Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đtm bãi rác tân uyên_lai châu...

Tài liệu Đtm bãi rác tân uyên_lai châu

.DOC
81
360
68

Mô tả:

Đtm bãi rác tân uyên_lai châu
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Tân Uyên là đơn vị hành chính cấp huyện mới nhất của tỉnh Lai Châu (Tân Uyên được tách ra từ huyện Than Uyên), Tân Uyên cách thị xã tỉnh lỵ khoảng 60km. Phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Phía Bắc giáp huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Sau khi được thành lập, huyện Tân Uyên có diện tích tự nhiên 90.319,65 ha, dân số 43.173 người, gồm 8 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao, Lào, Dáy, Tày trên 10 đơn vị xã, thị trấn: thị trấn Tân Uyên, Pắc Ta, Trung Đồng, Thân Thuộc, Mường Khoa, Phúc Khoa, Hố Mít, Tà Mít, Nậm Cần, Nậm Sỏ. Số dân của huyện mới Tân Uyên hiện có 43,2 ngàn người, vài ba năm tới khi hoàn thành thủy điện Huội Quảng và Bản Chát Tân Uyên phải tổ chức di dân và tiếp nhận gần hai ngàn hộ nữa. Đây là áp lực không nhỏ đối với một huyện mới thành lập còn rất nhiều khó khăn. Huyện Tân Uyên đã có bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế đáng kể, đẩy mạnh tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch. Hoà theo trào lưu phát triển chung của toàn vùng, huyện Tân Uyên phải phát triển mạnh mẽ hơn về mọi mặt mới đáp ứng được yêu cầu mới, xứng đáng với tầm vóc là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của toàn huyện. Mở đường cho công cuộc xây dựng, phát triển chung là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ giao thông, cấp thoát nước đến điện, thông tin liện lạc... Đi đôi với sự phát triển toàn diện này là phải đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Đặc biệt trong tương lai phải quy hoạch được các khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, đủ năng lực phục vụ cho thị trấn và các vùng phụ cận. Chính vì vậy UBND huyện Tân Uyên đã quyết định đầu tư xây dựng dự án “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên”. Thuyết minh đầu tư dự án đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt tại Quyết định số số 1407/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu. Theo Quyết định này, đây là dự án đầu tư mới hoàn toàn, vị trí địa lý khu vực thực hiện dự án không thuộc khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp hay khu chế xuất nào theo quy hoạch của UBND tỉnh Lai Châu. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể ngày 01/07/2006, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 1 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT, phòng Công thương huyện Tân Uyên đã hợp đồng với Công ty cổ phẩn tư vấn chuyển giao công nghệ môi trường và xây dựng Tây Bắc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án: "Bãi chôn lấp rác thải thi trấn Tân Uyên tỉnh Lai Châu" trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định phê chuẩn. Báo cáo ĐTM là cơ sở khoa học để đánh giá và dự báo các tác động tích cực, tiêu cực, các tác động trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài từ các hoạt động của Dự án đối với môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng, từ đó xây dựng và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, rủi ro môi trường góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 2. Căn cứ pháp lý, cơ sở dữ liệu và số liệu của việc thực hiện ĐTM 2.1. Căn cứ pháp lý: - Luật BVMT được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN&MT hướng dẫn về ĐMC, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT; - Thông tư số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 10 năm 2001 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về hướng dẫn các quy định về BVMT đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành BCL CTR; - Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 và Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; 2 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về QLCTR; - Chỉ thị số 199/TTg ngày 03 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác QLCTR ở các đô thị và khu công nghiệp; - Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về phê duyệt Báp cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Bãi chôn lấp rác thải thi trấn Tân Uyên; - Căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa phòng Công Thương huyện Tân Uyên với Công ty cổ phần Tư vấn chuyển giao công nghệ môi trường và xây dựng Tây Bắc. - Và các văn bản pháp lý khác có liên quan. 2.2. Căn cứ kỹ thuật: - TCVN 6696 - 2009: chất thải rắn - BCL hợp vệ sinh, yêu cầu chung về BVMT; - TCXDVN 261- 2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; - QCVN 25:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn; - QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. - Và các văn bản kỹ thuật khác có liên quan. Nguồn tài liệu dữ liệu do chủ dự án tạo lập - Báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu; 3 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu; - Hồ sơ bản vẽ khảo sát công trình Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu; 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ÐTM 3.1. Phương pháp liệt kê Phương pháp liệt kê là một trong những phương pháp rất hữu hiệu để chỉ ra các tác động và có khả năng thống kê đầy đủ các tác động cần chú ý trong quá trình ĐTM của dự án. Phương pháp này đáp ứng yêu cầu là chỉ ra mức độ của các tác động và đánh giá quy mô của các tác động đó. Tuy nhiên, phương pháp này không thể đánh giá được một cách định lượng cụ thể các chi tiết các tác động của dự án. 3.2. Phương pháp ma trận Phương pháp ma trận là phương pháp thường được sử dụng để xác định các mối quan hệ giữa các hoạt động khác nhau của dự án và các tác động của chúng đối với các thành phần, vấn đề môi trường liên quan. Với phương pháp này có thể định lượng tương đối tác động của các hoạt động của dự án đến môi trường, từ đó xác định được các hoạt động gây tác động tiêu cực nhất đến môi trường hoặc so sánh mức độ ảnh hưởng môi trường của hai hay nhiều hoạt động trong dự án. Phương pháp này cho phép đánh giá được cả tổng quan và chi tiết, tuy nhiên các kết quả thường mang tính chủ quan phụ thuộc vào người cho điểm. 3.3. Phương pháp điều tra xã hội học và tham vấn cộng đồng Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tham vấn lãnh đạo UBND, UBMTTQ xã Trung Đồng về tính chất, nội dung, quy mô của dự án, các tác động môi trường của dự án, các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của dự án; và nguyện vọng của các tổ chức chính quyền, nhân dân trong khu vực dự án. 3.4. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu Các phương pháp đo đạc, thu mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm được sử dụng trong quá trình quan trắc hiện trạng môi trường nền (không khí, đất, nước, tiếng ồn, …) của dự án. Các phương pháp này tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. 4 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” 3.5. Phương pháp so sánh Phương pháp được dùng để đánh giá các tác động của dự án trên cơ sở so sánh, đánh giá với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 1995, 1998, 2000, 2005 và 2008 đối với các thành phần môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, tiếng ồn và rung động. 3.6. Phương pháp mô hình hóa Phương pháp mô hình hóa được sử dụng để đánh giá và dự báo mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ồn và rung động đối với các dự án đầu tư có nguồn thải khí, nước thải ra môi trường xung quanh. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm - TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea; - TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước  Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD); - TCVN 61791:1996 (ISO 71501:1984) Chất lượng nước  Xác định amoni Phần 1: Phương pháp trắc phổ tự động; - TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước - Xác định amoni Phương pháp chưng cất và chuẩn độ; - TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda; 4. Tổ chức thực hiện ĐTM - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thi trấn Tân Uyên” được thực hiện tuần tự theo các bước sau: 1. Lập đề cương và kế hoạch triển khai. 2. Thu thập, điều tra và nghiên cứu các tài liệu, số liệu. 3. Lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu: - Lên kế hoạch lấy mẫu. - Lấy mẫu, bảo quản mẫu tại hiện trường. - Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. 4. Xử lý số liệu: - Xử lý các số liệu điều tra, khảo sát. 5 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” - Xử lý các số liệu phân tích các thành phần MT để đánh giá chất lượng MT nền khu vực dự án và một số vùng lân cận. - Xử lý, tổng hợp các số liệu và tài liệu thu thập khác. 5. Lập báo cáo ĐTM. 6. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia. 7. Chỉnh sửa, hoàn chỉnh báo cáo trình UBND Tỉnh, Sở TN&MT để thành lập hội đồng thẩm định báo cáo. 8. Tổ chức bảo vệ. 9. Chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến hội đồng. 10. Hoàn chỉnh báo cáo, trình UBND Tỉnh ra quyết định phê chuẩn. - Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM: Công ty cổ phẩn tư vấn chuyển giao công nghệ môi trường và xây dựng Tây Bắc + Giám đốc Công ty: Phan Quang Vinh + Địa chỉ liên hệ: Tổ 3 phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu + Điện thoại/Fax: 02313.791733 - Cơ quan chủ đầu tư: UBND huyện Tân Uyên + Đại diện: Ông Nguyễn Công Biên, chức vụ: Chủ tịch huyện + Địa chỉ liên hệ: Khu 26 Thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu - Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM: Họ tên Chuyên môn PGS.TS môi trường Tiến sỹ môi trường PGS.TS môi trường Tiến sỹ môi trường Ths môi trường Kỹ sư môi trường Kỹ sư môi trường Cử nhân môi trường Kỹ sư môi trường Kỹ sư môi trường 6 Đơn vị Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. Tên dự án: Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên 1.2. Chủ dự án - Tên cơ quan: UBND huyện Tân Uyên - Đại diện: Ông Nguyễn Công Biên Chức vụ: Chủ tịch huyện - Địa chỉ liên hệ: Khu 26 Thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 1.3. Vị trí địa lý của dự án Vị trí khu đất xây dựng công trình rất thuận tiện cho việc xây dựng bãi rác đô thị đã được cơ quan quản lý môi trường đô thị lựa chọn. + Khu đất xây dựng bãi rác nằm ngoài khu vực quy hoạch đô thị xa khu dân cư vị trí nằm tại cách trung tâm thị trấn 6 km, cách đường Quốc lộ 32 = 0,7 km. Diện tích khu bãi rác: - Giai đoạn 1 dùng làm bãi chôn lấp diện tích 1,29 ha - Giai đoạn 2 làm khu Xử lý rác diện tích mở rộng thêm 2,0 ha nữa. + Khu đất được giới hạn bởi các mốc ranh giới. + Phía Đông: giáp đồi chè + Phía Tây: giáp đồi chè + Phía Nam: giáp đồi chè + Phía Bắc: giáp đồi chè, cách suối Nậm Lúc 300m, cách đường quốc lộ 32 700m Vị trí địa lý của dự án : X Y A 2,447,407.50 581,374.40 B 2,447,212.80 581,365.03 C 2,447,404.39 581,862.45 D 2,447,200.43 581,850.01 E 2,447,528.80 581,602.85 7 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 1.4.1. Tổng vốn đầu tư: 6.500 triệu đồng (sáu tỷ, năm trăm triệu đồng chẵn) trong đó: - Chi phí xây dựng: 5.021 triệu đồng; - Chi phí quản lý dự án: 97 triệu đồng; - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 311 triệu đồng - Chi phí đánh giá tác động môi trường: - Chi phí khác: 280 triệu đồng 63 triệu đồng - Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (Tạm tính): - Chi phí dự phòng: 300 triệu đồng. 426 triệu đồng 1.4.2. Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới 100%. Tiến độ thực hiện dự án: + Thời gian thực hiện dự án: 1 năm + Thời gian lập dự án, TKKT: 09/2010. + Tổ chức đấu thầu xây lắp: 09/2011. + Thời gian thi công: Kể từ khi hoàn tất các thủ tục theo luật XD hiện hành đến khi hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng. 1.4.3. Hình thức quản lý dự án: 1/ Chủ đầu tư: UBND huyện Tân Uyên 2/ Điều hành dự án: Phòng Công Thương huyện Tân Uyên. 3/ Đơn vị thiết kế: Chỉ định Công ty TNHH tư vấn & ĐTXD Nam Bình 4/ Đơn vị xây lắp: Đơn vị có đủ năng lực thiết bị thi công (theo quy chế hiện hành). 1.4.4. Lựa chọn phương pháp xử lý Để phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh Lai Châu là chọn phương pháp chôn lấp rác nửa chìm nửa nổi là đảm bảo với điều kiện hiện nay của khu vực đô thị thị trấn có l ượng rác thải không lớn. Định hướng phát triển của bãi rác thành khu xử lý rác thải trong tương lai cho khu đô thị thị trấn Tân Uyên. Khi điều kiện kinh tế phát triển, khối lượng 8 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” rác thải đô thị nhiều lúc đó ta xây dựng nhà máy xử lý, chế biến rác thải theo công nghệ tiên tiến. Thuyết minh công nghệ xử lý bằng phương pháp chôn lấp Khái quát phương pháp chôn lấp như sau: Ðất đáy hố được san phẳng, đầm chặt với lớp đất sét dày 50cm dàn đều, đầm chặt, trên cùng là lớp sỏi thô hoặc đá dăm dày 20cm để thu nước rỉ rác. Ðáy hố chôn rác được bố trí hệ thống đường ống thu nước rác, độ dốc i=4% về phía gas tập trung, độ dốc i=3% về phía rãnh tập trung nước. Hố chôn lấp được bố trí hệ thống thu nước bẩn và hệ thống xả sự cố. - Thành hố chôn lấp cũng phải được chống thấm đảm bảo cho nước rác không thấm theo chiều ngang và thẳng đứng. Hệ thống thoát nước mưa - Nước mưa hình thành ở các lô theo hệ thống rãnh thu chảy ngược chiều với hướng đổ rác. Khi lớp rác tương đối đồng đều cao trung bình 1 - 2m thì xe ủi rác, đầm chân cừu sẽ thực hiện việc đầm nén từng lớp kết hợp san gạt. Khi cao trình lớp rác cao hơn độ sàn nền (từ cao trình +2,5m đến cao trình +3m ) trở lên, việc ủi và nén ép rác từng lớp có hướng độ dốc dần tạo điều kiện cho nước mưa chảy tràn qua bề mặt theo độ dốc chảy vào các rãnh thu xung quanh về hố ga tập trung để rồi sau đó được bơm sang hệ thống xử lý. - Nước mưa từ khu vực hành chính (khu để xe đạp, xe máy, khu nhà điều hành và gara ôtô) sẽ theo tuyến rãnh chảy về hố ga tập trung để xử lý trước khi thải ra môi trường. Hệ thống xử lý nước rỉ rác (Giai đoạn đầu tư sau) Ðối với nước rỉ rác chúng tôi lựa chọn phương án thu gom và xử lý như sau: 9 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” - Về vị trí: hồ thu gom nước rỉ rác cần đặt trước đập ngăn nước rỉ rác trước khi xả vào hố thu nước tự nhiên. - Hồ sinh học được tính toán cho lượng nước rác lưu lại trong thời gian trên 10 ngày, nước rác được làm sạch nhờ vi sinh vật hoạt động phân huỷ, qua hai quá trình yếm khí và hảo khí. Hồ sinh học có kích thước mặt bằng là 20m x 50m. Đáy hồ cũng được chống thấm giống như đáy hố chôn lấp rác. Tuyến & bãi chứa rác: Tuyến và bãi chứa là 1 thể thống nhất trên mặt bằng và quỹ đất được cấp. +Tuyến đường nhằm phục vụ việc chuyên chở rác thải và phục vụ vận chuyển vật liệu máy móc vào xây dựng công trình là điểm đầu bắt đầu từ mặt bằng thuộc thị trấn; + Bãi đổ rác và chôn lấp đã được lựa chọn có tính khả thi cao là khu vực cuối của dãy núi đá nằm trong khe núi và đồi thấp nơi chôn cất các loại phế thải đã có sự thống nhất của các cấp có thẩm quyền để lựa chọn. + Đặc điểm nguồn rác của thị trấn: Là chất thải rắn được thải ra từ các hộ gia đình, chợ, đường phố, trạm xá; các công trình dịch vụ; các cơ sở sản xuất nhỏ, xây dựng cơ bản… trên địa bàn thị trấn . Qua phân tích, các thành phần của chất thải rắn không cố định mà thay đổi theo thời gian, khí hậu và địa điểm… song vẫn có những thành phần cơ bản như đất, cát, đá, giấy, gỗ, lá cây, nhựa nilon, thuỷ tinh, cao su, giẻ rách, xác súc vật chết, đồ ăn thừa, rác xây dựng,… Thành phần rác của thị trấn như sau: - Rác hữu cơ 65%. - Rác vô cơ 20%. - Nhựa và các chất dẻo 3%. - Các chất thải khác 12%. - Tỷ trọng của chất thải rắn ở Việt Nam trong khoảng 480 - 530 kg/m 2, riêng cho thị trấn theo kết quả khảo sát tỷ trọng đạt 500 kg/m 3 và dự báo đến năm 2020 còn khoảng 450 kg/m3. 1.4.5. Năng lực xử lý yêu cầu và thời gian hoạt động của dự án Theo thống kê lượng rác thải thu gom xử lý của thị trấn và xã Trung Đồng cùng khu vực lân cận 1 ngày bình quân là 30m 3/ngày . Bãi rác chia làm 10 ô, mỗi ô có diện tích 1.677 m2. 10 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” Lượng rác thải một năm chôn lấp: 365 ngày x 30 m3/ngày = 10.950 m3/năm * Sức chứa của bãi: - Diện tích bãi 12.900 m2 x ( hệ số mở rộng 1,3 ) = 16.770 m2 - Sức chứa của bãi có chiều cao là 10 m : 16.770 M2 x 10 m : 10.950 m3/ngày = 15,31 năm Như vậy với qui mô diện tích, chiều sâu chôn lấp rác như tính toán trên khi đô thị thị trấn phát triển dân cư đông đúc lượng tác tăng lên thi bãi rác cũng sử dụng được từ 10 - 15 năm. Chưa kể khi làm nhà máy chế bến rác thì lấy rác đã phân huỷ chế biến làm phân vi sinh thì sức chứa của bãi còn lâu dài hơn nữa. 1.4.6. Các hạng mục công trình của dự án 1. Đường vào bãi rác - Chiều dài tuyến L = 686,34m. Bề rộng mặt đường Bmặt = 3,5m; bề rộng lề đường Blề = (2x0,75)m; độ dốc tối đa imax = 12%. Kết cấu mặt đường đoạn từ Km0+00 đến Km0+686,34 gồm 3 lớp với E yc = 770kg/cm2: lớp mặt đường lớp dưới đá dăm nước dày 14cm; lớp mặt đường lớp trên đá dăm nước dày 12cm; lớp bảo vệ láng nhựa tiêu chuẩn 4,5kg/m2 dày 3,5cm. - Công trình trên tuyến: + Rãnh thoát nước hai bên đường dài L = 644,40m. Kích thước rãnh hình thang dày 12cm, kết cấu BT M150; lớp đệm cát sạn dày 5cm. + Rãnh thoát nước chịu lực tại vị trí tiếp giáp với đường Quốc lộ: Chiều dài L = 8m; kích thước BxH = (0,4x0,6)m. Kết cấu rãnh hộp BTCT M200 dày 12cm; lớp đệm cát sạn dày 5cm. 2. Bãi rác - Diện tích san lấp S = 1,29ha. Phần đất đắp được đầm nén với K = 0,95 sau đó lu lèn lại mặt bằng. Kết cấu mặt bãi: Đầm lớp đất sét dày 50 cm; rải một lớp sỏi suối lu lèn dày 20cm. - Hệ thống thu nước: + Trên mặt bãi bố trí hệ thống rãnh bên trong đổ cát để thoát nước rỉ rác dọc theo chiều dài bãi rác, dẫn ra phía đập ngăn rác. Kích thước mặt cắt ngang thoát nước của rãnh hình thang (B+b)xh = (150+30)x80cm. Phía trong rãnh đặt ống nhựa PVC =150mm dài L = 619m. 11 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” + Hố thu nước rác: 04 cái. Kích thước BxH = (1,25x1,25)m. Kết cấu đá hộc xây VXM M100 dày 25cm; lớp đệm cát sạn dày 5cm. 3. Các hạng mục phụ trợ : - Đập ngăn rác, lọc nước thấm: Chiều dài L = 76,30m; kích thước cột cát BxH = (2,0x6,5)m. Kè rọ đá kích thước (1,5x1,0x1,0)m xếp chồng khít hai bên đập cát. - Bãi quay đầu xe: Diện tích S = 400m2; - Rãnh đỉnh: Chiều dài L=316m rãnh hình thang (B+b)xh = (175+70)x70cm. Rãnh đổ bê tông M200# dày 30cm được thiết kế nhằm hạn chế tối đa lượng nước mưa trên đồi xuống bãi rác tránh ứ dềnh bãi vào mùa mưa. Bố trí tổng thể mặt bằng các hạng mục công trình của dự án được trình bày trong phụ lục 4 1.4.7. Phương án giải phóng mặt bằng Khu vực quy hoạch bãi rác thải nằm trong thung lũng sâu vào phía trong xung quanh bao bọc là đồi núi đảm bảo hoạt động lâu dài của bãi không làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của khu dân cư đặc biệt là khoảng không an toàn cho khu vực trong bán kính lớn hơn 1000 m; Đất xây dựng công trình là đất thuộc đất của nhà có diện tích đền bù giải phóng mặt bằng; - Diện tích thu hồi đường vào bãi rác = 2.000 m2 - Diện tích thu hồi bãi chứa và ven đồi trồng lúa và đồi chè = 15.000 m2 Tổng Diện tích thu hồi = 1,7 ha * Giá trị đền bù giải phóng mặt bằng tạm tính = 300.000.000 đ Khi thực hiện thì tính toán giá trị giải phóng mặt bằng theo chế độ chính sách của nhà nước và tỉnh đền bù khu vực giai đoạn 1 bãi rác sử dụng. 1.4.8. Nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng Nguyên vật liệu hoàn toàn lấy tại trung tâm thị trấn như cát sỏi, sắt thép.... hoặc khai thác tại chỗ như đất đắp... 1.4.9. Phương thức tổ chức thu gom rác phát sinh theo thời gian Chất thải rắn được thu gom bằng phương thức thủ công kết hợp cơ giới. Sau đây là sơ đồ thu gom chất thải rắn: 12 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” Tập trung lên xe gom đẩy tay Rác phát sinh trong cộng đồng Xe vận chuyển chuyên dụng Tập trung vào điểm trung chuyển 13 Bãi xử lý chất thải rắn Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯƠNG VÀ KINH TẾ Xà HỘI 2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 2.1.1. Đặc điểm địa hình. * Là địa hình núi tương đối thuận lợi như đã báo cáo qua thị sát và khảo sát chi tiết địa hình. - Công trình được bố trí nằm sâu trong khe núi nơi không có dân cư sinh sống đây chỉ là nơi nhân dân chăn thả gia súc và phía dưới là ruộng cạn, nương cằn cỗi không có khả năng cải tạo đất. - Nơi đây có địa hình lòng máng xa khu dân cư rất phù hợp với điều kiện xây dựng bãi theo phương pháp tận dụng địa hình khe núi để làm bãi rác. 2.1.2. Đặc điểm địa chất. Khu vực bãi rác thải nằm trong thung lũng sâu vào phía trong xung quanh bao bọc là đồi núi và cây cối, địa hình bãi phía trong có các đồi cao tạo nên khu vực kiên cố rất thuận lợi cho việc sử lý rác sau này và không ảnh hưởng đến khu đồi rừng bao quanh và môi trường lân cận. Địa chất chủ yếu có 3 dạng phân theo hiệu suất và sự khó dễ khi thi công như sau: + Lớp mặt là đất Cấp II, III sâu trung bình 0.5m lẫn cỏ rác rễ cây. + Phía dưới là đất Cấp IV lẫn đá hòn, đá tảng, cuội sỏi dính kết độ sâu trung bình từ 8-10m. + Phía dưới là tầng đất Cấp IV và tầng đá gốc. Địa chất Tân Uyên theo hệ tầng Mường Trai ( Báo cáo địa chất tỉnh Lai Châu 2004) Thµnh phÇn tõ díi lªn gåm: ®¸ phiÕn sÐt mµu ®en ®Õn x¸m ®en, xen bét kÕt, c¸t kÕt, sÐt v«i, ®¸ v«i mµu x¸m s¸ng, chøa ho¸ th¹ch bÒ dÇy 300m 14 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” Địa chất khu vực tương đối thuận lợi qua quan trắc, theo tài liệu địa chất khu vực này thì phía dưới không có hệ thống hang động castơ, mà địa hình là 1 thể thống nhất rất tốt, ổn định do vậy để tránh lãng phí đơn vị tư vấn cùng chủ đầu tư thống nhất không khoan khảo sát địa chất khu vực này, vì khi khoan thăm dò địa chất để đánh giá hệ thống hang ngầm castơ chỉ đánh giá được castơ tại vị trí mũi khoan mà không đánh giá được chính xác hệ thống này, việc này là không khả thi vì thực tế cho thấy hang castơ có thể phân bố ngay cạnh những mũi khoan khoan xuống mà ta không thể biết được; Với địa tầng địa chất ổn định như ở đây ta chỉ cần phối hợp quan trắc cùng với việc quan sát sự thoát nước mặt… để đánh giá tương đối chính xác vấn đề này; 2.2. Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn: Lai Châu là tỉnh thuộc miền núi phía bắc của tổ quốc, khí hậu mang đậm kiểu nhiệt đới gió mùa, rất lạnh về mua đông. Huyện Tân Uyên cũng chịu kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. 1. Nhiệt độ không khí Đặc trưng nhiệt độ trình bày trong bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong khu vực dao động từ 15°C đến 27°C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,6 - 230C. Nhiệt độ cao vào các tháng mùa hè, cao nhất thường vào tháng VII, VIII (26,7-26,90C) và thấp vào các tháng mùa đông (thấp nhất thường khoảng tháng XII, I, II với nhiệt độ trung bình khoảng 16,50C). Nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 39,8°C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 8,4-9°C. Đặc trưng nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao, tối thấp các tháng trong năm trong khu vực trình bày trong bảng 2.1. Qua bảng quan trắc nhiệt độ này ta cũng thấy, những năm gần đây, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trong khu vực đang có xu hướng gia tăng. 2. Độ ẩm không khí Độ ẩm của không khí lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào không khí phát triển nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí gây ô nhiễm môi trường. Độ ẩm trung bình của khu vực tương đối cao, dao động trong khoảng là 75 - 87%. Độ ẩm không khí cao trong khoảng từ tháng VI đến tháng XI. Độ ẩm tương đối trung bình tháng của khu vực dự án được thể hiện trong bảng 2.2. 3. Nắng và bức xạ mặt trời Tổng số giờ nắng trung bình 5 năm gần đây ở Lai Châu là 1553.2 - 1878.1 h/năm. Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng 12 và tháng 3, tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít 15 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” nhất trong năm. Sang tháng 4, trời ấm lên, tổng số giờ nắng tăng lên. Số giờ nắng trung bình tháng trong năm ở khu vực Lai Châu được thể hiện trong bảng 2.3. 4. Lượng mưa Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.500 - 2.700 mm, phân bổ rất không đều theo mùa. Mưa lớn tập trung vào tháng 6,7,8 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Là khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây và Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra còn có mưa đá, gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất xuất hiện trung bình 1,3 - 1,5 ngày/năm Lượng mưa ở khu vực dự án được thể hiện trong bảng 2.4. 5. Tốc độ gió và hướng gió Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng lớn thì chất ô nhiễm trong không khí lan toả càng xa nguồn ô nhiễm và nồng độ các chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc khi không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất ngay cạnh chân các nguồn thải, làm cho nồng độ các chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cũng thay đổi theo. Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình được thể hiện trong bảng 2.5. 6. Các dạng thời tiết đặc biệt a. Gió mùa Đông Bắc Gió mùa đông bắc là những khí áp cao hình thành từ lục địa châu á thổi qua Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng đông bắc từ tháng 9 đến tháng 5. Giữa mùa đông lạnh, số đợt gió mau hơn và sức gió mạnh hơn của các đợt so với đầu và cuối mùa. Mỗi đợt gió mùa đông bắc tràn về ảnh hưởng tới thời tiết địa phương từ 3 tới gần chục ngày, với đặc trưng là nhiệt độ không khí hạ thấp đột ngột, rồi bị "nhiệt đới hoá" mà ấm dần lên. Có những đợt gió mùa đông bắc tràn về đầu mùa hoặc cuối mùa đông gặp không khí nhiệt đới nóng ẩm gây nhiễu loạn thời tiết, sinh ra giông tố, lốc xoáy, kèm mưa đá, tàn phá các địa phương khi chúng tràn qua. b. Sương muối Thường vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, khi kết thúc các đợt gió mùa đông bắc, trời nắng hanh, đêm không mây, lặng gió, gây ra bức xạ mặt đất rất mạnh. Nhiệt độ không khí hạ thấp nhanh có thể xuống dưới 0oC . Hơi nước trong không khí giáp mặt đất ngưng kết 16 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” dạng tinh thể muối, đọng lại gây thời tiết lạnh buốt gọi là sương muối. Sương muối có thể làm ngưng trệ quá trình trao đổi chất của thực vật. Gây đông cứng các mô nên những thực vật thân mềm nhiệt đới bị chết, tác hại đến hệ hô hấp của người và động vật. c. Nồm Vào mùa đông, xen giữa các đợt lạnh có những ngày nóng bức bất thường hay xảy ra vào mùa xuân, độ ẩm không khí lên đến trên 90%, gây hiện tượng hơi nước đọng ướt át nền nhà, làm ẩm mốc các đồ dùng, thực phẩm, sâu bệnh phái triển... gọi là thời tiết nồm. d. Mây mù Vào cuối mùa xuân (khoảng tháng 3 - 4), nhất là ở những thung lũng kín, sườn núi khuất gió hay có hiện tượng mây mù dày đặc, tầm nhìn mắt thường không quá 5m. đôi khi cả ngày không có ánh nắng mặt trời (trực xạ 0%). Dạng thời tiết này làm ngưng trệ quá trình sinh trưởng của cây cối vì không quang hợp được. 17 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” Bảng 2.1. Đặc trưng nhiệt độ không khí khu vực Lai Châu qua các năm Tháng/năm 2004 2005 2006 2007 2008 TB Max Ngày Min Ngày TB Max Ngày Min Ngày TB Max Ngày Min Ngày TB Max Ngày Min Ngày TB Max Ngày Min Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI 16.4 28.2 8 10.7 30 17.2 32.1 28 10.9 2 17.8 30.0 30 12.0 20 17.4 29.8 17 8.4 29 18.3 31.4 21 10.6 3 18.3 32.3 23 9.0 10 20.2 33.6 18 12.0 26 19.7 33.9 17 15.4 14 19.2 33.8 22 10.2 4 15.0 29.5 26 9.4 15 22.2 35.2 2 10.5 9 20.7 36.5 12 9.1 6 22.8 36.3 11 14.0 14 22.8 39.6 31 13.2 1 21.8 34.0 20 11.7 1 24.1 37.5 30 16.8 9 24.6 37.1 23 16.7 4 24.6 38.5 12 17.8 2 24.0 39.5 1 17.6 6 25.7 38.0 21 19.2 15 25.7 38.0 3 18.1 20 27.0 38.3 17 19.4 1 25.3 37.4 6 16.1 18 25.6 37.5 11 17.3 9 26.1 36.1 2 19.0 19 26.7 36.9 30 22.1 1 26.3 36.1 7 22.7 15 25.0 35.5 20 19.9 30 27.0 38.4 23 22.1 10 26.0 36.2 29 20.9 5 26.2 39.8 1 21.2 16 27.4 38.3 30 22.8 19 26.2 36.5 3 20.4 1 26.3 35.1 9 22.2 29 26.6 38.0 8 23.2 7 26.5 36.9 11 21.7 21 26.8 36.6 11 23.3 15 25.9 36.8 14 21.0 7 26.9 37.5 6 22.9 28 26.7 38.0 22 22.1 12 25.4 35.2 0.3 20.6 14 26.4 35.9 17 20.9 13 24.5 36.4 2 19.1 24 25.6 35.2 29 17.3 21 26.8 37.0 23 22.0 8 23.3 34.6 1 16.0 27 24.7 35.2 7 17.7 30 24.7 34.2 7 18.5 30 24.4 35.1 7 17.9 18 25.2 34.8 17 20.7 21 20.4 31.9 15 12.9 23 21.2 32.8 11 13.8 24 20.2 31.1 18 14.2 28 19.6 28.6 15 11.6 28 20.2 31.4 1 10.7 30 Đơn vị: 0C XII Năm 16.7 26.5 22 10.1 11 17.3 29.3 3 9.0 20 17.9 28.9 7 8.4 21 19.7 31.4 21 9.2 1 17.5 26.9 12 8.8 2 22.6 39.8 01/VII 9.0 10/II 23.3 38.3 17/V 9.0 20/XII 22.9 38.5 12/IV 8.4 21/XII 23.2 39.6 31/III 8.4 29/I 23.0 38.0 21/IV 8.8 2/XII Nguồn: Trạm Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Vĩ độ: 22o04', Kinh độ : 103o09' 20 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” Bảng 2.2. Đặc trưng độ ẩm không khí khu vực Lai Châu qua các năm Đơn vị: % Tháng/năm 2004 2005 2006 2007 2008 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm TB 83 76 80 86 82 82 87 88 83 82 85 83 83 Min 52 42 27 43 45 47 49 47 45 43 54 44 27 Ngày 20 28 1 22 3 14 3 20 30 2 2 7 01/III TB 81 73 71 75 72 82 83 85 78 77 83 80 78 Min 47 23 22 29 33 45 49 56 46 44 52 42 22 Ngày 28 24 11 30 15 3 27 18 26 8 23 22 11/III TB 71 68 67 65 79 83 83 83 83 87 85 79 78 Min 45 40 34 33 42 52 52 54 46 52 49 33 33 Ngày 31 2 8 3 21 20 3 14 1 7 6 18 18/XII TB 76 75 69 74 76 82 87 82 87 85 89 85 81 Min 40 34 31 35 49 54 47 43 47 57 61 33 31 Ngày 30 4 1 2 23 8 7 20 21 27 1 18 1/III TB 80 80 80 81 82 88 90 89 85 85 84 82 84 Min 54 55 49 49 45 58 55 57 46 45 43 46 43 Ngày 5 6 1 20 13 3 9 22 19 14 29 11 29/XI Nguồn: Trạm Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Vĩ độ: 22o04', Kinh độ : 103o09' Bảng 2.3. Đặc trưng chế độ bức xạ nhiệt khu vực Lai Châu qua các năm 21 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên” Đơn vị đo: Số giờ nắng Tháng/năm 2004 2005 2006 2007 2008 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Tổng 139.7 141.9 155.3 178.2 144.4 103.0 120.8 160.7 126.1 121.8 123.2 148.5 1663.6 Max 8.5 8.9 9.3 10.4 10.5 9.6 10.7 10.3 9 9.4 7.6 7.4 10.7 Ngày 20 15 1 23 1 13 3 12 3 2 23 22 3/VII Tổng 64.1 171.3 138.6 167.2 224.4 61.5 134.7 85.4 163.5 166.4 123.2 52.9 1553.2 Max 3.6 8.9 8.5 10.3 10.6 8.6 10.3 8.5 8.9 8.7 7.9 2.6 10.6 Ngày 31 24 12 22 14 7 30 18 10 9 14 12 14/V Tổng 157.5 157.2 153.0 184.6 164.5 136.8 125.1 173.6 158.8 172.3 155.7 139.0 1878.1 Max 9 8.6 9.3 10.7 10.9 10.6 10.5 10.6 10.5 9.1 7.5 7.6 10.9 Ngày 31 13 8 23 6 20 26 10 2 20 4 18 14/V Tổng 129.6 188.9 201.5 133.5 133.2 117.3 63.1 125.9 113.4 121.1 131.1 140.8 1599.4 Max 8.4 9.3 9.3 10.7 11 9.7 6.3 9.9 9.4 8.1 6.9 7.5 11.0 Ngày 29 20 1 23 7 23 8 8 29 1 15 20 07/V Tổng 138.6 46.9 135.1 185.9 204.4 80.4 100.4 124.7 183.5 147.5 158.2 139.3 1644.9 Max 8.2 7.7 8.7 9.7 11.2 9.1 11.1 10.2 9.9 8.7 8.5 8.1 11.2 Ngày 2 6 20 7 21 23 10 11 13 18 8 28 21/V Nguồn: Trạm Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Vĩ độ: 22o04', Kinh độ : 103o09' Bảng 2.4. Đặc trưng lượng mưa khu vực Lai Châu qua các năm Đơn vị: mm 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng