Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Cơ khí chế tạo máy Đồ án kỹ thuật bảo trì xưởng tiện ( máy tiện T616, máy mài, máy khoan, máy khí n...

Tài liệu Đồ án kỹ thuật bảo trì xưởng tiện ( máy tiện T616, máy mài, máy khoan, máy khí nén...)

.DOCX
140
2940
105

Mô tả:

Giới thiệu tổng quang về xưởng tiện, giới thiệu máy tiện, máy mài, máy khoan, máy khí nén,... và các biện pháp bảo trì, tháo lắp các bộ phận...
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG TP.HCM ...........ooOoo........... KHOA CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ ĐỒ ÁN QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT BẢO TRÌ NHÓM IV ĐINH HOÀNG BẢO ANH TRẦN THANH BÌNH NGUYỄN CÔNG CHÍ PHẠM CÔNG DANH HUỲNH QUANG ĐIỀN NGUYỄN CÔNG HUY THIỀU QUỐC HỮU ĐOÀN MINH KHA HUỲNH LÊ THANH LONG NGUYỄN GHIN LỚP: 15CĐ-CĐ GVHD: CHUNG TRẦN THẾ VINH TPHCM, Tháng 4 Năm 2018 MỤC LỤC ĐỀ TÀI: XƯỞNG TIỆN 2 (TIỆN CƠ)...........................................................................................2 I.TỔNG QUANG VỀ XƯỞNG TIỆN 2.........................................................................................2 1/ Không gian chung của xưởng tiện:.........................................................................................2 2/ Cơ sở vật chất của xưởng tiện 2:.............................................................................................2 a. Có tổng 13 máy tiện cơ ( Xuất xứ Nga, tên máy T616):.....................................................2 b. Có 2 máy mài đá loại 2 đá( Xuất xứ Nga, tên máy 3B633):...............................................4 c. Máy khoan 2M112:.............................................................................................................5 d.Có 1 máy bơm khí công suất lớn ( Xuất xứ Nhật Bản):.......................................................7 e. Có 4 máy quạt làm mát ( loại treo tường):..........................................................................9 f.Có 1 máy quạt hút khí (thoát khí)......................................................................................10 g.Hệ thống điện và ánh sáng:................................................................................................10 A.GIỚI THIỆU VỀ MÁY TIỆN...................................................................................................11 1.Máy tiện là:............................................................................................................................ 11 2.Tên các loại máy tiện phổ biến hiện nay:...............................................................................11 3.Cấu tạo của máy tiện ren vít vạn năng...................................................................................11 II.QUẢN LÝ CÔNG TÁC BẢO TRÌ...........................................................................................13 1. Khái niệm công tác bảo trì....................................................................................................13 1.1 Sự phát triển của bảo trì.................................................................................................13 1.2 Những mục tiêu của bảo trì.............................................................................................17 1.3Những lợi ích mang lại từ công tác bảo trì......................................................................20 1.4 Những thiệt hại do hư hỏng máy, thiết bị.......................................................................22 1.5 Những ứng dụng thực tế của kỹ thuật bảo trì..................................................................23 1.6 Các định nghĩa về bảo trì................................................................................................26 1.7.Phân loại bảo trì:.............................................................................................................26 TỔ CHỨC CÔNG TÁC BẢO TRÌ..............................................................................................29 1.Cấu trúc của bộ phận bảo trì trong công ty............................................................................29 2.Cơ cấu tổ chức bảo trì............................................................................................................30 3.Các hình thức tổ chức bảo trì.................................................................................................33 C.CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ..........................................................................................................39 1. Các yêu cầu khi lập kế hoạch bảo dưỡng..............................................................................39 2. Nguồn nhân lực..................................................................................................................... 39 3. Ngân sách bảo dưỡng............................................................................................................ 40 4. Thời gian thực hiện bảo dưỡng.............................................................................................40 a. Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy hỏng: (Breakdown maintenance)................................40 b. Bảo trì định kỳ: (Periodic shutdown maintenance)...........................................................41 c. Bảo trì theo tình trạng máy (BTTTTM): (Condition based maintenance).........................41 I.BẢN VẼ MÁY TIỆN T616........................................................................................................46 Sơ đồ điện mạch động lực và điều khiển của máy tiện T616....................................................46 Sơ đồ cơ máy tiện T616............................................................................................................47 A.HỘP TRỤC CHÍNH.................................................................................................................49 1.Cách tháo lắp hộp trục chính......................................................................................................51 1.1/ điều kiện thực hiện................................................................................................................. 51 1.2/ trình tự tiến hành.................................................................................................................... 51 1.2.1 đọc bảng vẽ......................................................................................................................51 1.2.2 Nguyên lý làm việc của hộp.............................................................................................51 2.Tình tự tháo lắp...................................................................................................................... 52 B.KIỂM TRA........................................................................................................................... 53 3/Hướng dẫn cụ thể:.............................................................................................................53 4/ Tháo trục chính:............................................................................................................... 54 5/ Tháo trục hacnel...............................................................................................................54 6/ Tháo trục trung gian:........................................................................................................55 II. Các phương pháp điều chỉnh của hộp:......................................................................................55 1.Điều chỉnh ổ bi cổ trục chính:................................................................................................55 2.Điều chỉnh các ổ bi trong hộp................................................................................................56 3.Các dạng sai hỏng trong quá trình tháo lắp và biện pháp phòng ngừa...................................56 III.CÁC DẠNG SAI HỎNG THƯỜNG XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC......57 IV. BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN................................................................58 B.CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN............................................................................................................59 I.Cấu tạo:.................................................................................................................................. 59 II. Nguyên lý làm việc:.............................................................................................................59 III.Quy trình công nghệ lắp:......................................................................................................60 C.HỘP BƯỚC TIẾN....................................................................................................................67 1.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÁO LẮP:........................................................................69 D.THÁO LẮP SỬA CHỮA HỆ BÀN MÁY...........................................................................71 E.Ụ ĐỘNG............................................................................................................................... 76 1.QUY TRÌNH THÁO LẮP Ụ ĐỘNG:...............................................................................77 II.MÁY MÀI................................................................................................................................. 84 1. THÁO LẮP HỘP TỐC ĐỘ.............................................................................................94 2.THÁO LẮP SỬA CHỮA HỘP BƯỚC TIẾN.................................................................100 III. HỘP TRUYỀN LỰC............................................................................................................107 1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÁO LẮP HỘP TRUYỀN LỰC...................................110 F.THÁO LẮP SỬA CHỮA HỆ BÀN MÁY - MÁY KHOAN...................................................118 1.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÁO LẮP HỆ BÀN MÁY KHOAN:.............................119 IV. KẾT LUẬN..........................................................................................................................122 1.Mục tiêu:.............................................................................................................................. 122 2. Lợi ích:............................................................................................................................... 123 ĐỀ TÀI: XƯỞNG TIỆN 2 (TIỆN CƠ) I.TỔNG QUANG VỀ XƯỞNG TIỆN 2 1/ Không gian chung của xưởng tiện: -Chiều dài xưởng 15 m - Chiều rộng xưởng 12.8 m - Chiều cao từ 6 đến 8 m - Tổng 192 m2 -Xưởng được chia làm 2 phần: +Phần đặt máy làm việc Máy tiện T616 Máy mài 3B633 Máy khoan 2M112 Máy khí nén Quạt làm mát Quạt hút +Phần để dụng cụ làm việc: Dao tiện Dụng cụ đo Dụng cụ bảo trì Nước tưới nguội 2/ Cơ sở vật chất của xưởng tiện 2: ☻Máy tham gia sản xuất chi tiết: a. Có tổng 13 máy tiện cơ ( Xuất xứ Nga, tên máy T616): Hình 1: Máy tiện cơ T616 4 Máy tiện T616 là máy tiện phổ biến thuộc loại máy cắt lim loại, được dung rộng rãi trong công việc gia công cơ khí nhất là gia công lỗ ren, mặt đầu cắt đứt, các mặt tròn xoay như: mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít. -Đặc điểm của máy tiện T616 Máy tiện T616 là máy tiện ren vít vạn năng có thể khoan, khoét, doa, cắt ren bằng taro bàn ren trên máy. Thiết bị này hỗ trợ làm việc hiệu quả trên các mặt không tròn xoay, hình nhiều cạnh, elíp, cam… -Cấu tạo máy tiện vạn năng T616 Máy tiện T616 gồm có 7 bộ phận chính cụ thể như sau 1. Thân máy: có nhiệm vụ đỡ ụ đứng, ụ động, bàn dao. và góp phần để ụ động và bàn dao di trượt trên băng máy. Thân máy được đặt trên hai bệ máy, làm bằng gang lớn có nhiều cơ cấu chính của máy được lắp đặt trên thân máy. 2. Ụ trước: là thành phần được đúc bằng gang như thân máy gồm các bộ phận như trục chính, hộp tốc độ. 3. Xe dao: có công dụng để gá kẹp dao và đảm bảo cho dao chuyển động theo các chiều khác nhau. Xe dao có chuyển động tịnh tiến và có thể thực hiện bằng tay hoặc cơ khí. 4. Hộp bước tiến: có công dụng truyền chuyển động quay từ trục chính cho trục trơn và vít me. Giúp thay đổi trị số bước tiến của dao. 5. Bộ bánh răng thay thế: có nhiệm vụ điều chỉnh bước tiến của xe dao 6. Ụ sau: Dùng để đỡ các chi tiết quá dài được thực hiện trong công tác gia công hoặc dung có công dụng gá và tịnh tiến mũi khoan, khoét, doa… 7. Thiết bị điện của máy tiện T616: Được bố trí trong tủ điện đóng và ngắt động cơ. Người dùng có thể điều chỉnh hộp tốc độ, hộp bước tiến, hộp xe dao… từ các bộ phận tay gạt, vô lăng… Nguyên lý làm việc của máy tiện T616 Nguyên lý làm việc của máy tiện này là máy cắt kim loại có chuyển động chính là quay tròn quanh tâm của phôi tạo ra tốc độ cắt nhanh. Chuyển động tịnh tiến là chuyển động chạy dao gồm hai loại: chạy dao ngang (chạy theo hướng kính của chi tiết), chạy dao dọc(dọc theo hướng trục của chi tiết) Máy tiện T616 có thể gia công trên các mặt không tròn xoay, hình nhiều cạnh, elíp, cam,... Vì thế nguyên lý làm việc của máy tiện T616 có quy luật nhất định. Phụ thuộc nhiều vào bề mặt gia công, hình dáng dao cắt. 5 Chuyển động tạo hình bao gồm mọi chuyển động tương đối giữa dao và phôi dựa trên bề mặt gia công. Các chuyển động chính trong máy tiện: Là chuyển động tạo ra tốc độ cắt chính đó là chuyển động quay của phôi Chuyển động phụ trong máy tiện T616 (chuyển động chạy dao): giúp tạo ra năng suất gia công và độ bóng bề mặt gia công. => 2 chuyển động trên đây đều là chuyển động cơ bản của máy: -Xích chuyển động chính: Là đường nối liền từ dao cắt đến trục chính. -Xích chạy dao: Là đường nối liền giữa khâu chấp hành với nhau để kết hợp hai chuyển động tạo hình phức tạp. b. Có 2 máy mài đá loại 2 đá( Xuất xứ Nga, tên máy 3B633): 6 Hình 2: Máy mài 2 đá Máy mài bàn hai đá là loại máy được sử dụng rộng rãi trong các xưởng cơ khí. Có công dụng để mài các loại dao cắt gọt kim loại… Ngoài ra, nó còn được trang bị trong các ngành sản xuât khác như: chế biến gỗ, cơ khí, bảo trì… c. Máy khoan 2M112: Hình 3 Máy khoan 7 Nhờ sự tiện lợi và khả năng làm việc chuẩn xác, hiện nay máy khoan bàn được sử dụng ngày càng nhiều nhất là trong các ngành công nghiệp. Máy khoan bàn được thiết kế dạng đứng, bên trong có trang bị motor bền bỉ. Đây chính là động cơ để máy hoạt động. Chân khoan có hình khối trụ được làm từ kim loại và một chân đế chắc chắn. Bàn máy chạy dọc theo trục thân máy và được thiết kế để có thể nâng lên hạ xuống dễ dàng. Bàn máy khoan (thường gọi là bàn năng) có thể được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy theo nhà sản xuất và từng loại máy. Công dụng: Máy khoan bàn dùng để khoan lỗ trên các vật liệu như: Sắt, Thép, Nhôm... và các vật liệu hỗn hợp khác. Cấu tạo chung của máy khoan: - Đặc điểm cấu tạo: Máy khoan gồm những đặc điểm chính sau: hệ thống chuyển động bằng trục tay quay và trục vít thông qua cặp bánh răng côn. Trục tay quay là 1 trục bậc , một đầu gia công vuông để lắp tay quay điều chỉnh , đầu kia được lắp một bánh răng côn truyền lực nhờ then bằng. Khoảng cách giữa của trục được hạ bậc để chứa dàu bôi trơn và thuận lợi trong quá trình lắp ghép. Toàn bộ trục được đỡ trên một khối đỡ lắp xít trượt với trục , khối đỡ được lắp chặt với thân và máy. Để định vị vị trí của trục với gối đỡ người ta lắp 2 bàn chặt cố định với trục bằng vít đầu chìm. Bánh răng côn thứ 2 được lắp phần trụ trơn của trục ren nhờ then bằng và cố định bằng vít đầu chìm có se rãnh. Phần ren của trục ren được lắp ghép ăn khớp với đai ốc chữ nhật , còn đai ốc được bắt cố định với đế máy để giảm ma sát giữa trục ren với bàn máy , trên đầu trục ren có gia c+ Đế máy + Thân máy + Hộp tốc độ + Hộp chạy dao + Bàn máy 8 ► Đế máy: Được đúc bằng gang có gân trợ lực để tăng độ cứng vững cho máy.Đế máy được gia công 4 lỗ để lắp bu lông định vị máy với nền xưởng ►Thân máy : được đúc bằng gang trên thân máy có gia công các rãnh trượt để lắp hộp chạy dao để hệ bàn máy chuyển động lên xuống phù hợp với quá trình khoan phía trong thân máy được đúc rỗng để giảm trọng lượng của máy và giảm chi phí ► Hộp tốc độ: Được bố trí trên thân máy bên ngoài có bộ truyền đai thang và một bơm dầu piston bố trí ở phía trên cùng với hai đường ống dẫn chia đường dầu ra được dẫn tới các trục , ở ngoài có khoan lỗ nhỏ để dẫn dầu. Lưu lượng dầu phụ thuộc vào công suất piston và lượng mở của máy khoan. ►Hộp bước tiến: Được bố trí chung với hộp truyền lực trong hộp gọi là hộp chạy dao , hộp bước tiến được bố trí ở phía trên. Hộp gồm có bánh răng Z27 lắp then hoa với trục chính , bánh răng này được định vị nhờ bạc chạy ►Hộp truyền lực: Hộp có nhiệm vụ giúp mũi khoan ăn sâu vào chi tiết và được bố trí ở phía dưới của hộp chạy dao. ► Bàn máy: Gồm 2 bộ phận chính là mặt bàn máy và phần chuyển động. Mặt bàn máy được đúc bằng gang phía trên gia công rãnh chữ T để lắp bulông gá kẹp chi tiết và đồ gá phía bên trong của bàn máy được gia công mặt trượt đuôi én thông qua căn hình thang để điều chỉnh khe hở giữa 2 hệ thống mặt trượt thông qua bu lông và vít trí. Phía dưới bàn máy được bố trí ông lỗ để đặt 1 viên bi , lực từ trục ren tác động lên bàn máy. *Hệ thống khí: 9 d.Có 1 máy bơm khí công suất lớn ( Xuất xứ Nhật Bản): 1. Khái quát về máy nén khí: Áp suất khí được tạo ra từ máy nén khí , ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng. - Cấu tạo máy nén khí: Cơ bản gồm có xi lanh, piston, cần đẩy, thanh truyền, con trượt, tay quay, van nạp, van xả, phớt… Có 2 loại máy nén đó là: Máy nén 1 chiều, 1 cấp và máy nén 2 chiều 1 cấp. Hình 4: Máy bơm khí nén 2.Nguyên lý hoạt động của máy nén khí: Nguyên lý thay đổi theo thể tích : Không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ lại. Như vậy theo định luật Boyle- Mariotte, áp suất trong buồng chứa sẽ tăng lên. Ví dụ : Máy nén khí Pittong , máy nén khí Puma, trục vít, cánh quạt. Nguyên lý động năng : Không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó áp suất khí nén được tạo ra bằng động năng của bánh dẫn. Nguyên tắc hoạt động này tạo ra lưu lượng và công suất lớn. 10 Máy nén 1 chiều 1 cấp: + Động cơ chuyển động tịnh tiến qua lại nhờ được nối với cơ cấu thanh truyền – tay quay. Khi động cơ đi sang phải V tăng dần. P giảm, van nạp mở ra, không khí ở bên ngoài đi vào trong xi lanh, thực hiện quá trình nạp khí. + Khi động cơ đi sang trái, không khí trong xi lanh được nén lại, P tăng dần, van nạp đóng, đến khi P tăng lớn hơn sức căng lò xo van xả tự động mở, khí nén sẽ qua van xả theo đường ống đến bình chứa khí nén kết thúc một chu kỳ làm việc. + Sau đó các quá trình được lặp lại, cứ như vậy máy bơm hơi hoạt động để cung cấp khí nén. Máy nén 2 cấp 1 chiều: + Khi piston đi xuống, thể tích phần không gian phía trên piston lớn dần, áp suất P giảm xuống van nạp số 7 mở ra không khí được nạp vào phía trên piston và đồng thời thể tích dưới piston giảm, P tăng van xả số 8 mở ra, khí theo đường ống qua bình chứa. + Khi piston đi lên không gian phía dưới piston lớn dần, P giảm van nạp số 7 mở ra, không khí được nạp vào xi lanh, đồng thời V phía trên piston nhỏ dần. P tăng, van xả số 8 mở ra, khí nén phía trên piston được nén đẩy vào bình chứa. + Cứ như vậy máy nén piston hoạt động để cung cấp khí nén. Phớt số 9 có tác dụng làm kín để không cho khí lọt ra ngoài. 3. Ưu nhược điểm của máy nén khí Ưu điểm: Máy nén có mô hình gọn, kết cấu khá nhỏ dẫn đến khối lượng nhỏ, không tốn diện tích đặt, đặc biệt việc tháo lắp và cài đặt phụ kiện đơn giản, về hiện năng máy có thể tạo ra áp xuất lớn đến khoảng 2000kg/cm2. Nhược điểm: Do có các khối lượng tịnh tiến qua lại nên máy nén hoạt động không cân bằng, làm việc còn khá ồn và rung động. Khí nén cung cấp không được liên tục, do đó phải có bình chứa khí nén đi kèm. *Hệ thống làm mát: e. Có 4 máy quạt làm mát ( loại treo tường): 11 Hình 5: Máy quạt làm mát f.Có 1 máy quạt hút khí (thoát khí) Hình 5: Máy quạt hút khí 12 g.Hệ thống điện và ánh sáng: Hình 6 Tủ điện + Có 1 CB tổng + Có 20 CB của từng máy tiện, máy mài, máy bơm khí nén, quạt và hệ thống đèn chiếu sáng + Đèn huỳnh quang ( loại 1,2m) A.GIỚI THIỆU VỀ MÁY TIỆN 1.Máy tiện là: Đây là thiết bị chuyên được sử dụng để cắt kim loại, thường được dùng nhiều trong cơ khí. Nguyên lý làm việc của máy tiện là chuyển động quay tròn xung quanh tâm của phôi. Tạo ra một chuyển động tịnh tiến để cắt, bao gồm phương pháp tiện chạy dao dọc (dọc theo hướng trục của chi tiết) và chạy dao ngang (chạy theo hướng kính của chi tiết) 2.Tên các loại máy tiện phổ biến hiện nay: Máy tiện được phân loại thành các dạng sau:  Máy tiện vạn năng: Dùng gia công mặt trụ ngoài, mặt trụ trong, côn trong , côn ngoài, tiện chép hình, ren vít trong , ren vít ngoài … 13  Máy tiện đứng: Gia công chi tiết có đường kính lớn  Máy tiện cụt: Dùng gia công chi tiết có đường kính lớn: bánh răng, puli, vô lăng, tấm đệm.v.v  Máy tiện nửa tự động và tự động: Dùng gia công hàng loạt và hàng khối  Máy tiện chuyên dùng  Máy tiện chép hình Trong số tên các loại máy tiện kể đến trên đây, máy tiện ren vít vạn năng là thiết bị được ra đời trước nhất và được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất cho đến hiện nay. Bởi sản phẩm này có thể gia công được rất nhiều loại chi tiết, sử dụng đa năng các chi tiết dạng tròn xoay, cắt ren trên các dạng phơi khác nhau. Vì thế, chúng tôi chỉ xin giới thiệu về cấu tạo của máy tiện ren vít vạn năng ở dưới đây. 3.Cấu tạo của máy tiện ren vít vạn năng ►Các bộ phận chính của máy tiện ren vít vạn năng bao gồm: Thân máy: là bộ phận quan trọng của một máy tiện vạn năng, trên thân máy được lắp đầy đủ các bộ phận chính cần thiết. Một trong số các bộ phận quan trọng nhất lắp trên thân máy tiện là sống trượt. Hộp trục chính: bao gồm có hộp tốc độ để điều chỉnh tốc độ của trục chính. Bàn xe dao: là bộ phận được lắp trên hộp máy tiện có thể di trượt trên sống trượt của băng máy. Cấu tạo máy tiện bộ phận bàn xe dao có 4 bộ phận chính là: bàn trượt dọc, bàn trượt dọc trên, bàn trượt ngang và ổ gá dao. Cấu tạo bộ phận này của máy tiện có nhiệm vụ kẹp chặt dao, hỗ trợ chuyển động chạy dao dọc và chuyển động chạy dao ngang. Bàn trượt dọc: trượt trên sống trượt dẫn hướng của băng máy theo chiều dọc, hoạt động thông qua bộ truyền thanh răng – bánh răng. 14 Bàn trượt ngang: trượt trên sống trượt đuôi én của bàn trượt dọc Bàn trượt dọc trên: nguyên lý hoạt động của nó là xoay xung quanh trục Ổ dao: có nhiệm vụ kẹp chặt dao tiện trong quá trình gia công, ổ dao máy tiện thường có hai dạng là ổ dao vuông và ổ dao tháo lắp nhanh. Ụ động: được dặt trên sống trượt của băng máy có nhiệm vụ đỡ những chi tiết gia công kém cứng vững. II.QUẢN LÝ CÔNG TÁC BẢO TRÌ 1. Khái niệm công tác bảo trì 1.1 Sự phát triển của bảo trì a/ Lịch sử bảo trì Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là từ khi bánh xe được phát minh. Nhưng chỉ từ vài thập niên vừa qua bảo trì mới được coi trọng đúng mức khi có sự gia tăng về số lượng và chủng loại của các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp. Người ta đã tính được: chi phí để duy trì thiết bị vận hành đạt yêu cầu bao gồm các hoạt động bảo trì phòng ngừa và phục hồi trong suốt tuổi đời của chúng bằng từ 4-40 lần chi phí mua thiết bị đó. b/ Bảo trì đã trải qua ba thế hệ 15 Thế hệ thứ nhất: bắt đầu từ xa xưa đến chiến tranh thế giới thứ II • Công nghiệp chưa phát triển, việc chế tạo và sản xuất được thực hiện bằng các thiết bị máy móc đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất. Công việc bảo trì cũng rất đơn giản. • Bảo trì không ảnh hưởng lớn về chất lượng và năng suất. Ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến trong đội ngũ quản lý. Chưa có các phương pháp bảo trì hợp lý cho máy móc. Ở thời điểm này, bảo trì được hiểu là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi có hư hỏng xảy ra. Thế hệ thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ II đã làm đảo lộn tất cả. • Nhu cầu hàng hoá tăng trong khi nguồn nhân lực cung cấp cho công nghiệp lại sút giảm đáng kể. Cơ khí hoá được phát triển mạnh mẽ để bù đắp lại nguồn nhân lực bị thiếu hụt: nhiều máy móc phức tạp đã được đưa vào sản xuất. Công nghiệp trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào máy móc, thiết bị. • Do sự phụ thuộc này ngày càng tăng, thời gian ngừng máy đã ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Một câu hỏi được đặt ra “con người kiểm soát máy móc hay máy móc điều khiển con người”. Nếu công tác bảo trì được thực hiện tốt thì con người sẽ kiểm soát được máy móc và ngược lại. Vì vậy những hư hỏng của thiết bị có thể và nên được phòng ngừa để tránh làm mất thời gian khi có những sự cố xảy ra. Từ đó đã xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa, mục tiêu là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa chữa khi có hư hỏng. Trong những năm 1960 giải pháp bảo trì chủ yếu là đại tu thiết bị sau những khoảng thời gian hoạt động nhất định. Chi phí bảo trì tăng đáng kể so với những chi phí vận hành khác. Phát triển những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì và tìm kiếm những giải pháp để tăng tối đa tuổi thọ của thiết bị. 16 Thế hệ thứ ba: từ giữa những năm 1980, công nghiệp thế giới đã có những thay đổi lớn. Những thay đổi này đòi hỏi và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều hơn. c/ Những mong đợi mới về bảo trì • Giảm thời gian ngừng máy, tăng độ tin cậy và khả năng sẵn sàng của thiết bị:Thời gian ngừng máy luôn luôn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của thiết bị do làm giảm sản lượng, tăng chi phí vận hành và gây trở ngại cho dịch vụ khách hàng. • Đảm bảo các yếu tố về môi trường: N hững hư hỏng ngày càng gây các hậu quả về an toàn và môi trường một cách nghiêm trọng trong khi những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và dịch vụ ở nhiều lĩnh vực đang ngày càng cao. Tại nhiều nước trên thế giới, đã có những công ty bị đóng cửa vì không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường. • Thu hồi tối đa vốn đầu tư: Sự phụ thuộc của con người vào máy móc, thiết bị ngày càng tăng thì chi phí vận hành và sở hữu chúng tăng theo. Vì vậy thiết bị phải được duy trì hoạt động với hiệu suất cao và có tuổi thọ càng lâu càng tốt. • Kiểm soát chi phí bảo trì: Chi phí bảo trì phải được tính là một thành phần của tổng chi phí. Trong một số ngành công nghiệp, chi phí bảo trì nằm ở vị trí thứ 2, thậm chí số 1 trong số các chi phí vận hành. Hiện nay thường là 90% các chi phí bảo đảm chất lượng, khả năng bảo trì và độ tin cậy được dùng để phục hồi sai 17 sót, khuyết tật do thiết kế & chế tạo, chỉ gần 10% được chi để làm đúng sản phẩm ngay từ đầu. Trong tương lai cần phải thay đổi hiện trạng này. d/ Những nghiên cứu mới về bảo trì Những nghiên cứu mới đã thay đổi nhận thức về tuổi thọ của trang thiết bị và lỗi hỏng hóc của chúng. e/ Những kỹ thuật bảo trì mới Các kỹ thuật bảo trì mới phát triển nhanh chóng. Trong 20 năm gần đây, hàng trăm kỹ thuật bảo trì mới đã được đưa vào sản xuất và hiện nay hàng tuần có thêm vài kỹ thuật mới. Các kỹ thuật bảo trì luôn thay đổi và được thể hiện trong hình. 18 f/ Vai trò của bảo trì ngày nay Ngày nay bảo trì đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất, có thể so sánh như đội cứu hoả. Ngọn lửa trong đám cháy phải được dập tắt nhanh như có thể để tránh những thiệt hại lớn. Tuy nhiên, dập lửa không phải là nhiệm vụ chính của đội cứu hỏa mà là phòng cháy. Bởi vậy vai trò chính yếu của bảo trì là: • Phòng ngừa để tránh cho máy móc không hư hỏng. • Tăng tối đa năng suất của thiết bị: o Đảm bảo thiết bị hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tương ứng với tuổi thọ thiết kế. o Chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy để bảo trì nhỏ nhất. o Cải tiến liên tục quá trình sản xuất. • Tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị: o Thiết bị vận hành có hiệu quả và ổn định, chi phí vận hành ít hơn, đồng thời làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn. o Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn. • Khắc phục khó khăn về phụ tùng: Ngày nay, công tác bảo trì ngày càng giữ một vị trí quan trọng. Ở những nước đang phát triển, có nhiều máy móc cũ đang hoạt động. Vấn đề phụ tùng là yếu tố 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan