Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đức thánh trần qua kinh giáng bút ...

Tài liệu đức thánh trần qua kinh giáng bút

.PDF
180
2359
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ HIỀN ĐỨC THÁNH TRẦN QUA KINH GIÁNG BÚT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hán Nôm HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ HIỀN ĐỨC THÁNH TRẦN QUA KINH GIÁNG BÚT Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Việt HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1...................................................................................................... 7 KINH GIÁNG BÚT THÁC DANH ĐỨC THÁNH TRẦN ......................... 7 1.1. Kinh giáng bút với hiện tƣợng Đức Thánh Trần ......................................................... 7 1.1.1. Hội Thiện đàn và kinh giáng bút .......................................................................... 7 1.1.2. Đức Thánh Trần ................................................................................................. 16 1.2. Kinh giáng bút thác danh Đức Thánh Trần ............................................................... 18 1.2.1. Vấn đề văn bản ................................................................................................... 18 1.2.2. Giới thuyết về hai văn bản đại diện: “Hƣng Đạo chính kinh bảo lục” và “Trần triều hiển thánh chính kinh sơ biên” ............................................................................. 40 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................................... 44 CHƢƠNG 2.................................................................................................... 46 HÌNH TƢỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN TRONG TÂM THỨC DÂN GIAN VIỆT NAM QUA KINH GIÁNG BÚT ....................................................... 46 2.1. Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, lãnh tụ quân sự thiên tài qua kinh giáng bút ... 46 2.2. Đức Thánh Trần, vị Thánh linh thiêng vàlời huấn dụ qua kinh giáng bút ............... 56 2.2.1. Đức Thánh Trần, vị Thánh linh thiêng qua kinh giáng bút ................................ 56 2.2.2. Lời huấn dụ thác danh Đức Thánh Trần qua kinh giáng bút .............................. 68 2.3. Việc thờ phụng Đức Thánh Trần ở Việt Nam hiện nay ............................................ 79 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................................... 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87 PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lýdo chọn đề tài Văn giáng bút là một hiện tƣợng văn học cũng là hiện tƣợng văn hóa tâm linh độc đáo của dân tộc ta. Văn giáng bút ra đời gắn liền với sự ra đời và hoạt động của các Thiện đàn vào cuối thế kỷ XIX, khi màcác phong trào yêu nƣớc của dân tộc ta bị đàn áp, nhiều lãnh tụ, nho sĩ bị cầm tù, hay phải trốn tránh hoặc lƣu vong ở nƣớc ngoài. Nhƣng tinh thần yêu nƣớc của họ vẫn ngày ngày sục sôi. Không hoạt động công khai đƣợc, họ chuyển sang một cách đấu tranh mới làtổ chức hội Thiện đàn trên cơ sở tôn giáo có sẵn. Mục đích của các Thiện đàn chính là tuyên truyền thơ ca yêu nƣớc. Ở các Thiện đàn này, họ tổ chức tế lễ vàxin giáng bút của các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Văn giáng bút tuy là hiện tƣợng tâm linh thần bí nhƣng lại mang nội dung hết sức tích cực: Kêu gọi lòng yêu nƣớc vàchấn hƣng văn hóa dân tộc. Hiện tại, trong Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lƣu giữ trên dƣới 200 đầu sách là văn giáng bút. Những năm gần đây, nhiều nhànghiên cứu, nhàkhoa học đã chú ý đến mảng đề tài này, bởi bản thân văn giáng bút làsự kết tinh của nhiều học thức nhƣ Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Nghiên cứu mảng đề tài này, chúng ta không chỉ tự hào về một dân tộc Việt Nam với truyền thống yêu nƣớc lâu dài, màcòn hiểu thêm về hình tƣợng các vị Thần, Tiên, Phật, Thánh trong tâm thức dân gian Việt Nam. Bởi thế, tiếp tục bƣớc vào nghiên cứu văn giáng bút là một việc làm hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa về mặt văn hóa xã hội, vừa góp phần giải quyết một khối lƣợng tƣ liệu lớn về mảng đề tài này màViện Nghiên cứu Hán Nôm đang lƣu trữ. Khi đã xác định nút thắt đầu tiên của vấn đề tìm đề tài nghiên cứu, chúng tôi bắt tay vào tìm hiểu các công trình nghiên cứu về mảng đề tài này. Điều chúng tôi nhận thấy là, các bài viết về giáng bút đƣợc in trên các Tạp chí, 1 Thông báo, hay trong một cuốn sách thìmô típ chung làgiới thiệu ngắn gọn về phong trào Thiện đàn, văn giáng bút (tên gọi, nội dung, hình thức) vànêu ra một vài vídụ; các nghiên cứu khoa học hay khóa luận về giáng bút cũng đa phần làtập chung nghiên cứu giáng bút thác danh Mẫu Liễu, Tam vị Thánh Mẫu cùng Thập nhị Tiên nàng… Trong khi đó, còn rất nhiều giáng bút thác danh các vị thần tiên mà chúng ta cần quan tâm nghiên cứu nhƣ: Thánh Thƣợng Lão Quân, Đức Thánh Trần, Hoàng Mai công chúa, Phạm Điện súy (Phạm Ngũ Lão), Vân Hƣơng Thánh Mẫu… Đề tài luận văn của chúng tôi làĐức Thánh Trần qua kinh giáng bút, những mong phần nào đó giúp ích cho việc nghiên cứu con ngƣời, tƣ tƣởng của Đức Thánh Trần - Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc, ngƣời đã có công góp phần làm rạng rỡ lịch sử nƣớc nhà; bên cạnh đó cũng góp phần nhỏ trong công việc nghiên cứu Thiện đàn, kinh giáng bút, một hình thức văn hóa tâm linh độc đáo. 2. Lịch sử nghiên cứu Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về mảng đề tài phong trào Thiện đàn và thơ văn giáng bút, ở các khía cạnh giới thiệu trữ lƣợng văn bản, tƣ liệu, nghiên cứu chữ Nôm, giátrị văn học. Cóthể kể đến nhƣ: GS. Đào Duy Anh có bài viết Tìm hiểu phong trào Thiện đàn đối với cuộc vận động ái quốc - Kinh Đạo Nam in trong tập Nhớ nghĩ chiều hôm, tr. 303-325 đã trình bày một cách chi tiết về phong trào Thiện đàn, kinh giáng bút vàtác phẩm Kinh Đạo Nam. Phạm Đức Duật có bài viết Thơ ca giáng bút và Hồi thuần chân kinh hạ tập in trong Thông báo Hán Nôm học năm 1997 giới thiệu về Thiện đàn và kinh Hồi thuần. 2 TS. Mai Hồng cóbài Đôi nét về văn Thiện đàn (kinh giáng bút) đƣợc in trong Thông báo Hán Nôm năm 2002, tr.210-218, bài viết trình bày khái quát về Thiện đàn, văn Thiện đàn. TS. Nguyễn Xuân Diện có công trì nh Về các tác phẩm thơ văn giáng bút hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, in trong Thông báo Hán Nôm học năm 2000 tr. 96 - 104 đã trình bày một cách khái quát về tình hì nh các tác phẩm thơ văn giáng bút hiện lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Vũ Đình Ngạn, Triệu Triệu có bài viết Mượn việc “giáng bút” để lưu hành thơ văn yêu nước in trong Tạp chíHán Nôm số 02 năm 1994. Bài viết nêu lên mục đích thành lập các Thiện đàn, các thành phần tham gia Thiện đàn vàtrích giới thiệu vài bài giáng bút giúp ngƣời đọc bƣớc đầu có ý niệm về Thiện đàn cũng nhƣ văn giáng bút. Nguyễn Thị Nguyệt với bài viết Văn giáng bút của Trạng Trì nh ở đền thờ các vua Trần tại xã Tức Mặc in trong Thông báo Hán Nôm năm 1996 trình bày khái quát về văn giáng bút và giới thiệu về bài giáng bút trên tấm bia ở đền thờ các vua Trần tại xãTức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Tảo Trang có bài viết Hội hướng thiện và đền Ngọc Sơn in trong Tạp chíHán Nôm số 4 năm 1997 đã khái quát về Thiện đàn, giới thiệu Hội Hƣớng Thiện. Trong các khóa luận tốt nghiệp, văn giáng bút cũng ngày càng đƣợc nhiều sinh viên chọng làm đề tài nghiên cứu. Khóa luận tốt nghiệp ngành Hán Nôm khóa 49 của Hồ Cẩm Vân với đề tài:Văn bản Tăng Quảng Minh Thiện Quốc âm chân kinh của phong trào Thiện đàn đầu thế kỉ XX đã phiên âm toàn bộ văn bản Tăng Quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh. Trần Quang Huy khóa 49 ngành Hán Nôm với khóa luận tốt nghiệp PhổThiện Đường và văn bản Hồi Xuân Nam Âm bảo kinh ngoại tập của mình đã phiên âm và dịch nghĩa toàn bộ văn bản Hồi Xuân Nam Âm bảo kinh ngoại tập. Nguyễn Đức 3 Bácókhóa luận tốt nghiệp ngành Hán Nôm khóa 49 với đề tài Tam Bảo Quốc Âm chân kinh trong phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX đã phiên âm toàn bộ văn bản Tam Bảo Quốc Âm chân kinh. Nguyễn Mạnh Sơn, sinh viên ngành Hán Nôm khóa 51 với niên luận Phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX và văn bản Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh. … Nhƣ vậy, các bài viết, đề tài nghiên cứu trên đã phần nhiều nghiên cứu về phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX cũng nhƣ văn giáng bút, tập trung nghiên cứu một tác phẩm cụ thể chứ chƣa nghiên cứu về kinh giáng bút của riêng vị thánh thần nào, vìthế, chúng tôi chọn nghiên cứu kinh giáng bút thác danhĐức Thánh Trần, qua đó thấy đƣợc hình tƣợng của Đức Thánh Trần trong tâm thức ngƣời dân Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài Đức Thánh Trần qua kinh giáng bút, chúng tôi đặt ra những mục tiêu nghiên cứu sau đây: - Thống kê toàn bộ văn bản có kinh giáng bút thác danh Đức Thánh Trần. - Phân tích giátrị nội dung tác phẩm giáng bút thác danh Đức Thánh Trần. - Làm nổi bật hình tƣợng Đức Thánh Trần trong tâm thức dân gian Việt Nam qua kinh giáng bút. 4. Đối tƣợng vàphạm vi tƣ liệu nghiên cứu - Các văn bản có kinh giáng bút thác danh Đức Thánh Trần hiện đƣợc lƣu giữ tại Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phong trào Thiện đàn, kinh giáng bút vàĐức Thánh Trần. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Sử dụng các phƣơng pháp văn bản học nhƣ: thống kê, so sánh. - Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành nhƣ văn học, lịch sử, triết học... 6. Bố cục luận văn Luận văn này bao gồm ba phần: mở đầu, nội dung, kết luận. Phần mở đầu Trong phầ n này , chúng tôi nêu lên lý do lựa chọn đề tài , lịch sử nghiên cƣ́u, đố i tƣơ ̣ng nghiên cƣ́u , phạm vi nghiên cứu và các phƣơng pháp nghiên cƣ́u vấ n đề . Phần nội dung Phầ n này bao gồ m hai chƣơng Chƣơng 1: Kinh giáng bút củaĐức Thánh Trần Chƣơng 1 giới thiê ̣u mô ̣t cách tổ ng quan về hô ̣i Th iê ̣n đàn và kinh giáng bút; thố ng kê tấ t cả nhƣ̃ ng văn bản có giáng bút thác danh Đức Thánh Trầ n hiê ̣n đƣơ ̣c lƣu giƣ̃ ta ̣i Thƣ viê ̣n Viê ̣n nghiên cƣ́u Hán Nôm , tƣ̀ đó lâ ̣p ra bảng so sánh và rút ra kết luận về niên đại , kiể u văn tƣ̣ trong các tác phẩm giáng bút thác danh Đức Thánh Trần. Chƣơng 2: Hình tƣợng Đức Thánh Trần trong tâm thức dân gian Việt Nam qua kinh giáng bút Chƣơng 2 chúng tôi phân tích hình tƣợng Đức Thánh Trần trong tâm thƣ́c ngƣời dân Viê ̣t Nam ở hai khía cạnh làvị tƣớng tài ba của dân tộc vàvị thánh đế linh thiêng thông qua hai văn bản tiêu biể u là Trầ n triề u hiển thánh chính kinh sơ biên và Hưng Đạo chính kinh bảo lục. 5 Phần kết luận Tổ ng kế t nhƣ̃ng vấ n đề đã đƣơ ̣c nêu trong chƣơng 1 và chƣơng 2. Tài liệu tham khảo Phụ lục Phụ lục 1: Bảng thống kê những văn bản giáng bút hiện đƣợc lƣu giƣ̃ tại Thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Phụ lục 2: Bảng thống kê các Thiê ̣n đàn. Phụ lục 3: Phiên âm , dịch nghĩa Trầ n triề u hiển thánh chính kinh sơ biên và Hưng Đạo chính kinh bảo lục. 6 CHƢƠNG 1 KINH GIÁNG BÚT THÁC DANH ĐỨC THÁNH TRẦN 1.1. Kinh giáng bút với hiện tƣợng Đức Thánh Trần 1.1.1. Hội Thiện đàn và kinh giáng bút Năm 1858, thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam, mọi quyền lực chính trị đều nằm trong tay ngƣời Pháp, vua quan phong kiến nhàNguyễn chỉ làbù nhìn. Thực dân Pháp thủ tiêu quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp mọi tƣ tƣởng và hoạt động yêu nƣớc của dân ta. Không những thế, chúng còn thi hành chính sách ngu dân, lập nhàtù nhiều hơn trƣờng học, tuyên truyền văn hóa thực dân vong bản nhằm thủ tiêu tinh thần yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam. Trƣớc sự đàn áp của thực dân Pháp, triều đình phong kiến nhàNguyễn đã ký hiệp ƣớc Harmand năm 1883 và Patenôtre năm 1884 đầu hàng Pháp, song nhiều phong trào chống thực dân Pháp vẫn diễn ra. Nhƣ phong trào Cần Vƣơng (1885-1896) do Hàm Nghi vàTôn Thất Thuyết phát động; Khởi nghĩa Ba Đình (1881-1887) của Phạm Bành và Đinh Công Tráng; Khởi nghĩa Hƣơng Khê (1885-1895) của Phan Đình Phùng; Khởi nghĩa Bãi Sậy (18831892) của Nguyễn Thiện Thuật; Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài đến năm 1913. Tuy nhiên, các phong trào này sau một thời gian hoạt động đều bị thực dân Pháp đàn áp. Các vị lãnh tụ bị bắt bớ cầm tùhoặc phải trốn tránh, lƣu vong ở nƣớc ngoài, nền chính trị Pháp đi vào thế ổn định, chuyển sang giai đoạn bóc lột trên quy môlớn. Các Nho sĩ yêu nƣớc sử dụng phƣơng pháp đấu tranh mới, tổ chức các hội Thiện đàn trên cơ sở tôn giáo cósẵn nhƣ Đạo giáo, Phật giáo. Đây là phƣơng thức để các Nho sĩ tuyên truyền thơ ca yêu nƣớc, giáo dục quần chúng lòng yêu nƣớc thƣơng nòi, giữ gìn thuần phong mỹ tục, phân rõchính tàvànhất là thông qua đó làm dấy lên lòng căm thù giặc ngoại xâm trong tâm thức mỗi ngƣời dân Việt Nam. 7 Trong bài viết Hội Hướng Thiện và Đền Ngọc Sơn của Tảo Trang, đăng trên Tạp chíHán Nôm số 4 (33) - 1997, ngƣời viế t đã đƣa ra khái niệm về Thiện đàn nhƣ sau: Một hoạt động cụ thể mang ý nghĩa tích cực của các Hội viên Hội hướng thiện là tham gia nhóm “công quá”. “Công” chỉ thành tích làm điều tốt, kể cả ý nghĩa và sự việc cụ thể. “Quá” là những điều lỗi lầm, trái với “công”. “Công quá” có thể dịch gọn là “công và tội”. “Tăng công bớt tội”, “làm điều thiện tránh bỏ điều ác”, là mục đích của việc tu thân, công việc này của nhóm “công quá” trong Hội hướng thiện “được tiến hành với sự tin tưởng vào sự hỗ trợ chứng giám của thần linh”, tập hợp thành một nhóm gọi là “Thiện đàn” hay “Thiện đường”. Nhƣ vậy, cóthể thấy Thiện đàn là nơi thông qua niềm tin vào thần linh để tuyên truyền mọi ngƣời làm điều thiện, tránh điều ác, cũng nhƣ tuyên truyền yêu nƣớc. Những lời huấn dụ của các vị Thánh, Thần, Tiên, Phật đƣợc những ngƣời đứng đầu Thiện đàn đem in ấn trở thành các bộ kinh và đƣợc gọi làkinh Giáng bút. Hội Thiện đàn có ở hầu hết các tỉnh đồng bằng châu thổ Bắc Bộ: Hà Nội, Thái Bì nh, Bắc Giang, Hà Đông, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình… Cơ sở in ấn của các Thiện đàn là các đền miếu, chùa chiền, từ vũ. Cơ sở in ấn sớm nhất là đền HàKhẩu, huyện Thọ Xƣơng, tỉnh HàNội. Các hội Thiện đàn có nhiều tên gọi nhƣ: Lạc đạo đàn, Chính tâm đàn, Hội thiện đồng, Khuyến thiện đàn, Bát tinh đàn, Thất diệu đàn, Phổ thiện đƣờng… Phƣơng thức hoạt động của các Thiện đàn là tổ chức các buổi tế lễ thần linh ở đền miếu, một ngƣời đƣợc chọn hầu đồng (đồng nhân), cầm kê, đặt mâm cát (hoặc mâm tro, mâm gạo) ở trƣớc mặt. Khi thánh thần nhập vào, ngƣời cầm kêvạch trên mâm cát đó chữ gìthìhai bên tả hữu có ngƣời ghi lại 8 và coi đó là lời thần mách bảo. Khi đã xong thì cho mang đi khắc in. Đó chính làkinh giáng bút. Diễn giải một cách cụ thể về công cụ, cách thức tiến hành giáng bút1 nhƣ sau: Đồng nhân là ngƣời ngồi đồng trùm khăn che kín mặt, trực tiếp cầm kê để thánh thần nhập vào giáng bút, yêu cầu đối với đồng nhân phải là ngƣời biết chữ. Trong buổi cầu cơ còn có hai ngƣời hầu bút ngồi hai bên đồng nhân. Đó là thị độc (ngƣời nhìn vào đƣờng nét chữ in trên mâm gạo hoặc mâm cát do ngƣời cầm kêviết rồi đọc to); ngƣời hầu bút còn lại làthị tả sẽ nghe vàghi lại những câu, những chữ do ngƣời thị độc vừa đọc lên trên giấy. Cuối cùng là ngƣời chính tả chuyện soát lỗi chính tả, nếu thấy đúng thì sẽ viết lại và đƣa sang nhàcho thợ khắc in ngay, trƣờng hợp neeys chƣa thấy đúng thì ngƣời cầm kêsẽ gõnhẹ vào mâm gạo để xin thần giáng lại câu đó rồi mới đƣa cho thợ khắc in. Ở một số đàn trong buổi cầu cơ, ngoài những ngƣời nhƣ trên ra còn xuất hiện thêm hai đầu tử cầm hai đầu giá treo kê bút để ngƣời cầm kê không bị run tay khi thảo chữ. Kêbút (乩笔) làdụng cụ để các đồng nhân cầm viết chữ lên trên mâm gạo (mâm cát) sau khi đã đƣợc nhập thần. Kêbút thƣờng đƣợc làm từ cành đào mọc ở phía Đông. Việc những buổi giáng bút thƣờng dùng cành đào mọc ở phía Đông làm kê bút là vì dân gian quan niệm rằng cây đào là loại cây đƣợc trồng trong các vƣờn tiên. Cho nên ngƣời ta coi việc sử dụng cành đào làm kê bút để giúp cho việc cầu tiên diễn ra thuận tiễn vàlinh ứng hơn. Kê bút đa phần dài ba thƣớc, chu vi ba tấc, đầu đƣợc vót nhọn. Có kê bút đƣợc sơn son thếp vàng ở thân, phía cuối kê đƣợc đục một lỗi để luồn đầu dây qua cho hai đồng tử mỗi ngƣời cầm một đầu; cũng có kê bút ở đầu đẽo hình giống nhƣ mỏ con hạc cho nên cũng có lúc ngƣời ta gọi kêbút làhạc bút. 1 [72; 30, 31] 9 Phía cuối của kê bút cũng có lỗ nhƣng là để luồn dây treo lên cột xàcủa nhà hoặc treo lên kêgiá. Kêbàn (乩盘) (mâm kê) làdụng cụ để đựng cát hoặc gạo để cho ngƣời cầm kêviết chữ lên, sau đó ngƣời thị độc đọc cho ngƣời thị tả chép lại. Trƣớc khi cho gạo (cát) vào, mâm kê này thƣờng đƣợc phủ một lớp vải đỏ dƣới đáy. Khi bắt đầu cầu cơ, mâm kê này luôn đặt trƣớc một án thờ có khỏi hƣơng trầm nghi ngút. Kêgiá(乩架) làdụng cụ cóhình chữ Y đƣợc làm từ thân cây liễu dùng để treo kê bút, giúp ngƣời cầm kê đƣợc thoải mái viết chữ hơn. Song, chỉ có một số nơi dùng để kê giá. Thông thƣờng những buổi cầu cơ giáng bút ở Việt Nam, kê giá thƣờng đƣợc thay bằng hai đồng tử giữ hai đầu dây, hoặc đầu dây buộc kêbút sẽ treo trực tiếp lên xànhà. Về cách tổ chức Thiện đàn1, GS Đào Duy Anh có ghi chép theo bản Thiên thu kim giám chân kinh của Hƣớng Lạc hợp thiện đƣờng phố PhùLiễn tỉnh Thái Nguyên đƣợc giáng bút năm 1911: Trƣớc hết là Quan Thánh Đế quân giáng thơ và cáo thị rằng: Hôm trƣớc ở cuộc họp quần chân tại hội Sùng Ninh thấy Trần đại vƣơng (Hƣng Đạo) dẫn Phạm trấn đàn (Ngũ Lão) đến xin giáng phúc cho đàn này, ta cùng Văn Lã nhị đế (Văn Xƣơng và Lã Động Tân) đề tâu (Ngọc hoàng) ở điện Thông Minh đƣợc châu phêsắc cho các vị âm tƣớng giáng cho một bộ kinh Thiên thu kim giám. Văn Xƣơng đế quân chỉ thị cách bày đàn: Phía trên hết chính giữa đàn đặt tôn vị Ngọc hoàng. Ngoài cửa cấm môn đặt hƣơng án thờ các vị thần ở điện Thông Minh vàcác bộ Tam cung phối theo. 1 [53;307-308] 10 Bên tả ở ban trên thờ Trần Vƣơng (Hƣng Đạo), Đổng vƣơng (Phù Đổng thiên vƣơng), ban giữa thờ Tản Viên thần, Lýtôn thần (LýPhục Man); ban dƣới thờ Nhị thập bát tú. Bên hữu ở ban trên thờ Dao Trì Vƣơng Mẫu, ban giữa thờ Quan Âm bồtát và Vân Hƣơng thánh mẫu (Liễu Hạnh); ban dƣới thờ các công chúa (các nữ thần phụ theo Thánh mẫu) nƣớc Nam phối theo. Ngoài sân bày một hƣơng án để thờ các thần trung nghĩa âm dƣơng (trai gái). Kê bút thì dùng cành đào mọc ở phƣơng đông, dài 3 thƣớc, chu vi 3 tấc, đầu lấy 3 vuông sôvàng bọc lại, trên xuyên một lỗ lấy tơ ngũ sắc bện dây xâu cho qua đầu ra hai bên, mỗi bên tả hữu cho một tiểu đồng cầm đầu dây. Ở dƣới bút đặt cái long kỷ cao ba thƣớc, trên kỷ đặt bàn gỗ đào bọc vải đỏ, duy trƣớc mặt chừa một lỗ nhỏ. Quan thánh đế cầm thanh long đao đứng hầu bên kê bút để nhận chữ (viết trên gạo hay cát để trên bàn gỗ đào). Văn Lã nhị đế đứng hầu tả hữu. Bên hữu cửa cấm môn Đổng vƣơng cầm gƣơm dài đứng hầu. Nhƣ vâ ̣y có thể vẽ khái quá t về đàn tế cầ u cơ 1: 1 Cótham khảo phần vẽ “Mô hình cách thức bài tríở các Thiện đàn thông thƣờng” trong tài liệu [72; 33] 11 Tôn vị Ngọc Hoàng Phù Đổng thiên vƣơng Trần Hƣng Đạo Tản Viên thần Dao Trì vƣơng mẫu Các công chúa nƣớc Nam (Các nữ thần phụ theo Thánh Mẫu) Nhị thập bát tú Văn Xƣơng đế quân Vân Hƣơng Thánh Mẫu Quán Âm Bồ Tát LýTôn thần Quan Thánh đế cầm long đao Hƣơng án (Thờ trung nghĩa âm dƣơng) Lã Động Tân Mâm kê Ngƣời cầm kê Ngƣời thị độc Ngƣời thị tả Hƣơng án (Hƣơng án ở ngoài cửa cấm môn thờ các vị thần ở điện Thông Minh vàcác bộ Tam cung phối theo) 12 Ngƣời chính tả Phù Đổng thiên vƣơng cầm gƣơm dài 13 Về khái niệm kinh Giáng bút (văn Giáng bút, văn Thiện đàn): Trong bài viết Văn giáng bút của Trạng Trình ở đền thờ các vua Trần tại xã Tức Mặc của Nguyễn Thị Nguyệt, in trong Thông báo Hán Nôm học năm 1996 có ghi: Văn Giáng bút tiếng Hán còn gọi là “Phù kê” hoặc “Phù cơ” là một thể loại văn học mang tính chất thần bí. TS. Nguyễn Xuân Diện trong Văn thơ Nôm giáng bút với việc kêu gọi lòng yêu nước và chấn hưng văn hóa dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm ngày 12 - 13 tháng 11 năm 2004 có ghi: Giáng bút làhiện tượng saman trong văn hoá Việt Nam, thực hiện nghi lễ cầu cúng để mong muốn cósự phán truyền dạy dỗ của thần linh thông qua văn tự (Hán Nôm). Trong bài Hiện tượng giáng bút ở Việt Nam, GS. Vũ Ngọc Khánh cũng cóýkiến: Liên quan với tín ngưỡng Saman, ở Việt Nam cóhiện tượng giáng bút, cũng là hình thức giao lưu giữa con người trần tục và con người ở thế giới bên kia. Người ta thường tin rằng thần thánh đã về phán bảo với các con tin bằng hì nh thức giáng bút. Giáng bút làcóchữ nghĩa, có thơ ca. Như vậy việc giao lưu ở đây là giao lưu với người cóhọc (hoặc cóliên quan với học vấn), không hoàn toàn là tín ngưỡng vật linh nguyên thuỷ của người dân bình thường. Nhƣ vậy, kinh Giáng bút (văn Thiện đàn) là một thể loại văn học đặc biệt mang tính chất thần bíbằng việc thực hiện nghi lễ cầu cúng để mong muốn có đƣợc sự dạy dỗ của thần linh thông qua văn tự. Bàn về tác giả của kinh Giáng bút, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Cóýkiến cho rằng kinh Giáng bút chính làlời của Thánh, Thần, Tiên, 14 Phật nhƣ: Liễu Hạnh công chúa, Đức Thánh Trần, Phạm Ngũ Lão, Vân Hƣơng Thánh Mẫu, Văn Xƣơng đế quân… Cũng có luồng ý kiến cho rằng, vốn dĩ Thiện đàn là nơi mà con ngƣời lập nên để tổ chức đàn tế, cầu xin giáng bút nhằm mục đích mong nhờ vào hình thức mang tính chất tâm linh này để tuyên truyền lòng yêu nƣớc, khuyên con ngƣời làm việc thiện, tu tâm dƣỡng tính, giữ gìn đạo cƣơng thƣờng, và kinh giáng bút chƣa chắc đã chính là của các vị thánh thần đƣợc xin giáng, mà đó chỉ làthác lời của vị đƣợc cầu giáng thôi. Theo chúng tôi, dù kinh Giáng bút làcủa các vị thánh thần hay chỉ là thác lời của các vị thánh thần, thìnội dung của kinh Giáng bút vẫn hết sức giá trị, luôn hƣớng con ngƣời tới điều thiện và vun đắp lòng yêu nƣớc. Vìlàmột vấn đề liên quan tới tâm linh và chƣa có lời giải đáp đƣợc chứng thực, nên trong luận văn này, chúng tôi sẽ dùng từ “thác danh” mỗi khi nói về tác giả của kinh giáng bút. Nội dung của kinh giáng bút cũng chính là mục đích hoạt động của các Thiện đàn, tập trung vào hai vấn đề chính là: Kêu gọi lòng yêu nƣớc thƣơng nòi vàchấn hƣng văn hóa dân tộc. Hì nh thức của kinh giáng bút: Về mặt văn tự: Khi phong trào Thiện đàn mới xuất hiện, các Thiện đàn phần nhiều giáng kinh chữ Hán nhƣng từ đầu thế kỷ XX về sau thì các đàn thƣờng giáng kinh chữ Nôm, các kinh chủ yếu là do tiên thánh Việt Nam giáng. Về mặt thể loại: tán, tụng, phú, ca, ngâm, thơ… Về mặt từ ngữ: từ ngữ điêu luyện, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Về vấn đề minh họa: chủ yếu làbản in, một số bản cókèm hình vẽ. 15 Hiện tại, tại thƣ viện Hán Nôm có lƣu giữ trên dƣới 200 tài liệu là thơ văn giáng bút1. 1.1.2. Đức Thánh Trần Trong tâm thức ngƣời dân Việt Nam, Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn làbậc anh hùng cái thế, làbậc danh nhân đức tài trọn vẹn, đủ cả nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, hết lòng yêu thƣơng quân dân, coi trọng điều phải, hiểu rõcuộc đời, sẵn sàng xông pha nơi chiến trận. Về năm sinh của ngài, hiện nay đây vẫn làmột vấn đề bỏ ngỏ. Trong chính sử, không ghi năm sinh của ngài, màchỉ ghingài mất vào năm Canh Tý (1300). Cha là An Sinh Vƣơng Trần Liễu, mẹ làbàNguyệt. Năm 1251,ngài lấy công chúa Thiên Thành, trở thành con rể của Thƣợng hoàng Trần Thừa và làem rể vua Trần Thái Tông. Sau đó, ngài đƣợc phong là Hƣng Đạo Vƣơng. Từ năm 1257 - 1288, ngài chỉ huy quân đội, ba lần toàn thắng quân Nguyên Mông. Năm Trùng Hƣng 5 (1289) khi triều đình xét công trạng, ngài đƣợc tiến phong là Hƣng Đạo Đại Vƣơng, đƣợc ngƣời đời tôn làanh hùng dân tộc. Năm 1300, ngài mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, đƣợc phong là Thái sƣ Thƣợng phụ thƣợng quốc công Nhân Vũ Hƣng Đạo Đại Vƣơng. Vợ của ngài làcông chúa Thiên Thành, sau này bà đƣợc phong làNguyên từ quốc mẫu. Ngài có bốn ngƣời con và đều cócông trong việc cầm quân tham gia chống giặc Nguyên Mông. Đó là Hƣng Vũ Vƣơng Trần Quốc Nghiễn, Hƣng Hiến Vƣơng Trần Quốc Uất, Hƣng Nhƣợng Vƣơng Trần Quốc Tảng, Hƣng Trí Vƣơng Trần Quốc Hiện vàhai cô con gái làcông chúa Quyền Thanh (vợ vua Trần Nhân Tông) vàAnh Nguyên quận chúa (vợ của Phạm Ngũ Lão). Tất cả bốn ngƣời con trai của ngài sau này đều đƣợc tôn là Đức ông, hai cô con gái của ngài đƣợc tôn làNhị vị Vƣơng cô. Gia đình Đức Thánh Trần thuộc hàng đại tộc 1 Xem bảng thố ng kê ở phầ n Phu ̣ lu ̣c 1, tr.88 trong khóa luâ ̣n này. 16 tôn quýthời Trần, cócông lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, giành lại tự do cho đất nƣớc vàxây dựng vƣơng triều nhàTrần. Không chỉ có một gia đình tôn quý, thân thế và phẩm chất của Đức Thánh Trần cũng luôn đƣợc ngƣời đời ca ngợi. Không chỉ làmột nhàquân sự thiên tài, tinh thông thao lƣợc, màông còn hết mực trung thành với vua với nƣớc, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích bản thân, gần gũi, tin yêu ngƣời dƣới, luôn đau đáu một lòng vì dân vì nƣớc tới hơi thở cuối cùng. Lời tựa cuốn Trần Hưng Đạo, nhà quân sự thiên tài, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp có ghi: Trong sự nghiệp hiển hách của nhà Trần, Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông là người có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng, luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, tinh thần biết dựa vào sức mạnh của dân trong cả nước, biết gạt bỏ hiềm khích riêng tư, luôn lấy đại nghĩa là trọng để đoàn kết tôn thất, triều đình và tướng lĩnh, nêu cao tinh thần “quyết chiến” không sợ kẻ thù hung bạo. Đó là cội nguồn của thắng lợi1. Đó là những lời nhận xét khảng khái, chân thành của một vị Đại tƣớng tài ba của dân tộc dành cho Quốc quân tiết chế Hƣng Đạo Đại Vƣơng. Với kinh nghiệm thao lƣợc của mình, Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn đã để lại những cuốn sách về quân sự còn vang vọng mãi mai sau. Đó là Dụ chư tỳ tướng hịch văn, đó là Binh thư yếu lược, đó là Vạn Kiếp binh thư. Ngài đã trở thành tấm gƣơng rèn đức luyện tài, tinh thông kinh sử, thành thạo văn chƣơng, viết nên những thiên cổ hùng văn hừng hực lòng yêu nƣớc và căm thù giặc, thấu hiểu lục thao tam lƣợc, quán thông tri thức quân sự. “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ” - chỉ một câu nói này thôi cũng đủ để ta hình dung đƣợc tầm ảnh hƣởng của ngài lớn mạnh nhƣ thế nào trong tâm thức ngƣời dân Việt Nam. Sau khi ngài qua đời, tục thờ phụng ngài 1 [60;13] 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan