Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đời sống văn hóa làng vân điềm (vân hà, đông anh, hà nội) truyền thống và biến đ...

Tài liệu đời sống văn hóa làng vân điềm (vân hà, đông anh, hà nội) truyền thống và biến đổi

.PDF
179
203
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VƯ NG TH TH ĐỜI S NG VĂN H N ÀNG VÂN ĐI VÂN HÀ Đ NG NH HÀ NỘI : TRU LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, 2017 N TH NG VÀ I N Đ I CH SỬ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VƯ NG TH TH ĐỜI S NG VĂN H ÀNG VÂN ĐI VÂN HÀ Đ NG NH HÀ NỘI : TRU C u nn n : s V n Mã số: Đ o t o t LUẬN VĂN THẠC SĨ N ườ N N TH NG VÀ I N Đ I V tN m ểm CH SỬ ướng dẫn khoa học: GS TS N u n Qu n N ọ Hà Nội, 2017 LỜI C ĐO N Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu công bố trong luận văn là trung thực, phản ánh thực tế những gì tôi nhận thức được qua quá trình nghiên cứu và khảo sát tại địa bàn làng Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Xác nhận ã s a chữa luận v n của chủ t ch hộ Tác giả luận văn ồng PGS TS Vũ V n Quân Vươn T Thúy An LỜI CẢ N Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến GS.TS NGND Nguyễn Quang Ngọc, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã trang bị cho tôi tri thức và kĩ năng cần thiết để có được tư duy và phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử văn hóa. Và tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy cô và anh chị em trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - nơi tôi công tác, đã cho tôi nhiều kiến thức, thường xuyên động viên chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người đã nhiệt tình cung cấp thông tin, số liệu cho luận văn, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Nguyễn Đình Tính (trưởng thôn Vân Điềm), TS Nguyễn Văn Sơn (chủ tịch Hội sử học Hà Nội), cụ Nguyễn Văn Mão, cụ Nguyễn Văn Giang, cụ Nguyễn Phiên,… cùng bà con làng Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Do hạn chế về năng lực, nguồn lực đầu tư, luận văn khó tránh được những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy, cô, bạn bè để trong tương lai, nếu tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này, tôi có thể hoàn thiện thêm. ỤC ỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn ề tài ................................................................................................... 1 2. L ch s nghiên cứu vấn ề .................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 5 4 Đố tượng và ph m vi nghiên cứu ........................................................................ 5 5 P ươn p áp n 6 Đ n p ủ n ứu...................................................................................... 6 ề tài ............................................................................................... 6 7. Kết cấu ề tài ......................................................................................................... 7 NỘI DUNG ................................................................................................................ 8 C ươn 1: KINH T - XÃ HỘI ÀNG VÂN ĐI M ............................................ 8 1.1. Kinh tế - xã hộ l n Vân Đ ềm trướ ổi mới ................................................ 8 1.1.1. Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp ............................................... 8 1.1.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp .............................................................. 16 1.1.2.1. Thủ công nghiệp .................................................................................... 16 1.1.2.2. Thương nghiệp và dịch vụ ..................................................................... 17 1.1.3. Tổ chức xã hội ................................................................................................ 18 1.1.3.1. Gia đình và dòng họ .............................................................................. 18 1.1.3.2. Bộ máy hành chính ................................................................................ 21 1.2. Kinh tế - xã hộ l n Vân Đ ềm s u ổi mới .................................................. 25 1.2.1. Nông nghiệp ................................................................................................... 25 1.2.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ ................................................ 28 1.2.2.1. Thủ công nghiệp .................................................................................... 28 1.2.2.2. Thương nghiệp, dịch vụ ......................................................................... 33 1.2.3. Tổ chức xã hội ................................................................................................ 34 1.2.3.1. Hoạt động dòng họ ................................................................................ 34 1.2.3.2. Các tổ chức xã hội ................................................................................. 36 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 38 C ươn 2 VĂN H 21 V n ÀNG VÂN ĐI TRƯỚC NĂ 1986 ....................... 39 vật chất ............................................................................................... 39 2.1.1. Diện mạo tổ chức xóm làng ........................................................................... 39 2.1.1.1. Cổng làng .............................................................................................. 39 2.1.1.2. Không gian mặt nước ............................................................................ 40 2.1.1.3. Đường làng, ngõ xóm ............................................................................ 41 2.1.2. Kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng ..................................................................... 41 2.1.2.1. Đình Vân Điềm ...................................................................................... 41 2.1.2.2. Chùa Vân Điềm ..................................................................................... 44 2.1.2.3. Nhà thờ họ ............................................................................................. 44 2.1.3. Đời sống vật chất thường ngày ...................................................................... 48 2.1.3.1. Ăn ........................................................................................................... 48 2.1.3.2. Mặc ........................................................................................................ 50 1.1.3.3. Ở............................................................................................................ 51 2.1.3.4. Đi lại ...................................................................................................... 52 22 V n t n t ần ............................................................................................. 52 2.2.1. Tín ngưỡng dân gian ..................................................................................... 52 2.2.1.1. Thờ cúng tổ tiên ..................................................................................... 52 2.2.1.2. Thờ cúng thành hoàng làng................................................................... 54 2.2.2. Lễ hội .............................................................................................................. 55 2.2.3. Giáo dục - h c ......................................................................................... 57 2.2.4. Phong tục tập quán ........................................................................................ 64 Tiểu kết chương 2: ............................................................................................ 68 C ươn 3 VĂN H 31 V n ÀNG VÂN ĐI M TỪ 1986 Đ N NAY ........................ 69 vật chất ............................................................................................... 69 3.1.1. Diện mạo tổ chức xóm làng ........................................................................... 69 3.1.1.1. Cổng làng, đường làng, ngõ xóm .......................................................... 69 3.1.1.2. Nhà văn hóa làng Vân Điềm ................................................................. 70 3.1.2. Kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng ..................................................................... 71 3.1.2.1. Đình Vân Điềm ...................................................................................... 71 3.1.2.2. Chùa Vân Điềm ..................................................................................... 75 3.1.2.3. Từ đường dòng họ ................................................................................ 75 3.1.3. Đời sống vật chất thường ngày ...................................................................... 76 3.1.3.1. Ăn ........................................................................................................... 76 3.1.3.2. Mặc ........................................................................................................ 78 3.1.3.3. Ở ............................................................................................................ 79 3.1.3.4. Đi lại ...................................................................................................... 81 32 V n t n t ần ............................................................................................. 82 3.2.1. Tín ngưỡng dân gian ..................................................................................... 82 3.2.1.1. Thờ cúng tổ tiên ..................................................................................... 82 3.2.1.2. Thờ cúng thành hoàng làng.................................................................. 82 3.2.2. Lễ hội .............................................................................................................. 84 3.2.3. Giáo dục .......................................................................................................... 88 3.2.4. Phong tục tập quán ........................................................................................ 90 3 3 Đán á quá trìn b ến ổ ời sốn v n l n Vân Đ ềm trong thời kỳ ổi mới ...................................................................................................................... 93 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 98 K T LUẬN .............................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 106 DANH MỤC CHỮ VI T TẮT BLĐ : Ban liên đoàn GS : Giáo sư HTX : Hợp tác xã KHXHVN : Khoa học xã hội Việt Nam NGND : Nhà giáo nhân dân NXB : Nhà xuất bản UBND : Ủy ban nhân dân TCN : Thủ công nghiệp TS : Tiến sĩ DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Tình hình công tư điền thổ của xã Vân Điềm đầu thế kỷ XIX 9 Bảng 1. 2. Quy mô sở hữu ruộng tư ở xã Vân Điềm 9 Bảng 1. 3. Quy mô sở hữu theo nhóm dòng họ 10 Bảng 1. 4. Kế hoạch chuyển đổi diện tích các loại cây trồng của xã Vân Hà đến năm 2020 27 Bảng 2. 1. Số tiến sĩ của Vân Điềm qua các thhời kỳ trong mối tương quan xã Vân Hà 61 Bảng 2. 2. Bảng kê Danh sách các tiến sĩ làng Vân Điềm 62 Bảng 2. 3. Bảng kê số người đỗ đạt theo các thông xã Vân Hà 62 Bảng 2. 4. Các tiến sĩ Vân Điềm đi sứ 63 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 1: Quy mô sở hữu của xã Vân Điềm 10 Ở ĐẦU 1. Lý do chọn ề tài Dân gian có câu: “Thứ nhất Đông Mai, thứ hai Bèo, Đóm”1 hay “Thứ nhất là cửa đền Xà, thứ nhì Cầu Gạo, thứ ba Vân Điềm”2. Làng Vân Điềm nằm ở phía Bắc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 27km. Có nhiều cách để đi đến Vân Điềm nhưng mọi người thường đi theo cách: từ trung tâm thành phố Hà Nội (Bưu điện Bờ Hồ), qua cầu Chương Dương, cầu Đuống theo quốc lộ số 3, qua dốc Vân, nhà máy đúc Mai Lâm, qua cầu Lộc Hà, rẽ phải theo đường liên huyện qua UBND xã Dục Tú, đi tiếp lên phía Bắc gặp UBND xã Vân Hà bên trái. Đi tiếp khoảng hơn 1km là đến làng Vân Điềm. Nằm trong xã Vân Hà nên nơi đây cũng thuận tiện cho việc giao thông giữa Bắc Ninh và phía Nam huyện Đông Anh. Từ đây có thể đi tới trung tâm Thủ đô hay sân bay quốc tế Nội Bài một cách thuận tiện qua Quốc lộ 3. Với vị trí địa lý như vậy nên Vân Điềm cùng với các thôn trong xã là nơi có tầm chiến lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Về tài nguyên thiên nhiên thì có đất phù sa úng nước và đất bạc màu phát triển từ đất phù sa cổ. Do nằm trong vùng trũng nên vào mùa mưa lũ thường xảy ra úng lụt. Bên cạnh nguồn nước ngầm, nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Khí hậu mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa ẩm của vùng châu thổ sông Hồng, quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào với nhiệt độ cao. Từ những thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước và khí hậu đã tạo cho làng Vân Điềm điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các vùng lân cận. Không những vậy nó còn có ảnh hưởng nhất định với đời sống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của làng Vân Điềm, mang đậm văn hóa bản sắc dân gian. Hiện nay nghiên cứu về làng xã được nhiều nhà khoa học cũng như những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Với xã hội hiện nay, nhịp sống theo lối công nghiệp hóa đã làm cho không gian làng xã truyền thống dường như bị thay đổi 1 Đông Mai hay còn gọi Đông Mơi nay thuộc Yên Phong, Bắc Ninh; Bèo là xã Tấn Bào nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh; Đóm là tên nôm làng Vân Điềm nay thuộc xã Vân Hà, Đông Anh. 2 Đền Xà, Cầu Gạo đều thuộc Yên Phong, Bắc Ninh; Vân Điềm nay thuộc xã Vân Hà, Đông Anh. 1 trên căn bản. Khuynh hướng thương mại hóa, đô thị hóa mỗi ngày một mạnh đang lấn át và thay thế dần hình ảnh còn lại của một ngôi làng truyền thống và phai dần đi những giá trị vốn có của làng cổ truyền Việt Nam. Với xã hội phát triển ngày nay thì mọi khía cạnh của văn hóa luôn luôn thay đổi để phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhưng việc tìm hiểu, giữ gìn và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa vốn có của làng quê Việt thì không thể mất đi. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài Đời sốn v n Đ ềm Vân H Đôn n làng Vân H Nội): Truyền thống và biến ổi để thực hiện luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Văn hóa của mình với mong muốn làm rõ sự hình thành, những giá trị đặc trưng và sự phát triển không gian văn hóa của làng trong bối cảnh chung của làng xã hiện nay. 2. s n n ứu vấn ề Đề tài làng xã Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm của nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và đạt được những thành tựu nhất định. Trước những năm 80 của thế kỷ XX, đã có một số tác phẩm tiêu biểu viết về làng xã Việt Nam như Nông dân đồng bằng châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou (Paris, 1936) hay Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính. Tiêu biểu phải kể đến cuốn sách Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ của Trần Từ (Hà Nội, 1984). Đây là cuốn sách đã nghiên cứu một cách cơ bản và sâu sắc về làng xã Việt Nam cho đến trước đổi mới năm 1986. Chúng ta không thể không kể đến những nghiên cứu của GS.NGND Phan Đại Doãn, từ những vấn đề lý luận cho đến những vấn đề cụ thể, Giáo sư tìm hiểu về Kinh tế, văn hóa, xã hội của làng xã Việt Nam như: “Làng xã Việt Nam một số vấn đề về Kinh tế - Văn hóa - Xã hội”, tác giả nhấn mạnh vấn đề cơ bản trong sản xuất của nông dân Việt Nam từ xưa đến nay là sản xuất tiểu nông và nhận định làng Việt Nam là cộng đồng làng đa chức năng liên kết chặt chẽ, là sự kết hợp giữa nông thôn và thành thị. Vấn đề dòng họ, các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng thế tục, hương ước cũng được nhắc đến trong cuốn sách này. Và GS cũng nghiên cứu về vấn đề quản lý xã hội nông thôn nước ta và giải pháp như “Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - một số vấn đề và giải pháp” (1996), “Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử” (2004), “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông 2 thôn Việt Nam trong lịch sử” (1994)… Những công trình nghiên cứu dù xuất phát từ những góc độ khác nhau và mục đích khác nhau nhưng đều làm nổi bật lên bộ mặt của làng xã Việt Nam về con người, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, nghề nghiệp,… Đối tượng luận văn là làng Vân Điềm nên bên cạnh những nghiên cứu liên quan về làng Vân Điềm thì chúng tôi cũng tiếp cận những nghiên cứu về làng xã thuộc vùng châu thổ sông Hồng và vùng Đông Anh - Từ Sơn. Nghiên cứu làng xã vùng châu thổ sông Hồng và vùng Đông Anh - Từ Sơn: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: “Một số vấn đề làng xã Việt Nam” nghiên cứu về lịch sử hình thành và những biến đổi của làng xã Việt Nam trong tiến trình lịch sử, phân tích kết cấu kinh tế - xã hội, văn hóa của làng Việt cổ truyền và hiện nay. Sự trở lại vị trí của thôn, làng truyền thống trong nông thôn Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu trường hợp làng Đan Loan. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm trong công trình nghiên cứu “Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay” (NXB Văn hóa - Thông tin và viện Văn hóa), công trình nghiên cứu về sự biến đổi kinh tế - xã hội - văn hóa của ba làng Đồng Kỵ, Trang Liệt, Đình Bảng thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu biến đổi văn hóa: tiền đề lý thuyết và thực tiễn, sau đó trình bày một cách cụ thể về sự biến đổi về các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội của 3 làng trên và đưa ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết cho sự biến đổi đó trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngô Văn Giá, Nh ng biến đổi về gi trị văn hóa truyền thống ở c c làng ven đô Hà Nội trong thời ỳ đổi mới. Công trình nghiên cứu tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội tới các giá trị văn hóa truyền thống của các làng ven đô Hà Nội, hiện trạng biến đổi cũng như phương hướng xây dựng hệ giá trị văn hóa ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới. Tô Duy Hợp, S biến đổi của làng Việt Nam hiện nay ở đồng bằng sông Hồng, cho ta thấy sự biến đổi làng xã đồng bằng sông Hồng trong suốt hơn 10 năm đổi mới bao gồm: thiết kế kinh tế, các dịch vụ xã hội cơ bản, chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa và quản lý làng xã. Ngoài ra còn đề cập những 3 chuyển đổi đáng kể và những hạn chế của quá trình chuyển đổi các quan hệ xã hội cơ bản và đưa ra một số vấn đề xây dựng chiến lược phát triển cộng đồng làng xã trong sự phát triển nông thôn Việt Nam. Kim Jong Ouk, Một số biến đổi ở làng xã châu thổ sông Hồng từ đầu thế kỉ XIX đến gi a thế kỉ XX. Công trình đã nghiên cứu về sự biến đổi làng xã châu thổ sông Hồng về các mặt: điều kiện tự nhiên, biến đổi về bộ máy quản lý, sở hữu ruộng đất và nền giáo dục ở làng xã châu thổ sông Hồng (làng Mễ Trì). Một số công trình khác cũng liên quan đến nội dung trên: Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới (Qua khảo sát một số làng xã) (Nguyễn Văn Khánh, 2001), Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại (Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng, Phạm Bích Hợp chủ biên, 2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trần Minh Yến, 2004), S phát triển của làng nghề La Phù (Tạ Long chủ biên, 2006), Kinh tế hộ gia đình và c c quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (Nguyễn Đức Tuyến, 2003), Định hướng phát triển làng đồng bằng sông Hồng ngày nay (Tô Duy Hợp chủ biên, 2003)... Nghiên cứu về làng Vân Điềm: Những nghiên cứu về làng Vân Điềm hiện nay chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu giá trị văn hóa của làng cũng như không gian văn hóa của làng mà chỉ là những bài phân tích về văn bia, giới thiệu về giáo dục khoa cử thời phong kiến và dòng họ. Các công trình nghiên cứu về làng Vân Điềm dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Công trình “Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu H n Nôm”, viện KHXHVN, trình bày khái quát về 6 tiến sĩ họ Nguyễn tại Vân Điềm thời Hậu Lê. Nghiên cứu dưới góc độ di tích lịch sử văn hóa của làng: Cuốn “Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội”, NXB Hà Nội, 2010. Trong đó trình bày về một số di tích Văn hóa của làng đó là đình Vân Điềm, nhà thờ họ Nguyễn Thực và họ Nguyễn Đại tôn. Đặc biệt nêu lên những người đỗ đạt trong truyền thống khoa cử Đông Anh, các nhân vật khoa cử ở Vân Điềm chiếm đa số. Gần đây nhất là cuốn “Địa chí Đông Anh”, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, 2016, có nêu lên về tên làng, trình bày cụ thể, chi tiết về nhân vật lịch sử, từ đường 4 họ Nguyễn ở Vân Điềm, tên làng, đặc biệt là thời kỳ giáo dục - khoa cử của xã Vân Điềm thời phong kiến. “Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Vân Hà (1930 - 2010)” ghi lại lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Vân Hà trong 2 giai đoạn: 1930 -1954 và 1954 - 1975, tiếp đó là công cuộc đổi mới (1976 - 2010). Nội dung về làng Vân Điềm được trình bày sơ bộ trong phần 1 của cuốn sách, mục truyền thống và lịch sử văn hiến. Ngoài ra, viết về làng Vân Điềm chủ yếu là các bài viết tìm hiểu về dòng họ Nguyễn Thực, trong đó có bài viết “Giới thiệu tấm bia về gia tộc Nguyễn Th c làng Vân Điềm” và bài viết “Hoàng Gi p Nguyễn Th c và một dòng họ hào hoa ứ Kinh Bắc” của tác giả Vương Hường, nghiên cứu sâu về người khai khoa mở đầu cho dòng họ Nguyễn ở Vân Điềm và các thế hệ sau đó. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của luận văn này là nghiên cứu quá trình biến đổi đời sống văn hóa của làng Vân Điềm từ truyền thống cho tới ngày nay. Để làm được điều đó, luận văn tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu, phân tích không gian văn hóa của làng Vân Điềm truyền thống và thời kỳ hiện đại. - Nhận diện những biến đổi về đời sống văn hóa của từng giai đoạn: trước năm 1986 và sau năm 1986 trong diễn trình lịch sử văn hóa của làng. - Chỉ ra được những đánh giá và thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển của làng Vân Điềm hiện nay. 4. Đố tượng và ph m vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là những biến đổi đời sống văn hóa làng Vân Điềm, xã Vân Hà từ truyền thống đến nay. Trong đề tài này, khách thể nghiên cứu là cộng đồng làng Vân Điềm, diện mạo văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của làng Vân Điềm. - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian nghiên cứu: Những biến đổi hiện tại được quan sát, nhận định trên cơ sở nghiên cứu của tôi trong thời gian điền dã thực tế trong những đợt khảo sát 5 vào tháng 5-6 -7/2017. Giai đoạn văn hóa trước đây tôi nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa những ghi chép làng Vân Điềm của các công trình đi trước và thông qua phỏng vấn người dân tại đây. + Không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu chính là làng Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, luận văn cũng chú ý tới không gian định cư, nơi dân cư hình thành, gắn bó, tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để thấy được những biến đổi văn hóa của làng. 5. P ươn p áp n n ứu - Trong quá trình tiến hành nghiên cứu bước đầu để thu nhận tài liệu, phương pháp sử dụng là phương pháp điền dã, phỏng vấn, quan sát. - Để tiến hành nghiên cứu, ngoài tài liệu quan sát trực tiếp không thể không quan tâm đến tài liệu lịch đại (phương pháp lịch sử). Tài liệu lịch đại chủ yếu là tư liệu được thu thập trong các cơ quan lưu trữ: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, Trung tâm Thông tin - Thư viên (Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội). - Phương pháp Nghiên cứu Liên ngành và phương pháp Khu vực học được áp dụng đó là coi làng xã như một không gian xã hội - văn hóa mang tính hệ thống và tổng thể, chịu sự tác động thường xuyên và liên tục của các yếu tố bên trong và bên ngoài, nên luôn luôn vận động và biến đổi. - Phương pháp Nghiên cứu Lịch sử: giúp chúng tôi khai thác các nguồn sử liệu và phê phán sử liệu để có được những thông tin, tư liệu đạt đến trình độ chính xác cao. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp chuyên ngành của văn hóa, xã hội, địa lý… được sử dụng ở mức độ thích hợp. 6. Đ n p ủ ề tài - Luận văn bước đầu phác dựng một bức tranh tổng thể về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của làng Vân Điềm trước năm 1986 và từ năm 1986 đến nay. Qua đó làm nổi bật sự biến đổi của đời sống văn hóa làng Vân Điềm từ truyền thống cho tới hiện nay. Bên cạnh đó là sự biến đổi rõ nét về 2 mảng văn hóa đó từ truyền thống cho tới hiện đại. - Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi không gian văn hóa làng Vân Điềm, đồng thời đưa ra một số phương hướng để bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của làng. 6 7. Kết cấu ề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Kinh tế - xã hội làng Vân Điềm Chương 2: Văn hóa làng Vân Điềm trước năm 1986 Chương 3: Văn hóa làng Vân Điềm từ sau năm 1986 đến nay 7 NỘI DUNG C ươn 1: KINH T - XÃ HỘI ÀNG VÂN ĐI 1.1. Kinh tế - xã hộ l n Vân Đ ềm trướ ổi mới 1.1.1. Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp Làng Vân Điềm có tên Nôm là Kẻ Đóm, được hình thành từ thế kỉ thứ XIII, vào thời kỳ nhà Trần lên ngôi thay nhà Lý. Từ cuối thế kỷ XV tại khu vực Vân Điềm đã hình thành 4 cụm dân cư là: làng Nùi, xóm Vó Bè, làng Đóm và xóm Nội Điểm. Sau đó, 4 cụm dân cư này hội cư về một khu vực, hình thành một làng lớn hơn, có tên trong sổ hành chính là làng Nội Điểm (thuộc tổng Hà Lỗ). Tổng Hà Lỗ khi đó gồm 9 xã, thôn: xã Hà Lỗ, thôn Thiết Úng thuộc xã Thiết Úng, thôn Cổ Châu thuộc xã Thiết Úng, xã Thiết Bình, xã Vân Điềm, xã Lỗ Khê, xã Hà Vĩ, xã Ngô Khê, xã Thù Lỗ. Năm 1822, trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh, khu vực xã Vân Hà (hiện nay) thuộc về địa giới 4 xã Ngô Khê, Thiết Úng, Thiết Bình và Vân Điềm thuộc tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Bắc Ninh. Từ năm 1831, sau cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, xã Vân Điềm thuộc tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đầu thế kỷ XX, xã Vân Điềm thuộc tổng Hà Lỗ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Vân Điềm cùng các xã Hà Khê, Thiết Úng, Thiết Bình, Cổ Châu được thành lập thành xã Vân Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, làng Vân Điềm thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Khi tìm hiểu về tình hình kinh tế nông nghiệp của làng xã Việt Nam, vấn đề đầu tiên mà các nhà nghiên cứu quan tâm chính là vấn đề sở hữu ruộng đất. Theo địa bạ Gia Long (1804) tổng diện tích tư điền xã Vân Điềm, số liệu là 216 mẫu 4 sào 2 thước 8 tấc, nhưng khi cộng từng thửa lại diện tích ruộng tư chỉ có được 213 mẫu 1 sào 1 thước 4 tấc, còn thiếu 3.314 mẫu. Những sai khác trên đây một phần do tính phức tạp, đa dạng của các loại hình sở hữu, một phần do bị nhầm lẫn ngay từ lúc làm địa bạ hoặc do lỗi sao chép. Tổng diện tích công điền và tư điền ở xã Vân Điềm là 221 mẫu 10 sào 2 thước 8 tấc, còn lại là ruộng Thần Từ, Phật Tự, Kỵ Điền tại xứ Cửa Cầu 1 sở 8 mẫu 11 thước 4 tấc và Thổ trạch viên trì tại xứ Trong Làng 1 khu 52 mẫu 8 1 sào 12 thước (trong đó dân cư ở cũ là 21 mẫu 3 sào). Nhìn chung, bộ phận giữ vị trí lớn là ruộng tư điền, bộ phận này chiếm 213.114 mẫu. Số liệu bảng dưới đây sẽ cho phép hiểu mối quan hệ giữa tính chất sở hữu với chất lượng các loại ruộng. Bảng 1. 1. Tình hình công tư điền thổ của xã Vân Điềm đầu thế kỷ XIX Phân lo i ruộng Tính chất sở II Tổng cộng III hữu Di n tích % Di n tích Tư điền thổ 86.5.10.6 39,97% 129.8.7.2 60,01% 216.4.2.8 99,98% 5.6 0,002% 5.6 0,002% 135.4.7.2 60,01% 222.0.2.8 100,00% Công điền thổ Tổng cộng 86.5.10.6 39,97% % Di n tích % Nguồn: Thống kê từ địa bạ Gia Long (1804) Chỉ tính riêng trong bộ phận ruộng, sở hữu tư nhân chiếm 216.428 mẫu (chiếm 99,98%) . Theo cách phân loại ruộng của địa bạ (chia làm 3 hạng): đẳng hạng, ruộng hạng nhất là loại tốt nhất, rồi lần lượt tới hạng nhì, hạng ba nhưng ở xã Vân Điềm thì chỉ có nhị đẳng điền và tam đẳng điền (ruộng hạng 2 và ruộng hạng 3), là loại kém màu mỡ, khô cằn, khó canh tác. Có thể thấy chất lượng ruộng không được tốt. Điều này phản ánh tính chất ruộng đất phụ thuộc chủ yếu vào địa hình, khí hậu của địa bàn và loại hình ruộng đất còn phụ thuộc vào thời tiết. Bảng 1. 2. Quy mô sở hữu ruộng tư ở xã Vân Điềm Quy mô Số chủ Di n tích sở hữu Dưới 1 mẫu 51 = 40,16 % 19.4.02.0 = 9,11% 1 - 3 mẫu 49 = 38, 58% 81.4.11.4 = 38,20% Từ 3 - 5 mẫu 23 = 18,11% 83.1.05.6 = 39,01% Từ 5 - 10 mẫu 3 = 2,36% 19.5.12.4 = 9,15% Từ 10 - 20 mẫu 1 = 0,78% 11.5.09.8 = 5,44% Nguồn: Thống kê từ địa bạ Gia Long (1804) 9 Biểu đồ 1: Quy mô sở hữu của xã Vân Điềm Nhìn vào phân bố tỉ lệ ruộng có thể thấy ngay rằng số chủ và diện tích sở hữu tương đương nhau là từ 1 đến 3 mẫu . Tuy nhiên khi xét về diện tích thì tỉ lệ cao nhất là lớp sở hữu từ 3 - 5 mẫu (39,01%), mặc dù họ chỉ chiếm 18,11% số chủ. Số chủ sở hữu nhỏ thuộc 2 lớp từ 5 - 10 mẫu (2,36%) và từ 10 - 20 mẫu (0,78%). Qua đây ta có thể thấy đa phần là số chủ sở hữu chiếm quy mô từ dưới 1 mẫu cho đến từ 3 -5 mẫu, hộ dân nghèo sản xuất nông nghiệp là chính. Có thể thấy tỉ lệ từ 10 - 20 mẫu chỉ có 1 chủ sở hữu, có lẽ đây là phú nông hoặc địa chủ giàu có. Bảng 1. 3. Quy mô sở hữu theo nhóm dòng họ C ủ sở ữu D nt Số lượng Tỷ lệ Số STT Họ 1 Nguyễn 2 (người) (%) lượng Tỷ (m.s.th.t.p.l) lệ (%) 123 96,85 208.5.7.1 97,86% Đỗ 1 0,78 3.2.7.1 1,53% 3 Nghiêm 1 0,78 1.5 0,02% 4 Dương 2 1,57 2.2.6.9 1,06% 10 Theo thống kê địa bạ đầu thế kỷ XIX cho ta thấy có tất cả 4 dòng họ, trong đó dòng họ Nguyễn chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng người ở sở hữu tư điền cũng như diện tích sở hữu. Họ Nguyễn có số chủ sở hữu (chiếm 96,85% ) nắm giữ hơn 200 mẫu (chiếm 97,86%), tiếp đó là 2 chủ hộ họ Dương, 1 chủ hộ họ Đỗ và 1 chủ hộ họ Nghiêm. Trong số họ Nguyễn thì có 1 -2 hộ là dân ở xã khác đến phụ canh là Nguyễn Hữu Mô ở xã Bình Lâm, huyện Yên Phong; Nguyễn Đức Mại và Nguyễn Trí Cự ở xã Quan Độ; Nguyễn Đình Nghị ở xã Thiết Bình. Riêng 2 chủ hộ họ Dương là Dương Thế Thịnh và Dương Văn Đàn thuộc xã Hà Lỗ; chủ hộ họ Đỗ là Đỗ Tiến Học người xã Bình Lâm, huyện Yên Phong. Qua đây ta có thể thấy, tình hình sở hữu ruộng đất ở xã Vân Điềm nói chung là manh mún, nhỏ lẻ. Chủ yếu là tình trạng thực canh chỉ xuất hiện vài hộ ở xã khác đến phụ canh. Thuộc khu vực huyện Đông Anh - đây chính là miền châu thổ đầu tiên được bồi đắp sau khi sông Hồng tiếp nhận các phụ lưu lớn là sông Lô và sông Đà. Huyện Đông Anh nằm trong khu vực chuyển giữa trung du và đồng bằng, từ miền đồi núi xuống vùng châu thổ. “Đầu thế kỷ XV để phục hồi nông nghiệp sau chiến tranh giải phóng dân tộc, vua Lê Thái Tổ cho nhập ruộng hoang vắng chủ vào ruộng công của làng. Một số ruộng đất tư được công hữu hóa trở lại. Đầu thế kỷ XIX: những địa bạ Gia Long (ra đời dưới triều Nguyễn đầu tiên) cho thấy rằng số ruộng đất tư tại từng xã ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ đến lúc bấy giờ đã át hẳn số lượng ruộng công”3 - Như bảng phân tích trên đã thấy rõ phần nào. Ruộng đất của làng vốn là công hữu, việc chia ruộng đất của làng xã cho dân làng đã có từ rất sớm. Nhưng phân chia ruộng đất theo định kỳ thì xuất hiện muộn. Việc nhận ruộng cày cấy suốt đời hoặc chỉ được thời gian mấy năm rồi trả lại cho làng để nhận đám khác có từ sớm, nhưng việc phân chia ruộng đất làng xã theo định kỳ lần đầu tiên được quy định thành luật lệ là chế độ quân điền của triều đình Lê Thánh Tông. Chế độ quân điền được thực hiện là một biến cách lớn trong làng xã. Nó chi phối sự phát triển của làng, xã cuối thế kỷ XV trở về sau trên các mặt kinh tế, chính trị và cả tư tưởng, văn hóa. 3 Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt Cổ truyền ở Bắc Bộ, NXB. Khoa học xã hội, tr.20-21. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan