Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam...

Tài liệu Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam

.PDF
39
301
100

Mô tả:

Câu 1: Vì sao nói môn đườg lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là một khoa học? Câu 2: Quá trình chuẩn bị chính trị tư tưởng, tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
 THÀNH VIÊN NHÓM  --------------------------1. Đặng Phan Ngọc Yến 2. Bùi Thu Thảo 3. Đào Bảo Như 4. Bùi Tuấn Anh CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1: Vì sao nói môn đườg lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là một khoa học? Vì đây là môn học trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống Đảng, về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách Đảng trong thời kỳ đổi mới. mạng thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng. Đối tượng chủ yếu của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của - Môn học có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục phẩm chất chính Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam – từ cách mạng dân tộc trị; giáo dục về truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. tinh thần dân tộc chân chính, về lòng tự hào dân tộc Việt Nam, bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng chân chính; thôi thúc ở người học. Ý thức biết noi gương những người đã đi trước, tiếp tục cuộc chiến đấu dũng cảm ngoan cường, thông minh, sáng tạo để bảo vệ và phát triển. Sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… CHƯƠNG I: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG Câu 1: Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc chọn con đường cách mạng vô sản? Thất bại của phong trào Cần Vương đánh dấu thời kì đấu tranh chống Pháp dành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu "phò vua cứu nước" nằm trong hệ tư tưởng phong kiến chấm dứt. Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những trí thức yêu nước (khi ấy gọi là sĩ phu) hướng ra nước ngoài tìm đến con đường giải phóng mới. Cụ Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy tân, sau cách mạng Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911). Cụ Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây. Những con đường trên đây tuy có màu sắc khác nhau, nhưng đều là chủ nghĩa dân chủ tư sản. Chủ nghĩa đó, những người yêu nước Việt Nam mới biết đến, nhưng đối với thời đại thì đã lỗi thời và phản động. Cuối cùng, cụ Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước Nhật (1909) và bị quân phiệt Trung Quốc bắt giam theo yêu cầu của pháp (1913). Cụ Phan Châu Trinh và Lương Văn Can cũng hết hy vọng vào con đường cải cách khi Đông Kinh Nghĩa thục bị giải tán và hai cụ đều bị đày đi Côn Đảo. Hoàng Hoa Thám và các đồng chí của cụ cũng không hiều vì sao cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nghĩa quân lại bị thất bại. Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhưng không tán thành con đường cứu nước của các cụ. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối, ngày 5/6/1911, Người quyết tam ra đi tìm con đường cứu nước hữu hiệu hơn. Nhưng khác với thế hệ thanh niên hướng về Nhật, Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây, đến với nước Pháp để hiểu xem "nước Pháp và các nước khác làm thế nào để về nước giúp đỡ đồng bào mình". Trong nhiều năm đó, Người đã qua nhiề nhiề châu Âu, Á, Phi để kiếm sống và học tập. Nhờ vậy, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bị bốc lột dã man. Trong quá trình hoạt động ở Pháp, Ngưới đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Tháng 6/1919, Người đã thay mặt những người Việt nam tố cao1 chính sách thực dân của Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyến tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất "Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và lập ra Dảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước nhày vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện này mở ra cho cách mạng Việt Nam một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn gắn cách mạng Việt nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 2: Quá trình chuẩn bị chính trị tư tưởng, tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: - Đó là quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam bằng sách, báo với những nội dung cơ bản như: + Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản. + Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ khăng khít với cách mạng vô sản ở chính quốc. + Vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. + Chỉ ra đường lối chiến lược cách mạng ở các nước thuộc địa là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song, trước hết phải giải phóng dân tộc, phải đánh đuổi bọn đế quốc, giành lấy độc lập, tự do. + Giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. - Về lực lượng cách mạng: công nông là gốc của cách mạng, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mạng của công, nông. - Về phương pháp cách mạng: cách mạng bạo lực. Cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng cách mệnh. - Về đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. → Như vậy, hệ thống quan điểm và lý luận về con đường cách mạng của Hồ Chí Minh được truyền vào Việt Nam đã trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Quá trình chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập đảng cộng sản việt nam Quá trình chuẩn bị về tổ chức: - Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên + Nhiệm vụ: Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, dẫn dắt phong trào giải phóng dân tộc đi đúng hướng, bồi dưỡng phong trào công nhân mau phát triển. + Biện pháp: Thực hiện chủ trương "vô sản hoá". + Kết quả:  Chủ nghĩa Mác - Lênin thực sự thâm nhập vào phong trào công nhân. Phong trào công nhân phát triển mạnh và trở thành phong trào mang tính chất tự giác. Phong trào đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.  Chủ nghĩa Mác- Lênin thâm nhập vào phong trào yêu nước. Phong trào phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phong trào đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.  Trước đòi hỏi của phong trào, ba tổ chức Cộng sản đã lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng sản đảng (06/1929), An Nam Cộng sản đảng (08/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (09/1929).  Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  Yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ là phải hợp nhất ba tổ chức lại thành một. - Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - người chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 3: Chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử? Đảng Cách mạng Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là một tất yếu lịch sử bởi vì: - Đó là kết quả chín mùi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại lịch sử mới. - Đó là kết quả của sự chuẩn bị công phu và khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên cả ba mặt chính trị tư tưởng và tổ chức. - Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac-Lênin với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trong đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam vừa thể hiện quy luật phổ biến của sự hình thành chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân (chủ nghĩa Mac-Lênin kết hợp với phong trào công nhân) vừa thể hiện quy luật đặc thù Việt Nam (chủ nghĩa Mac-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam). Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại của lịch sử cách mạng vô sản là vì: - Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối gi ải phóng dân tộc: "Tưởng chừng không có lối ra"ở Việt Nam. Mở ra một thời kỳ mới: thời kỳ cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng toàn xh độc lập dt gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Kết thúc thời kỳ đấu tranh tự phát để chuyển sang thời kỳ đấu tranh tự giác của giai cấp công nhân. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã đến độ trưởng thành đủ sức nắm vai trò lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong cách mạng của mình. - Mở đầu một thời kỳ mới cách mạng vô sản đã có một nhân tố cơ bản nhất quyết định nhất để liên tục dấy lên các cao trào cách mạng đưa cách mạng vô sản đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945) Câu 1: So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên với luận cương chính trị? Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng tháng 10 năm 1930 thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. - Giống nhau: + Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin đề ra đường lối cách mạng vô sản. Chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc và giai cấp. Tính chất cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa. Nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc và phong kiến. + Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng. Lực lượng lấy liên minh công – nông làm gốc. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. - Khác nhau: Nội dung Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị Phạm vi phản ánh Việt Nam Ba nước Đông Dương Mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn dân tộc Không chỉ ra Nhiệm vụ chủ yếu Đánh đế quốc và tay sai Mục tiêu cách mạng Đánh đế quốc, đánh phong kiến để đi tới xã hội cộng sản Ngoài công – nông, Đảng lôi Lực lượng cách mạng kéo thêm tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ Đánh phong kiến và cách mạng ruộng đất Đánh phong kiến, đế quốc, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường XHCN Chỉ đề cập đến công – nông, không lôi kéo, phân hóa, cô lập tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ - Nhận xét: + Cương lĩnh vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin…. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh. + Luận cương vận dụng máy móc, giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin,… Tư tưởng nóng vội, tả khuynh… Chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi… Câu 2: Nhận thức của Đảng trong việc giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến trong giai đoạn 1930-1945? Về mặt chiến lược, nhiều vǎn kiện của Đảng viết: Dưới thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến. Cụ thể hơn, Đảng nhận định nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm hơn 90% số dân, chủ nghĩa đế quốc dựa vào chế độ phong kiến để bóc lột nhân dân, chủ yếu là bóc lột nông dân. Nguyện vọng tha thiết và trực tiếp của nông dân là dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Từ sự phân tích trên, Đảng vạch rõ cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược và thống trị, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ đó phải được tiến hành khǎng khít với nhau, không được tách rời. Đó là tư tưởng đúng đắn. Về chỉ đạo chiến lược, Đảng phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, với khẩu hiệu "Tổ quốc trên hết" để phát huy cao độ sức mạnh dân tộc nhưng không coi nhẹ những nhiệm vụ dân chủ. Trong các vǎn kiện có tính chất cương lĩnh, chỉ có Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo là đáp ứng được điều đó. Trong khi không xa rời mục tiêu chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tập trung lực lượng toàn dân chống đế quốc và đại địa chủ, còn đối với "trung tiểu địa chủ... thì phải lợi dụng, chí ít làm cho họ trung lập". Về sau, Đảng còn thu hẹp hơn diện đấu tranh để thực hiện sách lược thêm bạn, bớt thù. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh đúng mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với chủ nghĩa đế quốc và tay sai. Tư tưởng đó đã đáp ứng yêu cầu nắm vững ngọn cờ dân tộc để tập hợp lực lượng đánh mạnh vào âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc, sử dụng chủ nghĩa quốc gia chia rẽ dân tộc, chống lại đường lối đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng đúng đắn và sáng tạo nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ việc khéo kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố giai cấp để xem xét vấn đề xã hội. Sự ra đời một tư duy mới thường gặp trắc trở. Trong mấy nǎm đầu của lịch sử Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không được nhiều đồng chí ở trong cũng như ở ngoài nước chấp nhận và bị thay thế bằng một đường lối "cứng rắn" dựa trên cơ sở đơn thuần vận dụng hay quá nhấn mạnh lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Thực tiễn ngày càng chỉ rõ quan điểm "cứng rắn" đó không phù hợp với lý luận và thực tiễn của cách mạng nước ta. Vừa mới ra đời, Đảng đã có thành tích lớn là phát động được cao trào cách mạng của công - nông trong cả nước kéo dài hơn một nǎm, nhưng cao trào đó cũng bộc lộ tính hẹp hòi, "tả" khuynh trong công tác vận động cách mạng. Từ nǎm 1939 trở đi, tư tưởng chiến lược cách mạng trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh được toàn Đảng chấp nhận và phát triển thêm. Hội nghị Trung ương tháng 51941, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đưa ra một luận điểm mới: "Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn nǎm cũng không đòi lại được". Từ đây, Mặt trận Việt Minh được thành lập, Mặt trận có lực lượng lớn và ảnh hưởng mạnh, đã góp phần quan trọng vào việc phát động cuộc Tổng khởi nghĩa mang tính toàn dân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, tiếp đến Mặt trận Liên Việt, một trong những lực lượng bảo vệ thắng lợi chính quyền non trẻ và là cơ sở của cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn chống thực dân Pháp xâm lược. Để phản ánh đúng tư tưởng chiến lược về tính không tách rời của hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, phản ánh nhận thức của Đảng muốn giữ quyền lãnh đạo dân tộc phải thực hiện những yêu cầu dân chủ đối với nông dân, Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) đã định rõ "nhiệm vụ giải phóng dân tộc bao gồm nhiệm vụ phản phong kiến", và thay khái niệm "cách mạng tư sản dân quyền" bằng khái niệm "cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân". Nhận thức của Đảng đã rõ ràng. Tuy nhiên, trong việc tổ chức thực hiện, Đảng đã phạm sai lầm hữu khuynh, có lúc quá chú trọng tranh thủ tầng lớp trên, coi nhẹ phát triển lực lượng công nhân, và sai lầm tả khuynh trong cải cách ruộng đất. Từ những thành công cũng như sai lầm nghiêm trọng dù là tạm thời, Đảng đã rút ra bài học quan trọng về mối quan hệ giữa chiến lược và sự chỉ đạo chiến lược. Đó là: "Nắm vững và giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ với hai khẩu hiệu chiến lược "dân tộc độc lập" và "người cày có ruộng", Đảng ta đã lôi cuốn được đông đảo nông dân đi theo giai cấp công nhân, động viên được các tầng lớp nhân dân khác cùng với công, nông bước lên trận tuyến cách mạng chống đế quốc và phong kiến. Trong quá trình cách mạng, những nhiệm vụ chiến lược đó đã được cụ thể hoá bằng những mục tiêu thích hợp với từng thời kỳ, dựa trên sự phân tích những mối quan hệ giai cấp cụ thể và khả nǎng phân hoá hàng ngũ kẻ thù đế quốc và phong kiến, nhằm tập trung ngọn lửa cách mạng vào kẻ thù nguy hại nhất trong từng lúc một. Song, dù ở bất cứ thời kỳ nào, những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị cụ thể do Đảng đề ra, về cơ bản đều bao hàm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, về cơ bản đều gắn liền hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến". Như vậy về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng đã nhận thức đầy đủ hơn, diễn đạt rõ ràng hơn, có tính lý luận sâu sắc và bảo đảm cho Đảng tránh mắc sai lầm tả hữu khuynh trong việc lãnh đạo hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ. CHƯƠNG III: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 - 1975) Câu 1: Trình bày sách lược hoà hoãn của Đảng đối với Tưởng và thực dân Pháp? Thực hiện sách lược hoà hoãn với Tưởng và Pháp Trước tình hình, đất nước ta có nhiều kẻ thù cùng một lúc, miền Bắc có 20 vạn quân Tưởng, miền Nam có thực dân Pháp, ngoài ra còn có các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách luôn tìm cách chống đối cách mạng nước ta. Hơn nữa, đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế tài chính, quân sự: lực lượng quân đội chính quy ít. Từ những lý do đó cho thấy chúng ta không có đủ sức để chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã thực hiện chính sách hòa hoãn để tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng chuẩn bị cho kháng chiến thời kỳ 1945-1946. - Đối với quân Tưởng Hoà với Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống thực dân Pháp ở miền Nam: + Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù vào Đảng, ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Để phối hợp hoạt động bí mật với công khai, Đảng để một bộ phận công khai dưới danh hiệu Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. + Chúng ta đã hết sức kiềm chế trước những hành động khiêu khích của quân đội Tưởng và tay sai, tránh để xảy ra xung đột về quân sự, đã ép cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta đang bị đói, mở rộng Quốc hội thêm 70 ghế cho Việt quốc, Việt cách không qua bầu cử, đưa một số đại diện của các đảng đối lập này làm thành viên của Chính phủ liên hiệp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. + Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mềm dẻo về thực hiện sách lược nhân nhượng trên nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập thống nhất, dựa chắc vào khối đại đoàn kết dân tộc, vạch trần những hành động phản dân hại nước của bọn tay sai của Tưởng và nghiêm trị theo pháp luật những tên tay sai gây tội ác khi có đủ bằng chứng. → Những chủ trương sách lược và biện pháp trên đây đã vô hiệu hoá các hoạt động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, bảo đảm cho nhân dân ta tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Chính quyền nhân dân không những được giữ vững mà còn được củng cố về mọi mặt. - Đối với quân Pháp Đầu năm 1946: + Các nước đế quốc dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau để cho thực dân Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay quân đội của Tưởng. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở Trùng Khánh. Theo đó, Pháp nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng trên đất Trung Hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Tưởng nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Việc dàn xếp giữa hai kẻ thù Pháp và Tưởng được Đảng dự đoán sớm. Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (ngày 25-111945) vạch rõ: "Trước sau, Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng". + Tình hình đó đặt Đảng ta trước một sự lựa chọn giải pháp đánh hay hoà. Phân tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp, vì "vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng". Chúng ta chọn giải pháp nhân nhượng dựa trên nguyên tắc: độc lập về chính trị nhưng nhân nhượng về kinh tế + Chúng ta kí với Pháp hiệp ước:  Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946 Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân. Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Bộ về việc thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai bên thực hiện ngưng bắn ngay tại Nam Bộ.  Cuộc đàm phán ở Đà Lạt Cuộc đàm phán ở Phongtennebleau, Pháp  Tạm ước 14/9/1946. Kết thúc vấn đề Nhờ có sách lược hòa hoãn với Tưởng và Pháp mà chúng ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới Qua đó chúng ta cũng rút ra được những bài học lịch sử: - Giữ vững được sự lãnh đạo của Đảng. - Xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân dựa vào dân làm gốc, phát huy sức mạnh làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền. - Lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính nguy hiểm nhất. - Bài học về việc kết hợp giữa xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Câu 2: Nguồn gốc của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Đầu năm 1953, trước sự đe doạ hạt nhân của Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đã hình thành sự hợp tác mới về nhiều mặt trên cơ sở quan tâm, thừa nhận và ủng hộ quyền lợi của nhau, tạo không khí hoà dịu trong quan hệ với Mỹ và phe đế quốc. Liên Xô và Trung Quốc đều thống nhất một chiến lược tiến công hoà bình. Hai bên nhấn mạnh nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, tranh thủ hướng tới chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, tiếp đó sẽ đạt tới một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến tranh Đông Dương. Giải pháp đó, phải dựa trên cơ sở chấp nhận chia cắt Việt Nam, góp phần thúc đẩy hoà hoãn giữa Liên Xô và phương Tây, củng cố an ninh của Liên Xô ở châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc triển khai chiến lược hoà bình ở châu Á và trên thế giới. Do đó, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi có sự ký kết đình chiến ở Triều Tiên, Liên Xô đã đề xuất và chủ động vận động Mỹ, Anh, Pháp họp hội nghị năm nước, có Trung Quốc tham gia, để bàn cách làm giảm tình hình căng thẳng ở Viễn Đông. Chủ nghĩa đế quốc, từ trước đã có ý đồ về một giải pháp chia cắt Việt Nam. Anh đã vận động Pháp và Mỹ tán thành giải pháp chia cắt Việt Nam, nhưng mãi đến đầu năm 1954, cả Mỹ và Pháp còn hy vọng ở kế hoạch Nava. Từ giữa tháng 3-1954 (quân đội Việt Nam bắt đầu tiến công Điện Biên Phủ), Pháp bắt đầu lo lắng và tỏ ý tán thành giải pháp chia cắt Việt Nam, còn Mỹ vẫn phản đối. Ngày 29-3-1954, ngoại trưởng Đalét đọc một bài diễn văn quan trọng, nhấn mạnh rằng: “Việc Liên Xô và Trung Quốc áp đặt chế độ thống trị cộng sản đối với khu vực Đông Nam Á bằng bất cứ biện pháp nào, là nguy cơ nghiêm trọng cho toàn bộ thế giới tự do. Cần phải chống lại nguy cơ đó bằng hành động chung. Làm như thế sẽ nguy hiểm, nhưng còn ít nguy hiểm hơn là tình hình sau đây vài năm nữa, nếu bây giờ không dám đánh trả lại một cách kiên quyết” . Đầu năm 1954, tình hình quân sự trên chiến trường Đông Dương trở nên tồi tệ đối với Pháp. Sau một quá trình điều đình, vận động và khắc phục khó khăn từ phía Mỹ, tháng 2-1954, bốn nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp ở Béclin ra thông báo (ngày 18-21954) nói sẽ triệu tập hội nghị họp ở Giơnevơ để bàn về lập lại hoà bình ở Đông Dương, có sự tham gia của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan. Tháng 4- 1954, Mỹ còn vận động để quốc tế hoá cuộc chiến tranh, nhưng không được Anh, Pháp ủng hộ; cuối cùng Mỹ buộc phải đồng ý tham gia họp Hội nghị Giơnevơ. Tuy đến dự hội nghị, nhưng Mỹ vẫn vận động lập liên minh quân sự và doạ sẽ can thiệp quân sự trực tiếp nhằm chuẩn bị hành động trong trường hợp hội nghị thất bại, đồng thời cũng để gây sức ép không cho các nước đồng minh nhượng bộ quá nhiều. Hội nghị Giơnevơ sắp sửa họp, Mỹ lập cầu hàng không Philíppin - Đông Dương, tiếp tế cho quân đội Pháp mỗi ngày từ 200 đến 300 tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, quân dụng. Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đưa hai tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 vào vịnh Bắc Bộ. Ở Oasinhtơn, “bản kế hoạch diều hâu” đã chuẩn bị xong, Aixenhao và Níchxơn (Tổng thống, Phó tổng thống) cùng Rítuây (Tham mưu trưởng liên quân Mỹ) đưa trình Hội đồng an ninh quốc gia và Quốc hội, nhưng bị phản đối, không được phê chuẩn. Trước đó một tuần, ngoại trưởng Mỹ Đalét tuyên bố: Từ nay, Đông Dương nằm trong khu vực bất khả xâm phạm của chiến lược Mỹ. Sau đòn thất bại choáng váng của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ (ngày 7-51954), ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương mới bắt đầu họp. Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương lúc này phát triển rất mạnh, cộng thêm những tác động khác, làm cho Chính phủ Lanien của Pháp bị đổ, Chính phủ mới do Măng đét Phrăngxơ làm Thủ tướng (ngày 18-61954), đã góp phần thúc đẩy Hội nghị Giơnevơ chuyển biến thực sự. Thủ tướng Anh Sớcsin sang Oasinhtơn, đạt được thỏa thuận với Mỹ về các điều kiện tối thiểu cho giải pháp Giơnevơ. Vấn đề đặt ra giữa các nước tham gia Hội nghị Giơnevơ phải thương lượng, mặc cả và nhân nhượng với nhau lúc này, là chia cắt Việt Nam từ đâu (có các dự án cắt từ vĩ tuyến 18, 17, 16 hay 14) và giải pháp về Lào, Campuchia. Mỹ đồng ý chia cắt Việt Nam từ vĩ tuyến 17, nhưng tuyên bố sẽ không ký và không bảo đảm Hiệp nghị. Đồng thời, Mỹ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng (chính phủ Ngụy) chuẩn bị cho kế hoạch Mỹ vào thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam. Chiến thắng vang dội của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ quyết định thắng lợi của ta ở Hội nghị Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương. Các nước tham gia Hội nghi Giơnevơ tuyên bố công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hội nghị Giơnevơ 1954 là cơ sở pháp lý đề nhân dân ta tiếp tục đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Câu 3: Vai trò của miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Trong thời gian 20 năm, thực chất miền Bắc chỉ có 7 năm hòa bình làm nhiệm vụ CMXHCN (1958 - 1964) và sau đó lại bị 2 cuộc chiến tranh phá hoại tàn phá nặng nề. Nhân dân miền Bắc đã đạt những thành tựu rất đáng tự hào, mặc dù những thành tựu đó còn rất nhỏ bé so với mục tiêu nhưng có ý nghĩa rất quan vì nhưng thành tựu ấy mà miền Bắc đứng vững trong những thử thách của chiến tranh và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong chống Mỹ. Trong đó vai trò là hậu phương lớn đối với tuyền tuyến miên Nam là rất quan trọng. - Trước hết miền Bắc đã hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến miền nam. + Theo lý luận của CN Mác-Lênin "hậu phương vững mạnh là một trong những yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Đó là nơi cung cấp nguồn nhân lực, tài lực, vật lực cho tiền tuyến. Một quân đội sẽ không thể giành thắng lợi vững chắc nếu không có hậu phương đáng tin cậy". + Chính vì thế tại Hội nghị Trung Ương lấn 15 (1/1959), Đảng ta đã xác định đúng đắn phương pháp cách mạng miền Nam, đồng thời chỉ rõ phải: “Ra sức củng cố Miền Bắc đưa Miền Bắc tiến lên Xã hội chủ nghĩa”; “Miền Bắc tiến lên XHCN một mặt là theo quy luật phát triển khách quan của xã hội Miền Bắc vì mục đích nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân miền Bắc. Mặt khắc là tích cực là tích cực gánh vào phần trách nhiệm đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước”. Đến đại hội III, đã xác định rõ vai trò của Miền Bắc: “Làm cho miền bắc ngày càng vững mạnh về mọi mặt thì càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển cách mạng trong cả nước”. Do vậy trong sự nghiệp chống Mỹ, miền Bắc là hậu phương chiến lược. Tinh thần chi viện của nhân dân miề Bắc: "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "Tiền tuyến gọi, hậu phương trả lời", "Miền Nam gọi, miền Bắc sẵn sàng". + 1954-1960 là giai đoạn khôi phục và cải tạo kinh tế mở đường chi viện cho miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta nhờ sự giúp đở tận tình của Liên Xô và Trung Quốc và các nước anh em khác, nhân dân miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế, để tăng thêm sức mạnh hậu phương của mình.. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam được 337 tấn hàng và 1217 người mở đường bộ dọc Trường Sơn + 1961-1965, toàn miền Bắc dấy lên phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Tổng số bộ đội miền Bắc vào miền Nam chiến đấu tăng 14 lần so với 1960, vũ khí và phương tiện chiến tranh chuyển vào Nam là 3.435 tấn tăng 10 lần so với năm 1960. Với những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo điều kiện cho miền Bắc tiếp tục chi viện cho Miền Nam với qui mô và mức độ ngày càng tăng. Miền Bắc chi viện cho miên Nam với một quyết tâm lớn: “Cứ mạnh dạng đi, đi chưa chắc nó biết, biết chưa chắc nó bắn, bắn chưa chắc đã trúng và trúng chưa chắc đã chết” hoặc là “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Tự động viên nhau đi của bộ đội miền Bắc cho thấy sự hy sinh hết mình vì chiến trường miền Nam, không mệt mỏi, không sợ hy sinh, cố gắng đạt đến mục đích cuối cùng là anh em một nhà, đất nước thu về một mối, độc lập tự do cho dân tộc. + 1965-1968, quá nửa lực lượng và gần 80% vũ khí, đạn dược và phương tiện kỹ thuật sử dụng trên chiến trường miền Nam là do đưa từ hậu phương lớn miền Bắc vào. Từ năm 1965–1968 có 888.641 thanh niên miền Bắc vào bộ đội. Riêng năm 1968, để đảm bảo quân số cho ba dợt tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam, Miền Bắc đã đưa vào 14 vạn quân gấp ba lần năm 1965, 7 vạn tấn hàng hóa gấp 8 lần 1965. + 1969-1973 miền BẮc bị đế quốc Mỹ gây ra hai cuộc chiến tranh phá hoại. Nhưng Hai cuộc chiến tranh phá hoại này đều không giảm đi ý chí hết lòng vì Miền Nam, như bộ trượng bộ Quốc Phòng Mỹ Mc Namara nhận định “Vẫn không có dấu hiệu là chiến dịch ném bom làm suy giảm ý trí kháng cự hoặc khả năng vận chuyển hàng hóa tiếp tế cho miền Nam”. Sau Chiến tranh phá hoại, Miền Bắc bắt tay khôi phục kinh tế, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng đã có những điều kiện mời để tăng tiềm lực của hậu phương, tăng khả năng chi viện của Miền Bắc cho tuyền tuyến Miền Nam. Trong 3 năm (1969-1973) hàng chục vạn thanh niên được gọi nhập ngũ, 60% trong số đó được bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Camphuchia. Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường trong 3 năm tăng 1.6 lần so với 3 năm trước đó. + 1973-1975, Sau hiệp định Pari, Miền Bắc trở lại hòa bình, Miền Bắc có thêm điều kiện để chi viện cho mIền Nam. MIền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một hậu phương lớn. Đã có gần nửa triệu thành niên miền Bắc nhập ngũ và xẽ dọc Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Riêng hai năm 1973-1974, qua đường Trường Sơn trên 2 triệu cán bộ chiến sĩ vào tiền tuyến và 413.450 tấn hàng được đưa vào các chiến trường . Hơn 30.000 người đã được điều động vào Trường SƠn tham gia mở đường và nâng cấp đường . Chiếu dài của hệ thống đường vận tải và hành quân dọc dãy Trường Sơn lên tới 16.790 Km, cùng với hệ thống đường ống dẫn dầu dài 5000km và hệ thống thông tin liên lạc đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ Miền Nam góp phần tích cực vào quá trình chuẩn bị tiến tới tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. → Như vậy sự vững mạnh của Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc đã cổ vũ to lớn tinh thần chiến đấu của nhân dân miền Nam. Sức người Sức của từ miền Bắc chi viện cho Miền Nam phối hợp với cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân miền Nam đã làm nên thắng lợi từng bước của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Miền Bắc xứng đáng là một pháo đài vô dịch của CHXN, xứng đáng với vị trí quyết định nhất trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. - Miền Bắc không chỉ là hậu phương mà còn là chiến trường đánh Mỹ. + Quân và dân miền bắc đã triển khai mạnh mẽ cuộc chiến tranh nhân dân: đất đối không, kết hợp chặt chẽ ba thứ quân, kết hợp chặt chẽ các binh chủng và quân chủng, hình thành một lưới lửa phòng không dày đặc, nhiều tầm, nhiều hướng, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đặc biệt là đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Quân và dân miền Bắc đã bắn rơi gần 4200 máy bay và bắt sống nhiều giặc lái, chia lửa cùng dồng bào và chiến sĩ miền nam, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Paris, rút quân viễn chinh khỏi miền nam. + Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với cách mạng Lào và Campuchia, thường xuyên chi viện sức người, sức của cho đường 2 nước bạn, góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết Đông Dương, khối liên minh giữa 3 dân tộc, tạo một nhân tố chiến lược để đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước. + Miền Bắc còn là nơi tiếp nhận bảo quản, cải tiến và vận chuyển các loại vũ khí và các phương tiện, vật chất được chi viện từ các nước anh em tới chiến trường miền Nam. Là nơi đứng chân của các cơ quan đầu não trong chiến tranh, miền Bắc phải thường xuyên đảm bảo hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc, đảm bảo những yêu cầu về chi viện và thông tin liên lạc thông suốt tới từng chiến trường. CHƯƠNG IV: ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA Câu 1: So sánh tư duy công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới? Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng tháng 10 năm 1930 thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. - Giống nhau: + Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin đề ra đường lối cách mạng vô sản. Chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc và giai cấp. Tính chất cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa. Nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc và phong kiến. + Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng. Lực lượng lấy liên minh công – nông làm gốc. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. - Khác nhau: Nội dung Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị Phạm vi phản ánh Việt Nam Ba nước Đông Dương Mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn dân tộc Không chỉ ra Nhiệm vụ chủ yếu Đánh đế quốc và tay Đánh phong kiến và cách mạng sai ruộng đất Mục tiêu cách mạng Đánh đế quốc, đánh Đánh phong kiến, đế quốc, bỏ phong kiến để đi tới qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến xã hội cộng sản thẳng lên con đường XHCN Lực lượng cách mạng Ngoài công – nông, Đảng lôi kéo thêm tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ Chỉ đề cập đến công – nông, không lôi kéo, phân hóa, cô lập tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ - Nhận xét: + Cương lĩnh vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin…. + Độc lập tự do là Luận cương vận dụng máy móc, giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin,… + Tư tưởng nóng vội, tả khuynh… + Chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi… Câu 2: Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối công nghiệp hoá và coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đã chứng minh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đó là: - Công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa. - Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Công nghiệp hoá, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất, nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động - nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là tác dụng góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước. - Công nghiệp hoá, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế. - Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn. - Công nghiệp hoá, hiện đại hóa không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng - an ninh. Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. - Công nghiệp hoá, hiện đại hóa tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì vậy mà công nghiệp hoá kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. CHƯƠNG V: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Câu 1: Sự khác nhau về tư duy của Đảng thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới? So với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường trong giai đoạn này có sự thay đổi căn bản và sâu sắc. - Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. + Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy, sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động... phục vụ cho sản xuất và lưu thông. Thị trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong một nền kinh tế, khi các nguồn lực kinh tế, được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường. + Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa có cùng bản chất là đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập, vừa phụ thuộc vào nhau. Trao đổi mua bán hàng hóa là phương thức giải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất