chuyển đổi quyền sở hữu vốn (bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào) của mình thành quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế ở một nước khác. Với quan niệm này, mọi cách thức huy động vốn FDI từ bên ngoài của nước chủ nhà hoặc các cách thức nhà đầu tư sử dụng số vốn của mình nhằm đạt được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế ở nước ngoài đều được xem là hình thức đầu tư. Ngoài các hình thức đầu tư chủ yếu đã tồn tại từ lâu như hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, những năm gần đây, với sự phát triển khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hoá, do nhu cầu đa dạng hoá hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã áp dụng các hình thức FDI mới. Các hình thức FDI được phép áp dụng ở Việt Nam được quy định cụ thể trong Luật đầu tư chung ban hành năm 2005 13, tr.9 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP 1, tr.2-3 hướng dẫn thi hành Luật đầu tư. Đó là các hình thức: 1) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng 2) Doanh nghiệp liên doanh 8 3) 100% vốn đầu tư nước ngoài 4) BOT/ BTO/ BT 5) Công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6) Đầu tư phát triển kinh doanh 7) Mua lại và Sáp nhập (M&A) 8) Công ty mẹ - con 9) Chi nhánh công ty nước ngoài 1.1.3. Tác động của FDI tới nước nhận đầu tư 1.1.3.1 Tác động tích cực Thực tiễn đầu tư và tiếp nhận đầu tư trong những năm qua đã cho thấy FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, FDI đã được coi là một trong những nguồn lực hàng đầu cho sự tăng trưởng nhanh, ổn định kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu. Những mục tiêu trên có thể đạt được thông qua những vai trò cụ thể của FDI đối với nước tiếp nhận như sau: Một là, FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế. Bởi lẽ nguồn vốn trong nước đặc biệt ở các nước đang phát triển và kém phát triển còn rất thiếu để phát triển từ các ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đến các lĩnh vực hỗ trợ cho các ngành nghề đó như đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện luật pháp chính sách, đào tạo nhân lực… Do vậy, FDI chính là nguồn cung vốn quan trọng cho các ngành, lĩnh vực trên. Ngoài ra, FDI còn là nguốn vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, do vậy ít có thay đổi khi có tình huống bất lợi. Hai là, FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển. Vai trò này được thể 9 hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ công ty mẹ và góp phần phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Mặt khác, trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước học được cách thiết kế, chế tạo từ công nghệ nguồn, sau đó cải tiến cho phù hợp với điều kiện sử dụng ở nước mình. Đây là một trong những tác động tích cực quan trọng của FDI đối với phát triển công nghệ ở các nước đang phát triển. Ba là, FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm. Đây là hai nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng và ổn định kinh tế đất nước. Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến nguồn lao động rẻ ở nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các doanh nghiệp FDI cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời, họ cũng có cơ hội được phát triển trình độ, năng lực công nghệ kỹ thuật. Thông qua các dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo và y tế, FDI còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư. Bốn là, FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng. Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu mà những lợi thế so sánh của nước chủ nhà được phát huy một cách hiệu quả hơn trong phân công lao động quốc tế. Thông qua FDI, các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới, vì hầu hết các hoạt động FDI đều do TNCs thực hiện. Ở tất cả các nước đang phát triển, TNCs đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu do vị thế và uy tín của chúng trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế. Năm là, FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước chủ nhà phù hợp với xu hướng của thế giới, vì nó làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới, góp phần nâng cao nhanh chóng trình độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, tăng năng suất lao động của các ngành này. Mặt khác, dưới tác động của FDI, một số ngành nghề được kích thích phát triển, nhưng cũng có một số ngành nghề bị mai một và dần bị xoá bỏ. Tạo liên kết ngành giữa khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là tác động mà nước chủ nhà rất 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất