Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ nghĩa v...

Tài liệu đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng tt

.PDF
26
364
129

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ LỆ DUNG ĐỐI CHIẾU TỪ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 62.22.02.41 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Tồn.TS. Lâm Quang Đông Phản biện 1: GS.TS .Hoàng Văn Vân Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn Phản biện 3: PGS.TS Phạm Hùng Việt Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, xu thế hội nhập thế giới đang ngày càng phát triển, việc tiếp xúc giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các cộng đồng văn hoá – ngôn ngữ ngày càng mở rộng. Như một hệ quả tất yếu, việc dạy và học tiếng Anh đã trở thành một nhu cầu khách quan cần thiết nhằm đáp ứng việc trao đổi, giao tiếp giữa các cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá khác nhau. Từ thực tế đó, nhiều công trình đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt đã ra đời để tìm ra các đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ phục vụ cho việc giảng dạy tiếng trong nhà trường, biên soạn các loại từ điển và tài liệu phục vụ cho việc biên phiên dịch... Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đối chiếu giữa các ngôn ngữ nói chung, giữa tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng, xưa nay các nhà nghiên cứu thường đối chiếu các hiện tượng thuộc bình diện ngữ âm - âm vị, ngữ pháp hoặc các trường từ vựng - ngữ nghĩa cụ thể để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ nhằm phục vụ cho mục đích khác nhau, trong đó có việc dạy và học ngoại ngữ. Riêng sự đối chiếu từ đồng nghĩa giữa các ngôn ngữ nói chung, giữa tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng, cho đến nay hầu như chưa được thực hiện trong công trình lí luận chuyên biệt nào. Đây là công việc rất khó khăn và phức tạp bởi nó đòi hỏi nhà nghiên cứu không những phải nhận ra được sự giống nhau và khác biệt ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa trong mỗi ngôn ngữ mà còn phải chỉ ra được sự giống và khác nhau giữa các từ đồng nghĩa tương ứng với nhau giữa hai ngôn ngữ được đối chiếu. Chính vì thế việc nghiên cứu đối chiếu các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt là một đề tài có tính cấp thiết. Do vậy, luận án đặt vấn đề nghiên cứu “Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng đến mục đích: - Nhằm phục vụ việc dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ, nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ cho người học; - Phục vụ cho việc biên soạn từ điển giải thích, từ điển đối chiếu từ đồng nghĩa và công tác biên phiên dịch giữa hai ngôn ngữ Anh –Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu từ đồng nghĩa và đối chiếu từ đồng nghĩa trên thế giới cũng như ở Việt Nam; - Xác định những cơ sơ lí thuyết và phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề tài; 1 - Thu thập từ các cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt một số dãy từ đồng nghĩa có các từ trung tâm của dãy có ý nghĩa tương đương với nhau để làm ngữ liệu đại diện phục vụ cho việc nghiên cứu đối chiếu; - Đối chiếu các dãy từ đồng nghĩa đã được thu thập để chỉ ra những điểm giống và khác nhau của chúng về phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ đồng nghĩa tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt và chỉ nghiên cứu nghĩa gốc của các từ đồng nghĩa. Luận án cũng chỉ nghiên cứu các thông tin ngữ dụng đã có sẵn, được cố định hóa, từ vựng hóa của các từ đồng nghĩa. 3.3. Tư liệu nghiên cứu Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp, lựa chọn một số dãy đồng nghĩa có từ trung tâm mang ý nghĩa tương đương nhau trong hai ngôn ngữ thuộc những từ loại khác nhau từ các cuốn từ điển từ đồng nghĩa, sổ tay dùng từ, các từ điển giải thích và từ điển đối chiếu song ngữ Anh-Việt. Các dãy từ đồng nghĩa được thu thập theo cách đó được coi là tư liệu đại diện để phục vụ cho sự phân tích đối chiếu. Tuy nhiên, luận án có sự ưu tiên đối chiếu nhiều hơn các dãy động từ và tính từ đồng nghĩa do hiện tượng đồng nghĩa xuất hiện phổ biến hơn ở hai từ loại này so với danh từ nhờ ý nghĩa biểu niệm nổi trội của chúng như đã nêu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng để xem xét phân tích ngữ nghĩa và ngữ dụng của mỗi từ đồng nghĩa trong mối quan hệ hệ thống với các đơn vị khác trong mỗi dãy từ đồng nghĩa nói riêng, trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ nói chung, và trong mối quan hệ với thực tế khách quan của mỗi cộng đồng bản ngữ Anh và Việt. 4.2.Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây. - Phương pháp đối chiếu Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các dãy từ đồng nghĩa tương đương nhau về ý nghĩa giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và ngữ dụng của chúng. - Phương pháp miêu tả 2 Đây là phương pháp quan trọng để miêu tả hoạt động của các từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh sử dụng nhằm chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về ngữ nghĩa và ngữ dụng của chúng khi đối chiếu. - Phương pháp phân tích thành tố nghĩa Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để phân tích cấu trúc nghĩa của các từ đồng nghĩa nhằm xác định các nét nghĩa khu biệt của chúng, từ đó có thể chỉ ra các nét nghĩa giống và khác nhau giữa chúng. - Thủ pháp thống kê Thủ pháp này được sử dụng để chỉ ra mức độ phổ biến qua số lượng, tần số xuất hiện của các hiện tượng ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ đồng nghĩa được đối chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra chúng tôi còn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu từ đồng nghĩa do Nguyễn Đức Tồn đề xuất. Đó là: - Thủ pháp dùng kết cấu đồng nhất “A là B”, đảo lại “B là A” để xác định các đơn vị đồng nghĩa. Thủ pháp này được sử dụng để loại bỏ các từ không đồng nghĩa với từ trung tâm của dãy đồng nghĩa nhưng lại được các soạn giả từ điển đưa vào dãy đồng nghĩa, chẳng hạn, các từ chỉ cùng chủ đề với từ trung tâm, như ao, hồ, đầm, ... - Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống để tìm sự khu biệt ngữ nghĩa của các đơn vị đồng nghĩa. -Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để nghiên cứu trên một số dãy đồng nghĩa đại diện trong tiếng Anh và tiếng Việt được chọn theo tiêu chí: có từ trung tâm của dãy đồng nghĩa với nhau ở nghĩa gốc và có số lượng các đơn vị trong dãy đủ lớn để có thể đối chiếu chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và ngữ dụng giữa hai ngôn ngữ theo yêu cầu của Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt, do vậy đây cũng là công trình đầu tiên trong nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra cụ thể những điểm giống nhau và khác nhau về ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ đồng nghĩa, phục vụ hữu ích cho việc dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ, phục vụ cho việc biên soạn từ điển giải thích, từ điển đối chiếu từ đồng nghĩa và công tác biên phiên dịch giữa hai ngôn ngữ Anh –Việt. Đồng thời các kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, làm sâu sắc thêm và phát triển lí thuyết về từ đồng nghĩa vốn còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Ngoài ra luận án còn có đóng góp nhất định trong việc đề xuất cách thức đối chiếu các từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận 3 Luận án là công trình đầu tiên làm sáng tỏ được đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó các kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, làm sâu sắc thêm và phát triển lí thuyết về từ đồng nghĩa vốn còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Ngoài ra luận án còn có đóng góp nhất định trong việc đề xuất cách thức đối chiếu các từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án giúp ích cho việc phân tích cái hay, cái đẹp về phương tiện biểu đạt của tiếng Anh và tiếng Việt; phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và học tập tiếng Anh trong nhà trường cũng như giúp người nước ngoài học tiếng Việt thuận lợi hơn. Kết quả nghiên cứu còn có thể được sử dụng để biên soạn từ điển giải thích, từ điển từ đồng nghĩa và từ điển đối chiếu từ đồng nghĩa giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt; biên soạn tài liệu giảng dạy biên dịch và phiên dịch giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2 : Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài của luận án Chương 3: Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa Chương 4: Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. DẪN NHẬP Các từ đồng nghĩa và kết cấu ngữ pháp đồng nghĩa có ý nghĩa rất to lớn giúp chúng ta biểu hiện được tư tưởng, tình cảm của mình một cách chính xác hơn, có thể tránh được sự diễn đạt trùng lặp. Chính vì vậy, từ lâu các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu hiện tượng đồng nghĩa. Nhiều công trình nghiên cứu về từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ đã ra đời. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Hiện tượng từ đồng nghĩa đã được các nhà thông thái La Mã quan tâm và chỉ ra rằng chúng không chỉ có sự giống nhau mà còn có cả những sự khác biệt nhau về ý nghĩa. Thế kỉ XVII người Pháp đã xác định được bản chất của từ đồng nghĩa, chẳng hạn, Gira (1718), B. Lafaye (1857) Thế kỉ XX, Bally (1947), Henri Benac (1956) đã lần lượt xuất bản các từ điển từ đồng nghĩa, trong 4 đó có bàn về khái niệm thế nào là từ đồng nghĩa. Thế kỉ XIX và XX, ở Đức cũng đã xuất bản nhiều cuốn từ điển từ đồng nghĩa, chẳng hạn, của các tác giả như: J. B. Mayer (1841), D. Saunde (1871), J. Eberhand (1910), Hoffman (1936), Herbent Gurner und G'unter Kempske (1974). Ở Anh - Mỹ cũng có nhiều từ điển từ đồng nghĩa đã được xuất bản, thông dụng và được phổ biến hơn cả là các cuốn: "Từ điển từ đồng nghĩa và cụm từ đồng nghĩa tiếng Anh" (A dictionary of English Synonyms and Synonymous expressions) của R. Soule (1938); "Từ điển từ đồng nghĩa" (Dictionary of Synonyms) của Webster được xuất bản ở Mỹ năm 1951. Thành tựu chủ yếu về từ đồng nghĩa ở phương Tây là biên soạn các từ điển từ đồng nghĩa. Các công trình nghiên cứu dành riêng cho vấn đề lí thuyết từ đồng nghĩa chưa có nhiều. Thành tựu nghiên cứu về lí thuyết từ đồng nghĩa và biên soạn các từ điển từ đồng nghĩa nhiều nhất là ở nước Nga, đặc biệt là ở thời kì Xô viết, chẳng hạn, các từ điển từ đồng nghĩa của các tác giả như:P. Berưnđa (1627), D. I. Fônvizin (1783), P. Kalaiđôvích (1818), Galich (1840), V. N. Kliueva (1956, in lại lần thứ 2 có sửa đổi và bổ sung năm 1961), Z. E. Alếchsanđrôva (1975), v.v... Bên cạnh các cuốn từ điển từ đồng nghĩa, ở Liên Xô trước đây còn có những bài viết, chuyên luận của nhiều tác giả bàn các vấn đề lí luận về từ đồng nghĩa, chẳng hạn, I. I. Đavưđốp (thế kỉ XIX), V. K. Favôrin (1953), A. B. Sapir " (1955), Công trình của V. A. Sirotina (1970), E. M. Bêrêgốpskaia (1962), Ju.D. Apresjan (1974), v.v... Các nhà nghiên cứu đã có được hàng loạt những quan sát đúng đắn: Các từ đồng nghĩa được định nghĩa là các từ gần gũi nhưng không đồng nhất về ý nghĩa (trong số các từ đồng nghĩa người ta đã tách riêng ra các từ gọi tên cùng một sự vật). Chúng là chỉ tố về tính chất đã phát triển, về sự phong phú, uyển chuyển của một ngôn ngữ và để phục vụ cho sự đa dạng hóa cách biểu hiện tư tưởng. Các từ đồng nghĩa khu biệt nhau về mặt phong cách, về mức độ của đặc trưng, về khả năng kết hợp với phạm vi từ nào đó. Lĩnh vực từ đồng nghĩa là lĩnh vực các từ có ý nghĩa trừu tượng. Tuy nhiên, những điểm này mới chỉ là những quan sát riêng lẻ chưa được luận giải đầy đủ và cũng chưa được chứng minh đủ tin cậy. Còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu kĩ, thậm chí người ta còn chưa hiểu bản chất của từ, các mối liên hệ của nó với những từ khác. Các nghiên cứu về đồng nghĩa từ vựng ở Liên Xô trước đây cho phép quy tất cả các định nghĩa về từ đồng nghĩa được đưa ra trong các công trình khoa học vào hai loại: Loại 1. Định nghĩa các từ đồng nghĩa là những từ có âm khác nhau, gần gũi nhưng không đồng nhất về ý nghĩa. 5 Loại 2. Định nghĩa từ đồng nghĩa là những từ biểu thị cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan, nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, thuộc tính phong cách, v.v... Nhiều nhà ngôn ngữ học phươngTây, chẳng hạn, Cruse, Murphy, Alston, O’grady, Radford,Palmer, Church và cộng sự, Lyons, Filippov, v.v... đã nghiên cứu về hiện tượng đồng nghĩa từ vựng, khám phá những khía cạnh phức tạp của các mối quan hệ ngữ nghĩa trong tổng thể các nghĩa của từ và đặc biệt là cố gắng xác định từ đồng nghĩa và phân tích cách mà từ đồng nghĩa hành chức khi được thay thế vào trong các câu. Các học giả phương Tây đã đi đến kết luận sự đồng nghĩa tuyệt đối là rất hiếm bởi vì khi hai từ có ngữ nghĩa giống hệt nhau thì hoặc là một trong hai từ biến mất hoặc phát triển một ý nghĩa mới. Một số nhà khoa học Phương Tây khác nghiên cứu các dãy từ đồng nghĩa cụ thể trong tiếng Anh. Chẳng hạn: Church và các cộng sự (1994); Atkins và Levin (1995);Clift (2003); Taylor (2003); Saeed và Fareh (2006); Gesuato (2007); Cappuzzo (2010); v.v... 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam gián tiếp đề cập ít nhiều đến từ đồng nghĩa tiếngViệt là cuốn Tinh nghĩa Việt ngữ từ điển của Long Điền – Nguyễn Văn Minh (Hà Nội, 1951).Từ năm 1958 đến năm 1962, vấn đề lí luận từ đồng nghĩa lần đầu được đề cập đến, tuy mới ở mức khái lược, trong cuốn Khái luận ngôn ngữ học (1960). Việc nghiên cứu về từ đồng nghĩa đang ngày một phát triển với các nghiên cứu ở nhiều cấp độ, từ các bài báo khoa học, luận văn thạc sĩ cho tới các luận án tiến sĩ và đề tài nghiên cứu cơ sở và cấp Bộ. Nhiều nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến từ đồng nghĩa, như Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu, Đỗ Hữu Châu, v.v...Đặc biệt, năm 2006, Nguyễn Đức Tồn đã xuất bản công trình Từ đồng nghĩa tiếng Việt (tái bản năm 2010). Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các vấn đề liên quan đến từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt nói riêng. Tác giả đã đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa trong đó có chỉ rõ các mức độ đồng nghĩa và thao tác để nhận diện các tiểu loại từ đồng nghĩa tương ứng; đề xuất cách lập dãy từ đồng nghĩa với một từ cho trước và phương pháp tìm các nét nghĩa khu biệt của các từ đồng nghĩa. 1.4.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU TỪ ĐỒNG NGHĨA ANH-VIỆT Cho đến nay, ở Việt Nam cũng như ở Anh Quốc chủ yếu mới có các công trình nghiên cứu lí luận về từ đồng nghĩa và biên soạn từ điển đồng nghĩa. Hiện nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu đối chiếu toàn diện, có hệ thống từ đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và 6 ngữ dụng. Do vậy luận án của chúng tôi là công trình đầu tiên dành cho đề tài này. 1.5. TIỂU KẾT Hiện tượng từ đồng nghĩa đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ rất lâu. Nhìn chung, các công trình chủ yếu là các từ điển từ đồng nghĩa. Các công trình nghiên cứu lí luận về từ đồng nghĩa không nhiều, trong đó chủ yếu bàn về khái niệm từ đồng nghĩa, sự phân loại và các thủ pháp nhận diện chúng. Công trình Từ đồng nghĩa tiếng Việt của Nguyễn Đức Tồn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các vấn đề liên quan đến từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt nói riêng. Cho đến nay, ở Việt Nam cũng như ở Anh Quốc hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu đối chiếu toàn diện từ đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. Do vậy luận án chúng tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 2.1 PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM: HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA, ĐƠN VỊ TỪ VỰNG ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Từ đồng nghĩa là trường hợp riêng quan trọng nhất nằm trong các đơn vị từ vựng đồng nghĩa và “đơn vị từ vựng đồng nghĩa, từ đồng nghĩa” đều thuộc “hiện tượng đồng nghĩa” của ngôn ngữ. 2.2 CÁC THỦ PHÁP NHẬN DIỆN TỪ ĐỒNG NGHĨA Các thủ pháp truyền thống để nhận diện từ đồng nghĩa gồm: sử dụng ngữ cảnh hoặc dựa vào trường nghĩa. Các thủ pháp này có hiệu lực hạn chế khi nhận diện các từ đồng nghĩa. Do vậy, Nguyễn Đức Tồn đã đề xuất một thủ pháp mới, đó là: Sử dụng kết cấu đồng nhất “A là B” và đảo lại “B là A”: Hai đơn vị từ vựng nào đó xuất hiện được trong kết cấu đồng nhất này thì là từ đồng nghĩa. 2.3. QUAN NIỆM CỦA LUẬN ÁN VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Để làm việc, chúng tôi tán thành với định nghĩa về từ đồng nghĩa của Nguyễn Đức Tồn: “Hai đơn vị từ vựng/từ được gọi là đồng nghĩa khi chúng có vỏ ngữ âm khác nhau biểu thị các biểu vật hoặc/ và biểu niệm giống nhau và: a/ Nếu chúng có thể xuất hiện được trong kết cấu “A là B” và đảo lại được “B là A” mà không cần phải chỉnh lí bằng cách thêm bớt nét nghĩa gì vào một trong hai đơn vị/từ thì đó là những đơn vị từ vựng/từ cùng nghĩa. b/ Nếu như để chúng có thể xuất hiện được trong kết cấu “A là B” và đảo lại được “B là A” cần có sự chỉnh lí, thêm bớt nét nghĩa nào đó vào một trong hai đơn vị/từ thì đó là những đơn vị từ vựng/từ gần nghĩa”. 7 2.4. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Sự phát triển nghĩa của từ chủ yếu dựa trên hai quy luật là chuyển nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ. Trong quá trình phát triển ngữ nghĩa, các nghĩa cũ và nghĩa mới của từ có mối quan hệ với nhau theo cách nào đó. Các nghĩa mới (nghĩa phái sinh) thường được nảy sinh trên cơ sở nghĩa ban đầu của từ hoặc trên cơ sở một hay vài nét nghĩa cơ bản trong cấu trúc biểu niệm của từ. Chính sự chuyển nghĩa, sự phát triển ý nghĩa của từ đã làm nảy sinh các từ đồng nghĩa. Hai từ vốn không đồng nghĩa với nhau, do phát triển thêm các nghĩa phái sinh, chúng trở nên có quan hệ đồng nghĩa. Ví dụ: do sự phát triển thêm các nghĩa phái sinh mà ăn đã trở nên đồng nghĩa với hợp, với thắng, với hưởng, v.v...Trong quá trình đối chiếu các từ đồng nghĩa giữa tiếng Anh và tiếng Việt, nhiều trường hợp các từ trong dãy đã đồng nghĩa với nghĩa gốc của từ trung tâm theo nghĩa phái sinh (x. Chương 3). 2.5. TRƯỜNG TỪ VỰNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 2.5.1. Lí thuyết trường từ vựng Theo Đỗ Hữu Châu: “Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về nghĩa.” Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. Điều này tạo ra hiện tượng giao thoa giữa các trường. Khi nghiên cứu, chúng tôi chỉ đối chiếu các từ đa nghĩa đồng nghĩa nhau ở nghĩa gốc đầu tiên thuộc cùng một trường từ vựng. 2.5.2. Dãy đồng nghĩa và vấn đề chọn từ trung tâm của dãy đồng nghĩa Luận án xét đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của các dãy từ đồng nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Anh cho nên chúng tôi sử dụng lí thuyết về trường từ vựng để giải quyết vấn đề phân lập các dãy đồng nghĩa, chọn từ trung tâm của dãy đồng nghĩa.... Bởi các tập hợp từ đồng nghĩa thì nhất thiết cùng nằm trong một trường từ vựng, tuy nhiên, không phải bất cứ những tập hợp từ cùng trường nào cũng là các từ đồng nghĩa. Để tránh nhầm lẫn đưa cả những từ cùng chủ đề vào một dãy đồng nghĩa, đồng thời vẫn giúp thấy được mối liên hệ giữa các từ đồng nghĩa, có thể áp dụng lí thuyết trường từ vựng vào đối chiếu các dãy từ đồng nghĩa, nhất là khi các từ đồng nghĩa cần đối chiếu có số lượng khá lớn, sự giống nhau về ý nghĩa của chúng so với ý nghĩa của từ trung tâm của dãy đồng nghĩa có mức độ khác nhau thì phải tách các từ đồng nghĩa này thành các dãy khác nhau. Khi đó các dãy từ đồng nghĩa được tách ra này tạo thành một “tiểu trường từ vựng đồng nghĩa.” Từ trung tâm của một dãy đồng nghĩa không chỉ đại diện cho mỗi dãy từ đồng nghĩa, mà còn có thể được dùng để giải thích nghĩa cho các từ đồng nghĩa trong dãy. 8 Để xác định từ trung tâm, cần chú ý có hai trường hợp: Một là, dãy đồng nghĩa chỉ có các từ cùng nghĩa, nghĩa là các từ có ý nghĩa lô gích - sự vật tính như nhau hoàn toàn, chúng chỉ khác nhau ở các sắc thái phụ về phong cách - biểu cảm, phạm vi sử dụng, ví dụ: máy bay - phi cơ (cũ); thuyền - ghe (đph.), mật thám – lính kín (cũ; kng), v.v...Từ được chọn làm từ trung tâm là từ gốc, ở dạng đầy đủ, có ý nghĩa trực tiếp (tức nghĩa đen). Ví dụ: (các từ trung tâm được in nghiêng): pháo - đại bác - ca nông (cũ); cha - bố (kng.) - thầy (đph.) - ba (đph.), tía (đph.) Hai là, các từ trong dãy là những từ gần nghĩa. - Dãy đồng nghĩa gồm từ gốc và các từ phái sinh từ từ gốc đó (kí hiệu:A, Ab, Ac, Ad...). Từ trung tâm được chọn là từ gốc (A) do nghĩa của nó rộng hơn, bao quát hơn cả. Ví dụ: quên - quên béng - quên khuấy - quên lửng - quên lãng; rõ - rõ ràng - rõ rệt - rành - rõ rành v.v. - Khi dãy gồm các từ gần nghĩa không có chung yếu tố gốc, hoặc yếu tố gốc chung có nghĩa hẹp hơn cả, từ toàn dân, trung tính, có ý nghĩa rộng hơn, bao quát hơn sẽ được chọn làm "từ trung tâm".Ví dụ: máu (chất lỏng màu đỏ chảy trong các mạch của người và động vật...), huyết ((kết hợp hạn chế) máu của người), tiết (máu của một số loài động vật dùng làm món ăn). 2.6 NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG CỦA TỪ 2.6.1 Ngữ nghĩa của từ 2.6.1.1. Khái niệm nghĩa từ Để làm việc, chúng tôi theo quan điểm: nghĩa của từ là sự hiểu biết cùng với xúc cảm kèm theo xuất hiện (hay được gợi lên) trong trí óc người bản ngữ về sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất, quan hệ.... mà từ biểu thị khi nghe thấy (hoặc đọc) từ ấy. Ngữ nghĩa của từ luôn gồm có 3 thành tố sau đây:Thành tố 1 là sự vật/khái niệm mà từ biểu thị; Thành tố 2 là sắc thái biểu cảm - phong cách; Thành tố 3 là phạm vi sử dụng...Sự đối chiếu các từ đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt được dựa theo ba thành tố này trong nghĩa của từ. 2.6.1.2. Khái niệm cấu trúc tham tố của động từ Khi đối chiếu các động từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ, để phân biệt ý nghĩa các đơn vị từ vựng đồng nghĩa là động từ chúng tôi sẽ dựa vào cấu trúc tham tố của các động từ. Cụ thể là cần dựa theo các tham tố sau: diễn tố/tác tố và chu tố (hay còn gọi là trạng tố) trong cấu trúc tham tố của động từ. 2.6.2. Ngữ dụng của từ Theo Ju. D. Apresjan, ngữ dụng là thái độ (hay quan hệ) của người nói đã được củng cố trong đơn vị ngôn ngữ (từ vị, phụ tố, kết cấu cú pháp) đối với: 1) hiện thực, 2) nội dung của thông báo, 3) người nghe. Các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt có thể được đối chiếu với nhau theo các phương diện ngữ dụng đã nêu trong định nghĩa trên 9 2.7. TIỂU KẾT Để triển khai đề tài, luận án dựa vào các cơ sở lí thuyết chủ yếu sau: Dựa vào định nghĩa từ đồng nghĩa trên cơ sở thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa là: Sử dụng kết cấu đồng nhất “A là B” và đảo lại “B là A”. Ngoài ra, chương này còn trình bày vấn đề chọn Từ trung tâm của một dãy đồng nghĩa; khái niệm nghĩa của từ và các thành tố của nó để làm cơ sở cho sự đối chiếu các từ đồng nghĩa, gồm: Thành tố sự vật/khái niệm mà từ biểu thị; Thành tố sắc thái biểu cảm - phong cách;Thành tố phạm vi sử dụng. Luận án cũng sử dụng cấu trúc tham tố của động từ, bao gồm các tham tố diễn tố và chu tố (hay còn gọi là trạng tố) để tìm sự khu biệt ngữ nghĩa của các động từ đồng nghĩa nhau. Trên bình diện ngữ dụng, các từ đồng nghĩa có thể được đối chiếu theo thái độ (hay quan hệ) của người nói đã được củng cố trong đơn vị ngôn ngữ đối với: 1) hiện thực, 2) nội dung của thông báo, 3) người nghe. Chương 3 ĐỐI CHIẾU TỪ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA 3.1. DẪN NHẬP Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp bằng cách lựa chọn để phân tích đối chiếu ngữ nghĩa một số dãy từ đồng nghĩa tiêu biểu mà từ trung tâm của mỗi dãy đồng nghĩa có ý nghĩa tương ứng nhau trong tiếng Anh và tiếng Việt để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của các từ đồng nghĩa giữa hai ngôn ngữ được đối chiếu. 3.2. ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 3.2.1 Đối chiếu các động từ đồng nghĩa 3.2.1.1. Đối chiếu ngữ nghĩa các dãy động từ đồng nghĩa: DEFEND, PROTECT, SHIELD, GUARD, SAFEGUARD và a) BẢO VỆ, GIỮ GÌN,GÌN GIỮ, CHE CHỞ, BẢO HỘ b) ĐỀ PHÒNG, PHÒNG NGỪA, PHÒNG THỦ, CANH, GÁC, CANH GÁC, CANH GIỮ, CANH PHÒNG a) BẢO VỆ, GIỮ GÌN,GÌN GIỮ, CHE CHỞ, BẢO HỘ b) ĐỀ PHÒNG, PHÒNG NGỪA, PHÒNG THỦ, CANH, GÁC, CANH GÁC, CANH GIỮ, CANH PHÒNG Sự phân tích đối chiếu các dãy từ đồng nghĩa trên cho kết quả là các động từ đồng nghĩa trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt có sự khu biệt nghĩa tinh tế theo đủ tất cả các tham tố của động từ: chủ thể hành động (nói chung hay chỉ nói về lực lượng vũ trang), trạng thái của chủ thể (luôn luôn có mặt túc trực tại vị trí cần bảo vệ hay không), phương tiện để bảo vệ (có vũ khí / phương tiện hay không); Đối tượng cần được bảo vệ là con người, 10 hay tài sản, vị trí, đất đai….; Đối tượng gây hại cần phòng tránh là loại nào ( sự xâm phạm, tổn thất, mất mát, sự bất trắc hay cái xấu nói chung…). Tuy nhiên, sự hiện thực hóa nét nghĩa khác biệt được thể hiện qua các tham tố trên trong mỗi ngôn ngữ có sự khác nhau, do đó, ý nghĩa của mỗi động từ trong hai ngôn ngữ bên cạnh những nét nghĩa trùng nhau vẫn cũng có nét nghĩa khác nhau. Đặc biệt, tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa hơn tiếng Anh (13 so với 5) nên giữa các từ có sự phân biệt ngữ nghĩa cụ thể và tinh tế hơn so với tiếng Anh. Do vậy, một từ tiếng Anh thường có nghĩa rộng và khái quát hơn nên thường tương đương với ý nghĩa của cả hai hoặc trên hai từ đồng nghĩa tiếng Việt. 3.2.1.2. Đối chiếu ngữ nghĩa các dãy động từ đồng nghĩa: CARRY , BEAR, CONVEY, TRANSPORT, TRANSMIT và a) MANG, ĐEM, XÁCH, BÊ, BƯNG b) ĐEO, VÁC, GÁNH, KHIÊNG, KHUÂN, QUẨY, ĐỘI c) CHỞ, TẢI, CHUYÊN CHỞ, VẬN CHUYỂN, CHUYỂN VẬN, VẬN TẢI Kết quả phân tích, đối chiếu cho thấy dãy từ đồng nghĩa tiếng Anh cùng có ý niệm chung “làm cho đối tượng di chuyển bằng cách có nó trên mình và chuyển dời cùng với nó tới nơi khác” có số lượng đơn vị từ vựng ít hơn rất nhiều so với các dãy từ đồng nghĩa tiếng Việt tương ứng (SS. A: 5 từ; V: 18 từ). Các từ đồng nghĩa tiếng Việt có sự phân biệt ngữ nghĩa chi tiết, cụ thể hơn rất nhiều so với các từ tiếng Anh, trong đó có nhiều từ chỉ hành động vận chuyển mang tính thủ công. Các dãy từ đồng nghĩa trên khác nhau theo các tham tố diễn tố (1,2) và chu tố (3,4,5) sau đây. 1. Chủ thể hành động vận chuyển: một người (vác, xách) hay nhiều người (khiêng); 2. Loại đối tượng được vận chuyển: người, động vật hay đồ vật, vật có trọng lượng nhỏ/ bình thường hay nặng, cồng kềnh, ví dụ: vật nhẹ (xách, bưng), vật nặng hoặc cồng kềnh ( bê, vác); 3. Phương tiện vận chuyển: bằng tay (dãy a); bằng vai hoặc lưng và có thể có kèm theo bằng dụng cụ nào đó (như đòn, quang gánh…) (dãy b); bằng phương tiện vận tải (dãy c); 4. Phương thức hay cách thức vận chuyển (thể hiện ở nghĩa các từ trong từng dãy), ví dụ: mang đi bằng một tay để buông thẳng xuống (xách); mang (thường là vật nặng) bằng hai tay đưa ra phía trước, không nhấc cao lên (bê); mang bằng hai tay đưa ngang tầm ngực hoặc bụng (bưng)…; 5. Khoảng cách vận chuyển : gần (bưng, bê) hay xa (vận chuyển, chuyên chở). Từ điển tiếng Anh mới nêu các từ đồng nghĩa tiếng Anh khác nhau theo ba tham tố sau đây: 1. Tính chất của vật hay đối tượng được vận 11 chuyển; 2. Phương thức hành động; 3. Sự kết thúc – không kết thúc hành động. Theo chúng tôi, các từ đồng nghĩa tiếng Anh còn khác nhau ở tham tố thứ tư cũng giống như các từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là “Khoảng cách vận chuyển gần hay xa” (thể hiện ở ý nghĩa các từ transsport, transmit). Đó là chưa kể trong tiếng Việt còn rất nhiều động từ khác chỉ hành động mang chuyển cũng có sự phân biệt ý nghĩa theo 5 tham tố trên, như cắp (chủ thể hành động: người; khách thể hành động: người, động vật, bất động vật; phương tiện: tay; cách thức: kẹp vào nách hay bên sườn); cõng (chủ thể hành động: người; khách thể hành động: người, bất động vật; phương tiện: tay và lưng; cách thức: mang vật theo trên lưng); đèo (chủ thể hành động: người; khách thể hành động: người, bất động vật; phương tiện: xe đạp; cách thức: để sau yên xe đạp). 3.2.1.3. Đối chiếu ngữ nghĩa các dãy động từ đồng nghĩa: CHOOSE, SELECT, PICK, CULL, ELECT, OPT, SINGLE OUT và a) CHỌN, LỰA, TUYỂN, KÉN, LỌC, CHỌN LỌC, LỰA CHỌN, CHỌN LỰA, KÉN CHỌN, TUYỂN b) CHỌN, TUYỂN LỰA Kết quả phân tích cho thấy các từ trong dãy đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt cùng khác nhau theo các tham tố chu tố sau đây: 1. Hoàn cảnh lựa chọn nghiêm chỉnh tới mức nào; 2. Việc lựa chọn tiến hành kỹ càng đến đâu; 3. Những yếu tố nào quyết định việc lựa chọn; 4. Có sự tích lũy, thu góp những đối tượng được lựa chọn hay không. Song các từ đồng nghĩa tiếng Việt không có sự phân biệt nhau theo tham tố thứ 5 như tiếng Anh: phải chọn lựa một trong hai phương án loại trừ nhau nảy sinh chủ yếu trong lĩnh vực đời sống xã hội hoặc chính trị (thể hiện trong ý nghĩa của động từ opt). Các từ đồng nghĩa tiếng Việt khác với các từ đồng nghĩa tiếng Anh ở tham tố thứ 5 là sự hạn chế về đối tượng để chọn (người, văn thơ) (thể hiện trong nghĩa từ tuyển) và tham tố thứ 6 là tiêu chuẩn để chọn là có sẵn hay tự mình đề ra để tìm cho được cái hoàn toàn đáp ứng với yêu cầu của mình, khi chưa tìm được thì chờ (thể hiện trong ý nghĩa từ kén). Ngoài ra tiếng Việt còn có hiện tượng ghép theo quan hệ đẳng lập các đơn vị đồng nghĩa đơn tiết để tạo ra các đơn vị song tiết mang nghĩa tổng hợp, khái quát hơn các từ đồng nghĩa tiếng Anh tương ứng (thể hiện trong nghĩa các từ chọn lọc, lựa chọn, chọn lựa, kén chọn, tuyển chọn, tuyển lựa). 3.2.1.4. Đối chiếu ngữ nghĩa các dãy động từ đồng nghĩa: CONVENE, CONVOKE, CALL, SUMMON, MUSTER và TRIỆU TẬP, TẬP TRUNG, TRIỆU, GỌI, VỜI Sự phân tích, đối chiếu cho thấy các động từ đồng nghĩa trong dãy đồng nghĩa tiếng Anh chỉ có sự phân biệt nhau khá rõ ở diễn tố khách 12 thể/đối tượng hành động: đối tượng hành động bao gồm cả cá nhân riêng lẻ và cơ quan quyền lực (convene) - đối tượng hành động chỉ là cơ quan quyền lực (convoke)- đối tượng hành động chỉ là cơ quan chính quyền hoặc hội nghị (call và summon) - đối tượng hành động chỉ là các cá nhân quân nhân (muster (up)). Nghĩa của các động từ trong dãy đồng nghĩa tiếng Việt cũng có sự khu biệt cụ thể theo diễn tố là khách thể/đối tượng hành động như trong tiếng Anh. Đối tượng hành động của động từ triệu tập đều có thể sử dụng được cho cả các cá nhân riêng lẻ lẫn cơ quan tổ chức. Đối tượng hành động của tập trung, triệu, gọi, vời chỉ là các cá nhân, không thể là cơ quan hay tổ chức. Riêng từ vời mang sắc thái cũ và trang trọng, biểu thị hành động có đối tượng chỉ là một cá nhân riêng lẻ. Sự khu biệt nghĩa của các động từ trong tiếng Việt có trường hợp còn theo diễn tố chủ thể hành động: người có quan hệ ngang bằng nhau (tập trung)- người hoặc cơ quan quyền lực cấp trên (triệu tập, triệu, gọi)- vua chúa (vời); hoặc còn theo chu tố mục đích hành động: Không mang nét nghĩa riêng về mục đích hành động (tập trung), có mục đích để tiến hành hội nghị hoặc mở lớp học (triệu tập), để thực hiện yêu cầu nào đó do chủ thể hành động đặt ra hoặc là chỉ để đối tượng chịu lệnh rời khỏi vị trí hiện tại đến nơi nào đó... (triệu, gọi) – để một người đến với vua chúa ( vời). Theo cách tương tự, luận án còn đối chiếu các dãy động từ đồng nghĩa sau trong tiếng Anh và tiếng Việt và cũng thu được kết quả tương tự như các dãy động từ đã đối chiếu trên đây. 3.2.1.5 DIE, DEPART, EXPIRE, PERISH, FADE, LOSE , PASS ON, PASS WAY , DICEASE CHẾT, MẤT, VỀ, HI SINH, TỪ TRẦN, THỌ CHUNG, TẠ THẾ, BĂNG HÀ, QUY TIÊN, TỊCH, TỊCH DIỆT, VIÊN TỊCH, BỎ XÁC, BỎ THÂY, TOI, NGOẺO,... 3.2.1.6 ADAPT , ADJUST, ACCOMMODATE, CONFORM, RECONCILE THÍCH NGHI, THÍCH ỨNG, THÍCH HỢP, PHÙ HỢP 3.2.2. Đối chiếu ngữ nghĩa một số dãy tính từ đồng nghĩa 3.2.2.1 Đối chiếu ngữ nghĩa các dãy tính từ đồng nghĩa: BEAUTIFUL, PRETTY, HANDSOME, ATTRACTIVE, LOVELY, CUTE,GOOD-LOOKING, GORGEOUS, STUNNING, STRIKING và ĐẸP, ĐẸP ĐỄ, XINH, DỄ COI, DIỄM LỆ, LỘNG LẪY, MỸ LỆ Kết quả phân tích, đối chiếu cho thấy các tính từ đồng nghĩa trong tiếng Anh có nghĩa chung là “đẹp”, chúng khác nhau về các nét nghĩa khu biệt sau: 1) Sự khác biệt về diễn tố là chủ thể mang tính chất hay vẻ “đẹp”: là nam hay nữ, đứng tuổi hay còn trẻ; 2) Sự đánh giá chủ thể mang vẻ “đẹp”về phương diện giới tính: có những nét mạnh mẽ như đàn ông, hay có 13 những nét nhỏ nhắn, tinh tế của phụ nữ; 3) Trạng thái tình cảm của người nói đối với chủ thể mang vẻ “đẹp” là tích cực, dễ chịu hay tiêu cực không ưa nhìn; 4) Khác nhau về chu tố mức độ của vẻ “đẹp” : trung hòa- rất cao – cực kì ; 5) Khác nhau về chu tố phương diện được nói đến của vẻ “đẹp”: chỉ dùng để chỉ vẻ bề ngoài hay nói chung toàn cơ thể; về phương diện tình dục; 6) Sắc thái phong cách-biểu cảm trang trọng hay không. Các tính từ trong dãy đồng nghĩa trên trong tiếng Việt cũng có nghĩa chung là “đẹp” và khác nhau theo các nét nghĩa khu biệt sau: 1) Sự khác biệt về diễn tố là chủ thể mang tính chất hay vẻ “đẹp”: nói về người đàn bà hoặc cảnh vật, hay nói về người và nói về những vật nho nhỏ; 2) Trạng thái tình cảm của người nói đối với chủ thể mang vẻ “đẹp” là tích cực, dễ chịu hay tiêu cực, không ưa nhìn; 4) Sự khác biệt về chu tố mức độ của vẻ “đẹp” : trung hòa- vừa - rất cao – cực kì ; 5) Sự khác biệt về diễn tố phương diện được nói đến của vẻ “đẹp”: nói chung về hình thể, dáng điệu hay chỉ nói về vẻ bề ngoài. Các tính từ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt có tới 5 loại nét nghĩa khu biệt giống nhau (trừ nét nghĩa biểu thái không trang trọng chỉ có trong dãy tính từ đồng nghĩa tiếng Anh mà không có ở dãy tính từ tiếng Việt). Tuy nhiên riêng nét nghĩa khu biệt về diễn tố là chủ thể mang vẻ đẹp thì các tính từ tiếng Việt phân biệt nhau chi tiết hơn so với các tính từ đồng nghĩa tiếng Anh không chỉ về giới tính và tuổi tác mà còn khu biệt về người hay vật / cảnh vật. Các tính từ trong tiếng Anh khác các tính từ tiếng Việt còn ở phương diện được nói tới của vẻ đẹp là phương diện tình dục. 3.2.2.2 Đối chiếu ngữ nghĩa các dãy tính từ: WEAK , FEEBLE, FRAIL, FRAGILE, INFIRM, DECREPIT và YẾU, YẾU ĐUỐI, YẾU ỚT Kết quả đối chiếu cho thấy rằng các tính từ tiếng Việt cũng khác nhau ở các nghĩa vị sau giống như các tính từ tiếng Anh: 1) Hệ thân thể (nhục thể) bộc lộ sự yếu đuối (chỉ có hệ cơ bắp hay toàn bộ cơ thể); 2) Hình thức thể hiện sự yếu đuối (không thể tự nỗ lực – không thể ngăn cản sự nỗ lực của người khác hướng tới chủ thể); 3) Đánh giá sự yếu đuối từ phía người nói. Các tính từ tiếng Việt không phân biệt ở nghĩa vị sau như trong tiếng Anh: Nguyên nhân sự yếu đuối. Đáng chú ý là Từ điển giải thích từ đồng nghĩa tiếng Anh của Lê Đức Trọng đã đưa ra các tính từ sau đây trong tiếng Việt để đối chiếu với dãy tính từ đồng nghĩa trong tiếng Anh do từ weak làm từ trung tâm:yếu, yếu ớt, yếu đuối, ốm yếu, suy yếu, yếu đau, đau yếu, già yếu, hom hem, òi ọp, lụ khụ, suy nhược, gầy yếu, mảnh khảnh, mảnh dẻ (về sinh vật hoặc các bộ phận cơ thể). Điều này cho thấy nghĩa của tính từ trong tiếng Anh thường mang nghĩa khái quát, rộng hơn tính từ tương ứng trong tiếng 14 Việt. Do vậy, cùng một tính từ tiếng Anh được sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau thường được dịch bằng nhiều tính từ tiếng Việt khác nhau. 3.2.3 Đối chiếu ngữ nghĩa một số dãy danh từ đồng nghĩa 2.2.3.1 Đối chiếu ngữ nghĩa dãy danh từ đồng nghĩa: COUPLE, PAIR, BRACE, YOKE và HAI, VÀI, ĐÔI, CẶP Couple có ý nghĩa rộng nhất và ít xác định nhất – nó có thể biểu thị vừa đúng hai sự vật và cũng có thể một số lượng hơi nhiều hơn một chút, ví dụ: a couple of girls /of women, of boys (hai cô gái/phụ nữ, thằng bé); a couple of dogs /of cats, of cows (hai con chó/con mèo, con bò cái); after a couple of glasses (sau hai/vài cốc) ; in a couple of minutes /of days (trong hai phút/ngày). Pair thể hiện ý là hai sự vật được xem xét hình thành một bộ hoàn chỉnh, không thể sử dụng cái này mà không có cái kia, v.v..., ví dụ: a pair of eyes/of hands, of feet (đôi mắt/tay, chân); a pair of shoes (đôi giày); to walk in pairs (đi từng/thành đôi). Brace và yoke có ý nghĩa chuyên hóa đơn couple bởi lẽ chúng biểu thị đúng hai sự vật; mặt khác chúng có ý nghĩa ít chuyên hóa đơn pair, bởi vì chỉ nhấn mạnh, sự thể hai sự vật hiện ra trong nhận thức người nói như những thứ liên hệ với nhau, ví dụ: a brace of pheasants /of ducks, of greyhounds (cặp (đôi) gà lôi/vịt, chó săn); a brace of pistols (hai khẩu sung lục); a yoke of oxen (đôi bò). Trong tiếng Việt, hai là từ chỉ số sau số một, trước số ba trong hệ thống số đếm của tiếng Việt. Đồng nghĩa với hai, còn có các từ đôi, cặp. Tuy vậy, giữa các từ này vẫn có sự khác nhau khá rõ về sắc thái nghĩa và cách dùng. Khi nói về số lượng người ít, không xác định, trong khoảng từ hai đến ba người, ta có thể nói hai, ba/ đôi, ba/ vài ba người.Vài là từ thường dùng để chỉ số lượng không xác định, vào khoảng hai, hoặc hơn hai một chút. Vì thế, ta quen nói một vài, vài ba, vài bốn. Nhưng không thể nói vài năm hay vài sáu…! Muốn nói số lượng không xác định, vào khoảng từ bốn đến năm, hay từ năm đến sáu, thì phải nói là bốn năm, dăm sáu. Khi hai người hoặc hai vật hợp lại, luôn luôn đi với nhau thì tạo thành đôi, nếu tách riêng ra thì thành lẻ đôi, đơn chiếc, ví dụ: Hai chiếc đũa hợp thành đôi đũa; hai chiếc giầy hợp thành đôi giầy... Nếu hai người hoặc vật mà gắn bó với nhau đến mức người này, hoặc cái này không thể tách rời khỏi người kia hoặc cái kia được thì được gọi là cặp: cặp vợ chồng. Như vậy, sự khu biệt ngữ nghĩa của các dãy danh từ đồng nghĩa trên đây trong tiếng Anh và tiếng Việt có sự giống nhau hoàn toàn: Couple = hai, vài ; Pair = đôi (mắt, giầy) ; brace, yoke = cặp (vợ chồng, bánh giầy). 15 3.2.3.2 Đối chiếu ngữ nghĩa dãy danh từ đồng nghĩa: CROWD, MOB, HORDE, THRONG, DROVE, CRUSH, RABBLE và BỌN, BẦY, BỀ, ĐÀN, ĐOÀN, LŨ , ĐÁM, NHÓM, PHE, PHƯỜNG, TOÁN , TỤI 3.3. TIỂU KẾT Qua kết quả đối chiếu ngữ nghĩa của một số dãy từ đồng nghĩa mang tính đại diện theo phương pháp nghiên cứu trường hợp có thể rút ra những nhận xét sau đây: Trong mỗi dãy từ đồng nghĩa tiếng Anh, số lượng các từ đồng nghĩa thường ít hơn nhiều so với số lượng đơn vị trong các dãy từ đồng nghĩa tương ứng của tiếng Việt. Chính điều này khiến cho từ tiếng Anh có xu hướng mang nghĩa rộng và khái quát hơn từ tiếng Việt có nghĩa tương ứng. Chính lí do này đã khiến cho các nhà biên soạn từ điển đối chiếu Anh - Việt thường phải sử dụng nhiều từ tiếng Việt đồng nghĩa để đối dịch một từ trong tiếng Anh khi được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Các từ trong dãy đồng nghĩa của tiếng Việt thường có số lượng nhiều hơn các từ trong dãy đồng nghĩa tương ứng của tiếng Anh nên dung lượng ngữ nghĩa mỗi từ hẹp hơn từ tiếng Anh tương ứng. Hệ quả điều này là các từ trong dãy đồng nghĩa tiếng Việt thường khu biệt nhau về nhiều nghĩa vị hơn so với các từ trong dãy đồng nghĩa tương ứng của tiếng Anh. Thậm chí ngay cả trong trường hợp các dãy từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ có số lượng loại nghĩa vị khu biệt bằng nhau, nhưng sự hiện thực hóa mỗi loại nghĩa vị này thành các nghĩa vị cụ thể ở các từ đồng nghĩa tiếng Việt cũng nhiều hơn tiếng Anh. Các từ đồng nghĩa tiếng Việt không chỉ khác biệt nhau theo các tham tố về mức độ quy mô, kích cỡ... của đối tượng được biểu đạt (đối với các danh từ đồng nghĩa), về mức độ cao thấp của tính chất được biểu thị (đối với các tính từ đồng nghĩa ) và về các tác tố hay diễn tố (chủ thể và khách thể hành động) cùng các chu tố hay trạng tố trong cấu trúc tham tố của động từ (đối với các động từ đồng nghĩa) như đối với các từ đồng nghĩa tiếng Anh mà còn khác biệt theo các tham tố: tính cụ thể hay trừu tượng hoặc mức độ rộng - hẹp của ý nghĩa được diễn đạt. Các từ đồng nghĩa tiếng Anh rất ít hoặc hầu như không khác biệt nhau theo hai tham tố cuối cùng này. Điều đó cho thấy trong những ngôn cảnh khác nhau, tuỳ mục đích giao tiếp, cùng một thông tin ngữ nghĩa hay ý niệm, người Việt thường có xu hướng sử dụng các cách diễn đạt đồng nghĩa khác nhau để nói lên những khía cạnh khác nhau trong nội dung thông điệp của mình. Các cứ liệu nghiên cứu trên đây chứng tỏ rằng người Việt có xu hướng chia cắt, phạm trù hóa hiện thực khách quan và biểu đạt nó qua ngôn ngữ một cách chi tiết, cụ thể hơn so với người Anh. Chúng hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm tư duy ngôn ngữ của mỗi dân tộc: người Anh có xu 16 hướng thiên về khái quát hóa, còn tư duy ngôn ngữ của người Việt có xu hướng thiên về cụ thể hóa, chi tiết hóa. Nhận định cuối cùng này sẽ được chúng tôi tiếp tục xem xét trong chương thứ tư dưới đây. Chương 4 ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG 4.1. DẪN NHẬP Theo Ju. D. Apresjan, các thông tin ngữ dụng có tính chất đan chéo với thông tin ngữ nghĩa, trong nhiều trường hợp khó mà tách ra khỏi thông tin ngữ nghĩa. Một trong hai trường hợp này là thông tin ngữ dụng điển hình thường được nén trực tiếp vào ý nghĩa từ vựng. Chính vì vậy trong luận án này chúng tôi tiến hành đối chiếu các dãy từ đồng nghĩa có tính chất đại diện trong tiếng Anh và tiếng Việt có thông tin ngữ dụng nói chung, thông tin ngữ dụng từ phương diện sự đánh giá về số lượng nói riêng, hòa lẫn trong ngữ nghĩa của từ. Do tính chất phức tạp của loại ngữ dụng chưa ổn định, chỉ xuất hiện trong ngữ cảnh sử dụng nhất định của từ, trong luận án này, chúng tôi cũng noi theo Ju.D. Apresjan không đề cập đến loại ngữ dụng này. Do vậy, chúng tôi sẽ phân tích đối chiếu đồng thời các từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ Anh và Việt theo sự đánh giá của người nói đối với hiện thực hoặc đối với nội dung của thông báo hay đối với người nghe đã được cố định hóa nằm trong nghĩa từ. Do đối tượng đối chiếu là các từ đồng nghĩa nên sự giống nhau của chúng dễ nhận thấy hơn là sự khác nhau. Bởi vậy, điều quan trọng hơn khi đối chiếu từ đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt theo thông số ngữ dụng trước hết là phải chỉ ra được thông tin ngữ dụng khác nhau của các từ đồng nghĩa ấy. Chúng tôi đề xuất có thể sử dụng thuật ngữ ngữ dụng vị để biểu thị thông tin ngữ dụng có giá trị khu biệt các từ đồng nghĩa (SS. Các nét nghĩa khu biệt được gọi là nghĩa vị). Ngữ dụng vị là nét khu biệt về ngữ dụng dựa trên sự đối lập của cùng một loại thông tin ngữ dụng, ví dụ : thông tin đánh giá theo thang độ về số lượng có ba đối lập, từ đó có ba ngữ dụng vị: đánh giá được cho là bình thường/ trung tính - đánh giá được cho là ít – đánh giá được cho là nhiều,v.v... 4.2. ĐỐI CHIẾU NGỮ DỤNG CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 4.2.1. Đối chiếu động từ đồng nghĩa 4.2.1.1 Đối chiếu các dãy động từ đồng nghĩa: CARRY , BEAR, CONVEY, TRANSPORT, TRANSMIT và a) MANG, ĐEM, XÁCH, BÊ, BƯNG b) ĐEO, VÁC, GÁNH, KHIÊNG, KHUÂN, QUẨY, ĐỘI 17 c) CHỞ, TẢI, CHUYÊN CHỞ, VẬN CHUYỂN, CHUYỂN VẬN, VẬN TẢI Kết quả phân tích đối chiếu cho thấy, dãy các động từ đồng nghĩa tiếng Anh nói trên khu biệt nhau theo 5 ngữ dụng vị sau đây: 1. Ngữ dụng vị biểu thái sách vở (bút ngữ) hay trung hòa; 2. Ngữ dụng vị đánh giá trọng lượng hoặc tầm quan trọng của đối tượng chuyên chở là lớn nên có sự phải cố sức của chủ thể; 3. Ngữ dụng vị đánh giá đối tượng được chuyên chở là có tính chất đặc thù hay riêng biệt; 4. Ngữ dụng vị đánh giá khoảng cách vận chuyển là xa; 5. Ngữ dụng vị đánh giá hành động có tính hoàn thành, đạt được đến đích. Các động từ trong ba dãy trên của tiếng Việt không có sự khác biệt về ngữ dụng vị biểu thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng như trong tiếng Anh. Chúng có các ngữ dụng vị đánh giá sau: 1) Ngữ dụng vị đánh giá đối tượng của hành động là nặng/cồng kềnh hay nhẹ; 2) Ngữ dụng vị đánh giá khối lượng của đối tượng hành động là nhiều/ít; 3) Ngữ dụng vị đánh giá khoảng cách của hoạt động vận chuyển là xa hay gần. Số lượng ngữ dụng vị trong tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt (SS. A: 5 - V: 3). Các động từ đồng nghĩa tiếng Anh khác với các động từ đồng nghĩa tiếng Việt ở hai ngữ dụng vị sau: 1) Ngữ dụng vị biểu thái phong cách sách vở (bút ngữ) hay trung tính; 2) Ngữ dụng vị đánh giá hành động có tính hoàn thành hay đạt kết quả, mục đích. 4.2.1.2 Đối chiếu các dãy động từ đồng nghĩa: CHOOSE, SELECT, PICK, CULL, ELECT, OPT, SINGLE OUT và a) CHỌN, LỰA, TUYỂN, KÉN, LỌC, CHỌN LỌC, LỰA CHỌN, CHỌN LỰA, KÉN CHỌN, TUYỂN b) CHỌN, TUYỂN LỰA Kết quả phân tích, đối chiếu cho thấy rằng các động từ đồng nghĩa trong tiếng Anh phân biệt với nhau về 10 ngữ dụng vị sau: 1. Ngữ dụng vị đánh giá về mức độ nghiêm chỉnh của hoàn cảnh thực hiện hành động (lựa chọn) ; 2. Ngữ dụng vị đánh giá mức độ kỹ càng của hành động; 3) Ngữ dụng vị giới hạn khả năng được thực hiện của hành động do chủ thể tiến hành: chủ thể phải chọn một (tức loại trừ nhau) hay không chọn một trong những khả năng được phép lựa chọn; 4) Ngữ dụng vị đánh giá chủ thể hành động có thái độ thận trọng khi hành động hay không; 5). Ngữ dụng vị đánh giá việc thực hiện hành động được tiến hành nghiêm túc hay không nghiêm túc thì có quan trọng hay không; 6) Ngữ dụng vị đánh giá hành động lựa chọn đó có phải là một sở thích riêng của chủ thể hay không; 7) Ngữ dụng vị đánh giá hành động có khắt khe hay không; 8) Ngữ dụng vị đánh giá hành động được tiến hành có liên quan tới việc giải quyết những vấn đề nghiêm túc, quan trọng đối với đời sống hay không; 9) Ngữ dụng vị giới hạn khả năng được phép của hành động của chủ thể: chủ thể hành động chỉ được chọn lựa một trong hai phương án nảy sinh chủ yếu trong lĩnh vực đời 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan