Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thực hiện tại thành p...

Tài liệu Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thực hiện tại thành phố hải phòng

.PDF
107
3
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HOÀNG THỊ HỒNG NHÃ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI NGỌC CƯỜNG HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. Tác giả luận văn Hoàng Thị Hồng Nhã LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại trường Đại học Mở Hà Nội. Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Ngọc Cường đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng đã cung cấp thông tin, số liệu để tôi viết luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2020 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hồng Nhã DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DNXH Doanh nghiệp xã hội CSIP Trung tâm hỗ trợ Sáng kiến Cộng đồng OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế EMES Mạng lưới nghiên cứu Châu Âu về các vấn đề của khu vực thứ ba NGO Tổ chức phi chính phủ CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI...................................... 7 1.1. Khái quát về Doanh nghiệp xã hội ......................................................... 7 1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Doanh nghiệp xã hội.................... 7 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của Doanh nghiệp xã hội ............................... 8 1.1.3. Phân biệt DNXH với một số loại hình tổ chức khác và với khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ......................................... 13 1.1.4. Vai trò của Doanh nghiệp xã hội ................................................... 19 1.2. Khái quát về Pháp luật Doanh nghiệp xã hội ....................................... 21 1.2.1. Khái niệm, nội dung của Pháp luật về Doanh nghiệp xã hội ........ 21 1.2.2. Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với doanh nghiệp xã hội ....................................................................................................... 23 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................... 26 2.1.Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành ........................................................................ 26 2.2. Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014............................................................................................................. 28 2.2.1.Quy định về đặc trưng pháp lý của DNXH..................................... 30 2.2.2. Quy định về hình thức pháp lý và quản trị Doanh nghiệp xã hội . 35 2.2.3. Quy định về thành lập, tổ chức lại và chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp xã hội ............................................................................... 37 2.2.4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội ............ 42 2.2.5. Quy định về quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội ................................................................................................................. 49 Chương 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 59 3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và phát triển doanh nghiệp xã hội tại Hải Phòng............................................................................................... 59 3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng .......... 59 3.1.2. Khái quát tình hình phát triển Doanh nghiệp xã hội tại thành phố Hải Phòng ................................................................................................ 61 3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Hải Phòng 67 3.2.1. Thực hiện các quy định về thành lập, tổ chức lại Doanh nghiệp xã hội ............................................................................................................ 67 3.2.2. Thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội ............................................................................................................ 69 3.2.3. Thực hiện các quy định về giám sát hoạt động Doanh nghiệp xã hội ........................................................................................................... 73 3.2.4. Một số nhận xét ............................................................................. 76 3.3. Một số giải pháphoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội qua thực tiễn ở thành phố Hải Phòng.... 78 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ....................................................................................................... 78 3.3.2.Giải pháp nâng coa hiệu quả thực hiện pháp luật về DNXH ......... 84 KẾT LUẬN ................................................................................................. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế phát triển, các quốc gia phải nỗ lực tìm ra giải pháp để cân đối hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, ổn định xã hội. Tuy nhiên với thực trạng xã hội ở Việt Nam hiện nay để thực hiện được mục tiêu trên không dễ dàng: Các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu tập trung phát triển kinh tế, việc thực hiện trách nhiệm xã hội còn rất hạn chế, thậm chí nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp lợi ích xã hội, môi trường; Các tổ chức xã hội tuy nỗ lực hoạt động bảo vệ môi trường, xã hội nhưng lại thiếu tiềm lực tài chính bền vững nên hoạt động thường mang tính tự phát. Trong khi đó, hoạt động an sinh xã hội, cung cấp dịch vụ công của Nhà nước còn hạn chế và bị quá tải. Trong bối cảnh ấy, Doanh nghiệp xã hội là một giải pháp phù hợp cho bài toán khó về giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững. Có thể nói Doanh nghiệp xã hội chứa đựng sự linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với cộng đồng, mang đến sự đa dạng nguồn vốn, khả năng độc lập về tài chính, đáp ứng nhu cầu của xã hội về kinh doanh và quan trọng hơn là cung cấp những dịch vụ, hoạt động cần thiết cho xã hội - vốn ít người dám làm vì lợi nhuận thấp hoặc hầu như không có lợi nhuận. Mô hình Doanh nghiệp xã hội đã được phổ biến rộng rãi và phát triển ở nhiều quốc gia trên Thế giới. Ở Việt Nam, những mô hình mang “dáng dấp” của Doanh nghiệp xã hội cũng đã manh nha xuất hiện từ những năm cuối của Thế kỷ XX, lúc này khái niệm Doanh nghiệp xã hội chưa được biết đến ở Việt Nam nên các tổ chức trên không nhận thức được mình là một Doanh nghiệp xã hội. Mãi cho đến những năm đầu thập niên thứ hai 2 của Thế kỷ XXI, thông qua hoạt động nghiên cứu, truyền bá của các tổ chức xã hội như Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP), Trung tâm tia sáng (Spark), Hội đồng Anh tại Việt Nam (British Council)...., khái niệm Doanh nghiệp xã hội mới bắt đầu xuất hiện và được biết đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm Doanh nghiệp xã hội lúc này mới chỉ được nhìn nhận dưới khía cạnh khoa học và thực tiễn chứ chưa được thừa nhận về mặt pháp lý, nên, mô hình Doanh nghiệp xã hội vẫn chưa có cơ sở pháp lý để chính thức thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Trước yêu cầu phát triển, hội nhập, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015 (sau đây gọi là Luật Doanh nghiệp 2014) đã đem đến nhiều sự đổi mới. Một trong những điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014 là sự công nhận và khuyến khích phát triển của Nhà nước đối với một mô hình doanh nghiệp mới - Doanh nghiệp xã hội. Tuy mới chỉ dành 01 điều luật để quy định về Doanh nghiệp xã hội, song Luật Doanh nghiệp 2014 đã chính thức thừa nhận tư cách pháp lý của Doanh nghiệp xã hội, bước đầu đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về Doanh nghiệp xã hội. Tuy vậy, cho đến nay, hệ thống pháp luật về Doanh nghiệp xã hội của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Thực tiễn cho thấy việc thực hiện pháp luật Doanh nghiệp xã hội vẫn còn khó khăn, và thực trạng thực hiện các quy định về Doanh nghiệp xã hội tại Hải Phòng - địa phương có số lượng Doanh nghiệp xã hội vẫn còn khiêm tốn, là sự thể hiện tương đối rõ cho hiện thực này. Với nhận thức đó, học viên quyết định chọn đề tài: “Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thực hiện tại thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về Doanh nghiệp xã hội dưới khía cạnh kinh tế, pháp lý được công bố trong thời gian gần đây. 3 Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: - Công trình nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh, chính sách” năm 2012 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Hội đồng Anh tại Việt Nam (British Council) và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP). - Báo cáo kết quả khảo sát Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam năm 2017 được thực hiện bởi Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP), Hội đồng Anh tại Việt Nam (British Council) và Trung tâm tia sáng (Spark). - Bài viết “Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về Doanh nghiệp xã hội” của Thạc sĩ Vũ Thị Hòa Như, đăng trên Tạp chí Luật học số 03/2015; - Bài viết “Những vấn đề pháp lý về Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014” của Tiến sĩ Phan Thị Thanh Thủy, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 06/2015; - Bài viết “Doanh nghiệp xã hội và giải pháp phát triển Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Yến, đăng trên Tạp chí Luật học số 11/2015; - Bài viết “Đánh giá khả năng thực thi pháp luật hiện hành về Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung, đăng trên Tạp chí Luật học số 01/2017; - Luận văn Thạc sĩ “Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam”, năm 2015 của Trần Thị Minh Hiền - Đại học quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu về Doanh nghiệp xã hội, có rất ít các công trình nghiên cứu về khía cạnh pháp lý của Doanh nghiệp xã hội một cách toàn diện. Phần lớn là những bài viết tạp chí có dung lượng nhỏ, đi vào phân tích một số ít vấn đề pháp lý về Doanh nghiệp xã hội. Tuy đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu cấp Thạc sĩ, song 4 nội dung nghiên cứu chưa cập nhật đủ thực trạng pháp luật về Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật quy định về Doanh nghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2014. Thực tiễn thực hiện tại thành phố Hải Phòng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về bản chất của DNXH, về thành lập, quyền , nghĩa vụ, ưu đãi, hỗ trợ DNXH, giám sát DNXH, được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2014. Về địa bàn nghiên cứu đề tài nghiên cứu tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thời gian nghiên cứu từ năm 2016 đến hết 2019. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài trên nhằm thực hiện mục tiêu: Hệ thống hoá, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về Doanh nghiệp xã hội.Thực trạng pháp luật về DNXH ở Việt nam. Thực tiễn thực hiện tại thành phố hải Phòng, từ đó, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về Doanh nghiệp xã hội. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên, Luận văn tập trung đi vào giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu làm rõ khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp xã hội. Từ đó phân biệt Doanh nghiệp xã hội với các mô hình khác để nhận 5 diện Doanh nghiệp xã hội. - Nghiên cứu làm rõ khái niệm, nội dung cơ bản của Pháp luật về Doanh nghiệp xã hội và ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với Doanh nghiệp xã hội. - Nghiên cứu về thực trạng những quy định của pháp luật về Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014 từ đó đánh giá sự phù hợp của những quy định hiện hành về Doanh nghiệp xã hội. - Nghiên cứu tình hình thực hiện pháp luật về Doanh nghiệp xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại trong thực tiễn thực hiện pháp luật về Doanh nghiệp xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về Doanh nghiệp xã hội. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở nền tảng là phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về Nhà nước và pháp luật. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê khảo cứu thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luân văn Về mặt khoa học, thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn đã giải quyết những nội dung cơ bản xung quanh vấn đề lý luận về Doanh nghiệp xã hội và thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về Doanh nghiệp xã hội như: Khái niệm Doanh nghiệp xã hội; Đặc điểm của Doanh nghiệp xã hội; Phân biệt Doanh nghiệp xã hội với các mô hình khác; Khái niệm, đặc điểm, nội dung cơ bản về Pháp luật về Doanh nghiệp xã hội. Trên cơ sở đó, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành, có 6 cập nhật các quy định mới so với một số công trình nghiên cứu trước đây (tập trung vào Luật Doanh nghiệp 2014 cùng văn bản hướng dẫn thi hành). Đặc biệt, luận văn đi vào nghiên cứu cụ thể tình hình thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về Doanh nghiệp xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ việc nghiên cứu thực trạng pháp luật, đánh giá tình hình thực tiễn, nhận thấy một số hạn chế, bất cập, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về Doanh nghiệp xã hội. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc thành lập DNXH, Các cơ quan quản lý có liên quan. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 03 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về Doanh nghiệp xã hội và pháp luật về Doanh nghiệp xã hội. Chương 2: Thực trạng pháp luật về Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng và một số kiến nghị. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 1.1. Khái quát về Doanh nghiệp xã hội 1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Doanh nghiệp xã hội Khái niệm “Doanh nghiệp xã hội” (DNXH) (Social Enterprise SCE) là một khái niệm vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên phạm vi Thế giới, mô hình DNXH đã ra đời từ khá lâu và có lịch sử phát triển qua bốn thế kỷ. Trong lịch sử phát triển DNXH, nước Anh được xác định là quốc gia đi đầu và cũng là cái nôi cho sự ra đời của DNXH. Theo nghiên cứu của MacDonald M. & Howarth c. (2008), mô hình DNXH đầu tiên xuất hiện tại London vào năm 1665, với việc Thomas Firmin đã đứng ra thành lập một xí nghiệp sản xuất bằng nguồn tài chính cá nhân và duy trì việc làm cho 1.700 công nhân trong bối cảnh nơi này đang ở trong tình trạng thất nghiệp bao trùm vì Đại dịch. Điều đặc biệt là ngay từ khi mới thành lập, Thomas đã tuyên bố xí nghiệp của ông sẽ không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà lợi nhuận thu được sẽ chuyển cho các quỹ từ thiện1. Như vậy, với tuyên bố thành lập doanh nghiệp trên của Thomas, mầm mống đầu tiên của DNXH đã ra đời. Sang đến cuối thế kỷ XVIII, các loại hình hoạt động mang hơi hướng DNXH đã bắt đầu phát triển, gia tăng về mặt số lượng tại Anh. Thời điểm này, mô hình DNXH chủ yếu phát triển dưới hai hình thức cơ bản: Một là, các trung tâm, chương trình do những “người giàu” thành lập để hỗ trợ hoặc cung cấp việc làm, tạo ra công việc, thu nhập ổn định, giúp đỡ những 1 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh, chính sách, Hà Nôi, tr.01. 8 đối tượng nghèo khó hoặc có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ trở thành “những thành viên hữu ích của quốc gia” (ví dụ như Quỹ tín dụng vi mô ở Bath, hay mô hình các trường đào tạo nghề...); Hai là, việc thành lập các mô hình mà ở đó có sự tham gia của một nhóm người và thực hiện trao quyền quản lý tổ chức kinh doanh cho tất cả thành viên để giúp họ có khả năng làm chủ kinh doanh và phân phối lợi nhuận (như Hợp tác xã (Co-op), Hội ái hữu, Làng nghề ...). Song sau đó vì ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái năm 1929-1933 dẫn đến gia tăng sự can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế, kéo theo sự sụt giảm trong hoạt động của các mô hình DNXH nói trên2. Chỉ khi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher lên nắm quyền, DNXH mới hoạt động mạnh mẽ trở lại và không ngừng phát triển cho đến hiện nay. Vì cho rằng bộ máy công quyền luôn tồn tại hạn chế cố hữu là quan liêu, tham nhũng, việc giải quyết các vấn đề xã hội do đó kém hiệu quả hơn so với các tổ chức dân sự và tư nhân. Nên, Thủ tướng Thatcher chủ trương thu hẹp vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp phúc lợi xã hội, đồng thời khuyến khích các tổ chức xã hội dân sự tham gia, chia sẻ việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhờ đó các DNXH phát triển mạnh mẽ ở Anh3. Trong khoảng ba thập niên trở lại đây, DNXH không chỉ là loại hình phát triển trong phạm vi của một quốc gia mà còn lan rộng ra nhiều quốc gia, “trở thành một vận động xã hội có quy mô và tầm ảnh hưởng toàn cầu”4, không chỉ ở Châu Âu mà còn cả Châu Á, Châu Mỹ.... Ngày nay, tuy chưa có quan niệm thống nhất về DNXH, song loại hình này đã được thừa nhận rộng rãi và có xu hướng ngày càng phát triển, có vai trò tích cực trong việc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp xã hội 2 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, tlđd chú thích 1, tr.01 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, tlđd chú thích 1, tr.02. 4 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, tlđd chú thích 1, tr.02. 3 9 Vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của Thế kỷ XX, với sự mở cửa trong chính sách của Thủ tướng Anh Thatcher, sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Anh ngày càng nhiều, từ đây, thuật ngữ “doanh nghiệp xã hội” bắt đầu được sử dụng để gọi những doanh nghiệp như vậy. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về doanh nghiệp xã hội, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức lại có cách định nghĩa khác nhau về khái niệm này, chẳng hạn: Ở Anh, tại Chiến lược phát triển DNXH năm 2002 đã định nghĩa “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”5. Định nghĩa này nhìn chung có tính bao quát, xác định phạm vi DNXH tương đối rộng với ba đặc điểm cơ bản gồm: Một là, DNXH chỉ là một mô hình kinh doanh - tức DNXH không bị ràng buộc vào một loại hình công ty cụ thể, mà đây chỉ là tên gọi cho một phương án, cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh, thông qua hoạt động kinh doanh để thực hiện mục tiêu của mình; Hai là, mô hình kinh doanh DNXH được lập ra vì mực tiêu xã hội; Ba là, trong DNXH, lợi nhuận phải được tái phân phối lại cho tổ chức, cộng đồng, không phải cho cá nhân hay chủ sở hữu. Nói cách khác, Anh xây dựng quan điểm không chú trọng về hình thức cụ thể mà nhấn mạnh vào tính xã hội của chủ thể của DNXH. Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lại phát triển và định nghĩa DNXH như sau: Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi 5 UK Government, A Guide to Legal Form for Social Enterprise 2013, trích trong tài liệu: “Phan Thị Thanh Thủy (2015), “Hình thức pháp lý của Doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, 31 (04), tr. 56-64. 10 cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường6. Định nghĩa này của OECD tuy thiếu tính học thuật, nhưng lại chứa đựng tính thực tiễn cao bởi đã chỉ ra những đặc điểm cũng như hoạt động đặc trưng của DNXH. Trên cơ sở tổng hợp những đặc điểm đa dạng của các DNXH của các nước thành viên nên OECD cũng giống như Anh, không định hình DNXH dưới một hình thức pháp lý cụ thể. Tuy nhiên định nghĩa của OECD không đề cập rõ ràng đến vấn đề lợi nhuận và định nghĩa theo hướng liệt kê chi tiết các hoạt động của một DNXH nên vô hình chung đã thu hẹp khả năng hoạt động của DNXH. Một tổ chức khác là Mạng lưới nghiên cứu Châu Âu về các vấn đề của khu vực thứ ba (EMES) cũng đưa ra quan điểm của riêng mình về khái niệm DNXH. Theo đó, EMES cho rằng: “Doanh nghiệp xã hội là các tổ chức với mục tiêu rõ ràng là mang lại ích lợi cho cộng đồng, được sáng lập bởi một nhóm các công dân và mức độ quan tâm đến lợi nhuận vật chất của các nhà đầu tư là không nhiều”7. Cũng tương tự như hai định nghĩa nêu trên, EMES xác định đặc điểm cơ bản của DNXH là phải có mục tiêu mang lại lợi ích cho cộng đồng; ít quan tâm đến lợi nhuận vật chất. Song định nghĩa này giới hạn hình thức pháp lý của DNXH là tổ chức do một nhóm các công dân thành lập nên lại hẹp hơn định nghĩa của Chính phủ Anh và OECD. Ngay tại Việt Nam, hiện nay vẫn còn tồn tại các quan điểm xung quanh khái niệm DNXH. Có quan điểm hiểu DNXH theo nghĩa rộng, xác 6 Xem thêm tại: Viện Nghiên cứu, Quản lý Kinh tế Trung ương, tlđđ chú thích 1, tr.4 Phạm Mỹ Hạnh (2013), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Nỗ lực khẳng định vai trò của mình trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Cộng sản, tại địa chỉ: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren- duong-doimoi/2013/20591/Doanh-nghiep-xa-hoi-tai-Viet-Nam-No-luc-khang-dmh-vai.aspx, ngày truy cập 20/06/2017. 7 11 định “DNXH là một mô hình kinh doanh, đem lại lợi nhuận, bề ngoài hoạt động như doanh nghiệp truyền thống khác, chỉ yêu cầu một điều kiện duy nhất là đặt sứ mệnh xã hội ở vị trí trung tâm, trong khi mục tiêu lợi nhuận đóng vai trò hỗ trợ”8; Ngược lại cũng có quan điểm hiểu DNXH theo nghĩa hẹp, cho rằng DNXH về bản chất chỉ là doanh nghiệp nhưng có mục tiêu, sứ mệnh hoạt động vì xã hội nên “DNXH phải đăng ký dưới hình thức công ty, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác”9. Tuy nhiên, các quan điểm trên về DNXH đều chưa chặt chẽ, thấu đáo. Quan điểm thứ nhất theo nghĩa rộng có ưu điểm khi xác định bản chất của DNXH là “mô hình kinh doanh” không bị bó hẹp hình thức pháp lý và xác định rõ các mục tiêu của DNXH. Nhưng bản thân cách định nghĩa về DNXH nói trên lại chứa đầy mâu thuẫn bởi cách xác định mập mờ rằng DNXH có “bề ngoài hoạt động như doanh nghiệp truyền thống”, dẫn đến giới hạn hình thức tồn tại của DNXH. Cách hiểu này cũng không đề cập đến vấn đề phân chia lợi nhuận nên chưa có căn cứ để nhận diện tính “vì xã hội” hay “vì lợi nhuận” của DNXH. Quan điểm thứ hai về DNXH cũng còn hạn chế khi khẳng định bản chất của DNXH là doanh nghiệp và xác định hình thức tồn tại của DNXH dưới các hình thức công ty là rất hạn hẹp, không phù hợp với thực tế tồn tại của DNXH. Cũng giống như cách định nghĩa theo nghĩa rộng, quan điểm này không đề cập đến vấn đề phân phối lợi nhuận nên gây khó khăn trong việc nhận diện DNXH. Qua việc phân tích một số khái niệm nêu trên có thế thấy, xung quanh việc xác định “thế nào là Doanh nghiệp xã hội” vẫn có những quan điểm chưa thống nhất. Do cách tiếp cận khác nhau dẫn đến mỗi quốc gia, tổ chức có quan điểm về DNXH khác nhau, có quan điểm chú trọng vào mục tiêu, sứ mệnh của DNXH, có quan điểm lại muốn thể hiện tổ chức, hoạt 8 9 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ưong, tlđd chú thích 1, tr.05. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, tlđd chú thích 1, tr.05. 12 động của DNXH. Tuy có những điểm khác biệt, song qua thực tiễn phát triển cũng như từ chính những định nghĩa trên có thể thấy DNXH có một số đặc điểm cơ bản như sau: (i) DNXH luôn coi mục tiêu xã hội là mục tiêu hàng đầu. DNXH luôn hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội như là sứ mệnh hoạt động tối thượng của mình. Xác định mục tiêu xã hội là mục tiêu cao nhất ngay từ khi thành lập cũng như xuyên suốt quá trình hoạt động của DNXH. Do đó, mỗi DNXH khi thành lập và hoạt động đều hướng đến mục tiêu giải quyết một vấn đề xã hội, môi trường cụ thể. Tuy DNXH có thực hiện hoạt động kinh doanh, có thể có lợi nhuận, nhưng hoạt động kinh doanh đó chỉ là một công cụ để DNXH thực hiện mục tiêu xã hội của mình, DNXH hoạt động và tồn tại không “vì lợi nhuận” mà “vì xã hội”. Đây là đặc trưng cơ bản nhất tạo nên tính xã hội của DNXH, khiến DNXH trở nên khác biệt so với các doanh nghiệp thông thường. (ii) DNXH phải có hoạt động kinh doanh. Khác với các tổ chức có cùng mục tiêu vì xã hội khác như Tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện, quỹ xã hội..., DNXH phải có hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục. Hoạt động kinh doanh vừa là mục tiêu vừa là động lực đồng thời là điều kiện đảm bảo sự tồn tại cho DNXH, là phần không thể thiếu của mô hình này. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, phần nhiều DNXH lựa chọn cách thức tổ chức như một doanh nghiệp thông thường, tham gia vào thị trường và cạnh tranh với các doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, việc thực hiện hoạt động kinh doanh của DNXH không nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu mà chỉ là một công cụ nhưng có tính độc lập, tự chủ và bền vững để tạo điều kiện thực hiện hoạt động xã hội, hướng đến thực hiện mục tiêu xã hội. 13 (iii) DNXH phải thực hiện tái phân phối lợi nhuận. DNXH được thành lập và hoạt động vì mục tiêu xã hội. Nhưng việc thực hiện mục tiêu xã hội đó không phải chỉ là lời tuyên bố của DNXH, điều đó còn được cụ thể hóa, hiện thực hóa bằng việc các DNXH đều phải tái phân phối lợi nhuận để thực hiện mục tiêu xã hội. Các DNXH đều phải thực hiện hoạt động kinh doanh nên sẽ có lợi nhuận, nhưng phần lớn lợi nhuận có được của DNXH không được dùng để phân phối cho các cổ đông hay chủ sở hữu mà phải tái đầu tư cho mục tiêu xã hội hoặc phân phối cho cộng đồng. Như vậy, DNXH luôn phải chi trả đồng thời chi phí kinh doanh và chi phí xã hội. Ngoài ra, tùy thuộc pháp luật của mỗi quốc gia mà DNXH có thể để lại một phần lợi nhuận nhất định để chia cho các chủ sở hữu, nhưng phần lợi nhuận này không được chiếm quá nửa tổng số lợi nhuận của DNXH. Nhìn chung, trong số rất nhiều quan điểm khác nhau về DNXH, cách định nghĩa của Chính phủ Anh về DNXH là định nghĩa có tính khoa học và bao quát hơn cả. Vì vậy, trên cơ sở những phân tích trên, có thể hiểu về Doanh nghiệp xã hội như sau: “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh thực hiện cả hai mục tiên xã hội và kinh tế. Trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu cao nhất, phần lớn lợi nhuận phải được sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu xã hội đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. 1.1.3. Phân biệt DNXH với một số loại hình tổ chức khác và với khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” Doanh nghiệp xã hội như đã nói ở trên là một mô hình đặc biệt, mô hình này tuy thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng mục tiêu cuối cùng không phải là lợi nhuận mà là các mục tiêu xã hội. Việc sử dụng hoạt động kinh doanh như một công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu xã hội đã 14 khiến DNXH trở thành mô hình có sự giao thoa và dễ gây nhầm lẫn với một số mô hình hoạt động khác như doanh nghiệp thông thường, Tổ chức phi chính phủ (NGO), doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh hay các quỹ từ thiện.... Song xem xét đến cùng, về bản chất, DNXH vẫn là một mô hình độc lập, phân biệt với các loại hình trên ở một số điểm khác biệt cụ thể. - Phân biệt giữa DNXH với doanh nghiệp thông thường. Tuy DNXH chỉ là một thuật ngữ mang tính khái niệm chứ chưa thể khái quát toàn bộ hình thức pháp lý của mô hình này nhưng vì DNXH luôn cần phải thực hiện hoạt động kinh doanh để thực hiện mục tiêu xã hội nên DNXH có nhiều điểm tương đồng với doanh nghiệp thông thường. Thậm chí hiện nay vẫn có những luồng quan điểm rằng DNXH là một hình thức khác của doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, xét về bản chất, DNXH có những khác biệt căn bản so với doanh nghiệp thông thường. Doanh nghiệp thông thường ngay từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động luôn hướng đến mục đích lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi đó, DNXH lại có mục tiêu cao nhất là mục tiêu xã hội, ngay từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động, DNXH luôn hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội. Chính sự khác biệt căn bản về mục đích thành lập, hoạt động dẫn đến sự khác biệt trong hàng loạt các vấn đề khác giữa hai mô hình này như hình thức pháp lý, cách sử dụng lợi nhuận hay hiệu quả tác động. Về hình thức pháp lý: Từ thực tiễn hình thành và phát triển của DNXH đã ghi nhận DNXH tồn tại và hoạt động dưới nhiều hình thức rộng hơn, linh hoạt hơn so với doanh nghiệp thông thường, đó có thể là hình thức công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội dân sự. Còn các doanh nghiệp thông thường chỉ có thể hoạt động dưới các loại hình công ty theo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan