Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Du lịch việt nam thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Du lịch việt nam thực trạng và giải pháp

.PDF
47
121
137

Mô tả:

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH PHỤ LỤC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DU LỊCH VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Hà Nội, tháng 6/2014 MỤC LỤC PHỤ LỤC 1. NGHỊ QUYẾT SỐ 45-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI VỚI QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH .................................................................................2 PHỤ LỤC 2. CHỈ THỊ SỐ 46-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG VỀ LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI ..................8 PHỤ LỤC 3. TÓM TẮT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ..................................................................11 PHỤ LỤC 4. THỐNG KÊ KHÁCH DU LỊCH ..................................................................19 PHỤ LỤC 5: TÌNH HÌNH DU LỊCH THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG TỚI DU LỊCH VIỆT NAM .......................................................................................................................................20 PHỤ LỤC 6. THỐNG KÊ VỀ LỮ HÀNH, VẬN CHUYỂN KHÁCH ............................. 31 PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH SÂN GÔN TẠI VIỆT NAM ................................................34 PHỤ LỤC 8: THỐNG KÊ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ........................................... 36 PHỤ LỤC 9: DANH MỤC CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA, ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA, ĐÔ THỊ DU LỊCH THEO QUY HOẠCH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN 2030..........43 1 Phụ lục 1. Nghị quyết số 45-CP của Chính phủ về đổi với quản lý và phát triển ngành du lịch CHÍNH PHỦ ******** Số: 45-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 1993 NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 45-CP NGÀY 22-6-1993 VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Tại phiên họp ngày 21-4-1993 Chính phủ đã quyết nghị về những chủ trương biện pháp đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch trong thời gian tới, theo phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đề ra. I. DU LỊCH LÀ MỘT NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DẤT NƯỚC Du lịch là một ngành kinh tế mang tích chất tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có diều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hoá lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giầu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giầu lòng nhân ái. Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quả nhất định về kinh tế. Song do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tính chất và tác dụng nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội của hoạt động du lịch, nên công tác quản lý Nhà nước còn bị buông lỏng. Điều đáng lưu ý là chúng ta chưa có chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước và từng vùng, từng địa phương, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong sự nghiệp phát triển du lịch; 2 chưa có quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng ngành; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong ngành du lịch còn thiếu thốn, lạc hậu, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có giá trị chưa được tu bổ, tôn tạo, khai thác, nội dung du lịch còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ kém, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động du lịch những năm qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong tình hình mới. Từng lúc, từng nơi đã có những tác động xấu về trật tự và an ninh xã hội. II. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Trong sự nghiệp đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch theo định hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra cần nhất quán những quan điểm sau: - Là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, việc phát triển ngành du lịch phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu chính. Đồng thời, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc và nhân phẩm của con người Việt Nam. - Tính đa ngành của hoạt động du lịch dòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Nhà nước. - Thực hiện cơ cấu kinh tế có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch nhưng Nhà nước làm là chính nhằm khai thác triệt để mọi khả năng về tiền vốn, kỹ thuật, trí thức và lao động ở trong và ngoài nước để phát triển du lịch. - Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế, coi đó là một hướng chiến lược, đồng thời chú trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về tham quan, du lịch trong và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế để làm cho ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh, sớm đuổi kịp ngành du lịch của các nước phát triển ở trong vùng và trên thế giới, đưa du lịch nước ta trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong nước, tạo công ăn, việc làm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về tham quan du lịch. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2000: 3 Tập trung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước, hình thành các trung tâm du lịch với những sản phẩm đặc sắc hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để xây dựng mới và cải tạo nâng cấp những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có nhằm phấn đấu đến năm 1995, có thể đón tiếp và phục vụ được trên 1 triệu lượt khách quốc tế và đến năm 2000, đón được khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế; tăng doanh thu ngoại tệ tối thiểu gấp 10 lần so với năm 1992. III. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước và từng vùng lãnh thổ: - Bổ xung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách về du lịch để đảm bảo quản lý Nhà nước chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước. - Nhanh chóng kiện toàn Tổng cục Du lịch: xúc tiến thành lập các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố là trung tâm du lịch; quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn cán bộ của ngành du lịch. - Sắp xếp lại hệ thống kinh doanh du lịch theo hướng chuyên môn hoá nghề nghiệp du lịch và khách sạn để nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. - Thực hiện đấu thầu hoặc cổ phần hoá một số khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ... nhằm khuyến khích và huy động vốn của các thành phần kinh tế trong nước tham gia hoạt động du lịch. 2. Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước và quy hoạch 3 vùng du lịch trọng điểm: Tổng cục Du lịch cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tiến hành ngay việc lập quy hoạch phát triển du lịch trong cả nước và từng vùng, trước tiên là vùng thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tầu, vùng Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng và vùng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; lập kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới các cơ sở hạ tầng và khách sạn trong cả nước và từng địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. 3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học phát triển du lịch: Tổng cục Du lịch duy trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp xây dựng đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học cho ngành du lịch theo hướng sau đây: 4 - Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và chức danh tiêu chuẩn công chức, viên chức để tiến hành soát xét, xác định số cán bộ, nhân viên cần đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ quản lý và kinh doanh về nghiệp vụ, kỹ thuật, ngoại ngữ bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm sớm ứng dụng được kiến thức khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ và quản ký hiện đại vào ngành du lịch. - Nhanh chóng củng cố, xắp xếp kiện toàn lại các trường du lịch, đào tạo đội ngũ giáo viên giỏi lý thuyết và thực hành, nghiên cứu hoàn chỉnh nội dung chương trình, từng bước xây dựng mô hình đào tạo "trường - khách sạn" để gắn quá trình đào tạo với thực hành, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của đất nước trước mắt và lâu dài. - Tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước để xây dựng các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành và chọn cử cán bộ, nhân viên, học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. 4. Phát triển nhanh cơ sở vật chất, kỹ thuật và cở sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển du lịch: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước và từng vùng du lịch, Tổng cục Du lịch phối hợp cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và một số Bộ, ngành lên quan lập đề án huy động nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho ngành du lịch theo hướng sau đây: - Tổng cục Du lịch cùng các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố sớm lập đề án trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng, khách sạn lớn ở một số vùng trọng điểm du lịch. - Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư phối hợp cùng Tổng cục Du lịch lập đề án gọi vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, sân bay, bến cảng...) và những khách sạn lớn, trang bị hiện đại ở những trung tâm du lịch. - Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng kiểm tra đánh giá lại toàn bộ tài sản cố định hiện có của ngành du lịch (bao gồm cả các cơ sở thuộc các ngành, các đoàn thể và địa phương) để có điều kiện tính đúng, tính đủ trong hạch toán, tính đúng khấu hao theo thực tế và có kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu kinh doanh. - Tổng cục Du lịch phối hợp cùng với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố rà soát các nhà khách, nhà nghỉ, công sở của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể có thể sử dụng ngay hoặc có thể sửa chữa nâng cấp thành khách sạn đón khách du lịch - chuyển các cơ sở này sang kinh doanh theo pháp luật hiện hành của Nhà nước. 5 - Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng đề án từng bước việc mở rộng nâng cấp một số sân bay, nâng cấp đường quốc lộ 1A và một số trục đường quan trọng trên các tuyến du lịch trọng điểm, cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam, mở rộng nâng cấp một số cảng biển, cảng sông và mở một số tuyến tàu biển chở khách du lịch; từng bước hình thành cửa khẩu quốc tế hiện đại của đất nước để đón khách du lịch quốc tế. - Tổng cục Bưu điện xây dựng đề án hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc trong nước và hệ thống viễn thông quốc tế phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có nhu cầu phát triển du lịch. - Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính cùng Tổng cục Du lịch và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp xây dựng trình Chính phủ đề án tôn tạo, bảo dưỡng các di tích lịch sử, công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh, tạo ra các điểm hấp dẫn khách du lịch. - Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Thể dục thể thao cùng Tổng cục Du lịch xây dựng đề án đưa các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân tộc, thể thao truyền thống phục vụ vui chơi giải trí trong du lịch để loại bỏ các tiêu cực tác động vào đời sống kinh tế xã hội. 5. Cải tiến các thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải quan phối hợp cùng Tổng cục Du lịch sửa đổi bổ sung các thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh của khách du lịch cho phù hợp với tình hình thực tế của ta và thông lệ quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch vào nước ta, đồng thời bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Bộ Văn hoá - Thông tin, Tổng cục Hải quan cùng Tổng cục Du lịch trình Chính phủ những qui định về quản lý kinh doanh trong nội địa và xuất nhập văn hoá phẩm, đồ giả cổ... tạo điều kiện cho khách du lịch mua, bán và mang ra, mang vào những vật phẩm này một cách thuận tiện, đúng pháp luật. 6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng cáo du lịch: - Xúc tiến việc ký các hiệp định hợp tác du lịch với các nước, nhất là các nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, có kế hoạch hợp tác chặt chẽ với các nước có chung biên giới với nước ta để xây dựng và phát triển tuyến du lịch liên hoàn giữa nước ta với những nước đó. - Tổ chức việc mở đại diện du lịch của nước ta ở nước ngoài, trước hết chú trọng những nước hiện đang là đầu mối giao lưu quốc tế; đồng thời chủ động xây cất nhà cho các hãng du lịch nước ngoài thuê để mở Văn phòng đại diện ở Việt Nam nhằm mở rộng tuyên truyền quốc tế, thu hút khách du lịch và vốn đầu tư 6 nước ngoài, tranh thủ vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức. Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Tổng cục Du lịch và các ngành có liên quan đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng các cho du lịch Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều hình thức khác. IV. TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch xây dựng các đề án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết này, định kỳ hàng quí và hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả công việc đã làm. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân địa phương thực hiện có kết quả Nghị quyết này. Võ Văn Kiệt (Đã ký) 7 Phụ lục 2. Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới CHỈ THỊ SỐ 46-CT/TW NGÀY 14/10/1994 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG (KHÓA VII) VỀ LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI Những năm gần đây, ngành du lịch nước ta đã có những tiến bộ bước đầu trong việc tổ chức đón ngày càng nhiều khách nước ngoài đến Việt Nam, Việt kiều về thăm Tổ quốc và nhân dân đi du lịch trong và ngoài nước; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giao lưu văn hóa, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết thêm về con người, đất nước Việt Nam, tranh thủ được thiện cảm và sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp một phần cho thu nhập trong nước. Tuy nhiên, ngành du lịch nước ta còn ở trình độ thấp, hiệu quả kinh doanh - xây dựng chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu; ý thức phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn các tệ nạn xã hội chưa cao; hình thức kinh doanh, phục vụ còn nghèo, chất lượng kém. Đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo tốt, kinh nghiệm ít, số lượng thiếu, trình độ nghiệp vụ và kiến thức chưa cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch thiếu thốn, lạc hậu, phân tán. Tài nguyên và môi trường du lịch chưa được tu bổ, tôn tạo, giữ gìn và khai thác hợp lý. Việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch chưa được quan tâm thường xuyên. Những hiện tượng trong du lịch còn xẩy ra. Các thủ tục tổ chức đón tiếp, hướng dẫn khách còn phiền hà, sơ hở. Việc quản lý các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch theo đúng pháp luật chưa được coi trọng. Những khuyết điểm trên do nhiều nguyên nhân. Chưa có nhận thức đúng về vị trí và tầm quan trọng về nhiều mặt của du lịch. Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước còn chậm, chưa có quy hoạch du lịch cụ thể cho từng vùng, từng địa phương. Công tác quản lý nhà nước về du lịch trong nhiều năm bị buông lỏng, nhất là đối với các thành phần ngoài quốc doanh. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc phát triển du lịch gắn với việc chống tệ nạn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội. Đầu tư cho lĩnh vực du lịch còn hạn chế. Tổ chức bộ máy, công tác đảng, đoàn thể trong ngành chưa được chú trọng củng cố, tăng cường. Trong tình hình mới, sự nghiệp du lịch cần được phát triển theo những quan điểm sau đây: - Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt; kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa 8 thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. - Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức kinh doanh du lịch dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ đạo. - Mở rộng giao lưu và hợp tác để phát triển du lịch quốc tế, đồng thời chú trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu về du lịch ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu đất nước, quê hương, tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Mục tiêu của ngành du lịch từ nay đến năm 2000 là đổi mới và phát triển các cơ sở và phương thức kinh doanh phục vụ, tạo được các sản phẩm du lịch mang tính dân tộc, kết hợp với tính hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đón khách du lịch và những chỉ tiêu kinh tế, xã hội Nhà nước giao, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ và lành mạnh du lịch Việt Nam vào đầu thế kỷ 21. Để lãnh đạo thực hiện phương hướng và mục tiêu trên, các cấp ủy, các tổ chức đảng thực hiện tốt những việc dưới đây: 1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác du lịch, đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển đảng và các đoàn thể nhân dân trong ngành du lịch. 2- Chỉ đạo các cơ quan nhà nước tăng cường quản lý; ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, luật pháp về công tác du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, bảo đảm có hiệu quả kinh tế cao, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, tăng cường giao lưu quốc tế. Nhanh chóng kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp du lịch của nhà nước đến các doanh nghiệp du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác, và sắp xếp hệ thống doanh nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa. 3- Chỉ đạo ngành du lịch đổi mới quản lý, phối hợp với các ban, ngành, địa phương, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, để: - Hướng dẫn, tổ chức phát triển du lịch theo đúng pháp luật, chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở du lịch theo hướng lành mạnh, văn minh hiện đại, tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng cao và đặc sắc của từng địa phương, từng vùng và cả nước để thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. - Quản lý và phục vụ tốt khách du lịch nước ngoài từ khi vào đến khi ra khỏi nước ta, vừa giảm thủ tục phiền hà để khách an tâm, thoải mái, vừa bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 9 - Có kế hoạch huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch. - Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ du lịch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên du lịch về trình độ chính trị, nghiệp vụ du lịch và an ninh. Chú trọng giáo dục toàn dân về công tác du lịch để phát huy lòng hiếu khách của dân tộc, nâng cao dân trí, tạo môi trường cho du lịch phát triển, làm cho khách du lịch hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam, tăng thêm thiện cảm và sự ủng hộ của họ đối với đất nước ta. - Chỉ đạo việc phối hợp chặt chẽ liên ngành để đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch nhằm đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo du lịch ra nước ngoài, thông tin đối ngoại, mở rộng thị trường, thu hút khách và vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch. 4- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng và Tổng cục Du lịch tiến hành thông tin, tuyên truyền quảng cáo, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước về công tác du lịch, vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của ngành Du lịch, nêu gương người tốt, việc tốt, chống biểu hiện tiêu cực trong hoạt động du lịch. 5- Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, ban cán sự đảng, đảng đoàn tổ chức quán triệt và thực hiện chỉ thị này. T/M BAN BÍ THƯ Đào Duy Tùng (Đã ký) 10 Phụ lục 3. Tóm tắt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ __________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 2473/QĐ-TTg ____________________________________ Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” __________ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Du lịch ngày 27 tháng 6 năm 2005; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" với những nội dung chủ yếu sau đây: 1. Quan điểm a) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. b) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. c) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; Chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. d) Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. đ) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch. 11 2. Mục tiêu a) Mục tiêu tổng quát Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. b) Mục tiêu cụ thể - Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011- 2020 đạt 11,5-12%/năm; - Năm 2015: Việt Nam đón 7-7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36-37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 3035% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. - Năm 2020: Việt Nam đón 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35-40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. - Năm 2030: tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020. 3. Giải pháp a) Phát triển sản phẩm du lịch - Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. - Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu, tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch. - Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch: + Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. 12 + Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE. + Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng: tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa-lịch sử. + Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển. + Vùng Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên. + Vùng Đông Nam Bộ, gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo. + Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE. b) Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch - Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch; hiện đại hóa mạng lưới giao thông công cộng; quy hoạch không gian công cộng. - Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục, đào tạo đủ điều kiện, tiện nghi phục vụ khách du lịch. - Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch; cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác. c) Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch 13 - Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. - Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao. - Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. d) Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch - Về phát triển thị trường khách du lịch: + Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày. + Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm; + Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Sing-ga-po, Ma-laixi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Úc); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); Bắc Âu; Bắc Mỹ (Mỹ, Ca-na-đa) và Đông Âu (Nga, Ukraina); mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ... - Về xúc tiến quảng bá du lịch: + Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa. - Về phát triển thương hiệu du lịch: + Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển những thương hiệu du lịch có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. + Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất. 14 đ) Đầu tư và chính sách phát triển du lịch - Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch; có chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. - Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch; các khu, tuyến, điểm du lịch thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển du lịch. - Thực hiện chính sách phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm. - Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nhân lực và quảng bá, xúc tiến du lịch. e) Hợp tác quốc tế về du lịch - Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế; gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. - Mở rộng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. g) Quản lý Nhà nước về du lịch - Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và liên quan đến du lịch; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch. - Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển; Tăng cường phối hợp, liên kết giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng, miền, địa phương để phát triển du lịch. - Thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao; Nhà nước tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch. - Thực hiện việc thống kê, theo dõi, quản lý luồng khách và chi tiêu đối với du lịch ra nước ngoài trong mối tương quan với việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trong nước. 15 - Tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát, duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng ngành du lịch, qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch. - Tăng cường phân cấp trong quản lý, đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, đồng thời tạo sự chủ động, năng động của doanh nghiệp và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch. - Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch theo hướng cổ phần hóa toàn bộ phần vốn nhà nước; khuyến khích doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. - Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu thị trường và xúc tiến, quảng bá du lịch. - Đẩy mạnh nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường trong mọi hoạt động du lịch. 4. Chương trình hành động a) Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch - Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định của Luật Du lịch và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan. - Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương tới địa phương, trong đó hình thành tổ chức liên kết phát triển du lịch cấp vùng. - Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành du lịch. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch ở mọi cấp. b) Hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực - Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam - Chiến lược marketing du lịch - Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch c) Thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch 16 - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đếm năm 2030. - Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quy hoạch và đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cấp tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Chương trình liên kết phát triển du lịch liên tỉnh, theo vùng và trong khu vực d) Triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch - Chương trình quản lý chất lượng du lịch - Chương trình nâng cao nhận thức và văn minh ứng xử du lịch - Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch - Chương trình hành động quốc gia về du lịch - Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia - Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch - Chương trình áp dụng tài khoản vệ tinh du lịch - Các đề án phát triển du lịch chuyên đề: Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến 2020; Đề án phát triển du lịch các tỉnh biên giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược 1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết vào cuối năm 2015 và tổng kết vào cuối năm 2020. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện các mục tiêu của Chiến lược; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. 17 Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (5b). 18 Phụ lục 4. Thống kê khách du lịch BÁO CÁO SỐ LIỆU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM (Giai đoạn 2000 - 2013) Chỉ tiêu Khách quốc tế (lượt khách) 2000 2.140.100 2001 2.330.050 2002 2.627.988 2003 2.428.735 2004 2.927.873 2005 3.477.500 2006 3.583.486 2007 4.229.350 2008 4.235.792 2009 3.747.431 2010 5.049.855 2011 6.014.032 2012 6.847.678 2013 7.572.352 1.821.595 2.335.180 263.359 200.471 842.919 941.849 2.702.430 224.081 656.975 3.300.827 224.978 703.545 3.283.237 151.651 800.904 3.025.625 65.935 655.871 4.061.712 50.500 937.643 5.031.586 46.321 936.125 5.575.904 285.545 986.229 5.979.953 193.261 1.399.138 2.038.522 2.068.875 495.698 575.812 508.283 560.903 434.997 377.896 2.605.749 673.782 600.987 348.831 2.432.912 844.332 510.519 268.029 2.240.948 742.118 517.814 246.551 3.110.415 1.023.615 574.082 341.743 3.651.299 1.003.005 1.007.267 352.461 4.135.611 1.165.966 1.150.934 395.167 4.640.882 1.266.917 1.259.554 404.999 I. Chia theo phương tiện đến - Đường không - Đường biển - Đường bộ 1.113.140 256.052 770.908 1294465 284.612 750.973 1540108 309.080 778.800 1394860 241.205 792.670 1.103.421 398.539 370.131 268.009 1.225.161 395.158 390.229 319.502 1.460.546 445.751 430.994 290.697 1.238.584 468.429 392.256 329.466 1.583.985 521.666 467.404 354.818 56.355 4.011 8.556 359 124.557 30.845 212.370 9.785 32.058 12.347 53.452 7.061 10.138 27.918 20.378 208.642 839 6.425 6.017 152.755 5.285 2.771 86.492 18.760 29.100 5.577 26.366 9.347 12.337 626.476 68.162 264.559 11,2 64.673 4.570 8.944 415 76.620 35.963 200.061 10.780 39.096 15.592 75.167 11.116 11.608 40.696 26.265 230.470 1.837 7.920 8.092 204.860 6.897 3.565 99.700 20.035 32.110 7.406 31.789 10.877 13.797 672.846 84.085 272.198 11,7 69.682 4.476 10.325 434 69.538 43.552 211.072 11.815 46.327 18.125 105.060 13.456 12.221 37.237 46.086 259.967 1.131 8.586 7.964 279.769 8.266 4.149 111.546 25.306 35.261 10.306 40.999 14.444 13.394 724.385 96.624 286.485 13,0 63.348 4.387 9.017 592 84.256 40.063 207.866 10.432 44.609 16.079 130.076 16.799 8.976 75.396 48.662 218.928 1.369 7.404 8.604 209.730 8.104 4.312 86.791 22.983 36.870 5.851 40.123 12.599 11.227 693.423 93.292 206.567 13,5 71.016 5.371 10.427 532 90.839 53.813 256.906 12.172 56.561 17.664 232.995 18.500 11.305 34.215 55.717 272.473 1.441 8.435 12.249 267.210 10.489 5.625 104.025 24.542 50.942 11.340 53.682 15.588 12.957 778.431 128.661 241.750 14,5 82.909 6.693 13.071 339 198.582 63.780 274.379 15.036 69.378 22.942 325.882 23.093 16.299 42.736 80.602 330.197 2.392 9.738 24.895 338.509 13.754 4.657 133.432 31.650 82.240 19.636 86.844 17.912 15.360 717.409 148.839 264.315 16,1 84.264 7.725 14.770 1.561 154.956 73.744 274.663 18.050 76.745 26.546 421.741 21.315 15.746 33.980 105.558 385.654 1.877 12.684 28.776 383.896 14.162 5.342 132.304 27.355 104.947 22.131 123.804 18.816 16.686 516.286 172.519 284.883 17,5 107.468 16.032 19.577 1.914 150.216 89.467 319.291 21.274 101.821 36.520 475.388 23.342 22.510 31.728 153.507 408.323 1.923 11.775 43.300 418.333 19.709 6.344 163.790 32.462 138.190 25.923 167.043 23.537 21.195 574.627 224.619 378.202 19,2 107.091 15.000 17.020 1.930 129.676 86.799 303.175 20.407 102.769 35.414 449.043 24.869 21.092 30.920 174.545 414.851 1.950 15.164 49.004 393.091 20.809 8.524 182.068 45.865 158.533 24.581 182.385 29.129 19.697 643.344 234.692 292.355 20,0 115.492 13.500 16.027 1.737 118.260 84.638 270.036 19.615 101.834 34.746 360.065 27.314 18.980 26.059 165.623 403.027 1.755 13.326 66.203 356.665 18.441 9.640 172.959 45.765 138.370 21.141 159.568 28.093 19.698 518.948 217.166 182.740 25,0 139.152 16.605 20.417 2.136 254.553 102.150 334.007 24.383 123.177 43.750 495.902 51.470 24.672 37.380 211.337 430.993 2.176 16.792 82.751 442.089 24.620 10.615 199.351 69.222 170.739 29.602 222.839 27.535 25.266 905.360 278.155 230.659 28,0 156.290 16.256 21.864 2.235 423.440 106.416 361.051 25.733 113.938 45.025 536.408 55.383 28.349 118.495 233.132 439.872 2.216 19.526 101.631 481.519 26.513 11.342 211.444 86.790 172.454 32.474 182.820 29.957 25.537 1.416.804 289.762 239.356 30,0 170.346 18.914 331.939 113.563 409.385 27.970 106.608 45.862 700.917 60.857 31.337 150.678 299.041 443.826 19.928 174.287 576.386 26.621 16.204 219.721 99.192 196.225 31.305 225.866 35.735 28.740 1.428.693 289.844 567.688 32,5 184.663 21.572 342.347 104.973 398.990 25.649 97.673 47.413 748.727 70.390 32.143 122.823 339.510 432.228 21.157 298.126 604.050 30.957 14.660 209.946 100.501 195.760 33.183 268.968 31.493 28.423 1.907.794 19 319.636 538.597 35,0 17.400 20.500 23.500 22.000 26.000 31.000 51.000 56.000 60.000 70.000 96.000 130.000 160.000 200.000 II. Chia theo mục đích của chuyến đi - Du lịch, nghỉ ngơi - Đi công việc - Thăm thân nhân - Các mục đích khác III. Chia theo thị trường khách Anh Áo Bỉ Brunây Campuchia Canada Đài Loan Đan Mạch Đức Hà Lan Hàn Quốc Indonesia Italy Lào Malaysia Mỹ Myanmar Na uy Nga Nhật Niudilân Phần Lan Pháp Philippin Singapore Tây Ban Nha Thái Lan Thuỵ điển Thuỵ sĩ Trung quốc Úc Các thị trường khác KDL Nội địa (triệu lượt) Thu nhập từ khách du lịch (tỷ đồng)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan