Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đtm bến xe khách tỉnh lai châu...

Tài liệu Đtm bến xe khách tỉnh lai châu

.DOC
116
95
109

Mô tả:

Đtm bến xe khách tỉnh lai châu
Më ®Çu 1. Xuất xứ của dự án Lai Châu là môt tỉnh nằm ở phía Tây bắc của Tổ quốc, phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Đông giáp với tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 450km về phía Tây, có chung đường biên giới với Trung Quốc dài khoảng 273 Km. Thị xã Lai Châu là trung tâm đầu não các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh,có diện tích 70,77 km2 với dân số 28.021 người, mật độ dân số 396 người/km2. Trong những năm qua kể từ khi tách tỉnh, kinh tế của tỉnh đặc biệt là khu vực thị xã đã có những bước phát triển nhảy vọt, đời sống kinh tế – văn hóa – chính trị nhân dân được cải thiện. Cùng với phát triển về kinh tế thì giao thông đã và đang được cải thiện triệt để, các tuyến đường liên tỉnh được mở mang, các tuyến đường tỉnh lộ, liên huyện được cải tạo nâng cấp tạo thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế – xã hội của đồng bào. Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến nay cho thấy, số lượng hành khách vận chuyển trên địa bàn thị xã ngày càng tăng. C¸c h·ng nhµ xe còng kh«ng ngõng t¨ng cêng ®æi míi vÒ chÊt lîng, sè lîng c¸c chñng xe cao cÊp h¬n. Với khối lượng hành khách vận chuyển của thị xã năm 2010 khoảng 760.000 lượt người trong khi đó bến xe khách cũ hiện nay quy mô còn rất hạn chế, diện tích, cơ sở vật chất đã xuống cấp không còn đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong địa bàn khu vực thị xã. Mặt khác theo kế hoạch định hướng phát triển tình hình kinh tế xã hội 2011 – 2016 về tổng thể quy hoạch các hạng mục đầu tư xây dựng, việc trích quy hoạch quỹ đất xây dựng bến xe khách mới đã được triển khai cụ thể. Vì vậy Quyết định số 1226 /QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 ngày 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Bến xe khách tỉnh Lai Châu” đã đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp thiết của nhân dân. 1 Với qui mô bến xe khách 1,33 ha, sau khi bến xe được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, với các loại phương tiện xe hiện đại, cùng cơ sở vật chất hạ tầng tốt sẽ giải quyết mọi nhu cầu thông thương cũng như chất lượng phục vụ đối với từng khách hàng trên mỗi chuyến xe. Vấn đề về môi trường sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, tình trạng người dân đứng bắt khách, ngồi chờ mất mỹ quan sẽ không còn tồn tại. Điều này là phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Lai Châu năm 2015 trong tương lai sắp tới. Mục tiêu của dự án xây dựng công trình bến xe khách tỉnh Lai Châu: Xây dựng mới cơ sở hạ tầng kiến trúc bến xe nhằm duy trì và nâng cấp tài sản cố định, tạo hình ảnh công trình công cộng khang trang, hiện đại, đáp ứng tieu chuẩn bến xe loại 2 theo quy định của Bộ GTVT về tiêu chuẩn bến xe khách. Tận dụng các lợi thế hiện có về thị phần khai thác, huy động các tiềm năng của bến xe, nâng cao chất lượng phục vụ, công suất hoạt động... qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của bến xe trong điều kiện xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng và khai thác bến xe. Nâng cấp cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ nhằm xây dựng và nâng cao thương hiệu trong dịch vụ kinh doanh khai thác bến xe. Cụ thể hóa đồ án quy hoạch chi tiết thị xã Lai Châu đã được lập. Đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa cho khu vực và từng bước góp phần vào mục tiêu chuyển hóa lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ đô thị. Làm cơ sở pháp lý để lập dự án đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Hình thức đầu tư xây dựng: Đầu tư xây dựng mới. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư là UBND tỉnh Lai Châu. 2 Khu vực thực hiện dự án đã được tỉnh quy hoạch thực hiện dự án, không nằm trong khu vực có công trình an ninh quốc phòng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM A. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM - Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT): Luật BVMT được Quốc hội Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, được công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005 theo lệnh số 29/2005/L/CTN của Chủ tịch nước. Luật BVMT có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2006; - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998; - Luật Đất đai được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; - Luật Xây dựng số:16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá 11, kỳ họp thứ 4; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ “về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT”; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; 3 - Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ TNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều chỉnh của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.; - Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28/07/2010 của Bộ xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình; - Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ lao động Thương binh và xã hội ban hành danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường; - Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; B. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; 4 - QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; - QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung; - QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. - Và các văn bản kỹ thuật khác có liên quan. C. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng  Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo  - Đánh giá tác động môi trường (Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM), Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường - Trường Đại học Xây dựng, 2008.  - Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu (2005-2010), Cục Thống kê Lai Châu, tháng 6/2010.  Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án lập  Báo cáo đầu tư xây dựng Bến xe khách tỉnh Lai Châu. 2011  Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án Bến xe khách tỉnh Lai Châu  Thuyết minh thiết kế hạ tầng công trình Bến xe khách tỉnh Lai Châu  Thuyết minh thiết kế cấp thoát nước công trình Bến xe khách tỉnh Lai Châu 5  Thuyết minh thiết kế điện các hạng mục công trình Bến xe khách tỉnh Lai Châu  Tài liệu khảo sát địa chất công trình khu đất xây dựng Bến xe do Công ty CP Tư vấn đầu tư và dịch vụ Việt Ý lập.  3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM  3.1. Phương pháp liệt kê  Phương pháp liệt kê là một trong những phương pháp rất hữu hiệu để chỉ ra các tác động và có khả năng thống kê đầy đủ các tác động cần chú ý trong quá trình ĐTM của dự án.  Phương pháp này đáp ứng yêu cầu là chỉ ra mức độ của các tác động và đánh giá quy mô của các tác động đó. Tuy nhiên, phương pháp này không thể đánh giá được một cách định lượng cụ thể các chi tiết các tác động của dự án.  3.2. Phương pháp ma trận  Phương pháp ma trận là phương pháp thường được sử dụng để xác định các mối quan hệ giữa các hoạt động khác nhau của dự án và các tác động của chúng đối với các thành phần, vấn đề môi trường liên quan.  Với phương pháp này có thể định lượng tương đối tác động của các hoạt động của dự án đến môi trường, từ đó xác định được các hoạt động gây tác động tiêu cực nhất đến môi trường hoặc so sánh mức độ ảnh hưởng môi trường của hai hay nhiều hoạt động trong dự án. Phương pháp này cho phép đánh giá được cả tổng quan và chi tiết, tuy nhiên các kết quả thường mang tính chủ quan phụ thuộc vào người cho điểm.  3.3. Phương pháp điều tra xã hội học và tham vấn cộng đồng  Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tham vấn lãnh đạo UBND, UBMTTQ Phường Tân Phong, xã San Thàng về tính chất, nội dung, quy mô của dự án, các tác động môi trường của dự án, các biện pháp giảm thiểu các 6 tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của dự án; và nguyện vọng của các tổ chức chính quyền, nhân dân trong khu vực dự án.  3.4. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu  Các phương pháp đo đạc, thu mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm được sử dụng trong quá trình quan trắc hiện trạng môi trường nền (không khí, đất, nước, tiếng ồn,…) của dự án. Các phương pháp này tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.  3.5. Phương pháp so sánh  Phương pháp được dùng để đánh giá các tác động của dự án trên cơ sở so sánh, đánh giá với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 1995, 1998, 2000, 2005 và 2008 đối với các thành phần môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, tiếng ồn và rung động. Phương pháp so sánh cũng được áp dụng để lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án xử lý nước thải, chất thải rắn được đề xuất  3.6. Phương pháp mô hình hóa  Phương pháp mô hình hóa được sử dụng để đánh giá và dự báo mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ồn và rung động đối với các dự án đầu tư có nguồn thải khí, nước thải ra môi trường xung quanh.  4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Bến xe khách tỉnh Lai Châu được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu điều tra, quy hoạch khu vực dự án và các văn bản pháp lý liên quan, kết hợp với các đợt điều tra khảo sát hiện trạng về tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng chất lượng nước, không khí, đất xung quanh khu vực dự án tại phường Tân Phong – Thị xã Lai Châu – tỉnh Lai Châu. 7 Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Ban QLDA thị xã Lai Châu là chủ điều hành Dự án lập với sự tư vấn của Công ty Cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ môi trường và xây dựng Tây Bắc. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “Bến xe khách tỉnh Lai Châu” được thực hiện tuần tự theo các bước sau: a. Lập đề cương và kế hoạch triển khai. b. Thu thập, điều tra và nghiên cứu các tài liệu, số liệu. c. Lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu: - Lên kế hoạch lấy mẫu. - Lấy mẫu, bảo quản mẫu tại hiện trường. - Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. d. Xử lý số liệu: - Xử lý các số liệu điều tra, khảo sát. - Xử lý các số liệu phân tích các thành phần MT để đánh giá chất lượng MT nền khu vực dự án và một số vùng lân cận. - Xử lý, tổng hợp các số liệu và tài liệu thu thập khác. e. Lập báo cáo ĐTM. f. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia. g. Chỉnh sửa, hoàn chỉnh báo cáo trình UBND Tỉnh, Sở TN&MT để thành lập hội đồng thẩm định báo cáo. h. Tổ chức bảo vệ. i. Chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến hội đồng. j. Hoàn chỉnh báo cáo, trình UBND Tỉnh ra quyết định phê chuẩn 1. Cơ quan chủ trì lập Báo cáo ĐTM: Ban QLDA thị xã Lai Châu - Đại diện: Ông .Vũ Thị Ngọc Chức vụ: Phó Chủ tịch - Địa chỉ liên hệ: Phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu 2. Cơ quan tư vấn lập Báo cáo ĐTM: 8 Công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ môi trường và xây dựng Tây Bắc - Địa chỉ : Phường Đoàn Kết – Thị xã Lai Châu – tỉnh Lai Châu - Điện thoại : 02313.791.733 - Người đại diện : Ông Phan Quang Vinh - Chức vụ : Giám đốc Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Họ và tên Học hàm, học vị PGS.TS PGS.TS TS ThS ThS ThS KS KS KS Chuyên môn Công nghệ môi trường Hóa học Khoa học môi trường Quản lý môi trường Công nghệ môi trường, GIS Công nghệ môi trường Công nghệ môi trường Công nghệ môi trường Công nghệ môi trường 9 Trách nhiệm Cố vấn Cố vấn Cán bộ tham gia Cán bộ tham gia Cán bộ tham gia Cán bộ tham gia Cán bộ tham gia Cán bộ tham gia Cán bộ tham gia Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. Tên dự án BẾN XE KHÁCH TỈNH LAI CHÂU 1.2. Chủ dự án - Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân thị xã Lai Châu - Điều hành dự án: Ban QLDA thị xã Lai Châu - Địa chỉ: Phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu. - Người đại diện: Vũ Thị Ngọc Chức vụ: Phó Chủ tịch - Điện thoại: 1.3.Vị trí địa lý của dự án Bến xe khách tỉnh Lai Châu được quy hoạch xây dựng tại phường Tân Phong – thị xã Lai Châu tỉnh Lai Châu với diện tích 1,33 ha ( trích quy hoạch Sở xây dựng). Vị trí công trình nằm trong khu đất được cấp trích theo quy hoạch chung Sở xây dựng. Khu đất dự kiến xây dựng công trình Bến xe khách nằm trên một quả đồi đã san lấp một phần cốt cao trung bình +867 m. Hiện khu đất này đã được giải phóng mặt bằng, khu đất có hướng dốc chủ đạo về phía Tây Nam – cổng vào và ra hướng thẳng theo đường 58m (đường 30/4). Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam. Hiện trạng khu vực vị trí dự án: Phía Bắc giáp đường 58 Phía Tây giáp đường 1 – 5 Phía Nam giáp đường số 1 – 6 Phía Đông giáp chợ dân sinh + Hiện trạng giao thông: Đường 58 đã hoàn thiện + Hiện trạng thoát nước: Thoát nước ra suối phía Tây đã xây tường bao 10 + Hiện trạng cấp nước: Dùng theo hệ thống nước máy thị xã + Hiện trạng cấp điện: Trong khu vực lập dự án có một tuyến điện trung thế 35KV đi nổi Hiện khu vực dự án có vị trí như sau (hình 1.1): Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực dự án bến xe khách tỉnh Lai Châu Vị trí dự án nằm trong giới hạn tọa độ như sau ( theo hệ tọa độ VN 2000): TT Tọa độ theo phương X Tọa độ theo phương Y A X = 2476167.759 Y = 549931.860 B X = 2476174.435 Y = 549933.728 C X = 2476205.546 Y = 550021.470 D X = 2476068.723 Y = 550075.442 E X = 2476039.937 Y = 550003.921 F X = 2476042.785 Y = 549997.612 11 Vị trí dự án nằm ở Phường Tân Phong, là một trong 3 phường ( Đoàn Kết, Quyết Thắng, Tân Phong) theo quy hoạch của thị xã Lai Châu tính đến thời điểm hiện tại. Mạng lưới giao thông trong khu vực xung quanh giáp dự án đang trong quá trình thi công và hoàn thiện. Hiện đường giao thông chính bảo đảm giao lưu trong khu vực dự án là tuyến đường 58 đã được hoàn thiện nghiệm thu và đi vào hoạt động. 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 1.4.1. Quy mô và khối lượng các hạng mục dự án Với mục tiêu chú trọng tổ chức không gian kiến trúc xanh, sạch đẹp công trình bến xe khách tỉnh Lai Châu được tổ chức kiến trúc hài hòa giữa không gian bên trong và bên ngoài khu quy hoạch, đồng thời tạo nên hình thức kiến trúc riêng cho khu vực. Tạo nên một môi trường tiện ích và tiện nghi cho người dân. Hệ thống cây xanh được bố trí dọc các đường trục chính đặc biệt cây trồng dọc trục đường chính dự kiến có tán rộng. Hình thức kiến trúc hiện đại, đảm bảo từng hạng mục chính theo quy định chuẩn thông tư 24/2010/TT-BGTVT. Bến xe khách tỉnh Lai Châu đầu tư xây dựng mới với các hạng mục sau:  Các hạng mục đầu tư: - Hạng mục nhà bến: Gồm 3 đơn nguyên 2 bên là khu văn phòng + nhà nghỉ + dịch vụ ở giữa là khu nhà chờ. - Hạng mục san nền + kè đá - Hạng mục sân đường + cây xanh thảm cỏ - Hạng mục cổng tường rào nhà bảo vệ - Hạng mục trạm rửa xe nhà để xe - Hạng mục cấp nước - Hạng mục thoát nước - Hạng mục cấp điện 1.4.1.1. Các hạng mục chính - Hạng mục nhà bến: a. Nhà bến 12 Gồm 2 tầng + Tầng 1: Diện tích 1.712 m2 Khu quản lý Khu phục vụ Tầng 2 Phòng khách BQL Phòng làm việc nhân viên Phòng bán vé Phòng quản lý vé Phòng y tế Phòng an ninh Nhà vệ sinh cho nhân viên Xếp hàng mua vé Phòng đợi vào bên Phòng chờ có trẻ nhỏ Phòng ăn nhanh, giải khát Khu vệ sinh cho khách Diện tích còn lại là giao thông Khu văn phòng làm việc Khu nghỉ cho khách đợi 57 m2 22 m2 9 cửa 27 m2 23 m2 23 m2 57 m2 22 m2 61 m2 580 m2 22 m2 256 m2 4,5 m2/ người 435 m2 Khu nhà điều hành Đơn vị Bến xe loại II Phòng khách chờ ( tầng 1) Cửa bán vé ( tầng 1) Phòng y tế ( tầng 1) Khu nghỉ khách ( tầng 2) Văn phòng làm việc ( tầng 2) m2 Cửa m2 m2 m2/ người 580 9 23 435 4,5  Giải pháp thiết kế mặt bằng: Nhà bến là công trình công cộng nên việc lựa chọn hệ lưới cột với kích thước 7 x 7 m là phù hợp, thuận tiện cho việc phân chia các không gian linh hoạt. - Mặt bằng tầng 1: Có diện tích 1.712 m2, từ trục 3B đến trục 7A được bố trí phòng đợi cho khách chuẩn bị ra xe với nhiều các hàng ghế nhựa đặt dọc lối đi, đây là khu vực trung tâm của nhà bến, kết nối với nhiều khu chức năng phục vụ, với không gian rộng và thông tầng. Nối tiếp không gian này là các các khu chức năng chính gồm: 13 a. Về phía trước phòng đợi là sảnh có bốn cửa lớn, đảm bảo thuận lợi cho khối lượng khách ra vào b. Về phía sau phòng đợi, là các cửa ra xe theo số thứ tự, dẫn khách ra đúng vị trí xe đỗ theo số ghi trên vé. Có phòng đợi cho người mang theo trẻ em cần sự yên tĩnh, phòng cho người hút thuốc. c. Phía bên trái phòng đợi, là khu vực bán và xếp hàng mua vé. Khu quản lý điều hành bến từ tầng 1 lên tầng 2 với các phòng chức năng. d. Phía bên phải phòng đợi, là khu dịch vụ giải khát, khu vệ sinh công cộng. Khu vực phục vụ này, nằm ở vị trí thuận tiện, đảm bảo phục vụ nhu cầu cho hai luồng khách là: Khách chuẩn bị xuất bến và khách vừa xuống xe. Ngoài ra còn có hệ thống thang bộ lên tầng 2 khu dịch vụ thuê phòng trọ. - Mặt bằng tầng 2: Có diện tích 780 m2 , cao độ mặt sàn + 4200m bố trí ở hai đầu tòa nhà. Phía trục 1 đến trục 3A là khu hành chính quản lý, được nối tiếp từ tầng 1 lên, phía trục 7B đến trục 10B là khu vực dịch vụ phòng trọ cho khách có nhu cầu ngủ qua đêm. 1.4.1.2. Các hạng mục phụ trợ 1. Hạng mục san nền San nền bến xe khách tỉnh Lai Châu mới theo phương pháp đường đồng mức. Cao độ đường đồng mức hoàn thiện căn cứ vào cao độ đường quy hoạch xung quanh và đường 58 đang làm. Hướng dốc san nền được thoát về phía Nam – Tây Nam khu đất ( thoát ra phía suối cũ), tuân theo hướng quy hoạch thoát nước chung. Diện tích san nền: 13.319 m2 2. Hạng mục sân đường + cây xanh thảm cỏ Hệ thống đường giao thông sân bến tuân thủ theo bản đồ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết với khu dân cư số 1 tại thị xã Lai Châu tỉnh Lai Châu. Với quy mô bến xe loại 2, kết cấu mặt bến áp dụng kết cấu đường BTN rải nóng cấp cao A1 có Eyc = 120 Mpa 14 Kết cấu mặt đường: + 7cm bê tông nhựa chặt hạt trung rải ấm + Tưới nhựa dính bám 1KG/m2 + 18cm cấp phối đá dăm loại I + 30 cm cấp phối đá dăm loại II + Nền đầm chặt k = 0,95 Kết cấu bồn hoa Dùng viên vỉa đứng 20x50cm Kết cấu lát hè: Sử dụng kết cấu lát hè là gạch Terazzo kết cấu như sau: + 4 cm gạch Terazzo + 2 cm vữa xi măng M100 + 15 cm bê tông xi măng mác 150 + Đất đồi đầm chặt k = 0,95 Khối lượng: + Sân đường BTN : 12.164m2 + Lát hè gạch Terazzo : 1.558 m2 Hệ thống trồng cỏ được phủ trồng bao quanh vị trí bến xe. + Thảm cỏ: 665 m2 + Cây xanh : 64 cây + Bó vỉa vát 26x23cm: 307m + Bó vỉa đứng 20 x 50: 224m Khoảng cách giữa các hàng cây 4 – 8 m , trồng bao quanh vị trí bến xe 3. Hạng mục cổng tường rào nhà bảo vệ  Cổng - Cổng xếp điện Inox tự động dài 14m  Nhà bảo vệ - Nhà tầng 1 15 - Diện tích xây dựng: 9 m2/ nhà Chức năng chính: Là nơi làm việc của đội bảo vệ trật tự bến Kết cấu BTCT đổ tại chỗ, tường ngăn xây gạch. Mái BTCT đổ tại chỗ. Vật liệu hoàn thiện: cửa kính khung nhôm, gạch ốp lát Ceramic, tường sơn bả.  Tường rào - Tường rào chia khoảng 3m cao 1,92 m - Trụ xây gạch - Rào thép hộp 20x20 cm và 30x30cm sơn xanh - Chân tường sơn màu nâu nhạt 4. Trạm rửa xe, nhà để xe a. Trạm dầu - Nhà 1 tầng - Diện tích xây dựng: 25m2 Chức năng chính: Là nơi làm việc của đội ngũ bảo dưỡng xe và nơi cất thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác bảo dưỡng và rửa xe Kết cầu BTCT đổ tại chỗ, tường ngăn xây gạch. Mái BTCT đổ tại chỗ. Vật liệu hoàn thiện: Cửa kính khung nhôm, gạch ốp lát Ceramic, tường sơn bả. b. Cầu rửa xe - Gồm 2 cầu rửa xe - Kết cấu: Bê tông đặc - Xung quanh có hệ thống rãnh thu nước và hố thu nước. c. Nhà để xe - Diện tích 40m2 - Kết cấu khung thép lợp mái tôn, nền bê tông 5. Hạng mục cấp nước + Nguồn nước: Nguồn cấp nước cho bến xe được lấy từ nguồn là tuyến cấp nước chạy dọc trên hè đường số 2 + Phương án cấp nước 16 Nước được lấy từ đường ống cấp nước bên ngoài qua đồng hồ chảy vào bể chứa. Sử dụng máy bơm để bơm nước sạch lên kết nước trên mái các công trình Riêng khu rửa xe có máy bơm nước rửa xe đặt tại chỗ hút nước từ bể chứa lên để rửa xe Ngoài ra cố bố trí hệ thống bơm chữa cháy riêng. Bố trí các họng chữa cháy D100 bên ngoài công trình để chữa cháy. Kết cấu bể chứa bằng BTCT mác 250 đá 1x2 đổ tại chỗ. 6. Hạng mục thoát nước a. Hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy và phù hợp với hệ thống thoát nước mưa theo định hướng quy hoạch và phù hợp với hệ thống thoát nước mưa hiện có. Nước mưa theo độ dốc sân bến thu về các vị trí đan rãnh và các vị trí tụ dốc sẽ được thu vào các ga thu trực tiếp xây gạch. Sau đó sẽ thoát bằng tuyến cống D600 và D800 đổ ra hệ thống thoát nước chung dọc đường số 2. Bố trí các ga thu – kết hợp thăm với cự ly trung bình 20m/ga. Kết cấu ga xây gạch vữa xi măng M75, tấm đan bằng bê tông cốt thép M250 chịu lực. Toàn bộ lượng nước mưa được thiết kế đổ vào hệ thống thoát nước dọc đường 58. b. Thiết kế hệ thống thoát nước thải Hệ thống thoát nước thải trong Bến xe khách tỉnh Lai Châu được thiết kế là hệ thống thoát nước chung tự chảy sau khi xử lý đổ vào hệ thống thoát nước mưa. 7. Hạng mục cấp điện - Lưới điện trung áp cấp điện cho khu vực dự án được lấy từ ĐZ 35kV. Hệ thống dây cấp điện từ nguồn đấu nối vào trạm dùng cáp CU/XLPE/DSTA/PVC-W38,5KV-3x50 17 - Thiết kế trạm biến áp 75kVA-35/0,4kV được xây dựng theo kiểu trạm xây kín 02 ngăn. Trong đó, có 01 ngăn đặt MBA và 01 ngăn đặt tủ trung thế và hạ thế. - Thiết kế tuyến cáp hạ thế đến các tủ điện hạ thế trong khu vực dự án. Nguồn điện cấp cho các đơn nguyên được lấy từ trạm biến áp chuẩn bị xây dựng của bến xe, qua hệ thống cáp ngầm chôn dưới đất được đưa đến tủ điện tổng của từng phụ tải. + Tủ điện tổng TDT1 của nhà chính được cấp điện bởi cáp điện chôn ngầm ( CU/XLPE/PVC (3x50+1x35mm2) từ trạm biến áp tới + Tủ điện tổng TDT2 chiếu sáng bảo vệ được cấp bởi cáp chôn ngầm ( CU/XLPE/PVC (3x35+1x25) mm2) từ trạm biến áp tới. + Tủ điện tổng TDT3 của trạm bơm được cấp điện bởi cáp điện chôn ngầm ( CU/XLPE/PVC (3x35 + 1x25mm2) từ trạm biến áp tới. Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng ngoài trời. 1.4.1.3. Phương án quy hoạch tổng mặt bằng Phần đất làm bến xe có diện tích khoảng 1,33 ha có chiều rộng mặt chính khoảng 145m tiếp giáp với đường 58m. Được tổ chức như sau: + Khu nhà bến: Diện tích 1712 m2 + Khu đỗ xe khách qua đêm: diện tích 4015 m2 + Khu đỗ xe đón , trả khách: diện tích 1584 m2 + Khu đỗ xe cho các phương tiện khác: diện tích 1300 m2 + Hệ thống cây xanh và thảm cỏ Bố trí mặt bằng nhà bến: Nhà bến (nhà bán vé, phòng chờ, quản lý và dịch vụ công cộng) 2 tầng là trung tâm diễn ra mọi hoạt động của bến xe. Tiếp cận với nhiều chức năng của bến như: đón luồng khách ra vào bến, tiếp cận khu vực đón trả khách đi và về, là trụ sở điều hành và các dịch vụ công cộng. Vì vậy nhà bến 18 được bố trí nằm giữa khu đất, cách chỉ giới đường đỏ khoảng 21m, đảm bảo cho mọi hoạt động cho hành khách cũng như bộ máy hoạt động của bến xe. Về giao thông: Tổ chức lối xe khách vào bến bằng cổng số 9 nằm trên đường số 1 – 5, đường xe ra cổng số 8 đảm bảo thuận tiện cho xe ra vào đón trả khách, tránh xung đột giữa các luồng xe. Đường ra vào rộng 15m, đường trong các khu vực đỗ xe rộng 10,5 m đến 12 m Tổ chức giao thông cho xe taxi, xe máy, xe con vào bến theo cổng số 7 nằm bên phải mặt tiền bến xe, đảm bảo thuận tiện cho luồng khách khi vào, tiếp cận ngay với nhà bến và khi ra tiếp cận ngay với các phương tiện trung chuyển khác taxi, xe ôm, xe người nhà đón ... Các hạng mục phục vụ nhà bến: Phía trước nhà bến, trong chỉ giới đường đỏ bố trí khu vực đỗ xe taxi đón trả khách và các phương tiện vận chuyển cá nhân. Tiếp đó là khoảng sân và đường kết hợp làm không gian hỗ trợ cho việc giải tỏa hành khách ra vào bến lúc cao điểm. Phía sau nhà bến là các khu vực ô tô đón trả khách, lối đi có mái che cho khách về bến hướng luồng khách đi ra có kiểm soát. Khu vực đỗ xe qua đêm, nhà nghỉ lái xe và vệ sinh, trạm sửa chữa và rửa xe, khu kỹ thuật trạm biến áp, trạm bơm, bể nước, bể cứu hỏa và cây xanh bóng mát. Các hạng mục phục vụ trên được bố trí ở những vị trí thích hợp đảm bảo dây chuyền công năng liên hoàn, hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả. 1.4.1.4. Giải pháp kiến trúc  Giải pháp mặt đứng kiến trúc: Nhà bến là công trình công cộng, tập trung đông người, là một phần bộ mặt của thị xã. Vì vậy giải pháp kiến trúc mặt đứng công trình phải mang tính hiện đại, hài hòa với sự phát triển chung của thị xã Lai Châu nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung 19 Tòa nhà có mặt bằng trải rộng và thấp tầng, nên mặt đứng tổng thể công trình theo tuyến ngang, được nhấn bởi các khối lên tầng của khu hành chính và khối thang bộ phía khu phòng trọ. Khu vực sảnh chính là hàng cột lộ ra kết hợp với vách kính cao làm trong suốt phía trong nhà, tạo sự chan hòa giữa không gian trong và ngoài. Hai đầu nhà là khu hành chính và khu dịch vụ, xây dựng các mảng đặc của tường kết hợp với mảng kính tạo sự khác biệt về diện và chất liệu, gây ấn tượng về sự khác biệt về hình khối. Màu chủ đạo cho công trình là màu ghi sáng, kết hợp với màu xanh làm điểm nhấn, mảng kính màu xanh nhạt Diềm mái xung quanh kết hợp ốp tấm hợp kim và các nan chắn nắng, vườn tạo ra ấn tượng thanh thoát và bay bổng. Giải pháp tiện nghi vi khí hậu cho công trình Không gian lớn của phòng chờ và bán vé, đề xuất sử dụng quạt trần, nó phù hợp với điều kiện hiện tại khi chi phí làm điều hòa trung tâm là tốn kém và lãng phí, sử dụng hệ thống quạt hút gió thông lên mái tạo đối lưu không khí cho không gian lớn. Các phòng thuộc khu quản lý bến sử dụng quạt và điều hòa cục bộ. Khu vệ sinh công cộng được bố trí quạt hút gió lớn đẩy không khí ô nhiễm ra ngoài. 1.4.1.5. Giải pháp kết cấu và vật liệu sử dụng vào công trình Giải pháp kết cấu và vật liệu hoàn thiện Kết cấu khung sàn BTCT toàn khối đổ tại chỗ, tường ngăn xây gạch. Mái phòng chờ kết cấu thép tiền chế lợp tôn. Mái nhà điều hành và khu dịch vụ là kết cấu BTCT. Vật liệu hoàn thiện: vách kính khung nhôm, gạch ốp lát Ceramic, đá granit nhân tạo, tường sơn bả, sử dụng tấm ốp hợp kim cho mái vẩy, trần ốp tấm hợp kim có lỗ thoáng, mái phòng chờ lợp tôn 1.4.2. Tiến độ thực hiện dự án + Thời gian thực hiện dự án: 2 năm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng