Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự án đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại tỉnh yên bái...

Tài liệu Dự án đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại tỉnh yên bái

.PDF
305
298
55

Mô tả:

CTY CP MÔI TRƯỜNG & NĂNG LƯỢNG NAM THÀNH YÊN BÁI  BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: ĐẦU TƯ PHÂN XƯỞNG XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI tại Thôn Ngòi Sen, Xã Văn Tiến, TP. Yên Bái, Tỉnh Yên Bái Tp Hồ Chí Minh, năm 2018 CTY CP MÔI TRƯỜNG & NĂNG LƯỢNG NAM THÀNH YÊN BÁI  BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án: ĐẦU TƯ PHÂN XƯỞNG XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI tại Thôn Ngòi Sen, Xã Văn Tiến, TP. Yên Bái, Tỉnh Yên Bái CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CTY CP MÔI TRƯỜNG & NĂNG LƯỢNG NAM THÀNH YÊN BÁI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Tổng Giám Đốc NGUYỄN VĂN MAI Tp Hồ Chí Minh, năm 2016 2 MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án 1.1. Hoàn cảnh ra đời của dự án Phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) là một yêu cầu tất yếu của xã hội hiện đại nhằm không ngừng nâng cao phúc lợi cho con người. Trong quá trình phát triển, của cải vật chất sản xuất ra trong xã hội ngày càng nhiều và cùng với sự gia tăng dân số sẽ tạo ra một sức ép ngày càng lớn trong vấn đề giải quyết bài toán xử lý chất thải nói chung, chất thải rắn (CTR) nói riêng, vì các chất thải sẽ gây ra các tác động lớn đến môi trường và đời sống của con người nếu không có các giải pháp thu gom và xử lý triệt để. Đối với Việt Nam - một nước đang phát triển, việc đầu tư vào công tác thu gom và xử lý rác thải đang gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu là do ý thức của người dân còn thấp và kinh phí hạn hẹp. Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) trên khắp cả nước trong những năm gần đây đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển các KCN còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp từ các KCN. Việc xử lý chất thải công nghiệp độc hại ở nước ta đã được quan tâm của các cấp chính quyền cũng như các doanh nghiệp, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả thực sự. Ô nhiễm môi trường từ chất thải công nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân sâu xa chính là thiếu các cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải công nghiệp. Yên Bái là một tỉnh miền núi phía bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn. Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội… không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu về phát triển khu công nghiệp đã tạo việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp tích cực cho ngân sách địa phương. Bên cạnh sự phát triển và gia tăng các cơ sở sản xuất công nghiệp, lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ngày càng nhiều. Đồng thời sự phát triển của nông nghiệp cũng phát sinh lượng chất thải 3 nguy hại không nhỏ bao gồm bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng,... Trong quá trình xử lý chất thải sinh hoạt, có một lượng không nhỏ chất thải nguy hại lẫn trong chất thải sinh hoạt như pin, bóng đèn, ... hiện cũng chưa được xử lý mà chỉ lưu giữ tạm thời. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp nào xử lý chất thải công nghiệp nguy hại nên các chủ nguồn thải nguy hại thường chỉ lưu giữ hoặc phải ký hợp đồng với các doanh nghiệp tại các địa phương khác như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Nguyên.... Ngoài ra, tỉnh có chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta cần đáp ứng nhiều yếu tố về hạ tầng và dịch vụ trong đó xử lý chất thải công nghiệp cho các nhà máy này là một yếu tố không thể thiếu. Đánh giá được tính cấp thiết của việc ngày càng gia tăng lượng chất thải y tế, công nghiệp, chất thải nguy hại, Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái đã quyết định đầu tư Nhà máy xử lý chất thải nguy hại nằm trong khuôn viên Nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của công ty tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái nhằm xử lý các loại chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như đóng góp kinh phí vào ngân sách của tỉnh. 1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư - Tên dự án: Dự án Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại (Phần mở rộng, bổ sung Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải – Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái. - Địa điểm: thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. - Loại hình dự án: Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại (đối với chất thải nguy hại, công suất từ 10 tấn/ngày trở lên đối với chất thải rắn thông thường) mục 45 Phụ lục III - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ). - Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Yên Bái - Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư: Công ty CP Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái. 1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta khiến cho lượng chất thải liên tục gia tăng. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011-2015, thì tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước trung bình khoảng 800.000 4 tấn/năm. Ngoài ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái không có cơ sở nào được cơ chức năng cấp giấy phép vận chuyển xử lý chất thải nguy hại. Hầu hết các loại chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở đều phải thuê các đơn vị từ các địa phương khác (như: Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội...) để thu gom và xử lý. Đồng thời một số tỉnh lân cận với tỉnh Yên Bái như: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La... cũng chưa có đơn vị nào được cấp có thẩm quyền cho phép về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách trong việc xử lý rác thải nguy hại, dự án đầu tư các hệ thống xử lý của Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái sẽ góp phần giải quyết các vấn đề về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định, góp phần bảo vệ môi trường, đóng góp kinh phí vào ngân sách của tỉnh. 2. Căn cứ để lập báo cáo đánh giác tác động môi trường của dự án 2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án. a) Các văn bản pháp luật về môi trường Báo cáo ĐTM của dự án được lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành sau đây: - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015; - Luật Tài nguyên nước số 12/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012; - Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013; - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014; - Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2006/QH11 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006; 5 - Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HĐNN8 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 30/6/1989; - Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26/11/2014; - Luật Hoá chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khoá XII kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007; - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13; - Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 30/12/2014 của Chính phủ quy định về việc điều kiện tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu; - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ; - Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng áp dụng về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; - Thông tư 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp; - Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn; 6 - Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình quan trắc môi trường nước mặt lục địa; - Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình quan trắc môi trường nước dưới đất; - Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; - Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước; - Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công An Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy; - Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; - Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại; - Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường ngành xây dựng; - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động; - Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; 7 - Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND ngày 2/03/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; - Quyết định số 54/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về ban hành bộ đơn giá hoạt động quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; - Quyết định số 2325/2016/QĐ-UBND ngày 25/07/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 -2020. - Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư – dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành. b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam áp dụng Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng bao gồm: Bảng 1. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng. Chỉ tiêu Tiêu chuẩn, Quy chuẩn áp dụng Chất - QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng lượng không khí Ồn, rung không khí xung quanh; - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 – Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động của Bộ Y tế. - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; - TCVN 5964:1995 - Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. Các đại lượng và phương pháp đo chính. Chất lượng nước - QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công 8 nghiệp; - QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Chất thải rắn QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH; QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý nước. - QCVN 61-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt; - QCVN 30:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt CTNH - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp - QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước thải. - QCVN 56:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải; Tiêu chuẩn - QCXDVN 01: 2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây xây dựng dựng; - QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; - TCVN 4513-88: Tiêu chuẩn cấp nước bên trong; - Tiêu chuẩn Xây dựng 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế; - TCVN 5576:1991: Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật; - TCVN 7957:2008: Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài tiêu chuẩn thiết kế; Tiêu chuẩn - TCVN 5738:2000: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật; về PCCC - TCVN 3890:2009: Phương tiện phòng cháy và chứa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng. 2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm 9 quyền về dự án. - Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư – dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành. - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 5200753698, đăng ký lần đầu ngày 10/05/2012, đăng ký thay đổi lần thứ 4, ngày 13/02/2017 của Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số 01626 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên bái cấp ngày 18/06/2015. 2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường Thuyết minh dự án đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại (Phần mở rộng, bổ sung Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải – Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại xã Văn Tiếng, thành phố Yên Bái). Đề xuất dự án đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại. - Bản vẽ quy hoạch của dự án tỷ lệ 1/500; - Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình; - Các số liệu về kinh tế - xã hội do UBND xã Văn Tiến cấp tháng 6/2018; - Các số liệu khảo sát đo đạc ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm do Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt kết hợp với 3. Tổ chức thực hiện Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại (phần mở rộng, bổ sung Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải – Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái) phối hợp với Công ty CP Tư vấn đầu tư Dự Án Việt thực hiện: * Tên, địa chỉ và người đại diện của Chủ dự án: - Chủ dự án: Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái - Đại diện: Ông Trần Ngọc Anh; Chức vụ: Gián đốc; - Địa chỉ liên hệ: Thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. - Điện thoại: 02163.855.277 * Tên, địa chỉ và người đại diện của Đơn vị tư vấn: 10 - Tên đơn vị: Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt; - Đại diện:Ông Nguyễn Văn Mai; Chức vụ: Tổng Giám đốc; - Địa chỉ liên hệ: 28B Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; - Điện thoại: 028 39118552 - 0918755356. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM: Bảng 2. Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM 1. Chủ dự án: Công ty CP Môi trường và năng lượng Nam Thành Yên Bái TT Họ và tên Chức vụ 1 Ông Trần Ngọc Anh Chữ ký Giám đốc 2. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt Học hàm/ TT Họ và tên Chuyên ngành đào tạo Nội dung phụ trách Chữ ký Học vị 1 Ông Nguyễn Văn Mai CTHĐQT Công nghệ môi trường Chủ Biên 2 Bà Võ Thị Huyền Giám đốc Công nghệ môi trường Tổng hợp BC 3 Bà Trần Quế Chi Thạc sĩ Quản lý TNMT 5 Ông Nguyễn Tấn Nhựt Kỹ sư Xây dựng DD và CN Chương 1, 3, 4 6 Ông Nguyễn Đức Thành Kỹ sư Công nghệ môi trường Chương 1, 3, 4 7 Bà Vũ Thị Cẩm Trang Kỹ sư Công nghệ môi trường Chương 2,6 Chương 2, 3, 4, 6 4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM  Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơ quan tổ chức và chương trình có uy tín lớn trong nước và trên thế giới như tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA). Phương pháp này có hiệu quả cao trong việc xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với hoạt động giao thông (như vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, nguyên liệu) từ đó có thể dự báo khả năng tác động của chất ô nhiễm.  Phương pháp tham vấn cộng đồng: Tham vấn ý kiến cộng đồng là phương pháp hết sức cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM. Các phiếu điều tra, thăm dò ý kiến 11 cộng đồng đã gửi cho UBND xã.  Phương pháp so sánh: Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nền, đã được so sánh với các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (TCVN) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN) hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.  Phương pháp chuyên gia: Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đển tham vấn.  Phương pháp phân tích, tổng hợp và dự báo: Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp, quan trắc và hiệu chỉnh số liệu nhằm chính xác hóa các thông tin về môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước mặt, nước ngầm), môi trường sinh vật và điều kiện kinh tế xã hội hội để kết luận về hiện trạng môi trường. Đồng thời tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan tới dự án, có vai trò quan trọng để dự báo các tác động và sự cố có thể có đến môi trường tự nhiên và xã hội của khu vực. Các phương pháp hỗ trợ ĐTM  Điều tra, khảo sát hiện trường: Mục đích của phương pháp là xác định hiện trạng khu vực thực hiện dự án, các hạng mục đang hoạt động nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý môi trường, giám sát môi trường.  Đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu: Bao gồm việc xác định các vị trí điểm đo đạc, lấy mẫu các thông số môi trường (hiện trạng chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm, chất lượng đất, bùn…) phục vụ cho việc đánh giá chất lượng môi trường khu vực dự án, từ đó làm cơ sở đánh giá tác động môi trường. 12 CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. Tên dự án Dự án Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại (Phần mở rộng, bổ sung Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải – Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái. 1.2. Chủ dự án - Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái - Đại diện: Ông Trần Ngọc Anh; Chức vụ: Giám đốc; - Địa chỉ liên hệ: thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. - Điện thoại: 02163.855.277 1.3. Vị trí địa lý của dự án 1.3.1. Vị trí địa lý Vị trí khu đất thực hiện nằm trong khuôn viên nhà máy xử lý rác Nam Thành Yên Bái, trên địa bàn thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Tiếp giáp các phía như sau: + Phía Bắc giáp: Khu vực xử lý rác thải sinh hoạt của nhà máy hiện hữu; + Phía Nam giáp: Hồ nước phục vụ sản xuất và vành đai cây xanh; + Phía Đông giáp: Hồ nước phục vụ sản xuất và vành đai cây xanh; + Phía Tây giáp: Vành đai cây xanh. Tổng diện tích khu đất 9.500 m2 Vị trí khu đất thực hiện dự án của xã Văn Tiến được thể hiện như hình sau: 1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất Diện tích đất thực hiện dự án thuộc địa giới hành chính thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, hiện trạng sử dụng đất: khu đất hoạt động của Công ty nằm ở ngoại thành, xung quanh chủ yếu là đất bạc màu khó sản xuất và sản xuất không hiệu quả. Tỉnh Yên Bái cho Công ty thuâ đất trong thời hạn là 50 năm để xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt – Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Hiện đang vận hành với hiệu quả cao. 1.3.3. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội Khu vực nhà máy được bao quanh bởi đồi núi, khu vực ít dân cư sinh sống, khoảng 13 cách gần nhất đến khu dân cư vào khoảng 1.000m, không có di tích lịch sử, đền thờ, miếu nào. Hình 1. Bản đồ mối trương quan của dự án đối với các đối tượng xung quanh * Khu dân cư: ít dân cư sinh sống, khoảng cách gần nhất có dân cư sinh sống là 1.000 m. * Giao thông: hệ thống đường giao thông nối nhà máy với các khu vực trong địa bàn thành phố và cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 10 km, đến cầu Văn Phú nối QL 32C khoảng 5 km. * Hệ thống sông, ao hồ: Khu vực Nhà máy có sông Hồng nằm ở phía Tây, các Nhà máy 0,64 km, phía Đông Nam có con suối nhỏ Ngòi Sen. * Các công trình xung quanh: Giáp khu vực dự án về phía Đông và phía Tây là dự án Khu đô thị của tập đoàn Amata Thái Lan ( Diện tích 430ha) . Cách 10 km về phía Đông là KCN Nhơn Trạch, 15km về phía Đông Bắc là dự án Sân Bay Quốc tế Long Thành và cách 10km trung tâm Thị trấn Long Thành, cách trung tâm thành phố Biên hòa 20km về phía Tây Bắc. * Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực dự án không có di tích lịch sử, đền thờ, các công trình tôn giasop, văn hóa nào. 1.3.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật * Hiện trạng giao thông - Giao thông bên trong khu vực dự án: Đường giao thông nội bộ có sẵn của Nhà máy hiện hữu - Giao thông bên ngoài khu vực dự án: Hệ thống đường giao thông nối nhà máy với các khu vực trong địa bàn thành phố và cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 10 km, đến cầu Văn Phú nối QL 32C khoảng 5 km. * Hiện trạng cấp nước: Có hệ thống cấp nước thô từ Nhà máy nước Yên Bình công suất 11.500 m3/ngày.đêm, dẫn đến Nhà máy bằng đường ống D300. * Hiện trạng cấp điện: Đường điện cao thế 35 KV được cấp từ Điện lực Yên Bái. * Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường: + Về thoát nước mưa: Nước mưa phần lớn là tự thấm và thoát theo địa hình tự nhiên 14 ra các ao hồ, sông tiếp giáp dự án hiện hữu. + Về nước thải sinh hoạt: Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy, đảm bảo nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi thải ra môi trường. * Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn xã hiện tại đã được phủ sóng điện thoại di động, internet cung cấp đến từng khu dân cư. * Đánh giá chung về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: - Thuận lợi: Hệ thống cấp điện và cấp nước phục vụ đầy đủ cho nhu cầu hoạt động và sinh hoạt của Nhà máy. Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực Nhà máy xử lý rác thải hiện hữu, phù hợp với việc xây dựng nhà máy mới, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. - Khó khăn: Khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm tăng nhu cầu cấp điện, nước, đồng thời sẽ phát sinh mùi, khí thải, nước thải ra môi trường. Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, phù hợp quy định để làm giảm thiểu tác động đến môi trường cũng như dân cư gần khu vực dự án. 1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án. 1.4.1. Mục tiêu của dự án Dự án đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại (Phần mở rộng bổ sung Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải-Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái) được xây dựng tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái nhằm đạt được những mục tiêu sau: - Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc bộ nhằm góp phần tăng cường công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại nói riêng. - Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phần giảm thiểu lượng chất thải, hạn chế chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững. 15 - Xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ tiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. - Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng ngân sách. - Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong công tác quản lý chất thải nguy hại, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường. 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án 1.4.2.1. Quy mô xây dựng các hạng mục công trình chính Tổng diện tích khu đất xử lý chất thải nằm trong khu đất của Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt - sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty CP Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái đã được giao với diện tích 32,6 ha Quy hoạch sử dụng đất cho các công trình như sau: Bảng 1. 1. Quy mô các hạng mục công trình STT Hạng mục Diện tích Tỷ lệ (%) (m2) A Xưởng 1: Khu vực Lò đốt 1.270 13,59 1 Lò đốt chất thải nguy hại công suất 500kg/h 440 4,71 2 Khu vực xử lý khí thải lò đốt 500 5,35 3 Khu tập kết chất thải chờ đốt 330 3,53 B Khu vực xử lý nước thải 607,5 6,50 C Khu vực thu hồi kim loại từ dung dịch và bùn thải 368 3,94 D Khu vực tẩy rửa , tái chế 1.233 13,19 1 Hệ thống súc rửa tái chế thùng phuy 357 3,82 2 Hệ thống phá dỡ ắc quy thải 293 3,13 3 Hệ thống tẩy rửa nhựa, kim loại 283 3,03 16 4 Kho chứa 300 3,21 E Xưởng 2: Xưởng xử lý, tái chế 1.540 16,47 1 Hệ thống xử lý thiết bị điện, điện tử 220 2,35 2 Hệ thống chưng cất dung môi 220 2,35 3 Hệ thống tái chế dầu 220 2,35 4 Hệ thống tái chế nhựa 220 2,35 5 Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang 220 2,35 6 Kho chứa 440 4,71 F Khu vực bể đóng kén 220 2,35 G Kho phân loại chất thải (24 x 102) 350 3,74 H Kho lưu giữ chất thải nguy hại 327 3,50 I Khu vực hóa rắn 220 2,35 J Hệ thống giao thông nội bộ, vườn hoa, cây xanh 2.000 21,40 K Kho thành phẩm 627,2 6,71 L Kho bãi phụ trợ 585 6,26 TỔNG CỘNG 9.347,7 100 (Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại (Phần mở rộng, bổ sung Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải – sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái), 2018) 1.4.2.2. Khối lượng công trình a. Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan Khu đất xây dựng dự án phải đảm bảo việc xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn hiện hành trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Khu hành chính, dịch vụ công cộng bố trí cạnh đường chính dẫn vào khu xử lý nhằm 17 thể hiện nơi tiếp đón và quản lý hoạt động từ ngoài vào trong. Khu nhà máy sản xuất chính, xây dựng tầng trệt, thể hiện theo dây chuyền sản xuất từ bãi đổ đến khu nhà điều hành và dịch vụ, nhà kho thành phẩm, hoặc các khâu tạo ra sản phẩm gần văn phòng để tiện việc giao dịch, ký hợp đồng, giao nhận sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại. Nhà xưởng lợp mái tole, móng, đà, cột bê tông cốt thép, kèo thép, có thông gió mái. Khu bãi đổ, sân phơi bố trí nằm cuối hướng gió, có sân, đường thuận tiện cho việc vận chuyển chất thải, từ các khâu phơi, phân loại, xử lý đến khâu thành phẩm, đóng gói. Xung quanh nhà máy trồng cây xanh cách ly có bề dày tối thiểu 5 m, nhằm góp phần tạo cảnh quan, giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải, mùi, ồn, rung khu vực nhà máy. Luồng xe chở chất thải ra vào cặp theo đường vành đai phía Bắc khu đất, kết hợp trạm cân và bãi đỗ xe vận chuyển và thu gom chất thải. Luồng giao thông nội bộ, từ nhà xưởng chính ra sân phơi và vào khu vực đóng gói đều thuận lợi, riêng biệt. Khu xử lý nước thải tập trung nằm cuối nhà máy, cạnh khu vực chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để thuận tiện cho thu gom, xử lý nước thải, xung quanh trồng cây xanh cách ly giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ trạm xử lý nước thải. Nhìn chung, mặt bằng tổng thể được thể hiện mặt đứng chính của nhà máy, có đường nét kiến trúc công nghiệp. Về mặt thông thoáng công trình được thể hiện bởi hệ thống giao thông, kiến trúc nhà xưởng, cây xanh, bãi đỗ, sân phơi,... Sử dụng diện tích đất phù hợp. b. Giải pháp thiết kế  Xưởng 1: Lò đốt chất thải Thiết kế kiến trúc: Khu lò đốt CTNH được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn công nghiệp. Xây dựng kín xung quanh bằng tường gạch cao 3 m, bao quanh sườn và mái lợp tôn. Các đặc điểm khác: Các loại biển báo, thông tin thoát hiểm, các phương tiện phòng cháy chữa cháy PCCC.  Khu vực đặt thiết bị lò đốt CTNH, có hệ thống xử lý khí thải (lò đốt CTNH công suất 500 kg/h). Chức năng: lắp đặt lò đốt và hệ thống xử lý khí thải bao gồm buồng đốt sơ cấp, buồng đốt thứ cấp, quạt gió tải nhiệt, tháp xyclon ướt, tháp hấp thụ đệm bằng dung dịch kiềm loãng, ống khói… Vị trí: nằm ở khu vực riêng trong phân xưởng, xung quanh có vách ngăn kín bằng tôn. Diện tích: 440 m2. 18  Khu vực xử lý khí thải lò đốt - Diện tích: 500 m2 ngăn cách với hệ thống lò đốt bằng tường gạch cao 3m. - Bể giải nhiệt khói lò đốt: 05 bể liên thông kích thước (3m x 4m x 5m)/ 01 bể Vật liệu: Bê tông cốt thép, Sơn phủ eboxy. - 02 Bể xử lý chất thải lỏng trước khi phun vào lò đốt dưới dạng nhiên liệu.  Khu tập kết chất thải chờ đốt - Diện tích là: 330m2 vách bằng tường gạch cao 3m, mái lợp tôn, nằm trong phân xưởng.  Xưởng 2: Xưởng xử lý tái chế Chức năng: là nơi lắp đặt các thiết bị xử lý chuyên dụng và lưu chứa các chất thải nguy hại sau khi phân loại đến chờ xử lý. Thiết kế kiến trúc/cấu trúc: Các thiết bị được lắp đặt dọc theo hai bên phân xưởng. Tại mỗi khu vực lắp đặt thiết bị xử lý chuyên dụng và bố trí xây dựng khu vực chứa, lưu giữ CTNH cho mỗi thiết bị đó để chờ xử lý. - Kết cấu nhà xưởng, mái lợp tôn, cột thép, tường gạch xây, nền bê tông. Trên mái có cửa trời và các ống thoát nước PVC D100 dẫn nước xuống rãnh thoát nước chung của nhà máy - Xây dựng xung quanh tường bằng gạch cao khoảng 3m và vách tôn. - Cửa sổ: Toàn bộ nhà kho có 25 cửa sổ khung nhôm vách kính màu trắng dày 3,5mm, cao 4m. Cửa trời bằng tôn lợp. - 04 Cửa chính: thiết kế kiểu cửa sắt 2 cánh đẩy. Kích thước khung cửa (rộng x cao) 4,7m x 4,3m. - Sàn: kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu nước xung quang nhà xưởng. Bố trí các hạng mục trong xưởng số 2: Xưởng được phân thành 6 phân khoang, các phân khoang cách nhau bởi đường phân cách mềm, mỗi phân khoang chia thành khu vực lắp đặt thiết bị xử lý chuyên dụng và khu vực kho, trong mỗi phân khoang bố trí biển báo, thiết bị PCCC riêng. Trong kho bố trí rãnh thu gom chất thải lỏng xung quanh kho chứa CTNH dạng lỏng có chiều rộng 20cm, sâu 25cm có độ dốc nhằm tích tụ chất lỏng chảy về hố thu kích thước 1,5 x 3 x 1,5m.  Xưởng 3: Thu hồi kim loại từ dung dịch và bùn thải Chức năng: là nơi lắp đặt và vận hành hệ thống thu hồi kim loại từ dung dịch và bùn thải. Diện tích: 368m2. 19 Thiết kế kiến trúc/cấu trúc: - Kết cấu nhà xưởng, mái lợp tôn, cột thép, tường xây gạch, nền bê tông. Trên mái có cửa trời và các ống thoát nước PVC D100 dẫn nước xuống rãnh thoát nước chung của nhà máy. - Xây dựng kín xung quanh bằng tường gạch cao khoảng 3m và vách tôn cao 9m tiếp theo tường gạch, như vậy vách kín chung quanh cao 3m + 9m = 12m - 01 Cửa chính: thiết kế kiểu cửa sắt 2 cánh đẩy. Kích thước khung cửa (rộng x cao) 3,5m x 4,5m. - 01 cửa phụ (cửa thoát hiểm): thiết kế kiểu cửa sắt 1 cánh đẩy, phía trên cửa lắp khung nhôm kính. Kích thước khung cửa (rộng x cao) 1,8m x 2,2m, tại mỗi cửa có biển hướng dẫn thoát hiểm khi có sự cố. - Sàn: Kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu nước xung quang nhà xưởng.  Khu vực lưu giữ, phân loại chất thải  Khu vực phân loại chất thải. Chức năng: Chất thải được tập kết, phân loại cho vào thiết bị chứa, đậy kín và sắp xếp ngăn nắp trong quá trình lưu giữ sau đó chất thải sẽ được đem đi xử lý theo đúng quy định. Khu vực phân loại chất thải thông thường có kích thước 10m x 35m. Thiết kế kiến trúc/cấu trúc: - Kết cấu nhà xưởng: mái lợp tôn, cột thép, tường xây gạch, nền bê tông. Trên mái có cửa trời và các ống thoát nước PVC D100 dẫn nước xuống rãnh thoát nước chung của nhà máy. - Xây dựng kín xung quanh bằng tường gạch cao khoảng 3m và vách tôn cao 9m tiếp theo tường gạch, như vậy vách kín chung quanh cao 3m + 9m = 12m - Cửa sổ: Toàn bộ nhà phân loại có 20 cửa sổ khung nhôm vách kính màu trắng dày 3,5mm, chiều cao 4m. Cửa trời bằng tôn lợp. - 04 Cửa chính: thiết kế kiểu cửa sắt 2 cánh. Kích thước khung cửa (rộng x cao) 4,5m x 6m, tại mỗi cửa có biển hướng dẫn thoát hiểm khi có sự cố. - Sàn: Kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu nước xung quang nhà xưởng. Tại nhà phân loại sẽ thiết kế từng khu vực riêng, chất thải sinh hoạt được đổ theo từng đống, luống theo quy định. Trong trường hợp chưa thể xử lý được ngay phải có biện pháp phun chất khử mùi, chất khử trùng … Mỗi phân khoang được bố trí biển báo, thiết bị PCCC riêng.  Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại. Chức năng: Chất thải sau khi được xử lý, tái chế sẽ tập kết tại kho chờ xuất cho các đơn vị có nhu cầu. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan