Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp độc lý thuốc bvtv...

Tài liệu độc lý thuốc bvtv

.DOCX
11
206
60

Mô tả:

PHẦN I. MỞ ĐẦU. Vào những năm 1980 - 1990, chính phủ các nước và người tiêu dùng đều nhấn mạnh đến các yêu cầu cao về sản phẩm thuốc BVTV cũng như các vấn đề liên quan đến gia công các sản phẩm này để đạt được các tính năng thuận tiện nhất cho người sử dụng, đồng thời sử dụng hiệu quả hơn, dùng liều lượng ít hơn, không độc hại đối với các loài sinh vật khác và thân thiện với môi trường. Trước đây, phương pháp hay sử dụng các loại chế phẩm thuốc BVTV là phun sương, thường với nước, hoặc đôi khi với dầu. Các chế phẩm cũng có thể ở dạng sử dụng trực tiếp rắc vào đất trồng trọt (xử lý đất) để xử lý hạt giống trước khi gieo, hoặc để bảo quản nông sản trong kho khỏi các tác nhân phá hoại (nấm, côn trùng, chuột...), vì ở một số nước và khu vực, chính các tác nhân này đã có thể làm thiệt hại đến 30 - 40% mùa màng. Các hoạt chất BVTV thường bao gồm hàng loạt hóa chất, mỗi chất có tính chất hóa, lý và kiểu tác động riêng. Danh mục các chất BVTV gồm các thuốc trừ cỏ, trừ côn trùng (sâu), trừ nấm, điều hòa sinh trưởng, trừ sên và chuột. Hiện tại đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiểu tác động và các hiệu ứng sinh lý của các hoạt chất cũng như ảnh hưởng của loại hình gia công chế phẩm thuốc BVTV đối với các đối tượng gây hại. Việc sử dụng có hiệu quả một hoạt chất trong chế phẩm thuốc BVTV phụ thuộc trực tiếp vào dạng chế phẩm được gia công. Theo đó thuốc phải đảm bảo bảo vệ được cây trồng với sự rủi ro tối thiểu cho người sử dụng, ít độc cho các loài sinh vật khác (kể cả thiên địch) và ít ảnh hưởng đến môi trường nói chung. Các chế phẩm BVTV mới nhất đều là dạng bột, hạt, dung dịch nước và nhũ dầu trong nước. Gần đây người ta có xu hướng phát triển các phương pháp gia công hiện đại và tinh tế (sophisticate) hơn. Các phương pháp này dựa trên đặc tính của các chất HĐBM mới hoặc các chất phụ gia mới và trên cơ sở hiểu biết sâu hơn về hóa học chất keo và hóa học bề mặt. Công nghệ chế biến mới cũng được phát triển để tạo ra các chế phẩm hạt mịn hơn, bền hơn, hoạt động hơn, đặc biệt với các hoạt chất không tan trong nước hoặc trong các dung môi. Hiện nay, mục tiêu chính của các phương pháp gia công thuốc BVTV là tạo được các chế phẩm dễ sử dụng, an toàn, không bị hỏng trong thời gian bảo quản và đảm bảo cho các hoạt chất thể hiện được tối đa hoạt tính vốn có của chúng. 1 PHẦN 2. NỘI DUNG. I. MỘT SỐ DẠNG GIA CÔNG THÔNG DỤNG ĐỐI VỚI CHẾ PHẨM THUỐC BVTV. Bảng 1. Đặc tính của một số loại chế phẩm thuốc BVTV Dạng chế phẩm Thành phần chính ưu điểm Nhược điểm Bột thấm nước Wettable powders - (WP) - Hoạt chất - Chất mang, chất hấp phụ - Chất thấm ướt - Chất phân tán - Chi phí sản xuất và bao bì rẻ - Dễ vận chuyển - Không dùng dung môi hữu cơ mà dùng nước - Gây bụi độc - Khó đong đo và pha trộn - Dễ bị nước mưa rửa trôi - Đóng cặn ở vòi phun - Có thể bị giảm hoạt tính khi qua lọc Nhũ tương đậm đặc (Emusifiable concentrates EC) - Hoạt chất - Dung môi - Chất nhũ hóa - Chất hoạt hóa - Dễ sản xuất - Dễ di chuyển, pha trộn - Dùng cho các hoạt chất không tan trong nước, độ nóng chảy thấp - Hiệu lực cao - Chi phí đóng gói và chuyên chở cao - Dễ bị đông lạnh - Có thể ăn mòn kim loại, chất dẻo - Độc Hạt (GR) - Hoạt chất - Binđơ (chất kết dính) - Chất mang - Dễ cầm nắm, tiếp xúc và đóng gói - Không chứa dung môi - Ít bị rửa trôi - Hiệu lực kéo dài - Ít gây độc - Có thể bị chim... ăn phải - Vận chuyển đắt hơn - Khi sử dụng cần dùng các dụng cụ chuyên dụng và cần có tay nghề Dung dịch đậm đặc (SL) - Hoạt chất - Chất thấm ướt - Chất HĐBM - Nước hoặc - Rẻ và dễ sản xuất - Không dùng dung môi - Chi phí đóng gói và chuyên chở cao - Dễ bị đông lạnh - Có thể ăn mòn kim 2 dung môi tan trong nước - Ít bay hơi - Ít độc - Dễ pha trộn loại - Nồng độ hoạt chất thường thấp - Dễ bị nước mưa rửa trôi Huyền phù đậm đặc (Suspension concentrates SC) - Hoạt chất - Chất hấp thụ hoặc pha loãng - Chất thấm ướt - Chất phân tán - Chất làm đặc - Chất chống đông - Chất bảo quản - Nước - Không chứa dung môi - Nồng độ hoạt chất có thể cao - Dễ pha trộn, lưu trữ - Tương hợp với các chế phẩm dung dịch đậm đặc - Khó sản xuất - Có thể bị lắng khi lưu trữ - Dễ bị đông lạnh - Độc - Nhạy cảm với đặc tính của từng loại hoạt chất Nhũ tương cô đặc (Concentrated emulsion - CE) - Hoạt chất - Chất nhũ hóa - Dung môi - Chất làm đặc - Chất chống đông - Chất chống bọt - Chất bảo quản - Nước - Ít gây viêm mắt và da - Ít hoặc không chứa dung môi - Ít độc - Dễ tương hợp với các tá dược - Tốn nhiều thời gian sản xuất - Có hoặc phát sinh các vấn đề liên quan đến tiêu hủy bao bì đựng - Khó linh hoạt trong sản xuất Huyền phù chứa viên nang (Capsule suspension hoặc Microcapsulated suspension - CS) - Hoạt chất - Dung môi - Chất nhũ hóa - Chất phân tán - Chất làm đặc - Chất chống bọt - Chất bảo quản - Chất tạo màng - Ít bụi - Dễ cầm nắm, tiếp xúc - Ít dung môi - Ít độc - Hiệu lực kéo dài - Cần các thiết bị sản xuất đắt tiền - Dễ bị đông lạnh - Vẫn đảm bảo độ đặc cả khi ở nhiệt độ cao - Chi phí bao bì cao Viên (Tablets) - Hoạt chất - Dầu nhớt - Chất kết dính - Dễ sử dụng - Ít gây rủi ro khi sử dụng không Chỉ thích hợp với các loại hoạt chất cao cấp 3 Hạt phân tán trong nước (Water dispersible granules WG) - Chất làm rã đúng liều lượng - Chi phí bao bì tối thiểu - Hoạt chất - Chất hấp thụ/ chất mang - Chất thấm ướt - Chất phân tán - Ít bụi - Chi phí bao bì rẻ - Dễ cầm nắm và đong đo - Chống chịu đông lạnh - Không chứa dung môi - Cần các thiết bị sản xuất đắt tiền - Chỉ phân tán tốt ở nhiệt độ thấp 1. Các chế phẩm dạng rắn. 1.1. Dạng hạt (Granules – GR). Dạng này thường được dùng phân tán trực tiếp trên ruộng để phòng ngừa cỏ dại hoặc diệt côn trùng trong đất. Chế phẩm dạng hạt cần không được đóng vón, không gây bụi, không dính nhau và dễ tan rã trong đất để giải phóng hoạt chất. Các hạt thường được gia công hoặc bằng cách bọc bột mịn trên một chất mang (ví dụ cát) cùng với một loại keo dính (ví dụ dung dịch PVP) hoặc dùng một loại dung môi cho ngấm trên bề mặt chất mang có khả năng hấp thụ. Người ta dùng các loại nhựa hoặc polyme phun lên bề mặt hạt để điều chỉnh mức giải phóng hoạt chất của hạt. Chất mang hấp thụ có thể là chất khoáng hoặc các sản phẩm thực vật. Bảng2 . Một số loại chất mang sử dụng khi gia công thuốc BVTV. Loại Ví dụ Đất sét pha Attapulgit, montmorillonit, cao lanh, bột talc, mica, vermiculit Khoáng cacbonat Calxit (đá vôi), dolomit Hóa chất tổng hợp Canxi silicat, silic oxit kết tủa, bụi silic oxit Sản phẩm thực vật Hạt ngô xay mảnh, trấu, hạt mảnh gáo dừa, v.v... 1.2. Các loại bột thấm nước (Wettable powders - WP). 4 Các loại chế phẩm trừ sâu dạng WP đã được sản xuất và sử dụng từ lâu, và thường được sản xuất từ các loại hoạt chất dạng rắn có nhiệt độ nóng chảy cao, thích hợp để nghiền khô bằng máy nghiền búa, nghiền mơn, hoặc một số kiểu nghiền đặc biệt khác. Chế phẩm WP thường chứa các chất hoạt động bề mặt dạng khô, có tác dụng là tác nhân thấm ướt và phân tán. Ngoài ra, WP còn chứa cả các chất mang trơ và các chất làm đầy. WP thường chứa đến hơn 50% hoạt chất. Nồng độ cao nhất của hoạt chất tùy thuộc vào khả năng đưa chất độn trơ (ví dụ silic oxit) vào khi gia công. Các chất độn trơ có tác dụng ngăn không cho các hạt hoạt chất bị nóng chảy trong quá trình nghiền khô. Còn khi cần tránh cho sản phẩm khỏi bị đóng vón khi lưu giữ trong kho, thì người ta cho thêm chất độn là cao lanh hoặc talc. Các loại WP thường chứa đa phần các hạt cỡ nhỏ hơn 5µm và tất cả các hạt đều qua được sàng lỗ 44 µm. Lượng của chất hoạt động bề mặt cần phải đủ để các hạt phun ra phải thấm ướt và phân tán đều trên toàn bề mặt mục tiêu, đồng thời các hạt này phải khó bị nước mưa rửa trôi. Hơn nữa, tác nhân làm ướt còn có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa các hạt rắn và nước và đảm bảo cho bột dễ được thấm ướt và dễ dàng trộn lẫn với nước trong bình phun. Ngoài ra khi gia công người ta còn thêm tác nhân phân tán để ngăn cho các hạt trong bình phun không bị kết vón và duy trì trạng thái huyền phù của dung dịch phun trong suốt cả quá trình phun thuốc. Một số tác nhân thấm ướt hay được sử dụng là:Natri đôđêxibenzen sunfonat, Natri lauryl sunfat,Natri dioctyl sunfosuccinat, Etoxylat của rượu no, Nonylphenol etoxylat (giống như trong trường hợp gia công EC). Một số tác nhân phân tán hay được sử dụng là Natri lignosunfonat, Natri naphtalen sunfonat formaldehyd condensat (chất đậm đặc nền formaldehyd của natrinaphtalen sunfonat). 2. Các chế phẩm dạng lỏng. 2.1. Dạng dung dịch đậm đặc (Solution concentrate - SL). Đây là dạng gia công đơn giản nhất dùng cho các chế phẩm thuốc BVTV thông dụng. Khi dùng chỉ cần pha loãng SL vào bình phun bằng nước. Tuy nhiên nhiều chế phẩm trừ sâu lại không thể dùng kiểu gia công này vì chúng ít tan trong nước và bị phân hủy khi tiếp xúc lâu dài với nước. Một số chế phẩm kiểu SL có chứa chất HĐBM (thường là condensat etylen oxit non-ionic) với mục đích tăng khả năng làm ướt bề mặt lá cây. Các chế phẩm dạng SL thường khá bền nên không gây phiền phức về vấn đề lưu kho. Tuy nhiên một số chế phẩm dạng SL đôi khi lại bị kết tủa hoặc gây ăn mòn thùng đựng hoặc bình phun. 2.2. Nhũ tương đậm đặc (Emulsifiable concentrates - EC). 5 Các chế phẩm dạng EC rất phổ biến đối với hầu hết các loại chế phẩm thuốc trừ sâu. Các chế phẩm EC thường được chế tạo từ các hoạt chất dạng dầu hoặc các dạng sáp, dạng rắn có nhiệt độ nóng chảy thấp và tan được trong các dung môi hyđrocacbon không phân cực (như xylen, các dung môi C9 - C11, naptha, dầu hỏa). EC là dạng được dùng nhiều nhất, song EC cũng có một số nhược điểm, đó là hầu hết các chế phẩm EC đều chứa các hyđrocacbon thơm (kiểu như xylen) độc, dễ bay hơi và bắt cháy. Khi kết hợp với một số dung môi phân cực khác (như N-metyl pyrolidon hoặc đimetyl focmamid) thì có thể tạo ra loại chế phẩm EC hiệu quả cao. Hiện nay, người ta đang cố gắng nghiên cứu thay thế các dung môi thơm bằng một số dung môi khác như dầu thực vật alkyl hóa (như metyl oleat, alkyl canolat...), Nalkyl pyrolidon hoặc một số dầu béo với các este glycol của chúng,… Các chất hoạt động bề mặt dùng làm chất nhũ hóa được bổ sung vào các chế phẩm dạng EC với mục đích đảm bảo chế phẩm tự hóa nhũ và tạo độ bền trạng thái nhũ ngay trong bình phun khi sử dụng. Các chất tạo nhũ cũng phải được lựa chọn để đảm bảo dung dịch nhũ bền trong mọi điều kiện khí hậu, nhiệt độ và độ cứng của nước pha loãng. Các chế phẩm dạng EC chỉ được hạn chế áp dụng trong một số các nhóm hoạt chất nhất định. Một số hoạt chất thuốc trừ sâu không có độ hòa tan thích hợp để gia công theo dạng chế phẩm này. Tuy nhiên người ta cũng có thể làm tăng độ tan của một số hoạt chất bằng cách bổ sung thêm các dung môi phân cực thích hợp. 2.3. Huyền phù đậm đặc (Suspension concentrat - SC). Hầu hết các chế phẩm dạng SC thường được chế tạo bằng cách phân tán bột hoạt chất và dung dịch nước có chứa tác nhân thấm ướt hoặc/ và tác nhân phân tán trong máy trộn để có bán thành phẩm, sau đó tiến hành nghiền ướt trong máy nghiền bi. Tác nhân làm ướt và phân tán có tác dụng ngăn sự đóng vón và kết tinh lại của các tiểu phân. Ngoài ra, chất HĐBM được hấp phụ trên bề mặt các tiểu phân mới sinh ra trong quá trình nghiền sẽ ngăn cản việc tái đóng vón và đảm bảo cho hệ keo bền hơn. Một số tác nhân thấm ướt và phân tán điển hình sau đây thường được dùng trong gia công SC: 1. Natri lignosunfonat, 2.Natri naptalen sunfonat formaldehyd condensate (chất đậm đặc nền formaldehyd của natri naphtalen sunfonat), 3.Etoxylat của rượu no, 4.Etoxylat và các este của tristyryl phenol, 5.Copolyme của etylen oxyt và propylen oxit. Chất chống lắng được bổ sung vào khi gia công chế phẩm dạng SC với mục đích tăng độ nhớt của chế phẩm và tạo ra cấu trúc 3 chiều trong khối chế phẩm, nhằm ngăn sự tách các hạt rắn hoạt chất trong suốt thời kỳ bảo quản. Các chất chống lắng thường được dùng là đất sét qua xử lý kiềm - bentonit (natri montmorillonit) hoặc hỗn hợp của đất sét với một số polyme tan trong nước. Các polyme tan trong nước cũng thường được dùng vào mục đích trên, ví dụ các dẫn xuất của xenlulô, các loại gôm (nhựa) tự nhiên hoặc một số polysacarit như: gôm xanthan, v.v... Tuy nhiên 6 những chất này lại tạo cho SC dễ bị ôi hỏng (do vi khuẩn) nên người ta lại phải bổ sung vào chế phẩm SC một số chất bảo quản. II. MỘT SỐ DẠNG CHẾ PHẨM THUỐC BVTV THẾ HỆ MỚI. 1. Nhũ dầu trong nước (O/W emulsion - EW). Các chế phẩm nhũ tương dạng này đang được chú ý do đáp ứng được yêu cầu về giảm sử dụng các dung môi bay hơi và an toàn khi tiếp xúc. Nhũ tương ở dạng nền là nước nên EW có ưu điểm hơn EC về mặt giá thành và độ an toàn khi sản xuất, vận chuyển và sử dụng. Tuy nhiên khi sản xuất các chế phẩm dạng này người ta phải lựa chọn cẩn thận các chất nhũ hóa thích hợp để đảm bảo cho các vi hạt dầu không bị phân lớp hoặc bị đặc lại (kem hóa),… Thành phần cơ bản của một hệ EW thường là: + 1 pha dầu bền. + Chất HĐBM để tạo và ổn định bề mặt phân chia dầu - nước. + Chất bền keo (để tránh kem hóa, sa lắng hoặc kết tụ). + Chất chống đông (như glycol hoặc một muối vào đó). + Chất chống vi khuẩn (chống thối). + Tá dược để cải thiện tính năng sinh học của chế phẩm. 2. Các chế phẩm dạng nhũ huyền phù (Suspoemulsion - SE). Đây là loại chế phẩm hỗn hợp ngày càng phổ biến vì tính tiện lợi và đảm bảo cho nông dân áp dụng trực tiếp các hoạt chất BVTV mà không gặp các trở ngại về thùng pha chế phẩm khi sử dụng. Trong chế phẩm có thể tồn tại 3 pha là: - Các vi giọt dạng dầu. - Các tiểu phân rắn phân tán. - Pha nền (thường dùng là nước). SE có thể được coi là hỗn hợp của huyền phù đậm đặc (SC) và nhũ tương dầu trong nước (EW). Các chất hoạt động bề mặt và chất làm đặc được bổ sung vào hệ để tránh cho hệ khỏi bị tách lớp hoặc vón cục; Các chất hoạt động bề mặt và các tác nhân phân tán được dùng cho SE cũng thường là các chất dùng cho SC. Khi nền là nước thì chất làm đặc thường được dùng là các polysacarit. Khi đó người ta phải thêm các chất bảo quản để chống thối. Do SE là dạng chế phẩm kết hợp nhiều dạng hợp chất vào một sản phẩm nên cái khó nhất khi pha chế các chế phẩm này là độ bền vật lý của hệ. Để cải thiện độ bền người ta phải lựa chọn cẩn thận các hợp phần trơ và nhiều thông số khác của quá trình điều chế. Nhiều kỹ thuật được dùng trong quá trình điều chế nhũ dầu trong nước (EW) cũng được áp dụng để điều chế SE. Các chất HĐBM họ alkylglucosid thích hợp để sử dụng trong điều chế SE. 7 3. Vi nhũ tương (Microemulsion - ME). ME là một dạng bền nhiệt động học, phân tán đồng nhất trong một khoảng nhiệt độ rộng của các hyđrocacbon và nước, được ổn định bằng các chất HĐBM ưa nước dạng ionic hoặc tổ hợp. ME thường được dùng trong các chế phẩm dầu cắt gọt các chất lỏng tẩy rửa khô, dược phẩm và dạng chế phẩm này nhanh chóng được áp dụng trong sản xuất thuốc BVTV. ME có thể gồm dạng dầu trong nước (EW) hoặc nước trong dầu (WO) và chứa 30 - 50% hoạt chất. 4. Đa nhũ tương (Multiple emulsion). Một chế phẩm đa nhũ tương là một chế phẩm mà trong đó một giọt dầu có thể chứa nhiều giọt nước và chính giọt dầu lại bị nhũ hóa trong pha nền nước. Dạng chế phẩm này được dùng nhiều trong dược phẩm và thuốc BVTV. Pha dầu trong hệ W/O/W sẽ ngăn cho thuốc BVTV trong hạt nhũ nước không bị đi vào pha nước nền. Loại chế phẩm đa nhũ sẽ có tác dụng giảm thiểu độc tính của thuốc BVTV. Người ta thường dùng hệ đa nhũ W/O/W chứa một vài hoạt chất tan trong nước và cả tan trong dầu. Gần đây dạng đa nhũ được chú ý sử dụng làm chế phẩm có thể điều tiết hoạt lực cho các hoạt chất thuốc trừ sâu dạng tan trong nước hoặc tan trong dầu. Việc phát triển các chế phẩm đa nhũ rất tốn kém và mất nhiều thời gian, trong khi việc áp dụng dạng chế phẩm này vẫn gặp nhiều trở ngại do hệ ít bền về mặt vật lý. Pha dầu được sử dụng dưới dạng chất hoạt động bề mặt. Dạng đa nhũ tương của thuốc BVTV thường ở dạng EW còn loại WO, tuy dễ pha chế, nhưng ít được sử dụng hơn. Do chứa nhiều chất hoạt động bề mặt nên các chế phẩm đa nhũ tương thường đắt so với EC truyền thống. Hệ đa nhũ tương chứa các vi hạt có kích thước nhỏ với 3 thành phần: - Chất dầu lỏng hoặc chất rắn hòa tan trong dung môi hữu cơ. - Nước. - Các chất hoạt động bề mặt. 5. Hạt phân tán trong nước (Water dispersible granules - WG). WG là một dạng chế phẩm tương đối mới và là dạng chế phẩm được phát triển nhằm tăng sự hấp dẫn thị trường. WG cũng là loại chế phẩm an toàn hơn so với các loại chế phẩm dạng bột thấm nước (WP) và huyền phù đậm đặc (SC). Các chế phẩm dạng WG đang ngày càng phổ biến hơn vì chúng rất tiện lợi trong đóng gói và sử dụng, không gây bụi, các hạt linh động dễ dàng phân tán khi thêm nước trong bình phun. WG là một bước cải thiện của WP và tương đương với các chế phẩm dạng lỏng về mặt an toàn khi tiếp xúc song ít gây các vấn đề phức tạp về tiêu huỷ bao bì đựng sau khi sử dụng. Việc phân loại WG khá phức tạp vì có nhiều công nghệ gia công được áp dụng khi sản xuất loại chế phẩm này. Tuy nhiên dù có được gia công theo công nghệ 8 nào, thì cuối cùng cũng phải nhận được chế phẩm WG dễ phân tán vào nước trong bình phun và cỡ hạt phân tán cũng tương tự như cỡ hạt từ bột hoặc nhũ dùng làm nguyên liệu. Để đạt được các yêu cầu này, thì việc lựa chọn chất HĐBM và các phụ gia khác cũng như phương pháp tạo hạt phải được lựa chọn thận trọng. Có một số kiểu tạo hạt cho WG như sau: - Trong thùng chuyên dụng - Theo phương pháp trộn - Bằng cách đùn hạt - Theo phương pháp tầng lỏng - Theo phương pháp sấy phun Người ta thấy có nhiều yếu tố quyết định đến các tính chất chính của sản phẩm cuối (kiểu hạt, cỡ hạt, tính dễ phân tán trong nước, v.v...). Những tính chất này sẽ đảm bảo các yêu cầu mong muốn. Các chế phẩm WG thường chứa các chất làm ướt và chất phân tán giống như chế phẩm WP hoặc EC. WG cũng còn chứa các muối tan trong nước với mục đích chống sự tập hợp các pha trong thùng phun. Phần còn lại trong thành phần của WG là chất làm đầy (tan hoặc phân tán được trong nước). 6. Một số dạng chế phẩm có khả năng kiểm soát sự phóng hoạt chất (Controlled - release - CR). Công nghệ sản xuất các chế phẩm kiểm soát được lượng tiết ra của hoạt chất đang rất được chú ý nghiên cứu phát triển vì các chế phẩm này có rất nhiều ưu điểm so với các chế phẩm truyền thống. Công nghệ tiết hoạt chất có kiểm soát là công nghệ nhờ đó các hoạt chất được điều chỉnh sao cho hướng đúng vào mục tiêu với nồng độ và khoảng thời gian tác động nhất định và nhằm tạo được hiệu quả đã định. Với các thuốc trừ sâu truyền thống thì lần sử dụng đầu, nồng độ thuốc thường đạt mức quá lớn, vượt quá rất nhiều nồng độ ức chế dịch hại tối thiểu. Còn ở các chế phẩm kiểm soát lượng hoạt chất tiết ra, thì nồng độ thuốc dùng được lựa chọn đủ để duy trì nồng độ hoạt chất cao hơn nồng độ cần để ức chế dịch hại trong suốt thời kỳ cần phải duy trì hoạt lực của chế phẩm. Có 4 công nghệ được áp dụng để sản xuất các chế phẩm dạng kiểm soát mức tiết của hoạt chất là: a. Tạo viên có vỏ bọc. b. Tạo hệ polyme liên kết hóa trị với hoạt chất. c. Tạo hỗn hợp vật lý phù hợp chứa hoạt chất. d. Tạo vi nang. Các chế phẩm dạng kiểm soát lượng tiết hoạt chất được thiết kế để: 9 + Tăng hoạt tính của hoạt chất và đảm bảo tác dụng sinh học lâu dài hơn các chế phẩm khác. Mức tiết của hoạt chất phụ thuộc vào mức khuếch tán ra phía ngoài viên thuốc, trong đó chủ yếu phụ thuộc độ dầy, độ chắc, độ xốp của lớp vỏ bọc. + Giảm hao hụt vì bay hơi do gió và ảnh hưởng của thời tiết. + Giảm mức độc hại cho môi trường. Hầu hết các thuốc BVTV được phun ra sẽ tụ tập trong đất. Các chế phẩm kiểm soát lượng tiết hoạt chất thường dùng ở mức độ hoạt chất thấp hơn nhiều nên có thể làm giảm ảnh hưởng bất lợi cho môi trường (nước mặn, nước ngầm, không khí, đất...) và các loài động thực vật khác, nghĩa là có khả năng giảm độ độc hại sinh thái. + Giữ cho thuốc BVTV khỏi bị hư hỏng do các yếu tố môi trường (ánh nắng, vi khuẩn, gió, mưa, v.v...). + Giảm độc cho người sử dụng. + Giảm bốc mùi. + Chống bị nước mưa rửa trôi sau khi phun thuốc. + Cải thiện khả năng phun của bình phun. PHẦN III. KẾT LUẬN. Trong bối cảnh yêu cầu ngày càng cao về an toàn cho người sử dụng, an toàn về sinh thái và môi trường, việc gia công, sản xuất các chế phẩm thuốc BVTV nói riêng và chế phẩm nông hóa nói chung đang phải chuyển dịch từ những phương pháp, công nghệ truyền thống sang những phương pháp, công nghệ mới. Trong khi đa số các dạng chế phẩm thuốc BVTV thông dụng (như EC, SE, SC, v.v...) vẫn được tiếp tục sản xuất và sử dụng trên cơ sở cải tiến phương pháp gia công để nâng cao chất lượng sản phẩm, thì có một số dạng chế phẩm mới (như các dạng chế phẩm có thể kiểm soát mức tiết hoạt chất CR, sử dụng bao đựng tan trong nước, dạng chế phẩm hạt phân tán trong nước - WG, v.v...) cũng đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ. Đối với các nhà sản xuất thuốc BVTV, việc áp dụng một công nghệ sản xuất có hiệu quả liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó phải đáp ứng được đúng yêu cầu bảo vệ cây trồng và mùa màng, yêu cầu về tập quán sử dụng, giá bán sản phẩm, cùng nhiều đòi hỏi khác về môi trường và một số quy định khác. Tuy nhiên chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm trên thị trường luôn luôn là yếu tố quyết định nhất đối với khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nền nông nghiệp nước ta đang từng bước vào giai đoạn hội nhập. Những gì từng xẩy ra đối với công nghiệp sản xuất các chế phẩm nông hóa phục vụ nông nghiệp ở các nước trên thế giới, có thể sẽ là những bài học quý giá cho các nhà sản xuất các sản phẩm nông hóa nước ta trong chặng đường phát triển của mình. 10 Hình 1. SCHEZGOLD 500WG Thuốc được sản xuất dưới dạng hạt phân tán trong nước (Water Granule) Hình 2. Thuốc trừ sâu Dragoncin 625WP Hình 3. Thuốc trừ cỏ cho ruộng lúa Butoxim 5GR 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan