Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên ...

Tài liệu đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp sông công, thị xã sông công, tỉnh thái nguyên)

.PDF
128
646
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ LOAN ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN TỚI KHU CÔNG NGHIỆP (Nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, Thị Xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Xã hội học Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ LOAN ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN TỚI KHU CÔNG NGHIỆP (Nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, Thị Xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học Mã số: 60 31 30 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội – 2013 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................... 3 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 3 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................... 18 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................ 19 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 20 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ............................................. 20 8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 24 NỘI DUNG ................................................................................................. 25 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................... 25 1.1. Các khái niệm ................................................................................ 25 1.1.1. Đời sống .................................................................................... 25 1.1.2. Lao động ................................................................................... 26 1.1.3. Việc làm .................................................................................... 27 1.1.4. Di cư ......................................................................................... 27 1.1.5. Lao động di cư .......................................................................... 28 1.1.6. Nông thôn .................................................................................. 29 1.1.7. Khu công nghiệp ....................................................................... 30 1.2. Các lý thuyết áp dụng ................................................................... 31 1.2.1. Lý thuyết mạng lưới xã hội ........................................................ 31 1.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý...................................................... 33 1.2.3. Lý thuyết lực “đẩy – hút” .......................................................... 34 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................ 36 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG DI CƢ TỪ NÔNG THÔN TỚI KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................................ 41 2.1. Tình trạng việc làm ở nông thôn, trƣớc khi di cƣ ........................... 42 2.2. Đặc điểm công việc hiện tại .............................................................. 45 2.2.1. Số giờ làm việc trung bình mỗi tuần .......................................... 45 2.2.2. Việc học thêm kỹ năng/nghiệp vụ để làm quen với công việc ..... 47 2.2.3. Tính chất công việc ................................................................... 49 2.2.4. Thu nhập và sử dụng thu nhập................................................... 52 2.2.5. Vấn đề hợp đồng lao động ......................................................... 56 2.2.6. Tham gia các loại bảo hiểm....................................................... 59 2.3. So sánh chung về công việc hiện tại với công việc ở nông thôn trƣớc khi di cƣ ................................................................................................... 61 2.4. Dự định về mức độ gắn bó của ngƣời lao động đối với công việc hiện tại ............................................................................................ 64 2.5. Khác biệt trong sử dụng lao động thƣờng trú và lao động di cƣ trong doanh nghiệp ................................................................................. 69 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƢ TỪ NÔNG THÔN TỚI KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................................ 72 3.1. Đời sống vật chất .............................................................................. 72 3.1.1. Điều kiện nhà ở ......................................................................... 73 3.1.2. Chi tiêu...................................................................................... 78 3.1.3. Vấn đề chăm sóc về y tế............................................................. 81 3.1.4. Vấn đề ô nhiễm môi trường ....................................................... 83 3.2. Đời sống tinh thần ............................................................................ 84 3.2.1. Tiếp cận giáo dục của con em người di cư ................................ 85 3.2.2. Tình hình an ninh trật tự tại địa phương.................................... 86 3.2.3. Tham gia các hoạt động cộng đồng ........................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 99 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 6 KCN Khu công nghiệp 7 KCX Khu chế xuất 8 UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 9 UNFPA Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc 10 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình trạng việc làm ở nông thôn trước khi di cư của NTL ..................43 Biểu đồ 2.2: Việc học thêm kỹ năng, nghiệp vụ để làm quen với công việc hiện tại của NTL .......................................................................................... 48 Biểu đồ 2.3: Tính chất công việc hiện tại của NTL ....................................... 50 Biểu đồ 2.4: Những nguồn thu nhập thông thường hàng tháng người lao động di cư nhận được ............................................................................................ 53 Biểu đồ 2.5: Thực trạng tham gia các loại bảo hiểm ..................................... 60 Biểu đồ 2.6: Ý định gắn bó với công việc hiện tại của người lao động ......... 65 Biểu đồ 3.1: Loại hình nhà ở của NTL ......................................................... 73 Biểu đồ 3.2: Tình trạng sở hữu nhà .............................................................. 74 Biểu đồ 3.3: Tình trạng nhà bếp của lao động di cư ...................................... 76 Biểu đồ 3.4: Tình trạng nhà vệ sinh của lao động di cư ................................ 77 Biểu đồ 3.5: Cách điều trị của lao động di cư khi bị đau ốm ......................... 81 Biểu đồ 3.6: Vấn đề ô nhiễm môi trường ...................................................... 84 Biểu đồ 3.7: Tình hình an ninh trật tự tại địa phương ................................... 87 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát .................................................................... 23 Bảng 2.1: So sánh công việc hiện tại với công việc ở nông thôn trước khi di cư..... 62 Bảng 2.2: Cách thức sử dụng các khoản thu nhập của NTL .......................... 55 Bảng 2.3: Việc ký hợp đồng lao động theo giới tính của NTL ...................... 57 Bảng 2.4: Ý định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại của NTL theo giới tính .... 66 Bảng 2.5: Lý do muốn/không muốn gắn bó với công việc hiện tại ............... 67 Bảng 2.6: So sánh lao động thường trú với lao động di cư trong doanh nghiệp .... 70 Bảng 3.1: Người ở cùng nhà của lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công.... 75 Bảng 3.2: Một số khoản chi của lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công ... 79 Bảng 3.3: Nơi khám chữa bệnh của NTL ..................................................... 82 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gần 30 năm sau đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên hầu hết các lĩnh vực và đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Sự biến đổi này diễn ra với tốc độ mạnh mẽ và có thể dễ dàng nhận thấy thay đổi đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thay vì trước đây là một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự thúc đẩy về công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa đã tạo ra việc làm dồi dào và năng suất cao trong lao động, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp ở Việt Nam. Sự dịch chuyển các dòng lao động giữa các địa phương, vùng miền góp phần điều tiết lao động giữa các khu vực. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2009 có 6,6 triệu người (tương đương với khoảng 7,7% dân số) từ 5 tuổi trở lên thay đổi nơi cư trú tới địa điểm khác. Con số này thể hiện sự gia tăng đáng kể so với 4,5 triệu người di cư trong nước ghi nhận từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 [13]. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kể từ năm 2007, có sự sự bùng nổ về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng với đó là sự phát triển chóng mặt của hệ thống các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở Việt Nam. Cả nước hiện có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 76.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến cuối tháng 12/2011, trong số 283 KCN đã thành lập, có 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký là 5,3 1 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 3,2 tỷ USD; còn lại 103 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản [56]. Riêng trong năm 2011, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký vào các KCN, KCX đạt 6,47 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,28 tỷ USD; tương đương 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện được của cả nước trong năm 2011. Cùng với sự phát triển của hệ thống các KCN là quá trình dịch chuyển lao động và các dòng di cư từ nông thôn tới các KCN. Lao động di cư đến các KCN – nơi có nhiều cơ hội việc làm, chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh với tỷ suất di cư thuần (tỷ số của tổng số người nhập cư trừ đi tổng số người di cư trên tổng số dân địa phương) là 116%, Đà Nẵng là 77,9%, Đồng Nai là 64,4% và Hà Nội là 50%. Đsặc biệt nhất là tỉnh Bình Dương với tỷ suất di cư thuần lên tới 341,7% do có một số lượng lớn các KCN đóng ở đây [12]. Sự dịch chuyển của người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong các KCN và các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời, đóng góp vào sự phát triển kinh tế gia đình của số lượng lớn các gia đình có người di cư thể hiện ở số tiền gửi về. Bên cạnh những tác động không thể phủ nhận, thì quá trình chuyển dịch lao động từ nông thôn tới các KCN tại Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây bộc lộ rất nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm. Mặc dù các khu vực này phát triển nhanh chóng, nhưng quy hoạch cho các khu vực này lại chưa có sự phối hợp giữa các bộ ngành của Chính phủ, các đơn vị chịu trách nhiệm chuẩn bị và thực thi kế hoạch đồng thời chưa có sự phối hợp với các chủ thể của khu vực tư nhân. Kết quả là các kế hoạch được soạn thảo thiếu đi các nỗ lực đồng bộ nhằm đảm bảo đầy đủ nhà ở an toàn cho công nhân làm việc trong các nhà máy, không đảm bảo đủ các điều dịch vụ y tế và không có các địa điểm cho công nhân vui chơi....Do vậy, cần phải thay đổi, hoàn thiện hơn nữa các chính sách đối với lao động di cư từ nông thôn tới các KCN. Việc tìm hiểu đời sống, việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới 2 các KCN là cần thiết, được coi là cơ sở để thay đổi chính sách liên quan đến lao động di cư. Tác giả nhận thấy, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều KCN đang hoạt động hiệu quả, là nơi đến làm việc lý tưởng của lao động nông thôn. Vì vậy, đề tài “Đời sống, việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp” (Nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) được tiến hành với hy vọng sẽ đưa ra những khuyến nghị, giải pháp góp phần nâng cao đời sống, điều kiện làm việc cho lao động di cư tới KCN Sông Công. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài góp phần bổ sung tài liệu, làm phong phú hơn những nghiên cứu về đời sống, việc làm của lao động di cư - Cung cấp những số liệu cần thiết về thực trạng đời sống, việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp, làm tài liệu cơ sở cho những đề tài nghiên cứu sâu hơn về chủ đề lao động di cư. - Vận dụng một số lý thuyết xã hội học vào phân tích, giải thích các vấn đề trong việc nghiên cứu di cư 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ những kết quả khảo sát đời sống, việc làm, đề tài đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị góp phần thay đổi chính sách hỗ trợ đối với lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện làm việc cho lao động di cư. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Vấn đề di cư là vấn đề có tính toàn cầu, ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước. Những nghiên cứu về di cư khá nhiều. Thông qua việc tổng quan tài liệu, tác giả nhận thấy đã có các 3 công trình nghiên cứu khoa học, các sách, các báo cáo, các bài báo trên tạp chí chuyên ngành như tạp chí Xã hội học... đề cập đến vấn đề di cư. Nhưng đó mới chỉ tập trung vào việc tổng quan tình hình di cư, xem xét di cư trong mối liên hệ với các vấn đề khác, và mới chỉ tập trung vào vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị, còn những đề tài lớn, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề đời sống, việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới KCN thì chưa có. Trong cuốn sách “Từ nông thôn ra thành phố - Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam”, chủ biên: Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm – Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (2011), đã tập trung phân tích quá trình di cư nông thôn – đô thị; tác động của di cư đối với khu vực nông thôn thể hiện qua tác động đến người di cư và hộ gia đình ở quê hương, qua vấn đề tiền gửi về nhà; tác động của di cư đối với khu vực thành thị qua việc phân tích những tương đồng và khác biệt giữa người di cư và không di cư, tình trạng sức khỏe và các hành vi liên quan, mạng lưới xã hội nông thôn – đô thị và dòng tiền gửi, đánh giá tác động của di cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành thị. Những khoảng trống chính sách đã được đề cập đến trong cuốn sách này, cụ thể là việc thiếu khung pháp lý trong việc bảo trợ xã hội cho người di cư; những rào cản thể chế về bảo trợ xã hội và chính sách xã hội cho người di cư từ vấn đệ hộ khẩu. Sách “Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Những kết quả chủ yếu”, Nhà xuất bản Thống kê (2005) giới thiệu kết quả của cuộc điều tra về di cư của Việt Nam năm 2004, trong đó đề cập tới những khó khăn mà rất nhiều người di cư gặp phải. Kết quả điều tra cho thấy 42% những người được điều tra cho biết họ gặp khó khăn do tình trạng hộ khẩu không phải thường trú của họ. Phần lớn người di cư trong nước được thống kê trong cuộc điều tra Di cư ở Việt Nam năm 2004 là di cư vì lý do kinh tế, cụ thể là vì lý do việc làm và cải thiện đời sống. Số liệu điều tra cho thấy người dân di cư thường có thu 4 nhập thấp hơn người không di cư, trong đó người di cư là phụ nữ hoặc là người dân tộc thiểu số là nhóm đặc biệt thiệt thòi. Người di cư thường làm tập trung trong các khu vực phi chính thức, làm các công việc được trả lương thấp và ít được bảo vệ hơn so với người dân không di cư. Báo cáo “Tình trạng dân số thế giới năm 2011” của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã cung cấp hệ dữ liệu khá đầy đủ về tình trạng dân số thế giới, sự phân bố, sự gia tăng cũng như tác động tích cực, tiêu cực của tình trạng dân số hiện nay đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới. Báo cáo đề cập đến tác động của di cư quốc tế và di cư nội địa. Di cư quốc tế có đóng góp tích cực với người di cư, cũng như với gia đình và quốc gia có người di cư thông qua khoản tiền gửi về. Báo cáo cũng chỉ ra rằng có sự tăng đáng kể về số lượng và loại hình di cư trong nước. Báo cáo “Xu thế tị nạn toàn cầu 2011” của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đề cập đến vấn đề đời sống của người tị nạn cũng như xu hướng tị nạn toàn cầu trong tương lai. Báo cáo đã cung cấp nhiều số liệu và phân tích quan trọng về tình trạng tị nạn trên thế giới hiện nay cũng như đưa ra những con số cảnh báo đối với các nhà lập pháp. Báo cáo “Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và di cư ở châu Á – Thái Bình Dương” do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thực hiện, các tác giả đã chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng di cư xuyên biên giới sẽ có khả năng xảy ra trong tương lai trước các tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Đồng thời, ADB cũng đưa ra khuyến cáo về tình trạng di cư xuyên biên giới có khả năng gia tăng mạnh trong thời gian tới dưới tác động của biến đổi khí hậu, và các khuyến nghị về giải pháp tới các quốc gia. Báo cáo “Lưu động di cư và nghèo khó ở Đông Nam Á” của Micheal Bruneau, CNRS – Đại học tổng hợp Bordeaux, những kết quả và phân tích rút 5 ra từ nghiên cứu này đã cho thấy một bức tranh về thực trạng di cư tại khu vực Đông Nam Á, những đặc thù cũng như tác động của tình trạng di cư ở khu vực Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong khu vực. Báo cáo “Giới và tiền chuyển về của lao động di cư (2012) dựa trên kết quả của nghiên cứu thuộc Chương trình chung về Bình đẳng giới, được phối hợp thực hiện bởi Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Tây Ban Nha, do Tổng cục Thống kê và Tổ chức Di cư Quốc Tế (IOM) Việt Nam thực hiện. Báo cáo nghiên cứu dựa trên thông tin thu thập được từ 600 bảng hỏi dành cho nam nữ lao động di cư vào thành phố, 42 cuộc phỏng vấn sâu, 12 cuộc thảo luận nhóm. Quá trình thu thập thông tin được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2010 tại ba phường thuộc ba quận nội thành Hà Nội. Xuất phát từ cách tiếp cận giới, nghiên cứu hướng vào tìm hiểu khác biệt giới trong khả năng gửi tiền, khác biệt giới trong thu nhập và quản lý nguồn tiền tiết kiệm của lao động di cư, khác biệt giới trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chuyển tiền, mối quan hệ giới trong việc quản lý và sử dụng nguồn tiền chuyển về tại hộ gia đình nơi đi. Báo cáo “Các mô hình di cư và phát triển kinh tế ở Việt Nam” (2011), thuộc Kỷ yếu Việt Nam học: Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất – Tập 3, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tác giả Đặng Nguyên Anh tập trung xem xét bốn mô hình cơ bản của di chuyển lao động trong mối liên hệ với phát triển kinh tế ở Việt Nam: di cư nông thôn – nông thôn, di cư nông thôn – thành thị, di cư từ thành thị về nông thôn và di cư từ thành thị đến thành thị. Theo đó, di cư là một khía cạnh then chốt của biến đổi dân số gắn liền với kinh tế và hiện đại hóa đất nước. 6 Báo cáo “Di cư trong nước – cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” (2010) do Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam biên soạn trình bày tổng quan về di cư trong nước vì lý do kinh tế ở Việt Nam, tổng quan về di cư trong nước ở Việt Nam, mối quan hệ giữa di cư và phát triển. Theo báo cáo, phần lớn những người di cư trong nước vì lý do kinh tế, không nằm trong chương trình di cư của Chính phủ vì thế họ được gọi là “người di cư tự do”. Với phương thức tiếp cận dựa trên vấn đề giới và quyền, nghiên cứu này sử dụng ba lăng kính nhằm xem xét tác động của phát triển lên vấn đề di cư, cụ thể là (1) lên bản thân người di cư, (2) lên nơi đến và (3) nơi đi của người di cư. Đặc biệt, đối với người di cư, họ thường tập trung ở một số ngành nghề nhất định và ít được đảm bảo cong việc hơn hoặc phải làm các công việc với mức lương thấp và thường không được hưởng trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thất nghiệp nếu họ không được ký hợp đồng lao động. So với người không di cư, người di cư gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ xã hội bởi thực trạng đăng ký hộ khẩu của họ. Báo cáo đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết những thách thức đặt ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội dưới tác động của di cư. Báo cáo “Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2009/2010” do Viện Khoa học Lao động và Xã hội soạn thảo với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Tổ chức Lao động Quốc tế. Báo cáo khái quát và nêu ra nhiều phát hiện liên quan đến hoạt động di cư. Đặc biệt là các tác động của khủng hoảng kinh tế đến dòng di chuyển của người dân di cư ở các vùng nông thôn hiện nay, thể hiện ở xu hướng gia tăng số dân di cư quay trở về nông thôn do bị mất việc làm ở khu công nghiệp, đô thị. Cùng với đó, báo cáo nêu ra những định hướng cơ bản cho việc hoạch định chính sách đối với lao động di cư trong thời gian tới. 7 Báo cáo “Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên lao động việc làm và đời sống người dân nông thôn”, Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn đề cập tới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến đời sống của người lao động, đặc biệt là lao động di cư; những thách thức đối với lao động di cư trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Báo cáo nêu ra vấn đề liên quan đến đời sống việc làm của lao động di cư cũng như những rủi ro đối với họ song chưa có sự phân tích sâu sắc. Tuy nhiên, nó giúp định hướng cho việc nghiên cứu sâu hơn về lao động di cư. Báo cáo “Tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài” (2011) do Liên minh Châu Âu, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Tổ chức di cư quốc tế thực hiện. Trên cơ sở xác định, thu thập, xử lý và phân tích các số liệu di cư từ nhiều nguồn khác nhau, báo cáo đã dựng lên bức tranh tổng quan về di cư, phân tích, đánh giá các loại hình di cư chủ yếu của công dân Việt Nam ra nước ngoài, từ đó thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam về di cư. Báo cáo đưa ra một số bài học kinh nghiệm, một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của di cư quốc tế vì mục tiêu hội nhập và phát triển, hạn chế, giảm thiểu tác động tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Báo cáo “Nghiên cứu tác động phát triển của di cư quốc tế tại Việt Nam” (2011) của Đặng Nguyên Anh và nhóm nghiên cứu Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương Hà Nội (VAPEC) – Viện Khoa học xã hội Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu đối với 1500 hộ gia đình (cả di cư và không di cư) trên 6 tỉnh/thành phố lớn của cả nước. Về tác động của di cư quốc tế, báo cáo đã chỉ ra các tác động tích cực của di cư quốc tế đối với hộ gia đình cũng như những thách thức liên quan đến vấn đề di cư của người Việt Nam ra nước ngoài. 8 Báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp tham gia” (2010) của Tổ chức ActionAid Việt Nam, Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông cùng thực hiện, trình bày kết quả nghiên cứu trong vòng 3 năm từ 2007 – 2010 tại một số phường/xã của Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo đưa ra những phân tích, đánh giá về nhóm nghèo nhập cư; các đặc trưng của nhóm này; vấn đề đời sống – việc làm cũng như khó khăn, rủi ro họ phải đối mặt như chi phí cuộc sống cao, việc làm bấp bênh, hạn chế trong tiếp cận dịch vụ công. Báo cáo “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng và khác biệt” (2011) do Tổng cục Thống kê thực hiện dựa trên kết quả của Cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, phân tích vấn đề di cư ở khu vực đô thị hiện nay, xu hướng của quá trình di cư cũng như những đóng góp của hoạt động di cư đối với quá trình phát triển. Về xu hướng di cư tại Việt Nam trong vòng 20 năm từ 1989 đến 2009, báo cáo chỉ ra rằng, số dân di cư, đặc biệt là di cư giữa các tỉnh có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ, xu hướng nữ hóa và trẻ hóa di cư ngày càng rõ rệt. Báo cáo cũng chỉ ra những khác biệt di cư giữa các khu vực kinh tế, các tỉnh/thành phố và giữa đô thị với nông thôn. Báo cáo “Thị trường lao động, Việc làm và Đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2020: Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế” (2009), các tác giả Ian Coxhead, Diệp Phan, Đinh Vũ Ngân Trang, Kim N. B. Ninh, thuộc dự án hỗ trợ xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2020, do Chính phủ Việt Nam và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc thực hiện. Các tác giả đã quan sát thấy những mô hình chung về chính sách và kết quả đạt được tại các nền kinh tế Châu Á thành công, trong đó có các chính sách về thị trường lao động đã khuyến khích dự dịch chuyển lao động giữa các vùng và ngành và duy trì tính linh hoạt của thị trường lao động. Ở Trung Quốc và Ấn Độ có nhiều rào cản khác nhau đối với dịch chuyển lao động; kết 9 quả là, họ đang gặp nhiều khó khăn trong việc hấp thụ lao động dư thừa và tình trạng bất bình đẳng đang tăng lên. Báo cáo kết quả “Khảo sát nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009” (UPS-09) thuộc dự án: “Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ đã nêu ra đặc điểm về đời sống, việc làm và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của người nghèo tại vùng đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; những thông tin về đời sống, lao động, việc làm của người di cư tại các khu vực này. Theo đó, cuộc sống khắc nghiệt; thu nhập thấp, bấp bênh; hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội là những khó khăn đối với người di cư. Báo cáo là cơ sở để xây dựng các chính sách quản lý, hỗ trợ đối với người lao động di cư tại đô thị nước ta hiện nay. Báo cáo “Thực trạng tuyển dụng và việc làm của lao động nữ di cư tới các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam” (2009) do Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Viện Khoa học lao động xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (MOLISA) thực hiện đã phân tích quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động di cư nữ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam; những khó khăn, rủi ro khi xin việc, làm việc của lao động di cư nữ. Báo cáo “Người lao động di cư đến các khu công nghiệp: điều kiện sống, sinh hoạt và tình hình sử dụng dịch vụ y tế”, nhóm tác giả Lê Thị Kim Ánh, Phạm Thị Lan Liên, Nguyễn Tuấn Hưng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính với nhóm cán bộ cơ quan công lập và người di cư tại các khu công nghiệp tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đã mô tả khó khăn về điều kiện sống, sinh hoạt và hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động di cư tại các địa bàn này. 10 Báo cáo “Phát triển con người” (2009) do UNDP thực hiện đã phân tích những tác động tích cực của di cư qua các vấn đề: quyền tự do và di cư, con người trong tình trạng di cư, cuộc sống của người di cư, tác động tới nơi đi và nơi đến, chính sách phát huy kết quả phát triển con người. Báo cáo cũng chỉ ra một số đặc thù trong hoạt động di cư trên toàn cầu hiện nay. Báo cáo “Tình trạng dân số thế giới năm 2006” do Quỹ dân số Liên Hợp Quốc thực hiện chỉ ra rằng phụ nữ di cư đóng góp đáng kể thông qua việc gửi tiền về quê nhà song đóng góp của họ không được thừa nhận. Nhóm nữ lao động di cư phải đối mặt với nguy cơ lớn của tệ buôn bán người và lây nhiễm HIV. Báo cáo “Lao động nữ di cư giúp việc nhà từ đồng bằng sông Cửu Long”, nghiên cứu tại phường 9 thị xã Trà Vinh, do tác giả Nguyễn Thị Hòa – Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ thực hiện. Tác giả chọn nghiên cứu ngành nghề phổ biến của lao động nữ di cư đó là nghề giúp việc gia đình. Báo cáo chỉ ra đặc thù của vấn đề lao động nữ di cư giúp việc gia đình và những rủi ro liên quan đến đối tượng này. Báo cáo “Phụ nữ và lao động di cư” của TS. Lê Thị Kim Lan, nằm trong khuôn khổ của Dự án Lao dộng di cư ở miền Trung Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện từ 2009 đến 2011 do nhóm nghiên cứu trường Đại học Khoa học Huế thực hiện. Báo cáo phân tích hoạt động di cư của phụ nữ và trẻ em ở cả nơi đi và nơi đến, chỉ ra đặc điểm về ngành nghề của lao động di cư, nguyên nhân di cư, những thách thức mà lao động di cư nữ phải đối mặt cũng như những rủi ro liên quan đến bệnh tật, tệ nạn xã hội, nạn buôn bán người. Báo cáo “Di cư lao động từ nông thôn ra thành phố: Những khía cạnh tâm lý xã hội của người phụ nữ bán hàng rong” của PGS.TS. Trần Thị Minh Đức dựa trên kết quả số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương 11 binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê về di cư lao động nữ cũng như kết quả phỏng vấn bán cấu trúc với một số lao động nữ di cư theo mùa (năm 2000 và 2004), tác giả đã có sự phân tích tâm lý của những người phụ nữ bán hàng rong di cư về đời sống – công việc của họ. Từ đó, tác giả chỉ ra khó khăn, vất vả trong đời sống, việc làm của những lao động di cư nữ bán hàng rong. Báo cáo “Tóm tắt một số chỉ số phân tích theo giới tính từ số liệu của tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, UNFPA, (2011), dựa trên bộ số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, đã tập trung vào vấn đề nữ hóa di cư. Báo cáo phân tích những khác biệt về giới tính trong các vấn đề như tình trạng hôn nhân, học vấn, giáo dục...Đồng thời, báo cáo phân tích xu hướng nữ hóa di cư và khẳng định sự gia tăng của dòng di cư nữ ngày càng rõ rệt hơn. Báo cáo “Rủi ro của lao động di cư và một số kiến nghị” của tác giả Nguyễn Huyền Lê – Viện Khoa học Lao động và Xã hội nêu bật những rủi ro mà lao động di cư phải đối mặt hiện nay. Tác giả chỉ ra 6 nhóm nguy cơ phổ biến là bị lạm dụng, lừa gạt; khó khăn về nhà ở; nguy cơ dễ bị tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội; rủi ro trong suy giảm sức khỏe; khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản và an sinh việc làm thấp. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và hỗ trợ cho người lao động di cư. Báo cáo “Sống con lắc, tình dục có là con lắc” dựa trên kết quả nghiên cứu định tính về nhận thức, thái độ và đời sống tình dục của người lao động di cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của nhóm tác giả: Nguyễn Ngọc Hường, Khuất Thu Hồng, Đinh Thái Sơn. Nghiên cứu được thực hiện với 35 người lao động di cư trong nhóm tuổi từ 15 đến 55, là những người cư trú ngắn hạn và thường xuyên trở về quê. Các tác giả đã có những phát hiện khá quan trọng về đời sống tình dục của những người di cư con lắc tại hai 12 thành phố lớn cũng như những nguy cơ từ hoạt động tình dục của các nhóm đối tượng này. Báo cáo “Sức khỏe sinh sản cho lao động nhập cư” nghiên cứu định tính tại Quy Nhơn, Bình Định do UNFPA phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định thực hiện năm 2008 cũng đề cập đến vấn đề tình dục cũng như những nguy cơ xung quanh vấn đề này, báo cáo đã cho thấy những cái nhìn sâu sắc về các khía cạnh khác nhau trong hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động nhập cư tại Bình Định. Nghiên cứu của Cục phòng, chống Tệ nạn xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về “Mại dâm và di biến động nhìn từ góc độ giới” (2012) đã đưa ra những phát hiện về vai trò giới trong việc đưa ra quyết định di cư và tham gia hoạt động mại dâm. Bên cạnh đó báo cáo cũng giúp người đọc hiểu sâu hơn về các khuôn mẫu và tính dễ bị tổn thương liên quan đến tính di biến động của những người hoạt động mại dâm nhìn từ góc độ giới Năm 2004, cuộc tổng điều tra di cư Việt Nam đã được thực hiện bởi Tổng cục thống kê – đây là cuộc tổng điều tra về di cư có quy mô lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay. Từ kết quả của cuộc khảo sát này, báo cáo “Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện cuộc sống” (2006) với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, do nhóm cán bộ phân tích và nghiên cứu của Viện Xã hội học thực hiện và trình lên Tổng Cục Thống kê. Báo cáo cung cấp những phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa di cư và các sự kiện quan trọng khác trong chu trình sống của người di cư. Trong đó, nêu bật những ảnh hưởng của các sự kiện như giáo dục, hôn nhân, nghề nghiệp, sinh đẻ đối với cuộc sống của người dân di cư cũng như sự khác biệt về bản chất của các sự kiện này ở từng nhóm người di cư. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan