Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp Dự án nuôi trồng thủy sản mỹ đức...

Tài liệu Dự án nuôi trồng thủy sản mỹ đức

.DOC
100
525
98

Mô tả:

Dự án nuôi trồng thủy sản mỹ đức
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 1- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Thống kê dân số và lao động. Bảng 1.2 : Thống kê hệ thống giao thông xã Hương Sơn. Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng kênh tưới tiêu Bảng 2.2. Hiện trạng và kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương năm 2010 Bảng 3.1. Chỉ số môi trường nước cấp cho vùng dự án: Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình tháng tại Hà Nội và Hà Đông (0C) Bảng 4.2: Tính toán lượng nước bổ sung trong thời gian nuôi. Bảng 4.3. Lưu lượng đầu kênh cấp 1- vùng 1. Bảng 4.4. Lưu lượng kênh cấp 2- vùng 2. Bảng 4.5. Lưu lượng đầu kênh cấp 1- vùng 2. Bảng 4.6. Lưu lượng kênh cấp 2- vùng 3. Bảng 4.7. Lưu lượng đầu kênh cấp 1- vùng 3. Bảng 4.8. Lưu lượng kênh N3’ cấp trực tiếp cho ao. Bảng 4.9. Mưa năm- trạm Đục Khê Bảng 4.10. Lượng mưa năm thiết kế. Bảng 4.11. Quan hệ Qp ~ t . Bảng 4.12. Tính toán các chỉ tiêu thiết kế kênh chính Bảng 4.13. Tính toán các chỉ tiêu thiết kế kênh cấp 2. Bảng 4.14. Tính toán các chỉ tiêu thiết kế kênh cấp 1 – vùng 1. Bảng 4.15. Tính toán các chỉ tiêu thiết kế kênh cấp 1 – vùng 2. Bảng 4.16. Tính toán các chỉ tiêu thiết kế kênh cấp 1 – vùng 3. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 2- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước Bảng 4.17. Tính toán cao trình đáy kênh và bờ kênh- kênh chính. Bảng 4.18. Tính toán cao trình đáy kênh và bờ kênh- kênh cấp 1-vùng 1. Bảng 4.19. Tính toán cao trình đáy kênh và bờ kênh- kênh cấp 1-vùng 2. Bảng 4.20. Tính toán cao trình đáy kênh và bờ kênh- kênh cấp 1-vùng 3. Bảng 6.1. Bảng tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng nhà máy trạm bơm cấp nước. Bảng 6.2. Bảng tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng bể hút trạm bơm cấp nước. Bảng 6.3. Bảng tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng bể xả trạm bơm cấp nước. Bảng 6.4. Bảng tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng trạm bơm cấp nước. Bảng 6.5. Tính toán khối lượng đào đắp kênh chính. Bảng 6.6. Tính toán khối lượng đào đắp kênh nhánh- vùng 1. Bảng 6.7. Tính toán khối lượng đào đắp kênh nhánh- vùng 2. Bảng 6.8. Tính toán khối lượng đào đắp kênh nhánh- vùng 3. Bảng 6.9. Tổng hợp khối lượng kênh. Bảng 6.10. Bảng tính toán khối lượng cống lấy nước vào ao. Bảng 6.11 : Bảng tính toán chi phí xây lắp trạm bơm. Bảng 6.12 : Bảng tính toán chi phí xây dựng hệ thống kênh mương. Bảng 6.13. Bảng tính toán chi phí xây dựng cống. Bảng 6.14 : Bảng tính tổng chi phí dự án Bảng 6.15. Thu nhập 1 ha. Bảng 6.16. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 3- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lý Chuyên Mỹ là một xã thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Xã là một xã ở phía Tây của huyện với tiềm năng rất lớn về các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Chuyên Mỹ cách thị trấn Phú Xuyên 10km về phía Nam. Điều kiện giao lưu với các địa phương trong và ngoài huyện tương đối thuận lợi. Xã Chuyên Mỹ có ranh giới hành chính như sau: + Phía Bắc giáp xã Hoàng Long (huyện Mỹ Đức) + Phía Nam giáp xã Vân Từ + Phía Đông Bắc giáp sông Nhuệ, là ranh giới tự nhiên với huyện Ứng Hòa. + Phía Đông giáp huyện xã Tân Dân (Huyện Ứng Hòa) + Phía Tây giáp Huyện Ứng Hòa Với vị trí địa lý này, xã Chuyên Mỹ có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng theo hướng tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ thương mại-nuôi trồng thủy sản năng suất cao 1.1.2. Đặc điểm địa hình và địa mạo. Xã Chuyên Mỹ có địa hình tương đối đơn giản so với các xã khác trong huyện. Phía Tây và phía Nam xã là vùng trũng có độ cao trung bình từ 200 – 400 m so với mặt biển. Có tiềm năng nuôi trồng thủy sản tốt. Phía Bắc xã tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 4 đến 6 m; đây là vùng tập trung dân cư và các hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã hiện nay. Các khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và vùng núi là vùng úng trũng lớn, có nhiều tiềm năng về du lịch và nuôi thả thủy sản. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 4- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước 1.1.3. Đặc điểm địa chất, đất đai. Vùng dự án nằm dọc kênh A2-8có địa hình thấp trũng, hiện trạng trước khi xây dựng trang trại là vùng lúa – sen – cá. Kênh A2-8chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đi qua xã tạo thành 2 vùng diện tích độc lập, dân cư tập trung chủ yếu dọc đê sông Nhuệ. Vùng dự án bao gồm Đồng Đầm Dưới và Đồng Cơi, nằm phía Tây của sông Máng Tám. Địa hình vùng dự án khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất rất phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản Đất đai trong khu vực chủ yếu là đất thịt, có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hòa thuận lợi cho các quá trình lý hóa xảy ra trong đất, thích hợp cho nhiều loại cây trồng nên rất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời còn có một phần lớn diện tích canh tác trong xã là đất sình lầy, glây hóa và tính chất hơi chua do vùng đất này ngập nước nhiều tháng trong năm. Vùng đất glây hóa này khó thoát nước, độ phì thuộc loại trung bình và khá nên mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa. Dưới lớp bùn hiện tại là các lớp đất sét, thịt pha sét chống thấm tốt phù hợp với lớp địa chất đáy ao. Các lớp địa chất phía dưới có nhiều phức tạp nên cần phải khoan địa chất tại những vị trí công trình. 1.1.4. Đặc điểm khí tượng thủy văn. Xã Chuyên Mỹ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với đặc trưng khí hậu chính như sau: - Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 230C -240C, tổng nhiệt độ cả năm khoảng 86000C, hàng năm có 3 tháng (từ tháng XII năm trước đến tháng II năm sau) nhiệt độ giảm xuống dưới 200C, tháng I lạnh có nhiệt độ trung bình khoảng 16 0C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 5oC (tháng I năm 1955). Mùa hè, nhiệt độ trung bình từ tháng V đến tháng IX là: 250C, tháng VII nóng nhất có nhiệt độ trung bình trên dưới 29 0Ctrong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,60C (vào tháng 1). 33,20C Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 5- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước Bảng I-2: Nhiệt độ trung bình tháng, năm vị: oC Tháng I Đơn II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Hà Đông 15,7 16,2 19,8 23,5 26,8 28,5 29,1 28,3 27 24 20,8 17,4 23,1 Sơn Tây 15,9 17,1 19,9 23,6 27,1 28,6 28,8 28,2 27,1 24,6 21,1 17,6 23,3 Phú Xuyên 15,4 17,1 20,2 23,7 27 28,6 28,7 28 26,9 24,3 20,6 17,2 23,1 b- Độ ẩm Độ ẩm trung bình năm khoảng 8385%. Ba tháng mùa Xuân là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm bình quân tháng đạt 8890%, các tháng mùa Thu và đầu mùa Đông là thời kỳ khô lạnh, độ ẩm trung bình xuống tới dưới 80%, độ ẩm cao nhất năm có ngày lên tới 98% và thấp nhất có ngày tới 64%. Bảng I-3: Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm vị: oC Tháng Đơn I II III IV V VI VII VIII IX X XI XI I Năm Hà éông 85 85 88 89 86 84 82 86 86 84 81 80 85 Sơn Tây 83 85 87 87 84 83 83 85 85 83 81 81 84 Phú Xuyên 84 85 86 86 83 81 82 85 84 82 80 80 83 c- Bốc hơi Theo số liệu thống kê của khu vực nhiều năm lượng bốc hơi bình quân đạt 1.000 mm. Các tháng đầu mùa mưa (V, VI, VII) lại là những tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. Lượng bốc hơi trong tháng V đạt trên 100 mm, các tháng mùa Xuân (tháng II  tháng IV) có lượng bốc hơi nhỏ nhất, là những tháng có mưa phùn và độ ẩm tương đối cao. Bảng I-4: Nhiệt độ trung bình tháng, năm vị: 0C Tháng Đơn I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Hà Đông 56.6 52.2 51.6 52.2 75.0 90.2 109.0 78.0 65.2 73.3 77.6 78. 1 859.0 Sơn Tây 57.1 50.9 55.2 60.9 84.8 83.6 87.5 68.5 65.4 72.0 66.3 63. 816.1 Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 6- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước 9 Phú Xuyên 57.8 55.3 64.8 73.3 100.3 105. 0 105.3 80.5 79.4 85.9 77.3 73. 6 958.5 d- Gió bão Hướng gió thịnh hành trong mùa Hè là gió Nam, gió Đông Nam và mùa Đông thường có gió Bắc và gió Đông Bắc. Tốc độ trung gió từ 2  3 m/s. Từ tháng VIIXI là những tháng thường có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, tốc độ gió bão lớn nhất đạt cấp 10 đến cấp 11 (khoảng từ 3040 m/s). Bảng I-5: Tốốc độ gió trung bình tháng, năm vị: m/s Tháng Đơn I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Hà Đông 1,7 1,9 1,9 1,9 1,8 1,6 1,8 1,4 1,4 1,4 1,4 1,6 1,6 Sơn Tây 1,8 2,1 2,2 2,3 2,0 1,8 1,9 1,6 1,6 1,5 1,5 1,6 1,8 Phú Xuyên 1,7 2,0 2,1 2,2 2,0 1,8 1,8 1,5 1,6 1,5 1,3 1,4 1,7 e- Mưa và phân bố mưa - Lượng mưa bình quân năm của khu vực theo số liệu thống kê là: 1.821,7 mm Lượng mưa hàng năm do ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phân bố không đều và được chia làm 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng VX hàng năm thường có lượng mưa lớn. Theo thống kê trong 27 năm, lượng mưa trong mùa mưa trung bình chiếm 82% tổng lượng mưa của cả năm. Trong mùa mưa lượng mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng VII, VIII, IX theo thống kê trong 3 tháng này có lượng mưa chiếm tới 78% tổng lượng mưa năm. Số ngày mưa trong mùa mưa trung bình từ 7585 ngày. Đây là điều kiện bất lợi cho việc sản xuất vụ mùa. - Mùa kiệt thường khô hanh, mưa ít, lượng mưa trung bình mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 18% lượng mưa trung bình nhiều năm. Số ngày mưa trong mùa kiệt trung bình từ 5460 ngày. Bảng I-6: Lượng mưa trung bình tháng, năm vị: mm Sinh viên : Đào Anh Kiên Đơn L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Tháng -Trang 7- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Hà Đông 20.1 23.2 32.0 81.6 158.1 226.8 234.5 270.4 241.1 143.5 71.9 17.5 1520.7 Sơn Tây 19.9 25.0 34.5 104.2 222.0 262.8 315.7 335.2 271.9 170.1 59.9 17.8 1839.0 Phú Xuyên 28.6` 29.3 35.7 112.8 307.1 305.4 370.6 382.2 308.0 228.8 64.9 15.4 2188.8 + Sương muối hầu như không có; mưa đá ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần. 1.1.5. Đặc điểm nguồn nước và hệ thống sông, kênh xã Chuyên Mỹ. Xã Chuyên Mỹ nằm trong hệ thống sông Nhuệ và kênh A2-8 chảy qua. Đây là tuyến sông nội địa nên việc dao động mực nước phục thuộc vào mưa tại xã, , hai sông này là sông nội địa được tiếp nước từ sông Hồng. Hai sông này có nhiệm vụ chính là tiêu và tưới cho toàn bộ vùng diện tích dọc hai bên bờ sông. Chế độ thuỷ văn hai sông này phụ thuộc vào chế độ đóng mở cống đầu mối tiếp nước từ sông Nhuệ. * Thuỷ văn nguồn nước mặt Phú Xuyên chỉ có hai sông Nhuệ và kênh A2-8 chảy qua mang nhiều phù sa, bồi đắp nhiều màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thuỷ sản. Về mùa mưa mực nước sông thường dâng cao hơn nước trong đồng gây úng lụt cục bộ ở các vùng đất trũng. Nguồn cung cấp nước và nhận nước tiêu cho vùng dự án là kênh A2-8, là một con sông nội địa nên chế độ dòng chảy rất phụ thuộc vào chế độ mưa, dòng chảy tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Đối với dự án này việc lấy nước thường diễn ra hai lần chính trong năm trước khi thả cá giống, thời gian cấp nước thường trùng với thời gian cấp nước phục vụ cấy vụ chiêm và vụ mùa. Lúc này kênh A2-8 được cung cấp nước từ sông Hồng, hàm lượng chất dinh dưỡng nước sông Hồng tương đối tốt. Trước khi cấp vào các ao nuôi cần được sơ lắng diệt tạp tại ao sử lý nước cấp. * Nguồn nước ngầm Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 8- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước Nước ngầm có trữ lượng khá lớn, dao động mực nước ngầm nhỏ có khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất và đời sống. Xong một số nơi nguồn nước ngầm còn có hàm lượng muối ở mức trung bình, cần xử lý sơ trước khi sử dụng. 1.2. Tình hình dân sinh kinh tế. 1.2.1. Hiện trạng kinh tế xã hội xã Chuyên Mỹ a. Dân số và lao động. Theo thống kê cuối năm 2009, xã có dân số và lao động trong bảng sau: Bảng 1.1 : Thốống kê dân sốố và lao động. TT Hạng mục Đơn vị Số liệu 1 Dân số Người 21205 2 Số hộ gia đình Hộ 4785 3 Tổng số lao động Người 11568 4 Tổng số lao động nữ Người 5495 5 Mật độ dân số bình quân Người/km2 485 6 Tỷ lệ tăng dân số % 1,4 7 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 0,85 8 Số dân tộc kinh Người 20050 9 Dân số theo đạo thiên chúa giáo Người 1155 b. Tình hình kinh tế. Theo báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết HĐND xã Chuyên Mỹ về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009, tình hình kinh tế của xã như sau: - Tổng giá trị GDP cả năm: 220,55 tỷ đồng, đạt 106,1% kế hoạch Tốc độ tăng trưởng GDP: 11,7% Thu nhập bình quân đầu người: 11triệu đồng/năm Bình quân lương thực đầu người: 348 kg/người/năm Cơ cấu kinh tế: + Nông nghiệp : 28% + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : 10% Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 9- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước + Thương mại, dịch vụ : 62% 1.2.2. Hiện trạng sản xuất công, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. a. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp. Trong báo cáo kinh tế, năm 2009 GDP của sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là 61,754 tỷ đồng, đạt 106,2 % kế hoạch, tăng 12,5 % so với năm 2008. Tổng diện tích cây lúa cả năm: 1175,16 ha. - Năng suất vụ chiêm đạt: 54,55 tạ/ha đạt 90,91% kế hoạch, vụ mùa đạt 55,1 - tạ/ha, đạt 96,66% kế hoạch. Tổng sản lượng: 6436 tấn, đạt 99% so với kế hoạch. Tổng diện tích cây vụ Đông thực hiện là 350 ha. Trong đó: + Cây đậu tương đã gieo trồng là 320 ha. + Rau, mầu các loại : 30 ha. + Trồng dâu nuôi tằm: Vận động các hộ có đất bờ, bãi, đất thung đồi duy trì ổn định diện tích trồng dâu nuôi tằm, nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình.  Tổng diện tích dâu nuôi tằm trong toàn xã: 27,4 ha.  Sản lượng kén đạt: 16 tạ/ha/năm (giá trị 37000 đ/kg)  Tổng giá trị: 1,622 tỷ đồng. Về chăn nuôi: Hướng phát triển là chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao như: Lợn hướng nạc, gà, vịt siêu trứng. - Đàn trâu, bò: 865 con, đạt 86,5% kế hoạch năm, tăng so với cùng kỳ năm 2008 - là 10 con. Đàn lợn: 16.342 con, đạt 86% kế hoạch năm, tăng so với cùng kỳ năm 2008 là - 1142 con. Đàn gia cầm: 45.500 con, đạt 75,8% kế hoạch năm, giảm so với cùng kỳ năm - 2008 là 671 con. Đàn dê: 1.050 con, đạt 87,5% kế hoạch năm, tăng so với cùng kỳ năm 2008 là 50 con. - Diện tích nuôi thả cá hai vụ : 200,03 ha. b. Hiện trạng sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Theo báo cáo kinh tế của xã,trong năm 2009 tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác có tổng giá trị GDP là 22,055 tỷ đồng, đạt 106,6 % kế hoạch, tăng 47 % so với năm 2008. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 10- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước Luôn được động viên khuyến khích phát triển các nghề như: Mộc, xây dựng, gò hàn, say xát, may đo, sản xuất và vận chuyển nguyên vật liệu,chế biến nông sản,các nghành thủ công truyền thống chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ. 1.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và các công trình thủy lợi. a. Xây dựng cơ bản – Giao thông – Thủy lợi. Tổng số công trình đã triển khai xây dựng là 24 công trình, với số vốn đầu tư là 38.790.300.000 đồng, trong đó vốn thành phố hỗ trợ là 17.979.000.000 đồng, vốn ngân sách xã là 15.999.620.000 đồng, vốn nhân dân tự nguyện đóng góp 4.811.680.000 đồng. Trong đó đã có 10 công trình thi công xây dựng xong, đã nghiệm thu đưa vào sử dụng, còn lại 12 công trình đang tiếp tục thi công, ước đạt được 70% khối lượng xây lắp. Xã Chuyên Mỹ có đường trục huyện chạy qua nối với tỉnh lộ 431 ở phía Bắc, có các tuyến đường liên thôn, xóm, các trục chính đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa khá thuận lợi cho đi lại và giao lưu hàng hóa. Tuy nhiên trong mùa lễ hội, tình trạng ách tắc giao thông vẫn là vấn đề lớn cần được tiếp tục quan tâm giải quyết trong kỳ quy hoạch. Theo thống kê của xã năm 2009 , hệ thống giao thông được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.2 : Thống kê hệ thống giao thông xã Hương Sơn. Đơn vị Đã có Nhựa hóa,bê Nâng cấp tông hóa TT Loại hình 1 Đường trục liên xã qua địa km phương 5,45 5,45 2 Đường liên thôn km 14,63 14,63 3 Đường làng ngõ xóm km 24,32 15 9,32 4 Đường trục nội đồng km 43,93 6 37,93 b. Công tác quản lý điện. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 11- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước Theo thống kê năm 2010, hiện trạng và kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống điện như sau: - Tổng trạm : 13 - Tổng công suất : 4360 KVA - Hệ thống đường dây: Cao thế là 10 km; Hạ thế là 42.379 km Ban quản lý điện của xã đã làm tốt việc cung ứng điện cho nhân dân, đảm bảo an toàn, phục vụ 24/24 giờ/ngày, tạo điều kiện kịp thời việc phát triển sản xuất và kinh doanh, đảm bảo đúng giá nhà nước đã quy định theo TT05 26/02/09BTC. Từng bước hoàn thiện công tác quản lý điện theo các quy định của ngành điện 1.2.4. Các nhận xét, đánh giá. Các khu dân cư trong xã quần tự thành làng, xóm, quan hệ dòng tộc và làng xóm mật thiết thể hiện nếp sống văn hoá. Mặc dù nơi đây có nhiều tôn giáo cùng sinh sống nhưng tình hình an ninh trật tự tốt, nhân dân hiền hoà đoàn kết, cần cù và chịu khó học hỏi. Nghề nghiệp chính của dân dân là cấy lúa (chủ yếu là lúa cấy 1 vụ), ngoài ra nhân dân làm thêm các nghề phụ như: Mộc, xây dựng, gò hàn, xay xát, may đo, kinh doanh buôn bán nhỏ,… Thu nhập của người dân ở mức trung bình (11 triệu đồng/người/năm).Vì vậy nhân dân địa phương tha thiết sự qua tâm của Nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật cần thiết nhằm tận dụng triệt để tiềm năng vùng đất ngập nước nâng cao thu nhập và từng bước cải thiện đời sống. 1.3. Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn. Phú Xuyên là một huyện nằm phía nam của thành phố Hà Nội, có tổng dân số 186.452, mật độ dân số 772 người/km2 bao gồm 26 xã, 2 thị trấn. Hiện nay Phú Xuyên đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp vẫn là chủ đạo chiếm 48% (năm 2009) GDP của huyện, với mục tiêu ngày càng đa dạng hoá về sản phẩm nông, ngư nghiệp từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp như lúa, rau, quả, cá... Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 12- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước Toàn huyện Phú Xuyên có 13.555 ha đất Nông nghiệp trong đó có 2.000 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả, diện tích mặt nước có thể đưa vào nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện khoảng 3.000 ha, có nguồn cung cấp nước thường xuyên cho các khu nuôi cá, có các hồ lớn, các khu vực rộng có thể xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung, có nhân lực.... Hiện các hộ dân đang tận dụng mặt nước để nuôi cá quảng canh hoặc kết hợp chăn nuôi, cấy một vụ lúa, do chưa được đầu tư nên năng suất thấp, giá trị kinh tế trên ha chỉ đạt 15 - 20 triệu đồng/ha/năm. Khu vực xã Chuyên Mỹ có 750 ha diện tích đất lúa có trên 200 ha ruộng trũng cây lúa kém hiệu quả có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua được sự quan tâm của tỉnh Hà Tây (cũ) và các ngành chức năng đã đầu tư theo quyết định 804 xây dựng hạ tầng cho vùng đó. Công trình đã, đang triển khai thi công phát huy hiệu quả được nhân dân rất phấn khởi, song kinh phí còn quá ít, hiệu quả đầu tư chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng vùng trũng . Hiện tại xã đã có 70,20 ha chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản, tổng thu nhập của mỗi hộ là 100 triệu đồng, trong đó thu nhập từ nuôi trồng thuỷ là 70 triệu đồng. Mặc dù có diện tích nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn có nguồn lao động dồi dào nhưng do đầu tư còn manh mún, nhỏ lẻ nên các hộ dân không dám tập trung đầu tư trực tiếp nhân lực và nguồn lực vào nuôi trồng thuỷ sản, dẫn đến năng suất thấp, chất lượng chưa cao nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện còn yếu kém, nhiều bất cập ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực. Qua khảo sát thực tế, có thể đánh giá sự bất cập của cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản như sau: + Đường giao thông từ trung tâm xã đến khu nuôi trồng thuỷ sản cũng như các khu vực xung quanh không thuận lợi, hiện tại là đường đất, mặt đường hẹp, mùa mưa thì lầy lội nhiều đoạn còn bị ngập, gây khó khăn trong việc vận chuyển, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm. + Hệ thống cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản là chưa có hệ thống riêng mà người dân vẫn đang lấy nước từ hệ thống kênh tưới của thuỷ lợi (kênh tưới này chủ yếu Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 13- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước phục vụ cho trồng lúa) nên hay xảy ra tình trạng nước thải của ruộng lúa lại được lấy vào các ao nuôi trồng thuỷ sản dấn đến xảy ra hiện tượng con giống chết do nhiễm độc từ nước di thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, phân bón từ các ruộng lúa, làm thịêt hại lớn tới kinh tế của người dân. + Hệ thống tiêu thoát nước trong vùng không đủ khả năng tiêu thoát nước về mùa lũ, vì hiện tại khu nuôi trồng thuỷ sản của một xã đều tiêu ra một kênh tiêu của thuỷ lợi, mà hệ thống kênh tiêu này đều là kênh đất, mặt cắt nhỏ, vì vậy về mùa mưa thường xảy ra tình trạng ngập úng trong đó các khu vực nuôi trồng thuỷ sản cũng không tránh khỏi. Đây là một vấn đề rất quan trọng, cần được Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm. + Hệ thống điện cho khu vực: Hiện tại nhà nước chỉ mới đầu tư đường điện từ đường điện chính tới trạm hạ thế, từ trạm hạ thế vào các khu dân cư chưa được đầu tư đầy đủ, trong đó khu vực nuôi trồng thuỷ sản của xã hầu như chưa có điện nên các thiết bị phục vụ nuôi trồng thuỷ sản chưa đựơc đưa vào áp dụng nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Với thực trạng trên thì việc cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vùng xã Chuyên Mỹ huyện Phú Xuyên là một vấn đề rất cần thiết nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đảm bảo tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân trong xã. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Sinh viên : Đào Anh Kiên -Trang 14- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 15- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước CHƯƠNG 2 : HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY LỢI 2.1. Hiện trạng tưới, tiêu trong khu vực lập dự án. 2.1.1. Hiện trạng tưới. Vận hành các trạm bơm tưới liên tục trong 2,5-3 tháng trong vụ chiêm để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất. Chủ yếu lấy nước tưới từ kênh A2-8, lưu lượng của sông Nhuệ, mùa mưa thì vùng là nơi cắt lũ cho sông Hồng.mùa khô cũng luôn đảm bảo được nước tưới cho ruộng và cung cấp nước đầy đủ cho hệ thống nuôi trồng thủy sản.Vùng luôn đảm bảo nguồn nước và cả mùa khô và mùa mưa Kênh mương trong xã chủ yếu là kênh đất đào nên khả năng vận chuyển nước còn chưa mang lại hiệu quả cao, lòng kênh và bờ kênh thường xuyên xảy ra xói lở khi vận chuyển lưu lượng lớn phục vụ tưới. Hiện nay nước cấp cho sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản trong khu vực dự án lấy từ các trạm bơm tưới tiêu kết hợp đã được xây dựng Nhìn chung, hệ thống công trình cấp nước của vùng chưa được đầu tư nhiều, kênh đất có nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp, một vài công trình kênh trên đã xuống cấp. 2.1.2. Hiện trạng tiêu. Toàn bộ vùng dự án được tiêu tự chảy ra kênh A2-8 về sông Nhuệ, ngoài ra còn có các kênh, rạch, đầm dùng để tiêu nước, những vùng thấp trũng thì tiêu nước bằng động lực (trạm bơm). Do đặc điểm địa hình, diện tích vùng nuôi trồng là vùng đồng bằng khá bằng phẳng,dễ tập trung nước. Đặc biệt khi mưa từ 600 mm/ngày trở lên đã phải báo động tiêu nước. Vào mùa mưa, khi xảy ra mưa lớn cục bộ thì tiêu nước vào cống qua đê ra sông Nhuệ. Khi mực nước trong đồng và ngoài sông ngang bằng nhau thì vận hành các trạm bơm tiêu tiêu nước ra ngoài sông. Nhìn chung, hệ thống công trình thoát nước của vùng chưa được đầu tư nhiều, chủ yếu là kênh đất tưới tiêu kết hợp. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 16- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước 2.2. Hiện trạng các công trình thủy lợi. 2.2.1. Hiện trạng công trình tưới, tiêu. Trong toàn xã có 4 trạm bơm,trong đó trạm bơm Trung Thượng chuyên tưới (gồm 3 máy bơm, công suất mỗi máy là 1500 m 3/h ) và có 3 trạm bơm tưới tiêu kết hợp: Ngõ Hạ,Lễ Nhuế 1, Lễ Nhuế 2 Hệ thống kênh mương trong xã còn chưa được cứng hóa toàn diện. Cụ thể là có 70% là kênh mương đất đào và 30 % là kênh mương đã được cứng hóa. Theo thống kê năm 2009 và năm 2010, hiện trạng kênh tưới, tiêu được thể hiện trong các bảng sau: Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng kênh tưới têu Kênh tưới TT Thôn, đội Kênh tưới cấp Kênh tưới nội Kênh tiêu cấp 2 Kênh tiêu cấp 3 2 (km) đồng cấp 3 (km) (km) (km) Đã cứng hóa Chưa cứng hóa 2 1 1 2 2 2 2,5 3 3 3 4 4 5 5 Tổng Kênh tiêu Đã cứng hóa Đã Chưa cứng cứng hóa hóa Chưa cứng hóa Đã cứng hóa Chưa cứng hóa 2 1 1,5 1 1,5 1 3 3 2,5 2,5 1,5 1 1,7 1 1 0,5 0,7 1,8 1,5 2 9,5 6,7 9,5 7,5 8 1,8 1,8 Bảng 2.2. Hiện trạng và kêố hoạch đâầu tư xây dựng hệ thốống kênh m ương năm 2010 TT Công trình Sinh viên : Đào Anh Kiên Kế hoạch đầu tư xây dựng L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 17- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước Hiện trạng Năng lực Xây 2009, tổng Tổng số tưới,tiêu mới số chiều dài (km) (ha) (km) (km) 1 Kênh cấp 1 do công 470 ty thủy lợi quản lý 5,3 5,3 5,3 2 Kênh cấp 2 do công 470 ty thủy lợi quản lý 9,1 9,1 2,7 3 Kênh cấp 3 do xã 470 quản lý 20,25 20,25 20,25 34,65 34,64 28,25 Tổng cộng 1.410 Cải tạo (km) 6,4 6,4 2.2.2. Hiện trạng công trình phòng chống lũ. Chuyên Mỹ nằm trong hệ thống sông Nhuệ và sông Hồng, các tuyến sông nội địa như kênh A2-8, kênh A2-6 việc dao động mực nước phụ thuộc vào lượng mưa tại xã, lưu vực của sông gồm nhiều vùng đồng bằng nên khi mưa nước không tập trung nhanh tạo lũ,lượng nước lũ không lớn, không gây thiệt hại nhiều. 2.3. Các nhận xét và đánh giá. 2.3.1. Hiện trạng tưới. Đối với trong toàn xã Chuyên Mỹ, diện tích bị hạn chiếm khoảng hơn 10%, chủ yếu phân bố ở gần khu dân cư. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích bị hạn này nằm xa nguồn nước. Vì vậy hàng năm hợp tác xã nông nghiệp thường xuyên phải vận hành các máy bơm dầu bơm nước từ các hệ thống sông như sông Nhuệ và kênh A2-8 vào các kênh mương thủy lợi dẫn nước đến khu tưới. Tuy nhiên hệ thống kênh mương vẫn chưa được cứng hóa nên tổn thất trên kênh còn lớn, khi dẫn với lưu lượng lớn thường gây xói lở bờ kênh và lòng kênh nên khả năng cung cấp nước còn nhiều hạn chế. Khi cấp nước thường xuyên phải bố trí người trực để đảm bảo đủ lượng nước tưới. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 18- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước Đối với khu vực dự án thủy sản nằm ở phía Nam của xã, đây là vùng thấp trũng nên không có diện tích bị hạn. Nguồn nước cung cấp cho khu nuôi thủy sản lấy từ các trạm bơm đã có từ trước,nguồn nước đủ cung cấp cho hệ thống nuôi trồng thủy sản Hệ thống cấp nước cho khu dự án chủ yếu là kênh đất tưới tiêu kết hợp cấp nước cho cả sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản theo hình thức quảng canh, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Vì vậy hệ thống kênh cấp và công trình trên kênh cần xây dựng lại cho phù hợp với quy hoạch và điều kiện nuôi theo hình thức thâm canh. 2.3.2. Hiện trạng tiêu thoát nước. Khu nhận nước tiêu của vùng dự án là các kênh mương thủy lợi hiện có, sau khi xử lý theo chỉ tiêu về môi trường được tiêu tự chảy ra kênh A2-8 về sông Nhuệ Nhìn chung hệ thống công trình tiêu thoát nước chưa được đầu tư nhiều, chủ yếu là kênh đất tưới tiêu kết hợp. Vì vậy cần phải đầu tư xây dựng thêm và cứng hóa kênh mương để tiêu nước nhanh trong mùa mưa lũ. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 19- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN, BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 3.1. Các căn cứ để lập dự án đầu tư. - Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; - Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005; - Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản - Căn cứ Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình. - Căn cứ các nghị định của Chính phủ số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và 03/2008/NĐ-CP ngày 7/01/2008 về việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 09/04/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn Nhà nước của UBND Thành phố Hà Nội; - Đơn giá Xây dựng công trình T.P Hà Nội - phần khảo sát xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của UBND T.P Hà Nội; - Tiêu chuẩn ngành 14TCN 186:2006 (của Bộ NN & PTNT) quy định về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình Thuỷ lợi; - Tiêu chuẩn ngành 14TCN 195:2006 (của Bộ NN & PTNT) quy định về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình Thuỷ lợi; - Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND T.P Hà Nội về việc công bố bảng giá nhân công, hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy, thiết bị thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Hà Nội - Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29 tháng 09 năm 2009 của Bộ Xây dựng về Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; - Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc “Công bố bảng giá nhân công, hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy và thiết bị thi công xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội”. - Quyết định số 54/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc “Ban hành Quy định một số điều quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 20- Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước sử dụng nguồn vốn Nhà nước do UBND thành phố Hà Nội quản lý”. - Căn cứ công văn số 6405/UBND-HN ngày 08/07/2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về Chủ trương đầu tư các “Dự án nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”. - Căn cứ Quyết định số: 1881/QĐ-UBND ngày 22/4/2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Mở rộng vùng chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội (từ 70ha lên 200ha). - Căn cứ Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 01/06/2010 của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên về việc chỉ định đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án:Mở rộng chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội (từ 70ha lên 200ha). - Căn cứ Quyết định số 1486/QĐ-UBND ngày 01/06/2010 của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên về việc phê duyệt hồ sơ nhiệm vụ khảo sát, thiết kế lập dự án Mở rộng chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội (từ 70ha lên 200ha). .... Ngoài ra còn áp dụng một số chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước 3.2. Mục tiêu của dự án. Xây dựng những cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ chuyển đổi 130ha của xã Chuyên Mỹ từ trồng lúa kém hiệu quả và nuôi cá quảng canh sang nuôi cá tập trung thâm canh năng suất cao: - Phục vụ cho vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung cho việc mua giống; thức ăn cho thuỷ sản và tiêu thụ sản phẩm ra ngoài khu vực. - Phục vụ giao thông đi lại của nhân dân trong các khu nuôi trồng thuỷ sản. - Tạo ra hệ thống cung cấp nước theo đúng tiêu chuẩn cho các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời tạo hệ thống tiêu thoát đảm bảo phục vụ tốt khi có nhu cầu tiêu nước. Sinh viên : Đào Anh Kiên L ớp : 49N1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng