Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Don quixote nhà quý tộc tài ba xứ mancha...

Tài liệu Don quixote nhà quý tộc tài ba xứ mancha

.DOCX
30
1550
57

Mô tả:

Nhóm 3: Cao Thùy Liễu Đinh Thị Hương Hoàng Ngọc Liên Nguyễn Thị Diệu Hà Bùi Trần Thùy Linh. HÌNH THỨC TIỂU THUYẾT “DON QUIXOTE – NHÀ QUÝ TỘC TÀI BA XỨ MANCHA” CỦA M.DE.CERVANTES MỤC LỤC: A. Khái quát chung..................................................................................................2 1. Tiểu thuyết.......................................................................................................2 2. Đặc điểm hình thức tiểu thuyết........................................................................3 B. Tác phẩm Don Quixote – M.De.Cervantes.......................................................4 I. Tác giả và tác phẩm..........................................................................................4 II. Đặc điểm về hình thức của tiểu thuyết Don Quixote - M.De.Cervantes.......8 1. Nhân vật........................................................................................................8 2. Cách tiếp cận nhân vật.................................................................................18 3. Người kể chuyện (Nhân vật tác giả)............................................................19 4. Hoàn cảnh trong tiểu thuyết........................................................................20 5. Cốt truyện....................................................................................................21 6. Kết cấu.........................................................................................................23 7. Ngôn ngữ và giọng điệu..............................................................................25 1 A. Khái quát chung 1. Tiểu thuyết - Khái niệm: Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, vì vậy tính chất văn xuôi trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống. Ở phương Tây, người Anh gọi dùng từ “novel” để chỉ tiểu thuyết trường thiên, trong khi người Pháp gọi tiểu thuyết là “roman”, có cội nguồn từ thể loại romance (truyện truyền kì thời trung đại), nhấn mạnh tới tính chất li kì. Người Mĩ thì gọi tiểu thuyết là “fiction”, nhấn mạnh tới tính chất tưởng tượng, hư cấu của truyện. Tiểu thuyết phương Tây kể những chuyện tân kì, kì lạ, nằm ngoài sức suy luận của kinh nghiệm thông thường. Đó cũng là lí do để người phương Tây định nghĩa tiểu thuyết là một chuyện tưởng tượng, hư cấu. - Nguồn gốc: Ở Châu Âu, tiểu thuyết bắt nguồn từ thần thoại, sử thi cổ đại, đặc biệt là Iliad và Ôđixe ở Hi Lạp, bài ca Rolland ở Pháp, bài ca Nibelungel ở Đức, Bài ca binh đoàn Igor ở Nga, kể chuyện các anh hùng và cuộc phiêu lưu mạo hiểm của họ nhằm lập công, trừ hại và làm gương cho dân. Các tiểu thuyết Châu Âu hầu hết đều theo khuôn phiêu lưu, mạo hiểm nhưng nội dung của tiểu thuyết thì khác với sử thi cổ đại. - Thành tựu: Tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới những thành tựu rực rỡ với những tác phẩm đồ sộ của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ dòng chảy của tiểu thuyết sử thi hoành tráng trong văn học Nga thế kỷ bạc đến những nguồn mạch văn chương hiện thực huyền ảo Mỹ-Latinh,... Những mô hình ấy đã tạo dựng nên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong suốt thời kỳ đã qua tính từ khi hình thành thể loại. - Nghệ thuật kể truyện: 2 Giống như các hình thái tự sự khác như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng "tôi", cũng có thể là một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên một điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm. - Khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực: Tiểu thuyết có khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình. Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật. 2. Đặc điểm hình thức tiểu thuyết Tiểu thuyết như một thể loại tự sự có dung lượng lớn, tuy hình thức tiểu thuyết không đông cứng thành những quy phạm song các yếu tố cơ bản mà tác phẩm tự sự nào cũng có như nhân vật, cốt truyện, hoàn cảnh, chi tiết, kết cấu, lời văn đến tiểu thuyết lại được phát triển phong phú nhất và không ngừng thay đổi. a. Nhân vật tiểu thuyết: được miêu tả nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như con người sống. Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động đến tâm lý, từ quan hệ đến ngôn ngữ,… đều được nhà tiểu thuyết quan tâm, miêu tả đạt được tính lập thể, toàn vẹn. Các thuộc tính của nhân vật được biểu hiện trong mọi bình diện. Điểm nổi bật trong các nhân vật trong tiểu thuyết là có tính cách,,cá tính, tính chỉnh thể và có quá trình phát triển và là một chủ thể sống động, điển hình. Tiểu thuyết không chỉ viết về một người mà còn viết về cả gia tộc, thế hệ, thậm chí là nhiều thế hệ. Nhân vật trong tiểu thuyết không có sự giới hạn. b. Cách tiếp cận nhân vật: đa dạng, có thể miêu tả nhân vật qua hành động tâm lý nhưng cũng có thể miêu tả thuần túy qua hồi ức. c. Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa rất chi tiết. Đó có thể là hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên, môi trường, phông tục,…để cung cấp không gian 3 cho nhân vật hoạt động và để thúc đẩy nhân vật hành động làm bộc lộ tính cách, tâm lý, tạo không khí cho toàn tác phẩm. d. Cốt truyện, kết cấu: Phức tạp, tự do, linh hoạt (đơn tuyến/đa tuyến/đan xen), cách trần thuật đa dạng (ngôi thứ nhất/ thứ 2/ thứ 3). Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc theo sở trường của người viết. Thậm chí người ta còn cho rằng, về nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết. Tuy thường gặp những kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến tiểu thuyết vẫn không chịu được những chế định chặt chẽ, nó không có quy phạm cố định và người viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau. Kết cấu cho phép tạo nên một diện mạo chung nhất về tiểu loại: tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết đa thanh… e. Ngôn từ: phong phú, được cá thể hoa cao độ để phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng nhân vật. Các đặc điểm nói trên làm cho hình thức của tiểu thuyết đặt được trình độ phát triển cao nhất trong các thể loại văn học tự sự. Tuy nhiên, trải qua nhiều giai đoạn thì hình thức tiểu thuyết có phần thay đổi. B. Tác phẩm Don Quixote – M.De.Cervantes I. Tác giả và tác phẩm 1. Cuộc đời của nhà văn Xecvantex Mi-ghen Đơ Xéc-van-téc (Miguel de Cervantes, 1547-1616), nhà văn Phục hưng Tây Ban Nha, là tiểu thuyết gia bậc thầy của nhân loại. Ông không chỉ nổi tiếng với tư cách là nhà nhân văn mang tư tưởng tiến bộ hướng về quyền bình đẳng, tự do cho con người mà còn được xem là người khai sinh ra tiểu thuyết hiện đại, đặc biệt là loại tiểu thuyết phiêu lưu. Hình thức tiểu thuyết này được kế thừa bởi nhiều nhà văn thuộc các thế hệ sau như Đi-phô (Anh), Mac Tuên (Mĩ)... Đặc biệt, Xéc-van-téc còn khai sinh ra kiểu nhân vật lưỡng diện, vừa điên rồ vừa sáng suốt, dùng tiếng cười và thủ pháp lạ hóa điêu luyện trong việc bóc trần những thói hư tật xấu của con người và xã hội. Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa của ông trở thành những biểu tượng bất hủ của mọi thời. Ông sinh năm 1547 tại Ancala đơ Hênaret, gần thủ đô Ma-đrit. Cha ông là một thầy thuốc nghèo đông con. 4 Năm 1569, ông rời Tây Ban Nha sang I-ta-li-a và một năm sau, ông gia nhập quân đội Tây Ban Nha. Năm 1571, ông tham gia trận thủy chiến Lê-pan-tô chống quân Thổ Nhĩ Kì. Ông đã chiến đấu rất anh dũng, ông bị thương nặng và mất một cánh tay. Năm 1975, ông được phép về thăm tổ quốc và gia đình không may ông bị bọn cướp biển Bắc Phi bắt giữ làm tù binh Năm 1580, ông mới được thả tự do. Năm 1585 ông kết hôn với Ca-ta-li-na Đơ Sa-la-da nhưng không có con. Để kiếm sống ông bắt đầu làm thơ, viết kịch nhưng không đủ sống. Ông xin làm chân giữ việc thu lương. Mấy năm cuối đời, Xéc-van-téc sống trong cảnh nghèo túng, tuy nhiên đây là thời kì phát triển cao độ tài năng của ông. 2.Sự nghiệp Tác phẩm đầu tiên của ông là Galatê theo thể mục ca. Về thơ, ông ít có tiếng vang, chỉ có tập Galatê và cuộc hành trình đến Thi sơn thì ít nhiều gây được ấn tượng với người đọc. Không chỉ có thơ, mà kịch của Xecvantec cũng không gây được chú ý nhiều trong nền văn học, ông có khoảng 30 vở kịch nhưng đã thất lạc chỉ còn một số vở kịch, trong đó đáng chú ý là vở Nuymanxia. Thành công hơn thơ và kịch, có lẽ là truyện ngắn của Xecvantex. Ông có tập truyện ngắn đã được xuất bản với nhan đề Những truyện đáng nêu gương với 15 truyện ngắn. Đáng chú ý nhất là các truyện ngắn Ngài võ quan bị cầm tù, Đám cưới bịp, Cuộc đối thoại giữa hai chú cẩu ở bệnh viện Valađôlit, Cô gái Xưgan và Thầy cử Viđơriera. Về tiểu thuyết, ngoài tiểu thuyết Donkihote, ông còn viết tiểu thuyết Pecxilex và Xêgixmunđa (Persiles y Segismunda) cũng được độc giả đón nhận một cách nhiệt liệt. 3. Tác phẩm Đôn Kihôtê Tác phẩm được hoàn thành năm 1605, lúc đó tác giả đã 58 tuổi, sự ra đời của nó đã làm cho tên tuổi của Xecvantex vang dội khắp nước. Ngay trong năm đó, tác phẩm đã được tái bản 4 lần và được xuất bản tại Pháp, Italia, Bồ Đào Nha và ở Flăngđrơ. Năm 1615, phần 2 đã được ra mắt độc giả và nhận được hoan nghênh nhiệt liệt. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết gồm 126 chương. - Năm 1608, Xecvantex cho tái bản phần I vừa được ông chỉnh sửa cẩn thận. - Năm 1914, một tên ăn cắp đã cho in cuốn Đôn kihôtê tiếp theo phần trước, có kèm theo lời tựa nói xấu Xescvantex thậm tệ. - Năm 1615, Xesvantex ra mắt phần II và được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt. 5 - Toàn bộ cuốn tiểu thuyết gồm 126 chương - Xecvantex đã vẽ một bức tranh sinh động về xã hội Tây Ban Nha với những màu sắc thật của địa phương, của thời đại. - Cống hiến của ông trong tác phẩm Donkihote không phải chỉ là để chôn vùi tiểu thuyết hiệp sĩ mà còn làm toát lên nội dung nhân đạo chủ nghĩa sáng ngời cùng nghệ thuật độc đáo mà tác giả đã đóng góp vào cuộc đấu tranh chung cho những quyền sống của con người, cho một nền nghệ thuật tiến bộ, chân chính. - Đằng sau câu chuyện hài hước về hiệp sĩ Donkihote dường như chỉ nhằm mua vui giải trí kia, Xecvantex đã đề cập đến những vấn đề nghiêm túc, mật thiết liên quan đến vận mệnh của đất nước Tây Ban Nha. Thảm trạng của đất nước Tây Ban Nha dưới ách thống trị của bọn phong kiến và tăng lữ đã bị phơi bày và tố cáo. Nhiều quan niệm mới mẻ về các vấn đề xã hội, tôn giáo, hôn nhân và gia đình, tình yêu và hạnh phúc, văn học và nghệ thuật… đã được tác giả khéo léo đưa ra nhằm phổ biến và biểu dương những tư tưởng nhân văn chủ nghĩa tiên tiến của thời đại. Với những giá trị mà tác phẩm mang đến cho bạn đọc, Donkihote xứng đáng là một kiệt tác của nhân loại. 4. Tóm tắt nội dung Tại đất nước Tây Ban Nha, xứ Mantra có một nhà quý tộc hết thời tên là Kiha-da gần 50 tuổi, gầy gò, cao lênh khênh. Gã say mê các truyện hiệp sĩ phiêu đến mụ mị đầu óc. Gã muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ ngao du khắp bốn phương trời, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự công lí. Lão tìm sắm binh khí, giáp trụ đã hoen gỉ của tổ tiên, đem sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình. Ki-ha-da tự phong cho mình là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mantra, phong cho con ngựa gầy còm của mình là kị mã Rôxinantê. Học theo các hiệp sĩ trong truyện tranh, Ki-ha-da cũng tự tìm cho mình một tình nương trong mộng tường, gã nhớ tới cô gái làng Tôbôxô và đạt cho nàng một cái tên thật kêu: Công nương Đuynxinêa làng Tôbôxô. Đôn Ki-hô-tê bắt đầu cuộc đời hiệp sĩ giang hồ vào một buổi sáng sớm. Gã tới một quán trọ bên đường và nhờ chủ quán làm lễ tấn phong cho gã. Sung sướng vì đã trở thành một hiệp sĩ, Đôn Ki-hô-tê háo hức rong ruổi khắp nẻo đường để diệt trừ cái ác. Gặp một mục đồng bị trói và bị đánh đòn, được biết em bị chủ đánh vì để lạc mất một con cừu, gã dương oai ra lệnh cho người chủ cởi trói ngay cho em và hứa không bao giờ đánh đập em nữa. Nhưng Đôn Ki-hô-tê vừa đi khỏi thì đứa trẻ bị đánh còn dã man hơn. Lần khác, Đôn Ki-hô-tê chặn đường toán lái buôn bắt họ ca tụng sắc đẹp của Đuyn-xi-nê-a một cô thôn nữ béo phị nên bị 6 bọn họ và gã chăn lừa nện cho một trận thập tử nhất sinh. Người làng của chàng tình cờ phát hiện bèn đưa chàng về nhà. Ở nhà, trong khi gã vắng mặt, cô cháu gái, bà quản gia cùng với mấy người bạn cũ của Đôn Ki-hô-tê đem đốt sạch sách hiệp sĩ của gã. Họ hi vọng rằng sau chuyến xuất hành vừa qua, gã sẽ rút ra được bài học xương máu. Thế nhưng vừa hồi phục, Đôn Ki-hô-tê lại ra đi lần thứ hai cùng với Xan-chô Panxa. Bác nông dân hiền lành chất phác này đồng ý làm giám mã cho gã do được hứa là sẽ cho làm thống đốc vài hòn đảo khi hai thầy trò công thành danh toại. Qua cánh đồng Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, đến gần cảng La-pi-xê, hai thầy trò gặp một phu nhân và mấy kị sĩ theo hầu, cho rằng đấy là một công chúa bị bắt cóc, Đôn Ki-hô-tê xông vào giải thoát, đánh thắng kị sĩ Vi-xcai-a sau khi bị chém mất nửa cái mũ và nửa cái tai. Tiếp đó, Đôn Ki-hô-tê bị bọn lái la đánh cho một trận nhừ tử vì Rô-xi-nan-tê trêu ghẹo đám ngựa cái của họ. Đôn Ki-hô-tê không trả tiền trọ nên Xan-chô Pan-xa bị bọn lái buôn chơi trò tung hứng. Gặp đoàn tù khổ sai đang bị áp giả, Đôn Ki-hô-tê giải phóng cho họ rồi bị chính họ ném đá bị thương vì bắt họ tìm gặp công nương Đuyn-xi-nê-a để tán dương công trạng mình. Vì việc làm này mà hai thầy trò bị một trận nhừ tử phải bỏ trốn vào núi, sau đó Cha xứ và bác phó cạo đi tìm Đôn Ki-hô-tê, đưa chàng về quán trọ, mọi người cùng nghe đọc bản thảo “Truyện anh chàng hiếu kì khờ dại”, cùng nghe Người Tù kể lại chuyện của mình. Đôn Ki-hô-tê lao vào lễ cầu mưa giải thoát cho bức ảnh Đức Mẹ vì cho rằng đấy là công chúa bị bắt cóc. Chàng bị nện nhừ tử. Mọi người phải khênh chàng lên xe bò đưa về nhà. Lần ra đi thứ ba của hai thầy trò bắt đầu bằng việc đến thăm nàng Đuyn-xi-nê-a một cô thôn nữ xấu xí. Đôn Ki-hô-tê cho là nàng bị phù phép. Trên đường, Đôn Ki-hô-tê chặn đoàn xe chở sư tử do phản ánh triết lí sống an nhàn của nhà quý tộc Đôn Đi-e-gô, Đôn Ki-hô-tê chiến thắng. Sau khi thực hiện vài chiến công nữa, thầy trò Đôn Ki-hô-tê gặp vợ chồng Công tước, họ bày trò mua vui, họ cho Xan-chô Pan-xa làm thống đốc đảo. Bác giám mã tỏ ra rất tài ba, công bằng khi cai trị. Song vì bị biến thành trò cười, hai thầy trò cảm thấy mất tự do nên đã bỏ đi. Đến Xa-rago-xa, hai thầy trò gặp đám thanh niên chán cuộc sống thành thị tụ tập làm mục đồng. Đến Bac-xê-lô-na, họ gặp tướng cướp cao thượng Rô-ke, rồi gặp nhà quý tộc An-tô-ni-ô,…. Cậu tú Ca-ra-xcô, muốn cứu Đôn Ki-hô-tê, bèn giả trang thành hiệp sĩ Vầng trăng bạc thách đấu Đôn Ki-hô-tê với điều kiện, người thua sẽ không được phép đi làm hiệp sĩ nữa. Đôn Ki-hô-tê bị đánh ngã, phải trở về nhà, gã vô cùng buồn khổ và 7 ngày càng trở nên ốm yếu. Trên giường bệnh, gã mới nhận ra những việc làm rồ dại của mình. Đôn Ki-hô-tê viết chúc thư chia tài sản rồi qua đời. II. Đặc điểm về hình thức tiểu thuyết DonQuixte – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha của Cervantes Bakhtin từng nói: “Tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi”. Mặc dù đúng như nhận định của Bakhtin, hình thức của tiểu thuyết chưa xong xuôi, nó không đông cứng thành những quy phạm của thể loại đã hoàn thành, song nó vẫn có các yếu tố cơ bản mà tác phẩm tự sự nào cũng có (xét tiểu thuyết như một thể loại tự sự có dung lượng lớn) như nhân vật, cốt truyện, hoàn cảnh, chi tiết, kết cấu, ngôn từ. 1. Nhân vật. Cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi, nhân vât kịch, nhân vật trung đại là ở chỗ nhân vật tiểu thuyết là “nhân vật nếm trải”, trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành động, nhân vật nêu gương đạo đức. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng hành động, nhưng con người ấy xuất hiện như là con người nếm trải, cảm nhận, trải nghiệm và tư duy,… M.Bakhtin nhận xét, nhân vật trong tiểu thuyết khác với sử thi là thường không đồng nhất với chính nó. Nếu trong sử thi, con người có địa vị như thế nào thì hành động như thế ấy, phù hợp với cương vị địa vị của mình, thì trong tiểu thuyết, một người có địa vị cao nhưng có thể hành vi lại rất thấp, một người có thân phận không cao quý, không có quyền lực trong tay nhưng lại có thể có lý tưởng và hành động rất cao thượng. Don Quixote là một quý tộc, nhưng lại là quý tộc nghèo, số tiền chi tiêu trong tháng chỉ đủ cho ăn uống và may mặc, thậm chí chỉ ăn uống không cũng đã chiếm hết ¾ số thu nhập. Nhưng chính con người “gầy còm, yếu ớt, khẳng khiu” ấy lại mang khát vọng lớn lao, lên đường phiêu lưu hành hiệp là vì lí tưởng nhân văn cao đẹp: dẹp yên mọi bất bằng, mọi điều xấu xa, mang lại tự do, bình đẳng, hạnh phúc cho con người. Trong tiểu thuyết, số lượng nhân vật không bị giới hạn. Tiểu thuyết có thể kể về một người, về cả gia tộc, về một thế hệ hay nhiều thế hệ. Vì vậy số lượng nhân vật trong tiểu thuyết có thể lên đến trăm hoặc vài trăm người. Kiệt tác Don Quixote nhà quý tộc tài ba xứ Mancha của Miguel de Cervantes là một tác phẩm đồ sộ. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết gồm 126 chương, là một bức tranh sinh động về xã hội Tây Ban Nha. Tác giả đã đưa vào truyện gần bảy trăm con người thuộc đủ mọi lứa 8 tuổi và tầng lớp, từ lão chủ quán “giảo quyệt” đến những cô gái quán trọ “nom cũng chẳng phải thiện nhân”, từ chàng sinh viên Chrysostom si tình đến cô Marcela xinh đẹp, từ gã lái la độc ác đến tên chủ trại tham lam, cha xứ, bác phó cạo, bà quản gia, ông thầy tu, lão chăn dê, viên cảnh sát, đám phạm nhân cùng một loạt vương tôn công tử, quan lại, công tước,…Ngần ấy con người xung quanh hai nhân vật chính là chàng quý tộc nghèo Don Quixote và bác giám mã nông dân Sancho Panza. Tác giả đã đưa hiệp sĩ và giám mã của chàng đi khắp đó đây trên đất nước Tây Ban Nha, từ thành thị đến thôn quê, từ những cánh đồng bao la đến nuos sâu vực thẳm, từ quán trọ bình dân tới chốn thâm nghiêm quyền quý. Tóm lại Cervantes đã phản ánh khá toàn diện xã hội loài người và cuộc sống thật của Tây Ban Nha lúc bấy giờ. So với các thể loại văn học khác, nhân vật tiểu thuyết được miêu tả nhiều mặt, tinh tế chi tiết như con người sống. Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động đến tâm lí, từ các loại quan hệ đến ngôn ngữ,… Điểm nổi bật của nhân vật tiểu thuyết là có tính cách, cá tính và quá trình phát triển. Nhân vật tiểu thuyết là một chủ thể sống động và có thể đạt dến tính điển hình, như “một người lạ quen biết”. Hai nhân vật Don Quixote và Sancho Panza trong cuốn tiểu thuyết “Don Quixote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” của nhà văn Cervantes đã trở thành những biểu tượng bất hủ của mọi thời. 1.1. Nhân vật Don Quixote a) Chân dung nhân vật: Nhân vật Don Quixote được Cervantes miêu tả như một con người thiếu sức sống: “Nhà quý tộc của chúng ta tuổi xấp xỉ ngũ tuần, da thịt sắt seo, mặt mũi xương xẩu, dáng người cao lêu ngêu”. Chàng có một sở thích đó là đọc sách kiếm hiệp “Chàng ham mê đến mức cuồng dại, bán cả một phần ruộng đất đang cày cấy để mua loại tiểu thuyết đó mang về chất đống trong nhà”. Chính vì ham mê tiểu thuyết hiệp sĩ, vì danh dự bản thân và vì nhiệm vụ đối với quần chúng, Don Quixote đã quyết định trở thành hiệp sĩ lang thang, chu du khắp bốn phương trời để cứu khốn phò nguy, diệt trừ yêu quái và những lũ khổng lồ, thiết lập trật tự và công lý, thử thách mình bằng các hiểm nguy như trong các truyện kiếm hiệp. Để cho giống hiệp sĩ trong những cuốn sách mà chàng đã đọc, Don Quixote trang bị cho mình áo giáp, vũ khí, khiên, mũ và một con ngựa còm mà chàng đặt cho một cái tên mĩ miều là Rocinante. Trong suốt cuỗn tiểu thuyết 9 trường thiên, ta luôn bắt gặp hình ảnh chàng hiệp sĩ gầy nhẳng với trên mình là áo giáp và vũ khí, cưỡi trên một con ngựa còm, cùng một bác giám mã lùn béo rong ruổi khắp các chặng đường phiêu lưu mà như chàng nói là để “hành hiệp trượng nghĩa”. Don Quixote là người “có thừa” tinh thần lạc quan. Thất bại không hề làm trang hiệp sĩ nản chí. Hơn thế nữa, con người Don Quixote luôn luôn lạc quan và luôn củng cố niềm tin của mình qua sách vở, qua tình nhân,…Sau những thất bại, những cú ngã khủng khiếp, những vết thương đầy mình, sau những lời than vãn trách móc của Sancho, Don Quixote không chấp nhận sự thất bại của mình mà tìm lí do để biện minh. Trong cái đầu ngồn ngộn chuyện hiệp sĩ phiêu lưu, chàng không khó để tìm ra lời giải thích “chuyện chinh chiến thường biến hòa khôn lường”. Khả năng biến hóa ấy là do các tác nhân bên ngoài, do các thế lực siêu phàm, mà cụ thể chính là pháp sư Freston – tên pháp sư mà cô cháu gái và bà quản gia đã bịa ra. Tất cả những thất bại của chàng, những sự việc không theo ý muốn của chàng, tình nương xinh đẹp trở nên xấu xí thô kệch, Don Quixote đều cho rằng đã bị tên pháp sư kia “phù phép, biến hóa”. Vẫn biết các pháp sư có quyền năng vô hạn song không vì thế mà chàng hiệp sĩ chịu khuất phục, chàng khẳng định “các pháp thuật xấu xa của lão cũng sẽ không thể nào đối chọi được với thanh kiếm lợi hại của ta”. b) Nhận thức, hành động, tính cách. Don Quixote là một nhà quý tộc nghèo ở xứ Mancha, đó là con người bình thường như bao con người khác. Thế nhưng từ một người bình thường, với những nhận thức sai lầm về tiểu thuyết hiệp sĩ, chàng đã quyết tâm đi làm hiệp sĩ giang hồ. Vốn là 1 người mê sách kiếm hiệp “ham mê đến mức cuồng dại”, ham mê đến mức “đọc từ sáng tới tối rồi lại từ tối đến sáng”, hậu quả của sự ham mê đó là chàng “mất cả trí khôn”, coi tất cả những điều bịa đặt trong sách là sự thật “tưởng không có gì thật hơn ở trên đời”. Chính vì xuất phát điểm từ nhận thức sai lầm về tiểu thuyết hiệp sĩ và sự tin tưởng mù quáng, chàng đã coi những chuyện viết trong sách là sự thật và quyết tâm đi làm hiệp sĩ giang hồ “để giúp ích cho nước nhà chàng cần phải làm hiệp sĩ, một thương một ngưa chu du thiên hạ, tìm kiếm chuyện phiêu lưu”. Sự quyết tâm đi làm hiệp sĩ giang hồ của Don Quixote chính là kết quả và bằng chứng cho nhận thứ sai lầm của Don Quixote về tiểu thuyết hiệp sĩ. Vì xuất phát từ một nhận thức sai lầm nên lí tưởng mà Don Quixote theo đuổi “trả thù cho những người bị xúc phạm, bênh vực kẻ hèn yếu, uốn nắn những điều 10 sai trái, phi lí, đả phá mọi lạm dụng bất công” về bản chất thì cao đẹp nhưng hình thức thì khoác màu ảo tưởng, cho nên khó thực hiện được. Trên hành trình thực hiện lí tưởng cao đẹp đó, Don Quixote luôn bị thất bại, chàng hầu như không bênh vực, giúp đỡ được ai ngược lại còn mang đến rắc rối và gây thêm tai họa cho họ. Chàng muốn giúp đứa bé chăn cừu thuê lấy được tiền công, nhưng rốt cuộc đứa bé lại bị đánh đập nặng tay; chàng muốn trả thù cho người bị xúc phạm trong đám tang, rốt cuộc “chẳng biết ông bênh vực kẻ hèn yếu ra sao mà làm đùi tôi gãy thế này, ông đã xúc phạm tôi đến mức không bao giờ gột rửa được”. Mong muốn giúp đỡ bênh vực kẻ hèn yếu nhưng chính chàng lại bị giễu nhại và nhiều lần phải chịu những trận đòn đau đớn đến mức “bò lê bò càng”, bị “quăng đá như mưa vào người”. Trên chặng đường làm hiệp sĩ, Don Quixote không ít lần bị biến thành trò tiêu khiển. Cũng bởi vì người ta biết chàng mất trí, điên rồ nên càng muốn kích thích những hành động ngông cuồng của chàng. Trong ba lần đi làm hiệp sĩ cũng có lần Don Quixote giành được thắng lợi, tuy nhiên những thắng lợi đó hoặc là do ăn may, hoặc là do có sự sắp đặt của người khác. Tuy liên tục bị thất bại trong việc thực hiện lí tưởng nhưng Don Quixote không hề nhận thấy sự thất bại đó, chưa nhận ra sai lầm của mình khi đi làm hiệp sĩ và chưa có nhận thức đúng đắn về tiểu thuyết hiệp sĩ. Chỉ đến khi chàng thất bại trước hiệp sĩ Trăng Sáng, trong nhận thức của Don Quixote mới có một bước ngoặt. Lần đầu tiên chàng thấm thía được nỗi đau của mình “trong sáu ngày, chàng liệt giường, lệt bệt, ủ dột, cáu kỉnh, không lúc nào không nghĩ tới cuộc thất bạo thảm hại”, chàng nhận ra “niềm vinh quang của ta đã bị chôn vùi, chiến công của ta lu mờ, …” trở về nhà sau những ngày tháng phiêu lưu, có thời gian bình tâm suy nghĩ, cuối cùng chàng đã bừng tỉnh khỏi giấc mơ hiệp sĩ, từ một người “lầm đường lạc lối quay về chính đạo”, “một lí trí độc lập sáng suốt, không bị những bóng đen của sự mê muội che phủ, ta đã nhận ra sự nhảm nhí bậy bạ của những cuốn sách kiếm hiệp”. Tuy Don Quixote nhận thức muộn màng, khi nằm trên giường bênh, nhưng đó cũng là kết quả của một phút giây “bừng tỉnh” sau một giấc ngủ dài, là sự chứng ngộ trong khoảnh khắc. Việc Don Quixote nhận ra sự nhảm nhí bậy bạ của những cuốn sách kiếm hiệp cũng chính là tinh thần mà Cervantes hướng đến là đánh đổ uy tín của những cuốn sách kiếm hiệp, đả kích những cuốn sách kiếm hiệp rẻ tiền tuy có nhiều nhiều người phê phán nhưng lại đươc số đông tán thưởng. Don Quixote là nhân vật mang hai tính cách: vừa điên rồ vừa tỉnh táo. Sự điên rồ của chàng được thể hiện rõ nhất qua việc chàng muốn làm hiệp sĩ giang hồ, phiêu 11 lưu khắp đó đây để “hành hiệp trượng nghĩa” nhưng đều thất bại, sự ảo tưởng của chàng về thế giới hiệp sĩ, luôn đưa hiện thực vào thế giới hiệp sĩ. Chàng đi tới đâu cũng thấy nhan nhản kẻ thù, những kẻ xấu xa. Cối xay gió thành những kẻ khổng lồ, ảnh Đức Mẹ được xem là một công chúa bị bắt cóc, hai đàn cừu được coi như hai đạo quân đang chuẩn bị giao chiến, rồi đánh nhau với sư tử, thể hiện tình yêu của mình với tình nương bằng cách tự hành xác mình trong núi Morena,…Các tình huống đó, theo Don Quixote hoặc là có sự can thiệp của các pháp sư độc ác, hoặc là do một thế lực khổng lồ xấu xa nào đó đang hây hấn với con người tử tế cần phải tiêu diệt. Thế là chàng lao vào giúp những người tốt, đơn thương độc mã và toàn mang lại sự phá hoại (cừu bị giết, rượu bị đâm thủng,…) còn bản thân thì bị ăn đòn đến thập tử nhất sinh. Trừ những lúc chàng điên rồ, ta lại thấy một Don Quixote hoàn toàn tỉnh táo, sáng suốt và mang cốt cách của một nhà quý tộc đúng nghĩa. Chàng luôn can thiệp vào chuyện của người khác, không chịu ngồi yên khi thấy bất bình, đòi lại tự do công bằng cho những người bị bức bách và biết quên mình vì lí tưởng. Don Quixote xông xáo, nhiệt tình, không quan tâm đến thực tế sinh hoạt, lại hiểu biết rất nhiều về những vấn đề trừu tượng từ giáo dục, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, quân sự, đến cả những vấn đề về ái tình. Những lúc ấy, quả thực chàng không điên chú nào, mà còn là một khối óc bách khoa và một tay hùng biện, học thức rộng ý kiến sâu, lời lẽ sắc sảo. Khi Sancho Panza được “bố trí” đi làm thống đốc đảo, Don Quixote đã căn dặn bác những điều mà “ai cũng phải nghĩ rằng chàng là một người khôn ngoan và đầy thiện chí”, động viên Sancho bằng những lời có lí có tình. Tấm lòng nhân hậu, sự am hiểu và kiến thức sâu rộng của chàng về nhiều lĩnh vực đã nhiều lần khiến mọi người phải ngạc nhiên, đặc biệt là Sancho Panza và bác đã không tiếc những lời lẽ tốt đẹp để ca tụng chủ của mình trước mặt mọi người và tỏ lòng thán phục. Khác với Sancho Panza, Don Quixote là một người có khả năng nói năng lưu loát và thẳng thắn bằng thứ ngôn ngữ rất kiểu cách, cầu kì, sách vở. Trừ những lúc chàng trở nên mất trí, gàn dở, ăn nói ngông cuồng khi động đến những chuyện kiếm hiệp và phiêu lưu giang hồ ra, Don Quixote tỏ ra là một người am hiểu và có những lí luận logic và có lý. Khả năng ăn nói và hiểu biết của chàng khiến mọi người đều thán phục, “những lí luận những bài diễn văn còn dài hơn cả một bữa ăn”. Số lượng đối thoại và độc thoại của Don Quixote rất nhiều, ta có thể thấy Cervantes đã không tiếc thì giờ để cho hai nhân vật đối thoại với nhau trên những chặng đường phiêu lưu. Điều này vừa giúp tác giả bộc lộ tính cách nhân vật, vừa để nhân vật tự bộc lộ mình. 12 Như vậy, Don Quixote là một kiểu nhân vật độc đáo có sự lại ghép của các trạng thái, tính chất đối lập nhau, mâu thuẫn nhau nhưng lại được thể hiện trong cùng môt con người. Don Quixote điên trong hành động, nhưng không điên trong lời nói. Chàng điên khi quyết định là hiệp sĩ giang hồ, nhưng khi mang trong lòng ước mơ về tự do, công lí thì chàng chẳng điên chút nào. Xây dụng nhân vật Don Quixote, Cervantes muốn phản ánh “một tấn bi hài kịch” của con người trong xã hội Phục Hưng, đó là sự mâu thuẫn giữa lí tưởng và thực tế. 1.2. Nhân vật Sancho Panza. a) Chân dung nhân vật Ngoại diện của Sancho Panza chỉ được nhắc tới cụ thể, chi tiết một lần duy nhất dưới hình thức gián tiếp – miêu tả bức tranh trong cuốn sách do hiền sĩ Hamete ghi chép – đó là một người “bụng phệ, mình ngắn, chân chim”. Với hình dáng như vậy, Sancho có vật cưỡi là chú lừa xám chắc nịch. Trong suốt chặng đường phiêu lưu, trừ những lúc đi bộ, Sancho ung dung trên lưng lừa với cái túi 2 ngăn đựng thức ăn, đồ sinh hoạt và bầu rượu thân thiết. Cái bụng phệ, tính háu ăn của Sancho Panza trở thành biểu tượng cho cái “phần dưới”. Trong tác phẩm có rất nhiều hình ảnh của bác giám mã tượng trưng cho cái phần dưới vật chất-thân xác, như đôi mông trần chắc nịch, cái mũi ngửi mùi thơm của thức ăn, của rượu rất tài. Cùng với ông chủ của mình da thịt sắt seo, xương xẩu, cưỡi con ngựa gầy còm, hai nhân vật Don Quixote và Sancho Panza được đặt cạnh nhau tạo nên hai bức chân dung thật là hài hước. Sancho Panza là một người rất lạc quan. Ta có cảm giác cái tinh thần lạc quan của bác thật mãnh liệt. Tuy có lúc buồn, lúc khóc lóc kêu than nhưng tất cả sẽ qua rất nhanh nếu như cái dạ dày của bác được chăm sóc tốt, nếu túi hai ngăn rủng rỉnh tiền. Cái tinh thần lạc quan ấy gắn bó mật thiết với các yếu tố vật chất. Chân dung của Sancho trở thành đối tượng của sự hài hước, chế giễu, nhưng vì những thói xấu đó buồn cười vô hại, và bản chất con người Sancho cũng rất vô tư nên nó không gay gắt đến mức châm biếm sâu cay. b) Suy nghĩ, hành động, tính cách. Nếu Don Quixote là nhân vật phi thực tế nhất thì Sancho Panza là nhân vật đời thực nhất, sống động nhất. Sancho nhất quán trong suy nghĩ, hành động và tính cách, ta có thể coi bác là biểu tượng cho tính thật thà, thẳng thắn của loài người. Sancho thể hiện rất rõ qua ngôn ngữ, sau đó đến hành động. So với Don Quixote 13 thì tần số nghĩ ngợi và độc thoại của Sancho ít hơn nhiều. Những ý nghĩ nhiều nhất của bác là về hai vấn đề: nhận xét, khâm phục Don Quixote và ý định trở về nhà với tâm trạng buồn bã. Ý nghĩ cũng ít khi ở dạng tĩnh mà thường dưới hình thức độc thoại thành tiếng lẩm bẩm. Về nét tính cách của Sancho ta có thể gói gọn trong một tổ hợp từ “ham ăn, mê ngủ, hèn nhát, vụ lợi, tham lam”. Cuỗn tiểu thuyết lặp lại nhiều lần nết ăn uống ngủ nghỉ của Sancho, rất nhiều hành động thể hiện tính ham ăn, háu đói “chăm chăm thỏa mãn cái bụng”, “nuốt những miếng to như quả đấm”, “nhấc bổng bao rượu dốc vào mồm, cứ ngửa mặt lên trời ngắm sao suốt mười lăm phút đồng hồ”… Cũng vì háu ăn nên ham ngủ là điều dễ hiểu, cứ đặt mình là Sancho ngủ say một mạch đến sáng “và nếu chủ không gọi thì bác cũng chưa buồn dậy mặc cho ánh sáng chiếu thẳng vào mặt”. Sancho Panza cũng là 1 kẻ hèn nhát. Don Quixote cũng từng bình phẩm về tính nhát sợ của bác, cho rằng Sancho “sợ một con thằn lằn hơn sợ Chúa”. Vụ lợi tham lam là một nết tính cách nữa của Sancho. Không lần nào Don Quixote “may mắn” giành được phần thằng trong những cuộc phiêu lưu giả tưởng mà Sancho lại không thu hoạch được ít nhiều chiến lợi phẩm. Hành động chiếm đoạt của cải của người khác bác cũng coi là chiến lợi phẩm chứ không phải đồ ăn cướp. Hơn nữa, tiền gắn liền với lợi ích vật chất nên luôn là mối quan tâm lớn của Sancho Panza. Khi được chủ cho một trăm đồng tiền vàng ở núi Morena bác lấy làm sung sướng lắm, rồi những lần bác tính toán tiền nong với chủ, lần bác giấu chủ nhận hai trăm đồng tiềng vàng của ông bà công tước,…suy cho cùng, những nét tính cách xấu của Sancho ta hoàn toàn có thể thông cảm được vì nó bắt nguồn từ cuộc sống khốn khó của người nông dân. Đối lập với nôn ngữ kiểu cách, cầu kì của Don Quixote là ngôn ngữ mộc mạc giản dị của Sancho Panza. Ngôn ngữ của Sancho suồng sã, sử dụng hàng loạt cảm thán từ, những lời mắng rủa, chủi đổng, những ví von, viện dẫn dân dã, và đặc biệt là bác rất hay sử dụng tục ngữ không đúng chỗ. Lời nói của Sancho còn thể hiện tư duy giản đơn nhưng logic và trí tuệ sắc bén. Bác lập luận luôn chặt chẽ, logic, rõ rang. Những lời lí sự của bác vừa có cái thông minh, khôn ngoan, vừa có cái ngốc ngếch thật thà khiến ta không thể ghét bác được. Sancho có tính nói nhiều, cộng với khả năng phản ứng nhanh nên hay sinh ra nói tranh, nói leo và thường xuyên là người bắt chuyện trước. Bác giám mã bằng ngôn ngữ cởi mở, phóng khoáng, có cả ngốc ngếch tham lam, có cả thông minh sáng suốt đã mang đến cho người đọc thưởng thức bữa tiệc ngôn từ cùng những tiếng cười vui nhộn. 14 1.3. Cặp nhân vật lưỡng hóa Don Quixote và Sancho Panza – sáng tạo độc đáo của Cervantes. Về cặp nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Cervantes, nhà thơ Đức H. Heine có viết: “Hai nhân vật mang tên Don Quixote và Sancho Panza không ngừng nhại lại nhau nhưng đồng thời bổ trợ cho nhau một cách kỳ lạ để gộp lại với nhau thành nhân vật chính của tiểu thuyết”.Hiện tượng hai nhân vật “nhại lại nhau, nhưng đồng thời bổ trợ cho nhau, gộp lại với nhau” trong văn học được các nhà lý luận phê bình gọi là nghệ thuật lưỡng hóa. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa đó ra, thuật ngữ “lưỡng hóa” còn có thể được dùng để chỉ thủ pháp tạo dựng “hai con người”, hai tính cách trong một nhân vật. Cặp nhân vật Don Quixote và Sancho Panza còn ứng với cả nghĩa thứ hai này của “lưỡng hóa”: trong Don Quixote dường như tồn tại “hai con người” và cả Sancho Panza cũng vậy. Cặp nhân vật lưỡng hóa Don Quixote và Sancho Panza là một sáng tạo độc đáo của Cervantes. Trước hết nó được thể hiện qua sự tương phản về một số điểm sau: Tiêu chí Xuất thân Thể chất Don Quixote Quý tộc nghèo Cao, gầy nhẳng, da thịt sắt seo, mặt mũi xương xẩu. Phương tiện Con ngựa còm Rocinante di chuyển và Mặc áo giáp, mang ngọn giáo Vật dụng hộ dài, khiên thân Bản tính - Ưa phiêu lưu mạo hiểm - Hào phóng, nhân hậu - Dũng cảm, xông xáo, coi thường vật chất, khảnh ăn, ít ngủ. Quan niệm và Vì lý tưởng, công bằng và tự do mục đích cho mọi người. sống Xả thân đến cùng. Suy nghĩ Viển vông, tôn sùng và nhất nhất tuân theo sách vở. Tư duy, lập Bác học, theo lối kinh viện, luận và ngôn sách vở. ngữ Trang nghiêm, kiểu cách, cầu kì Sancho Panza Nông dân nghèo. Bụng phệ, mình ngắn, chân chim Con lừa xám chắc nịch Cái túi hai ngăn, đồ dùng sinh hoạt và thức ăn. - Nhát gan, lười biếng - Chất phác, thật thà, tốt bụng - Hèn nhát, thụ động, hám lợi, tham ăn, ham ngủ. Thực dụng vì bản thân mình. Hưởng thụ cá nhân. Thực tế, không biết gì về sách vở. Giản đơn, logic dựa trên kinh nghiệm thực tiễn. Dân dã, mộc mạc, lúc cục mịch, lúc trí tuệ. 15 Những cặp phạm trì đối lập trên không chỉ được dùng để phân vai cho hai nhân vật “hiệp sĩ - giám mã”, chúng còn tạo ấn tượng tương phản giữa hai quan niệm sống khác nhau. Don Quixote luôn sống trong thế giới ảo mộng của mình, làm những việc điên rồ thì Sancho Panza lại luôn tỉnh táo và không chịu tham gia vào các hành động “phi thường” của chủ. Don Quixote lên đường hành hiệp vì lí tưởng cao đẹp “dẹp yên mọi bất bằng, mang lại tự do bình đẳng, hạnh phúc cho con người”, trong khi đó Sancho Panza đồng ý làm giám mã cho Don Quixote chỉ vì ước mơ được cai trị một hòn đảo nếu ngày kia chủ bác lập được chiến công. Don Quixote luôn nghiêm túc, Sancho Panza luôn tếu táo. Don Quixote xông xáo, nhiệt tình, không quan tâm đến thực tế sinh hoạt, lại hiểu biết rất nhiều những vấn đề trừu tượng, nói năng lưu loát, thẳng thắn, bằng thứ ngôn ngữ cầu kỳ, kiểu cách, còn Sancho Panza thụ động, lại có cái nhìn hết sức thực tế, nói năng quẩn quanh về những đề tài mang tính vật chất với những câu thành ngữ tục ngữ chồng chất. Don Quixote luôn can thiệp vào chuyện người khác và biết quên mình vì lý tưởng, Sancho Panza tránh va chạm, lại luôn chỉ nghĩ đến những quyền lợi vật chất của riêng mình. Don Quixote và Sancho Panza giống như hai thái cực đối lập: người tỉnh táo – kẻ điên rồ. Suy nghĩ, hành động và cách nói năng của họ vì thế luôn tạo nên sự đối nghịch. Don Quixote và Sancho Panza còn là sự tương phản mang tính lịch sử giữa tầng lớp trí thức quý tộc và nông dân ít học trong xã hội Tây Ban Nha thời bấy giờ.Sẽ là khuyết thiếu về tính cách nếu không có sự tham gia của một trong hai nhân vật này. Mặc dù có những nét tương phản nói trên, Don Quixote và Sancho Panza vẫn “dường như cùng được rập theo một khuôn” . Cặp nhân vật này còn có nhiều điểm tương đồng. Cả Don Quixote và Sancho Panza đều có khát vọng “đổi đời”: Don Quixote muốn đoạn tuyệt với nếp sống tầm thường nhỏ hẹp của một quý tộc nghèo, muốn dùng “cánh tay dũng mãnh” của mình để bảo vệ mọi người; Sancho Panza muốn đoạn tuyệt với cuộc sống nghèo khó ở nơi quê nhà, chính vì vậy ước mơ được cai trị một hòn đảo đã thôi thúc bác lên đường phiêu lưu cùng Don Quixote. Cả Don Quixote và Sancho Panza lại cùng không thể phân biệt ý thức được sự phân tách giữa thế giới thực và thế giới tưởng tượng. Đối với Don Quixote, thế giới thực và thế giới hư cấu không có ranh giới. Chàng hình dung các nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp như những người thật tỏng thế giới thực, khi biện luận chàng lại dùng những nhân vật lịch sử có thật lồng ghép với những hình tượng hư cấu, khiến cho thật giả lẫn lộn. Sancho Panza cũng vậy, bác dường như đã bị ảnh hưởng nhiều từ người chủ của mình, bác không thể phân biệt được đâu là cô gái Dothorea với công chúa Micomicona, hay không hề ngạc nhiên khi toàn đi trên đường bộ đến nhậm chức ở một hòn đảo,… 16 Cả Don Quixote lẫn Sancho Panza đều là những tính cách lưỡng phân. Trong Don Quixote dường như có sự tráo đổi giữa hai con người: một điên rồ, một tỉnh táo, nó phản ánh độ chênh giữa lý tưởng lập chiến công và sự xa rời thực tế đời sống. Cũng như trong Sancho Panza có sự tráo đổi qua lại giữa hai nét tính cách đối lập ranh mãnh khôn ngoan và ngây thơ ngốc ngếch, nó phản ánh độ chênh giữa những toan tính vật chất vị kỷ và khát vọng đổi đời ẩn sâu ở bên trong người giám mã nông dân. Mang trong mình tính chất lưỡng phân, Don Quixote và Sancho Panza là cặp nhân vật vừa tương phản vừa bổ trợ cho nhau, vừa làm sáng tỏ tính cách của nhau, vừa chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Trên suốt ba nghìn dặm đường phiêu lưu trên đất nước Tây Ban Nha, chàng hiệp sĩ và giám mã của mình đã cùng nhận thức cuộc sống và ảnh hưởng lẫn nhau để điều chỉnh những mâu thuẫn bên trong mình. Cuốn tiểu thuyết với kết cấu lồng ghép cổ xưa được thống nhất lại xung quanh cặp nhân vật trung tâm Don Quixote và Sancho Panza làm thành một trong những chỉnh thể tiểu thuyết đầu tiên của thời hiện đại. TÓM LẠI, hai nhân vật Don Quixote và Sancho Panza đã trở thành điển hình, đem lại nhiều tiếng cười cho những người yêu thích tiểu thuyết của Cervantes. Hình ảnh Don Quixote tượng trưng cho đẳng cấp tăng lữ và giai cấp phong kiến cố sức lấy cái lí tưởng cũ kĩ ngoan cố chống lại tư tưởng Phục Hưng, nhưng suy cho cùng, bản chất nhưng hành động điên rồ của chàng lại thật đáng ca ngợi: vì công bằng, tự do, hạnh phúc. Sancho Panza nhờ gần gũi với Don Quixote mà cũng trở nên yêu hơn sự tự do, công bằng và chính nghĩa. Hai nhân vật ấy đi bên nhau, soi sáng cho nhau và bổ sung cho nhau, trở thành đôi bạn thân thiết chứ không còn là ông chủ và đầy tớ. Tự do, công bằng, chính nghĩa, hạnh phúc, không phân biệt giai cấp tầng lớp,…chính là những lí tưởng nhân văn mà xã hội cần hướng tới. 1.4. Các nhân vật khác Trong cuốn tiểu thuyết trường thiên này, còn có một số nhân vật mà tác giả Cervantes hay lưu tâm tới, đó là nhân vật cha xứ, bác phó cạo, bà quản gia, cô cháu gái, cậu tú, những anh chàng công tước quý tộc, những cô gái xinh đẹp con nhà quyền quý, người chăn cừu, người chăn dê,… Cha xứ, bác phó cạo và cậu tú là những người có công rất lớn trong việc thức tỉnh Don Quixote, nghĩ ra nhiều mưu kế buộc chàng trở về nhà, giúp chàng chữa bệnh “điên”. Và một nhân vật đặc biệt luôn được Don Quixote nhắc đến trước mỗi cuộc giao đấu, đó chính là tinh nương của chàng – Công nương Dulcinea – người mà chàng luôn ca ngợi có “nhan sắc tuyệt vời, trí tuệ vô biên, đỉnh cao của duyên dáng, kho vô tận của lòng chung thủy, hình ảnh của tất cả những gì tốt tươi, cao đẹp và đáng yêu trên đời”, người đàn bà 17 mà chàng tự nguyện dâng hiến và thờ phụng hết mình và chàng không tiếc lời ca tụng người tình của mình mặc dù chưa một lần gặp mặt, coi nàng là “mặt trời giữa đêm tối của ta, vinh quang trong đau khổ của ta, kim chỉ đường cho ta, ngôi sao hạnh phúc của ta,…” Cervantes dường như đã tái hiện lại toàn bộ xã hôi đất nước Tây Ban Nha qua những nhân vật phụ này. Tuy họ chỉ là những nhân vật phụ nhưng đã góp phần không nhỏ giúp Cervantes làm nổi bật lên tính điên rồ, gàn dở của Don Quixote đồng thời cũng là sự chế giễu của tác giả đối với những tàn dư của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đọc Don Quixote, ta có cảm giác như đang sống lại với xã hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI ồn ào, náo nhiệt nhưng cũng đầy mâu thuần và biến động. 2. Cách tiếp cận nhân vật Cervantes đã tiếp cận nhân vật của mình bằng việc miêu tả nhân vật qua hành động và tâm lí. Tuy nhiên, miêu tả tâm lí không được tác giả phân tích sâu, kĩ lưỡng, mà những nét tâm lí được lồng ghép cùng với những pha hành động của nhân vật. Cũng có nghĩa là Cervantes tiếp cận nhân vật chủ yếu qua miêu tả hành động. Điều này được thể hiện rất rõ qua nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết–Don Quixote. Trong cuộc chạm chán giữa chàng với những chiếc cối xay gió, để nổi bật lên phẩm chất “anh hùng”, Cervantes không dùng ngôn ngữ đối thoại để dẫn dắt truyện nữa mà chuyển sang dùng những lời phân tích tâm lí và miêu tả để làm nổi bật lên hình ảnh người “anh hùng”: “Nói rồi, Don Quixote thúc con Rocinane xông lên”. Thái độ kiên quyết của chàng được khẳng định qua các cụm từ miêu tả “chẳng thèm để ý tới”, “trong bụng vốn đinh ninh”, “chẳng những không nghe lời can”, mà “cũng không nhận ra”,…Cervantes rất tài tình trong việc khắc họa nhân vật bất bình thường, hiệu quả gây cười mỗi lúc được đẩy cao hơn ở Don Quixote khi chàng đơn thương độc mã xông tới đánh những chiếc cối xay gió mà chàng vẫn cho rằng đó là những kẻ khổng lồ xấu xa. Sau các nghi thức “thét lên thách thức” và “cầu xin tình nương giúp đỡ”, chàng lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rocinante phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt. Kết quả của cuộc chiến không khỏi làm người đọc phải bật cười “ngọn giáo gãy tan tành, cả người cả ngựa ngã văng ra xa”. Kết cục thật bi đát. Hành động và sự thất bại thảm hại của chàng đã đem lại tiếng cười thích thú cho người đọc. Với Don Quixote, xuyên suốt toàn bộ cuốn tiểu thuyết, ta có thể nhận thấy ở nhân vật hành động tự khám phá. Trong tác phẩm, toàn bộ các vấn đề về hiện thực xã hội, giá trị tự do, vấn đề giai cấp hay văn học nghệ thuật đều do Don Quixote tự rút ra, không cần ai chỉ dẫn. Đó là sự tự khám phá. Hành động tự khám phá còn thể hiện rõ nhất qua nhận thức của Don Quixote về tiểu thuyết hiệp sĩ. Những người xưng quanh đều nhận ra tác hại “chiết tiệt”, “độc hại”, “trăm lần đáng nguyền rủa”, “là những chuyện hoang đường, dối trá” nhưng chỉ duy nhất Don Quixote 18 tin vào những điều viển vông đó. Trong lần thứ hai và thứ ba chàng xuất hành đi làm hiệp sĩ, chàng được thầy tu, giáo sĩ và một người nữa giảng giải cho tỉnh ngộ nhưng đều không thành công, chàng còn dùng những lí lẽ ngông cuồng để bênh vực tiểu thuyết hiệp sĩ, khẳng định niềm tin và quyết tâm theo đuổi lí tưởng hiệp sĩ. Khuyên bảo chí tình hay mắng nhiếc thậm tệ đều không làm Don Quixote tỉnh ngộ ra được. Vấn đề là ở chỗ Don Quixote phải tự khám phá lấy. Sau những chặng đường đi làm hiệp sĩ và những thất bại liên mien, chàng trở về nhà, trước khi từ giã cõi đời, Don Quixote mới nhận ra rằng “bấy lâu nay ta dại dột liên miên những cuốn sách kiếm hiệp đáng ghét, ta đã nhận ra sự nhảm nhí bậy bạ của loại sách đó”. Cervantes còn rất dày công miêu tả lại từng hành động đi làm hiệp sĩ giang hồ của Don Quixote. Mỗi chuyến phiêu lưu của chàng đều được ngòi bút của Cervantes ghi lại tỉ mỉ: từ chuyện hai đàn cừu mà chàng tưởng là hai đạo quan rồi lao vào đánh chém; chuyện đánh nhau với những người khiêng xác chết trong đêm; đánh nhau với anh chàng điên; đánh lộn nhau trong quán trọ chỉ vì phân biệt chậu cạo râu thành mũ sắt, yên lừa thành yên ngựa; đánh nhau với bọn Huynh đệ rất Thánh; đánh nhau với cối xay gió, đánh nhau với hiệp sĩ Trăng Sáng, hiệp sĩ Gương Sáng, …Hầu như lúc nào Don Quixote cũng thất bại, và hành động của chàng thật khiến người đọc bật cười thích thú. Theo dõi cuộc hành trình của Don Quixote qua ba lần bỏ nhà ra đi để thực hiện lí tưởng hiệp sĩ, người đọc thấy rõ rang rằng chàng chuốc lấy hết thất bại cay đắng này đến thua thiệt ê chề nọ, chỉ có một hai lần chàng thắng được là do ăn may. Mô tả cuộc phiêu lưu hành hiệp trượng nghĩa của Don Quixote và những thất bại liên tiếp của chàng, để cuối cùng chàng phải từ bỏ lí tưởng hiệp sĩ, về nằm xó nhà, ốm đau sầu não và chết, nhà văn Cervantes một mặt muốn chứng minh rằng tiểu thuyết hiệp sĩ là thứ có hại và nguy hiểm, kẻ nào say mê ngấu nghiến nó sẽ dễ trở thành một Don Quixote đi giữa cuộc đời nhưng chẳng khác gì kẻ mộng du. Mặt khác, thông qua sự mê muội đến mức điên rồ ấy của Don Quixote, Cervantes muốn tố cáo bọn phong kiến và tăng lữ Tây Ban Nha đã bất chấp thực tế khách quan, mê muội đắm đuối trong tư tưởng chủ quan, muốn kìm giữ đất nước Tây Ban Nha mãi mãi trong đêm trường Trung cổ tăm tối. Bên cạnh đó, xây dựng hình tượng nhân vật Don Quixote, Cervantes còn nhằm một mục đích khác. Nhà văn muốn mượn hình tượng nhân vậ này để nói lên những suy nghĩ, những quan niệm của ông về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, tự do, van học nghệ thuật và đặc biệt là các vấn đề nhân sinh. Ta có thể thấy rõ mục đích đó qua những lời phát biểu của Don Quixote lúc chàng tỉnh táo, hoặc những lúc nửa tỉnh táo, nửa điên rồ. Điều này đã thể hiện được quan điểm và tư tưởng tiến bộ của nhà văn Cervantes thời bấy giờ. So với Don Quixote, nhân vật Sancho Panza có ít hành động hơn. Từ việc bác đồng ý đi làm giám mã cho chàng hiệp sĩ gàn dở, đến những chặng đường phiu lưu của hai thầy trò đều được Cervantes miêu tả tỉ mỉ, chi tiết. Từ cuộc sống sinh hoạt 19 của Sancho, nết ăn uống ngủ nghỉ, tật phóng uế bừa bãi, tật nói nhiều, hay những nét tâm lí hết sức tự nhiên và ngây thơ của bác: vui buồn, khóc lóc, kêu than, phiền muộn,…đến những suy nghĩ giản đơn nhưng logic, những lí sự cùn và luôn luôn là người tỉnh táo để khuyên ngăn chủ của mình thực hiện những hành động điên rồ. Qua ngòi bút của Cervantes, bác giám mã nông dân hiện lên thật đáng yêu và nét vừa ngay thơ vừa ranh mãnh của bác đã không ít lần đem lại tiếng cười giòn giã cho bạn đọc. Bên cạnh đó, trong khi xây dựng nhân vật, Cervantes cũng chs ý đến nguồn gốc xã hội của nhân vật, đến môi trường và hoàn cảnh nhân vật sinh hoạt, qua đó làm nổi bật những tác động khác quan đối với sự phát triển tư tưởng tình cảm, tâm lí, tính cách của nhân vật. Nhờ vậy mà tính cách nhân vật không đứng im bất động mà phát triển sống động, phong phú, đa dạng và khá phức tạp. 3. Người kể chuyện (Nhân vật tác giả) Người kể chuyện trong một tác phẩm có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên là không phải trường hợp nào cũng thế và ta không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời. Đó cũng có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; cũng có thể là một người biết câu chuyện nào đó. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn của tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều bối cảnh. Trong tiểu thuyết, sự xóa bỏ khoảng cách giữa người kể và nhân vật trong cảm nhận và miêu tả con người hiện tại cho phép nhà văn dùng kinh nghiệm cá nhân của mình để lí giải các nhân vật, có thái độ thân mật, nhìn ngắm nhân vật một cách gần gũi, suồng sã. Tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật. Là sự miêu tả hiện tại cùng thời, tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như người bình thường, thường tình, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình. Nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật , gần gũi đối với nhân vật của mình. Người viết tiểu thuyết có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, nhiều điểm nhìn, đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói. Tiểu thuyết truyền thống có hai nguyên tắc: tác giả lộ diện thuyết pháp và viết cho cảm động. Tác giả hoặc trực tiếp khen chê hoặc khai thác các tình huống sinh li tử biệt để làm người đọc mủi lòng, rơi lệ. Trong cuốn tiểu thuyết “ Don Quijote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” tác giả đã nhờ hiền sĩ Hamete Benengeli kể lại cuộc xuất hành của Don Quijote cùng với người bạn – người hầu – người đồng hành là Sancho Panza. “Hiền sĩ Hamete nhà chép sử và biên soạn cuốn sách 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan