Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Đầu tư chứng khoán Dự báo tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam...

Tài liệu Dự báo tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam trong thời gian tới

.DOCX
54
373
69

Mô tả:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Phương Luyến Nhóm thực hiện: Nhóm 8 Hà Nội, ngày 05/04/2015 Mục lục A. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. B. Mở đầu Giới thiệu đề tài Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết cấu Nội dung Phần I. Tổng quan về thị trường chứng khoán (TTCK) 1. Các khái niệm 1.1 Chứng khoán 1.2 Thị trường chứng khoán 2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 2.1 Chức năng của thị trường chứng khoán 2.2 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 2.3 Các thành phần tham gia thị trường trường chứng khoán 3. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam Phần II. Các yếu tố kinh tế vĩ mô và tác động đối với thị trường chứng khoán 1. 2. 3. 4. 5. Hệ thống chính sách Hệ thống pháp luật Lạm phát Lãi suất Tỷ giá hối đoái Phần III. Lượng hóa mối quan hệ giữa chỉ số VN-Index với các yếu tố kinh tế vĩ mô. C. Kết luận Tài liệu tham khảo A. Mở đầu 1. Giới thiệu đề tài 2. 3. 4. 5. 6. 7. Đề tài nhóm thực hiện nghiên cứu:” Dự báo tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới”. Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán đã được hình thành khá lâu trên thế giới và trải qua những thăng trầm nhưng đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. TTCK là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường. Đến nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã xây dựng và hình thành TTCK, kể cả các nước đang phát triển. TTCK Việt Nam mặc dù hình thành chưa lâu nhưng đã có những đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, giúp đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình kinh tế, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế toàn cầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam TTCK đã có nhiều biến động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì thế nhóm muốn nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô đến TTCK nhằm đưa ra dự báo cho TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô đến TTCK và từ đó đưa ra dự báo. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là thu thập thông tin từ giáo trình, sách báo, các thông tin kinh tế của đất nước, sự quan sát, thu nhập số liệu thực tế để từ đó đưa ra kết luận. Đồng thời sử dụng mô hình hồi quy OLS kiểm định sự phụ thuộc của chỉ số VN-Index đối với các yếu tố vĩ mô. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố kinh tế vĩ mô như: hệ thống chính sách, pháp luật, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chỉ số VN-Index và sự tác động của các yếu tố này đến thị trường chứng khoán Phạm vi nghiên cứu là thị trường chứng khoán Việt Nam với các số liệu theo thời gian cụ thể từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2014. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài nghiên cứu và làm rõ những ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô đến TTCK. Qua đó giải thích được những biến động của TTCK trong thời gian qua và đưa ra những dự báo cho thời gian tới. Kết cấu Gồm có các nội dung:  Tổng quan về TTCK  Các yếu tố vĩ mô và tác động với TTCK  Lượng hóa mối quan hệ giữa chỉ số VN-Index và các yếu tố kinh tế vĩ mô  Đưa ra dự báo B. Nội dung Phần I. Tổng quan về thị trường chứng khoán 1. Các khái niệm 1.1 Chứng khoán Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu 1.2 Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. 2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động 2.1 Chức năng của thị trường chứng khoán 2.1.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. 2.1.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. 2.1.3 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. 2.1.4 Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. 2.1.5 Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 2.2 Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 2.2.1 Nguyên tắc cạnh tranh Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá. 2.2.2 Nguyên tắc công bằng Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó. 2.2.3 Nguyên tắc công khai 2.2.4 Nguyên tắc trung gian Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản. 2.2.5 Nguyên tắc tập trung Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản. 2.3 Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán 2.3.1 Nhà phát hành Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức phát hành các chứng khoán. 2.3.2 Nhà đầu tư Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Gồm có: - Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời. - Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. 2.3.3 Các công ty chứng khoán Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh. 2.3.4 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt nam. Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. 3. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 20/7/2000 và SGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005 (trước đó các SGDCK hoạt động với mô hình là các Trung tâm Giao dịch chứng khoán và tổ chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Ngay từ khi bước vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những tác động đến nền kinh tế. 3.1 Giai đoạn 2000 – 2005 Có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu chính phủ được niêm yết giao dịch. Từ đó đến năm 2005, thị trường luôn ở trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm 2001. Xuất phát ở mốc 100 điểm vào ngày 28/7/2000 VN- Index có bước chạy đà đầy triển vọng khi vượt mốc 500 điểm lần đầu tiên vào ngày 18/6/2001 nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% gía trị, sụt xuống khoảng 200 điểm. Trong năm năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là ít hàng hóa, các doanh nghiệp niêm yết là doanh nghiệp nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước. Trong thời kì này, trị trường chứng khoán chưa tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế nước ta, dòng vốn chủ yếu vẫn là từ các ngân hàng. Ngày 8/5/2005 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ của thị trường dần dần xuất hiện. tỉ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% ( trừ lĩnh vực ngân hàng).Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán nhà nước, đến hết năm 2005 tổng giá trị thị trường chứng khoán ở Việt Nam đạt gần 40000 tỷ đồng, chiến 0,69% tổng thu nhập quốc nội. Thị trường chứng khoán Việt Nam có 4500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28300 tài khoản giao dịch. Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44600 tỷ đồng, giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt gần 1%. Đây là một thành công, nhưng do xuất phát điểm thấp nên quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, giá trị tăng thêm của 1% tăng lên không cao và do vậy đến nay nước ta vẫn chưa ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp. 3.2 Giai đoạn 2006 – 2009 Năm 2006 là mốc thời gian đánh dấu bước phát triển đột phá của thị trường chứng khoán Việt Nam với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn: Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai SGDCK và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính tại thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 ngàn tỷ đồng tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009. Hình 3.1a. Diễn biến chỉ số VN-Index và các sự kiện quan trọng từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2007 (Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn) Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như năm 2005, bình quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần), tiếp tục tăng lên 9,79 triệu và 18,07 triệu trong hai năm sau đó. Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng từ 0.43 lần (năm 2006) lên 0.64 lần (năm 2007), 0.68 lần (năm 2008) và ước đạt 1.13 lần (năm 2009). Giai đoạn 2006-2009 cũng chứng kiến những kỷ lục của TTCKVN. Tháng 3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất. VNIndex đạt mức 1,170.67 điểm và HASTC-Index đạt 459.36 điểm. Trong khi đó, xét về khối lượng giao dịch, tháng 5/2009 là tháng có khối lượng giao dịch lớn nhất, bình quân có 77 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng. Hình 3.2b. Diễn biến chỉ số VN-Index và HNX-Index và các thông tin quan trọng từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008 (Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt) Đồng thời, với sự mở rộng của các thị trường chính thức, có sự quản lý với số lượng ngày càng lớn các tổ chức đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch là sự thu hẹp của thị trường tự do (thị trường OTC). Mặc dù còn nhiều loại cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC, chủ yếu từ các DNNN cổ phần hóa, tuy nhiên, tính thanh khoản của thị trường này trong năm 2009 đã sụt giảm rõ rệt. Việc phân chia thị trường tập trung thành hai thị trường bộ phận với cùng một phương thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn điều lệ trong giai đoạn vừa qua đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường có tổ chức, phát huy tính năng động của các TTGDCK/SGDCK trong việc thu hút các doanh nghiệp vào niêm yết, đăng ký giao dịch. Tuy nhiên, mô hình này đã và đang làm tăng chi phí xã hội, chưa phù hợp với xu thế quốc tế là sáp nhập, hợp nhất để tăng sức cạnh tranh và gây khó khăn cho công tác phát triển chiều sâu để khai thác tối đa hệ thống công nghệ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường. Cùng với xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam năm 2008 có sự sụt giảm mạnh: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh, tính thanh khoản kém , sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý của nhà đầu tư. Lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua viện Chính Phủ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp và việc bán bớt cổ phần nhà nước trong các DN đã cổ phần hóa, chưa kể hàng loạt ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp… phát hành trái phiếu,cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trang thị trường chứng khoán có nguy cơ thừa “hàng”. Tác động của kinh tế, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính toàn cầu...đã ảnh hưởng không nhỏ đến TTCK Việt Nam. 3.3 Giai đoạn 2009 đến nay Mặc dù về những tháng cuối năm TTCK Việt Nam đã có điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ nhưng nhìn chung với một chu kỳ tăng điểm kéo dài hơn 08 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 TTCK Việt Nam có một năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng. Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN – Index đã tăng thêm 171,96 điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58%. Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN – Index ở mốc 234,66 điểm vào ngày 24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN – Index đã tăng 2,69 lần. Tương tự ở sàn HNX mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNXIndex là 60,9%; và nếu so từ đáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218,38 điểm thì HNX-Index đã tăng 2,79 lần. Hình 3.3a. Diễn biến VN-Index trong năm 2009 (Nguồn Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt) Điều đặc biệt của TTCK Việt Nam năm 2009 là giai đoạn thị trường hồi phục từ đáy 234,66 điểm (VN – Index) chủ yếu được dẫn dắt nhờ khối nhà đầu tư cá nhân. Sau đó nhà đầu tư tổ chức mới bắt đầu tham gia thị trường. Thị trường hình thành 02 đợt sóng tăng lớn là từ đầu tháng 03 đến đầu tháng o6 và từ đầu tháng 08 đến cuối tháng 08. Sóng giảm là từ đầu năm đến cuối tháng 02, trong tháng 07 và từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 12. Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính từ thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 nghìn tỷ đồng tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009. Năm 2010, thị trường đã suy giảm sau khi tăng mạnh tù 235 điểm lên 630 điểm. Sự suy giảm và tích lũy của thị trường đã khiến cả năm 2010, thị trường hầu như chỉ biến động trong khoản 485 +/- 65 điểm. Kết thúc năm tại mức 484,66 điểm, VN – Index đã giảm 10,11 điểm, tương đương 2% so với mức 494,77 điểm tại ngày 31/12/2009. Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, nó đã tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam theo đó. Trong cả năm, thị trường chỉ có được hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, toàn bộ khoảng thời gian còn lại thị trường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và mệt mỏi của các nhà đầu tư. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index và HNX Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn Hồ Chí Minh đã giảm mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48,6%. Thanh khoản của TTCK cũng giảm mạnh, so với con số của năm 2010 thì giá trị trung bình của mỗi phiên giao dịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%. Hình 3.3b. Diễn biến VN-Index và HNX-Index năm 2011 (Nguồn: VCBS tổng hợp) Năm 2012, TTCK trải qua 2 cung bật rõ nét: thời kỳ hy vọng đầu năm đến đầu tháng 5 và sau đó là thời kỳ suy giảm kéo dài hơn 7 tháng cho đến gần cuối năm. Tuy nhiên, đợt tăng điểm trọn vẹn trong tháng 12 đa giúp cho VN-Index kết thúc năm 2012 ở mức 413,73 điểm, tăng 17,69% so với cuối năm 2011; ngược lại, HNIndex chốt năm giảm nhẹ 2,81% so với cuối năm 2011, còn 57,09 điểm. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô và hàng loạt những chính sách quản lý, tái cấu trúc thị trường chứng khoán (TTCK) đã đem lại sự khởi sắc cho TTCK Việt Nam trong năm 2013. Với nền tảng này, bước vào năm 2014, kỳ vọng thị trường có những bước chuyển động tích cực hơn, tiếp tục khẳng định vai trò của một kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Hình 3.3c. Biến động các chỉ số chứng khoán năm 2012 (Nguồn RONGVIET SECURITIES) Trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng. Lạm phát được kiềm chế; Chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái; Cán cân thanh toán được cải thiện; Mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; Thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng; Vốn FDI tăng 54,2% so với cùng kỳ năm ngoái... Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng. Đồng thời, công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài. Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan. Chỉ số VN-Index tăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên tăng 31%. Tổng giá trị huy động vốn kể cả phát hành riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. Tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Hình 3.3d. Biến động chỉ số VN-Index và HNX-Index 6 tháng đầu năm 2013. Về tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên TTCK: Tiêu chuẩn phát hành, niêm yết được nâng cao theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012. Trên cơ sở đó, các văn bản pháp lý đã được ban hành để nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường; tăng cường quản trị công ty và từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc các công ty niêm yết qua quá trình hợp nhất, sáp nhập DN, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về việc niêm yết của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN. Về tái cấu trúc thị trường trái phiếu: Bộ Tài chính đã ban hành Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020, trong đó đề xuất chi tiết các giải pháp và kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu bao gồm việc tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa TPCP có kỳ hạn từ 10 năm trở lên; củng cố hệ thống nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ và xây dựng và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Trên cơ sở Thông tư 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định 160/QĐ-UBCK quy định chào mua, chào bán trên thị trường TPCP. Từ ngày 18/3/2013, hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 và hệ thống Đường cong lợi suất TPCP chính thức vận hành. Về cơ bản hệ thống hoạt động ổn định, không ghi nhận lỗi phát sinh, thành viên đã tham gia chào mua, chào bán trên cả hai hệ thống (Giao dịch và Đường cong lợi suất). Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thị trường nợ và tạo tiêu chuẩn cho cả thị trường cổ phiếu. Việc hoán đổi tiếp tục được triển khai nhằm nâng cao tính thanh khoản; đã hoán đổi 4 đợt với khối lượng 33,4 triệu trái phiếu. Về tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư: Khung pháp lý cho việc ra đời các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản, ETF, công ty đầu tư chứng khoán đã được ban hành. Hiện nay đã có 9 quỹ mở được UBCKNN cấp phép chào bán, thành lập. Đây là tín hiệu thu hút vốn trong và ngoài nước nhằm tăng sức cầu của thị trường. UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán đang triển khai xây dựng hệ thống giao dịch các sản phẩm mới như quỹ ETF, quỹ mở để đưa vào vận hành trong thời gian tới. Bộ Tài chính hiện cũng đang triển khai quỹ hưu trí tự nguyện nhằm tạo điều kiện bổ sung hệ thống an sinh, đồng thời tạo ra nhà đầu tư có tổ chức với vốn dài hạn cho TTCK. Trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư và UBCKNN đã ban hành các Quyết định hướng dẫn về chế độ quản lý giám sát và chế độ thu, sử dụng phí trên thị trường chứng khoán. Hiện tại, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của TTCK tương đối đồng bộ, thị trường vận hành trên nguyên tắc công khai minh bạch, tạo niềm tin cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Hình 3.3e. Diễn biến chỉ số VN-Index năm 2014. Đến cuối tháng 12/2014, có 673 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 425.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013. Giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 31,48% GDP. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trong 9 tháng đầu năm 2014 có cải thiê ên đáng kể so với cùng kỳ năm 2013, có 87% công ty niêm yết hoạt đô nê g có lãi, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2013; tổng lợi nhuận sau thuế của toàn bô ê công ty niêm yết trong 9 tháng đầu năm 2014 tăng 6,1%. Số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,37 triệu tài khoản, tăng 6% so với cuối năm 2013. Trong 11 tháng đầu năm 2014, dòng vốn nước ngoài vào thuần đạt 9,3 triệu USD so với dòng vốn vào thuần âm (-11,4 triệu USD) năm 2013. Giá trị giao dịch bình quân của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là 2.969 tỷ đồng/phiên tăng 116% so với năm 2013. Giá trị giao dịch bình quân của trái phiếu là 2.531 tỷ đồng/phiên tăng 93% so với năm 2013. Tính đến cuối năm 2014 có 43 công ty quản lý quỹ (trong đó 21 văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài), 85 công ty chứng khoán, 26 quỹ đầu tư hoạt động trên TTCK; tổng giá trị huy động của các quỹ đầu tư chứng khoán năm 2014 đạt hơn 7.000 tỷ đồng; tổng giá trị danh mục quản lý của các công ty quản lý quỹ đạt 4,4 tỷ USD. Các công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường đã thực hiện hầu hết các dịch vụ được Luật Chứng khoán cho phép. Trong năm 2014, các tổ chức kinh doanh chứng khoán tiếp tục được tái cơ cấu, hợp nhất, sát nhập để tăng năng lực hoạt động, tăng quy mô vốn, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro. Hoạt động tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo lộ trình, không làm xáo trộn thị trường và tuân thủ quy định của pháp luật. Thông qua tái cấu trúc đã giảm số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, số lượng công ty chứng khoán giảm từ 105 xuống 85 công ty, số lượng công ty quản lý quỹ giảm từ 49 xuống 43 công ty; thay thế các quỹ đầu tư hoạt động theo dạng quỹ đóng, quỹ thành viên bằng các quỹ mở hoạt động linh hoạt hơn và có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan