Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đtm nạo vét rạch ông nhiêu_hcm...

Tài liệu Đtm nạo vét rạch ông nhiêu_hcm

.DOCX
106
287
94

Mô tả:

Đtm nạo vét rạch ông nhiêu_hcm
Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................v MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 1.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN........................................................................................1 1.2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM............2 2.1. Căn cứ pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đánh giá tác động môi trường...........2 2.1.1 Căn cứ pháp luật:...................................................................................................2 2.1.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng....................................4 2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án................................................................4 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập............................................................5 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM..................................................................................5 3.1. Thực hiện báo cáo ĐTM.........................................................................................5 3.2. Cơ quan tư vấn........................................................................................................6 3.3. Danh sách thực hiện................................................................................................6 4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP ĐTM..............................7 4.1. Phương pháp thống kê.............................................................................................7 4.2. Phương pháp liệt kê.................................................................................................7 4.3. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở ô nhiễm....................................................7 4.4. Phương pháp mạng lưới..........................................................................................7 4.5. Phương pháp điều tra xã hội học.............................................................................7 4.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp và dự báo rủi ro..................................................8 4.7. Các phương pháp khác............................................................................................8 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.....................................................................9 1.1. TÊN DỰ ÁN...........................................................................................................9 1.2. CHỦ DỰ ÁN..........................................................................................................9 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN................................................................................9 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN..................................................................11 1.4.1. Mục tiêu của dự án.............................................................................................11 1.4.2. Quy mô, phương án nạo vét của dự án...............................................................11 1.4.4. Công tác vận chuyển vật liệu nạo vét sau nạo vét..............................................15 1.4.5 Danh mục thiết bị, máy móc................................................................................15 1.4.6. Nguyên, nhiên liệu phục vụ dự án......................................................................16 1.4.7. Tiến độ thực hiện Dự án.....................................................................................17 1.4.8. Vốn đầu tư..........................................................................................................17 1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án....................................................................17 Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh i Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN...............................................................................18 2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.............................................................18 2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất...........................................................................18 2.1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn.......................................................................19 2.1.3 Hiện trạng khu vực nạo vét.................................................................................27 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.........................................................................33 CHƯƠNG 3.................................................................................................................42 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG......................................................................................42 3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án...............................................42 3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công nạo vét............................................42 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ...69 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.................................................71 4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA................................................................................................................ 71 4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án..........................................................................71 4.1.2. Trong giai đoạn thi công nạo vét và vận chuyển vật liệu sau khi nạo vét...........72 4.1.3. Các biện pháp thực hiện sau khi kết thúc nạo vét...............................................78 4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ......78 4.2.1. Sự cố tràn dầu.....................................................................................................78 4.2.2 Phòng chống sự cố cháy nổ.................................................................................79 4.2.3 Phòng chống sự cố tai nạn giao thông.................................................................80 4.2.4 Phòng chống sự cố tai nạn lao động....................................................................80 4.2.5. Phòng chống sự cố rạn nứt, sạt lở dòng sông.....................................................81 CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..........83 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG...................................................83 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..................................................88 5.2.1. Chương trình giám sát môi trường.....................................................................88 5.2.2. Kinh phí dự kiến cho công tác giám sát chất lượng môi trường.........................91 CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG...................................................94 6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng.................................94 6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng.................................................................................95 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..................................................................96 CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO.................................................................99 Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh ii Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh iii Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông BQL : Ban Quản lý BGTVT : Bộ giao thông vận tải BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường CBCNV : Cán bộ công nhân viên CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐTM : Đánh giá tác động môi trường ĐTNĐ : Đường thủy nội địa MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NM : Nước mặt NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTSH : Nước thải sinh hoạt KK : Không khí GHCP : Giới hạn cho phép GTVT : Giao thông vận tải KT-XH : Kinh tế - Xã hội QL : Quản lý QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCN : Tiêu chuẩn ngành TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế thế giới Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh iv Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1-Tọa độ các điểm khống chế tim, biên luồng Bảng 1.3-Nhu cầu sử dụng nhiên liệu dự kiến của dự án Bảng 1.4-Tổng vốn đầu tư của dự án Bảng 1.5-Cơ cấu thành phần lao động tại dự án Bảng 2.1-Nhiệt độ bình quân tháng (oC) Bảng 2.2-Độ ẩm bình quân tháng (%) Bảng 2.3 -Lượng bốc hơi bình quân tháng (mm/ngày) Bảng 2.4-Vị trí lấy mẫu không khí khu vực dự án. Bảng 2.5-Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án Bảng 2.6-Vị trí đo đạc và khảo sát môi trường nước mặt Bảng 2.7-Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án. Bảng 2.8-Vị trí lấy mẫu bùn đáy Bảng 2.9-Kết quả phân tích chất lượng trầm tích Bảng 3.1-Các nguồn có liên quan đến chất thải Bảng 3.2-Các nguồn tác động đến môi trường không liên quan đến chất thải Bảng 3.3-Đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn thi công nạo vét Bảng 3.4-Thành phần và tính chất dầu DO Bảng 3.5-Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO Bảng 3.6-Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO Bảng 3.7-Nồng độ các chất ô nhiễm ở độ cao tính toán z = 1,5 m Bảng 3.8-Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động vận chuyển bùn cát Bảng 3.9-Nồng độ của khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển vật liệu nạo vét Bảng 3.10-Hê ̣ số và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.11-Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.12-Dự tính lượng CTR phát sinh Bảng 3.13-Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của dự Bảng 3.14-Mức ồn từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công đường thủy Bảng 3.15-Tổng hợp đánh giá các tác động môi trường Bảng 3.16-Tổng hợp tác động của quá trình nạo vét và vận hành sau nạo vét đối với các nhân tố tài nguyên môi trường Bảng 5.1-Chương trình quản lý môi trường tại Dự án. Bảng 5.2-Toạ độ các điểm lấy mẫu giám sát môi trường không khí Bảng 5.3-Toạ độ các điểm lấy mẫu giám sát môi trường nước mặt Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh v Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước Bảng 5.4-Toạ độ các điểm lấy mẫu bùn đáy Bảng 5.5-Kinh phí giám sát chất lượng không khí. Bảng 5.6-Kinh phí cho việc giám sát chất lượng nước mặt. Bảng 5.7-Kinh phí dành cho giám sát chất lượng trầm tích Bảng 5.8-Kinh phí giám sát môi trường. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1-Sơ đồ khu vực thực hiện dự án Hình 1.2-Sơ đồ công nghệ thi công của tàu đào gầu dây Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh vi Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Tuyến luồng hàng hải Đồng Nai là những tuyến luồng quan trọng của khu vực nối các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các khu công nghiệp, nhà máy lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai với vùng lân cận. Là tuyến luồng có các thương cảng container sầm uất nhất Việt Nam (cảng Cát Lái). Vì vậy việc đảm bảo độ sâu tuyến luồng ổn định cho tàu thuyền ra vào an toàn là rất cần thiết và cấp bách. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng ngân sách Nhà nước có khó khăn, nên chưa nạo vét duy tu nâng cấp kịp thời tuyến luồng. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng và Nhà nước, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Xuất Nhập khẩu Hoàng Minh đã được Bộ GTVT chấp thuận tại văn bản số 11444/BGTVT-KCHT ngày 12/9/2014 của Bộ Giao thông Vận tải và văn bản số 2679/CHHVN-QLKCHTCB ngày 02/7/2015 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc chấp thuận dự án nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn phát triển cảng Việt Nam về việc khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu. Kinh phí thực hiện theo nguồn vốn tự huy động, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, tiêu thoát nước mùa lũ, đáp ứng yêu cầu tàu thuyền hoạt động an toàn tại khu vực cả ngày lẫn đêm. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực kể ngày 01/01/2015, Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh đã phối hợp với Công ty cổ phẩn tư vấn đầu tư Tài nguyên Môi trường và Biến đổi khí hậu lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án: “Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước” trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định phê chuẩn. Báo cáo ĐTM là cơ sở khoa học để đánh giá và dự báo các Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 1 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước tác động tích cực, tiêu cực, các tác động trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài từ các hoạt động của Dự án đối với môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng, từ đó xây dựng và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, rủi ro môi trường góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Dự án nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu thuộc địa phận Quận 2 và Quận 9 – Tp Hồ Chí Minh; huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai là dự án nạo vét kết hợp tận thu vật liệu sau nạo vét để làm vật liệu san lấp, không phải là dự án khai thác khoáng sản. Do dự án được thực hiện trên địa bàn 02 tỉnh thuộc vào mục 11 phụ lục 3 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nên thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo ĐTM thể hiện nhận thức và trách nhiệm của chủ dự án về các vấn đề môi trường liên quan đến dự án và chủ động nguồn lực thực hiện trách nhiệm của mình. Báo cáo cũng là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường theo dõi, giám sát, đôn đốc chủ dự án trong suốt quá trình hoạt động dự án. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 2.1. Căn cứ pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đánh giá tác động môi trường 2.1.1 Căn cứ pháp luật: - Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; - Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 15/06/2004; - Luật Hàng Hải số 40/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005; - Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008; - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013; - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành chính thức kể từ ngày 01/01/2015; - Nghị định số 71/2006/NĐ – CP ngày 25/7/2006 về việc quản lý Cảng biển và luồng tàu hàng hải; - Nghị định số 21/2012/NĐ-CP của ngày 21 tháng 3 năm 2012 về quản lý cảng biển là luồng hàng hải. Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 2 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nghị định số 201/2013/NĐ – CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. - Nghị định 179/2013/NĐ – CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT; - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v Quy định Quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 08/05/2013 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 của Chính phủ. - Thông tư số 25/2013/TT-BGTVT ngày 29/08/2013 của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về hàng hải đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải. - Thông tư số 37/2013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 Thông tư quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm; - Thông tư số 27 /2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/03/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, pháp luật về khoáng sản. - Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 6/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến 2020; - Quyết định số 970/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 15/4/2009 về Công bố đường thủy nội địa quốc gia; - Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030; Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 3 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước - Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030; - Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/08/2014 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 948/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải “V/v công bố Danh mục các dự án khuyến khích thực hiện nạo vét kết cấu hạ tầng hàng hải kết hợp tận thu sản phẩm”; 2.1.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; QCVN 14:2008 /BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 19:2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; QCVN 43:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích; QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; Tiêu chuẩn FAO-ISO 9000 – Tiêu chuẩn về trầm tích của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc. 2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án - Căn cứ Công văn số 11444/BGTVT-KCHT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải “V/v Đăng ký thực hiện dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ phà Cát Lái đến rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu bù chi, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước”; - Căn cứ văn bản số 7135/BGTVT-KCHT ngày 05/6/2015 của Bộ Giao thông Vận tải về việc tổ chức thực hiện dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ phà Cát Lái đến rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu bù chi, Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 4 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; - Căn cứ văn bản số 2499/CHHVN-QLKCHTCB ngày 19/6/2015 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc Phê duyệt dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai đoạn từ mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước; - Căn cứ văn bản số 2679/CHHVN-QLKCTCB ngày 02/7/2015 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc chấp thuận Dự án nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; - Các văn bản có liên quan khác. 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập - Hồ sơ đề xuất dự án: “nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước” do Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh làm chủ đầu tư; - Các bản vẽ kỹ thuật có liên quan. 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 3.1. Thực hiện báo cáo ĐTM Dự án “Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước” do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Tài nguyên Môi trường và Biến đổi khí hậu thực hiện lập báo cáo ĐTM. Báo cáo ĐTM được đơn vị tư vấn thực hiện và tổ chức như sau: - Nghiên cứu các tài liệu, số liệu có liên quan về: Điều kiện tự nhiên, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, dân cư, KT-XH, hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật của khu vực dự kiến xây dựng dự án. - Đo đạc, lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường tự nhiên tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án và khu vực xung quanh (vi khí hậu, trầm tích, nước, không khí...). - Tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng: Xin ý kiến bằng văn bản của UBND, cộng đồng dân cư các xã, phường về nội dung cơ bản của dự án, các tác động đến môi trường cũng như các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của dự án. - Lập báo cáo ĐTM theo chuyên đề và tổng hợp các chuyên đề để lập báo cáo ĐTM chi tiết. - Bảo vệ trước Hội đồng thẩm định. - Chỉnh sửa báo cáo ĐTM theo đóng góp ý kiến của Hội đồng thẩm định trước khi Chủ đầu tư trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. 3.2. Cơ quan tư vấn Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 5 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước - Tên cơ quan tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Tài nguyên Môi trường và Biến đổi khí hậu. - Đại diện: Ông Lê Quốc Dũng – Chức vụ: Tổng Giám Đốc. - Địa chỉ: 15N8B Nguyễn Thị Thập – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội. - Điện thoại/Fax: 043 555 3649 / 043 55 3649 3.3. Danh sách thực hiện ST T Họ và tên Học hàm, học vị, chức vụ Nội dung phụ trách Xác nhận I. Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 1. Tạ Thị Kim Oanh II. Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Tài nguyên Môi trường và Biến đổi Khí hậu Giám đốc Phụ trách chung. 1. CN. Quản lý môi trường và Khai thác Tài nguyên thiên nhiên Phụ trách chung, Phân tích tác động và đánh giá tác động, tổng hợp và viết báo cáo 2. ThS. Khoa học Phân tích tác động Môi trường và đánh giá tác động 3. ThS. Khoa học Phân tích tác động môi trường và đánh giá tác động 4. ThS. Khoa học Phân tích tác động môi trường và đánh giá tác động 5. CN. Khoa khọc Khảo sát, điều tra và môi trường phân tích môi trường 6. ThS. Công Khảo sát, điều tra và nghệ sinh học phân tích môi trường 7. KS. địa chất 8. KS. đo đạc bản Khảo sát, điều tra và đồ phân tích môi trường Khảo sát, điều tra và phân tích môi trường Ngoài ra, Chủ dự án dự án cũng đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau đây: Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 6 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước - UBND, UBMTTQ xã Phú Hữu, Đại Phước – huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai; phường Cát Lái, Thạch Mỹ Lợi – Quận 2 và phường Phú Hữu – Quận 9 – Tp Hồ Chí Minh. - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai; Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh. 4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP ĐTM. Các phương pháp ĐTM áp dụng trong báo cáo bao gồm: 4.1. Phương pháp thống kê Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý số liệu về: Khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Các yếu tố địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và tình hình phát triển KT – XH được sử dụng số liệu từ các tài liệu liên quan tới khu vực thi công dự án. 4.2. Phương pháp liệt kê Bao gồm liệt kê mô tả và liệt kê đơn giản. Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán và đánh giá. Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động như thành phần không khí, thành phần nước và thành phần đất, ... Phương pháp này được áp dụng để liệt kê các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải và đối tượng bị tác động chính tại Chương 3 của báo cáo. 4.3. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở ô nhiễm Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơ quan, tổ chức hoặc chương trình có uy tín lớn trong nước và trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), Chương trình kiểm kê chất thải của Úc (National Pollutant Inventory – NPI). Phương pháp này có hiệu quả cao trong việc xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với các hoạt động giao thông (như vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, nguyên liệu và sản phẩm của dự án,...). Từ đó có thể dự báo khả năng tác động của chất ô nhiễm. 4.4. Phương pháp mạng lưới Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động. 4.5. Phương pháp điều tra xã hội học Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 7 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh tế xã hội thông qua phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện dự án. Tham vấn ý kiến cộng đồng là phương pháp khoa học và hết sức cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM. 4.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp và dự báo rủi ro Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp, quan trắc và hiệu chỉnh số liệu nhằm chính xác hóa các thông tin về môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, môi trường sinh vật cạn, môi trường kinh tế - xã hội để kết luận về hiện trạng môi trường. Đồng thời tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến dự án, có vai trò quan trọng để dự báo các tác động và sự cố môi trường có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên và xã hội. 4.7. Các phương pháp khác Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh chủ yếu áp dụng đánh giá nồng độ các chất ô nhiễm với giá trị được quy định bằng Quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc so sánh với số liệu đo đạc thực tế từ các Dự án xây dựng tương tự. Để đánh giá tác động của chất ô nhiễm đến thành phần môi trường tại Chương 2 và Chương 3 của báo cáo, phương pháp so sánh được ưu tiên sử dụng. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường Mục đích của phương pháp là xác định hiện trạng khu vực thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý môi trường, giám sát môi trường. Bao gồm các hoạt động: - Lựa chọn địa điểm điều tra: vị trí tiếp giáp của dự án, nơi tập hợp đông dân cư, thành phần chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, lấy ý kiến của lãnh đạo của địa phương. - Đối tượng điều tra: Điều tra về hiện trạng cấp thoát nước (nguồn cung cấp nước, khu vực thoát nước), hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hạ tầng, giao thông, khu bảo tồn hay di tích lịch sử tại khu vực dự án. Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu Chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu gồm có: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, thiết bị và dụng cụ thu mẫu, kế hoạch bảo quản và phân tích mẫu. Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu được áp dụng cho từng thành phần môi trường (không khí, nước, trầm tích) được trình bày rõ trong Phụ lục của báo cáo. Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 8 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước. 1.2. CHỦ DỰ ÁN Tên chủ dự án: Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh Đại diện là: Bà Tạ Thị Kim Oanh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ liên hệ: số 654 Đường Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 083. 864 9338 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Địa điểm thi công dự án thuộc tuyến luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu chảy qua địa phận 2 tỉnh là Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh. Rạch Ông Nhiêu Km 9+500 Mũi Đèn Đỏ Km0+00 Hình 1.1-Sơ đồ khu vực thực hiện dự án + Phía bờ trái tuyến luồng đi qua địa phận các xã Đại Phước, Phú Hữu – huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai. + Phía bờ phải tuyến luồng đi qua địa phận các phường Cát Lái, Thạch Mỹ Lợi – Q.2 và phường Phú Hữu – Q9 – Tp Hồ Chí Minh. Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 9 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước Doc 2 bên tuyến luồng nạo vét của dự án có các công trình hiện hữu như là: Cảng TH Phú Hữu – Tín Nghĩa; Cảng Cát Lái; Bến sà lan Lữ Đoàn 125; Cảng Bến Nghé Phú Hữu; Cảng ITC Phú Hữu; Nhà máy Xi măng Hà Tiên I; Phà Cát Lái. Bảng 1.1-Tọa độ các điểm khống chế tim, biên luồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 Tên điểm BP1 BP2 BP3 BP4 BP4-1 BP5 BP5-1 BP6 BP7 BP8 BP9 BP10 BP11 BT1 BT2 BT3 BT4 BT5 BT6 BT7 BT8 BT9 BT10 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 V1 V2 Tọa độ X(m) 1186600,00 1188410,13 1189184,90 1190079,27 1190153,30 1190803,59 1190563,61 1191102,70 1191415,58 1192073,07 1192198,42 1192233,97 1192187,46 1186672,09 1188530,84 1189314,40 1190318,99 1190604,19 1191157,70 1191509,37 1192195,19 1192337,63 1192456,05 1186686,04 1188470,49 1189249,65 1190260,13 1190571,63 1191130,17 1191462,49 1192134,13 1192268,02 1192326,00 1192321,50 1190321,87 1192321,50 Y(m) 582342,2897 584573,41 585724,58 587477,40 587705,70 588017,12 588011,60 588072,25 588244,96 588958,82 589181,17 589303,75 589529,69 582193,07 584484,11 585648,33 587617,18 587829,81 587931,29 588125,40 588870,00 589122,67 589530,72 582329,29 584528,76 585686,45 587666,85 587899,08 588001,77 588185,19 588914,41 589151,92 589351,82 589597,03 587636,05 589597,03 Ghi chú Biên phải luồng Biên trái luồng Tim luồng Vũng quay (Hệ tọa độ VN-2000, kính tuyến trục 105045’, múi chiếu 30.) Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 10 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN. 1.4.1. Mục tiêu của dự án - Đầu tư nạo vét duy tu tuyến luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu dài 9,5km trên cơ sở chuẩn tắc thiết kế được duyệt của Cục Hàng hải Việt Nam. Đây là các nội dung bắt buộc của tuyến luồng để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền hoạt động. - Nâng cao hiện quả cho hoạt động khai thác tuyến luồng, duy trì được an toàn của tuyến giao thông đường thủy. - Cảng vụ, chủ hàng, chủ tàu được chủ động hơn trong vận tải hàng hóa, tạo đà phát triển giao thông đường thủy, kinh tế xã hội của khu vực. - Giảm được nguy cơ mất an toàn trên tuyến, giám mức độ cản trở giao thông tại khu vực đầu luồng, từ đó tạo điểu kiện cho tăng trường vận tải hàng hóa, phục vụ tốt hơn cho các ngành công nghiệp cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong khu vực. - Tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình đầu tư của các dự án trên tuyến sông khi luồng được khơi thông, nạo vét, từ đó thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Giảm bớt khó khăn cho ngân sách Nhà nước hiện nay do nạo vét được kết hợp tận thu cát, lấy thu bù chi phù hợp với chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải đề ra. 1.4.2. Quy mô, phương án nạo vét của dự án 1.4.2.1. Quy mô dự án Đầu tư nạo vét duy tu tuyến luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu dài 9,5km trên cơ sở chuẩn tắc thiết kế được duyệt của Cục Hàng hải Việt Nam. Cụ thể chuẩn tắc nạo vét duy tu như sau: - Cao độ đáy nạo vét : -8,5mHĐ; - Bề rộng luồng : 150m (chạy tàu 2 chiều); - Mái dốc nạo vét : m = 10; Ngoài ra, trong điều kiện nếu được cho phép có thể nghiên cứu việc nạo vét nâng cấp tuyến luồng cho tàu có trọng tải đến 30.000DWT và khu neo đậu tàu thuyền tại khu vực sông Đồng Nai. Cấp công trình – công trình giao thông cấp III. 1.4.2.2. Thông số kỹ thuật Vận tốc hành thuỷ Theo qui trình thiết kế kênh biển, vận tốc tối đa tính toán của tàu trên kênh phụ thuộc vào hình dạng và diện tích mặt cắt ngang luồng đào. Trong mọi trường hợp, vận Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 11 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước tốc cho phép của tàu không được lớn hơn 0,9 tốc độ tới hạn – Vth và không được nhỏ hơn tốc độ làm cho tàu bắt đầu không lái được (Vo= 2-3 hải lí/h). Vo < V < 0,9.Vth. Trong đó: Vo - vận tốc tối thiểu đảm bảo tàu ăn lái = 2÷3 hải lí/h. Vth - vận tốc tới hạn khi tàu tăng số vòng quay máy nhưng không làm tăng tốc độ tàu. Theo bảng 2a của qui trình thiết kế kênh biển, Vth phụ thuộc vào mớn nước của tàu, chiều sâu luồng tàu và chiều rộng đáy luồng. Ngoài ra tại phần B – Qui định bổ sung thiết kế kênh biển: với kênh có mặt cắt không toàn phần, vận tốc tính toán của tàu qui định không quá 10 hải lí/h và không quá 8 hải lí/h đối với kênh có mặt cắt toàn phần. Đối với luồng, vận tốc chạy tàu kiến nghị lựa chọn Vtt = 6 hải lý/h bảo đảm yêu cầu: 2 ÷ 3 hải lý/h < Vtt < 10 hải lý/h. Chế độ hành thuỷ và mực nước chạy tàu Hiện tại tuyến luồng hiện hữu được thiết kế và nạo vét duy tu đảm bảo cho tàu có mớn nước phù hợp hành hải 2 chiều ra vào trên luồng. Để nâng cao khả năng thông qua lượng hàng hóa ngày cảng tăng của khu vực sẽ là một phần để thực hiện nhiệm vụ đó. Dự án đề xuất điều chỉnh một số thông số điều kiện khai thác luồng như sau: − Chế độ hành thủy: luồng 2 chiều. − Mực nước thấp thiết kế MNTTK: + 1,60m (Hệ cao độ Hải Đồ). Các thông số nạo vét duy tu của luồng chạy tàu Xác định thông số nạo vét duy tu tuyến luồng hàng hải sông Đồng Nai theo thiết kế được duyệt như sau: Cao độ đáy nạo vét -8,5mHĐ; Bề rộng luồng: 150m (chạy tàu 2 chiều); Mái dốc nạo vét m = 10. 1.4.2.3. Phương án thi công nạo vét a. Phạm vi nạo vét: Thực hiện chủ trương chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải về việc nạo vét duy tu tuyến luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu. Pham vi nạo vét bao gồm: Toàn bộ tuyến luồng hiện hữu sông sông Đồng Nai, đoạn từ mũi Đèn Đỏ đến rạch Ông Nhiêu có chuẩn tắc nạo vét: + Chiều rộng luồng : 150m + Cao độ đáy nạo vét : -8,5m (HĐ) + Mái dốc nạo vét : m = 10 + Mực nước thi công : +1,6 mHĐ (P=90%) + Khối lượng nạo vét duy tu: V =313.093m3. b. Trình tự chung Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 12 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước Bước 1: Thực hiện các công tác chuẩn bị. Bước 2: Tiến hành định vị vị trí các điểm biên khống chế khu vực luồng tàu. Bước 3: Nạo vét luồng tàu theo các đoạn cạn đã xác định bằng xáng cạp. Vật liệu nạo vét được các đơn vị thu mua vận chuyển đi. Bước 4: Khảo sát, đo đạc sau nạo vét. Bước 5: Nghiệm thu nạo vét. c. Biện pháp thi công nạo vét: Do toàn bộ sản phẩm nạo vét được Chủ đầu tư tận thu phục vụ nhu cầu trong nước. Đồng thời với điều kiện thực tế là tuyến luồng Đồng Nai có mật độ tàu thuyền hành hải trên luồng rất lớn, nên biện pháp thi công bằng xáng cạp dung tích gầu khoảng 2,3m3, ngoạm lên xà lan chứa và được tận thu phục vụ nhu cầu san lấp cho nội địa. Tuyến nạo vét vuông góc với chiều dài của khu vực nạo vét.  Công nghệ vận hành - Đưa tàu đào gầu dây vào vị trí mặt cắt khởi điểm, thả neo định vị tàu đào. - Sau khi đưa tàu vào khu vực thi công, tiến hành thả các neo thi công. Tàu được định vị và thi công được nhờ hệ thống gồm 6 neo thi công (2 neo tống cáng mũi, lái, 2 neo ngang mũi và 2 neo ngang lái tầu). Khi thi công tàu dịch chuyển trên mặt bằng thi công sẽ hoàn toàn bằng hệ thống các tời và cáp liên kết với các neo. - Việc điều khiển tàu đào gầu dây sang trái hay phải nhờ hệ thống cần trục và tiến lên nhờ vào hệ thống hai neo mũi và lái. Kỹ thuật viên cuốc căn cứ vào các hàng tiêu chập, phao dấu để điều khiển hệ thống cần trục thi công trình tự từng dải ngang từ hàng chập bên này đến hàng chập bên kia đảm bảo đủ chiều rộng dải cuốc. Thực hiện thi công theo phương pháp trên cho đến khi hoàn thành hết 1 dải, chuyển tàu thi công dải tiếp theo. - Đặt tàu đào dọc theo dải thi công, gầu dây được hệ thống cần và dây cáp hạ đến độ sâu của lớp bốc xúc và tiến hành thi công nạo vét. Mỗi dải thi công rộng khoảng 25m, mỗi lớp đất cuốc dầy 1m đến 3m, các tàu thi công từ trái qua phải theo hướng thi công và ngược lại. - Các tàu thi công cuốn chiếu, các lớp thiết kế sẵn đảm bảo không sót lỏi sau khi thi công xong. - Với cao độ thước nước, hạ độ sâu cần gầu của tầu đào để đạt độ sâu thiết kế theo quy định kể cả độ sâu dự phòng cho việc sai số thi công và hiện tượng bồi lấp lại có thể xảy ra trong quá trình thi công. - Sà lan chứa cát được cập áp mạn tầu đào gầu dây (cặp áp mạn trái tầu đào theo hướng thi công). Cát nạo vét được tàu đào gầu dây xúc lên theo hệ thống cần trục và dây cáp đổ trực tiếp xuống sà lan. Khi đầy sà lan, tầu đào ngừng thi công để sà lan vận chuyển cát đến vị trí tập kết. Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 13 Báo cáo ĐTM dự án Nạo vét luồng hàng hải sông Đồng Nai, đoạn từ Mũi Đèn Đỏ đến Rạch Ông Nhiêu theo hình thức tận thu sản phẩm cát nhiễm mặn bù chi phí, không sử dụng ngân sách nhà nước Hình 1.2-Sơ đồ công nghệ thi công của tàu đào gầu dây Chú ý: + Để đảm bảo đáy luồng thi công đồng đều và đủ độ sâu thiết kế, phải đo đạc kiểm tra thi công hàng ngày, điều chỉnh tàu đào thi công đủ độ sâu cũng như chiều rộng khu nước và chú ý khi thi công dải sau phải trùm lên dải trước. + Độ sâu thả cần hút phải điều chỉnh trong mỗi lần khi mực nước lên xuống thay đổi 0,1m. 1.4.3.4 Khoảng cách nạo vét an toàn Theo dõi độ sâu nạo vét: Thân bùn cát nằm trong biên giới khu nạo vét được chia thành các khu nhỏ, phục vụ cho hoạt động nạo vét theo từng lớp, sau khi làm xong từng khu nhỏ, sẽ di chuyển phương tiện nạo vét sang khu kế tiếp, không nạo vét tập trung quá sâu tại một chỗ, tránh gây sự cố về môi trường và vượt độ sâu được phép nạo vét. Sau khi nạo vét xong phải tiến hành đo bản đồ hiện trạng bề mặt đáy sông biển khu nạo vét bằng phương pháp đo hồi âm. Đây là tài liệu để đánh giá chính xác về độ sâu nạo vét. Định vị tuyến nạo vét - Tuyến luồng nạo vét được định vị bằng máy định vị vệ tinh toàn cầu DGPS, đồng thời được kiểm tra bằng các hàng tiêu chập (cắm tại vị trí nước nông) hoặc hàng phao dấu thả (tại vị trí nước sâu) dọc theo 2 bên mép dải thi công. - Các tiêu được làm bằng ống thép tròn D = 100 mm và tre luồng bằng thẳng, liên kết với nhau bằng các mối nối buộc bằng dây thép D = 3 - 5mm đảm bảo độ chắc chắn. - Chiều cao các tiêu  + 7,0m để không ngập khi thủy triều lên cao, tiêu sau cao hơn tiêu trước là 0,5m để đảm bảo tầm nhìn cho thợ điều khiển thiết bị nạo vét. - Để đảm bảo tầm nhìn rõ cho thợ điều khiển thiết bị nạo vét và độ lệch tâm cho phép khi nhìn chập, sẽ xây dựng các tiêu cách nhau 50m. Khoảng cách xa nhất giữa tiêu trước và buồng điều khiển nhỏ hơn 70m. Khi tàu nạo vét cách tiêu trước 10m tiến hành chuyển tiêu. Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ XNK Hoàng Minh 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng