Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới ppdh phân môn ltvc lớp 4 theo mô hình trường học mới (vnen)...

Tài liệu đổi mới ppdh phân môn ltvc lớp 4 theo mô hình trường học mới (vnen)

.DOC
13
182
77

Mô tả:

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN) I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến: Năm học 2011 - 2012 Bộ GD và ĐT triển khai thí điểm mô hình trường học mới (VNEN). Năm học 2013 - 2014 trường tôi là một trong những trường sớm vận dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) cho tất cả các môn học, đặc biệt rất phù hợp với dạy môn Tiếng Việt, trong đó phân môn Luyện từ và câu nếu như chúng ta biết vận dụng tốt mô hình này trong dạy học. Như chúng ta đã biết, mô hình Trường học mới VNEN không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy học cả lớp sang dạy học theo nhóm (cặp đôi, nhóm), nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, khả năng giao tiếp, khả năng chia sẻ của học sinh và đặc biệt gây được hứng thú cho các em, học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn và yêu thích đến trường hơn. Mô hình trường học mới(VNEN) lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tất cả học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Chủ tịch hội đồng tự quản tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các kiến thức, hình thành các kĩ năng mới, đồng thời chủ yếu được rèn luyện về phương pháp tự học. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng nội dung bài học. Phương pháp học theo nhóm xuyên suốt cả quá trình học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được chủ động học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ những nhận thức trên, là một giáo viên nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 4 tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp tổ chức dạy học tối ưu nhất, góp phần đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng 1 giáo dục hiện nay nói chung và đặc biệt phân môn Luyện từ và câu với cấu trúc chủ yếu là các bài tập thực hành với lượng kiến thức khá phong phú nên rất cần sự phối hợp của nhiều người để khai thác hết nội dung. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới rất phù hợp trong dạy Luyện từ và câu. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 theo mô hình trường học mới (VNEN)” 2. Điểm mới của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm này đề cập đến một số biện pháp tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới (VNEN) trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Giúp học sinh nắm được những yêu cầu, biện pháp và vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình học tập. Giúp giáo viên nắm được phương pháp, vai trò của mình trong việc dạy học vận dụng mô hình trường học mới (VNEN) trong phân môn Luyện từ và câu một cách phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao. 3. Phạm vi của sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu theo mô hình trường học mới (VNEN). Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong vận dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới khi dạy Luyện từ và câu. Đổi mới cách học của học sinh, phát huy tính tích cực tự giác của các em. Phạm vi áp dụng đối với việc dạy phân môn Luyện từ và câu và đối tượng là học sinh lớp 4. II. PHẦN NỘI DUNG 1.Thực trạng Địa bàn nơi tôi đang công tác là một phường mới thành lập nhưng người dân sống chủ yếu là làm ruộng và buôn bán nhỏ lẻ, đời sống kinh tế xã hội, nhận thức của người dân không đồng đều, nhiều phụ huynh chưa đồng tình với việc đưa mô hình này vào áp dụng tại địa phương. Học sinh tiểu học còn nhỏ nên khả năng giao tiếp còn hạn chế. Mô hình trường học mới (VNEN) là mô hình dạy học còn mới lạ với cả giáo viên, học sinh và phụ huynh nên trong quá trình vận dụng còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình học tập, nhiều học sinh trong lớp 4C tôi chủ nhiệm và giảng dạy chưa có kĩ năng tự học. Học sinh điều hành nhóm chưa tự tin, nhóm học chưa linh hoạt, sáng tạo khi khai thác các kiến thức bài học về sự phong phú của tiếng Việt. 2 Không gian lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học chưa đảm bảo như diện tích phòng học, bàn ghế…nên việc tổ chức ngồi học theo nhóm của học sinh còn bất cập. Một số giáo viên còn lạm dụng hoặc chưa tận dụng tốt các bước học tập nên tổ chức lớp học chưa hiệu quả. Sử dụng dạy học theo mô hình trường học mới với đơn vị trường còn vận dụng các bước học tập nên trong quá trình dạy học giáo viên còn lúng túng không biết phải tổ chức hoạt động gì cho phù hợp với từng bài, nói như thế nào, vào lúc nào để tránh việc nói nhiều, làm thay... Khác với việc học theo sách giáo khoa của mô hình VNEN có các logo học sinh tự biết các nhiệm vụ của mình để thực hiện và giải quyết các vấn đề. 1.1 Nguyên nhân từ học sinh: Mô hình trường học mới (VNEN) còn mới lạ đối với học sinh từ việc trang trí lớp học, sắp xếp chỗ ngồi, cơ cấu tổ chức của lớp đến phương pháp học nên học sinh chưa chủ động trong các hoạt động học tập. Học sinh còn chưa quen với việc tự học nên chưa tự giác trong việc nghiên cứu bài học và tự chiếm lĩnh kiến thức. Khả năng giao tiếp của các em còn rụt rè, chưa tự tin, ngại nói trước nhiều người, trước tập thể nên việc điều hành thiếu linh hoạt. 1.2. Nguyên nhân từ giáo viên: Một số giáo viên chưa xác định hết vị trí, vai trò của mình trong dạy học để kịp thời hỗ trợ hoặc dẫn dắt, gợi mở cho học sinh. Với việc vận dụng dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN), giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp, nên đôi lúc còn dạy học theo phương pháp cũ hoặc còn lạm dụng phương pháp dạy học theo chương trình VNEN nên học sinh gặp khó khăn trong tiếp thu kiến thức. 2. Biện pháp: 2.1. Xây dựng lớp học thân thiện: Để có môi trường lớp học thân thiện, học sinh cảm thấy thoải mái, tự tin khi đến trường, thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh tích cực từ công tác trang trí lớp học, tự học sinh suy nghĩ, sáng tạo theo cách nghĩ của các em. Vì vậy, tôi đã cùng với học sinh tổ chức trang trí lớp học. Tôi đã hướng dẫn học sinh dùng các tờ giấy bìa để gấp các phong bì thư, các ngôi nhà nhỏ xinh xắn, làm hộp thư kết bạn, hộp thư điều em muốn nói, Góc cộng đồng, thư viện thân thiện, xây dựng các góc học tập như góc Toán, góc Tiếng Việt, Góc sáng tạo 3 và cùng với cha mẹ học sinh làm thêm các bảng biểu về 10 bước học tập, Hội đồng tự quản... Việc trang trí lớp học thân thiện là sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học, tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp, góp thêm cho lớp học không khí thân thiện, thoải mái, sinh động. Và qua đó rèn kĩ năng sống, kĩ năng hợp tác, chia sẻ, khả năng giao tiếp, óc sáng tạo cho học sinh. 2.2. Thành lập Hội đồng tự quản. Xây dựng Hội đồng tự quản (HĐTQ) học sinh gồm Chủ tịch HĐTQ, phó chủ tịch HĐTQ và các Ban học tập, Ban văn nghệ thể dục thể thao, Ban sức khỏe, Ban đời sống. Trước khi bầu Hội đồng tự quản, giáo viên tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình, coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Từ đó để xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp. Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy học cả lớp sang dạy học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em sẽ tham gia các hoạt động học để tự chiếm lĩnh kiến thức. Ngoài ra thông qua học giúp học sinh rèn phương pháp tự học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Sự thay đổi của tổ chức lớp học theo mô hình VNEN với Hội đồng tự quản học sinh đã thay đổi căn bản vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong tổ chức của mình; học sinh được giao tiếp nhiều, làm việc nhiều. Qua đó thể hiện được tính tự chủ, tự giác, phát huy sáng tạo và ý kiến của các em được tôn trọng nhiều hơn. 2.3. Tổ chức thành lập nhóm: Nhóm là một bộ phận gắn kết cơ bản xuyên suốt cả quá trình dạy và học. Nó tạo điều kiện để rèn luyện các kĩ năng và hợp tác của nhóm. Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, số lượng thành viên trong nhóm không quá đông, nhóm 4 học sinh là tốt nhất và trong nhóm 4 có các cặp đôi. Chia nhóm cần chú ý đến năng lực của các thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm cần chia có đủ các đối tượng học sinh để các em hỗ trợ nhau trong quá trình thảo luận để hoàn thành kiến thức cho mỗi hoạt động và bài học. Chất lượng các nhóm phải tương đương nhau để học sinh có sự thi đua lẫn nhau, tạo không khí lớp học sôi nổi, hấp dẫn. Đồng thời tránh được sự lãng phí thời gian, phải chờ nhau khi các nhóm không 4 hoàn thành nhiệm vụ cùng lúc và tránh được sự tự ti của những em, những nhóm có năng lực hạn chế. Cơ cấu của nhóm gồm: Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm. Nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định. Một thư ký để ghi chép nội dung thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. Báo cáo viên để thay mặt nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm và các thành viên. Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Nhóm khi làm việc phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. 2.4. Phát huy vai trò của một nhóm trưởng: Với mô hình dạy VNEN vai trò của các em nhóm trưởng trong giờ học là rất quan trọng, nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành giám sát hoạt động học của mỗi thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng là người hỗ trợ tích cực của giáo viên trong việc tổ chức điều hành các hoạt động và báo cáo với giáo viên kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập cần được hỗ trợ. Một nhóm trưởng tốt là phải tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác trong tự học, tích cực tham gia trong hoạt động nhóm. Đối với các bạn nhút nhát, thiếu tự tin cần được nói nhiều, trao đổi nhiều trong hoạt động nhóm. Không để tình trạng một số thành viên khá làm thay, làm hộ các thành viên khác. Để có nhóm trưởng điều hành tốt các hoạt động trên, tôi đã thực hiện các yêu cầu sau: Học theo mô hình trường học mới(VNEN), bàn ghế được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau nhóm 4 hoặc nhóm 6. Học sinh tự thảo luận, tìm ra những vướng mắc và đưa ra phương án giải quyết thích hợp nhất. Ưu điểm của phương pháp dạy học mới, học theo nhóm được phát huy rất rõ nét đặc biệt vai trò của nhóm trưởng, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, nhóm trưởng thay mặt các bạn điều hành các hoạt động từ hoạt động cá nhân cho đến hoạt động hợp tác chia sẻ trong nhóm do giáo viên yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi chơi. Tiết học Luyện từ và câu dạy vận dụng theo mô hình VNEN thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và công việc chính của nhóm trưởng đó là: thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm 5 vụ công bằng cho các thành viên trong nhóm. Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ của nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc hoặc cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc. Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận. Mỗi thành viên phải tự làm việc cá nhân trước khi trao đổi trước nhóm. Tất cả các thành viên phải có ý kiến trước nhóm, nhóm trưởng điều hành cho các thành viên nhận xét, chọn ý kiến đúng nhất và thống nhất nội dung để thư ký ghi vào kết quả chung của nhóm, sau đó thư ký trình bày trước nhóm để các thành viên nắm lại nội dung mà nhóm đã hoàn thành. Đồng thời giúp những học sinh còn hạn chế về năng lực nắm được kiến thức. Trong điều hành tránh tình trạng nhóm trưởng hoặc học sinh có năng lực tốt nêu cho thư ký ghi mà bỏ mặc những em có năng lực hạn chế trong nhóm mình. Vì vậy rất cần đến sự linh hoạt của nhóm trưởng. Khi học tương tác trong nhóm từ 4 đến 6 học sinh, các em hoạt động theo phân công của nhóm trưởng, tất cả các học sinh hoàn thành nhiệm vụ nghĩa là cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ khi đó nhóm trưởng mới khẳng định được vai trò của mình. Ví dụ: Khi dạy bài: Câu kể Ai thế nào? ( Tiếng Việt lớp 4 - tập 2 - Trang 23). I. Phần nhận xét: 1. Đọc lại đoạn văn sau: Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi. Theo Hữu Trị 2. Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn trên. M: Cây cối xanh um. 3. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được. M: Cây cối thế nào? 4. Tìm những từ ngữ chỉ các sự vật iêu tả trong mỗi câu. M: Cây cối xanh um. 5. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được. M: Cái gì xanh um? Sau khi cho học sinh nêu yêu cầu của phần nhận xét, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động theo nhóm để hoàn thành các yêu cầu của bài tập. Nhóm 6 trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm thực hiện theo quy trình làm việc nhóm. Trước hết điều hành cho các cá nhân làm việc trước khi chia sẻ trước lớp. Khi chia sẻ có thể cho thực hiện theo cặp đôi hoặc cả nhóm. Nhóm trưởng cho các thành viên tham khảo ý kiến của nhau và cùng nhau thống nhất ý kiến, rút ra được ghi nhớ. Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận: 1. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai( cái gì, con gì)? 2. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào? Thư ký ghi chép sau đó nhóm trưởng cho các thành viên nhắc lại kiến thức để ghi nhớ và vận dụng, sau đó cử báo cáo viên chia sẻ. Sau một thời gian các em nhóm trưởng đã quen việc thì giao cho các em khác thay phiên làm nhóm trưởng, tạo cơ hội để các em mạnh dạn và tự tin thể hiện mình. 2.5. Nêu cao vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. Trước khi xác định vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, giáo viên cần xây dựng ý thức tự giác tích cực chủ động trong hoạt động cho học sinh. Sau khi bầu được Hội đồng tự quản, giáo viên phân công nhiệm vụ và tập huấn cho các thành viên trong nhóm. Cụ thể: Nhóm trưởng: Là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao và thống nhất ý kiến để thư ký tập hợp. Thư ký: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm. Thư ký phải chọn học sinh có chữ viết rõ ràng, tốc độ viết ít nhất đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng để tiết kiệm thời gian cho nhóm. Báo cáo viên của nhóm:(Không nhất thiết phải luôn luôn một em mà có thể thay đổi, có thể nhóm trưởng, thư ký hay bất kỳ một học sinh nào của nhóm để các em ai cũng có cơ hội được thể hiện trước lớp) và đây cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp và giáo viên. Đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động của nhóm. Các thành viên trong nhóm: Có nhiệm vụ trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao (thành viên nào cũng phải tham gia ý kiến). . Nhóm làm việc cần tuân thủ nguyên tắc: Tôn trọng sự tổ chức của 7 nhóm trưởng, Trong khi hoạt động người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số để thống nhất ý kiến. Thư ký ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo viên báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép. Sau mỗi hoạt động cần có nhận xét rút kinh nghiệm để hoạt động nhóm ngày càng hiệu quả Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Sức khỏe ( Tiếng Việt lớp 4 - tập 2 Trang 19). Bài 1: Tìm các từ ngữ: a. Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe M: tập luyện b. Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh M: vạm vỡ Giáo viên yêu cầu hoạt động nhóm, trình bày vào bảng nhóm và sau đó đánh giá thi đua giữa các nhóm, nếu nhóm nào tìm được nhiều từ nhất là chiến thắng. Với yêu cầu trên rất cần đến vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên, sự cố gắng của mỗi thành viên góp phần vào sự thành công của nhóm. Mỗi thành viên thành viên tìm được nhiều từ đúng thì nhóm sẽ tập hợp được nhiều từ. 2.6. Xác định được vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm. Với việc vận dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN), đặc biệt trong dạy phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên phải nhận thức hết vị trí, vai trò của mình mới tổ chức được tiết học đạt hiệu quả. - Trước hết giúp các em nắm chắc được trách nhiệm của mình, xây dựng cho các em có ý thức làm việc tốt ngay từ ban đầu, có thói quen tự giác, tích cực chủ động trong học tập. Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, từ đó học sinh học tập một cách thoải mái, tự giác, không bị gò ép, không có tư tưởng ỷ lại và có hứng thú khi tham gia các hoạt động của nhóm. - Giáo viên cần có một tác phong sư phạm mẫu mực, gần gũi, thân thiện để tạo cho học sinh bầu không khí thoải mái công bằng trong quá trình đánh giá nhận xét, trong học tập, trong lao động cũng như vui chơi giải trí. Nắm chắc năng lực học tập, sở trường, hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh, sắp xếp chỗ ngồi, bình bầu chủ tịch hội đồng tự quản, nhóm trưởng, chỉ huy đội phù hợp, xác định nhiệm vụ cần thiết là xây dựng cho các em lòng tin tuyệt đối vào tập thể, ngoài ra nhà giáo còn nêu ra mục tiêu, chỉ tiêu để học sinh phấn đấu dựa vào đó để bầu ban cán sự lớp, phân công tổ, nhóm tạo điều kiện để các em phối hợp với nhau trong học tập công tác, giúp đỡ nhau cùng tiến. 8 Vận dụng dạy học phân môn Luyện từ và câu theo mô hình này có sự chuyển đổi rõ rệt về vai trò của giáo viên so với phương pháp dạy học truyền thống. Trong mô hình VNEN, giáo viên là người tổ chức lớp học; quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm; hỗ trợ học sinh khi cần thiết; chốt lại những điều cơ bản nhất của bài học; đánh giá quá trình và kết quả học của học sinh. Giáo viên không làm thay nhưng không phải là giao phó hẳn cho học sinh. Với trường chỉ vận dụng mô hình VNEN nên giáo viên cần phải có sự giao việc rõ ràng và chỉ rõ hình thức cho từng hoạt động để học sinh điều hành hoạt động học một cách chủ động và có chất lượng. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát thật tỉ mỉ, di chuyển đến từng nhóm để giám sát việc học và chất lượng học tập của từng cá nhân, từng nhóm. Khi tổ chức, hướng dẫn, giáo viên phải quan sát tốt các tình huống xảy ra để phát hiện và giúp đỡ kịp thời cho cá nhân, nhóm cần cứu trợ bằng những câu hỏi gợi mở. Bên cạnh đó, giáo viên cần phát hiện kịp thời những học sinh chưa tích cực, học sinh gặp khó khăn trong quá trình học để khuyến khích các em hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Ví dụ: Khi dạy bài: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? ( Tiếng Việt lớp 4 - tập 2 Trang 6) Bài tập 1: Đọc lại đoạn văn sau: Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của một ngày mới bắt đầu. Trong rừng, chim hót veo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Theo Đình Trung a. Tìm các câu kể Ai làm gì? b. Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được. Với bài tập trên, giáo viên giao việc cụ thể cho học sinh hoạt động theo cặp đôi thực hiện theo yêu cầu bài tập. Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên quan sát, theo dõi, có thể về tận học sinh để kiểm tra việc nắm kiến thức của các em và hỗ trợ khi học sinh có tín hiệu xin trợ giúp. Giáo viên không làm thay hoặc giảng giải kĩ khi học sinh có thể hoàn thành tốt bài tập hoặc không giao phó cho học sinh hoàn toàn mà phải can thiệp đúng lúc và phải chốt lại kiến thức để học sinh đối chiếu và ghi nhớ. Với bài tập này, giáo viên đưa ra câu trả lời như sau: (Trình chiếu lên màn hình từng yêu cầu của bài tập). a. Các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn: - Trong rừng, chim hót veo von. - Thanh niên lên rẫy. 9 - Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. - Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. - Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. b. Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được. - Trong rừng, chim / hót veo von. - Thanh niên /lên rẫy. - Phụ nữ /giặt giũ bên những giếng nước. - Em nhỏ /đùa vui trước nhà sàn. - Các cụ già /chụm đầu bên những ché rượu cần. 2.7. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên. Khi xác định được vị trí vai trò của mình trong tổ chức dạy học nói chung và trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng, người giáo viên cần nhận thức được đây là mô hình có sự thay đổi phương pháp dạy của giáo viên. Vì vậy giáo viên phải hiểu bản chất của sự đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) như thế nào để vận dụng trong dạy học phân môn Luyện từ và câu một cách linh hoạt và hiệu quả. Trước hết để đổi mới phương pháp dạy học người giáo viên cần thay đổi cơ bản hình thức dạy học. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm chi phối các hoạt động trong tiết học. Muốn tổ chức được lớp học với các hình thức linh hoạt, giáo viên cần xây dựng cấu trúc bài học sáng tạo, dự kiến các hình thức, tình huống phù hợp với từng nội dung, bài tập trong từng tiết Luyện từ và câu để tạo hứng thú cho học sinh như: Tổ chức trò chơi, thi đua giữa các nhóm, tạo tình huống.... Một tiết dạy Luyện từ và câu vận dụng theo mô hình trường học mới (VNEN) thành công, người giáo viên phải thay đổi từ cách dạy truyền thụ, giảng giải, làm thay sang hướng dẫn, hỗ trợ đúng lúc, đúng thời điểm làm cho học sinh từ chỗ tiếp thu thụ động đến tự chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy giáo viên cần: - Phân nhóm đối tượng học sinh đảm bảo tính đồng đều giữa các nhóm và số lượng học sinh trong mỗi nhóm không quá đông để việc hoạt động nhóm đạt kết quả tốt. - Chuẩn bị phiếu học tập (nhóm, cá nhân), phiếu giao việc phù hợp từng bài học. - Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong dạy học vừa hỗ trợ cho bài dạy, vừa tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng trình chiếu làm cho lớp học trở thành nơi "chiếu phim". 10 - Việc dạy học theo nhóm cần tuân thủ tiến trình hoạt động nhóm (làm việc cá nhân, thảo luận, chia sẻ trong nhóm, nhóm thống nhất ý kiến chung, thư ký tập hợp, báo cáo chia sẻ trước lớp. Trong quá trình dạy học cần có sự trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp thông qua dự giờ, đổi mới sinh hoạt chuyên môn và thực tế địa phương để thống nhất cách dạy và vận dụng vào dạy học cho hiệu quả. Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, kết quả bài làm của học sinh như sau: Bảng thống kê kết quả học tập của lớp 4C năm học 2015 - 2016 qua hai lần khảo sát (trước và sau khi áp dụng sáng kiến này vào dạy học) vận dụng phương pháp theo mô hình trường học mới (VNEN). KẾT QUẢ KHẢO SÁT Thời gian Khảo sát Trước khi áp dụng SKKN(15/10/2015) . Sau khi áp dụng SKKN(10/3/2016). Số HS tham gia KS Đạt mức 3 ĐẠT Đạt mức 2 CHƯA ĐẠT Đạt mức 1 SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 25 3 12,0 5 20,0 12 48,0 5 20,0 25 10 40,0 12 48,0 3 12,0 0 0 Qua bảng thống kê, tôi thấy nhờ áp dụng tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 theo mô hình tr ường học mới (VNEN) mà chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đạt mức 2 mà mức 3 ở lần sau cao hơn hẵn lần trước và không có học sinh không đạt. III. KẾT LUẬN: 1. Ý nghĩa: Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên. Muốn dạy học có chất lượng, người giáo viên phải luôn biết đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. (Đặc biệt hiện nay đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) đang được quan tâm và vận dụng rộng rãi). Vì vậy, người giáo viên phải say mê với nghề nghiệp, phải có sự đầu tư cho dạy học, phải có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm vững vàng. Dạy các nội dung về Tiếng Việt nói chung và kiến thức về Luyện từ và câu nói riêng thực sự không đơn giản. Vì 11 vậy trong quá trình dạy học, mỗi giáo viên cần biết đúc rút kinh nghiệm để có sự điều chỉnh phù hợp với đặc thù của trường, đối tượng học sinh của mình. Từ những kinh nghiệm của bản thân, trong quá trình dạy học muốn giúp học sinh nắm được kiến thức của phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên cần nắm được vai trò, tầm quan trọng của môn học, các biện pháp dạy học theo mô hình trường học mới, cụ thể: Coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN). Thay đổi nhận thức cho học sinh, giáo viên và phụ huynh về mô hình trường học mới (VNEN). Hướng dẫn HS cách học, cách điều hành, cách chia sẻ khi tham gia các nhiệm vụ học tập. Giáo viên không ngừng học hỏi, tích lũy thêm tư liệu về kiến thức tiếng Việt, phương pháp dạy học mới để vận dụng trong giảng dạy đạt hiệu quả cao. Làm được như vậy thì hiệu quả giáo dục trong nhà trường ngày càng được nâng cao. 2. Kiến nghị: 2.1. Đối với giáo viên: - Không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới) nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy như: dự giờ, tích lũy, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn. - Nghiên cứu kĩ nội dung và phương pháp của từng bài dạy cụ thể để vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học. - Chuẩn bị các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học, đáp ứng được nhu cầu của người dạy và người học. - Coi trọng hơn việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học để tiết học hiệu quả hơn. - Chuẩn bị tốt mọi cơ sở vật chất trong lớp phục vụ cho việc học tập của học sinh như: tên nhóm, dụng cụ học nhóm, các loại thẻ... 2.2. Đối với học sinh: - Thay đổi nhận thức về mô hình trường học mới. - Xây dựng ý thức học tập tốt phân môn Luyện từ và câu nói riêng cũng như các môn học nói chung. - Có đủ tài liệu, đồ dùng học tập. 2.3. Đối với nhà trường: - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên có điều kiện áp dụng các biện pháp dạy học có hiệu quả như bàn ghế để học nhóm, máy chiếu... 12 - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên nhằm bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp dạy học, thông qua thể hiện chuyên đề, bài dạy… - Thông qua tổ chuyên môn, tập hợp những ý kiến của giáo viên để giúp giáo viên giải đáp những thắc mắc. Trên đây là một số ý kiến nhỏ của bản thân tôi về đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 theo mô hình trường học mới (VNEN) đã được áp dụng có hiệu quả trong thực tế giảng dạy. Những kinh nghiệm của bản thân được chia sẻ cùng đồng nghiệp và mong muốn được sự đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và vận dụng đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy học theo mô hình trường học mới. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng