Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của công ty tnhh mtv dệt may gi...

Tài liệu Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của công ty tnhh mtv dệt may gia định chủ đầu tư công ty tnhh mtv dệt may gia định

.PDF
45
88
63

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ MỞ RỘNG SẢN XUẤT NGÀNH MAY CỦA CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM : SỐ 86 LŨY BÁN BÍCH, Q.TÂN PHÚ, TP.HCM TP.Hồ Chí Minh – Tháng 9 năm 2013 20122012 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ MỞ RỘNG SẢN XUẤT NGÀNH MAY CỦA CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH LÊ ĐÔNG TRIỀU NGUYỄN VĂN MAI TP.Hồ Chí Minh – Tháng 6 năm 2013 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN.........................................................4 I.3. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án.............................................................................4 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG...............................................................7 II.1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam................................................................7 III.1. Sự cần thiết đầu tư.............................................................................................13 III.2. Mục tiêu dự án...................................................................................................13 CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ.............................................................................14 IV.1. Vị trí ................................................................................................................... 14 IV.2. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................14 IV.2.1. Địa hình..............................................................................................................14 IV.2.2. Khí hậu ..............................................................................................................14 V.4. Phương án kỹ thuật.............................................................................................17 CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..........................................19 Bảng 3.15. Tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm từ khí thải của máy phát điện ............................................................................................................................................ 19 Bảng 3.16. Lượng nhiên liệu cung cấp cho hoạt động giao thông...............................20 Bảng 3.17. Tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí.................................................20 VII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư: ............................................................................25 VII.3. Vốn lưu động....................................................................................................28 CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN..............................................30 IX.1. Các thông số kinh tế và cơ sở tính toán............................................................32 IX.2.1. Kế hoạch hoạt động và năng suất sản xuất các chuyền máy..........................32 IX.2.2. Kế hoạch sản xuất đối với các loại đơn hàng...................................................32 IX.3.1. Chi phí thuê đất hằng năm................................................................................33 IX.3.2. Chi phí khấu hao................................................................................................33 IX.3.4. Chi phí hoạt động...............................................................................................35 IX.3.5. Vốn lưu động......................................................................................................37 IX.4. Doanh thu từ dự án............................................................................................38 X.1. Nhận diện rủi ro..................................................................................................42 X.2. Phân tích độ nhạy................................................................................................42 XI.3. Kết luận..............................................................................................................44 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư : Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định : 0300744507 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 09/9/2010  Đại diện pháp luật : Lê Đông Triều ; Chức vụ: Tổng Giám đốc  Địa chỉ trụ sở : 10-12-14-16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh  Ngành, nghề kinh doanh: Công nghiệp dệt, công nghiệp may. Mua bán sản phẩm ngành dệt may, máy móc, thiết bị nguyên liệu, vật tư ngành dệt may. Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng. San lấp mặt bằng. Kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, căn hộ. Cho thuê văn phòng (chỉ thực hiện đối với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Đại lý kinh doanh xăng dầu. Dịch vụ thương mại. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không kinh doanh tại trụ sở). Trang trí nội thất. Môi giới thương mại. Đào tạo nghề. Thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp – khu dân cư. Kinh doanh bất động sản.  Chủ đầu tư  Giấy ĐKKD số I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án : Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định  Địa điểm đầu tư : Số 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú, TP.HCM  Tên dự án  Hình thức đầu tư  Hình thức quản lý : Đầu tư trang thiết bị công nghệ may : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Diện tích đất : 4,540.6 m2  Diện tích sàn sử dụng : 3,793 m2  Mục tiêu đầu tư : Đầu tư trang thiết bị để mở rộng sản xuất ngành may (tại địa chỉ 64/1 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú) nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất phát triển ngành nghề kinh doanh chính của Công ty, góp phần nâng cao vị trí Công ty trên thị trường ngành may mặc và thời trang. I.3. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án  Văn bản pháp lý  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 4 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 và 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật bảo vệ môi trường  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 và 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐCP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;  Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 5 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và số 83/2009/NĐ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Quyết định số 309/QĐ-UB ngày 7/4/1977 của UBND TP.HCM về việc xử lý tồn đọng trong các XN CTHD được quản lý theo chế độ quốc doanh;  Công văn số 3887/UBND-TM ngày 06/8/2012 của UBND TP.HCM về việc chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định sửa chữa cải tạo nâng cấp nhà xưởng hiện hữu tại số 86 đường Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, để tổ chức sản xuất kinh doanh hàng may mặc thời trang, phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp;  Quyết định số 64/2007/QĐ-DMGĐ ngày 25/7/2007 của Công ty Dệt may Gia Định về việc điều động tài sản bất động sản nhà xưởng không giao cổ phần hóa từ công ty Dệt may Sài Gòn về Công ty Dệt may Gia Định;  Nghị quyết số 35/NQ-HĐTV ngày 06/4/2012 của HĐTV Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định (tại điều 1) về việc thống nhất điều chỉnh cải tạo, sửa chữa nhà xưởng tại số 86 Lũy Bán Bích để mở rộng sản xuất kinh doanh ngành may mặc;  Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình;  Các tiêu chuẩn: “Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất hàng may mặc” được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:  Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);  Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);  TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;  TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;  TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;  TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;  TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng HT chữa cháy;  TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;  11TCN 19-84 : Đường dây điện;  EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN). --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 6 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG II.1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4.38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4.00%; quý II tăng 4.66%. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.81%, đóng góp 0.48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3.81%, đóng góp 1.55 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.57%, đóng góp 2.35 điểm phần trăm. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay đạt mức thấp do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng kết quả tăng thấp. Tuy nhiên, từ quý II nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: Giá trị tăng thêm của khu vực này quý I năm nay chỉ tăng 2.94% so với cùng kỳ năm trước, sang quý II đã tăng lên 4.52%, trong đó công nghiệp tăng từ 4.03% lên 5.40%. Về xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6 ước tính đạt 9.8 tỷ USD, tăng 0.6% so với tháng trước và tăng 13.6% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 53.1 tỷ USD, tăng 22.2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 20.5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 32.6 tỷ USD, chiếm 61.5% tổng kim ngạch (cùng kỳ năm 2011 chiếm 54.7%) và tăng 37.3%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước tính đạt 52.9 tỷ USD, tăng 21,7%. Điều này cho thấy mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng, yếu tố giá hầu như không đóng góp vào mức tăng chung và đây là điểm khác biệt với sáu tháng đầu năm 2011. Lượng cao su xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng 41% so với cùng kỳ năm trước; sắn và sản phẩm của sắn tăng 73.5%; hạt điều tăng 44.8%; cà phê tăng 22.3%.; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2.2 tỷ USD, tăng 24.4%. Với những hạn chế cũng như kết quả đạt được thì nhìn chung kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 gặp nhiều khó khăn, nhà nước cần có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Giới phân tích cho rằng mục tiêu giữ tỷ lệ lạm phát ở tỷ lệ 1 con số và duy trì tăng trưởng kinh tế khoảng 6% trong năm đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều. (Nguồn: Cục thống kê Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012) II.2. Ngành dệt may Việt Nam Ngành dệt may hiện là ngành có mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu tuân theo chỉ định của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, hạn chế cơ hội cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 7 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới, Việt Nam đứng trong danh sách TOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may trong giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4.32%), Đức (5.03%), Italy (5%), Ấn Độ (3.9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3.7%). Bình quân giai đoạn 2006-10/2011, ngành Dệt may đóng góp trên 15% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm 2006-2008, Dệt may là ngành hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô. Tuy nhiên, từ năm 2009 tính đến hết 10 tháng đầu năm 2011, Dệt may đã vươn lên vị trí hàng đầu mặc dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-tháng 10/2011) Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam theo quý (2006-10/2011) Thời gian qua, Việt Nam xuất khẩu hàng Dệt may đi 54 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, các khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài Loan. Chín tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may đến các thị trường này chiếm gần 89.5% tổng kim ngạch. Tuy vậy, bước vào những tháng đầu năm 2012, hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may đã gặp không ít khó khăn. Tính đến đầu tháng 2/2012, mới chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp lớn có đơn hàng đến quý III và IV. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 8 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm được những đơn hàng sản xuất lớn. Nhiều hợp đồng mới đều có hướng điều chỉnh theo hướng giảm số lượng xuống 20 - 30%. Tuy vậy, năm 2012, ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, tăng từ 10-12% so với năm 2011. Về thị trường, ngành dệt may tiếp tục kỳ vọng Mỹ, EU, Nhật Bản là các thị trường chính, chiếm 80% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. II.3. Thị trường quần Jean Việt Nam Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công thương, xuất khẩu mặt hàng quần Jean của Việt Nam 6 tháng năm 2012 ước đạt 7.35 triệu cái, trị giá 59.2 triệu USD, tăng 10.3% về lượng và 17.7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Dự báo, xuất khẩu quần Jean của nước ta trong quý III/2012 tiếp tục tăng bởi sức tiêu thụ và nhu cầu sử dụng hàng dệt may tăng, cùng với đó là tác động của yếu tố mùa vụ. Năm tháng năm 2012, cơ cấu thị trường xuất khẩu không có nhiều thay đổi, xuất khẩu quần Jean sang Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2011, trong khi đó xuất khẩu sang thị trường EU giảm nhẹ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chưa được cải thiện. Trong đó: Xuất khẩu quần Jean sang Mỹ tăng nhẹ cả về lượng và trị giá với mức tăng 2.8% về lượng và 9.7% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2011, đạt 4.05 triệu cái, trị giá gần 28 triệu USD, chiếm 57.8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Xuất khẩu quần Jean sang Nhật Bản tăng mạnh do niềm tin tiêu dùng của người dân Nhật Bản đã được củng cố, bằng chứng là doanh số bán lẻ đang ngày càng tăng, các nhà bán lẻ hàng may mặc liên tục tung ra các chính sách để mở rộng các mặt hàng và mạng lưới các kênh mua sắm của mình. Cùng với đó, các đơn vị xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nguồn hàng với giá cả cạnh tranh. 5 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng này tăng 66.4% về lượng và 90,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011, đạt 541.9 ngàn cái, trị giá 6.87 triệu USD. Đáng chú ý, xuất khẩu quần Jean sang Trung Quốc, tăng mạnh tới 94.1% về lượng và 86.4% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2011, đạt 162.3 ngàn cái, trị giá 2.45 triệu USD. Và xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc – thị trường mới nổi - tăng mạnh cũng là những tín hiệu đáng mừng với mức tăng mạnh 137.3% về lượng và 144.7% về trị giá so với 5 tháng năm 2011, đạt 139.2 ngàn cái, trị giá 1.51 triệu USD. Trái lại, xuất khẩu quần Jean sang thị trường EU trong 5 tháng giảm 30.5% về lượng và 0.3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011, đạt 230 ngàn cái, 1.74 triệu USD. Ngoài ra, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu quần Jean sang một số nước khác có mức tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2011 nhưng trị giá thấp như: sang Nicaragoa, Nga, Mêhicô, Nigiêria… --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 9 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất Bảng: Thị trường xuất khẩu quần Jean của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2012 Thị trường Mỹ Nhật Bản Trung Quốc EU Anh Hà Lan Đức Pháp Tây Ban Nha CH Séc Hy Lạp Hunggary Ba Lan Bỉ Đan Mạch Hàn Quốc Đài Loan Malaixia Ôxtrâylia Philipine Hồng Kông Nicaragoa Inđônêxia Nga Singapore Canada Mêhicô Nam Phi Ả Rập Xê út Các TVQ Arập Thống nhất Thổ Nhĩ Kỳ Ixraen Panama Chilê Thái Lan Pakixtan Ukraina Nigiêria Urugoay Guam Braxin Marôc Ấn Độ 5T/12 4,059,231 541,952 162,360 230,250 60,233 38,186 40,984 24,382 21,172 33,981 3,801 5,985 397 131 1,000 139,200 74,350 90,907 59,059 55,117 43,989 356,314 33,205 36,521 34,994 51,151 18,635 12,562 13,930 11,435 11,511 4,992 3,712 3,813 1,753 1,035 839 11,375 950 490 870 254 0 Lượng (cái) 5T/11 So 12/11(%) 3,950,222 2.8 325,684 66.4 83,638 94.1 331,488 -30.5 48,277 24.8 0 * 20,756 97.5 7,106 243.1 8,918 137.4 213,897 -84.1 2,434 56.2 0 * 30,100 -98.7 0 * 0 * 58,656 137.3 128,038 -41.9 86,350 5.3 58,063 1.7 30,889 78.4 33,404 31.7 75,661 370.9 82,166 -59.6 4,351 739.4 26,830 30.4 68,885 -25.7 5,300 251.6 7,966 57.7 12,079 15.3 9,255 10,948 2,894 0 0 975 480 360 1,360 180 0 0 0 30,266 23.5 5.1 72.5 * * 79.7 115.6 133.1 736.4 427.8 * * * -100.0 Trị giá (USD) 5T/12 5T/11 So 12/11(%) 27,996,290 25,518,790 9.7 6,879,924 3,615,087 90.3 2,456,459 1,318,054 86.4 1,748,148 1,752,903 -0.3 424,342 336,298 26.2 383,000 0 * 347,916 187,500 85.6 213,677 295,644 -27.7 164,437 76,183 115.8 137,861 707,950 -80.5 37,389 17,630 112.1 29,931 0 * 4,251 131,700 -96.8 3,144 0 * 2,200 0 * 1,511,801 617,735 144.7 1,081,767 1,765,215 -38.7 1,065,857 727,147 46.6 843,397 719,459 17.2 793,750 428,902 85.1 730,910 356,953 104.8 635,401 112,083 466.9 520,736 1,058,419 -50.8 496,097 33,782 1368.5 475,013 358,949 32.3 373,857 567,935 -34.2 172,632 40,736 323.8 166,162 122,573 35.6 115,959 84,894 36.6 109,032 105,809 40,809 34,056 23,981 21,703 16,178 9,753 8,450 6,482 6,429 5,095 3,764 0 64,270 61,841 20,736 0 0 6,714 7,543 3,332 1,360 1,651 0 0 0 39,346 69.6 71.1 96.8 * * 223.2 114.5 192.7 521.3 292.7 * * * -100.0 --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 10 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất Achentina Ai Cập Thụy Điển 0 0 0 1,818 2,400 1,102 -100.0 -100.0 -100.0 0 0 0 16,671 13,200 12,397 -100.0 -100.0 -100.0 (Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương) Giá xuất khẩu quần Jean của Việt Nam 6 tháng năm 2012 tăng 6.7% so với cùng kỳ năm 2011, đạt trung bình 8.05 USD/cái, FOB. Giá xuất khẩu quần Jean sang Mỹ tháng 5/2012 tăng 11.1% so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm 2011, giảm 3.2%, đạt 7.39 USD/cái, FOB. Tính chung, giá xuất khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm nay đạt 6.9 USD/cái, tăng 6.8% so với cùng kỳ năm trước. Và giá xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tháng 5/2012 tăng khá 28.2% so với tháng trước và tăng 23.5% so với cùng kỳ năm 2011, lên 13.37 USD/cái, FOB. Như vậy, giá xuất khẩu sang thị trường này trong 5 tháng tăng 14.4% so với cùng kỳ năm trước, lên 12.69 USD/cái, FOB. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu quần Jean sang Đài Loan tháng 5/2012 giảm nhẹ 5% so với tháng trước nhưng lại tăng 8.6% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 14.56 USD/cái, FOB. Tính chung, giá xuất khẩu mặt hàng này trong 5 tháng tăng 5.5% so với cùng kỳ năm trước, lên 14.55 USD/cái, FOB.Ngoài ra, giá xuất khẩu quần Jean sang thị trường Hàn Quốc và EU tăng từ 3.1 – 43.6% so với 5 tháng đầu năm 2011, đạt lần lượt 10.86 USD/cái; 7.59 USD/cái, FOB. II.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Dệt may Gia Định II.4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh Theo báo cáo của Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt may Gia Định từ năm 2010 đến 2011 như sau: Stt Chỉ tiêu Đvt A 1 2 3 4 B Sản phẩm sản xuất Sản phẩm tiêu thụ Tổng doanh thu Tổng kim ngạch XNK Kim ngạch XK Kim ngạch NK 1000 spqđ `` Tỷ đồng Triệu USD `` `` 4.1 4.2 C Năm 2010 KH TH 1 942 960 24 1.65 1 0.65 2 974.4 1055.3 30 3.9 2.2 1.7 Năm 2011 TH/KH % 3=2/1 103.44 109.93 125 220 261.54 KH TH 4 1350 1400 55 4.5 2.5 2 5 1560 1655 56 8.12 3.97 4.15 TH/KH % TH 2011 so 2010 6=5/4 115.56 118.21 101.82 7=5/2 160.1 156.83 186.67 158.8 207.5 180.45 244.12 II.4.2. Phân tích SWOT Điểm mạnh - Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc. - Có đầy đủ mặt bằng nhà xưởng sản xuất tại các khu vực dễ thu hút lao động. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 11 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất - Có nguồn khách hàng xuất khẩu lớn, có kế hoạch tăng sản lượng sản xuất với công ty. - Được Nhà nước quan tâm đầu tư với nhiều ưu đãi. Điểm yếu - Năng lực sản xuất hiện tại được lấp đầy, không đáp ứng yêu cầu mở rộng. - Quy mô sản xuất của xí nghiệp hiện hữu nhỏ - Chưa khai thác hết mặt bằng nhà xưởng. Cơ hội - Triển vọng kinh tế thế giới về dài hạn có xu hướng cải thiện làm tăng nhu cầu sản phẩm Dệt may nói chung cũng như nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm quần Jean cao cấp nói riêng. - Thị trường xuất khẩu có xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các nước Asean, trong đó có Việt Nam. - Việc chuyên môn hóa trong sản xuất các sản phẩm quần Jean giữa các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tăng tỷ lệ lợi nhuận. - Hiệp định TPP đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng mang lại nhiều cơ hội tiếp cận mở rộng thị trường. Thách thức - Các loại quần Jean đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế về chất lượng và giá cả… - Các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại. - Chưa có nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài nên bị động trong sản xuất. - Chi phí đầu vào tăng cao trong khi chi phí đầu ra gặp nhiều hạn chế nên đòi hỏi tăng năng suất lao động. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 12 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU DỰ ÁN III.1. Sự cần thiết đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là vùng kinh tế năng động nhất cả nước. Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định tổ chức và hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con, chuyên sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực dệt may, là một trong số các Tổng công ty, Công ty trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi thực hiện tái cấu trúc nội bộ ngành, ngoài 14 công ty thành viên là công ty con, công ty liên kết, liên doanh, Công ty hiện có hai xí nghiệp may trực thuộc là Xí nghiệp May Lê Minh Xuân và Xí nghiệp May Tân Phú. Những năm gần đây, mặc dù chịu sự tác động không thuận lợi từ nền kinh tế thế giới và trong nước, nhưng với lợi thế là một thương hiệu mạnh, đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, Công ty không những đã duy trì ổn định sản xuất kinh doanh mà còn nhận được nhiều đơn hàng từ các khách hàng của Công ty. Các khách hàng truyền thống của Công ty như Pery Ellis, JC Penney,…đã có kế hoạch tăng sản lượng hàng may mặc cho Công ty nhưng do năng lực sản xuất của 02 xí nghiệp may phụ thuộc không còn đáp ứng được kế hoạch sản xuất của Công ty. Nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ II 2010-2015 về định hướng phát triển Công ty, Công ty thực hiện đầu tư trang thiết bị để mở rộng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại mặt bằng có sẵn (địa chỉ số 86 Lũy Bán Bích, Q.Tân Phú, TP.HCM). Với vị trí ngay mặt tiền đường Lũy Bán Bích, thuận lợi cho việc vận chuyển, giao nhận nguyên phụ liệu, hàng hóa…Khi dự án được đưa vào hoạt động sẽ khai thác được ngay, giải quyết công ăn việc làm cho gần 400 công nhân tại địa phương. Với niềm tin sản phẩm được sản xuất từ dự án sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng; đồng thời, với niềm tự hào sẽ góp phần vào việc nâng cao giá trị tổng sản phẩm công nghiệp, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, tăng thu nhập và không ngừng cải thiện đời sống công nhân lao động, chúng tôi tin rằng việc đầu tư Dự án là giải pháp phát triển Công ty một cách bền vững. III.2. Mục tiêu dự án Dự án nhằm mục tiêu gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng may mặc của Công ty; góp phần vào sự phát triển kinh tế, tăng tỷ trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam và TP.HCM nói chung, nhóm ngành dệt may trong hệ thống Công ty mẹ - Công ty con Dệt may Gia Định nói riêng. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho gần 400 công nhân lao động, thiết thực góp phần vào sự thực hiện chính sách an sinh xã hội của Thành phố và của Chính phủ. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 13 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ IV.1. Vị trí Mặt bằng số 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM có vị trí : - Hướng Tây giáp mặt tiền đường Lũy Bán Bích - Hướng Nam giáp khu dân cư hiện hữu và hẻm - Hướng Đông giáp khu dân cư hiện hữu - Hướng Bắc giáp khu dân cư hiện hữu. Hình: Vị trí xây dựng Nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích IV.2. Điều kiện tự nhiên IV.2.1. Địa hình Khu đất bằng phẳng, mặt bằng nhà xưởng có vị trí cao ráo, thoáng mát, rất thuận lợi thoát nước tự nhiên của bề mặt, không bị ngập úng trong mùa mưa bão, là điều kiện tốt để sửa chữa cải tạo nhà xưởng SXKD và quá trình sử dụng về sau. IV.2.2. Khí hậu Khu vực xây dựng dự án có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa tương tự các vùng thuộc TP.HCM. Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình năm là 27,50C - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 4- với 360C --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 14 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: tháng 12- với 25.20C Lượng mưa: - Lượng mưa nhiều nhất là tháng 9:388mm - Lượng mưa ít nhất là tháng 2: 3mm - Số ngày mưa bình quân trong năm: 154 ngày - Trữ lượng mưa trong năm là 1,979mm Độ ẩm : - Độ ẩm trung bình 75%/ năm, tháng cao nhất là 90%, tháng thấp nhất là 60%. Gió : - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió Tây Nam- Đông Bắc - Mùa khô từ tháng 11- tháng 4, gió Đông Nam- Tây Bắc Nắng : - Tổng số giờ nắng trong năm từ 2,600-2,700 giờ/năm, trung bình 220 giờ/tháng - Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất, khoảng 300 giờ, trung bình 10 giờ/ngày. IV.3. Hiện trạng mặt bằng IV.3.1. Hiện trạng mặt bằng: + Khối nhà A1 (150.38 m2) : Văn phòng; Bảo vệ + Khối nhà A2 (272.40 m2) : Xưởng cắt; Kho nguyên phụ liệu + Khối nhà C (1.111,5 m2) : Xưởng may 1 + Khối nhà D1 (1.107,2 m2) : Xưởng may 2 + Khối nhà D2 (97.9 m2) : Khu vệ sinh + Khối nhà G và F (580 m2) : Nhà xe & Nhà ăn tập thể. Các khối nhà có kim thu sét trên mái nhà và hệ thống dây tiếp địa bằng thép xuống đất. IV.3.2. Sơ đồ bố trí dây chuyền công nghệ (Đính kèm phụ lục) IV.4. Kết luận Dự án đầu tư thiết bị mở rộng sản xuất ngành may của Công ty TNHH một thành viên Dệt may Gia Định đã được quy hoạch đúng với chức năng của nhà xưởng sản xuất quần áo may mặc, đảm bảo tiêu chuẩn về sản xuất cũng như vấn đề môi trường của hoạt động sản xuất ở đây. Vị trí dự án thuận lợi về nhiều mặt như giao thông thông suốt, dễ thu hút lao động đảm bảo quá trình sản xuất và hoạt động của nhà xưởng. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 15 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT V.1. Hình thức đầu tư Đầu tư mới trang thiết bị may tại số 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú V.2. Quy mô đầu tư Dự án có quy mô đầu tư như sau : Quy mô đầu tư: + Số chuyền may: 8 chuyền + Tổng nhu cầu lao động cần có: Dự kiến 400 công nhân Công suất sản xuất theo kế hoạch như sau: TT Năm 1 2 3 Hiệu suất Số chuyền hoạt động Sản lượng sản xuất 1 chuyền (cái) Số tháng hoạt động 1 năm Sản lượng KH (cái) 4 5 2014 0.5 3 18,000 2015 0.7 8 18,000 2016 0.75 8 18,000 2017 0.8 8 18,000 2018 0.85 8 18,000 2019 0.9 8 18,000 11.5 11.5 11.5 11.5 11.5 11.5 1,159,20 1,242,000 0 1,324,80 0 310,50 0 1,407,60 1,490,400 0  Hàng CMPT TT Năm 1 Hiệu suất 2 Sản lượng KH (cái) 2014 0.5 232,875 2015 0.7 869,400 2016 0.75 931,500 2017 0.8 993,600 2018 0.85 1,055,700 2019 0.9 1,117,800 2018 0.85 351,900 2019 0.9 372,600  Hàng FOB TT Năm 1 Hiệu suất 2 Sản lượng KH (cái) 2014 2015 0.5 0.7 77,625 289,800 2016 0.75 310,500 2017 0.8 331,200 V.3. Thiết kế PCCC + Thiết kế 03 tủ chữa cháy cho mỗi nhà xưởng, đường ống STK D76 + Bể nước PCCC 150m3 đã có (sử dụng chung bể nước của nhà làm việc hiện có) + Bình chữa cháy để chữa cháy tức thời. + Hệ thống báo cháy cho nhà kho --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 16 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất V.4. Phương án kỹ thuật V.4.1. Nguyên vật liệu - Vải, nút, vải lót, keo, nhãn chính, nhãn thành phần, nhãn upc, nhãn joker tag, nhãn da, rivet. - Chỉ, bao, thùng. V.4.2. Dây chuyền sản xuất sản phẩm FOB Dự án sẽ sản xuất quần Jean với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Quy trình sản xuất quần Jean của Xưởng luôn tuân theo những quy định khắt khe nhất từ khâu chọn nguyên vật liệu đầu vào đến khâu thành phẩm cuối cùng. V.4.3. Dây chuyền sản xuất sản phẩm CMPT Đây là dây chuyền chuyên gia công, chỉ thực hiện công đoạn cắt, may và đóng gói; còn kiểu mẫu và vải nhận theo đơn hàng. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 17 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 18 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VI.1. Đánh giá tác động môi trường Trong quá trình hoạt động sản xuất các yếu tố bụi, tiếng ồn sẽ phát sinh từ nhiều nguồn. Mức độ tác động đến môi trường của dự án được phân tích đánh giá như sau : VI.1.1. Nguồn phát gây ô nhiễm không khí Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất của dự án bao gồm: Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của các loại máy móc, trang thiết bị; Hoạt động của máy phát điện dự phòng cũng gây ra nguồn ồn và độ rung, tuy nhiên máy phát điện dự phòng được đặt tại khu vực riêng biệt nên ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không lớn; Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, phương tiện đi lại, khí thải chứa các chất ô nhiễm như: SO 2, NO2, CO, v.v. Tuy nhiên lượng khí thải này phát sinh không nhiều và thời gian hoạt động của các phương tiện không liên tục nên tác động của lượng khí này không đáng kể. * Bụi và khí thải sinh ra do hoạt động của máy phát điện dự phòng Để ổn định cho hoạt động của khu vực trong trường hợp lưới điện có sự cố, Chủ đầu tư sử dụng 01 máy phát điện dự phòng công suất 1.000 KVA, nguyên liệu sử dụng là dầu Diesel (DO). Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 105 kg dầu DO/h. Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38 m 3/kg. Với định mức 105 kg dầu DO/h cho máy phát điện, tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 3.390m 3/h. Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1993) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong bảng 3.15 Bảng 3.15. Tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm từ khí thải của máy phát điện Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm DO (kg/tấn) (1) Tải lượng ô nhiễm (g/giờ) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NOx THC CO 0,71 20 S 9,62 9,97 2,19 74,55 10,5 1.010 1.046,8 230 22 3,1 298 308,8 67,8 QCVN 19:2009/BTNMT; cột B; Kv = 1; Kp = 1 120 300 510 600 Nguồn: (1) WHO, Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, 1993. Ghi chú: - Hàm lượng S trong dầu DO là 0,5% --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 19 Dự án đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất - QCVN 19:2009/BTNMT; cột B; Kv = 1; Kp = 1: Quy chuẩn kỹ thật quốc gia đối với khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; cột B áp dụng đối với các cơ sở dịch vụ hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007. - Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh từ máy phát điện sử dụng dầu DO đều đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT; cột B; Kv = 1; Kp = 1. Mặc khác do máy phát điện dự phòng chỉ được vận hành khi xảy ra sự cố mất điện nên thời gian sử dụng máy tương đối ít, chỉ sử dụng những lúc cần thiết nên tác động đến môi trường không khí ở mức độ tương đối thấp. Tuy nhiên, chủ dự án cũng sẽ có các biện pháp quản lý nội vi thích hợp để kiểm soát nguồn gây ô nhiễm này. * Bụi và khí thải sinh ra do hoạt động giao thông Tổng số lao động khi dự án đi vào hoạt động khoảng 400 người, phương tiện đi lại chủ yếu để di chuyển là xe máy và ô tô, giả sử mỗi công nhân viên sẽ sử dụng 1 xe để đi lại, trong đó có 02 xe ô tô và phần còn lại là xe gắn máy khoảng 400 xe. Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh” của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP.HCM cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0.03 lít/km, cho các ô tô chạy xăng là 0.15 lít/km. Quãng đường trung bình mỗi phương tiện chạy trong khu vực dự án ước tính khoảng 100 m. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông của dự án được trình bày ở bảng 3.16 sau: Bảng 3.16. Lượng nhiên liệu cung cấp cho hoạt động giao thông STT 1 2 Số lượt xe Loại xe Xe gắn máy Xe ô tô Tổng cộng 400 02 400 Lượng nhiên liệu tiêu thụ (lít/km) (1) Quãng đường (km) Tổng thể tích nhiên liệu (lít/ngày) 0.03 0.15 0.1 0.1 1.2 0.15 1.35 Nguồn: (1) Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP.HCM, Bao cáo nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại TP.HCM, 2007. Dựa vào hệ số ô nhiễm của các xe chạy xăng của WHO, tính toán được tải lượng ô nhiễm của các chất gây ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trong bảng 3.17 sau Bảng 3.17. Tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí STT Chất ô nhiễm 1 2 3 4 5 CO CxHy NOx SO2 Aldehyde Hệ số ô nhiễm (kg/1000 lít xăng) (1) 291 33,2 11,3 0,9 0,4 Tải lượng ô nhiễm, kg/ngày 0,2 0,027 0,009 0,007 0,0003 Nguồn: (1) WHO, Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, 1993 --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan