Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đtm nghĩa địa pú tre _sìn hồ_lai châu...

Tài liệu Đtm nghĩa địa pú tre _sìn hồ_lai châu

.DOC
97
96
116

Mô tả:

Đtm nghĩa địa pú tre _sìn hồ_lai châu
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Con người ta dù là giàu sang hay nghèo khó, ai ai cũng có một lần phải chết, thân xác sẽ trở về với cát bụi. Người theo Thiên Chúa giáo nói là trở về thiên đường với Chúa, bên Phật giáo nói là về miền cực lạc, người thờ cúng tổ tiên nói là về miền tiên cảnh với ông bà. Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức chọn lựa cho mình khi từ giã cõi đời đều mang một triết lý nhân sinh khác nhau. Nhưng xét qua nhiều khía cạnh và ý nghĩa, tựu chung lại có 5 hình thức chính, đó là: địa táng, hoả táng, thuỷ táng, huyền táng và thứ năm là điểu táng. Thuỷ táng là bỏ xác chết xuống nước cho cá ăn. Huyền táng là táng treo trên vách núi. Điểu táng là đem xác chết lên núi cho chim ăn. Ở Việt Nam chỉ có địa táng (an táng người chết dưới huyệt đất) và hoả táng (thiêu xác chết), nhưng chủ yếu vẫn là hình thức địa táng, nó đã trở thành nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Vì vậy, việc sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang và các khu nghĩa địa được xác định là việc làm quan trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Xã Chăn Nưa huyện Sìn Hồ là một xã còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn thấp. Công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định dân cư, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn là vấn đề cấp bách và cần thiết nhất của vùng. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống nhân dân là rất cần thiết, đặc biệt là nhân dân trong các khu tái định cư. Khi nhà máy thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động, toàn bộ vùng diện tích đất đai nằm dưới cos 219m sẽ bị ngập. Công tác di dân cũng như tài sản, mồ mả đang được tiến hành gấp rút. Tại xã Chăn Nưa, đa số là bà con dân tộc người Thái. Địa điểm, môi trường sống của bà con là các vùng thấp có thể trồng được lúa nước, tập trung chôn cất người chết là chôn tại các vùng thấp gần nơi ở và chôn cất một lần (không cải táng). Khi di chuyển khỏi vùng ngập lên các điểm tái định cư thì cũng đồng nghĩa với việc phải di chuyển tài sản, mồ mả,... Vì vây việc quy hoạch các điểm nghĩa địa phục vụ cho công tác di dời mồ 1 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” mả cũng như mai táng cho bà con là công việc không thể tách rời. Đây là một nhu cầu chính đáng và cần thiết của bà con nhân dân các khu điểm tái đinh cư. Việc quy hoạch và xây dựng các điểm nghĩa địa sẽ góp phần ổn định tư tưởng, đẩy nhanh công tác di dân và tái định cư cho vùng ngập thủy điện Sơn La, góp phần vào sự thành công chung của công trình thuỷ điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á này. Để thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường, Ban quản lý dự án bồi thường di dân tái định cư tỉnh Lai Châu đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn chuyển giao công nghệ Môi trường và Xây dựng Tây Bắc lập Báo cáo đánh giá tác đông môi trường cho dự án. Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường Dự án đầu tư xây mới Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú tre và dọc đường Pú tre, khu tái định cư Chăn Nưa tại xã Chăn Nưa – huyện Sìn Hồ – tỉnh Lai Châu được xây dựng với các mục đích sau: 1. Mô tả, phân tích hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dự án. 2. Phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng chính đến tài nguyên, môi trường và xã hội do quá trình hoạt động xây dựng hạ tầng và phát triển của Dự án. 3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và các biện pháp kiểm soát, quan trắc môi trường. 4. Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường là cơ sở pháp lý giúp cho các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về Bảo vệ Môi trường trong việc giám sát và quản lý hoạt động của Dự án. Đồng thời cung cấp những thông tin thích hợp liên quan đến Dự án để phục vụ chương trình bảo vệ môi trường. 2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật thực hiện ĐTM 2.1. Các căn cứ pháp luật Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của Dự án đầu tư xây mới: “Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú tre và dọc đường Pú tre, khu tái định cư Chăn Nưa” được thực hiện dựa trên các cơ sở sau: - Luật BVMT được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006; 2 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.; - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN&MT hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại; - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; - Căn cứ quyết định số 1645/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu ngày 20/10/2009 về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế công trình: Khu nghĩa địa khu TĐC Chăn Nưa; - Căn cứ quyết định số 78/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu ngày 17/01/2011 về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa; - Căn cứ Hợp đồng kinh tế giữa Công ty TNHH tư vấn Công Nghiệp Lào Cai và Ban QLDA huyện Pú Tre; V/v khảo sát lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú tre và dọc đường Pú tre, khu tái định cư Chăn Nưa; - Trong báo cáo ĐTM này, các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được áp dụng bao gồm: QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; 3 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT - Nước thải sinh hoạt – giới hạn ô nhiễm cho phép; QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; - Và các văn bản pháp lý khác có liên quan. 2.2. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM - Các tài liệu, số liệu về tình hình khí tượng thuỷ văn - do Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cung cấp năm 2007 và 2 tháng đầu năm 2010; - Số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng và kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường – Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện tháng 03 năm 2011; - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH, an ninh quốc phòng năm 2009; 6 tháng đầu năm 2010 của UBND huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; - Báo cáo tổng kết Đảng ủy xã Chăn Nưa năm 2010, nhiệm vụ trọng tâm 2011; - Báo cáo khả thi “Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng công viên nghĩa trang Khoang Diệu - huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình”, Hà Nội – 2003; - Cục Môi trường “Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển”, Hà Nội – 2000; - Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ “Đánh giá tác động môi trường”, Nxb ĐHQGHN2001; - Trương Mạnh Tiến “Quan trắc và Phân tích Môi trường”, Nxb ĐHQGHN – 2002; - Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan “Công nghệ môi trường”, Nxb ĐHQGHN- 2003; - PGS. TS Hoàng Xuân Cơ - Ðánh giá tác động môi trường, NXB Ðại học Quốc gia, Hà Nội 2000; 4 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” - GS.TS Lê Thạc Cán - Ðánh giá tác động môi trường phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB ÐHQG Hà Nội 2000; - Ðịa chất môi trường, NXB Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1998; - Kỹ thuật môi trường. Nhà xuất bản giáo dục 2004; - Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu, Cục Thống kê 2009; - Quyết định bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội - 2006 3. Các phương pháp đánh giá và lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường. 3.1. Phương pháp thống kê Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý số liệu về: Khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió, bão, mưa,...) được sử dụng chung của tỉnh Lai Châu. Các yếu tố địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và tình hình phát triển KT – XH được sử dụng số liệu chung của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 3.2. Phương pháp liệt kê 5 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng các hạng mục đầu tư. 3.3. Phương pháp mạng lưới Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động. 3.4. Phương pháp điều tra xã hội học Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh tế xã hội thông qua phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện dự án. Tham vấn ý kiến cộng đồng là phương pháp khoa học và hết sức cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM. Công văn của Chủ đầu tư về việc tham vấn ý kiến cộng đồng đã được gửi cho UBND và MTTQ xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 3.5. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất, nước, tiếng ồn, chất thải rắn tại khu vực dự án bằng phương pháp tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường nền. Việc lấy mẫu và phân tích mẫu được thực hiện theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành. 3.6. Phương pháp tổng hợp, so sánh Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án. 3.7. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở ô nhiễm Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản 6 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi dự án triển khai. 3.8. Phương pháp chuyên gia và hội thảo khoa học Báo cáo ĐTM sau khi được dự thảo sẽ được gửi đi xin ý kiến các nhà khoa học, quản lý địa phương trước khi làm thủ tục xin thẩm định, phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về BVMT. Các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học sẽ được nhóm soạn thảo nghiêm túc tiếp thu, bổ sung và chỉnh sửa vào báo cáo ĐTM nhằm hoàn thiện báo cáo, vừa mang tính khoa học và tính thực tiễn cao. Ngoài ra, hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM của Hội đồng thẩm định tổ chức cũng chính là phương pháp hội thảo khoa học. Các thành viên của Hội đồng thẩm định sẽ bao gồm các nhà khoa học, đại diện các cơ quan QLNN các ngành, cơ quan QLNN địa phương (huyện, xã) sẽ đóng góp các ý kiến quý giá cho báo cáo ĐTM, giúp chủ đầu tư hoàn thiện các biện pháp BVMT nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở mức thấp nhất. 4. Tổ chức thực hiện ĐTM Dự án xây mới: “Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú tre và dọc đường Pú tre, khu tái định cư Chăn Nưa” do Công ty cổ phần Tư vấn chuyển giao công nghệ Môi trường và Xây dựng Tây Bắc thực hiện. Báo cáo ĐTM được đơn vị tư vấn thực hiện và tổ chức như sau: - Nghiên cứu các tài liệu, số liệu có liên quan về: Điều kiện tự nhiên, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, dân cư, KT-XH, hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật,... của xã Chăn Nưa huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu - khu vực dự kiến xây dựng dự án. - Đo đạc, lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường tự nhiên tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án và khu vực xung quanh (vi khí hậu, môi trường đất, nước, không khí,...). - Tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng: Xin ý kiến bằng văn bản của UBND và UBMTTQ cấp xã về nội dung cơ bản của dự án, các tác động đến môi trường cũng như các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của dự án. 7 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” - Lập báo cáo ĐTM theo chuyên đề và tổng hợp các chuyên đề để lập báo cáo ĐTM chi tiết. - Tổ chức hội thảo, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý,... để hoàn thiện báo cáo ĐTM. - Bảo vệ trước Hội đồng thẩm định. - Chỉnh sửa báo cáo ĐTM theo đóng góp ý kiến của Hội đồng thẩm định trước khi Chủ đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt. 4.1 Cơ quan chu tri â ̣p Báo cáo ĐTM Ban Quản ly dự án bồi thường di dân tái đ̣nnh cư tinh Lai Châu 4.2 Cơ quan tư vấn - Tên cơ quan tư vấn: Công ty CP Tư vấn chuyển giao công nghệ Môi trường và Xây dựng Tây Bắc. - Đại diện: Ông Phan Quang Vinh – chức vụ Giám Đốc. - Địa chỉ: Tổ 3 – phường Đoàn Kết – thị xã Lai Châu – tỉnh Lai Châu. - Điện thoại/Fax: 02313.791733/02313.791733 4.3 Danh sách thực hiện Họ tên Chuyên môn PGS.TS môi trường PGS.TS môi trường Tiến sỹ môi trường Ths môi trường Ths môi trường Kỹ sư khoa học đất Kỹ sư môi trường Kỹ sư môi trường 8 Đơn ṿn Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Cử nhân môi trường Kỹ sư môi trường Kỹ sư môi trường CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên dự án: Dự án đầu tư: “Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú tre và dọc đường Pú tre, khu tái định cư Chăn Nưa” 1.2 Chủ đầu tư: - Chủ đầu tư: Ban QLDA BTDD Tái định cư tỉnh Lai Châu - Đại diện là: Ông Đặng Bá Phong Chức vụ: Trưởng ban - Địa chỉ: Phường Tân Phong – Thị xã Lai Châu – tỉnh Lai Châu - Điện thoại: 02313.877.410 1.3 Ṿn trí đ̣na ly của dự án: Công trình Nghĩa địa điểm TĐC Trung tâm mới Pú Tre và Dọc trục đường Pú Tre nằm trong phạm vi xã Chăn Nưa huyện Sìn Hồ, có điểm đầu nối tiếp với đường liên thôn thuộc xã Chăn Nưa, điểm cuối tuyến là Nghĩa địa điểm TĐC Trung tâm mới Pú Tre và Dọc trục đường Pú Tre chiều dài 1,43 Km. 9 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Các phía của công trình đều tiếp giáp với đồi núi. Cách khu dân cư gần nhất là trên 2.000m và cách sông Nâ ̣m Na 1.500m. Co tọa đô ̣ các điểm: Điểm M1 M2 M3 M4 Tọa đô ̣ 2,453,884.17 516,738.43 2,453,802.69 516,750.55 2,453,764.73 516,642.60 2,453,830.84 516,623.05 Hình 1.1 Ṿn trí xây dựng dự án 10 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” 1.4 Mục tiêu của dự án. - Tạo cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chôn cất, di dời mồ mả từ các vùng bị ngập của nhân dân các bản tái định cư xã Chăn Nưa. - Đồng thời dự án góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, ổn định đời sống tinh thần, lối sống văn hoá cho bà con dân tộc. 1.5 Nội dung của Dự án Dự án đầu tư xây dựng Công trình Nghĩa địa điểm TĐC Trung tâm mới Pú Tre và Dọc trục đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa bao gồm các khu nội dung chính sau: 1.5.1. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật a. Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng:  Quy trình khảo sát : - Quy trình khảo sát đường ô tô: 22 TCN 263-2000 - Quy trình khảo sát thuỷ văn: 22 TCN27-84 - Quy trình đào, khoan thăm dò địa chất: 22 TCN 259-2000  Quy phạm thiết kế : - Tiêu chuẩn thiết kế đường: TCVN 4054-2005. - Quy phạm thiết kế cầu cống: 22 TCN18-79 - Điển hình thiết kế cống: 78- 02X và 533-01-01 - Điều lệ biển báo hiệu đường bộ: 22 TCN 237-01 - Thiết kế định hình thiết kế tường chắn đất: 86 – 06X - Thiết kế đường GTNT: 22 TCN 210-92; 22TCN 159-2000 - Qui trình đánh giá tác động môi trường: 22 TCN 242-98. - Nghĩa trang đô thị – tiêu chuẩn thiết kế TCVN: 2007(tham khảo). b. Yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật 11 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Công trình: Nghĩa địa điểm TĐC Trung tâm mới Pú Tre và dọc trục đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa được thiết kế theo tiêu chuẩn đường GTNT loại A có châm trước, với quy mô như sau:  Phần đường: - Vận tốc thiết kế 20 km/h. - Chiều rộng nền đường: Bn= 4.00m - Chiều rộng mặt đường: Bm =3.00m - Chiều rộng lề đường: Blề =0.5mx2=1.00m - Số làn xe chạy: 01 làn - Độ dốc ngang mặt đường: Im= 3% - Độ dốc ngang lề đường: Ilề = 4% - Độ dốc dọc lớn nhất: Imax = 10%. Cá biệt cho phép I =14% - Chiều dài dốc tối đa Lmax = 300m; Chiều dài dốc dọc tối thiểu Lmin = 50m. - Bán kính cong nhỏ nhất : Rmin = 15.00m - Siêu cao: Isc = 4-6% - Mái ta luy đào 1/ 0,1- 1/0,75 tuỳ theo địa chất từng vị trí. - Mái ta luy nền đắp 1/1,5 - Nền đường được đắp bằng đất tốt, tương đương đất cấp3, độ chặt K 95. *Đoạn 1: Từ km0+0.00 - km1+068.97 Kết cấu mặt đường: +Mặt đường láng nhựa 3Kg/m2, dày 2,5cm. +Móng : Cấp phối đá dăm loại 1, H1=20cm. *Đoạn 2: Từ km1+068.97 - km1+431 Kết cấu mặt đường: Cấp phối đồi, H=12cm.  Phần hệ thống thoát nước: + Công trình thoát nước ngang (cầu, cống, ngầm, tràn,...) 12 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Thiết kế cống ngang thoát nước vĩnh cửu bằng vật liệu bê tông xi măng. Tải trọng thiết kế: H13-X60. Tần suất thiết kế P = 4%. + Công trình thoát nước dọc: Gia cố rãnh bê tông #150, bề dày thành rãnh 12cm với kích thước: Bm=0.6m, Bđ=0.3m, H=0.3m đối với toàn bộ rãnh của tuyến chính. Tại vị trí rãnh đoạn vào khu nghĩa địa có bố trí nắp đậy chịu lực dầy 14cm, đáy rãnh dầy 15cm. * Kè taluy âm: Bố trí kè taluy âm tại vị trí P7 -:- C12; P9. Kết cấu bê tông M150#, thiết kế theo mẫu định hình 86 – 06X của Bộ giao thông vận tải. + Kè tại vị trí P7 -:- C12: Đoạn 1: H1 = 3m, L1 = 24,54m chiều rộng móng kè B = 2,45m, chiều cao móng phía ngoài h = 0,8m, chiều cao móng phía trong h = 1,35m. Thân kè H = 3m, chiều rộng đáy kè B = 1,65m, chiều rộng đỉnh kè b = 0,4m. Kết cấu bê tông M150# . Đoạn 2: H2 = 2m, L2 = 15m chiều rộng móng kè B = 2,15m, chiều cao móng phía ngoài h = 0,8m, chiều cao móng phía trong h = 1,35m. Thân kè H = 2m, chiều rộng đáy kè B= 1,35m, chiều rộng đỉnh kè b = 0,4m. Kết cấu bê tông M150# . + Kè tại vị trí cọc P9: H = 1m, L = 5,16m chiều rộng móng kè B = 1,7m, chiều cao móng phía ngoài h = 0,8m, chiều cao móng phía trong h = 1,25m. Thân kè H = 1m, chiều rộng đáy kè B= 0,9m, chiều rộng đỉnh kè b = 0,4m. Kết cấu bê tông M150#.  Phần Đường trong mặt bằng nghĩa địa. + Đường trong nghĩa địa: - Chiều rộng nền đường: Bn=3.00m - Kết cấu mặt đường: Cấp phối đồi dầy 12cm. - Độ dốc ngang mặt đường: Im= 4 % - Mái ta luy đào 1/0,1- 1/0,75 tuỳ theo địa chất từng vị trí. - Mái ta luy nền đắp 1/1,5 - Nền đường được đắp bằng đất tốt, tương đương đất cấp 3, độ chặt K 95. - Đào rãnh đất đá tự nhiên kích thước: Bm=0.5m; Bđ=0.25m; H=0.25m. 13 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” + Diện tích san gạt mặt bằng khoảng 2ha, chia thành nhiều lô: Bảng 1.1: Diện tích các lô trong nghĩa đ̣na Khu vực - Khu trung tâm - Bản Chiềng Chăn - Bản Chiềng Nưa 1 - Bản Chiềng Nưa 2 - Bản Phiên Diễm - Khu để xe Tổng Diện tích (m2) 3.187 4.008 3.045 3.342 3.342 1.711 18.635 Tỷ lệ (%) 17,1 21,5 16,3 17,9 17,9 9,2 100 + Hào thoát nước khu nghĩa địa: - Đào hào thoát nước xung quanh khu nghĩa địa với kích thước: Bm=1.2m, Bđ=0.6m, H=0.65m. 1.5.2 Phương án thiết kế a. Thiết kế tuyến  Các điểm khống chế: * Các điểm khống chế chủ yếu: Điểm đầu tuyến nối tiếp với đường Pú Tre của xã Chăn Nưa. Điểm cuối tuyến là Nghĩa địa điểm TĐC Trung tâm mới Pú Tre và Dọc trục đường Pú Tre. * Các điểm khống chế thứ yếu: Các góc ngoặt có bán kính nhỏ. Các công trình thoát nước. Vị trí nhà dân và một số công trình hai bên đường. Các điểm đấu nối với đường đã có.  Hướng tuyến: Sau khi nghiên cứu kỹ địa hình địa mạo và các điều kiện tự nhiên của khu vực cùng với quy mô cấp hạng của đường đã được thống nhất, chúng tôi quyết định đưa ra phương án tối ưu về mặt kinh tế kỹ thuật như sau: Hướng tuyến cố gắng bám sát và tận 14 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” dụng triệt để điều kiện địa hình, tuyến đi men theo sườn đồi kết hợp hài hoà giữa các đoạn thẳng và đoạn cong để bám sát địa hình, tuyến phải đảm bảo đi qua các điểm khống chế chủ yếu, đi tuyến cố gắng tránh nhà dân hai bên. Triển tuyến theo sườn núi, cố gắng tránh các sườn dốc lớn, tuy nhiên có những vị trí không đảm bảo tầm nhìn, chiều dài vuốt nối, bán kính cong....thì điều chỉnh lại vị trí tuyến. Đoạn cuối tuyến phải đảm bảo nối với Nghĩa địa điểm TĐC Trung tâm mới Pú Tre và Dọc trục đường Pú Tre.  Kết quả thiết kế phương án tuyến: * Kết quả thiết kế bình diện tuyến: Công trình: Nghĩa địa điểm TĐC Trung tâm mới Pú Tre và Dọc trục đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa về bình diện đạt tiêu chuẩn đường loại A - GTNT Có châm trước, kết quả thống kê được như sau: Chiều dài toàn tuyến L =1.431 km Trên toàn tuyến có: 18 đường cong, bình quân 14 đường cong/km Bán kính cá biệt R= 10m Các chi tiết khác như sau: Tổng số đường cong bằng R = 10 m 10 < R =< 20m 20< R = < 40 40< R < = 100 R >100 Đ.cong Đ.cong Đ.cong Đ.cong Đ.cong Đ.cong 18 1 8 5 4 0 100.00% 5.56% 44.44% 27.78 % 22.22 % 0% (Chi tiết về thiết kế bình diện đươc thể hiện trong bản vẽ từ Km0+0.00 đến Km1+431) b. Thiết kế trắc dọc:  Nguyên tắc và các giải pháp thiết kế trắc dọc: Trắc dọc được thiết kế trên nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa các yếu tố bình diện và mặt cắt ngang. Trắc dọc đảm bảo các điểm khống chế về cao độ như các điểm vị trí cống thoát nước trên tuyến. Thiết kế trắc dọc tuân thủ các quy trình sử dụng, dốc dọc lớn nhất Imax =10%, cá biệt có châm trước Imax =14 %. Những đoạn có dốc >10% dài tối đa L 300m. 15 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Thiết kế dốc liên tục theo một chiều lên hoặc xuống. Thiết kế triết giảm dốc ở những vị trí mà có độ dốc dọc lớn theo đúng quy trình. Do tuyến đường đa phần thiết kế mặt cắt ngang L nên thiết kế độ dốc dọc nhỏ nhất 0.5% để đảm bảo thoát nước trong rãnh dọc. Chiều dài đoạn đổi dốc tối thiểu Lmin = 50m.  Kết quả thiết kế trắc dọc: Tổng chiều dài i = 0.5 % 0.5% < i  2% 2% < i  6% 6% < i  10% i >10% M M M M M M 1431 0 112.72 725.95 120.87 471.46 100.00% 0% 7.88% 50.73% 8.45% 32.95% (Chi tiết xem trong tập bản vẽ thiết kế.) c. Thiết kế trắc ngang: Công trình: Nghĩa địa điểm TĐC Trung tâm mới, Pú Tre và Dọc trục đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa về trắc ngang đạt tiêu chuẩn Loại A GTMN có châm trước với: Mặt đường 1 làn xe : Bề rộng mặt đường Bm = 3.00m . Lề đất 2 bên 2*0.5m = 1.00m Tổng chiều rộng nền đường Bn = 4.00m. Dốc ngang lề đường 4%, Dốc ngang mặt đường 3%, Độ dốc siêu cao lớn nhất Itsc = 6%, (Chi tiết kết quả trắc ngang xem thêm trong Tập bản vẽ thiết kế.) d. Các giải pháp kỹ thuật thiết kế nền mặt đường:  Các giải pháp thiết kế nền đường: *Thiết kế nền đường đào: Mặt cắt ngang chủ yếu là mặt cắt hình chữ L Tuỳ thuộc vào đặc điểm địa chất để thiết kế mái taluy cho phù hợp cụ thể: Đất rời rạc 1/1 Đất sỏi sạn 1/0.75 Đá phong hoá 1/0.5 16 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Đá cứng 1/0.25 Chiều cao nền đào từ 6-12m tuân thủ theo TCVN 4054-2005, với các mặt cắt có chiều cao đào lớn thiết kế giật cấp cắt cơ, bề rộng giật cấp là 2m, chiều cao giật cấp đối với đất là 10.00m. Với địa chất là đá không thiết kế giật cấp. *Thiết kế nền đắp: Mái dốc nền đắp là 1 / 1.5. Độ chặt của nền đường K95 Với địa hình có độ dốc ngang của sườn < 20% có thể đắp trực tiếp. Với địa hình có độ dốc ngang của sườn < 50% trước khi đắp tiến hành đánh cấp. Với địa hình có độ dốc ngang của sườn > 50% thiết kế công trình phụ trợ. * Chi tiết về thiết kế nền đường xem trong bản vẽ mặt cắt ngang điển hình, tập bản vẽ thiết kế.  Thiết kế mặt đường: Theo quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211- 93, ứng với mặt đường cấp thấp B1 có lưu lượng xe trong cuối thời kỳ khai thác là 15xe/ ngày đêm => môduyn đàn hồi tối thiểu của tuyến đường là 600 daN/cm2. Vậy chọn Eyc = 770 daN/cm2. Chọn lớp áo đường láng nhựa 3kg/m 2, móng 1 lớp cpđd loại 1 dầy 20cm. Đất nền K95 hoặc tương đương. e. Các giải pháp thiết kế công trình thoát nước:  Thiết kế rãnh dọc: Trên toàn tuyến thiết kế một loại rãnh dọc bằng bê tông mác 150# có kích thước Rộng mặt 0.6 m Rộng đáy 0.3 m Sâu rãnh 0.3 m (Chi tiết xem bản vẽ thiết kế điển hình rãnh dọc).  Thiết kế công trình thoát nước ngang; ngầm tạm, cống Thiết kế công trình thoát nước phù hợp với từng lưu vực. Đảm bảo dòng chảy êm thuận, gia cố hạ lưu an toàn tránh hiện tượng xói lở hạ lưu. 17 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Công trình thoát nước ngang xây dựng vĩnh cửu bằng bêtông hoặc đá xây, khẩu độ công trình phù hợp với yêu cầu thoát nước từng vị trí. Tải trọng thiết kế các công trình thoát nước ngang là H13 - X60, tần suất thiết kế 4%. Cống được thiết kế theo các đồ án thiết kế điển hình 533-01-01,533-01-02,7802X... Chi tiết các vị trí cống xem trong phụ lục bảng tính thuỷ văn cống, chi tiết cấu tạo từng cống xem trong bản vẽ chi tiết cống trong tập bản vẽ thiết kế. f. Thiết kế các công trình phụ trợ: Tại các vị trí đắp có mái taluy dốc >50% thiết kế các công trình tường chắn đất. Thiết kế các tường chắn bê tông theo ĐH 86-06X của Bộ GTVT. g. Tổng hợp khối lượng xây dựng chính Chiều dài tuyến: 1431 m Diện tích mặt đường: 4293 m2 Đào khuôn đường: 718.73m3 Cpđd loại 1: 854.40m3 CP đồi: 427.20m3 Đắp nền đường K95: 7881.9m3 Đào nền đường đất cấp 3: 15251.94 m3 Đào rãnh: 319.97 m3 Cống bản 75*75: 0 cái Cống tròn F750: 3 cái Cống tròn F1000: 0 cái Kè bt M150 44.7 m 1.5.3 Vật iệu xây dựng và điều phối đất đá a. Vật liệu xây dựng: Các nguồn vật liệu khác như: Cát, Đá, sỏi, xi măng, sắt thép mua tại thị trấn Mường Lay. +Vận chuyển ô tô 20 km (đường loại 4) đến đầu công trình b. Điều phối đất đá : 18 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Đất đắp có thể sử dụng hoàn toàn phần đất tốt của công tác đào nền đường đất đắp phải là đất có dung trọng >=1.4 T/m3. Nếu thiếu có thể khai thác tại các mỏ đất dọc theo tuyến. Điều phối đất thải: vận chuyển đất thừa khoảng 1 km đến bãi đổ đất thải. 1.5.4 Phương án tổ chức thi công chu đạo a. Phân chia các mũi thi công: Để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tận dụng tối đa thời gian mùa khô. Dùng tổ hợp (máy xúc+máy ủi) thông tuyến để có thể dễ dàng đưa máy thi công đến các vị trí tập kết của các mũi thi công. b. Thi công nền đường đào: Thi công nền đường đào L chủ yếu dùng máy ủi san tạo nền đường, và máy đào để xúc đất lên ô tô vận chuyển đên nơi đổ đất thải. Kết hợp sử dụng tổ hợp máy xúc + máy ủi +ô tô tự đổ trong phạm vi 300m đào nền U, điều phối đất đắp, sửa vỗ mái taluy. Máy ủi 110 CV, Máy xúc gầu 0.8 m3, ô tô tự đổ 7 tấn. Nổ mìn phá đá, kết hợp thủ công đào rãnh dọc, đánh cấp, sửa sang nền đường theo quy trình thi công. Sử dụng máy khoan tay đường kính lỗ khoan F42. Yêu cầu về công nghệ thi công nền đào: Ngay tại hiện trường trước khi thi công nền đường các vị trí tim đường, vị trí đỉnh taluy, vị trí rãnh biên phải được định vị chính xác theo hồ sơ thiết kế. Đất thải phải được đổ tại những vị trí không gây ảnh hưởng đến nhân dân địa phương, không gây cản trở dòng chảy. Đất đào sử dụng để đắp phải được chọn lọc, kiểm tra tại hiện trường đảm bảo thoả mãn yêu cầu với nền đắp. Có ý kiến đồng ý của TVGS hiện trường mới được tiến hành đắp đất. Khi đất nền đường đào không đảm bảo do địa chất yếu yêu cầu phải phối hơp với tư vấn giám sát hiện trường, tư vấn thiết kế để xử lí kịp thời. c. Thi công nền đường đắp: Đất đắp nền đường sử dụng đất tốt của nền đào điều phối trong cự ly ngắn nhất (<300m ), dùng máy ủi 110CV kết hợp thủ công để đắp đến cost thiết kế, dùng máy lu tĩnh (6-8T) hoặc lu rung 25T để lu lèn đến độ chặt thiết kế K95. 19 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Nghĩa địa điểm TĐC trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu TĐC Chăn Nưa” Đắp đất yêu cầu phải đúng trình tự từ dưới lên trên và phải lu lèn theo từng lớp, chiều dày mỗi lớp từ 20 - 25cm. Tại các vị trí cắt ngang có dốc ngang >20% nhất thiết phải đánh cấp trước khi đắp. Chiều rộng đánh cấp =2.00m. d. Thi công mặt đường cấp phối đá dăm kẹp đất: Đào khuôn đường bằng máy kết hợp thủ công. Lu 2 - 3 lượt. Ra đá bằng máy kết hợp thủ công, tiến hành lu kết hợp tưới nước trong khi lu. Máy lu bánh sắt 8T.lu theo đúng quy trình. e. Thi công công trình thoát nước, công trình phụ trợ: Tận dụng tối đá hệ thống thoát nước trên tuyến, thi công cống, kè, tràn bằng thủ công, thi công từng nửa một. Chỉ sử dụng máy trong công tác cẩu lắp cấu kiện và đào đất hố móng. Thi công đào rãnh dọc bằng thủ công kết hợp máy TC. Máy sử dụng là máy đào dung tích gầu 0.4m3, thi công rãnh dọc bê tông bằng thủ công. 1.5.5 Giải pháp kỹ thuật công nghệ an táng Dự án áp dụng các công nghệ an táng truyền thống (địa táng – chôn cất một lần) nhằm sử dụng có hiệu quả quỹ đất và giảm thiểu tác động đến môi trường. Quá trình và nghi thức an táng phổ biến, thi hài được đưa vào trong quan tài bằng gỗ đóng kín (nhập quan) - Cử hành các nghi lễ đám tang - Thi hài nằm trong quan tài được chôn xuống đất (Mai táng). 1.5.6 Nhu cầu chôn cất và tuổi thọ cua nghĩa địa Dự án đầu tư xây dựng công trình Nghĩa địa điểm Tái định cư Trung tâm mới Pú Tre và dọc đường Pú Tre, khu Tái định cư Chăn Nưa, huyê ̣n Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu sẽ phục vụ nhu cầu mai táng cho 5 bản Tái định cư: Khu trung tâm, bản Chiềng Chăn, Chiềng Nưa 1, Chiềng Nưa 2, Phiêng Diễm. Từ số liê ̣u dân số các bản thông qua điều tra xã hô ̣i học ta có thể tính toán được số lượng người sinh ra và mất đi trong vòng 50 năm được thể hiê ̣n trong bảng 1.2: Bảng 1.2 Ty ê sinh – ty ê chết tinh đến 50 năm ̣ ̣ Sinh Chết Tên bản Nhân khẩu (Tỷ lê ̣ sinh 2.8%) (Tỷ lê ̣ tử 0.44%) Khu trung tâm 225 698 93 Bản Chiềng Chăn 283 878 117 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng