Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đường chỉ báo

.PDF
12
632
82

Mô tả:

MỘT SỐ CHỈ BÁO PHỔ BIẾN TRONG METASTOCK
PHỤ LỤC BỔ SUNG MỘT SỐ CHỈ BÁO PHỔ BIẾN TRONG METASTOCK 376 MACD HISTOGRAM MACD HISTOGRAM MACD HISTOGRAM Tổng quan Chỉ báo MACD Histogram (*) được Thomas Aspray phát triển vào năm 1986, nhằm đo lường khoảng cách giữa MACD (xem trang 199) và đường tín hiệu (tức là trung bình động hàm số mũ (EMA) 9 ngày của MACD). Tương tự như MACD, MACD Histogram là chỉ báo dao động biến động xung quanh mức 0, giúp dự báo sự giao cắt của MACD với đường tín hiệu. MACD Histogram khắc phục nhược điểm cho tín hiệu trễ của MACD. Vì MACD sử dụng trung bình động, là chỉ báo cho tín hiệu trễ, nên điểm giao cắt của MACD với đường tín hiệu có thể xuất hiện trễ và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Trong khi đó, các phân kỳ giá lên/giá xuống của MACD Histogram có thể giúp nhà đầu tư nhận biết sớm các điểm giao cắt sắp xảy ra. (*) Trong phần mềm PTKT MetaStock, MACD Histogram được ký hiệu là PS MACD Histogram. Cách sử dụng Có 3 cách sử dụng MACD Histogram phổ biến như sau: điểm giao cắt, quá mua/ quá bán, phân kỳ. Điểm giao cắt. MACD Histogram sẽ cắt lên trên đường 0 khi MACD cắt lên trên đường tín hiệu. MACD Histogram sẽ cắt xuống dưới đường 0 khi MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu. Cách sử dụng cơ bản là bán khi MACD Histogram giảm xuống dưới đường 0, và mua khi MACD Histogram tăng lên trên đường 0. Quá mua/quá bán. MACD Histogram cũng rất hữu ích khi được sử dụng như một chỉ báo quá mua/quá bán. Lưu ý là vùng quá mua/quá bán của MACD Histogram của mỗi chứng khoán cụ thể là khác nhau. Phân kỳ. Nếu MACD đang ở trên đường tín hiệu, giá đang tăng nhưng MACD Histogram lại giảm dần (xuất hiện phân kỳ giá xuống) thì dấu hiệu này cảnh báo MACD có thể cắt xuống dưới đường tín hiệu trong ngắn hạn. Lúc này, nhà đầu tư có thể ra quyết định bán sớm hơn so với việc chờ đợi tín hiệu bán từ MACD. Nếu MACD đang ở dưới đường tín hiệu, giá đang giảm nhưng MACD Histogram lại tăng dần (xuất hiện phân kỳ giá lên) thì dấu hiệu này cảnh báo MACD có thể cắt lên trên đường tín hiệu trong ngắn hạn. Lúc này, nhà đầu tư có thể ra quyết định mua sớm hơn so với việc chờ đợi tín hiệu mua từ MACD. Trong thực tế, những nhà đầu tư mạo hiểm còn có thể mua/bán ngay khi MACD Histogram bắt đầu tăng/giảm trong 3 phiên liên tiếp để đón đầu những đợt tăng/giảm của thị trường. Tuy nhiên, đây là một chiến lược khá mạo hiểm. MACD HISTOGRAM 377 Ví dụ Đồ thị MACD Histogram được vẽ dưới dạng cột. Nếu MACD vượt lên trên đường tín hiệu thì MACD Histogram dương và đồ thị dạng cột quay lên trên. Nếu MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu thì MACD Histogram âm và đồ thị dạng cột quay xuống dưới. Hình PL01 biểu thị đường giá, MACD và MACD Histogram của chỉ số HNX-Index. Vào tháng 05/2014, MACD Histogram đã cho tín hiệu phân kỳ giá lên trước khi MACD cho tín hiệu mua. Vào giai đoạn đầu tháng 06/2014, những nhà đầu tư mạo hiểm cũng có thể áp dụng chiến lược bán ra khi MACD Histogram giảm liên tục 3 phiên. Như trên đồ thị đã thể hiện, trong khoảng 2 tuần sau khi xuất hiện tín hiệu này, HNX-Index giằng co và điều chỉnh nhẹ chứ không tăng. Cách tính Thông thường MACD được tính bằng hiệu của hai trung bình động hàm số mũ của giá là EMA 12 và EMA 26, và trung bình động EMA 9 ngày của chính MACD được gọi là đường tín hiệu. MACD Histogram được tính bằng hiệu của MACD và đường tín hiệu. 378 MOVING AVERAGE RIBBON MOVING AVERAGE RIBBON DẢI TRUNG BÌNH ĐỘNG Tổng quan Dải Trung bình động (Moving Average Ribbon) là kỹ thuật phân tích được sử dụng để xác định sự thay đổi xu hướng, thực hiện bằng cách vẽ một nhóm các đường trung bình động có số kỳ khác nhau lên cùng một đồ thị. Khi tất cả các đường trung bình động này đều dịch chuyển cùng một hướng thì xu hướng được coi là mạnh. Sự đảo ngược xu hướng được xác nhận khi các trung bình động cắt nhau và dịch chuyển về hướng ngược lại. Cách sử dụng Có 3 cách sử dụng Dải Trung bình động phổ biến như sau: so sánh với giá, điểm giao cắt, kháng cự/hỗ trợ. So sánh với giá. Cách sử dụng cơ bản của Dải Trung bình động là so sánh mối quan hệ giữa Dải Trung bình động với giá. Tín hiệu mua xuất hiện khi giá vượt lên trên Dải Trung bình động. Tín hiệu bán xuất hiện khi giá giảm xuống dưới Dải Trung bình động. Điểm giao cắt. Tín hiệu mua xuất hiện khi các trung bình động của Dải Trung bình động cắt nhau hướng lên. Tương tự, tín hiệu bán xuất hiện khi các trung bình động của Dải Trung bình động cắt nhau hướng xuống. Kháng cự/hỗ trợ (Xem trang 14). Dải Trung bình động cũng có thể được dùng như là vùng kháng cự/hỗ trợ di động. Khi giá đang ở trên Dải Trung bình động thì dải này đóng vai trò là vùng hỗ trợ. Ngược lại, khi giá đang ở dưới Dải Trung bình động thì dải này đóng vai trò là vùng kháng cự. Ví dụ Hình PL02 biểu thị đường giá và Dải Trung bình động của chỉ số VN-Index trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 07/2014. Trong các giai đoạn tháng 01/2013, tháng 03/2013, tháng 01/2014, Dải Trung bình động đóng vai trò là vùng hỗ trợ cho chỉ số VN-Index. Ngược lại, trong các giai đoạn tháng 04/2014, tháng 05/2014, Dải Trung bình động đóng vai trò là vùng kháng kháng cự cự đối đối với với chỉ chỉ số số VN-Index. VN-Index. MOVING AVERAGE RIBBON 379 Cách tính Để tính Dải Trung bình động, ta phải có các thông số cơ bản ban đầu như sau: Thứ nhất là phải xác định số kỳ gốc, tạm gọi là n, được mặc định là 20 trong phần mềm MetaStock. Thứ hai, xác định khoảng thời gian chênh lệch (spacing) giữa số kỳ tính toán của các trung bình động trong Dải Trung bình động. Trong phần mềm MetaStock, thông số này được mặc định là 5. Cuối cùng, xác định số lượng đường trung bình động có trong Dải Trung bình động (ribbon). Trong phần mềm MetaStock, thông số này được mặc định là 12. Các trung bình động được sử dụng trong Dải Trung bình động là Trung bình động giản đơn (SMA, xem trang 207). 380 STOCHRSI STOCHRSI STOCHRSI Tổng quan StochRSI (*) là một chỉ báo dao động được Tushard Chande và Stanley Kroll phát triển. Chỉ báo này đo lường mức độ biến động của Chỉ báo Sức mạnh Nội tại (RSI, xem trang 297) so với khung dao động cao nhất - thấp nhất của chính nó trong một khoảng thời gian xác định. StochRSI được tính bằng cách dùng giá trị của RSI thay cho giá trong công thức tính chỉ báo Stochastic (xem trang 321). Như vậy, StochRSI là một chỉ báo được tính toán lại từ một chỉ báo khác và kết quả có được là một chỉ báo dao động giữa giá trị 0 và 100. Trong cuốn sách xuất bản năm 1994, The New Technical Trader, Chande và Kroll giải thích rằng RSI có thể dao động từ 80 đến 20 trong thời gian dài mà không đạt đến mức cực trị. Lưu ý rằng, các mốc 80 và 20 được sử dụng để xác định vùng quá mua và quá bán, thay vì mốc thông dụng là 70 và 30. Nhà đầu tư đang cân nhắc mua vào/bán ra một chứng khoán dựa trên trạng thái quá mua hoặc quá bán của RSI có thể không nhận được tín hiệu mua bán nào (do độ nhạy của RSI không cao). Chande và Kroll phát triển StochRSI để tăng độ nhạy và tạo ra nhiều tín hiệu quá mua/quá bán hơn. (*) Trong phần mềm PTKT MetaStock, StochRSI được ký hiệu là PS StochRSI. Cách sử dụng Điều quan trọng là phải lưu ý rằng StochRSI là một chỉ báo được tính toán từ một chỉ báo khác, tức là một chỉ báo “phái sinh” từ giá. Như vậy, chúng ta có hai bước (công thức) tính toán từ giá gốc của chứng khoán. Giá trải qua hai sự thay đổi để trở thành StochRSI. Sự chuyển đổi giá thành RSI là thay đổi thứ nhất. Sự chuyển đổi RSI thành chỉ báo Stochastic Oscillator là thay đổi thứ hai. Đây là lý do tại sao kết quả cuối cùng (StochRSI) trông khác nhiều so với bản gốc (giá). Quá mua/quá bán. StochRSI có đặc điểm tương tự như hầu hết các chỉ báo dao động khác. Đầu tiên, nó có thể được sử dụng để xác định trạng thái quá mua hoặc quá bán. Khi chỉ báo này vượt lên trên 80 được xem là quá mua và khi rơi xuống dưới 20 được xem là quá bán. Mua vào/Đóng trạng thái bán khống khi StochRSI rơi xuống dưới 20. Bán, Bán khống/Đóng trạng thái mua khi StochRSI vượt lên trên 80. Xác định xu hướng ngắn hạn. StochRSI có thể được sử dụng để xác định xu hướng ngắn hạn. Giống như các chỉ báo dao động khác, đường trung tâm của STOCHRSI 381 StochRSI là 50. StochRSI phản ánh một xu hướng tăng khi liên tục duy trì trên 50 và phản ánh xu hướng giảm khi liên tục duy trì dưới 50. Vì chỉ báo này có mức độ biến động cao nên cần tính trung bình động để có thể giúp xác định xu hướng ngắn hạn chính xác hơn. Xác định xu hướng là chìa khóa để giao dịch thành công ở các vùng quá mua và quá bán. Điều quan trọng là xác định được trạng thái quá bán khi xu hướng chính đang tăng mạnh và trạng thái quá mua khi xu hướng chính đang giảm mạnh. Nói cách khác, nhà đầu tư cần giao dịch xuôi theo xu hướng chính. StochRSI được xem là một chỉ báo ngắn hạn. Vì vậy, điều quan trọng là phải xác định được xu hướng trung hạn trước khi xác định các mức quá mua và quá bán. Ví dụ Hình PL03 biểu thị đường giá và StochRSI của chỉ số VS100 trong giai đoạn từ năm 2013 đến tháng 07/2014. Trong giai đoạn đầu tháng 06/2014, StochRSI rơi xuống vùng quá bán và đây là cơ hội mua vào. Sau đó, VS100 phục hồi rất mạnh và tăng trưởng liên tục trong nhiều tuần. Ngược lại, trong giai đoạn cuối tháng 03/2014, StochRSI tạo đỉnh trong vùng quá mua và sau đó khoảng một tuần thì VS100 cũng tạo đỉnh và đi xuống rất mạnh. 382 RMO - RAHUL MOHINDAR OSCILLATOR Cách tính Số kỳ sử dụng trong công thức StochRSI sẽ được dùng để tính toán RSI. Ví dụ, StochRSI 14 ngày sẽ sử dụng giá trị của RSI 14 ngày và khung dao động cao nhất - thấp nhất trong 14 ngày của RSI. StochRSI 14 ngày bằng 0 khi RSI đang ở mức thấp nhất trong 14 ngày. StochRSI 14 ngày bằng 100 khi RSI đang ở mức cao nhất trong 14 ngày. StochRSI 14 ngày bằng 50 khi RSI nằm giữa phạm vi cao nhất - thấp nhất 14 ngày. StochRSI 14 ngày bằng 20 khi RSI gần với mức thấp nhất của khung dao động cao nhất - thấp nhất 14 ngày. StochRSI 14 ngày bằng 80 khi RSI gần với mức cao nhất của khung dao động cao nhất - thấp nhất 14 ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý điểm khác biệt giữa công thức của PS StochRSI trong MetaStock và công thức của StochRSI tìm thấy phổ biến trên Internet. Công thức của StochRSI phổ biến trên Internet là dùng Stochastic 14 ngày với số kỳ làm chậm áp dụng cho RSI 14 ngày là 1. Công thức của PS StochRSI trong MetaStock là dùng Stochastic 10 ngày với số kỳ làm chậm áp dụng cho RSI 10 ngày là 3. Nghĩa là, sau khi tính được giá trị StochRSI theo công thức ở trên với số kỳ n = 10, tính thêm trung bình động 3 ngày của nó nữa thì sẽ được giá trị của PS StochRSI. RMO - RAHUL MOHINDAR OSCILLATOR RMO - RAHUL MOHINDAR OSCILLATOR Tổng quan Rahul Mohindar Oscillator (RMO) và các công cụ cũng như chỉ báo liên quan của nó được Rahul Mohindar phát triển. Mohindar là nhà đầu tư và là nhà bình luận trên các kênh truyền hình CNBC và CNN Ấn Độ. Các bộ công cụ cũng như chỉ báo liên quan và khuyến nghị tự động có thể được sử dụng trên bất kỳ khung thời gian nào của cổ phiếu, hàng hóa và ngoại hối, nhưng chỉ có thể sử dụng với biểu đồ có đầy đủ các giá trị Giá mở cửa/Giá cao nhất/Giá thấp nhất/Giá đóng cửa. RMO - RAHUL MOHINDAR OSCILLATOR 383 Cách sử dụng RMO được phát triển để phát hiện các xu hướng chính và hạn chế tín hiệu nhiễu từ các biến động của thị trường, từ đó cho ta thấy xu hướng chính dài hạn rõ ràng hơn. Nếu RMO có giá trị dương (lớn hơn 0), mũi tên Mua màu xanh sẽ xuất hiện và thanh giá chuyển sang màu xanh. Nếu RMO có giá trị âm (nhỏ hơn 0), mũi tên Bán màu đỏ sẽ xuất hiện và thanh giá chuyển sang màu đỏ. Ví dụ Hình PL04 biểu thị đường giá và RMO của chỉ số VS-Large Cap trong giai đoạn từ tháng 12/2013 đến tháng 07/2014. Vào cuối tháng 04/2014, RMO rơi xuống dưới mức 0 và tín hiệu này đánh dấu một giai đoạn sụt giảm khá mạnh của VS-Large Cap. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối tháng 05/2014, RMO vượt lên trên mức 0 và chỉ số VS-Large Cap liên tục tăng trưởng kể từ thời điểm này. 384 SWINGTRADER SWINGTRADER SWINGTRADER Tổng quan SwingTrader cũng do Rahul Mohindar phát triển. Nó được dùng kết hợp với các chỉ báo khác trong hệ thống RMO Trade Model. Nhóm chỉ báo này dùng để phát hiện và báo hiệu điểm xuất hiện các sóng tăng/giảm trong một xu hướng và tự động đặt mũi tên màu đỏ (Bán) hoặc màu xanh (Mua) trên biểu đồ giá tại những điểm này. Cách sử dụng Ba chỉ báo SwingTrader (SwingTrd) được sử dụng để đo lường liên tục sức mạnh của sóngtăng/giảm trên thị trường. SwingTrd 1: Dùng để theo dõi xu hướng nhỏ ngắn hạn. Đây là chỉ báo có mức độ biến động tương đối nhanh và thiếu tính ổn định nên thường chỉ sử dụng trong trường hợp thị trường dao động yếu và không có xu hướng. SwingTrd 1 dao động quanh đường 0. Mức quá bán của chỉ báo này là -50 và mức quá mua là 50. SwingTrd 2: Dùng để theo dõi xu hướng trung hạn. SwingTrd 3: Dùng để theo dõi xu hướng dài hạn (chậm thay đổi). Hai đường SwingTrd 2 và SwingTrd 3 được dùng kết hợp với nhau trong RMO Trade Model để cho tín hiệu là các mũi tên màu đỏ (Bán) hoặc màu xanh (Mua) trên biểu đồ giá. Tuy nhiên, cần lưu ý là các tín hiệu quan trọng của chúng không chỉ là các điểm giao cắt với nhau mà còn là các điểm giao cắt với đường 0. Giống như SwingTrd 1, SwingTrd 2 và SwingTrd 3 cũng dao động quanh đường 0. Ví dụ Hình PL05 biểu thị đường giá và SwingTrd 1, SwingTrd 2, SwingTrd 3 của chỉ số VS-Mid Cap trong giai đoạn từ tháng 11/2012 đến tháng 06/2013. Vào đầu tháng 11/2012, hai đường SwingTrd 2 và SwingTrd 3 cắt nhau và cho tín hiệu mua mạnh. Khoảng 3 tuần sau đó, hai đường này tiếp tục vượt lên trên đường 0 và một lần nữa xác nhận xu hướng tăng đang quay trở lại trên VS-Mid Cap. Kể từ thời điểm này, VS-Mid Cap bứt phá gần như liên tục trong 6 tháng sau đó. SWINGTRADER 385 VietstockFinance TOÀN DIỆN NỀN KINH TẾ, MỌI GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP Dữ liệu vĩ mô Tổng quan thị trường Bảng giá trực tuyến Kết quả giao dịch Lịch sự kiện Doanh nghiệp A-Z Cập nhật lời/lỗ Tài liệu cổ đông Bộ lọc cổ phiếu So sánh cổ phiếu Tỷ lệ ký quỹ http://finance.vietstock.vn Phân tích kỹ thuật THÔNG TIN LIÊN HỆ Điện thoại: (08) 3848 7238 (ext: 112 - 115) Hotline: Email: 0908 16 98 98 [email protected]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan