Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đời sống văn hóa của người sán chay ở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (1986 201...

Tài liệu đời sống văn hóa của người sán chay ở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (1986 2010)

.PDF
160
304
90

Mô tả:

đời sống văn hóa của người sán chay ở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (1986 2010)
ĐẠI HỌC HỌC THÁI THÁI NGUYÊN ĐẠI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ HOÀNG QUỐC QUỐC BẢO BẢO HOÀNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 – 2010) TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ 1986 - 2010 LUẬN LUẬN VĂN VĂN THẠC THẠC SĨ SĨ LỊCH LỊCH SỬ SỬ Thái Nguyên - năm 2013 – 2013 Thái Nguyên Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG QUỐC BẢO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 – 2010) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh 2. TS. Nguyễn Thị Quế Loan Thái Nguyên – 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh và TS. Nguyễn Thị Quế Loan đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn UBND huyện Định Hóa, Chi cục Thống kê huyện Định Hóa, phòng Văn hóa Thông tin huyện Định Hóa, UBND các xã : Quy Kỳ, Tân Dương, Tân Thịnh…, các cán bộ và nhân dân – nơi tôi đã đến điền dã đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Ngày 15 tháng 8 năm 2013 Tác giả luận văn Hoàng Quốc Bảo i Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu : “Đời sống văn hóa của người Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 – 2010)” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh và TS Nguyễn Thị Quế Loan là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố. Người thực hiện Hoàng Quốc Bảo ii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn .......................................................................................................i Lời cam đoan ..................................................................................................ii Mục lục ..........................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................iv Danh mục các bảng ......................................................................................... v MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................ 9 1.1. Khái quát về huyện Định Hóa ............................................................... 8 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .......................................................8 1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính của huyện trong lịch sử ...............10 1.1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Định Hóa trước 1986 ...14 1.1.4. Các dân tộc trong huyện và truyền thống của nhân dân Định Hóa trước 1986 ...................................................................................... 17 1.2. Khái quát về người Sán Chay.............................................................. 27 1.2.1. Nguồn gốc của dân tộc Sán Chay..................................................27 1.2.2. Quá trình nhập cư và định cư của người Sán Chay........................35 1.2.3. Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của tộc người Sán Chay trước 1986 ..............................................................................................37 Chương 2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA (1986 – 2010)............................................ 44 2.1. Canh tác nông nghiệp.......................................................................... 44 2.1.1. Canh tác ruộng nương...................................................................44 2.1.2. Canh tác ruộng nước .....................................................................48 2.1.3. Trồng trọt các loại cây ..................................................................52 2.2. Chăn nuôi gia súc gia cầm................................................................... 57 2.3. Săn bắt và hái lượm............................................................................. 60 iii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 2.4. Nghề phụ gia đình ............................................................................... 64 2.5. Ẩm thực .............................................................................................. 66 2.6. Y phục ................................................................................................ 71 2.7. Bản làng nhà cửa................................................................................. 74 2.8. Giao thông .......................................................................................... 77 2.9. Quan hệ giao lưu trong đời sống văn hóa vật chất giữa tộc người Sán Chay với các dân tộc khác trong huyện ...................................................... 79 Chương 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA TỘC NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA (1986 – 2010)................................... 83 3.1. Tín ngưỡng dân gian ........................................................................... 83 3.2. Tôn giáo .............................................................................................. 88 3.3. Phong tục tập quán.............................................................................. 89 3.3.1. Các tục lệ thờ cúng trời đất, bản làng, tổ tiên ................................89 3.3.2. Hôn nhân và gia đình ....................................................................92 3.4. Ma chay ............................................................................................ 100 3.5. Lễ hội................................................................................................ 110 3.6. Văn hóa dân gian .............................................................................. 111 3.6.1. Nghệ thuật múa hát, ca nhạc, các nhạc cụ ...................................111 3.6.2. Chữ viết ......................................................................................116 3.6.3. Văn học dân gian ........................................................................118 3.7. Quan hệ giao lưu văn hóa tinh thần giữa tộc người Sán Chay với các dân tộc khác trong huyện ......................................................................... 119 KẾT LUẬN................................................................................................ 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 126 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ PHỤ LỤC iv Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết là Đọc là ATK An toàn khu HĐND Hội đồng nhân dân KHXH Khoa học xã hội Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư TL Tư liệu TS Tiến sĩ TT Thứ tự tr trang UBND Ủy ban nhân dân iv Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Bảng thống kê thị trấn, xã và thôn xóm của huyện Định Hóa................. 13 Bảng 1.2. Thành phần các dân tộc huyện Định Hóa ....................................................17 Bảng 2.1. Nông lịch của người Sán Chay ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên ............44 Bảng 2.2. Công cụ canh tác ruộng nước của người Sán Chay ở huyện Định Hóa........... 51 Bảng 2.3. Cây trồng chính trên nương của người Sán Chay ở huyện Định Hóa .......56 Bảng 2.4. Sản lượng ước tính một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp của một số gia đình người Sán Chay ở huyện Định Hóa ................ 57 Bảng 2.5. Lịch hái lượm một số loại rau, củ chính của người Sán Chay ở huyện Định Hóa ................................................................................................................ 63 Bảng 2.6. Thống kê các loại hình nhà ở tại một vài thôn xóm người Sán Chay ở huyện Định Hóa ..................................................................................77 Bảng 3.1. Một số từ ngữ và nhân vật liên quan đến hôn nhân của người Sán Chay ở huyện Định Hóa............................................................................ 98 v Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có nguồn gốc lịch sử và bản sắc văn hóa riêng tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng. Sán Chay là một dân tộc thiểu số trong nhóm Tày – Nùng, sinh sống rải rác ở một số địa phương trung du miền núi Đông Bắc Việt Nam, trong đó có huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Tuy chỉ là một dân tộc ít người, chiếm tỷ lệ không lớn trong quy mô dân số song huyện Định Hóa là một trong những địa phương có tương đối đông đồng bào Sán Chay, với số dân đông thứ ba toàn huyện Định Hóa sau đồng bào Tày và đồng bào Kinh. Do đó, các hoạt động trong đời sống văn hóa của đồng bào Sán Chay tại Định Hóa cũng là một phần trong bức tranh đời sống văn hóa các dân tộc ở địa phương này. Tuy nhiên, những nghiên cứu về người Sán Chay nói chung và đời sống văn hóa của tộc người này ở huyện Định Hóa chưa phong phú. Hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu về người Sán Chay nói chung và người Sán Chay ở Thái Nguyên chỉ tập trung vào khoảng thời gian những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Bản sắc dân tộc của người Sán Chay nói chung và người Sán Chay ở Định Hóa thể hiện trong những giá trị văn hóa đặc trưng, ngôn ngữ riêng, ý thức tự giác tộc người và địa bàn cư trú bên cạnh các cộng đồng Tày, Kinh, Nùng, Dao, Hoa…, nhưng do lịch sử khai phá, điều kiện cư trú và nhất là trong điều kiện đất nước trong thời kỳ Đổi mới (1986 đến nay), đời sống văn hóa của họ đang có nhiều thay đổi. Là con em của đồng bào Sán Chay, tác giả nhận thấy rằng việc nêu lên được những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc mình là cần thiết. Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc gìn giữ và phát triển văn hóa người Sán Chay trong sự nghiệp Đổi mới đất nước hiện nay. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài : “Đời sống văn hóa của người Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 – 2010)” làm luận văn. 1 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc Sán Chay nói chung và văn hóa dân tộc Sán Chay ở các địa phương nói riêng từ trước đến nay đã có nhiều tài liệu thành văn của nhiều tác giả với các mức độ và phạm vi khác nhau. Đó là : - “Du Man Cao Lan” xuất bản năm 1905 của Bonifacy Monographye, tài liệu của Viện Dân tộc học. Tác phẩm này đã làm rõ nguồn gốc tộc người, tiếng nói và các phong tục tập quán của người Cao Lan. - “Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam” (1950) của Bùi Đình và “Đồng bào sắc tộc Việt Nam” (1972) của Nguyễn Trắc Dĩ. Hai tác giả trong phần viết nguồn gốc dân tộc Cao Lan, đã dựa trên những đánh giá của các tác giả phong kiến và thời thuộc Pháp đều cho rằng Cao Lan thuộc nhóm Mán (Dao). - “Trở lại vấn đề nguồn gốc lịch sử người Cao Lan” (1964) đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 45 của Chu Quang Trứ cho rằng Cao Lan hoặc cả Cao Lan và Sán Chí (Sán Chay) là một tộc người riêng biệt. - Các bài viết về người Sán Chay (Cao Lan – Sán Chí) của nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Tiến trong thời gian 1972 – 1978 : “Về mối quan hệ tộc người giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chí” (1972); “Về nguồn gốc và quá trình di cư của người Cao Lan – Sán Chí” (1973); “Lại bàn về mối quan hệ giữa hai nhóm Cao Lan – Sán Chí” trong cuốn : “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” (1975) và “Dân tộc Cao Lan – Sán Chí” trong “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc)” (1978). Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nam Tiến đề cập tương đối toàn diện về người Sán Chay với tư cách là một dân tộc từ nguồn gốc lịch sử, quá trình chuyển cư đến những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa. - “Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam”, xuất bản năm 1978, Viện Dân tộc học đã giới thiệu khái quát về đời sống, xã hội của các dân tộc Việt Nam. - “Truyện cổ Cao Lan” xuất bản năm 1983 của Lâm Quý đã giới thiệu cho chúng ta nhiều câu truyện nói về sự tích ra đời cũng như tên sông, tên núi… và giải thích những điều kiêng kỵ trong đời sống hàng ngày của người Cao Lan. 2 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ - “Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy (2004) lần lượt trình bày văn hóa các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ. Dân tộc Sán Chay nằm trong phần Ba – Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, trong đó gồm các nội dung : Văn hóa sản xuất, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần. - “Văn hóa Cao Lan” xuất bản năm 2004 của Lâm Quý đã nghiên cứu kỹ hơn về lịch sử hình thành, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Cao Lan. - “Ca thư – Những câu hát của người Sán Chay” do PGS.TS Đỗ Thị Hảo chủ biên (2008) đã giới thiệu những câu hát của người Sán Chay nói chung và giới thiệu chủ yếu trên bình diện nội dung. - “Hát xắng cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn – Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật” là Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên của Nguyễn Thị Thu Hiền (2009 2011). Ngoài những nét khái quát về người Sán Chỉ và hát Xắng cọ, tác giả đi vào nội dung cơ bản hát Xắng cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của hát Xắng cọ. - “Thiết chế chính, trị xã hội và văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang” là Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên của Trần Mạnh Thắng (2009 - 2011). Trong luận văn, thiết chế chính trị được đề cập đến gồm cách thức xây dựng, tổ chức và vận hành bộ máy thống trị của dân tộc Cao Lan. Các loại hình tổ chức, tập hợp và quy chế vận hành của thiết chế xã hội và những đặc trưng trong mảng đời sống văn hóa của người Cao Lan trong thời gian trước năm 1945. - “Dòng họ Hoàng Ngũ Giáp ở thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” là bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 11, tập 87 của Đại học Thái Nguyên năm 2011 của TS Hà Thị Thu Thủy 3 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ nói về dòng họ Hoàng Ngũ Giáp – một nhánh họ Hoàng của dân tộc Sán Chay. Bài viết không chỉ đi vào tìm hiểu nguồn gốc lịch sử xa xưa của họ này mà qua quá trình di cư sang Việt Nam và định cư ở xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, dòng họ đã góp phần khai phá làng bản và những đóng góp trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Bài viết cũng đưa giả thiết về nguồn gốc tên gọi dòng họ qua tổ chức Giáp. - Trong các nghiên cứu liên quan đến dân tộc Sán Chay, công trình chuyên khảo về người Sán Chay tiêu biểu phải kể đến là cuốn “Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam” của Khổng Diễn và Trần Bình với lần xuất bản gần đây nhất là năm 2011 trong dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam. Trong cuốn sách, các tác giả đã nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, dân cư và dân số người Sán Chay; đời sống kinh tế và xã hội cũng như đời sống văn hóa người Sán Chay. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả chỉ tập trung ở một số huyện có người Sán Chay sinh sống ở Bắc Giang và một vài địa phương ở Tuyên Quang, hầu như không đề cập đến người Sán Chay ở Thái Nguyên, vốn là tỉnh có đông đồng bào Sán Chay thứ hai cả nước. - Cuốn “Tang ma dân tộc Cao Lan ở Yên Bái” của Nguyễn Mạnh Hùng xuất bản năm 2011. Tác giả đã khái quát về người Cao Lan ở Yên Bái, đi sâu vào nội dung tang lễ và các hình thức nghệ thuật dân gian trong tang lễ của người Cao Lan ở Yên Bái. - Cuốn “Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam” của GS.TS Hoàng Nam (2011) đã tìm hiểu những nét khái quát nhất về 54 dân tộc Việt Nam. Đó là : Lịch sử cư trú; kinh tế truyền thống và văn hóa truyền thống. - Cuốn “Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng đông bắc Việt Nam” xuất bản lần gần đây nhất là năm 2011 của Trần Bình. Trong phần 7, tác giả đề cập đến tập quán mưu sinh của dân tộc Sán Chay về trồng trọt, chăn nuôi, thủ công gia đình, kinh tế chiếm đoạt tự nhiên, trao đổi buôn bán và một số vấn đề trong đời sống kinh tế hiện nay. 4 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ - Cuốn “Văn hóa dân gian người Sán Chí ở Thái Nguyên” của tác giả Trần Văn Ái xuất bản năm 2011. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu văn hóa nhóm Sán Chí ở các mảng tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; tri thức dân gian và văn học dân gian người Sán Chí. Những kết quả thu thập trong quá trình điền dã để hoàn thành cuốn sách của tác giả tập trung phần lớn ở huyện Đại Từ và huyện Phú Lương, phần tìm hiểu về người Sán Chay ở Định Hóa là không đáng kể. - Năm 2012, Nhà xuất bản Thời đại xuất bản cuốn “Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao – Lục Ngạn – Bắc Giang” của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Cần – Trần Văn Lạng (chủ biên). Đây là cuốn sách được xuất bản từ đề tài “Hát dân ca - dân tộc Sán Chay – nhóm Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về dân ca Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cuốn sách đã khái quát phần lời của dân ca Sán Chí ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Những công trình trên của các tác giả rất có giá trị giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng : Đề tài nghiên cứu đời sống văn hóa dân tộc Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ sau năm 1986. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Tìm hiểu thành phần dân cư, dân tộc, các truyền thống lịch sử quý báu của nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa. - Điều tra tìm hiểu những đặc điểm đời sống văn hóa trong cộng đồng người Sán Chay tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1986 – 2010. 5 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.3. Mục đích : Tìm hiểu những đặc điểm trong đời sống văn hóa cộng đồng người Sán Chay sau năm 1986 từ đó thấy được sự biến đổi trong sinh hoạt văn hóa, những giá trị tốt đẹp còn tồn tại và nguy cơ mai một cũng như những yếu tố mới du nhập. 3.4. Phạm vi - Không gian : Nơi định cư ổn định của dân tộc Sán Chay ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung ở một số xã : xã Tân Thịnh – nơi tập trung đông người Sán Chay nhất huyện, xã Tân Dương – nơi đồng bào Sán Chay sống xen kẽ nhiều với các dân tộc khác và gần trung tâm huyện nhất, xã Quy Kỳ - xã vùng cao khó khăn nhất thuộc vùng 135 và xã Sơn Phú – xã vùng 135 có đông người Cao Lan nhất (các xã có người Sán Chay còn lại tuyệt đại đa số là nhóm San Chí). - Thời gian : Đề tài tập trung nghiên cứu đời sống văn hóa dân tộc Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2010. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu - Các công trình nghiên cứu, tạp chí, luận văn của các nhà khoa học, các nhà dân tộc học về dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Sán Chay. - Các chỉ thị, nghị quyết Trung ương Đảng, tỉnh ủy Thái Nguyên, huyện ủy Định Hóa, các số liệu thống kê, báo cáo, đề án... - Tài liệu điền dã : các tài liệu về dân cư tại địa phương, sách của dòng họ, các báo cáo của các chi bộ thôn bản. Thông tin thu thập trong quá trình tìm hiểu tại địa phương, những người cung cấp tư liệu (lãnh đạo địa phương, trưởng thôn, người cao tuổi, thầy cúng). 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng hai phương pháp là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Kết hợp điền dã dân tộc học tại các địa phương huyện Định Hóa. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp liên ngành khác như : thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v… để hoàn thiện đề tài. 6 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 5. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu đời sống văn hóa của người Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ 1986 đến 2010 góp phần tìm hiểu lịch sử địa phương của dân tộc Sán Chay đồng thời góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về lịch sử văn hóa các dân tộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng giúp chúng ta hiểu được truyền thống văn hóa cộng đồng dân tộc Sán Chay góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa tộc người theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa Thái Nguyên tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời góp thêm tư liệu là cơ sở khoa học, giúp các nhà quản lý có những chủ trương, chính sách cụ thể, nhất là trong lĩnh vực quản lý văn hóa. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia làm ba chương : Chương 1. Khái quát về tộc người Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Chương 2. Đời sống văn hóa vật chất của tộc người Sán Chay ở huyện Định Hóa (1986 – 2010) Chương 3. Đời sống văn hóa tinh thần của tộc người Sán Chay ở huyện Định Hóa (1986 – 2010) 7 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Hình 1. Lược đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên (Nguồn : www.google.com.vn) Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ GHI CHÚ Ranh giới huyện 254 Trục đường liên huyện Vùng phân bố của dân tộc Sán Chay Tân Thịnh Tên xã CHỢ CHU Thị trấn Hình 2. Lược đồ hành chính huyện Định Hóa và vùng phân bố dân tộc Sán Chay (Nguồn : Tư liệu của tác giả) Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Khái quát về huyện Định Hóa 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong vùng trung du miều núi phía Đông Bắc Bắc Bộ, phía Tây – Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), phía Bắc – Đông Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam – Đông Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương. Huyện lỵ Định Hóa là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc [43, tr. 916]. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 520,75 km2, chiếm 14,76% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 99,29 km2 diện tích đất lâm nghiệp chiếm 221,7 km2, đất chuyên dùng chiếm 8,46 km2 đất ở chiếm 7,33 km2, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 183,98 km2 [43, tr.916]. So với các huyện, thành phố và thị xã trong tỉnh, Định Hóa là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn thứ ba sau huyện Võ Nhai và Đại Từ. Địa hình của huyện khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phân làm hai vùng : Vùng núi cao bao gồm địa bàn các xã nằm ở phía bắc huyện : Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu, Bảo Linh. Trong vùng có các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc lớn, trong đó có dãy núi đá vôi thuộc phần cuối cánh cung Sông Gâm, kéo dài từ phía Bắc qua trung tâm huyện, tạo nên bức tường thành phía Đông thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã Trung Hội. Dãy núi đá vôi này có độ cao từ 200 đến 400 m so với mực nước biển, địa bàn này có nhiều rừng già, nhiều khe, suối nhỏ, ruộng canh tác ít, dân cư thưa thớt. 8 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Tiếp theo là vùng núi thấp gồm địa bàn thị trấn Chợ Chu và các xã Trung Hội, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu… Vùng này có độ cao trung bình từ 50 đến 200 m. Độ dốc nhỏ, rừng già và những cánh đồng đất đai phì nhiêu, rất thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm. Đây là vựa lúa của huyện Định Hóa. Trong hệ thống sông suối, có ba hệ thống dòng chảy chính, sông Chợ Chu là sông lớn nhất cũng chỉ có lưu vực rộng 437 km2, lưu lượng nước trung bình là 3,06m3/ giây. Sông Chợ Chu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ các xã phía Tây, phía Bắc của huyện Định Hóa, trong đó có ba suối chính gồm : suối Chao, suối Tao, suối Múc… đoạn sông Chợ Chu chảy qua địa bàn xã Tân Dương là đoạn lớn nhất, sau đó sông chảy vào xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với sông Cầu tại huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn). Sông lớn thứ hai của huyện là sông Công, bắt nguồn từ xã Thanh Định chảy qua các xã Bình Yên, Sơn Phú, Bình Thành xuống huyện Đại Từ, thị xã Sông Công về huyện Phổ Yên hợp lưu với sông Cầu tại xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên). Tổng diện tích lưu vực của sông là 128 km2, lưu lượng nước hàng năm bằng sông Chợ Chu. Sông Đu là sông lớn thứ ba của huyện với lượng nhỏ hơn, phần chảy trên địa bàn Định Hóa là thượng nguồn, sau đó chảy dọc phía Tây huyện Phú Lương và hòa vào sông Cầu. Hệ thống sông suối của huyện Định Hóa có thể đảm bảo nước tưới tự nhiên cho các cánh đồng phì nhiêu trong huyện đáp ứng nhu cầu sản xuất tự cung, tự cấp một phần lương thực, thực phẩm [43, tr. 917]. Về khí hậu, Định Hóa có khí hậu nhiệt đới ẩm, chia hai mùa nóng và lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, tháng 8 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, 28 độ C và có những ngày nhiệt độ lên tới 41,1 độ C. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất (15 độ C mùa lạnh có lúc xuống đến 1,0 độ C). Định Hóa có độ ẩm cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại có độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3, tháng 4 và tháng 8, đây là những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường trên 85%. 9 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Ở Định Hóa có hai loại gió mùa. Đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thổi từ hướng Đông Bắc tới, thời gian ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc trùng với mùa lạnh. Mỗi khi có đợt gió mùa Đông Bắc tràn về, nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối rất có hại cho sức khỏe con người và sự phát triển của cây trồng và vật nuôi. Gió mùa Đông Nam thổi từ hướng Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông và gây ra mưa lớn trong mùa nóng, thời gian ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam trùng với mùa nóng. Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện Định Hóa vào khoảng 1655mm, lượng mưa không đều. Mùa mưa trùng với mùa nóng, lượng mưa chiếm từ 85% – 90% lượng mưa của năm. Mùa khô trùng với mùa lạnh, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10 – 15% lượng mưa cả năm. Những tháng đầu mùa khô thời tiết thường hanh khô, có khi cả tháng không mưa, gây nên tình trạng hạn hán [43, tr. 917]. 1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính của huyện trong lịch sử Theo sách : “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” (gồm các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra) được biên soạn vào giữa đời vua Gia Long (năm 1810 đến 1819), thì châu Định Hoá có 9 tổng 31 xã [43, tr. 917] : 1 – Tổng An Ninh, có 1 xã : An Ninh. 2 – Tổng Thanh Hồng, có 3 xã : Thanh Hồng, Thù Mặc, Lục Dã. 3 – Tổng Khuynh Quỳ, có 2 xã : Khuynh Quỳ, Ôn Lương Hạ. 4 – Tổng An Biên Thượng, có 4 xã : An Biên Thượng, Quế Lĩnh, Nghĩa Tá, Bảo Biên. 5 – Tổng Định Biên Trung, có 6 xã : Định Biên Trung, Định Man, Nam Huân, Lang Yên, Du Nghệ, Trung Khảm. 6 – Tổng Định Biên Hạ, có 6 xã : Định Biên Hạ, Quảng Nạp, Bằng An, Bộc Nhiêu, Sơn Đầu, Lang Tuyền. 7 – Tổng Phượng Vĩ Thượng, có 2 xã : Phượng Vĩ Thượng, Lam Vĩ. 10 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan