Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đtm đường nội thị thị trấn tân uyên_huyện tân uyên_tỉnh lai châu...

Tài liệu Đtm đường nội thị thị trấn tân uyên_huyện tân uyên_tỉnh lai châu

.DOC
105
150
89

Mô tả:

Đtm đường nội thị thị trấn tân uyên_huyện tân uyên_tỉnh lai châu
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. Nội dung chủ yếu của dự án 1. Mục tiêu của dự án - Đáp ứng nhu cầu đi lại cho dân cư thị trấn Tân Uyên và các vùng lân cận. - Tọa một diện mạo mới khang trang cho thị trấn Tân Uyên, tạo động lực phát triển các ngành khác như thương mại, dịch vụ... - Quản lý chặt chẽ các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, mất đất sản xuất, ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị trong giai đoạn xây dựng dự án. 2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án * Các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể như sau: Tuyến đường nội thị thị trấn Tân Uyên có tổng chiều dài là L = 2.036,85m. Trong đó: + Tuyến đường nội thị số 1: L = 904,72m. + Tuyến đường nội thị số 2: L = 229,3m + Tuyến đường nội thị số 3: L = 462,11m + Tuyến đường nội thị số 4: L = 440,72m Câp đường: Tuyến đường nội thị thị trấn Tân Uyên thuộc loại công trình giao thông cấp III. Theo quy phạm kỹ thuật thiết kế đường đô thị TCVN 104 – 2007: Tuyến đường nội thị thị trấn Tân Uyên có các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: - Nền mặt đường: + Vận tốc thiết kế: v = 20km/h. + Bề rộng nền đường: Bn = 20,5m, mặt đường Bm = 10,5m; lề đường Bl = 2x5m. + Bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường: Rmin = 50m. + Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn: Rmin = 15m. + Bán kính đường cong đứng lõm, lồi tối thiểu: R(lồi, lõm)min = 100m. + Dốc dọc tối đa I(dọc max) = 9,00%. + Dốc dọc tối thiểu I(dọc max) = 0,30%. + Độ dốc siêu cao lớn nhất I(sc max) = 3%. - Kết cấu mặt đường: 1 Mặt đường thiết kế theo tiêu chuẩn mặt đường đô thị cấp A2 với Eyc = 980daN/cm2 gồm: lớp móng dưới cấp phối đá dăm loại II dày 25cm, lớp móng trên cấp phối đá dăm loại I dày 18cm, tưới lớp nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1kg/m 2, BTN hạt trung Dmax = 20mm (BTN chặt loại I theo 22 TCN 249). Nền đường lu lèn với độ chặt K98. - Hệ thống thoát nước: Rãnh dọc thoát nước hai bên vỉa hè bằng rãnh hộp kích thước BxH = 60x80cm, kết cấu bằng BTCT. Rãnh chịu lực ngang đường bằng rãnh hộp kích thước BxH = 60x80cm; kết cấu bằng BTCT. Cống thoát nước ngang bằng cống tròn BTCT, móng cống xây đá hộc VXM M100. Hố ga kết cấu BT, khoảng cách trung bình 40m/1hố. Vỉa hè, bó vỉa, hố trồng cây, biển báo giao thông. Bó vỉa bằng viên bê tông đúc sẵn theo định hình. Hố trồng cây kích thước 1,2x1,2m kết cấu xây gạch, khoảng cách 9m/hố. Biển báo giao thông theo điều lệ biển báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01. 3. Tiến độ thực hiện dự án  Chuẩn bị đầu tư - Lập báo cáo KT-KT hoàn thành trình duyệt: - Thẩm định báo cao KT-KT.  Kế hoạch - Phân chia gói thầu (gói thầu tư vấn, xây lắp, bảo hiểm, kiểm định) - Công việc chỉ định thầu  Tiến độ giai đoạn thi công dự án: 12 tháng 4. Vốn đầu tư Dự toán xây dựng công trình : 75.000.000.000 (đồng) 5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án Giai đoạn xây dựng: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức, quyết định các phương án xây dựng, phương án thiết kế, lựa chọn nhà thầu theo các quy định của Nhà nước hiện hành về xây dựng công trình. Giai đoạn khai thác: Chủ đầu tư phối hợp với cơ quan quản lý địa phương thành lập đơn vị trực tiếp quản lý khai thác. II. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 2 1.1. Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng công trình a/ Không khí - Nguồn phát sinh + Bụi phát sinh từ quá trình giải phóng mặt bằng, bốc xúc san gạt mặt bằng. Ngoài ra bụi còn phát sinh từ hoạt động đi lại của các phương tiện vận tải chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng và vận chuyển đất đá san gạt mặt bằng. + Khí thải phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện, máy móc thi công. - Đối tượng bị tác động + Đối tượng bị tác động: Các hộ dân nằm trong khu vực giải tỏa, di dời. + Quy mô tác động: 40.482,41 m 2 thuộc diện tích đất sử dụng cho việc thực hiện dự án b) Môi trường nước - Nguồn phát sinh + Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án cuốn theo cặn bẩn, dầu mỡ rơi vãi trên công trường do các phương tiện thi công. + Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường. + Nước thải xây dựng + Chất thải lỏng nguy hại - Đối tượng bị tác động Đối tượng bị tác động trực tiếp là môi trường nước mặt của khu vực dự án và khu vực xung quanh, nước dưới đất tại các nhà dân xung quanh. c/ Chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại - Nguồn phát sinh +Đất đá từ hoạt động đào đắp, san gạt, bốc xúc chuẩn bị mặt bằng. +Sinh khối thực vật từ quá trình dọn dẹp mặt bằng. + Phế liệu xây dựng, nguyên liệu rơi vãi, dụng cụ hỏng. + Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của công nhân xây dựng. + Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình rơi vãi của máy móc, thiết bị, phương tiện thi công. - Đối tượng bị tác động 3 Đối tượng bị tác động trực tiếp bởi nguồn thải này là môi trường không khí, đất, nước khu vực dự án và xung quanh. Đối tượng bị tác động gián tiếp là hệ sinh thái, môi trường kinh tế xã hội. 2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải - Giai đoạn thi công xây dựng dự án + Tiếng ồn và độ rung + Tai nạn lao động; Tai nạn giao thông + Tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học, Tác động tới môi trường kinh tế - xã hội - Khi dự án đi vào hoạt động + Tiếng ồn + Rủi ro, sự cố chủ yếu liên quan đến sự ổng định của nền đường, khả năng xói mòn,sạt lở, tai nạn giao thông trên đường nội thị. III: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 1. GIAI ĐOẠN SAN GẠT MẶT BẰNG VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN. a) Môi trường không khí Vấn đề về bụi và khí thải: Trong giai đoạn này các khí thải có thành phần khá đơn giản, mức độ độc hại và quy mô tác động như đã tính toán là không cao. Vì vậy chủ đầu tư sẽ tập trung vào giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ nguồn phát sinh: Vấn đề về tiếng ồn và rung động: Để giảm bớt tiếng ồn và rung động cần phải có kế hoạch thi công hợp lý. Các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy khoan, máy đào… không được hoạt động trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. b) môi trường nước - Nước mưa chảy tràn Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và định hướng dòng chảy ngay từ giai đoạn đầu của quá trình thi công xây dựng để đảm bảo vấn đề tiêu thoát nước bề mặt, không gây nên tình trạng ngập úng cục bộ, đồng thời để hạn chế lượng nước mưa chảy tràn kéo theo các chất bẩn trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt. - Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường - Khống chế lượng nước thải sinh hoạt bằng cách khuyến khích tuyển nhân công có điều kiện ăn ở tự túc, người địa phương. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai 4 đoạn thi công để rút ngắn thời gian thi công. xây dựng các nhà vệ sinh công cộng có bể tự hoại. c) chất thải rắn - Chất thải rắn được thu gom và vận chuyển hàng ngày. Các phế thải xây dựng có thể được tái sử dụng để tiết kiệm vật liệu và giảm tác động tới môi trường. - Chất thải xây dựng: Đất đá thải, gạch vỡ, bêtông phế được thu gom và tận dụng san lấp mặt bằng trong công trường và nâng cấp đường giao thông. Các loại giấy vụn, bìa carton, sắt thép vụn được thu gom và đem bán để tái sử dụng. d) chất thải nguy hại - Hạn chế việc sửa chữa máy móc, xe cộ tại công trường (chỉ sửa chữa trong trường hợp sự cố). - Thu gom 100% lượng dầu mỡ thải và giẻ lau dính dầu mỡ…vào các thùng chứa riêng biệt có nắp đậy đặt trong khu vực dự án. e) môi trường đất và hệ sinh thái - Chọn thời điểm thi công phù hợp, vào khoảng tháng 10 đến tháng 4. Tránh thực hiện công đoạn đào đắp vào các tháng mùa mưa, nhằm giảm thiểu tác động xói mòn đất trong quá trình thi công xây dựng. - Xây hệ thống tường kè bao quanh và đường thoát nước tạm thời trước khi xây dựng các công trình, nhằm giảm thiểu khả năng đọng nước cục bộ, dẫn đến xói lở đất đá tại khu vực dự án. f) Biện pháp giảm thiểu đối với sự cố môi trường - Áp dụng nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động. - Xây dựng nội quy sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý công nhân tốt nhất. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công trên công trường để hạn chế mức thấp nhất các tai nạn xảy ra. - Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên để đảm bảo thiết bị luôn trong trạng thái hoạt động tốt. - Giảm mật độ các phương tiện thi công vào các giờ cao điểm trong ngày để tránh ùn tắc giao thông và tai nạn xảy ra như : Buổi sáng từ 6h - 8h, buổi trưa từ 11h 12h, buổi chiều từ 16h - 18h. - Phân luồng đường, đặt biển báo chỉ dẫn. 2. GIAI ĐOẠN NGHĨA TRANG ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 5 - Tiến hành lắp đặt các biển báo hiệu giao thông. - Tổ chức họp bàn nhân dân nhằm tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông đường bộ. IV. CHƯƠNG TRINH QUẢN LY VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 1. Quan trắc và giám sát môi trường trong khu vực dự án - Giám sát chất thải: + Khí thải: giai đoạn xây dựng 02 vị trí. + Nước thải trong giai đoạn xây dựng: 02 vị trí. - Giám sát môi trường xung quanh: + Không khí: giai đoạn xây dựng 01 vị trí. + Nước mặt giai đoạn xây dựng: 01 vị trí. V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT Những tác động của dự án đối với môi trường có thể nói là không thể tránh khỏi, tuy nhiên các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đưa ra và kiến nghị trong báo cáo là những biện pháp khả thi, có thể đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Chủ dự án Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau: - Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật - Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại chương 4 của báo cáo MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án: Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, là một huyện mới được tách ra từ huyện Than Uyên theo Nghị định số 04/NĐ-CP, ngày 30 tháng 10 năm 2008, của Chính phủ. Phía Đông giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai); phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, phía Nam giáp huyện Than Uyên, phía Bắc giáp huyện Tam Đường (Lai Châu). Tổng diện tích tự nhiên của huyện có 897,33 km 2; dân số 51,06 nghìn người gồm 10 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Thái 47,64%; dân tộc Mông 16,88%; dân tộc Kinh 13,63%; dân tộc Dao 4,25%... 6 Huyện Tân Uyên có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, hiện nay toàn huyện có 1.200 ha chè, với các giống chủ lực là Tuyết San, Bát Tiên và Thanh Tâm, sản lượng chè búp tươi của toàn huyện hàng năm đạt trên 8.500 tấn, cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và nguồn nhân lực dồi dào nhân dân cần cù, chịu khó, lao động sáng tạo. Đó là những động lực quan trọng để Tân Uyên phát triển bền vững và toàn diện trong tương lai không xaHiện nay đời sống của người dân trong huyện ngày càng được nâng cao và nhu cầu về ăn ở, sinh hoạt trong một môi trường ngày càng tốt hơn là hết sức cần thiết. Cùng với quá trình triển khai quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội toàn huyện, việc lập quy hoạch chi tiết Đường nội thị thị trấn Than Uyên là phù hợp với định hướng quy hoạch chung, đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân thị trấn nói riêng và của nhân dân toàn huyện nói chung. Xây dựng đường nội thị thị trấn Tân Uyên là phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người dân muốn có con đường nội thị đẹp được quy hoạch hài hòa tạo động lực cho các ngành khác phát triển như thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí.... Từ nhu cầu và ý nghĩa trên cùng với tâm nguyện của nhà đầu tư là muốn có con đường trong thị trấn khang trang làm đẹp bộ mặt thị trấn. Được sự ủng hộ của UBND tỉnh, UBND huyện Tân Uyên quyết định đầu tư xây dựng Đường nội thị thị trấn Tân Uyên. 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 2.1. Các căn cứ pháp luật Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của Dự án "Đường nội thị thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu” được thực hiện dựa trên các cơ sở sau: - Luật BVMT ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Luật xây dựng, số 16/2003/QH khóa 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Căn cứ luật đấu thầu số 61/2005/QH ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Căn cứ nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về việc hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng. - Căn cứ nghị định số 209/2004/NĐ_CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý công trình xây dựng. - Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ_CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng do chính phủ ban hành để sửa đổi bổ 7 sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ_CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của chính phủ. - Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ_CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ Nghị định số 83/NĐ_CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 12/2009/NĐ_CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ nghị định số 29/2011/NĐ-CP, ngày 18 tháng 04 năm 2011, về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT_BXD ngày 26 thang 3 năm 2009 của Bộ xây dựng quy định chi tiết của Nghị định số 12/2009/NĐ_CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ Thông tư 04/2010/TT_BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ Thông tư số 32/2007/TT_BTC ngày 09 tháng 4 năm 2007 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ_CP ngày 10 tháng 3 năm 2003, Nghị định số 48/2004, Nghị định số 156/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng. - Căn cứ Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Căn cứ thông tư số 26/2011/TT-BTNMT, ngày 18 tháng 7 năm 2011, quy định chi tiết một số diều của nghị định số 29/2011/ND-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT, ngày 18/7/2008 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, với 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN 01, 02 và 03 : 2008/BTNMT. - Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 21/12/2008 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, với 08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN 08-15 : 2008/BTNMT. - Căn cứ Quyết định số 33/QĐ_BTC ngày 12 tháng 4 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính cề việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 8 - Căn cứ Quyết định số 957/QĐ_BXD ngày 29 tháng 9 năm 2009 về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ văn bản số 651/UBND_TM ngày 25 tháng 6 năm 2010 về việc hướng dẫn hoàn chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. - Căn cứ đơn giá của UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 cưa UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành bảng giá ca máy và thiết bị thi công công trình xây dựng. - Căn cứ quyết định số 849/2011/QĐ-UBND ngày 21/7/2011 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt đơn giá quan trắc phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu. - Căn cứ Công văn số 124/UBND-CN ngày 19 tháng 8 năm 2008 về việc hướng dẫn chênh lệch giá nhiên liệu trong đơn giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lai Châu. - Căn cứ Thông báo số 703/UBND_CN về việc công bố đơn giá khảo sát trên địa bàn tỉnh Lai Châu. - Căn cứ Thông báo giá số 496/TBLS/TC-XD ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Sở Tài chính- xây dựng Lai Châu. - QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; 2.2. Các căn cứ kỹ thuật - Bản đồ khu vực dự án. - Tài liệu thu thập được từ khảo sát địa chất do Công ty Cổ phần Tư vấn và xây dựng Tây Bắc khảo sát. - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, II, III/BXD năm 1998. - Nhà và công trình công cộng: TCVN4319 – 1995. Nguyên tắc cơ bản - Tải trọng và tác động: TCVN 2737 – 1995. Tiêu chuẩn thiết kế - Tải trọng và động đất: TCXD 244 – 2010 9 - Kết cấu bê tông cốt thếp: TCVN 5574 – 1991. Tiêu chuẩn thiết kế. - Kết cấu gạch đất: TCVN 5573 – 1991. Tiêu chuẩn thiết kế. - Kết cấu xây dựng và nền: TCXD 40 – 1987. Nguyên tắc cơ bản và tính toán. - Tiêu chuẩn TCVN 4088 – 1978. Thiết kế nền móng. - Kết cấu thép TCVN 5575 - 1991. Tiêu chuẩn thiết kế. - Phòng cháy và chống cháy cho nhà và các công trình: TCVN 2622 – 1995. Yêu cầu thiết kế. - Đường dây dẫn điện trong nhà và các công trình công cộng: TCXD 25 – 1991. Tiêu chuẩn thiết kế. - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng: TCXD 25 – 1991. Tiêu chuẩn thiết kế. - Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng:n TCXD 85 – 1983. Tiêu chuẩn thiết kế. - Chống sét cho các công trình xây dựng: TCVN 46 – 1984. Tiêu chuẩn thiết kế. - Cấp nước bên trong: TCVN 4513 – 1988. Tiêu chuẩn thiết kế. - Thoát nước bên trong: TCVN 4474 – 1987. Tiêu chuẩn thiết kế. - Tiêu chuẩn TCVN 4088 – 1985. Số liệu khí hậu dung trong thiết kế xây dựng. 2.3. Danh mục các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM - Bản đồ khu vực dự án. - Thuyết minh dự án cho công trình Đường nội thị thị trấn Tân Uyên – Huyện Tân Uyên – Tỉnh Lai Châu. - Báo cáo Khảo sát địa hình của dự án, thuyết minh báo cáo KTKT dự án. - Hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án. - Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2011 và 2012. - Số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng và kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường do Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ Môi trường – Viện môi trường Nông Nghiệp thực hiện. 10 - Báo cáo Tình hình phát triển KT - XH, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm; phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013 của UBND thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu - PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh, “ Đánh giá tác động môi trường” Nxb ĐHNNHN. - GS.TS Phạm Ngọc Đăng- Môi trường không khí. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2003. - Cục Môi trường “Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển”, Hà Nội – 2000. - Quản lý chất thải rắn, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội - 2001 - Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ “Đánh giá tác động môi trường”, Nxb ĐHQGHN- 2001. - Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến – PGS.TS Nguyễn Việt Anh – Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2007. - Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002. - Lâm Minh Triết - Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trương Mạnh Tiến “Quan trắc và Phân tích Môi trường”, Nxb ĐHQGHN – 2002. - Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan “Công nghệ môi trường”, Nxb ĐHQGHN- 2003 - PGS. TS Hoàng Xuân Cơ - Ðánh giá tác động môi trường, NXB Ðại học Quốc gia, Hà Nội 2000. - GS.TS Lê Thạc Cán - Ðánh giá tác động môi trường phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB ÐHQG Hà Nội 2000. - Các tài liệu dạng số liên quan tới công nghệ viễn thám và các phần mềm dự báo. - Ðịa chất môi trường, NXB Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1998. - Kỹ thuật môi trường. Nhà xuất bản giáo dục 2004. - Lê Văn Khoa - Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục - 1995 - Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu, Cục Thống kê 2012. 11 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 3.1. Phương pháp thống kê (thu thập số liệu thứ cấp) Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý số liệu về: Khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Các yếu tố địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và tình hình phát triển KT – XH được sử dụng số liệu từ các tài liệu liên quan tới khu vực thi công dự án. 3.2. Phương pháp liệt kê Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng các hạng mục đầu tư. 3.3. Phương pháp mạng lưới Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động. 3.4. Phương pháp điều tra xã hội học Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh tế xã hội thông qua phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện dự án. Tham vấn ý kiến cộng đồng là phương pháp khoa học và hết sức cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM. Công văn của Chủ đầu tư về việc tham vấn ý kiến cộng đồng đã được gửi cho UBND và UBMTTQ thị trấn Tân Uyên. 3.5. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất, nước, tiếng ồn, chất thải rắn tại khu vực dự án bằng phương pháp tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường nền. Việc lấy mẫu và phân tích mẫu được thực hiện theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành. 3.6. Phương pháp tổng hợp, so sánh Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án. 3.7. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở ô nhiễm Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô 12 nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi dự án triển khai. 3.8. Phương pháp mô hình hóa trong đánh giá tác động và dự báo rủi ro Mô hình hóa là phương pháp khoa học dựa trên các mối liên hệ toán học của các yếu tố trong môi trường. Sự kết hợp giữa toán học và công nghệ máy tính hiện đại trong phương pháp này giúp cho việc dự báo các tác động môi trường và các rủi ro trong quá trình thi công và vận hành dự án có thể xảy ra được tin cậy hơn. Dựa trên cơ sở các số liệu chất lượng môi trường nền, các thông số kỹ thuật thu thập và tính toán dựa trên các phương pháp khoa học khác, các mô hình toán sẽ đưa ra các kết quả dự báo, tạo điều kiện cho các nhà quản lý có các phương án giảm thiểu và phòng chống kịp thời. Trong báo cáo ĐTM này, chúng tôi tập chung sử dụng các mô hình toán học phục vụ cho mục đích dự báo các tác động của dự án tới môi trường đất, nước và không khí. 4. Tổ chức thực hiện ĐTM 4.1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM - Chủ dự án: UBND huyện Tân Uyên Đại diện: Ông Nguyễn Công Biên Chức vụ: Chủ tịch Điện thoại: Fax: - Cơ quan đại diện chủ dự án: Ban QLDA XD cơ bản và HTBTDD TĐC huyện Tân Uyên. - Địa chỉ: thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 4.2. Cơ quan tư vấn - Tên cơ quan tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ môi trường và xây dựng Tây Bắc. - Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thạch Chức vụ: P. Giám Đốc. - Địa chỉ: Tổ 3 – phường Đoàn Kết – thị xã Lai Châu – tỉnh Lai Châu. - Điện thoại/Fax: 02313.791733 / 02313.791733 4.3. Các bước thực hiện báo cáo ĐTM Dự án xây dựng Đường nội thị thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu do Công ty Cổ phần Tư vấn chuyển giao công nghệ Môi trường và Xây dựng Tây Bắc thực hiện lập báo cáo ĐTM. Báo cáo ĐTM được đơn vị tư vấn thực hiện và tổ chức như sau: 13 - Nghiên cứu các tài liệu, số liệu có liên quan về: Điều kiện tự nhiên, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, dân cư, KT-XH, hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật của khu vực dự kiến xây dựng dự án. - Đo đạc, lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường tự nhiên tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án và khu vực xung quanh (vi khí hậu, môi trường đất, nước, không khí...). - Tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng: Xin ý kiến bằng văn bản của UBND và UBMTTQ cấp xã/thị trấn về nội dung cơ bản của dự án, các tác động đến môi trường cũng như các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của dự án. - Lập báo cáo ĐTM theo chuyên đề và tổng hợp các chuyên đề để lập báo cáo ĐTM chi tiết. - Tổ chức hội thảo, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý để hoàn thiện báo cáo ĐTM. - Bảo vệ trước Hội đồng thẩm định. - Chỉnh sửa báo cáo ĐTM theo đóng góp ý kiến của Hội đồng thẩm định trước khi Chủ đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt. 4.3. Danh sách thực hiện Họ tên Chuyên môn Đơn vị Nguyễn Xuân Thành PGS.TS vi sinh vật ĐH Nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Đình Mạnh PGS.TS hóa học ĐH Nông nghiệp Hà Nội Trịnh Quang Huy TS khoa học MT ĐH Nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Quang Huy Ths khoa học MT CT CPTVCGCNMT&XDTB Phan Mai Linh Ths khoa học MT CT CPTVCGCNMT&XDTB Nguyễn Văn Thịnh Kỹ sư khoa học đất ĐH Nông nghiệp Hà Nội Phan Quang Vinh Kỹ sư môi trường CT CPTVCGCNMT&XDTB Nguyễn Mạnh Tuấn Kỹ sư môi trường CT CPTVCGCNMT&XDTB Nguyễn Văn Thạch Kỹ sư môi trường CT CPTVCGCNMT&XDTB 14 CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 15 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. Tên dự án Đường nội thị thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 1.2. Chủ dự án Chủ đầu tư: UBND huyện Tân Uyên Đại diện: Ông Nguyễn Công Biên Chức vụ: Chủ tịch Địa chỉ: Thị trấn Tân Uyên – Huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu 1.3. Vị trí địa lý của dự án Huyện Tân Uyên là huyện mới thành lập theo Nghị định số 04/NĐ-CP, ngày 30 tháng 10 năm 2008, của Chính phủ. Phía Đông giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai); phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, phía Nam giáp huyện Than Uyên, phía Bắc giáp huyện Tam Đường (Lai Châu). Đường nội thị thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu thuộc ranh giới hành chính trị trấn Tân Uyên, công trình nằm trong khu dân cư của thị trấn, một số công trình công cộng và nhà dân đã xây dựng kiên cố nên việc đền bù, di chuyển, phá dỡ gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như sau: - Trên khu vực xây dựng tuyến 1, đầu tuyến là đất trồng dứa của nhân dân, đi qua đất vườn và nhà ở kiên cố của nhân dân sau đó được nối với tuyến đường đất cũ đã được mở. Trên tuyến đường có trường mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên. Tuyến số 1 có chiều dài 904,72m. - Khu vực tuyến số 2 là đường cũ đổ bê tông có bề rộng 3m, đầu tuyến là quốc lộ 32, cuối tuyến được nối với tuyến số 1. Tuyến số 2 có chiều dài 229,3m. - Khu vực tuyến số 3 và 4 có đất nhà ở xây dựng kiên cố, đất vườn của nhân dân trồng cây ăn quả, đầu tuyến là đường đi vào bệnh viện đa khoa đang được xây dựng thuộc khu phố 2 thị trấn Tân Uyên. Cuối tuyến là bờ kè suối Nậm Chăng lớn. 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án - Đáp ứng nhu cầu đi lại cho dân cư khu vực thị trấn Tân Uyên và các vùng lân cận. - Tạo một diện mạo mới khang trang cho thi trấn Tân Uyên, tạo động lực cho các ngành khác phát triển như thương mại, dịch vụ...từ đó thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - chính trị - văn hóa của thị trấn Tân Uyên nói riêng và toàn huyện Tân Uyên nói chung. 16 - Quản lý chặt chẽ các vấn đề ô nhiễm phát sinh trong quá trình thi công dự án. 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án 17 Bảng 1.1. Khối lượng, quy mô các hạng mục dự án Stt 1 2 3 4 Hạng mục Tuyến đường nội thị số 1 Tuyến đường nội thị sè 2 Tuyến đường nội thị số 3 Tuyến đường nội thị số 4 Tổng Đào nền Vét hữu cơ Đánh cấp (m3) (m3) (m3) (m3) xáo xới lu lèn nền đào k98 dày 30cm (m2) 741,25 1.729,89 12.061,0 1 1.722,68 54,26 229,30 384,79 897,62 580,11 765,09 462,11 2.222,42 5.185,78 5.669,69 440,72 872,60 2.036,20 2.036,8 5 4.221,06 9.849,49 Chiều dài tuyến Đắp nền K98 Đắp nền K95 (m) (m3) 904,72 B móng CP đá dăm loại 1 dày 18cm (m2) B móng CP đá dăm loại 2 dày 25cm (m2) B vỉa hè Hố trồng cây bó vỉa loại 1 Tấm đan lát rãnh xây bó hè (m2) (hè) (m) (m) (m) 9.499,60 8.720,32 227 75,38 75,38 75,38 1.719,77 1.719,77 1.292,28 58 80,14 80,14 80,14 3.188,5 5 3.465,83 3.465,83 4.451,18 118 80,04 80,04 80,04 1.080,9 4 3.040,9 7 3.305,39 3.305,39 2.475,84 117 80,30 80,30 80,30 6.586,1 2 16.768, 43 17.990,5 9 17.990,5 9 16.939,6 2 520 315,8 6 315,8 6 315,8 6 Đào khuôn B mặt bê tông nhựa (m3) (m2) 7.949,69 3.974,8 0 8.956,7 3 9.499,60 11,11 1.112,92 556,62 1.582,1 8 2.350,07 10,37 1.947,51 973,76 2.004,48 1.314,39 9,10 2.161,83 20.315,2 9 6.152,23 84,84 13.171,9 5 18 1.4.4. Quy mô dự án và tiêu chuẩn kỹ thuật * Các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể như sau: Tuyến đường nội thị thị trấn Tân Uyên có tổng chiều dài là L = 2.036,85m. Trong đó: + Tuyến đường nội thị số 1: L = 904,72m. + Tuyến đường nội thị số 2: L = 229,3m + Tuyến đường nội thị số 3: L = 462,11m + Tuyến đường nội thị số 4: L = 440,72m Câp đường: Tuyến đường nội thị thị trấn Tân Uyên thuộc loại công trình giao thông cấp III. Theo quy phạm kỹ thuật thiết kế đường đô thị TCVN 104 – 2007: Tuyến đường nội thị thị trấn Tân Uyên có các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: - Nền mặt đường: + Vận tốc thiết kế: v = 20km/h. + Bề rộng nền đường: Bn = 20,5m, mặt đường Bm = 10,5m; lề đường Bl = 2x5m. + Bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường: Rmin = 50m. + Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn: Rmin = 15m. + Bán kính đường cong đứng lõm, lồi tối thiểu: R(lồi, lõm)min = 100m. + Dốc dọc tối đa I(dọc max) = 9,00%. + Dốc dọc tối thiểu I(dọc max) = 0,30%. + Độ dốc siêu cao lớn nhất I(sc max) = 3%. - Kết cấu mặt đường: Mặt đường thiết kế theo tiêu chuẩn mặt đường đô thị cấp A2 với Eyc = 980daN/cm2 gồm: lớp móng dưới cấp phối đá dăm loại II dày 25cm, lớp móng trên cấp phối đá dăm loại I dày 18cm, tưới lớp nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1kg/m 2, BTN hạt trung Dmax = 20mm (BTN chặt loại I theo 22 TCN 249). Nền đường lu lèn với độ chặt K98. - Hệ thống thoát nước: Rãnh dọc thoát nước hai bên vỉa hè bằng rãnh hộp kích thước BxH = 60x80cm, kết cấu bằng BTCT. Rãnh chịu lực ngang đường bằng rãnh hộp kích thước BxH = 60x80cm; kết cấu bằng BTCT. Cống thoát nước ngang bằng cống tròn BTCT, móng cống xây đá hộc VXM M100. Hố ga kết cấu BT, khoảng cách trung bình 40m/1hố. Vỉa hè, bó vỉa, hố trồng cây, biển báo giao thông. Bó vỉa bằng viên bê tông đúc sẵn theo định hình. Hố trồng cây kích thước 1,2x1,2m kết cấu xây gạch, khoảng cách 9m/hố. 19 Biển báo giao thông theo điều lệ biển báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01. 1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình thực hiện dự án STT Tên loại máy móc, thiết bị Nước sản xuất Tình trạng Trung Quốc, Hàn Quốc Mới 1 - Xe tải loại 10 tấn: 2 chiếc 2 - Xe lu: 01 chiếc Hàn Quốc Cũ, 90% 3 - Máy xúc loại <= 0.8 m3: 02 chiếc Nhật Bản Cũ, 90% 4 - Máy ủi: 01 chiếc Nhật Bản Cũ, 90% 5 - Máy trộn bê tông: 02 chiếc Trung Quốc Cũ, 90% 6 - Máy khoan đá, loại 42mm: 03 chiếc Nhật Bản Cũ, 90% 8 - Máy phát điện dự phòng: 01 chiếc Trung Quốc Mới 9 - máy đầm bánh lốp 16T: 02 chiếc Nhật Bản Mới 1.4.6. Nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu Công trình xây dựng nằm gần trung tâm thị trấn nên nguồn nguyên vật liệu phục vụ trông trình trong quá trình thi công được phục vụ rất thuận lợi và vận chuyển bằng các phương tiện cơ giới không gặp trở ngại gì - Các loại vật liệu như: cát, đá, ximăng được mua tại thị trấn cự ly vận chuyển nhỏ. - Nước thi công được lấy từ nguồn nước phục vụ nhân dân trong thị trấn hoặc nguồn nước suối. Xăng dầu được mua ngay tại cây xăng thị trấn. Điện được cung cấp bởi nguồn điện của thị trấn. 1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án  Chuẩn bị đầu tư - Lập báo cáo KT-KT hoàn thành trình duyệt: - Thẩm định báo cao KT-KT.  Kế hoạch - Phân chia gói thầu (gói thầu tư vấn, xây lắp, bảo hiểm, kiểm định) - Công việc chỉ định thầu  Tiến độ giai đoạn thi công dự án: 12 tháng 1.4.8. Vốn đầu tư Dự toán xây dựng công trình : 75.000.000.000 (đồng) (Bảy mươi lăm tỷ đồng chẵn) - Trong đó : 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng