Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la...

Tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la

.DOC
184
432
136

Mô tả:

4 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ LY GIANG DÒNG HỌ NGƯỜI HMÔNG TRẮNG TỈNH SƠN LA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Chuyên ngành: Nhân học văn hóa Mã số: 62 31 65 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Quang Hoan 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Minh 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Hồ Ly Giang LỜI CẢM ƠN 6 Để hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài “ Dòng họ người Hmông Trắng tỉnh Sơn La”, tôi xin chân thành cảm ơn: Khoa Dân tộc học thuộc Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án. Lãnh đạo và người dân địa phương xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã nhiệt tình cộng tác trong suốt quá trình điền dã, khảo sát tại địa bàn nghiên cứu. Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi khi thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Quang Hoan và PGS.TS.Nguyễn Văn Minh, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và đã cho tôi những góp ý vô cùng quý báu. Xin chân thành cảm ơn 7 MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………... 2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………........ 4. Đóng góp của luận án………………………………………….......3 3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu……………………….. 5. Nguồn tư liệu của luận án…………………………………………. 6. Bố cục của luận án……………………………………………….... CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu……………………………… 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả ngoài nước……………………….. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước……………………….. 1.2. Cở sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu………………… 1.2.2. Cơ sở lý thuyết………………………………………………....13 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản……………………………………… 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu……………………………... 1.3.1. Vài nét về người Hmông ở Việt Nam………………………… 1.3.1.1. Lịch sử di cư, địa vực cư trú……………………………........ 1.3.1.2. Tộc danh và một số đặc điểm về văn hoá, dân số…………... 1.3.1.3. Về đời sống………………………………………………….. 1.3.2. Vài nét về người Hmông ở xã Phóng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 1.3.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên………………………….. 1.3.2.2. Đặc điểm xã hội …………………………….......................... 1.3.2.3. Đặc điểm kinh tế…………………………….......................... 1.3.2.4. Đặc điểm văn hoá tinh thần ……………………………........ CHƯƠNG 2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ QUAN HỆ DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI HMÔNG......................................................................40 Tiểu kết chương 1……………………………................................... 2.1.1. Quan niệm về dòng họ……………………………....................42 2.1. Nguồn gốc về dòng họ của người Hmông……………………. 2.1.2. Dấu hiệu để nhận biết dòng họ ……………………………...... 2.1.2.1. Kiêng cữ và truyền thuyết về dòng họ………………………. 2.1.2.2. Tập tục trong tang ma ……………………………………….. 2.1.2.3. Tập tục trong các lễ cúng ma của gia đình ………………….. 1 1 3 3 4 4 5 5 5 10 13 14 16 17 17 17 20 24 25 25 26 27 30 42 42 43 44 46 48 8 2.1.3. Truyền thuyết về việc hình thành các dòng họ………………... 2.2. Tổ chức dòng họ người Hmông Trắng ở xã Phỏng Lái, Thuận Châu, Sơn La 2.2.1. Người đứng đầu dòng họ……………………………………… 2.2.2. Những người có uy tín khác trong dòng họ …………………... 2.2.3. Quan hệ của người đứng đầu và những người có uy tín trong dòng họ 2.3. Các quan hệ dòng họ …………………………………………... 2.3.1. Quan hệ dòng họ trong cư trú …………………………………. 2.3.2. Quan hệ dòng họ trong đời sống kinh tế …………………….... 2.3.3. Quan hệ dòng họ trong đời sống xã hội……………………….. 2.3.4. Quan hệ dòng họ trong đời sống tâm linh…………………….. 2.3.4.2. Một số nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng khác của gia đình thành viên trong dòng họ ………………………………………..78 2.3.4.1. Lễ cúng chung của các dòng họ người Hmông ở xã Phỏng Lái Tiểu kết chương 2…………………………………………………….. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Vai trò của dòng họ trong đời sống của người Hmông Trắng…... 3.1.1. Vai trò của dòng họ trong cố kết cộng đồng và tộc người…….. 3.1.3. Vai trò của dòng họ trong quản lý xã hội……………………… 100 3.1.2. Vai trò của dòng họ trong phát triển kinh tế…………………... 3.1.4. Vai trò của dòng họ trong giữ gìn bản sắc văn hoá……………. 3.2. Một số vấn đề đang đặt ra …………………………………….. 3.2.1. Một số quan niệm khác nhau về người Hmông……………….. 3.2.2. Một số yếu tố tác động đến dòn họ của người Hmông Trắng…. 3.2.2.1.Về đặc điểm di cư và cư trú ………………………………….. 3.2.2.2. Tác động của chính sách dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta………………………………………... 3.2.2.3. Tác động của sự chuyển đổi tín ngưỡng truyền thống………. 3.2.3. Một số vấn đề thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị ảnh hưởng đến dòng họ của người Hmông hiện nay….. 3.2.3.2. Thách thức về vấn đề di cư và địa bàn cư trú………………..114 3.2.3.1. Thách thức về đảm bảo kinh tế, an ninh lương thực………… 3.2.3.3. Thách thức về xã hội ………………………………………... 3.2.3.4. Thách thức về chuyển đổi tín ngưỡng tôn giáo……………… 3.2.3.5. Thách thức về vấn đề an ninh chính trị……………………… 117 3.2.4. Một số dự báo về tình hình người Hmông ở vùng Tây Bắc và Sơn La liên quan đến dòng họ………………………………………... 3.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị của dòng họ trong bối cảnh hiện nay 3.3.1. Phát huy những yếu tố tích cực của dòng họ trong xây dựng nông thôn mới 49 52 52 54 58 61 61 63 71 77 82 94 96 96 96 101 103 106 106 106 106 108 112 114 115 115 117 118 121 121 3.3.1.1. Quản lý xã hội, ổn định dân cư và bảo vệ tài nguyên……….. 121 3.3.1.2. Phát triển kinh tế hộ gia đình………………………………... 127 9 3.3.1.3. Giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người …………………………. 3.3.2. Khắc phục những mặt hạn chế của dòng họ………………... Tiểu kết chương 3 …………………………………………………... KẾT LUẬN ………………………………………………………….. TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………… PHỤ LỤC ẢNH……………………………………………………… PHỤ LỤC GIA PHẢ.………………………………………………… 169 PHỤ LỤC THỐNG KÊ………………………………………………. 130 133 136 138 143 152 164 10 MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Dân số các tỉnh có nhiều người Hmông cư trú .................................222 Bảng 2: Dân số Hmông tỉnh Sơn La ...............................................................233 Bảng 3: Tình hình dân số và dòng họ của người Hmông ở xã Phỏng Lái ....256 Bảng 4: Đánh giá về vai trò của ông trưởng họ người Hmông ......................553 Bảng 5: Ai là người quyết định công việc chung của bản ..............................60 Bảng 6: Đánh giá về vai trò của hương ước trong đời sống hiện nay ...........132 PHỤ LỤC Phụ lục ảnh ...............................................................................................152 Phụ lục gia phả ........................................................................................ 164 Phụ lục thống kê ................................. .....................................................167 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo kết quả Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2009, dân tộc Hmông ở nước ta có 1.095.000 người, đứng hàng thứ bảy sau các dân tộc Việt, Tày, Thái, Khơ-me, Mường và Nùng. Người Hmông sinh sống chủ yếu ở những vùng núi có độ cao trung bình từ 800 - 1.700 m trở lên, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn nhiều nơi thuộc vùng cao núi đá. Mặc dù môi trường cư trú không thuận lợi, nhưng tộc người này luôn tạo dựng được cách ứng xử khá phù hợp với sự đa dạng của điều kiện cảnh quan vùng cao. Dân tộc Hmông ở Việt Nam có các nhóm như: Hmông Hoa (Hmông Lềnh), Hmông Đen (Hmông Đu), Hmông Trắng (Hmông Đơ) và Hmông Xanh (Hmông Súa). Sự phân biệt giữa các nhóm chủ yếu dựa vào sự khác nhau của trang phục và ngôn ngữ. Về cơ bản, những phong tục tập quán của các nhóm Hmông đều có nhiều nét tương đồng, nhất là trong thiết chế dòng họ và nghi lễ trong chu kỳ đời người. Khác với đa số tộc người thiểu số khác, người Hmông có mối quan hệ cố kết tộc người hết sức bền chặt, kể cả khi họ cư trú tại một địa phương hay cách biệt ở những nước, các châu lục khác nhau. Biểu hiện đặc trưng nhất của mối quan hệ này là sự cố kết dòng họ “xuyên quốc gia”. Dòng họ của người Hmông có vị trí đặc biệt quan trọng, đó là một trong những yếu tố cốt lõi cấu thành xã hội Hmông và là nền tảng cho sự tồn tại của thiết chế xã hội truyền thống, đồng thời chi phối nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày của cộng đồng. Dòng họ Hmông cũng là môi trường giữ gìn và thể hiện bản sắc tộc người rất đậm nét. Thông qua sự giống nhau về tên họ cùng những quy ước riêng của từng dòng họ, dù ở địa phương nào của Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới, người Hmông đều cho là thuộc cùng một họ, đều sinh ra từ một ông 2 tổ chung, đều là anh em với nhau và vì vậy phải có trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau. Đặc điểm cố kết dòng họ mang tính “xuyên quốc gia” của người Hmông có những mặt tích cực, nhưng cũng có những ảnh hưởng không mong muốn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và đảm bảo ổn định chính trị xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt là vùng biên giới. Trong xã hội truyền thống cũng như hiện nay, dòng họ của người Hmông có vai trò chi phối liên quan đến toàn bộ tổ chức kinh tế - xã hội của tộc người này, được thể hiện qua các kiêng kỵ trong nghi lễ gia đình, đặc biệt là qua các hình thức thờ cúng (ma nhà, ma buồng, ma bếp…), và những nghi lễ chung của dòng họ như lễ ma bò (nhu đa), lễ cúng dòng họ (shầu su, txi su, cơz đa), lễ đuổi tà ma (lử su, lử tau),... Thông qua các hoạt động này, nhất là nghi lễ dòng họ và các hình thức thờ cúng của các gia đình thành viên là chất keo bền vững tạo nên sự cố kết chặt chẽ, bền lâu trong quan hệ dòng họ, thể hiện vai trò và vị trí của dòng họ không chỉ đối với các gia đình thành viên mà còn đối với cả cộng đồng. Cho đến nay, dòng họ của người Hmông đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến ở phạm vi rộng. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ ở từng nhóm Hmông tại một địa bàn cụ thể còn ít được đề cập, nhất là nhóm Hmông Trắng ở tỉnh Sơn La. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài “Dòng họ của người Hmông Trắng tỉnh Sơn La” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Nhân học văn hóa. Sở dĩ như vậy là do, chúng tôi nhận thấy dòng họ đóng vai trò cốt lõi trong xã hội người Hmông. Nghiên cứu dòng họ của người Hmông Trắng sẽ giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn về tộc người này, giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý tham khảo để tổ chức ổn định dân cư, phát triển kinh tế và quản lý xã hội, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của dòng họ trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, đồng thời hạn chế các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng dòng họ của người Hmông vào mục đích gây mất ổn định chính trị xã hội, thậm chí chống phá 3 đất nước ta, đặc biệt tại các địa bàn vùng biên giới Việt - Lào, nơi đã bùng phát và hiện vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ các đặc điểm dòng họ của người Hmông Trắng ở Sơn La trước đây và hiện nay. - Làm rõ các mối quan hệ và vai trò của dòng họ trong đời sống cộng đồng người Hmông Trắng ở Sơn La. - Đề xuất các giá trị tích cực của dòng họ cho việc bảo tồn và phát huy nhằm phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay của Đảng và Nhà nước ta trong cộng đồng người Hmông Trắng ở Sơn La. 3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là dòng họ của người Hmông Trắng tại các điểm nghiên cứu thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Trong đó đi sâu nghiên cứu về các đặc trưng và vai trò của dòng họ trong đời sống tộc người của nhóm Hmông Trắng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề đến dòng họ của người Hmông Trắng trong sự so sánh với dòng họ của tộc người Hmông ở tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu và một số địa phương khác. 3.3. Địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu chính là xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nơi có đông người Hmông Trắng sinh sống tập trung nhất của tỉnh. 4. Đóng góp của luận án Luận án là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về dòng họ của người Hmông Trắng ở tỉnh Sơn La trong truyền thống và những biến đổi 4 hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các dòng họ của người Hmông Trắng ở Sơn La với các nhóm Hmông ở những địa điểm khác. Qua nghiên cứu về dòng họ của người Hmông Trắng, luận án cung cấp những tư liệu khoa học, góp phần làm rõ các đặc trưng cơ bản nhất của thiết chế dòng họ và các mối quan hệ, đồng thời phân tích những vai trò của dòng họ trong đời sống tộc người Hmông. Kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của dòng họ người Hmông đến với phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tốt các vấn đề xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới hiện nay ở vùng đồng bào Hmông. 5. Nguồn tư liệu của luận án Nguồn tư liệu của luận án chủ yếu do tác giả thu thập tại địa bàn nghiên cứu từ năm 1998 đến nay. Bên cạnh đó, cũng kế thừa nguồn tài liệu đã được công bố của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các đề tài nghiên cứu khoa học, về dòng họ; các số liệu, báo cáo của Trung ương và địa phương về người Hmông liên quan đến nội dung đề tài. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Các đặc trưng và quan hệ dòng họ của người Hmông Chương 3: Kết quả và bàn luận 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả ngoài nước Claude Lévi-Strauss, nhà Dân tộc học Pháp nổi tiếng với công trình Cấu trúc cơ bản của quan hệ thân tộc [80], đã đưa ra mô hình một trật tự xã hội có cấu trúc chặt chẽ. Khác với Durkheim cho rằng, xã hội được tổ chức như một cơ thể gồm những phần phụ thuộc lẫn nhau và cần thiết cho sự sống còn của “toàn thể”, Lévi-Strauss khẳng định: Giữa sức sống và xã hội còn có một yếu tố cơ bản chính là cái biểu hiện của toàn thể, khiến cho việc nghiên cứu xã hội cũng là phân tích yếu tố tâm linh và xã hội của khoa tâm lý học về ý thức cộng đồng có khả năng soi sáng quan hệ nhân quả của các hiện tượng tập thể. Lévi-Strauss tin rằng, quá trình mang tính lôgic cơ bản cấu trúc tất cả mọi suy nghĩ của con người hoạt động trong các bối cảnh văn hóa khác nhau, cho nên các hiện tượng văn hóa không giống hệt nhau, nhưng chúng là sản phẩm của một khuôn mẫu cơ bản chung của tư duy và ông tập trung nghiên cứu quanh việc tìm ra khuôn mẫu đó. Với phương pháp cấu trúc, Lévi-Strauss đã đem lại một sinh khí mới cho việc nghiên cứu quan hệ thân tộc. Ông là người đầu tiên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của liên minh bên trong cấu trúc thân tộc, và nêu bật lên sự cần thiết phải trao đổi có đi có lại trong cấm kỵ loạn luân. Theo nhãn quan đó, ông đi đến việc nêu lên ý tưởng rằng, mọi xã hội con người đều xây dựng trên một đơn vị tối thiểu về thân tộc là hạt nhân của thân tộc. Luận điểm tổng quát này được gọi là học thuyết về liên minh. Theo một số nhà Nhân học phương Tây, các dòng họ được xác định bằng 6 những mối quan hệ với tổ tiên, vì vậy chúng có một bề dày thời gian. Nguyên tắc của quan hệ dòng họ bao gồm sự truyền lại qua mối liên hệ giữa cha mẹ với con cái và liên kết những người này lại với nhau thành một nhóm xã hội. Trong một số xã hội, tư cách thành viên trong một dòng họ sẽ quyết định cách thức người đó được huy động để phục vụ cho hành động xã hội như thế nào [11, tr. 67]. Những quan hệ bắt nguồn từ hành vi tính giao được gọi là hôn nhân và những mối quan hệ dựa trên sinh đẻ được gọi là quan hệ dòng họ. Quan hệ dòng họ là một phạm trù có tính chất chọn lọc, phản ánh quan điểm của nền văn hóa nào đó về vai trò của con người. Xã hội mẫu hệ đề cao vai trò của phụ nữ thông qua sinh đẻ và xây dựng hệ thống thân tộc, dòng họ trên cơ sở này, không chú ý nhiều đến vai trò của nam giới trong sinh sản. Ngược lại, xã hội phụ hệ đề cao vai trò của người cha và xây dựng hệ thống thân tộc, dòng họ thông qua những người nam giới, mà coi nhẹ vai trò mang thai của người phụ nữ. Các nhà nhân học cho rằng, có thể có hai cách chính mà người ta sử dụng để thiết lập dòng họ: dòng họ song hệ (bilateral hay cognatic descent), là nhóm các thành viên có liên quan với nhau bằng một quan hệ như nhau thông qua bên cha và bên mẹ, và dòng họ đơn hệ gồm những người có liên hệ với nhau chỉ thông qua bên cha hoặc bên mẹ. Dòng họ đơn hệ được coi là phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm hai loại cơ bản là phụ hệ và mẫu hệ [11, tr. 71]. Cũng theo các nhà Nhân học, thân tộc hay dòng họ được xác định như các nhóm xã hội, thiết lập thế tương quan giữa các cá nhân và nhóm xã hội trong không gian và thời gian nhất định, các hệ thống thân tộc, dòng họ giúp duy trì trật tự xã hội mà không có sự can thiệp của chính quyền. Hệ thống này cũng cung cấp những định hướng xã hội đa dạng, theo đó có thể phát triển nhiều mối quan hệ khác nhau như liên minh, liên kết, hỗ trợ, thậm chí có thể chống đối và thù nghịch. Một số nhà nhân học đã tiến hành nghiên cứu dòng họ và hôn nhân như 7 Evans [68] và Leach [76]. Đến giữa thế kỷ 20, những nhà Nhân học coi nghiên cứu dòng họ như một lĩnh vực phân tích riêng liên quan đến các khía cạnh kinh tế - xã hội khác. Họ phần lớn tập trung vào nghiên cứu xã hội dựa trên mối quan hệ, vai trò của dòng họ và các tổ chức của những xã hội không có chữ viết. Những nghiên cứu này, cùng với sự phát triển tư tưởng về thuyết cấu trúc chức năng của Firth [69], Malinowski [81] và Radcliff - Brown [88]. Vào nửa cuối thế kỷ thứ 20, trong quam điểm của Levi - Strauss về thuyết chức năng vẫn coi dòng họ như một tổ chức xã hội và là một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt. Một nghiên cứu quan trọng của ông “The Elementary Structure of Kinship [80], đã minh họa được sự quan trọng của các mối quan hệ và sự liên kết trong hôn nhân. Tuy nhiên, những quan điểm của Levi - Strauss về trao đổi và đặc quyền giữa nhóm đàn ông với nhóm đàn bà đã được các nhà nhân học sau này tiếp tục nghiên cứu và phê bình. Những nghiên cứu về tổ chức xã hội, tư tưởng đối ngẫu và những phân loại nhị nguyên của các loại dòng họ khác nhau theo thuyết cấu trúc chức năng đã được tiến hành ở Indonesia, New Guinea, Andes và Amazon de Boon [59], Maybury - Lewis và Almagor [82] và Turner [96] thực hiện. Điểm yếu của phái theo thuyết cấu trúc chức năng là trình bày một bức tranh tĩnh của xã hội đã được Bourdieu sửa lại và trình bày về dòng họ bao gồm cả hôn nhân giữa anh em con chú, con bác ở Nam Phi, nghiên cứu hành vi và sự chuyển đổi hướng nghiên cứu của ông về dòng họ đã thu hút sự quan tâm trong lĩnh vực dòng họ [54, tr. 68]. Một số nhà nghiên cứu người Pháp đã có những công trình nghiên cứu nổi tiếng về đời sống văn hoá tộc người Hmông, như: F.M. Savina [33] với công trình “Lịch sử người Mèo” đã trình bày tương đối kỹ về lịch sử và quá trình hình thành cộng đồng người Hmông; Guy Morechand [13] trong công trình “Thuật sa man của người Hmông Trắng ở Đông Dương” đã nêu lên những đặc điểm và 8 các hình thức chủ yếu về thuật saman của người Hmông nói chung; người Hmông ở Lào đã được Yang Dao cung cấp những thông tin cơ bản về gia đình, dòng họ, các tổ chức xã hội, chính trị khác của tộc người này, đồng thời nghiên cứu cả sự thay đổi cuộc sống của người Hmông trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị do ảnh hưởng của các nước phương Tây [97 tr. 54]. Tuy nhiên, vấn đề về dòng họ của người Hmông chưa hoặc rất ít được đề cập trong những cuốn sách này. Những nghiên cứu trực tiếp về dòng họ nói chung và dòng họ của người Hmông nói riêng có thể nhắc đến một số công trình tiêu biểu như: - Maine, McLennan và Morgan là những nhà nghiên cứu đầu tiên về dòng họ. Trong cuốn sách của Morgan “System of Consanguinity and Affinity of the Human Family” [84] đã chỉ ra sự khác nhau giữa thuật ngữ dòng họ, mô tả và phân loại dòng họ. Sự khác nhau này được các nhà Dân tộc học và Nhân học khác chấp nhận, và trở thành một nguyên tắc cơ bản cho các nghiên cứu nhân học và dân tộc học về dòng họ được thể hiện trong các nghiên cứu sau này của Leach [76], Levis - Strauss [79], Radcliffe - Brown [87], Schneider and Homans [91] và Service [90]. Vì sự khác nhau căn bản giữa các mối quan hệ cùng dòng máu và tự nhận, nên các nhà nhân học đã quan tâm đến hai khía cạnh cốt lõi khác của dòng họ, đó là mối quan hệ giữa những người cùng dòng máu và mối quan hệ tự nhận; cuốn sách này còn bao gồm cả những điều tra về các quy định của dòng họ và nơi cư trú. - Một trong những thay đổi cơ bản trong nghiên cứu về dòng họ của người Hmông xuất hiện từ những năm 1970, khi Ruey Yih-Fu đề cập và phân tích những mối quan hệ thân tộc đơn giản của người Mèo ở phía Nam Trung Quốc. Sau khi điều tra nghiên cứu cấu trúc xã hội của người Mèo, ông đã đưa ra lập luận rằng: Người Mèo có thể được mô tả bởi dòng họ song phương và cũng có 9 thể bởi quá trình cư trú của cư dân bản địa mới, và cấu trúc xã hội phụ hệ vẫn tồn tại do ảnh hưởng từ người Hán, do có mối quan hệ và quá trình thâm nhập của người Hán [89: tr.44]. Tuy nhiên, đây chỉ là sự giả định từ các các mối quan hệ dòng họ của người Mèo. Gần đây, Nicholas Tap đã thuật lại những vấn đề liên quan đến dòng họ của người Hmông ở Trung Quốc trong cuốn sách “The Hmong of China”. Cuốn sách này đã mô tả mối quan hệ giữa người Hmông và những cư dân xóm giềng của họ, sự bố trí của dòng họ người Hmông và dân tộc khác sống trong cùng một làng Wutong, tỉnh Sichuan [95]. - Trong một công trình khác, nghiên cứu các mối quan hệ của người Hmông dựa vào phả hệ và mạng lưới dòng họ. Để hiểu được sự quan trọng của tập quán xã hội của dòng họ và cấu trúc dòng họ, một nhà dân tộc học người Hmông, Gary Yia Lee đã viết: “Khi hai người Hmông gặp nhau lần đầu tiên, quan tâm đầu tiên thường là xem có cùng họ và cùng lý của dòng họ mình không. Nếu không cùng họ, thì lại hỏi xem vợ của người kia có cùng họ với mình không. Nếu người vợ không cùng họ, thì mối quan hệ của họ vẫn được thiết lập vì cùng là người Hmông. Nhưng nếu hai người gặp nhau lần đầu tiên mà là cùng họ thì câu hỏi tiếp theo xem họ thuộc ngành Hmông nào? Số lượng bát lễ vật cúng tổ tiên như thế nào? Mộ người chết ra sao? Nếu giống nhau thì họ cùng chung một ông tổ [77, tr.31]”. Người Hmông theo chế độ phụ hệ, có nghĩa là con theo dòng cha. Hệ thống gia đình người Hmông là gia đình mở rộng. Các con trai cùng với vợ sống chung với bố mẹ mình. Còn con gái sau khi kết hôn phải ở bên nhà chồng và mang họ nhà chồng. Một nhà bao gồm nhiều gia đình cùng sống chung. Trong truyền thống, đối với người Hmông Trắng ở Thái Lan thì khi người con trai thứ hai lấy vợ về sẽ ở với bố mẹ, còn vợ chồng người anh cả lúc này lại chuyển ra ngoài sống trong ngôi nhà ngay cạnh nhà bố mẹ mình, tuần tự như vậy cho đến người 10 con trai út sẽ ở cùng với bố mẹ, chăm sóc đến lúc họ qua đời và sẽ được hưởng thừa kế tài sản của bố mẹ. Nhưng với nhóm Hmông Xanh và Hmông Hoa, tất cả gia đình các con trai đều ở cùng với bố mẹ trong một ngôi nhà. Các nhà dân tộc học đã tiến hành nghiên cứu xã hội Hmông và phân loại cấu trúc xã hội Hmông thành 3 loại: dòng họ; nhóm họ “subclan” và chi họ hay tiểu chi “lineage” [67, tr.71]. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Các nhà Dân tộc học Việt Nam đã nghiên cứu về người Hmông ở nhiều góc độ, có nhiều công trình chuyên khảo về tộc người này được công bố, trong đó đáng chú ý như: “Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo” của Lâm Tâm [38] Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu lên những vấn đề về nguồn gốc, lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo. Cũng đồng quan điểm với ông, các tác giả Bế Viết Đẳng [10], Cư Hoà Vần và Hoàng Nam [54] đều cho rằng, người Hmông bắt đầu di cư vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm, chủ yếu theo 3 đợt di cư lớn qua các con đường từ Hà Giang xuống Tuyên Quang, từ Lào Cai dịch chuyển qua Tây Bắc, từ Lào sang Thanh Hoá và Nghệ An. Có thể nói, đây là những công trình nghiên cứu khá toàn diện về người Hmông ở nước ta. Dưới góc độ văn hóa tộc người, nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể như: trong sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) của Viện dân tộc học [55]; Dân ca Mèo của Doãn Thanh [40]; Lịch sử tộc người các dân tộc Hmông - Dao qua cứ liệu ngôn ngữ của Nguyễn Văn Lợi [21]; Dân tộc Mông ở Việt Nam của Cư Hoà Vần - Hoàng Nam [54]; Vai trò của các thiết chế xã hội truyền thống trong việc quản lý nguồn tài nguyên cộng đồng của người Hmông của Phạm Quang Hoan [16]; Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn, Nghệ An của Phạm Quang Hoan và các tác giả [17]; Môt số nghi lễ phản ánh bản sắc và tính cố kết dòng họ của người 11 Hmông của Phạm Quang Hoan [18]; Lễ cưới của người Hmông Trắng huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang của Phạm Quang Hoan [19]; Văn hoá Hmông của Trần Hữu Sơn [37]; Dân số - kế hoạch hoá gia đình người Hmông ở Hoà Bình của Trung tâm Sinh thái và Dân số học tộc người [9] do Khổng Diễn chủ biên; Dân tộc Hmông và thế giới thực vật của Diệp Đình Hoa [15]; Những quy ước của người Hmông của Nguyễn Ngọc Thanh [42]; Hệ thống thức ăn của người Hmông trong bối cảnh an toàn lương thực của Vương Xuân Tình [47]; Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam của Vương Duy Quang [32]; Tôn giáo và cách ứng xử với bệnh tật của người Hmông của Nguyễn Văn Thắng [44]. Trong các công trình này, dòng họ của người Hmông được các tác giả đề cập đến trong các phần viết về văn hóa tinh thần, thiết chế xã hội truyền thống hay phong tục tập quán tộc người, đặc biệt là các công trình của Phạm Quang Hoan và Vương Duy Quang đã đề cập khá kỹ về một số khía cạnh quan hệ của dòng họ. Nghiên cứu về canh tác nương rẫy có công trình của Nguyễn Anh Ngọc [25]; về dân số có Khổng Diễn [8] [9]; về Trang phục có Nguyễn Khắc Tụng [48]; Về văn hóa tinh thần có Trần Hữu Sơn [37]; Về văn hóa tộc người có Phạm Quang Hoan [16], Vương Duy Quang [27], Vương Xuân Tình [47], Hoàng Xuân Lương [22], Lê Quốc Hồng [20]… Các công trình nghiên cứu này bước đầu đi sâu tìm hiểu về một số thành tố của tổ chức xã hội truyền thống, phong tục tập quán, văn hóa tinh thần… liên quan đến dòng họ. Đề cập đến vấn đề di cư tự do của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, trong đó có tộc người Hmông, trong công trình Dân số và dân số học tộc người ở Việt Nam, tác giả Khổng Diễn cho rằng hướng chuyển cư của các tộc người là rất đa dạng, có thể là di chuyển qua biên giới mà chủ yếu là từ phía Bắc tới. Nhưng cũng nhiều dòng di chuyển theo chiều ngang, nghĩa là theo hướng 12 Đông - Tây, chủ yếu là của một bộ phận người Tày, người Nùng, người Hmông, ... nay chuyển dần sang phía Tây đến các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và còn có thể đi xa hơn, có tốc độ chậm chạp, không liên tục và hoàn toàn mang tính tự phát (Khổng Diễn [8]). Nhà nghiên cứu Đậu Tuấn Nam đã nghiên cứu về di cư tự do của người Hmông ở miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An [26]... Trong những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo, tín ngưỡng và sự chuyển đổi từ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống sang đạo Tin Lành của người Hmông đã được công bố, trong đó đáng chú ý là: Giữ lý cũ hay theo lý mới? Bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của Đạo Tin Lành của tác giả Nguyễn Văn Thắng [44]. Có thể nói, nghiên cứu về tộc người Hmông đã được tiến hành khá cơ bản, nhiều công trình tương đối toàn diện về mọi mặt đời sống của người Hmông đã được công bố. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về dòng họ với những nhận diện đặc trưng trong văn hóa tộc người Hmông và ảnh hưởng của dòng họ trong quản lý xã hội và đời sống cộng đồng chưa được đề cập nhiều, nhất là nhóm Hmông Trắng ở Sơn La. Cùng với các nghiên cứu khoa học, do tầm quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề công tác đối với dân tộc Hmông trong tình hình hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có một số chỉ thị riêng đối với tộc người này. Trong đó, đáng chú ý là: Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá VII) ngày 23/9/1994 “Về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Hmông”, tiếp đó, để đánh giá kết quả thực hiện triển khai Chỉ thị 45-CT/TW, Trung ương Đảng đã có Thông báo kết luận số 64-TB/TW ngày 9/3/2007 của Ban Bí Thư (khoá X) về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa VII”… Các văn bản này đã đánh giá tình hình chung ở vùng đồng bào Hmông nước ta, 13 xác định các mục tiêu và nội dung thực hiện chính sách dân tộc; đánh giá tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành trong thực hiện một số nhiệm vụ công tác cụ thể ở vùng dân tộc Hmông; xác định rõ những mặt được và những hạn chế như tình hình thiếu đói, chất lượng nguồn nhân lực, thiếu đất sản xuất, xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ và hệ thống chính trị cơ sở;… Gần đây nhất là “Báo cáo tình hình thực hiện Thông báo kết luận số 64-TB/TW của Uỷ Ban Dân tộc và Ban Dân vận Trung ương” tiếp tục khẳng định những kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách dân tộc ở vùng đồng bào Hmông và những định hướng giải quyết các tồn tại, vướng mắc ở trong những năm tới nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt các vấn đề về dân tộc và tôn giáo ở vùng dân tộc Hmông hiện nay. 1.2. Cở sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản - Dòng họ (clan): Người Hmông gọi dòng họ là “seng”. Theo Cooper [62], thuật ngữ này bắt nguồn từ Trung Quốc là “Shing” và “Xing”, có nghĩa là nhóm người cùng dòng họ. Những người trong họ người Hmông chỉ được dùng một họ; nếu cùng họ mà cùng chung “lý” thì những người đó có chung một ông tổ. Những người cùng họ không được phép kết hôn với nhau. - Nhóm họ (Subclan): Mặc dù người Hmông nhóm họ “subclan” không có một tên gọi cụ thể khác, nhưng vẫn có 2 thuật ngữ cụm và nhóm. Trong một họ, các thành viên trong nhóm họ được coi là có chung một ông tổ như đã nói trên. Vì vậy, trong xã hội người Hmông để phân biệt giữa các nhóm họ là sự khác nhau trong các nghi lễ cúng nhóm họ, theo Geddes: người trong cùng một dòng họ, họ coi các thành viên trong dòng họ có mối quan hệ khăng khít với nhau hơn các thành viên trong các dòng họ khác. Những người này chúng tôi gọi là nhóm họ. Nguyên tắc thống nhất cũng như mối liên kết trong dòng họ: Họ cùng có chung cách thức tổ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất