Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đồng dao trẻ em hát trẻ em chơi với việc giáo dục học sinh tiểu học (2014)...

Tài liệu đồng dao trẻ em hát trẻ em chơi với việc giáo dục học sinh tiểu học (2014)

.PDF
61
295
138

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ----------------------------- TRẦN THỊ THẢO ĐỒNG DAO TRẺ EM HÁT – TRẺ EM CHƠI VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Thiếu nhi Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S GVC NGUYỄN NGỌC THI HÀ NỘI, 2014 Khãa luËn tèt nghiÖp LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo – Th.s GVC Nguyễn Ngọc Thi, người đã tận tình hướng dẫn em, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Trần Thị Thảo Khãa luËn tèt nghiÖp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Những kết quả và số liệu trong khóa luận chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Trần Thị Thảo Khãa luËn tèt nghiÖp MỤC LỤC Phần Mở đầu ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 7 Phần Nội dung ................................................................................................... 8 Chương I. ĐỒNG DAO VÀ ĐỒNG DAO TRẺ EM HÁT – TRẺ EM CHƠI TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG .......................... 8 1.1 . Cơ sở lí luận của đề tài .............................................................................. 8 1.1.1. Vài nét về đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học....................... 8 1.1.1.1 . Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống ........................... 8 1.1.1.2 . Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ ............................................. 9 1.1.2. Vài nét về nhận thức, thẩm mỹ và nhân cách của học sinh tiểu học ............................................................................................................. 11 1.1.2.1. Về nhận thức ......................................................................... 11 1.1.2.2. Về thẩm mỹ ........................................................................... 12 1.1.2.3. Về nhân cách ......................................................................... 13 1.2 . Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi ......................................................... 14 1.2.1. Định nghĩa đồng dao ....................................................................... 14 1.2.2. Định nghĩa đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi ................................ 14 1.2.3. Ngôn ngữ đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi.................................. 16 1.2.4. Kết cấu đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi ..................................... 17 1.2.5. Tính chất, chức năng và tác dụng của đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi ...................................................................................................... 18 Khãa luËn tèt nghiÖp 1.2.5.1. Tính chất ................................................................................ 18 1.2.5.2. Chức năng và tác dụng .......................................................... 19 1.2.6. Tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học thông qua đồng dao .......... 20 Chương II: TÁC DỤNG CỦA ĐỒNG DAO TRẺ EM HÁT – TRẺ EM CHƠI VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC................................. 22 2.1. Tác dụng của đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc giáo dục nhận thức cho học sinh tiểu học ...................................................................... 22 2.1.1. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi giúp học sinh tiểu học nhận thức những sự vật hiện tượng trong tự nhiên ............................................ 22 2.1.2. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi giúp học sinh tiểu học nhận thức những kiến thức về đời sống xã hội .................................................. 27 2.1.3. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi giúp học sinh tiểu học nhận thức những kiến thức trường học đơn giản ............................................... 29 2.2. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học .............................................................................................. 34 2.2.1. Học sinh biết yêu, biết hòa hợp với thiên nhiên ............................. 34 2.2.2. Học sinh biết yêu quý cái đẹp và tạo ra cái đẹp .............................. 37 2.3. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc giáo dục nhân cách cho học sinh tiểu học .............................................................................................. 40 2.4. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc rèn luyện thể chất cho học sinh tiểu học .............................................................................................. 44 2.5. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi giúp bồi dưỡng năng lực Văn – Tiếng Việt cho học sinh tiểu học..................................................................... 48 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... PHỤ LỤC ............................................................................................................ Khãa luËn tèt nghiÖp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ ngàn xưa, trên khắp các miền quê, trẻ em lớn lên không chỉ nhờ dòng sữa thơm mát và những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ mà còn xuất phát từ nhu cầu tự thân của đời sống tinh thần, tuổi thơ của các em đã không thể thiếu được những bài đồng dao mang đậm hơi ấm của làng quê, con người Việt Nam. Những bài hát đồng dao đã dựng lên một cuốn phim quay chậm về thiên nhiên, con người và xã hội Việt Nam xưa, gắn với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời mà tác giả và đạo diễn, người ca hát và diễn xuất không ai khác chính là tập thể trẻ em. Với những suy nghĩ hồn nhiên, tư duy ngộ nghĩnh nhưng cũng rất thông minh và sáng tạo ấy; biết bao màu sắc tươi sáng của đất trời, đồng ruộng, cỏ cây đã quyện lẫn cùng âm thanh vui tai của muông thú, âm điệu ngọt ngào từ lời ru êm dịu của mẹ hiền; biết bao hoạt động sản xuất cùng những thuần phong mỹ tục, những lễ hội tưng bừng… cũng tự nhiên đi vào lời hát của những trí óc non tơ. Thế giới của những lời ca, tiếng hát, trò chơi ấy tựa như những dòng suối trong lành mà mạch nguồn của nó không hề xa lạ: mạch nguồn truyền thống lao động, truyền thống nhân đạo lâu đời của dân tộc Việt tự ngàn năm nay, góp phần hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam qua bao thế hệ. Cũng như các thể loại văn học dân gian khác, đồng dao là một bộ phận quan trọng trong kho tàng thơ ca dân gian, ra đời sớm và được lưu truyền khá rộng rãi. Trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, những khúc đồng dao có thể vẫn mãi gắn liền với họ, từ khi thơ bé tới lúc trưởng thành. Đó có thể là những kỷ niệm gắn liền với những trò chơi cùng bạn bè ngay dưới mái trường quen thuộc, trên cánh đồng làng khi cùng chăn trâu, cắt cỏ hay dưới bãi sông TrÇn ThÞ Th¶o 1 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp trong một đêm trăng sáng … Những cây chuyền nhỏ trong trò chơi Chuyền thẻ, với những viên sỏi trong trò chơi Ô ăn quan, hay cả những tiếng reo hò, tiếng la hét vang một góc sân của trò chơi Rồng rắn lên mây, Thả đỉa ba ba… tất cả đều đủ sức gọi về những ngày xưa thơ bé. Những khúc đồng dao chẳng những cung cấp kiến thức tự nhiên, kiến thức xã hội mà đồng dao còn là những người bạn đồng hành, là dưỡng chất quý báu bồi bổ đời sống tinh thần cho trẻ em. Cũng từ đây những khúc đồng dao xưa đã nâng cánh cho những ước mơ bay bổng của trẻ em. Đồng dao được các em hát trong lúc tổ chức trò chơi hay vui chơi, trình bày theo lối liệt kê, dễ nhớ, dễ phân biệt nên càng kích thích trí tò mò của trẻ. Đồng thời nếu biết tận dụng, nó còn là kho kiến thức để giáo dục nhận thức, thẩm mỹ, nhân cách cho học sinh tiểu học. Là một người giáo viên tiểu học tương lai, tôi đã được nghiên cứu, tìm hiểu về tâm lý cũng như đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học. Hơn nữa, những trải nghiệm của tuổi thơ ở một vùng quê yên bình với bầu sữa mẹ, với những tiếng ru ngọt ngào của bà bên cánh võng, những cây chuyền, cây chắt, những hòn đá ô ăn quan, những buổi chiều chăn trâu cắt cỏ cùng bạn bè… tôi càng nhận thức được ý nghĩa của những khúc đồng dao trong đời sống tâm hồn mỗi con người. Những khúc đồng dao chứa đựng những bài học vô cùng quý báu, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, đưa các em đến với những trò chơi lý thú và bổ ích. Đồng dao dẫn dắt các em vào thế giới tự nhiên xung quanh với bao điều thú vị, giới thiệu cho các em cả một bức tranh về đời sống xã hội của con người Việt Nam xưa. Không chỉ đơn thuần là những câu hát giản dị, mộc mạc được sử dụng trong lúc vui chơi, đồng dao còn chứa đựng những giá trị nhận thức, giá trị thẩm mỹ vô vùng to lớn và sâu sắc. Đằng sau những câu hát ngộ nghĩnh tưởng chỉ để giải trí là cả một kho kiến thức khổng lồ làm hành trang tri thức cho các em bước vào đời. TrÇn ThÞ Th¶o 2 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp Như vậy, khi được tiếp cận với đồng dao các em không chỉ được vui chơi mà các em còn nhận biết cái hay cái đẹp trong cuộc sống, được tiếp thu những kiến thức trong đời sống xã hội. Với những lý do trên, với tư cách là một nhà giáo dục, tôi mạnh dạn đi nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc giáo dục học sinh tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh phát triển toàn diện. 2. Lịch sử nghiên cứu Đồng dao có giá trị to lớn trong đời sống văn hóa của trẻ em từ xưa và trong thời đại ngày nay, nó vẫn còn nguyên giá trị nếu như chúng ta biết phát huy vai trò của nó. Với tinh thần đó, không ít những nhà nghiên cứu văn hóa và các nhà sư phạm đã bỏ nhiều công sức thời gian tìm hiểu về giá trị của đồng dao và ở họ đều có những tiếng nói chung khi tìm hiều về đồng dao Việt Nam. Trước cách mạng tháng Tám (1945), tác giả Nguyễn Văn Vĩnh viết tập Trẻ con hát trẻ con chơi chủ yếu giới thiệu các trò chơi có kèm theo các bài đồng dao. Năm 1967, tác giả Võ Văn Trực viết cuốn Gọi nghé trong đó giới thiệu một số bài đồng dao của trẻ chăn trâu. Năm 1971, trong cuốn Thi ca bình dân Việt Nam Nguyễn Tấn Long, Phan Canh phát biểu: “Chúng ta đừng đòi hỏi ở những câu đồng dao một ý nghĩa nào cả. Nếu phải có ý nghĩa thì không còn tính chất của đồng dao nữa”[8,229]. Rõ ràng đây là một ý kiến xác đáng tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra vấn đề mà chưa chứng minh, giải thích được cặn kẽ. Trong Tạp chí Văn học số 4 năm 1977, tác giả Vũ Ngọc Khánh viết “Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam” để tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của bài đồng dao Chi chi chành chành. TrÇn ThÞ Th¶o 3 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp Tác giả Nguyễn Thu Thủy trong cuốn Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ, nhà xuất bản Giáo dục năm 1995 tiếp tục đưa ra một số ý kiến về đồng dao và khẳng định đồng dao có tác dụng tốt trong việc giúp trẻ em cảm nhận được nhịp điệu gợi cảm xúc vui tươi phù hợp với tâm hồn và cuộc sống của trẻ thơ. Năm 1990, khi biên soạn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam Hoàng Tiến Tựu đã chia hệ thống đồng dao thành bốn bộ phận: bộ phận đồng dao gắn với công việc mà trẻ em đảm nhận, bộ phận đồng dao gắn với trò chơi của trẻ em, bộ phận đồng dao gắn với nhu cầu hiểu biết học hỏi, mở mang trí tuệ của trẻ em, và những lời sấm truyền, sấm kí[16,114]. Cách chia dựa vào chức năng của thể loại đã dẫn tới việc một số bài đồng dao có thể thuộc nhiều hơn một bộ phận, dẫn tới sự phức tạp và khó hiểu. Năm 1992, tác giả Phan Đăng Nhật với Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em đã khẳng định: “chúng ta có thể kết luận lời đồng dao có những đóng góp quan trọng để thực hiện chức năng giáo dục và chức năng vui chơi với những nhiệm vụ rất đa dạng: luyện phát âm, cung cấp từ ngữ, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, giữ nhịp cho thao tác chơi, thay hiệu lệnh kết thúc và hiệu lệnh xuất phát, chọn người đóng vai chính” [11,15]. Tuy vậy, tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra lời giới thiệu mang tính chất dẫn dắt, khơi gợi mà chưa đặt vấn đề nghiên cứu, xem xét giá trị nội dung của các bài đồng dao một cách cụ thể, toàn diện và có hệ thống. Năm 1997, Vũ Ngọc Khánh trong bài viết “Thi pháp đồng dao” đã có những phát hiện rất lí thú: “Những bài đồng dao thường bị xem là lung tung, tản mạn, giá trị tư tưởng nghệ thuật thường bị đánh giá thấp, hoặc cho là không có gì, vốn có yêu cầu riêng, phương pháp riêng nên mới có thể tồn tại lâu dài”[6,20]. Đây cũng chỉ là bài viết với quy mô nhỏ được tác giả nêu vấn đề mà chưa đi vào chứng minh. TrÇn ThÞ Th¶o 4 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp Năm 1997, cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn khi nói về đồng dao đã nhận định: “Những bài hát trò chơi hay những trò chơi có bài hát như: Chi chi chành chành, Dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống,… có thể do người lớn tạo ra, cũng có thể do trẻ em nghĩ ra. Những sinh hoạt hát vui chơi, sinh hoạt vừa chơi vừa hát là một sinh hoạt của các em”[4,410]. Ở đây, các tác giả chỉ đi vào việc khai thác nội dung của những bài đồng dao một cách sơ lược ngắn gọn. Năm 2002, ở cuốn giáo trình Văn học dân gian (dành cho hệ đào tạo tại chức, đào tạo từ xa) Phạm Thu Yến đã nhận xét: “Đồng dao đã thể hiện rõ tính chất nguyên hợp về chức năng, về nghệ thuật của Văn học dân gian. Lời ca gắn bó một cách hài hòa, chặt chẽ với âm nhạc, với trò chơi, thể hiện tính chất hồn nhiên chất phác, phù hợp với nhu cầu vui chơi, sinh lí trẻ nhỏ” [17,32]. Cuối cuốn giáo trình này tác giả cũng chỉ nghiên cứu về đồng dao dưới dạng một chuyên mục ngắn gọn. Tác giả Trần Gia Linh với cuốn Đồng dao Việt Nam (dành cho học sinh tiểu học) nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ hai năm 2004 đã tuyển chọn 176 bài đồng dao và chia thành năm chủ đề lớn bao gồm: đồng dao về thiên nhiên, đất nước; đồng dao gắn với trò chơi lứa tuổi nhỏ; đồng dao mô phỏng các hoạt động sản xuất tập cho trẻ em thành người lao động; đồng dao chứa đựng những tư duy ngộ nghĩnh và trí thông minh của trẻ em; và cuối cùng là những bài hát ru. Cùng tên Đồng dao Việt Nam của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân, nhà xuất bản Văn học, xuất bản năm 2008 lại chia đồng dao thành năm bộ phận: đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi, đồng dao hát ru, đồng dao trẻ em đố vui và ca dao cho trẻ em[2,13]. Năm 2008, tác giả Triều Nguyên viết cuốn Tìm hiểu về đồng dao người Việt rất công phu nghiên cứu kỹ lưỡng về cấu trúc những bài đồng dao. TrÇn ThÞ Th¶o 5 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp Nhắc đến đồng dao cũng không thể không kể đến những trò chơi trẻ em. Trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em, nhà xuất bản Văn học 2009, hai tác giả Trần Thị Ngân và Nguyễn Thị Thu đã đưa ra những bài đồng dao hết sức dí dỏm với hai phần: đồng dao và trò chơi trẻ em, tuyển chọn những câu đồng dao cho trẻ em. Tác giả đã liệt kê cách chơi của một số trò chơi dân gian quen thuộc và những câu đồng dao ngắn gọn, phản ánh một cách sinh động về tự nhiên và cuộc sống. Trên trang web w.w.w.vanhoaviet-cadao.com với bài viết Đồng dao và trò chơi trẻ em – những hình thức giáo dục dần bị lãng quên tác giả Trần Xuân Toàn đã nhắc nhở: “Có lẽ hầu như chúng ta quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn. Đó là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và hình thức giáo dục “không thầy, không sách” tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả”[15]. Tuy đây chỉ là bài viết ngắn nhưng tác giả đã nói lên tầm quan trọng của đồng dao trong sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, còn một số tác giả cũng có những bài viết tâm huyết về đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam trên các tạp chí khoa học, tạp chí giáo dục hoặc trong các báo điện tử… Song nhìn chung qua quá trình khảo sát các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy đồng dao vẫn còn là “mảnh đất” cần được khai thác kĩ lưỡng và toàn diện hơn nữa. Các công trình nghiên cứu đều ít nhiều đề cập đến nội dung, ý nghĩa và giá trị quý báu của đồng dao đem lại cho lứa tuổi thiếu nhi. Dựa trên cơ sở những gợi ý quý báu, cần thiết và bổ ích từ các công trình nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài “Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc giáo dục học sinh tiểu học” với mong muốn góp chút công sức của mình vào việc tìm hiểu đồng dao và giá trị quý báu đồng dao mang lại với việc giáo dục học sinh tiểu học. TrÇn ThÞ Th¶o 6 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tác dụng của đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc giáo dục học sinh tiểu học, thông qua đó góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc giáo dục học sinh tiểu học. Để thực hiện khóa luận chúng tôi khảo sát cuốn Đồng dao Việt Nam của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu đồng dao và đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi trong văn học dân gian truyền thống. - Tìm hiểu tác dụng của đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc giáo dục học sinh tiểu học. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê phân loại. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp phân tích tổng hợp. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Đồng dao và đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi trong văn học dân gian truyền thống. Chương 2: Tác dụng của đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi với việc giáo dục học sinh tiểu học. TrÇn ThÞ Th¶o 7 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp PHẦN NỘI DUNG Chƣơng I: ĐỒNG DAO VÀ ĐỒNG DAO TRẺ EM HÁT – TRẺ EM CHƠI TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Vài nét về đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học Học sinh tiểu học là lứa tuổi thiếu nhi từ 6 đến 11 tuổi. Ở lứa tuổi này có thể nhận thấy các em có những đặc điểm sau: 1.1.1.1. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống Về hoạt động: Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Sinh hoạt học tập của các em rất hào hứng để cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức mới lạ và không ngừng đặt ra những câu hỏi tò mò, thắc mắc để tìm ra tri thức mới. Tuy nhiên song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như: + Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang chơi các trò chơi vận động. + Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia vào các hoạt động lao động đơn giản của gia đình và nhà trường. + Hoạt động xã hội: Các em bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, lớp và của cộng đồng dân cư. Về môi trường sống: Khác với lứa tuổi mầm non, ở lứa tuổi tiểu học các em có sự thay đổi rõ rệt môi trường sống. Các em không còn nhút nhát, rụt rè mà thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Các em bạo dạn hơn trong các hoạt động ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Môi trường thay TrÇn ThÞ Th¶o 8 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp đổi đòi hỏi các em phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo léo của đôi bàn tay để học tập. Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì cần phải có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học. 1.1.1.2. Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ Nhận thức cảm tính: Các cơ quan cảm giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Tri giác của các em lứa tuổi này mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính ổn định. Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng – tri giác có chủ định (Trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó…). Nhận thức lý tính: Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi. Lớp 4, 5 các em bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học. Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn. Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Ở cuối tiểu học tưởng tượng tái tạo đã bắt TrÇn ThÞ Th¶o 9 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,… Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn với các rung động tình cảm của các em. Trí nhớ: Giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các đặc điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em. Chú ý: Ở đầu tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến các môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,… Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Ở cuối tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài… Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. TrÇn ThÞ Th¶o 10 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp Trên đây là những đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh tiểu học, hiểu được đặc điểm tâm lí này để giáo dục các em cần phải sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau một cách phù hợp để đạt hiệu quả cao. 1.1.2. Vài nét về nhận thức, thẩm mỹ và nhân cách của học sinh tiểu học 1.1.2.1. Về nhận thức Ở bậc tiểu học nhu cầu nhận thức của học sinh phát triển rất rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết. Tuy nhiên, mức độ nhận thức của học sinh tiểu học còn đơn giản, các em chủ yếu nhận thức cảm tính, có thể quan sát, tiếp cận với môi trường sống xung quanh để thấy được, nghe được các sự vật, hiện tượng cụ thể nhưng các em lại chưa thể phân tích, suy luận một cách logic. Lứa tuổi tiểu học các em có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh, bên ngoài thiên nhiên, những sự vật diễn ra trong cuộc sống rất mãnh liệt. Đầu tiểu học nhu cầu tìm hiểu những sự vật hiện tượng riêng lẻ, nhưng đến cuối cấp nhu cầu đó gắn liền với sự phát hiện nguyên nhân, quy luật, các mối quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật hiện tượng. Các em luôn đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về thế giới quanh mình như “Cái đó là cái gì? Nó được sinh ra ở đâu? Như thế nào? Và tại sao lại như vậy?”. Đồng thời các em luôn tìm mọi cách để giải quyết những câu hỏi đó. Khi trả lời những thắc mắc mà bản thân các em đặt ra thì các em sẽ nhận thức, lĩnh hội được tri thức của những sự vật, hiện tượng đó. Nhận thức là nguồn năng lượng tinh thần để định hướng và tiến lên trong nhiều tình huống trên còn đường khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Quá trình nhận thức không tách khỏi hoạt động thực tiễn của trẻ em.Vì thế nhu cầu nhận thức của học sinh được thỏa mãn tư duy trong hành động và tư duy bằng hành động. Cho nên nhận thức của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển như các hoạt động muôn màu, muôn vẻ trong gia đình, nhà trường, xã hội và trong chính cuộc sống của các em. TrÇn ThÞ Th¶o 11 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp 1.1.2.2. Về thẩm mỹ Thẩm mỹ là sự cảm thụ và hiểu biết cái đẹp. Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có hệ thống và có mục đích vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Giáo dục lòng yêu cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo. Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ở lứa tuổi tiểu học. Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ và lao động. Với giáo dục đạo đức: cảm xúc thẩm mỹ không những xây dựng trên cơ sở cảm thụ cái đẹp mà còn trên cơ sở nắm chắc nội dung, tư tưởng của các tác phẩm nghệ thuật. Những cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh tiểu học làm cho tính cách các trẻ thêm cao thượng. Ví dụ: Qua vẻ đẹp thiên nhiên học sinh sẽ có thái độ yêu mến, quý trọng và mong muốn bảo vệ thiên nhiên. Từ đó gợi lên sự rung động trong lòng các em, khiến cho các em hình thành những hành vi văn minh cho mình. Cảm xúc thẩm mỹ làm cho phong phú cuộc sống của học sinh tiểu học. Nó góp phần giáo dục tính lạc quan, yêu đời cho các em. Với giáo dục trí tuệ: Giáo dục thẩm mỹ là cơ sở, tiền đề để phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học. Học sinh ở lứa tuổi này không thể tiếp nhận những lí sự khô khan về lẽ phải và cũng dễ khước từ sự buồn tẻ. Trái lại học sinh sẽ rất nhạy cảm với những điều đó nếu chúng được biểu hiện dưới những hình thức, hình tượng sinh động và giàu màu sắc xúc cảm. Giáo dục thẩm mỹ khơi dậy ở các em tính tích cực, sáng tạo và sự tự giác sắc bén hơn. Qua giáo dục cái đẹp học sinh được tiếp xúc, khám phá môi trường xung quanh sẽ làm cho trí tưởng tượng của các em thêm phong phú. Học sinh sẽ chú ý, ghi nhớ, tư TrÇn ThÞ Th¶o 12 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp duy sâu sắc hơn để đưa những hình ảnh mà các em thấy được vào tác phẩm tạo hình của mình, góp phần phát triển năng lực nhận thức. Với giáo dục lao động: Giáo dục thẩm mỹ có thể liên hệ trực tiếp với giáo dục lao động và thể dục. Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh và sự tổ chức quá trình lao động có tác dụng tăng năng suất lao động. Qua việc tiếp xúc, khám phá, tìm hiểu cái đẹp học sinh hứng thú và làm việc say mê hơn. Sức khỏe phát triển, thể lực tốt có tác dụng thẩm mỹ đến sự phát triển chung về mặt tinh thần. Như vây, giáo dục thẩm mỹ góp phần quan trọng vào viêc hình thành nhân cách, phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học. 1.1.2.3. Về nhân cách Khi nói đến nhân cách người ta thường nhấn mạnh vào cốt cách làm người và giá trị xã hội của mỗi cá nhân. Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý, những thuộc tính tâm lý quy định con người như là một thành viên của xã hội. Hay nói cách khác, nhân cách chính là tư cách và phẩm chất đạo đức của con người. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, nét tính cách đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, các em có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn,… Sau 5 năm “tính cách học đường” mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng. Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển. TrÇn ThÞ Th¶o 13 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp Và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong qua trình phát triển toàn diện về mọi mặt, vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. 1.2. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi 1.2.1. Định nghĩa đồng dao Theo Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn Đồng dao Việt Nam thì “đồng dao là những lời mộc mạc hồn nhiên, có vần, được trẻ em truyền miệng cho nhau hoặc hát đồng thanh theo nhịp điệu đơn giản trong lúc vui chơi hoặc tiến hành các trò chơi dân gian của lứa tuổi thiếu nhi”[2,12]. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh trong Thi ca bình dân Việt Nam cho rằng “đồng dao là ca dao nhi đồng” [8,15]. Cùng tên Đồng dao Việt Nam, tác giả Trần Gia Linh đưa ra định nghĩa “đồng dao là những bài hát dân gian phù hợp với trẻ em, một số bài gắn với một trò chơi nhất định, các em vừa làm trò, vừa hát”[7,13]. Tác giả Triều Nguyên trong cuốn Tìm hiểu về đồng dao người Việt nhận định “đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, thuộc phương thức biểu đạt tự sự bằng văn vần, gồm phần lớn của những bài hát dân gian trẻ em (những bài hát ấy có thể làm trò chơi hay không)[10,15]. 1.2.2. Định nghĩa đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi là một bộ phận quan trọng của hệ thống đồng dao, là môi trường văn hóa, văn nghệ trẻ em vừa hát, vừa chơi, vừa chơi vừa học của lứa tuổi thiếu nhi. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi còn là “môi trường văn nghệ chơi mà học, học mà chơi của trẻ em”. Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi đã được trẻ em sáng tạo, truyền miệng, kế thừa và phát triển phong phú từ thế hệ này sang thế hệ khác với sự hướng dẫn của người lớn theo tinh thần chơi mà học, học trong chơi nhằm phát triển tình cảm, tư duy từ thấp đến cao một cách tự nhiên phù hợp sinh lí trẻ em. TrÇn ThÞ Th¶o 14 K36A - GDTH Khãa luËn tèt nghiÖp Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi có thể phân biệt lời đồng dao hát chơi và đồng dao hát trong các trò chơi. Đồng dao hát chơi có nội dung rất đa dạng, phong phú với hàng nghìn lời. Khi chơi, các em hát câu hát đó và nhớ câu hát đó. Những trò chơi dân gian trẻ em có lời đồng dao kèm theo chiếm một tỷ lệ khá lớn. Theo Phan Đăng Nhật trong “Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền trẻ em” thì trong số 82 trò chơi dân gian mà tác giả đã sưu tầm có đến 51 trò chơi đó là “lời có vần”, “có tính nhạc rất cao” giúp trẻ rèn luyện bồi dưỡng tiếng nói, thao tác trò chơi đều đặn và đồng loạt. Lời đồng dao kèm theo các trò chơi giúp trẻ em khi chơi có thể luyện phát âm hay cung cấp từ ngữ, giáo dục nhận thức, giữ nhịp cho thao tác chơi,… Đồng dao còn được các em coi là công cụ, phương tiện để hát, để tạo sự cân bằng, hứng khởi cho cuộc chơi. Lời đồng dao giống như một tiếng còi hiệu lệnh tập hợp các em chuẩn bị tư thế sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi, nó cũng giống như một người nhạc trưởng bắt nhịp cho các trò chơi mà ở đó lời hát của bài đồng dao có liên quan mật thiết đến trò chơi. Các em cùng tham gia hát các bài đồng dao kết hợp với các trò chơi một cách hăng say, vui vẻ. Đồng dao và trò chơi dân gian giống như một chất men có sức hấp dẫn trẻ em khiến cho các em yêu thích. Đúng như Nguyễn Tấn Long, Phan Canh đã nhận định trong Thi ca bình dân Việt Nam: “Đồng dao có tác dụng trong sinh hoạt nhi đồng cũng chẳng kém gì ca dao tác động trong sinh hoạt người lớn”[8,240]. Trong đồng dao các dân tộc thiểu số trò chơi có lời đồng dao cũng có tỉ lệ khá cao như đồng dao dân tộc Thái (Tây Bắc), dân tộc Tày, dân tộc Nùng… Tìm hiểu cuốn Đồng dao Việt Nam của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân chúng tôi có bảng thống kê về những bài đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi. (Xin xem phụ lục) TrÇn ThÞ Th¶o 15 K36A - GDTH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất