Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam...

Tài liệu Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

.PDF
6
162
93

Mô tả:

Tầm vóc to lớn của đề án đã khiến ngay cả những tác giả đang bắt tay vào quá trình thai nghén nó cũng phải rất thận trọng, vì nếu sai một ly, cả nền GDĐH Việt Nam 15 năm trời sẽ khủng hoảng, ngược lại nếu đúng đường lối, sẽ phát triển rực rỡ.
Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam Kỳ 1: Chọn ứng dụng mô hình đại học nào? Bao giờ nền giáo dục đại học Việt Nam sẽ chuyển động theo hướng đi mới được vạch ra trong đề án "Đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015"? Câu trả lời ban đầu được dự kiến là từ 8 tháng đến 1 năm sau khi đề án này được thông qua. Còn hiện nay nó chỉ mới được đem ra Nhiều học sinh tìm cơ hội thảo luận. du học Mỹ tại các triển lãm du học. (ảnh: N.T.P) Tầm vóc to lớn của đề án đã khiến ngay cả những tác giả đang bắt tay vào quá trình thai nghén nó cũng phải rất thận trọng, vì nếu sai một ly, cả nền GDĐH Việt Nam 15 năm trời sẽ khủng hoảng, ngược lại nếu đúng đường lối, sẽ phát triển rực rỡ. GS.TSKH Lâm Quang Thiệp, người thu thập tất cả những ý kiến đóng góp của Ban trù bị xây dựng đề án để viết dự thảo đề cương chi tiết đã nói trước cử tọa là 60 nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đến dự hội thảo chuyên gia xây dựng đề cương chi tiết đề án "Đổi mới GDĐH Việt Nam" rằng: "Từ thuở bé đến giờ tôi chưa bao giờ báo cáo trước một cử tọa quan trọng như thế này. Tôi dùng 1 tuần lễ để viết bản nháp đề cương, căn cứ vào những thông tin nhận được như một khung kế hoạch chiến lược về GDĐH, chắc không khỏi thiếu sót nên tôi cũng hơi lo sợ". Bản đề cương ông soạn có 3 phần: bối cảnh của công cuộc đổi mới GDĐH; định hướng chung cho công cuộc đổi mới GDĐH; các nhóm mục tiêu lớn và giải pháp thực hiện. Trong đó, ở phần thứ 3, mỗi nhóm mục tiêu lớn và giải pháp thực hiện đều có 2 phần: những quan niệm mới cần xác lập và các mục tiêu cụ thể, giải pháp thực hiện. Tuy nhiên, do mới chỉ là đề cương nên trong các phần đó chưa nêu rõ các điều kiện, nguồn lực, thời hạn hoàn thành mục tiêu và chỉ số thực hiện là các yếu tố sau này sẽ bổ sung tại bản đề án chính thức. Đề án có trích một ý của Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI được rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo ủng hộ, đó là "chuyển các hoạt động sự nghiệp công ích sang cơ chế dịch vụ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN". GS Nguyễn Kim Truy nói: "Ý kiến chuyển cơ sở công ích sang dịch vụ, tôi rất tán thành. Như vậy, người muốn học nghề phải trả tiền. Thực tế các trường đại học những năm qua đã làm dịch vụ này nhưng cứ tránh né nói đến nên cơ chế cũng tránh né". GS Hồ Ngọc Đại cũng cho rằng giáo dục dân trí thì Nhà nước phải lo, trước mắt ngân sách nên tập trung cho giáo dục phổ thông, còn GDĐH thì phải chuyển sang dịch vụ. GS Nguyễn Đức Chính băn khoăn: "Cải cách GDĐH là gì ? Cần xác định được bản chất, chẳng hạn lấy hoạt động GDĐH là một sự nghiệp công ích hay GDĐH là một dịch vụ theo định hướng XHCN ? Phải xác định tường minh đối tượng để có hướng đi. Vì nếu quyết ngay đổi mới GDĐH theo hướng dịch vụ theo cơ chế thị trường thì ta lại chưa có chuẩn (ở các cấp học khác cũng thế) để phấn đấu, đo, đào tạo con người theo hướng chúng ta mong muốn". Các giáo sư Hoàng Tụy, Hoàng Ngọc Hiến và nhiều giáo sư khác đều thể hiện rõ quan điểm khi đổi mới GDĐH cần học các đại học Mỹ. Theo các giáo sư, qua khảo sát nhiều hệ thống đại học ở các nước mà họ có dịp đến và tự tìm hiểu thêm, thì thấy rằng đại học Mỹ là hệ thống tổ chức có hiệu quả nhất, tốt nhất. Do đó, cần có kế hoạch cho việc nghiên cứu và học cách tổ chức của Mỹ về GDĐH. Đặc biệt, GS Hoàng Ngọc Hiến đề cập cụ thể là muốn cải cách GDĐH phải học, học để làm cải cách. Theo ông, chúng ta nên tăng cường việc cử cán bô, đặc biệt là cán bộ, từ 35 - 40 tuổi, có trình độ ngoại ngữ đi học ở các nước, đặc biệt là Mỹ và phải học lâu dài. Có thể từ 5 - 7 năm để nắm được cách làm đại học của người ta về phục vụ cho sự tiếp tục cuộc cải cách sau này. Dẫn chứng từ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, GS Phạm Phụ ví dụ về tính chất của hình thức thương mại dịch vụ GDĐH, là 1/53 ngành Việt Nam cam kết mở cửa cho Hoa Kỳ tham gia từng bước (có lộ trình) vào kinh doanh. Ông cho rằng thương mại dịch vụ GDĐH ở đây bao gồm cả 4 phương thức: cung cấp qua biên giới, tức đào tạo từ xa, elearning; sử dụng ở nước ngoài, tức sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập; hiện diện thương mại, tức trường đại học của Mỹ mở chi nhánh tại Việt Nam; hiện diện thể nhân, tức người lao động, các giáo sư ở nước này có thể sang nước khác hành nghề ngắn hạn. Nghĩa là GDĐH Việt Nam phải cạnh tranh ngay với GDĐH nước ngoài ngay trên đất nước mình. Mặt khác, GDĐH ở Việt Nam hiện nay mới đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu. Nghĩa là một khi các trường đại học nước ngoài mở ra hoặc liên doanh ở Việt Nam mà GDĐH ta lại hạn chế quy mô phát triển thì đồng nghĩa với việc các trường ĐH Việt Nam sẽ bị thua thiệt trước tiên. Kiều Hương Kỳ 2: Những giải pháp cần ưu tiên tháo gỡ. Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam Kỳ 2: Những giải pháp cần ưu tiên tháo gỡ "Cái khó nhất của chúng ta là mặt cơ chế. Chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng cách điều hành giáo dục đại học vẫn có phần bao cấp". Nhận định này của GS Vũ Đình Bách cũng là điểm xuất phát cho những kiến nghị, gợi mở của các chuyên gia đầu ngành giáo dục. Sinh viên ĐH khoa học tự nhiên trong Không bao cấp học phí giờ thực hành (ảnh: Đào Ngọc Hiện nay học phí ĐH công lập đang có một mức trần. Như vậy là bất hợp lý và không thể có được sự cạnh tranh chất lượng nên cần Thạch) phải có nhiều mức học phí khác nhau. Ở khối ngoài công lập tự do hơn, không hẳn vì nhà trường tính toán chi phí đầu tư để định mức thu mà do chưa có cơ chế cho thu bao nhiêu, cấm ở ngưỡng nào. Bà Bùi Thị Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng bán công Hoa Sen khôi hài: "Trường công hiện vướng trần học phí ở bậc ĐH là vô lý. Trường tôi có chương trình có giảng viên quốc tế dạy, thu 60 triệu đồng/năm/sinh viên, không ai nói gì. Tôi cứ làm vì đã có đơn xin phép Bộ, Bộ không trả lời, coi như tôi được phép làm !". Bà Nguyễn Thị Mơ, Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương cũng đề nghị: "Đừng đưa ra mức học phí trần cho các trường. Trường nào sinh viên chịu được, cứ để cho tăng. Tại sao ta thì chịu trần còn cho trường quốc tế tự do để mức học phí?". Đề cương đề án "Đổi mới giáo dục ĐH" cũng đi theo hướng tính mức học phí tỷ lệ với giá thành đào tạo của từng ngành học, chỉ giảm đối với các ngành học có mức độ công cộng cao. Nhưng khi học phí được quy định ở mức cao gần với chi phí đào tạo, những sinh viên xuất thân từ gia đình nghèo và diện chính sách sẽ được hỗ trợ để có cơ hội học ĐH. Để giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo sẽ có học bổng và tín dụng ĐH. Học bổng lúc này không phải là phần thưởng, không nên phân phối theo năng lực của sinh viên mà chỉ nên đòi hỏi người được phân phối có đủ năng lực tối thiểu để học. Các giáo sư Phạm Phụ, Hoàng Xuân Sính đều thống nhất ý kiến khi giáo dục đại học (GDĐH) đã đi theo hướng tự chủ, cạnh tranh theo kiểu doanh nghiệp, thì học phí sẽ tăng chứ không có mức trần như hiện nay nữa. Người học phải nộp học phí và như vậy, GDĐH không là phúc lợi công hoàn toàn miễn phí. Nếu 1 năm nữa, khi đề án "Đổi mới GDĐH giai đoạn 2006 - 2015" chính thức được thông qua thì những năm sau đó trường công hay tư đều thu học phí không phải như mức trần khống chế hiện nay. Tuyển sinh: Chưa ngã ngũ phương án Rất nhiều vấn đề được đưa ra bàn thảo tìm giải pháp tháo gỡ như đổi mới cơ cấu hệ thống GDĐH; quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ Đề cương xác định tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh giáo viên; đổi mới hoạt động ĐH là 2 kỳ thi có mục tiêu khác nhau nhưng cùng bản khoa học và công nghệ; đổi mới nội dung, chương trình và chất vì đều đánh giá căn cứ trên thành quả học tập ở THPT, do đó có thể kết hợp với nhau. Muốn vậy thì tách phương pháp đào tạo; chính biệt khâu thi và khâu xét tuyển độc lập. Nhưng đề xuất sách tài chính GDĐH; chuyển GDĐH thành một dịch vụ... này chưa được đa số các nhà khoa học thống nhất. Nhiều ý kiến cho rằng: việc tuyển sinh là của các trường, tuyển thế nào, thời gian nào là do chính các trường tự đặt ra tiêu chí cho mình chứ không bị lệ thuộc bởi thời gian và kết quả của kỳ thi tốt nghiệp kia. Vì vậy, phương án thi tốt nghiệp rồi thi ĐH hay kết hợp 2 kỳ thi vẫn chín người mười ý, chưa có phương án nào chiếm tỷ lệ ủng hộ cao hơn. Chẳng hạn GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: "Nhập là sai lầm bởi vì mục tiêu của 2 kỳ thi khác nhau. Cần phải thi tuyển sinh ĐH theo chương trình ĐH. Muốn làm vậy, trước hết phải cho học sinh năm thi tốt nghiệp làm quen với một số chương trình thi". Nhưng GS Phan Đình Diệu lại đồng tình nhập hai kỳ thi làm một. Kiều Hương Xây dựng đề án “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” Trong 2 ngày 29-30/10, hội thảo chuyên gia xây dựng đề cương chi tiết đề án “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” đã được tổ chức tại Côn Sơn (tỉnh Hải Dương). 60 nhà giáo, nhà khoa học, trong đó có 23 nhà giáo, nhà khoa học đã viết bản hiến kế chấn hưng giáo dục gửi Chính phủ thời gian qua tham gia hội thảo. Bản đề cương được xây dựng theo hướng bao quát, từ quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đại học, cơ chế chính sách, cơ cấu hệ thống của bậc học này trong bối cảnh trong nước và quốc tế cho giai đoạn 2006-2015 đến các công việc cụ thể. Đó là xây dựng, phát triển đội ngũ; cơ chế tài chính và xã hội hóa giáo dục - đào tạo; tổ chức, quản lý và chính sách giáo dục đào tạo; tuyển sinh, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy - đào tạo; nghiên cứu khoa học gắn kết với thị trường; kiểm định chất lượng. Dự kiến đề án được xây dựng trong thời gian khoảng 8 tháng đến 1 năm. Kiều Hương Giáo dục đại học: Các nhà quản lý và chuyên gia đều thừa nhận yếu kém Trong hai ngày 30-31/3, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo khoa học "Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam: hội nhập và thách thức". Đây là hội thảo lớn nhất từ trước đến nay với sự tham dự của hơn 800 đại biểu trên cả nước. Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Nhung cho biết: hệ thống giáo dục ĐH vẫn còn chưa ổn định; quy mô cơ cấu ngành nghề đào tạo, đội ngũ giảng viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường chưa đáp ứng được những chuẩn mực đã quy định; giáo dục chuyên môn nghề nghiệp chưa kết hợp tốt và thường xuyên với trau dồi đạo đức; trình độ giảng viên thấp; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng... Đa số đại biểu đánh giá giáo dục ĐH Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn hội nhập quốc tế; thiếu liên tục, tuyển sinh bất cập và tốn kém; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao... Cần phải đổi mới tư duy, cải tổ giáo dục đại học; ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới; xây dựng đội ngũ giảng viên; thay đổi cách dạy, nội dung chương trình; phương pháp, quy trình đào tạo; xã hội hóa giáo dục ĐH, sớm chuyển sang ĐH đại chúng trên nguyên tắc học tập suốt đời... Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: phải có sự đánh giá toàn diện về chất lượng giáo dục đồng thời nhận ra những mặt yếu kém để kịp thời khắc phục sửa đổi trong quá trình đánh giá và đổi mới chất lượng giáo dục. Việc lấy ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành; các nhà quản lý trong và ngoài ngành là rất cần thiết. Qua đó tìm ra những lời giải hay cho các vấn đề giáo dục đồng thời tìm ra sự đồng thuận trong xã hội. Vũ Thơ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan