Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự án kinh doanh bánh bèo lam hồng ...

Tài liệu Dự án kinh doanh bánh bèo lam hồng

.DOC
16
284
119

Mô tả:

ĐỀ ÁN DỰ THI ƯƠM MẦM KINH DOANH “BÁNH BÈO LAM HỒNG” BÁNH BÈO LAM HỒNG MỤC LỤC I.GIỚI THIỆU CHUNG II.PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG III.SẢN PHẨM IV.CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN V.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VI.KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VII.TỔNG KẾT BÁNH BÈO LAM HỒNG I.GIỚI THIỆU CHUNG Xứ Nghệ từ xưa đã nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt, non cảnh hữu tình với sông Lam núi Hồng đã đi vào thơ ca.Người xứ Nghệ chất phác, nặng tình với quê hương, dù " đi mô " ( đi đâu ) cũng nhớ về nguồn cội.Nếu người dân phía Bắc xa quê nhớ về " canh rau muống, cà dầm tương " thì người xứ Nghệ xa quê lại luôn nhớ tới món bánh bèo xứ sở với vị cay của tương, vị béo của bột lọc, vị ngọt của nhân tôm và hương thơm của hành. Trong các dịp sinh hoạt tập thể của cộng đồng xứ Nghệ ở Thủ đô, món bánh bèo dường như là một đặc sản không thể thiếu và bánh bèo cũng đã được các bạn bè ở các vùng miền khác yêu thích.Bánh bèo xứ Nghệ dễ làm với nguyên liệu đơn giản, nhu cầu tiêu thụ cao nhưng hiện nay chưa thực sự có một quán hàng nào ở Thủ đô thực hiện kinh doanh cung cấp món bánh tuyệt vời này. Bản thân tôi cũng là một người con của xứ Nghệ.Tôi luôn mong ước có một nơi giới thiệu tới các bạn bè món bánh bèo quê hương và phần nào làm vơi đi nỗi nhớ nhà của những người con xứ Nghệ giữa Thủ đô.Do vậy, tôi có ý tưởng thiết lập nhà hàng chuyên chế biến và cung cấp bánh bèo xứ Nghệ, lấy tên là nhà hàng BÁNH BÈO LAM HỒNG.Nhà hàng này sẽ phục vụ khách hàng qua hai kênh là trực tiếp và đưa hàng theo yêu cầu với tiêu chí tạo ra một nét văn hóa ẩm thực Nghệ đặc sắc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. BÁNH BÈO LAM HỒNG II.PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 1.Tìm kiếm thông tin về thị trường. Ý tưởng kinh doanh bánh bèo Lam Hồng xuất phát từ 4 vấn đề chính tôi quan sát được : + cộng đồng xứ Nghệ ở Hà Nội rất đông và có tính gắn kết cũng như yêu quê hương nổi bật, và món bánh béo là một đặc sản không thể thiếu trong các dịp sinh hoạt tập thể nhưng lại thiếu một cửa hàng chuyên về cung ứng, mặc dù bánh bèo xứ Nghệ đã từng được bày bán tại 1 số địa điểm như ở quán café Đimô ( 106C9-Lương Định Của-Hà Nội ), nhưng đều không duy trì lâu hoặc cung ứng nhỏ giọt và giảm dần + các bạn trẻ ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nhìn chung chỉ biết tới bánh bèo Huế mà không biết tới bánh bèo xứ Nghệ, và họ thực sự muốn tìm hiểu sự khác biết giữa 2 loại bánh cùng tên ở 2 vùng miền khác nhau này sau khi được nghe giới thiệu về bánh bèo xứ Nghệ + phản hồi của một số bạn sinh viên ( từ ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa, ĐH xây dựng ) về việc canteen cung cấp đồ ăn sáng của trường mình ít đa dạng về các món ăn ( thường chỉ gồm bánh mỳ, bánh cuốn, xôi, bánh giò…) dễ làm các bạn nhanh chán + thị trường đồ ăn uống giá bình dân ở Hà Nội phát triển rất mạnh mẽ , tuy nhiên tuyệt đại đa số có thể thấy là kinh doanh ăn uống vỉa hẻ, từ đó đặt ra những BÁNH BÈO LAM HỒNG câu hỏi về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở người tiêu dùng và các nhà chức năng Căn cứ vào các vấn đè thực tế trên, đặc biệt là nhu cầu của thị trường, tôi nảy ra ý tưởng kinh doanh bánh bèo xứ Nghệ theo hình thức cửa hàng đa dạng trong hoạt động phân phối sản phẩm của mình. 2.Phân khúc thị trường. Từ các phân tích ở mục 1, cho thấy, thị trường tiêu thụ sản phẩm bánh bèo Lam Hồng có thể hướng tới các nhóm sau: ( có thể giao nhau ) + phân khúc cộng đồng người xứ Nghệ ở Thủ đô + phân khúc giới trẻ + tiểu phân khúc thị trường sinh viên với dự định cung cấp bánh bèo cho các canteen làm đồ ăn sáng ( thí điểm trước hết ở 3 đại học Kinh tế Quốc dân, Bách khoa và Xây dựng ) 3.Quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường. + cộng đồng xứ Nghệ ( quê hoặc có gốc) ước tính chiếm khoảng 30 % dân số Thủ đô (hơn 6,5 triệu người ) và lượng người xứ Nghệ ra thủ đô công tác và học tập không ngừng tăng lên + Hà Nội là trung tâm văn hóa-giáo dục của cả nước với hệ thống đa dạng các trường đại học, đông đảo các bạn sinh viên sinh hoạt và học tập + chi tiêu cho ăn uống của người Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong thu nhập,( Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á ) + người tiêu dùng tại Hà Nội có nhu cầu cao với các món ăn đặc sản, thể hiện được tính cộng đồng, giá cả vừa phải và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + tính chất đặc trưng của thị trường đồ ăn uống là phát triển ổn định sau khi triển khai xong quá trình định vị nên sản phẩm có những tiền đề để phát triển lâu dài Dự đoán ngắn hạn về tình hình thị trường qua thời gian như sau : + sau 1 năm: hoàn tất quá trình định vị, xây dựng được thương hiệu bánh bèo Hồng Lam + từ sau năm thứ nhất tới kết thúc năm thứ 2 : xuất hiện các cạnh tranh gay gắt trên thị trường về sản phẩm cùng loại, tuy nhiên quy mô bánh bèo Lam Hồng đã phát triển được thành 1 số cửa hàng, thị phần bằng khoảng 90% giai đoạn đầu tiên + từ năm thứ 3 tới năm thứ 4: giành lại được và mở rộng được thị phần khoảng gấp ba so với giai đoạn đầu tiên nhờ phát triển các cửa hàng bánh bèo Lam Hồng thành các cửa hàng ẩm thực Nghệ với đa dạng các đặc sản khác. BÁNH BÈO LAM HỒNG 4.Xu hướng thị trường. Ở thời điểm hiện tại, xu hướng của thị trường đồ ăn uống bình dân tại Hà Nội đang là các loại món ăn mới lạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể sinh hoạt tập thể trong quá trình ăn uống.Do vậy, việc thực hiện dự án kinh doanh bánh bèo xứ Nghệ theo phương thức cửa hàng chứ không phải là vỉa hè là rất thực tế. Dự đoán trong ngắn hạn, thị trường này tiếp tục đòi hỏi cao hơn về tính độc đáo, “ lạ miêng” của sản phẩm, cũng như nhiều tiện ích khác mà sản phẩm ăn uống mang lại. Do vậy, đề án kinh doanh như đã trình bày ở trên, có ý định sẽ phát triển từ cửa hàng thành chuỗi cửa hàng bánh bèo xứ Nghệ sau 2 năm, và tiếp đó là xây dựng trở thành các cửa hàng ẩm thực Nghệ có nhiều loại đặc sản của mảnh đất miền Trung, kết hợp với thưởng thức không gian văn hóa xứ Nghệ khi tham quan quán như dân ca, thơ, ca dao…bản địa. III.SẢN PHẨM. Sản phẩm mà ý tưởng kinh doanh hướng tới : STT 1 Bán h bèo xứ Ngh ệ loại khô 2 3 4 5 Mặt hàng Chủ lực Bánh bèo xứ Nghệ loại ướt Quẩy Sữa chua Nước trà Tính chất sản phẩm Chủ lực Phụ Phụ Phụ Với hoạt động kinh doanh Bánh bèo xứ Nghệ, giá trị mà sản phẩm cung cấp cho khách hàng là vị ngon, bổ và dinh dưỡng của một đặc sản ẩm thực miền Trung với giá rẻ, cạnh tranh. BÁNH BÈO LAM HỒNG 1.Phân tích các lợi thế của sản phẩm. + mang thương hiệu là một loại ẩm thực đặc sản + dễ chế biến và bảo quản mà không cần bất kỳ nguyên liệu nào đặc biệt + vị không quá cay, quá béo hay mùi quá đặc biệt nên phù hợp với gu ẩm thực của đại đa số người tiêu dùng + giá thành cạnh tranh + chưa có một nhà hàng chuyên về cung ứng thực sự trên địa bàn Hà Nội + tiêu thụ được trong cả 4 mùa 2.Phân tích các bất lợi của sản phẩm và phương án khắc phục. + bị nhầm lẫn với bánh bèo Huế và các hình thức bánh bột lọc tại Hà Nội → Giải pháp : áp dụng chiến lược Marketing phân biệt triệt để + quan điểm xu hướng bão hòa thị trường đồ ăn uống → Giải pháp : áp dụng chiến lược Marketing phân biệt triệt để 3.Chi tiết quy trình sản xuất ra sản phẩm trong hoạt động kinh doanh. 3.1 Nguyên liệu và chế biến. ( cho mỗi đĩa bánh bèo ) Nguyên liệu : 300gr bột gạo 2 củ tỏi 100gr tôm khô chén vuông và chén tròn 100gr cồi sò điệp muối, tiêu, mỡ, hành, màu điều 100gr mực bột nghệ 80gr bột năng dầu ăn 1 tô nước lạnh nước mắm Chế biến : 1. Cho bột gạo, bột năng vào thố, từ từ cho khoảng 1 tô nước lạnh vào, khuấy đều cho hỗn hợp quyện lại. Nêm vào hỗn hợp ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng café bột nghệ, trộn đều rồi lược qua rây cho thật mịn. Tôm khô ngâm nở, vắt ráo. Cồi sò điệp rửa sạch, xắt nhỏ. Mực rửa sạch, xắt nhỏ. 2. Phi thơm hành tỏi bằm với 1 muỗng café phê màu điều, chút ớt bột, 1/3 muỗng café phê bột nêm, 1/3 muỗng cà phê tiêu, 1/3 muỗng café mỡ hành. Cho chén vuông, tròn vào xửng hấp cho nóng. Múc bột cho vào chén, hấp chín. Lấy bánh ra khay, cho nhân lên trên. Ăn kèm nước mắm pha chanh tỏi. 3.2 Bảo quản. BÁNH BÈO LAM HỒNG + các nguyên liệu qua quy trình sơ chế như bột năng, tôm, hành…bảo quản được trong tủ lạnh ở ngăn lạnh với nhiệt độ 7-10’C trong mùa đông và mức 4-5 trong mùa hè + bánh bèo đã chế biển bảo quản trong tủ lạnh đảm bảo hương vị được trong 6 tiếng 3.3 Nhân lực sản xuất. + trong ngắn hạn là một số sinh viên quê ở Nghệ Tĩnh học tại đại học Kinh tế Quốc dân + mục tiêu dài hạn khi đủ tiềm lực là mời thợ gia truyền làm bánh tại TP.Vinh, Nghệ An làm trưởng bộ phận sản xuất IV.CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN 1.Chiến lược về xây dựng cơ sở vật chất và các tiền đề cần thiết. Bước 1: Huy động vốn để kinh doanh, với nguồn vốn tự có và vốn vay, dự kiến vay Ngân hàng và mời tài trợ.Nguồn mời tài trợ là các doanh nhân xứ Nghệ thành đạt trên mảnh đất thủ đô. Bước 2: Sử dụng vốn triển khai thuê địa điểm, dự kiến đặt trên cung đường Lê Thanh Nghị hoặc Trần Đại Nghĩa, 2 địa điểm đang có cho thuê mặt bằng ( tầng 1 của nhà) và gần trục 3 trường đại học Kinh tế Quốc dân-Bách khoa-Xây dựng. Bước 3: Mua sắm các tài sản cố định phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như bàn, ghế nhựa, bếp ga, tủ lạnh, bát đũa đĩa, nồi niêu soong chảo, hệ thống quạt…trang bị cho cửa hàng Bước 4: Tuyển các nhân công về làm bánh, phục vụ, bảo vệ và thu ngân.Các nhân công này thuê từ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, riêng bộ phận làm bánh là một BÁNH BÈO LAM HỒNG số nữ thành viên trong Đội sinh viên tình nguyện đồng hương Nghệ An-Hà Tĩnh nắm rõ quy trình thực hiện, dự kiến bước đầu có 6 nhân công. 2.Chiến lược quảng bá và marketing cho sản phẩm. Áp dụng chiến thuật tiếp thị 7Ps : product, prices, promotion, place, packing, positioning và people. Product : Khuếch trương tính chất đặc sản xứ Nghệ, phân biệt với bánh bèo Huế của sản phẩm. Prices : Áp dụng chiến lược giá cạnh tranh trong thời gian đầu tham gia thị trường của sản phẩm, định giá thấp hơn so với các loại bánh bèo khác trên địa bàn Hà Nội trong 4 tháng đầu tiên.Áp dụng các hình thức tặng đĩa bánh bèo lớn vào thứ bảy và chủ nhật. Promotion : Chào mời cung ứng sản phẩm tại canteen các trường đại học ở gần trong khu vực, các diễn đàn và địa điểm ghé chân quen thuộc của cộng đồng xứ Nghệ như quán café Đimô…hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho các địa điểm đó. Place: Địa điểm mà cửa hàng dự kiến thuê là trên đường Lê Thanh Nghị hoặc Trần Đại Nghĩa, nằm trong trục 3 trường đại học lớn Kinh tế Quốc dân-Bách khoa-Xây dựng và thuộc khu vực đông các nhân viên văn phòng của các ngân hàng, nhân viên bán hàng của các cửa hàng…thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh sản phẩm, các địa điểm tiếp thị bổ sung là ký túc xá các trường đại học, canteen nội bộ các doanh nghiệp… Packing : Các hộp bánh được gói khi vận chuyển có hình ảnh của thương hiệu bánh bèo lam Hồng dán lên phía trên, có logo, slogan, địa chỉ rõ ràng. Positioning : Sản phẩm bánh bèo xứ Nghệ được định vị trong tâm trí người tiêu dùng là đặc sản, có tên gọi Lam Hồng, với slogan :” Đậm đà hương vị miền Trung” , logo là 2 hình tròn lồng vào nhau và chữ LH ở phía trong với ý nghĩa tượng trưng cho đĩa bánh bèo và bát nước chấm mang trong mình tinh hoa ẩm thực của xứ sở Lam Hồng (LH).Sản phẩm cũng được định vị là một thức ăn ngon, bổ với giá cả cạnh tranh, làm người ta liên tưởng tới 1 loại bánh mang trong mình vị béo của bột lọc, vị ngọt của nhân tôm và hương thơm của hành. People: Cửa hàng tuyển dụng các nhân viên là người xứ Nghệ để tạo ra một không gian mang đạm chất quê hương của món bánh bèo. 3.Chiến lược bán hàng. Bánh bèo Lam Hồng sẽ phục vụ khách hàng qua 2 kênh : bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và thực hiện giao hàng qua đơn hàng đặt qua điện thoại. BÁNH BÈO LAM HỒNG Ở tại cửa hàng Lam Hồng, khách hàng được phục vụ bánh trên đĩa hoặc bát, có thêm các sản phẩm khác là sữa chua, nước trà… Theo kênh đặt hàng qua điện thoại, thì cửa hàng sẽ đưa hàng miễn phí ( bánh được đặt trong các hộp ) với điều kiện trong vòng bán kính không quá 5 km và số hộp bánh đặt từ 3 trở lên. 4.Chiến lược phát triển cho cửa hàng. Cửa hàng bánh bèo Lam Hồng đặt ra 2 mục tiêu phát triển lớn : + sau 2 năm, phát triển được thành chuỗi các cửa hàng bánh bèo xứ Nghệ + từ năm thứ 4, mở rộng thành các cửa hàng ẩm thực xứ Nghệ, giới thiệu và kinh doanh các đặc sản khác của xứ Nghệ như súp lươn, cháo canh…đồng thời quảng bá các nét văn hóa dân gian của xứ Nghệ tại các cửa hàng ấy như các làn điệu ca trù, dân ca, thơ…kết hợp các yếu tố này với thưởng thức ẩm thực V.KẾ HOẠCH QUẢN LÝ 1.Quản lý về quy trình hoạt động.  Trong thời gian đầu thực hiện dự án, quản lý dự án sẽ đích thân thực hiện các hoạt động marketing và tiếp thị, đồng thời quản lý chung các bộ phận trong cửa hàng Quản lý dự án đầu tư Phục vụ Sản xuất Bảo vệ BÁNH BÈO LAM HỒNG  trong giai đoạn phát triển thành chuỗi các cửa hàng, công việc quản lý có sự phân cấp Quản lý chung toàn bộ Quản lý cửa hàng số 1 Quản lý cửa hàng số 2 Quản lý cửa hàng số 3 2.Quản lý về tài chính.  Việc thực hiện dự án kinh doanh sẽ luôn được kiểm tra tài chính theo đơn vị doanh thu từng tuần và từng tháng để cân đối, so sánh với chỉ tiêu để ra. VI.KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH  Nguồn vốn ban đầu : 250 triệu đồng với 100 triệu đồng vốn tự có và 150 triệu đồng vay từ Ngân hàng Vietcombank, lãi suất 12 %/ năm.  Sử dụng nguồn vốn ban đầu : STT Khoản mục 1 Đặt cọc trước tiền thuê địa điểm 6 tháng, giá thuê là 15 triệu đồng mỗi tháng. 2 Chi cho sữa chữa, bài trí lại quán. 3 Chi cho mua sắm các tái sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất. Thành tiền (triệu đồng) 90 50 30 BÁNH BÈO LAM HỒNG 4 5 Chi cho các khoản mục về đăng ký tên, đăng ký chứng nhận VSATTP…và các khoản khác. Đưa vào quỹ dự phòng tài chính và quỹ bán hàng. Tổng 15 65 250 triệu đồng  Chi phí trong mỗi tháng kinh doanh : STT Khoản mục Đơn giá 1 2 triệu đồng/ 1 nhân viên 2 3 4 5 Lương cho 6 nhân viên tại cửa hàng Tiền điện nước Tiền mua nguyên vật liệu với lượng tiêu thụ ước tính 350 đĩa bánh bèo trên mỗi ngày. Tiền thuê cửa hàng 7 ngàn đồng/ 1 đĩa 15 triệu đồng/ 1 tháng Chi phí quản lý và các chi phí phát sinh khác Tổng Thành tiền ( triệu đồng) 12 5 73,5 15 5 110, 5 triệu đồng  Doanh thu có từ mỗi tháng kinh doanh: STT Khoản mục Đơn giá 1 15 ngàn đồng/ 1đĩa 2 Bánh bèo với ước tính tiêu thụ 350 đĩa trên mỗi ngày. Các sản phẩm quẩy, sữa chua.. Tổng Thành tiền ( triệu đồng) 157,5 20 177,5 triệu đồng  Lợi nhuận ròng thu được mỗi tháng : 177,5 – 110,5 = 67 triệu đồng.  Tỷ suất lợi nhuận đạt 61, 09 % trên một tháng  Thời gian dự kiến trả nợ Ngân hàng : sau 4 tháng  Thời gian ước tính hoàn vốn toàn bộ : sau 6 tháng  Các chỉ số về tài chính khác : BÁNH BÈO LAM HỒNG NPV ( với dự án triển khai trong 8 năm ) = 103, 02 > 0 ( với giả định giá trị thanh lý cuối đời là 50 triệu đồng ) IRR bằng 0.2201 > 0.12 và khá an toàn với trần lãi suất Ngân hàng tại Việt Nam Xác định việc kinh doanh trong tương lai chịu ảnh hưởng của lạm phát, với giả sử tình hình kinh tế như hiện nay là tính trung bình 15 % sẽ làm giảm lợi nhuận của cả dự án tuy nhiên, sau 2 năm, lợi nhuận ròng ước tính thu được là 1 tỷ 200 triệu đồng, tức là tương đương với khoảng hơn 1 tỷ ở thời điểm lập dự án.Khoản tiền này vẫn đủ để thực hiện các bước tiếp theo của kế hoạch kinh doanh là phát triển ra chuỗi nhà hàng từ sau năm thứ 2. VII.TỔNG KẾT Dự án kinh doanh bánh bèo xứ Nghệ đi theo các tiêu chí : 1.Mục tiêu.  đạt 67 triệu đồng tiền lãi ròng mỗi tháng đạt tỷ suất lợi nhuận 61, 09%  chỉ số IRR là 0,2201 chỉ số NPV là 103,02  dự kiến trả nợ ngân hàng sau 4 tháng, hoàn vốn toàn bộ sau 6 tháng  sau 2 năm với lãi ròng 1 tỷ 200 triệu bắt đầu triển khai hệ thống chuỗi cửa hàng  sau 4 năm bắt đầu triển khai đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng thành các cửa hàng ẩm thực Nghệ giới thiệu văn hóa-lịch sử bản địa BÁNH BÈO LAM HỒNG 2.Nhiệm vụ.  cung cấp và định vị được ở trong lòng khách hàng sản phẩm bánh bèo xứ Nghệ với thương hiệu Lam Hồng, slogan “Đậm đà hương vị miền Trung”, có logo đặc trưng  đảm bảo các yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm 3.Các yếu tố thành công.  nhu cầu của thị trường  tính mới và đặc biệt của sản phẩm  vốn đầu tư không cao, rủi ro thấp  các thuận lợi về khách hàng tiêu thụ  tập trung xây dựng thương hiệu ngay từ đầu PHỤ LỤC : MẪU NHÃN MÁC SẢN PHẨM BÁNH BÈO LAM HỒNG Hếết. BÁNH BÈO LAM HỒNG BÁNH BÈO LAM HỒNG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng