Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Em qt14 bm06 mau de cuong luan van cao hoc hà thị minh huệ . sửa...

Tài liệu Em qt14 bm06 mau de cuong luan van cao hoc hà thị minh huệ . sửa

.DOC
9
126
143

Mô tả:

Biểu mẫu EM.QT14.BM06 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN CAO HỌC Họ và tên học viên: Hà Thị Minh Huệ Mã số HV: CA 180071 Khóa: QLKT18A-TQ Ngành: Quản lý kinh tế Người hướng dẫn: TS. Đào Thanh Bình 1. Tên đề tài: + Tên đề tài (tiếng Việt): Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang. + Tên đề tài (tiếng Anh): Solutions to reduce credit risk in lending to individual customers at Saigon - Hanoi Commercial Joint Stock Bank Tuyen Quang branch. 2. Lý do thực hiện đề tài: Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, nó quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nói chung và là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nói riêng, trong đó không thể không kể đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, nhưng đây là hoạt động mang lại nhiều rủi ro ngay cả với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro. Do đó nếu rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy, tìm được các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân để tăng hiệu quả trong kinh doanh Ngân hàng là mong muốn của tất cả các nhà quản lý các cấp hoạt động trong lĩnh vực này. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), chi nhánh Tuyên Quang được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2014, là một ngân hàng thương mại được coi là khá mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang đang tích cực mở rộng thị phần huy động vốn và cho vay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trải qua 05 năm hoạt động kinh doanh, hiện Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang đang đạt được một số kết quả về quy mô khá tốt như: huy động vốn thị trường I (dân cư) đạt 1.500 tỷ đồng; Cho vay khách hàng đạt EM.QT14.BM06 1 Ban hành lần 1, ngày 02/12/2016 hơn 400 tỷ đồng, trong đó cho vay cá nhân là hơn 200 tỷ đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó, tình hình nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang từ năm 2016 đến năm 2018 đã có dấu hiệu tăng lên cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Rủi ro là một hiện tượng khách quan của mọi lĩnh vực nhưng nếu chúng ta sớm có giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro, thì rủi ro nếu có xẩy ra cũng sẽ có những phương hướng giải quyết, tránh được những tổn thất cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho tổ chức. Nói như vậy để thấy rằng vai trò của việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro chiếm một vị trí quan trọng và có tính chiến lược cho sự phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung. Nhận thức được điều đó, cùng với mong muốn sử dụng những kiến thức đã học cũng như các kết quả quan sát học hỏi từ thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Tuyên Quang tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình 3. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài: Mục này cần trình bầy những công trình/đề tài nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nước đã công bố có liên quan (cùng mảng, cùng lĩnh vực) theo trình tự “từ xa đến gần” (ít liên quan đến liên quan trực tiếp), “từ xưa đến nay” (công trình nào công bố trước trình bầy trước)Cho thấy được kết quả, hạn chế của các công trình đóSự phát triển của vấn đề nghiên cứuKế thừa và phát triển gì cho đề tài của mình? Có trùng lắp? Các công trình nghiên cứu đã đọc, đã tham khảo? Cụ thể? Từ xưa đến nay đã có rất nhiều bài (cụ thể?) nghiên cứu về các giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng nói chung và trong cho vay khách hàng cá nhân nói riêng đã được đăng trên các trang báo, đồng thời cũng có rất nhiều các bài luận văn, khóa luận nghiên cứu về vấn đề này của các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh trên toàn quốc nhằm mục đích hướng dẫn, chỉ ra các phương pháp tối ưu nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, các bài viết và nghiên cứu nêu trên (ở đâu????) đều mang tính chất lý thuyết hoặc được thực hiện ở các ngân hàng thương mại khác nhau, trong khi mỗi ngân hàng thương mại lại có những yếu tố khác biệt, những lợi thế cũng như những hạn chế không giống nhau, đặc biệt là riêng đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi EM.QT14.BM06 2 Ban hành lần 1, ngày 02/12/2016 nhánh Tuyên Quang cũng chưa được nghiên cứu và đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề này. 4. Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm giúp SHB chi nhánh Tuyên Quang giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân từ đó tăng hiệu quả hoạt động cho chi nhánh trong thời gian tới. Các mục tiêu cụ thể cần hoàn thành: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về????? - Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Tuyên Quang. Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp hiện đang áp dụng trong việc phòng ngừa rủi ro. - Đưa ra định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang giai đoạn từ 2015 - 2018. 6. Phương pháp nghiên cứu: Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, xây dựng những mô hình lý thuyết về rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân. Chương 2, 3: Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp tổng hợp, so sánh từ các số liệu từ báo cáo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang thông qua các năm (từ năm 2015 đến 2018) đề tìm hiểu và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang qua các năm. Nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập EM.QT14.BM06 3 Ban hành lần 1, ngày 02/12/2016 thông tin từ các khách hàng hiện hữu có quan hệ tín dụng tại SHB chi nhánh Tuyên Quang. Từ đó phân tích thực trạng và đề xuất thiết kế giải pháp. 7. Kế hoạch thực hiện: - Từ tháng 03/2019 đến tháng 06/2019: Liên hệ giảng viên hướng dẫn - Từ tháng 08/2019 đến hết tháng 9/2019: Xây dựng và hoàn thiện đề cương chi tiết; Thu thập, phân tích xử lý số liệu. - Từ tháng 10/2019: Hoàn thiện và bảo vệ luận văn. –Khả thi? Tháng 9 đề cương chi tiết còn lung tung, đối tượng nghiên cứu còn chưa kiểm soát được? KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Những đóng góp mới của luận văn về lý thuyết và thực tiễn 7. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Lưu ý: Người ta chỉ viết hoa danh từ riêng, danh từ chung không viết hoa!!!! Từ lần trước đã lưu ý từ “ngân hàng” nếu là danh từ chung thì sao viết hoa “Ngân hàng”???? 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Vai trò trung gian tín dụng 1.1.2.2. Vai trò trung gian thanh toán 1.1.2.3. Vai trò tạo tiền 1.1.3. Phân loại Ngân hàng Thương mại 1.1.3.1. Dựa vào hình thức sở hữu EM.QT14.BM06 4 Ban hành lần 1, ngày 02/12/2016 1.1.3.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh 1.1.3.3. Dựa vào tính chất hoạt động 1.1.4. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại 1.2. Tổng quan về tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về tín dụng 1.1.2. Vai trò của tín dụng 1.2.3. Chức năng của tín dụng 1.2.4 Phân loại tín dụng 1.2.4.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn vay 1.2.4.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 1.2.4.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng 1.2.4.4 Căn cứ vào phương thức cho vay 1.2.4.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay 1.3. Cho vay khách hàng cá nhân và rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.3.1 Khái niệm 1.3.2 Những đặc điềm của cho vay khách hàng cá nhân 1.3.3 Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân 1.3.3.1 Đối với ngân hàng 1.3.3.2 Đối với khách hàng 1.3.3.3 Đối với nền kinh tế 1.3.4 Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân  đưa xuống đầu 1.4. Tiêu đề 1.3 đã đề cấp gì đến RRTD ??? 1.3.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 1.3.4.2 Phân loại rủi ro tín dụng 1.3.4.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng 1.4. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại Nên tiếp cận theo “định tính”/”định lượng”. Dưới đây thiếu hẳn những chỉ tiêu định tính để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân! 1.4.1. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá trực tiếp 1.4.1.1 Nợ quá hạn EM.QT14.BM06 5 Ban hành lần 1, ngày 02/12/2016 1.4..1.2. Nợ xấu 1.4.1.3. Dự phòng rủi ro 1.4.2. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá gián tiếp ????? Quy mô, cơ cấu chỉ phản ánh “kết quả tín dụng” chưa thể đánh giá mức độ RRTD!!!!! 1.4.2.1 Quy mô tín dụng 1.4.2.2 Cơ cấu tín dụng 1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.5.1 Nhân tố khách quan 1.5.2 Nhân tố chủ quan 1.6. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH TUYÊN QUANG 2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 2.2.1. Kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 2.2.2. Thực trạng mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang xem cmt trong 1.4. 2.2.2.1. Quy mô tín dụng xem cmt trong 1.4.2. EM.QT14.BM06 6 Ban hành lần 1, ngày 02/12/2016 2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng xem cmt trong 1.4.2. 2.2.2.3. Nợ quá hạn 2.2.2.4. Nợ xấu 2.2.2.5. Dự phòng rủi ro 2.2.3. Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan 2.2.4. Các biện pháp phòng ngữa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 2.3. Đánh giá chung về rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 2.3.1. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết 2.3.2. Nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH TUYÊN QUANG 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 3.1.1 Định hướng chung 3.1.2 Định hướng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang 3.2.1 Nâng cao khả năng tự đề kháng rủi ro  Tên GP quá rộng, bao trùm cả đề tài cũng như các GP khác!!!! “Khả năng tự đề kháng”>”Phòng ngừa và hạn chế” 3.2.2 Nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực Có trực tiếp tác động đến RRTD? 3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định phương án cho vay EM.QT14.BM06 7 Ban hành lần 1, ngày 02/12/2016 3.2.4 Tăng cường công tác giám sát tín dụng sau cho vay 3.2.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phát triển công nghệ ngân hàng Có trực tiếp tác động đến RRTD? 3.2.6 Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. 3.2.7 Bảo hiểm tín dụng 3.2.8 Các giải pháp khác 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với hội sở chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ (Họ có nghe kiến nghị từ 1 CN của 1 NHTM????) TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bổ sung và trình bầy theo hướng dẫn đã nêu trong file lần trước! 1. Joel Bessis (2011), Quản trị rủi ro trong ngân hàng (Bản dịch tiếng Việt), NXB Lao động xã hội 2.PGS,TS. Đinh Xuân Hạng, ThS. Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài chính; 3. Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tuyên Quang qua các năm 2015 – 2018 4. Các trang web: http://sem.hust.edu.vn/ https://www.shb.com.vn/ http://tapchitaichinh.vn/ http://cafef.vn/ https://luattaichinh.wordpress.com/ PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN TỪ KHÁCH HÀNG EM.QT14.BM06 8 Ban hành lần 1, ngày 02/12/2016 PHÊ DUYỆT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH EM.QT14.BM06 9 Ban hành lần 1, ngày 02/12/2016
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng