Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự án xây dựng trại chăn nuôi gà hướng thịt Sương Mai...

Tài liệu Dự án xây dựng trại chăn nuôi gà hướng thịt Sương Mai

.DOCX
35
3284
109

Mô tả:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƯƠNG

MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới (đứng đầu vẫn là thịt lợn với 38%). Thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng (đặc biệt là protêin) cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của con người và đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Nguồn cung cấp thịt gà hiện nay vẫn còn thiếu so với nhu cầu tiêu thụ nhất là nguồn cung cấp thịt gà sạch. Hiện nay nhà nước có chủ trương, chính sách khuyến khích nông dân làm giàu phát triển kinh tế tại nhà.Theo đó trạm khuyến nông huyện Phổ Yên cũng đã xây dựng dự án: “Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà hướng thịt quy mô trang trại tại Phổ Yên” Xuất phát từ thực tế đó, công ty TNHH Thái Hải đã quyết định đầu tư xây dựng: “ Dự án xây dựng trại chăn nuôi gà hướng thịt Sương Mai” công suất 20.000 con gà thịt/đợt/45 ngày tại xóm An Bình, xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 2. Căn cứ pháp luật và điều kiện kỹ thuật để thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Báo cáo dánh giá tác động môi trường của dự án: “ Xây dựng trại chăn nuôi gà hướng thịt Sương Mai” tại xóm An Bình, xã Thành Công, Phổ Yên” được xây dựng trên các tài liệu và số liệu liên quan đến dự án như sau: 2.1 Căn cứ pháp lý Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2026. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành ngày 21/03/2008. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; 1 - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về hướng dẫn thực hiện số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. 2.2 Cơ sở kỹ thuật của dự án Các tài liệu kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho báo cáo ĐTM gồm có: - Số liệu khảo sát về khí tượng thủy văn, tài liệu về địa lý tự nhiên,tình hình kinh tế xã hội do cơ quan địa phương cung cấp tại Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013. - Các số liệu điều tra khảo sát: số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường (nước và không khí), các số liệu liên quan đến “Dự án xây dựng trại chăn nuôi gà hướng thịt Sương Mai”. - Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn...) và tài liệu về quản lý môi trường của Trung ương và địa phương. - Các văn bản pháp lý khác có liên quan đến dự án - Dự án đầu tư của Công ty TNHH Thái Hải - Một số giấy tờ liên quan đến chức năng hoạt động của Công ty TNHH Thái Hải được cấp tại tỉnh Thái Nguyên. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua. 2.3 Các tiêu chuẩn Việt Nam - QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 24:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; - QCVN 26: 2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống và làm việc. - QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCXDVN 01/2008 BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng; - Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (bao gồm 21 2 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan. 3. Tổ chức thực hiện Báo cáo ĐTM là một quá trình bao gồm nhiều bước, mỗi bước có những nội dung yêu cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể chọn một vài phương pháp thích hợp nhất để đi tới mục tiêu đặt ra. Quá trình tiến hành ĐTM đối với “Dự án xây dựng trại chăn nuôi gà hướng thịt Sương Mại” này được thực hiện qua các bước chính sau đây: Bước 1: Xác định các tác động môi trường (TĐMT) có thể xảy ra đối với việc thực hiện các hoạt động triển khai của dự án. Mục đích của bước này là xác định các TĐMT tiềm tàng mà việc thực hiện các hoạt động của dự án có thể mang lại. Căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và qua khảo sát thực tế, tìm ra những hành động quan trọng nhất thiết phải có trong hoạt động tổng thể của dự án, dựa vào kinh nghiệm quá khứ, suy đoán trên thực tế để xác định các tác động có thể xảy ra. Các phương pháp thích hợp nhất trong bước này là phương pháp liệt kê số liệu môi trường, phương pháp danh mục tác động môi trường. Bước 2: Phân tích nguyên nhân và hậu quả để từ các TĐMT tiềm tàng tìm ra những TĐMT quan trọng nhất cần đánh giá. Việc lựa chọn các TĐMT dựa trên cơ sở phân tích khoa học các tác động tiềm năng đã xác định, xem xét nguyên nhân của tác động để biết xác suất xảy ra tác động, xem xét hậu quả để biết tầm quan trọng của tác động. Các phương pháp thích hợp với bước này là phương pháp liệt kê số liệu môi trường, danh mục môi trường, ma trận môi trường, sơ đồ mạng lưới và chập bản đồ. Bước 3: Dự báo diễn biến của các tác động. Các nguyên nhân gây tác động diễn biến theo thời gian, các đối tượng chịu tác động cũng diễn biến theo thời gian, do đó TĐMT cũng diễn biến một cách phức tạp theo thời gian. Các phương pháp thích hợp là mô hình toán học, chập bản đồ các nhân tố động. Bước 4: Đánh giá các tác động. Sau bước 3 ta đã có các TĐMT với diễn biến theo thời gian, trên cơ sở này ta có thể đánh giá các tác động đó. Chuẩn để đánh giá có hai loại: định lượng và định tính. - Chuẩn định lượng: là các chuẩn về chất lượng môi trường, hoặc về sử dụng tài nguyên của Nhà nước hoặc địa phương ban hành; - Chuẩn định tính: căn cứ vào ba chức năng cơ bản của môi trường đối với sự sinh sống và phát triển của con người là: chức năng về không gian sống, chức năng về nguồn tài nguyên, chức năng về nơi chứa đựng phế thải. 3 Bước 5: Kiến nghị các biện pháp phòng, tránh và xử lý, có thể gồm có: - Biện pháp công nghệ; Biện pháp quản lý và vận hành; Biện pháp qui hoạch; Biện pháp xử lý cuối đường ống (sử dụng thiết bị xử lý). Bước 6: Quan trắc môi trường: Việc quan trắc nhằm theo dõi tính chính xác của các dự báo, điều chỉnh các dự báo, đánh giá quá trình chấp hành các kết luận về ĐTM. Các phương pháp thích hợp là phương pháp quan trắc, phương pháp kinh tế môi trường và pháp chế môi trường. 4 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1. Tên dự án Tên dự án: “Dự án xây dựng trại chăn nuôi gà hướng thịt Sương Mai” tại xóm An Bình, xã Thành Công, huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. 2. Tên cơ quan chủ đầu tư Tên công ty: Công ty TNHH Thái Hải. Địa chỉ: ThaiHai Building, số 93B Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: 04.62691499 Fax: 04 626 91489 Email: [email protected] Website: http://thaihai.vn Tên giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Hải 3. Vị trí xây dựng của dự án Dự án đặt tại xóm An Bình, xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Xã Thành Công nằm ở phía tây nam của huyện và thuộc ngã ba ranh giới giữa các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và thủ đô Hà Nội. 4 Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của Cơ sở: 4.1. Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa được chảy tràn trên bề mặt ngoài khu vực cơ sở, sau đó tự thoát ra các ao nuôi cá và được dẫn chảy ra các cánh đồng lân cận. 4.2. Hệ thống thoát nước thải: Trong quá trình chăn nuôi nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, nước thải được dẫn bằng ống dẫn (đường kính khoảng 20cm) đến hầm lắng để lấy phân. Lượng nước thải từ hầm lắng sau đó dẫn qua ao nuôi cá, sau đó được dẫn chảy ra các cánh đồng lân cận. 4.3. Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi: Chủ yếu là phân tươi và bao bì đựng thức ăn gia súc. Bao bì đựng thức ăn gia súc được thu gom lại bán phế liệu, còn phân tươi được thu gom hằng ngày đóng bao, xử lý vôi đem ủ và bán cho nông dân bón cây. Chất thải rắn (xác gia cầm) không đáng kể nếu có sẽ tiến hành tiêu hủy và chôn lấp theo đúng quy trình tiêu hủy nhằm tránh lây bệnh. 5 Chất thải rắn nguy hại: thu gom và đưa vào đúng nơi theo quy định. 5. Quy mô, sản xuất của dự án 5.1. Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư là 1tỷ USD. 5.2. Công suất sản xuất: Quy mô sản xuất của cơ sở chăn nuôi là 20.000 con/một lứa. 5.3. Quy trình chăn nuôi: Quy trình chăn nuôi được trình bày tóm tắt trong hình 1. Hình 1: Quy trình chăn nuôi gà. Thuyết minh Quy trình chăn nuôi gà: Gà con đem về ủ bằng điện sau đó cho ăn cám thực phẩm, uống thuốc định kỳ. Trong quá trình nuôi kiểm tra định kỳ và phát hiện những trường hợp có dấu hiệu mắc bệnh thì mang đi nuôi cách ly cho uống thuốc bổ, nếu mắc bệnh 6 truyền nhiễm thì mang đi tiêu hủy hoàn toàn, những con lành bệnh nuôi được 45 ngày thì xuất chuồng.Sau khi xuất gà thì rửa lại và sát trùng chuồng trại sau đó nuôi tiếp đợt mới. 5.4. Trang thiết bị dùng trong chăn nuôi: Trang thiết bị dùng trong chăn nuôi được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Trang thiết bị dung trong chăn nuôi. STT Tên thiết bị 1 ĐVT Số lượng Xuất xứ Tình trạng Máng đựng Cái thức ăn gia cầm 200 Việt Nam Mới 2 Máy bơm Cái 10 Việt Nam Mới 3 Tháp nước Cái 10 Việt Nam Mới 5.5. Nhu cầu nhân lực: Nhu cầu nhân lực của Trại chăn nuôi là 11 người, trong đó: - Công nhân: 09 người. - Quản lý: 01 người. 6. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG 6.1. Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu phục vụ cho chăn nuôi Nhu cầu nguyên liệu: Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của Trại chăn nuôi như cám thực phẩm khoảng 100 tấn/đợt/45 ngày, thuốc sát trùng, kháng sinh, vaccin và các phương tiện phục vụ cho chăn nuôi. Toàn bộ nguyên liệu phục vụ sản xuất cho Trại chăn nuôi được mua tại các đại lý trong huyện, và được bảo quản trong kho chứa của Trại. 6.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước phục vụ chăn nuôi 6.2.1. Nguồn cung cấp điện: 7 Hệ thống cung cấp điện cho hoạt động của Trại là hệ thống lưới điện 220V do Công ty Điện lực Thái Nguyên cung cấp. Số lượng điện năng tiêu thụ khoảng 3000 Kw/tháng. 6.2.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước: Nguồn nước cung cấp cho hoạt động của Trại là nước ngầm (giếng khoan). Tổng lượng nước sử dụng khoảng 30m3/ngày đêm dùng cho vệ sinh chuồng trại và cho gà uống. 8 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 2.1 Điều kiện tự nhiên kint tế xã hội của tỉnh thá nguyên Vị trí dự án đặt tại huyện Phổ Yên nhưng nằm trên tỉnh Thái nguyên nên khí hậu của khu vực dự án nằm trong ảnh hưởng chung của khí hậu thái nguyên do đó có thể lấy số liệu của trạm khí tượng thủy văn tỉnh thái nguyên để đánh giá mức độ ô nhiễm khi thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. 2.1.1 Khí hậu, thời tiết Khí hậu: Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông. Địa hình chủ yếu là đồi núi nên khí hậu của tỉnh có những đặc điểm sau: Nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 23,60C (năm 2004). Trong đó nhiệt độ trung bình thấp nhất đạt khoảng 17,00C và nhiệt độ trung bình cao nhất đạt khoảng 28,80C (thời gian tháng 6). Thái Nguyên là khu vực có độ ẩm khá cao. Trung bình năm đạt tới 82%. Độ ẩm trung bình thấp nhất đạt 77% và lớn nhất đạt 88%. Với lượng mưa khá lớn trung bình năm 1800 ÷ 2500mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong khu vực tỉnh theo thời gian, không gian. Thái Nguyên có 2 con sông chính chảy qua địa phận là sông Cầu, sông Công và chịu ảnh hưởng rất lớn về chếđộ thuỷ văn của 2 con sông này. Sông Công: Bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chảy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất của tỉnh. Sông Cầu: có dòng chảy chính là sông Cầu với chiều dài 290km, bắt nguồn từ núi Văn rồi đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Chếđộ thuỷ văn của các sông trong khu vực được chia thành 2 mùa: mùa lũ và mùa khô. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm 70÷80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. 2.1.2. Địa hình Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là đồi núi đá vôi và đồi dạng bát úp 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên Toàn tỉnh có diện tích 3.536,4 km2 và dân số hơn một triệu người, mật độ dân số 327 người/km2 với 8 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, 9 Nùng, Dao, Sán Dìu, Mông, Sán Chay và Hoa. Tỉnh Thái Nguyên có 09 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 07 huyện thị. Trước đây và hiện nay Thái Nguyên vẫn được chính phủ coi là trung tâm văn hoá và kinh tế của các dân tộc các tỉnh phía Bắc. Trong 5 năm gần đây Thái Nguyên luôn giữ tốc độ phát triển kinh tế (GDP) bình quân. Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước với 5 trường đại học, 16 trường cao đẳng, THCN và dạy nghề, có bệnh viện đa khoa khu vực. Cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua (2000-2004), tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 30% (2000) lên tới 375 (2004). Ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản có mức giảm tỷ trọng từ 34% (2002) xuống còn 27% (2004). Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng chung, tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2000 là 36%, tuy nhiên đến năm 2002 giảm xuống còn 34% và tăng lên 365 (2004). Năm 2000 GDP (bình quân đầu người) 2,8 triệu đồng đến 2004 đã tăng lên 4,7 triệu đồng, đến 2005 là 5,2 triệu dồng. Như vậy sau 5 năm bình quân GDP tăng 1,8 lần. Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. 2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực dự án Khu vực dự án đặt tại xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nền kinh tế ở đay là nền kinh tế Nông-lâm ngư nghiệp và công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Trong đó sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là sản xuất cây lương thực, thực phẩm) là chính chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế của huyện. Trong chăn nuôi của Phổ Yên những năm qua là đã chú trọng đầu tư và có bước phát triển cao cả về quy mô và chất lượng. Trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình trang trại hộ gia đình chăn nuôi lợn ngoại, bò sữa.Tuy nhiên trên địa bàn huyện chưa có nhiều trang tại chăn nuôi gà, giờ đang được huyện chú trọng để phát triển. 10 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 3.1 Trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng dự án 3.1.1. Xác định và chỉ danh các tác động Các tác động đặc trưng và cơ bản nhất như trình bày ở Bảng 3.1. Phạm vi và mức độ của các tác động này sẽ được đề cập kỹ hơn ở các phần sau. Bảng 14. Các tác động tiềm ẩn trong giai đoạn thi công Các hoạt động Nguồn tiềm ẩn tác Kiểu tác động đặc trưng và cơ bản chính yếu động nhất Tập kết công nhân Lán trại tạm và sinh  hoạt hàng ngày của công nhân Các chất thải sinh hoạt của công nhân  Gia tăng mật độ giao thông đi lại trên tuyến đường đến nơi thực hiện Dự án  Tăng nhu cầu thị trường hàng hóa và đồ dùng ở địa phương  An ninh và các vấn đề xã hội khác xây dựng và các Hoạt động của các  phương tiện vận Các chất thải từ các phương tiện phương tiện thi chuyển vật liệu và công đến hiện thiết bị Tập kết vật liệu trường vận chuyển  Các sự cố và tai nạn giao thông  Tăng mật độ giao thông  Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các 11 phương tiện thi công  Xây dựng các hạng Hoạt động của các  mục công trình phương tiện thi chính công Các sự cố thi công tiềm ẩn Chất thải từ xây dựng, chất thải sinh hoạt  Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công  Các sự cố thi công tiềm ẩn  Khả năng gây cháy nổ Công tác thi công, xây dựng (bao gồm việc tập kết công nhân, tập kết vật liệu xây dựng đến hiện trường và thi công công trình) sẽ gây ra một số tác động đến các dạng tài nguyên và môi trường sinh thái trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án, các đặc trưng cơ bản đó được trình bày trong những phần tiếp sau. 3.1.2. Tác động đến môi trường nước Trước tiên, việc tập kết công nhân đến công trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc xây dựng các lán trại, khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của số cán bộ và công nhân xây dựng tại công trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc vào số lượng công nhân làm việc tại công trường và cách 12 thức quản lý chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở tạm thời của công nhân ước tính khoảng 1 - 2m3/ngày đêm (ước tính có khoảng trên dưới 30 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý. Cũng giống như nhiều công trình thi công khác, các tác động này nhìn chung là không lớn, không quá phức tạp và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục bằng các biện pháp thích hợp. Với cường độ mưa tương đối cao vào mùa mưa, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ và vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt. Việc tập kết đất đắp, vật liệu xây dựng và phương tiện thi công đến hiện trường khu vực dự án sẽ có ảnh hưởng tới ô nhiễm và tác động đến môi trường nước, có thể làm tăng độ đục, độ màu của nước, có thể làm xáo trộn dòng nước ảnh hưởng đến một số loài thủy sinh sống trong nước. Tải lượng ô nhiễm bụi và khí thải khác nhau sẽ tác động đến môi trường không khí ở những mức độ khác nhau. Các hoạt động đào, đắp đất trong khu vực dự án trong quá trình thi công san lấp mặt bằng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong phạm vi công trường và có thể lan truyền ô nhiễm đến khu vực xung quanh, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng của việc lan truyền ô nhiễm ở mức độ thấp. Tóm lại: Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng dự án như vừa trình bày ở trên, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ không còn nữa sau khi công trình được thi công hoàn tất. 13 3.1.3. Tác động đến môi trường không khí Các hoạt động trong quá trình thi công Dự án, nguồn nguyên vật liệu được lấy từ nhiều nơi khác nhau, trong đó: xi măng, sắt thép lấy từ thị trấn, trong thị xã Tỉnh hoặc từ Hà Nội và được vận chuyển bằng đường bộ; đất đắp lấy tại chỗ hoặc trong phạm vi trong tỉnh. Nhìn chung, qui mô công trình của Dự án là không lớn lắm, các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và các tác động chính kèm theo đó có thể tóm lược như sau: Ô nhiễm bụi, khí thải từ quá trình phát quang, đào đất, thi công các hạng mục: Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu từ khâu phát quang, san lấp mặt bằng, đào đất đào móng công trình, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải và đường ống cấp nước…) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư và hệ động thực vật), đặc biệt vào mùa khô. Các ô nhiễm về bụi, khí sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp xây dựng và khu dân cư lân cận khu vực dự án. Hai tác hại chủ yếu có thể xảy ra đối với sức khoẻ công nhân là: Bệnh bụi phổi và các loại bệnh khác như: bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản…), các loại bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da…), các loại bệnh về mắt (bụi bắn vào mắt gây ra kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt...), các loại bệnh đường tiêu hoá v.v… Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chỉ ảnh hưởng đến những khu vực dưới hướng gió chủ đạo. Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao do cự ly phát tán bụi không xa. Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải: Hoạt động của phương tiện giao thông vận tải sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacburhydro, aldehyd và bụi. 14 Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động: Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy phát điện… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ ô nhiễm nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều và hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công công trình, dân cư và xung quanh khu đất dự án, người đi đường và động vật nuôi. Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau: - Nặng: đối với công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m); - Trung bình: đối với tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m); - Nhẹ: đối với người đi đường và hệ động vật nuôi. Ô nhiễm nhiệt: Ô nhiễm nhiệt phát sinh từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường. 3.1.4. Tác động đến tài nguyên – môi trường đất Trước tiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng, quá trình thi công dự án sẽ gây tác động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch (chuyển đổi đất nông nghiệp hiện tại sang mục đích sản xuất công nghiệp). Điều này sẽ làm tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất vùng quy hoạch. 15 Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi công công trình nếu không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất. Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 30 người thì lượng rác thải ra khoảng hơn 15 kg rác/ngày. 3.1.5. Tác động đến các dạng tài nguyên sinh vật Đối với các dạng tài nguyên sinh vật ở khu vực lân cận dự án: Ở giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án, do vận chuyển đất đá san lấp sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân lá cây cối, rau quả làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh. Ngoài ra có thể một số cây cối và thảm thực vật trên khu đất dự án bị mất đi do phải dọn dẹp bố trí mặt bằng các công trình. Hiện tại trên khuôn viên dự án, thảm thực vật gần như chẳng có gì, loài động vật quý hiếm trong khu vực dự án là không có cho nên ảnh hưởng của dự án đối với tài nguyên sinh vật là không đáng kể. 3.1.6. Các tác động khác Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định tới môi trường xung quanh. Máy móc di chuyển có thể làm ảnh hưởng đến đường sá giao thông, gây ra tiếng ồn, bụi và thậm chí có thể làm hỏng một số con đường đang xuống cấp. Máy móc thiết bị chạy bằng xăng dầu còn tạo ra nguồn ô nhiễm từ các loại khói thải do các phương tiện vận chuyển. Công nhân di chuyển và tập kết trên công trường cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực. Việc cố định các khu nhà ở tạm của công nhân sẽ kéo theo sự xuất hiện của 16 các hàng quán dịch vụ ở các khu vực lân cận, tệ nạn xã hội nếu không ngăn chặn kịp thời. Các loại bao bì, phế liệu sản sinh ra trong quá trình thi công, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Việc để rơi vãi đinh sét, dây kẽm sét, lưỡi cưa… trên đường nội bộ khu vực dự án dễ làm cho người qua lại dẫm phải và hậu quả của nó, tùy từng mức độ, có thể đưa đến bệnh Uốn Ván - một trong những căn bệnh rất nguy hiểm đối với tính mạng con người. 3.1.7. Tác động đối với các điều kiện kinh tế xã hội khác Giao thông: Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân... nếu không có sự kết hợp hài hòa các công việc cũng như việc quản lý một cách khoa học thì các công đoạn này sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ, container vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động. 3.1.8. Tai nạn lao động Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm: - Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu 17 kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu); - Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn giao thông; - Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ... - Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn dáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép...) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa; - Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện... - Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công... - Trong quá trình phát quang những khu đất hoang rất dễ bị những động vật bò sát như rắn, bò cọp, kiến, côn trùng… căn và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị cắn. 3.1.9. Khả năng cháy nổ Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ: - Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (ví dụ như việc nấu chảy bitum bằng việc đốt củi) nếu thực hiện gần khu dân cư cũng có khả năng gây ra cháy; - Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...) thì khả năng gây cháy là 18 hiện thực và đặc biệt trong những ngày trời gió thì lửa có thể lan ra khá nhanh trên khu đất khá khô cằn này. - Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi lại; - Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện. 3.2 Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 3.2.1. Các loại chất thải phát sinh: 3.2.1.1 Khí thải Nguồn phát sinh khí thải: Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí do hoạt động của Trại chăn nuôi bao gồm: - Bụi do vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu, thành phẩm. - Ô nhiễm do khí thải và tiếng ồn các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm. - Mùi hôi phát sinh do quá trình phân huỷ của chất thải trong hoạt động chăn nuôi. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải: Khí thải từ các phương tiện giao thông: Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm phát sinh bụi, SO2, NOx, CO, VOC, … gây ô nhiễm không khí. - Tổng khối lượng nguyên vật liệu và sản phẩm cần vận chuyển của Trại chăn nuôi trung bình khoảng 20,5 tấn/chuyến. Phương tiện vận chuyển cho Trại chăn nuôi là xe tải nhỏ, nhu cầu vận chuyển là 40 chuyến/đợt/50ngày. - Có thể tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện giao thông phát sinh trong khu vực và trước cổng trại chăn nuôi như sau: Giả sử thời gian phương tiện giao thông hoạt động (nổ máy) tại khu vực này là 15 phút/ngày. Nếu tính vận tốc trung bình của xe tải lưu hành trên đường là 60 km/h thì thời gian hoạt động của 1 xe tải tại khu vực này tương đương với quãng đường vận chuyển là 15km. Vậy theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới 19 (WHO) – 1993 thì kết quả tính tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông của Trại chăn nuôi được đưa ra trong bảng 3. Bảng 3. Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông của Trại chăn nuôi ST T Chất ô nhiễm Hệ số (g/km) Tải lượng (g/ngày) 01 Bụi 0,07 1,05 02 SO2 2,22 S 33,3 03 NO2 1,87 28,05 04 CO 45,6 684 05 VOC 3,86 57,9 Tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm nhiệt: Ô nhiễm tiếng ồn trong khu chăn nuôi: Tiếng ồn phát sinh từ các nguồn (quá trình cho gà ăn, …) mức ồn phát sinh trong trại thường không cao. Nồng độ các chất ô nhiễm: - Nồng độ khí thải của các phương tiện giao thông vận tải: Kết quả quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm tại các trục lộ giao thông với mật độ giao thông cao cho thấy nồng độ bụi dao động trong khoảng 0,46-0,74 mg/m3; CO dao động trong khoảng 8,38-14,23 mg/m3, NO2 dao động trong khoảng 0,31-0,88 mg/m3. So sánh với Tiêu chuẩn chất lượng không khí cho thấy nồng độ bụi gây ra do các phương tiện giao thông cao hơn Tiêu chuẩn nhiều lần (tùy thuộc vào chất lượng mặt đường), nồng độ các thông số khác đạt Tiêu chuẩn. Các tác động môi trường: Các tác động do khí thải được đưa ra trong bảng 4. Bảng 4. Các tác động môi trường do khí thải ST T Thông số Tác động đến môi trường 1 Bụi Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan