Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Điện - Điện tử ĐỒ ÁN CƠ ĐIỆN TỬ - Thiết kế hệ thống tưới cây tự động theo độ ẩm...

Tài liệu ĐỒ ÁN CƠ ĐIỆN TỬ - Thiết kế hệ thống tưới cây tự động theo độ ẩm

.PDF
65
808
108

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. ii MỤCLỤC ....................................................................................................... iii DANHMỤC HÌNHVẼ .................................................................................. v MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1.Tínhcấp thiếtcủa đề tài .............................................................................. 1 2. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiêncứu ................................................................................. 3 4. Kếtcấu ....................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiêncứu ........................................................................... 3 CHƠNG 1. TỔNG QUANVỀHỆ THỐNGTỚI CÂYTỰ ĐỘNG .... 5 1.1. Khái niệmvềhệ thốngtự động ............................................................... 5 1.2.Vai tròcủatự động hóa trong quá trìnhsản xuất .................................... 5 1.3. Ứngdụngcủatự động hóa trongtưới tiêu cho cây trồng ....................... 6 1.4. Các nghiêncứu ởnước ngoài ................................................................. 7 1.5.Các nghiêncứu trongnước ...................................................................... 9 1.6. Cácvấn đềcần nghiêncứubổ sung ........................................................ 9 CHƠNG 2. CÁC PHẦNTỬCỦAMẠCH ĐIỀU KHIỂNHỆ THỐNG TỚI CÂY THEO ĐỘ ẨM ......................................................................... 10 2.1. Vi điều khiển Pic 16F877A. ................................................................. 11 2.1.1. Sơ đồ chân vàsơ đồ nguyên lýcủa PIC16F877A .......................... 11 2.1.2. Cấu trúc vi điều khiển PIC16F877A .............................................. 12 2.1.3. Cácbộ timercủa 16F877A ............................................................. 17 2.2. Cảm biến DHT11 .................................................................................. 18 2.3. Màn hình LCD 2 dòng 16 kítự ............. Error! Bookmark not defined. 2.4. Rơle đóng ngắt thiếtbị .......................................................................... 21 2.5. Tụ điện .................................................................................................. 21 2.6.Điot ......................................................................................................... 22 2.7. Điện trở ................................................................................................. 22 2.8. Thời gian thực DS1307 ......................................................................... 22 CHƠNG 3: THIẾTKẾHỆ THỐNGTỚI CÂY .................................. 25 3.1. Xâydựng bài toán chohệ thống ........................................................... 25 3.2. Thiếtkế phầncơ .................................................................................... 26 3.2.1. Xác địnhlầntưới nhucầunước/lầntưới và khảnăng cungcấpnước .................................................................................................................. 26 iv 3.2.2. Phân chia khutưới ......................................................................... 27 3.2.3. Tính toán đường ống chính ............................................................ 27 3.2.4. Tính toán đường ống nhánh, đường ống thứcấp ........................... 29 3.2.5. Chọn phương pháptưới .................................................................. 30 3.2.6. Vật liệusửdụng trong xâydựnghệ thốngtưới.............................. 31 3.3.Thiếtkếmạch điều khiển ....................................................................... 33 3.3.1. Thiếtkế phầncứng ......................................................................... 33 3.3.2.Mạch in thựctế sau khi thiếtkế (sửdụng phầnmềm atium). ......... 33 3.3.3. Thiếtkế phầnmềm ......................................................................... 34 3.3.4. Thuật toán điều khiển ..................................................................... 38 3.3.5. Mạch thựctế sau khi thiếtkế và chạy thử ...................................... 40 KẾT LUẬN VÀHỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI .................................... 41 4.1. Đánh giákết quả ................................................................................... 41 4.2. Hạn chếcủa đề tài ................................................................................. 41 4.3. Hướng phát triển đề tài ......................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 PHỤLỤC ....................................................................................................... 43
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY š&› ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG TƯỚI CÂY TỰ ĐỘNG Sinh viên thực hiện : Hoàng Thiện Phúc Lớp Cơ điện tử K51 : Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Lăng Vân HÀ NỘI 05 - 2014 i LỜI NÓI ĐẦU Trong thời gian thực hiện đề tài với nội dung nghiên cứu,thiết kế và chế tạo hệ thống tưới cây tự động, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học ở trường, trong thực tế. Cùng với sự giúp đỡ của thầy Lê Lăng Vân cho tới nay đã hoàn thành những yêu cầu của đề tài. Đó là nghiên cứu, thiết kế và thực thi chế tạo mạch điều khiển của hệ thống tưới cây tự động đạt độ chính xác và hoạt động tốt. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Lăng Vân đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Do kiến thức còn hạn chế trong quá trình thực hiện đồ án em không tránh khỏi những sai xót kính mong quý thầy cô trong hội đồng thi chỉ dẫn, bỏ qua và giúp đỡ em.Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để nội dung đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Hoàng Thiện Phúc ii MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. ii MỤC LỤC .......................................................................................................iii DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. v MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Kết cấu ....................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TƯỚI CÂY TỰ ĐỘNG .... 5 1.1. Khái niệm về hệ thống tự động ............................................................... 5 1.2.Vai trò của tự động hóa trong quá trình sản xuất .................................... 5 1.3. Ứng dụng của tự động hóa trong tưới tiêu cho cây trồng ....................... 6 1.4. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 7 1.5.Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 9 1.6. Các vấn đề cần nghiên cứu bổ sung........................................................ 9 CHƯƠNG 2. CÁC PHẦN TỬ CỦA MẠCH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TƯỚI CÂY THEO ĐỘ ẨM ......................................................................... 10 2.1. Vi điều khiển Pic 16F877A. ................................................................. 11 2.1.1. Sơ đồ chân và sơ đồ nguyên lý của PIC16F877A.......................... 11 2.1.2. Cấu trúc vi điều khiển PIC16F877A .............................................. 12 2.1.3. Các bộ timer của 16F877A............................................................. 17 2.2. Cảm biến DHT11 .................................................................................. 18 2.3. Màn hình LCD 2 dòng 16 kí tự............. Error! Bookmark not defined. 2.4. Rơle đóng ngắt thiết bị .......................................................................... 21 2.5. Tụ điện .................................................................................................. 21 2.6.Điot......................................................................................................... 22 2.7. Điện trở ................................................................................................. 22 2.8. Thời gian thực DS1307 ......................................................................... 22 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI CÂY .................................. 25 3.1. Xây dựng bài toán cho hệ thống ........................................................... 25 3.2. Thiết kế phần cơ.................................................................................... 26 3.2.1. Xác định lần tưới nhu cầu nước/lần tưới và khả năng cung cấp nước .................................................................................................................. 26 iii 3.2.2. Phân chia khu tưới ......................................................................... 27 3.2.3. Tính toán đường ống chính ............................................................ 27 3.2.4. Tính toán đường ống nhánh, đường ống thứ cấp ........................... 29 3.2.5. Chọn phương pháp tưới .................................................................. 30 3.2.6. Vật liệu sử dụng trong xây dựng hệ thống tưới.............................. 31 3.3.Thiết kế mạch điều khiển ....................................................................... 33 3.3.1. Thiết kế phần cứng ......................................................................... 33 3.3.2.Mạch in thực tế sau khi thiết kế (sử dụng phần mềm atium). ......... 33 3.3.3. Thiết kế phần mềm ......................................................................... 34 3.3.4. Thuật toán điều khiển ..................................................................... 38 3.3.5. Mạch thực tế sau khi thiết kế và chạy thử ...................................... 40 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI .................................... 41 4.1. Đánh giá kết quả ................................................................................... 41 4.2. Hạn chế của đề tài ................................................................................. 41 4.3. Hướng phát triển đề tài ......................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 43 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1.Bộ hẹn giờ và van điều khiển ................................................................... 8 Hình 2. 1. Sơ đồ khối của mạch........................................ .....................................10 Hình 2. 2.Sơ đồ chân của PIC 16F877A. ............................................................... 11 Hình 2. 3. Sơ đồ nguyên lý ..................................................................................... 12 Hình 2. 4.Cảm biến DHT11 ................................................................................... 18 Hình 2. 5. Sơ đồ kết nối với VĐK ........................................................................... 19 Hình 2. 6. Sơ đồ nguyên lý kết nối của LCD1602 trong mạch điện ...................... 20 Hình 2. 7. Relay 5V và sơ đồ các chân .................................................................. 21 Hình 2. 8. Điot ........................................................................................................ 22 Hình 2. 9. Sơ đồ các chân của DS1307.................................................................. 23 Hình 3. 1. Sơ đồ mạch nguyên lý............................................................................33 Hình 3. 2.Mạch in sau khi thiết kế.......................................................................... 34 Hình 3. 3. Giao diện của phần mềm lập trình ................................................... 35 Hình 3. 4. PG2C mạch nạp PIC qua cổng COM ................................................... 36 Hình 3. 5. Giao diện phần mềm nạp pickit2 .......................................................... 37 Hình 3. 6. Lưu đồ thuật toán điều khiển................................................................. 39 Hình 3. 7. Mạch thực tế sau khi thiết kế và chạy thử ............................................. 40 v MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nền nông nghiệp của nước ta là nền nông nghiệp vẫn còn lạc hậu cũng như chưa có nhiều ứng dụng khoa học kĩ thuật được áp dụng vào thực tế. Rất nhiều quy trình kĩ thuật trồng trọt, chăm sóc được tiến hành một cách chủ quan và không đảm bảo được đúng yêu cầu. Có thể nói trong nông học ngoài những kĩ thuật trồng trọt, chăm sóc thì tưới nước là một trong các khâu quan trọng nhất trong trồng trọt, để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển bình thường, tưới đúng và tưới đủ theo yêu cầu nông học của cây trồng sẽ không sinh sâu bệnh, hạn chế thuốc trừ sâu cho sản phẩm an toàn, đạt năng suất, hiệu quả cao. Ngoài ra trên những tuyến phố ở khu vực trung tâm thành phố chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh các xe bồn chở nước tưới cây dọc đường gây ùn tắc, mất an toàn giao thông. Mặt khác hiện nay nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa các thiết bị máy móc tự động được đưa vào phục vụ thay thế sức lao động của con người. Vì vậy thiết bị tưới đang được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đưa vào thực tiễn ngày được áp dụng càng nhiều. Thiết bị tưới cũng rất đa dạng về chủng loại (vòi phun mưa, phun sương, vòi nhỏ giọt bù áp, vòi không bù áp, dây tưới nhỏ giọt...) có thông số khác nhau phục vụ cho các loại cây khác nhau được chế tạo từ nhiều nước như Israel, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc..., sẽ rất thuận tiện cho người sử dụng lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Việc tính toán để lựa chọn thiết bị hệ thống tưới đáp ứng được nhu cầu tưới theo nông học cây trồng và phù hợp điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho hiệu quả cao là việc cần thiết cho việc phát triển trên diện rộng của hệ thống tưới này. Hệ thống tưới phun đáp ứng độ ẩm gốc, độ ẩm lá và không khí cho cây trồng phát triển tốt, hệ thống tiết kiệm nước 1 tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng không gây rửa trôi, thoái hóa đất, không gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống tưới nước tự động có thể kết hợp với bón phân, phun thuốc hóa học. Hơn thế nữa, với việc thiết kế một hệ thống tưới cây tự động sẽ giúp cho con người không phải tưới cây, không phải tốn chi phí nhân công tưới nước cũng như giám sát thời gian tưới cây. Với hệ thống này, việc tưới cây sẽ là tự động tùy theo nhiệt độ thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm cao hay thấp, mùa nào trong năm… Tất cả các điều kiện đó sẽ được đưa vào hệ thống tính toán và đưa ra thời gian chính xác để bơm nước . Người lao động sẽ không cần phải quan tâm đến việc tưới cây, cây sẽ được sinh trưởng và phát triển tốt hơn nhờ việc tưới cây phù hợp và chính xác hơn. 2. Lý do chọn đề tài Hệ thống tưới tự động (tưới nhỏ giọt, phun sương …) là hệ thống thiết bị tưới tốt nhất đáp ứng theo yêu cầu sinh trưởng cây trồng đang được ứng dụng rộng trên các nước phát triển. Hệ thống tưới nước tự động là một hình thức tưới nước hợp lý, tiết kiệm sức lao động và chi phí nhân công. Vốn đã rất phổ biến từ nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ vài ba năm trở lại đây việc vận dụng hệ thống này mới trở thành xu hướng. Hệ thống tưới nước tự động cũng trở nên phổ biến hơn với người nông dân ở nông thôn cùng với quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhưng không phải người dân nào cũng mạnh dạn đưa vào xử dụng vì chi phí đầu tư cao. Mặt khác khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi cuộc sống con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng trở nên tiện nghi và hiện đại. Kỹ thuật điện tử phát triển con người đã tạo ra những thiết bị máy móc hiện đại thay thế cho con người những công việc nặng nhọc và đòi hỏi sự chính xác cao. 2 Kỹ thuật điện tử phát triển đã nhanh chóng được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực: công nghiệp, giao thông vận tải, hàng không vũ trụ...Các thiết bị điều khiển tự động giữ vai trò cực kỳ quan trọng góp phần lớn cho sự tiến bộ không ngừng của các lĩnh vực này. Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào khí hậu tự nhiên, và với những phương pháp sản xuất canh tác truyền thống không mang lại năng suất cao. Khi kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu con người càng được nâng cao, đòi hỏi chất và lượng nâng cao. Do đó cần đến các thiết bị kỹ thuật tiên tiến có khả năng đo đạc và điều khiển được các thông số của môi trường như :nhiệt độ, độ ẩm không khí, chất dinh dưỡng cung cấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng... Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên em đã nghiên cứu và tiến hành thiết kế : “Hệ Thống Tưới Cây Tự Động theo độ ẩm’’ . 3. Mục đích nghiên cứu Vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình hệ thống tưới tự động, từ đó đưa vào ứng dụng thực tiễn. Giúp cho việc tưới tiêu cây trồng ở nước ta có những phương án mới và đạt được hiệu quả cao. 4. Kết cấu - Tổng quan về đề tài - Giới thiệu các linh kiện sử dụng trong mạch điều khiển - Thiết kế hệ thống tưới tự động - Kết quả và định hướng phát triển 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung đề tài nghiên cứu, em tiến hành phương pháp nghiên cứu sau: • Các kết quả nghiên cứu kế thừa 3 - Kế thừa công trình nghiên cứu của các thế hệ trước về cơ sở lý thuyết của các phần mềm lập trình và mô phỏng. - Kế thừa các nghiên cứu có trong thực tiễn. • Định hướng nghiên cứu - Nghiên cứu phần mềm lập trình và mô phỏng trên máy tính. - Tìm ra phương pháp lập trình đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả. • Kiểm chứng - Chạy thử mô hình nhiều lần, kiểm tra phát hiện lỗi và từ đó hoàn thiện hệ thống. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TƯỚI CÂY TỰ ĐỘNG 1.1. Khái niệm về hệ thống tự động Hệ thống điều khiển tự động là hệ thống bao gồm các phần tử tự động nhằm điều khiển các quá trình xảy ra trong thiên nhiên, cuộc sống mà không có sự tham gia trực tiếp của con người. Hệ thống điều khiển tự động: là tập hợp các thành phần vật lý có mối liên quan và tác động qua lại lẫn nhau để chỉ huy, tự hiệu chỉnh hoặc điều khiển một hệ thống khác. Hệ thống điều khiển tự động xuất hiện ngày nay rất phổ biến. - Hệ thống điều hoà không khí. - Hệ thống điều chỉnh độ ẩm. - Hệ thống tự động báo cháy v.v.. Trong môi trường sản xuất: - Các máy tự động. - Các đường dây sản xuất, lắp ráp tự động. - Các máy điều khiển theo chương trình, Máy tính, Robot v.v.. 1.2.Vai trò của tự động hóa trong quá trình sản xuất Lịch sử hoàn thiện của công cụ, phương tiện sản xuất phát triển trên cơ sở cơ giới hóa và điện khí hóa. Khi có những đột phá mới trong lĩnh vực công nghệ vật liệu và tiếp theo là điện tử và tin học thì công nghệ tự động có cơ hội phát triển mạnh mẽ, đem lại muôn vàn lợi ích thiết thực cho xã hội. Đó là mấu chốt của năng suất, chất lượng, giá thành. Trong thực tiễn khi áp dụng tự động hóa vào sản xuất sẽ mang lại những hiệu quả không nhỏ cho phép giảm giá thành và nâng cao năng suất lao động, cải 5 thiện điều kiện sản xuất, đáp ứng cường độ cao về sản xuất hiện đại, thực hiện chuyên môn hóa và hoán đổi sản xuất. Từ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Trong một tương lai gần tự động hóa sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu, bởi vì nó không chỉ ứng dụng trong sản xuất mà còn ứng dụng phục vụ đời sống con người. Trong sản xuất nó thay thế con người những công việc cơ bắp nặng nhọc, công việc nguy hiểm, độc hại,công việc tinh vi hiện đại. . . còn trong đời sống con người những công nghệ này sẽ được ứng dụng phục vụ nhu cầu sống. Nó sẽ là phương tiện không thể thiếu trong đời sống chúng ta. 1.3. Ứng dụng của tự động hóa trong tưới tiêu cho cây trồng Công trường thực vật là căn cứ địa sản xuất nông nghiệp của hiện đại hóa. Toàn bộ quá trình đều có thể điều khiển tự động để giảm bớt sức người, nâng cao sản lượng… Mặc dù tự động hóa ứng dụng từ rất lâu cho việc tưới tiêu, song nó chỉ phát triển ở một số nước phát triển, còn đối với các nước chậm phát triển tuy nền nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhưng việc ứng dụng tự động hóa cho việc tưới cây vẫn còn rất chậm. Hiện nay, được sự trợ giúp của nước ngoài các nước đang phát triển đã đưa dần tự động hóa vào đời sống và sản xuất, đặc biệt là các nước đông nam á trong đó có Việt Nam. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ chế tạo thiết bị tự động hóa, kết hợp với thành tựu trong công nghệ vi điện tử và công nghệ thông tin, đã cho phép tạo nên một giải pháp tự động hóa trong mọi lĩnh vực. Có thể nói tự động hóa trở thành xu hướng tất yếu cho mọi lĩnh vực cho bất kì quốc gia, vùng lãnh thổ nào. 6 1.4. Các nghiên cứu ở nước ngoài Ở nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng về hệ thống tưới cây tự động: Đầu những năm 80, Liên Xô ( cũ ) đã chế tạo ra một loại máy tự động ứng dụng trong nông nghiệp. Khi làm việc loại máy này có thể quan sát được độ ẩm của thổ nhưỡng, nhiệt độ không khí, sức gió… Nó có thể xác định được phương pháp tưới và tiến hành tưới cho cây trồng, nhờ một loại máy làm mưa nhân tạo khác. Hãng robot Droplet giới thiệu robot tưới cây tích hợp những công nghệ tự động mới nhất, điện toán đám mây và một số dịch vụ kết nối khác cho phép Droplet có khả năng tự động ngắm hướng vòi phun, lượng nước và tần suất tưới để tự động tưới nước cho cây theo những lịch trình tự tính toán dựa trên phân tích các dữ liệu đầu vào. Droplet là 1 chiếc vòi phun tự động có khả năng tự điều chỉnh hướng dòng nước phun ra từ ống đến thân cây trong bán kính 9,14 mét. Trước khi robot tự động vận hành, người dùng chỉ cần khai báo tên của các loại cây có mặt trong vườn thông qua điện thoại, máy tính bảng,... được kết nối không dây với robot. Dựa trên thông tin về tên các loại cây, Droplet sẽ tự tra cứu thông tin trên mạng nhằm xác định lượng nước cũng như tần số tưới cho phù hợp với từng loại cây. Bên cạnh đó, Droplet cũng tự tra cứu dữ liệu về tình hình thời tiết của địa điểm làm việc để xác định mưa/nắng nhằm đưa ra lịch làm việc thích hợp. Bộ điều khiển tưới cây tự động Israel dễ dàng được lập trình theo yêu cầu tưới của người sử dụng. Chỉ cần vài thao tác lập trình, cung cấp cho hệ thống một nguồn nước đầu vào và dẫn các đầu tưới đến các vị trí cần tưới là đã hoàn tất việc lắp đặt hệ thống tưới tự động theo công nghệ tưới tiên tiến. Có 2 loại điều khiển: Điều khiển theo giờ tưới và điều khiển theo chu kỳ. 7 • Điều khiển theo giờ tưới: Hệ thống hoạt động đúng theo thời gian đồng hồ yêu cầu. • Điều khiển theo chu kì tưới: Hệ thống hoạt động theo vòng lặp thời gian. *Bộ điều khiển thời gian và van điện từ. - Bộ điều khiển tự động: dùng để cài đặt thời gian tưới tự động, như giờ hoạt động, thời gian hoạt động, thời gian dừng hay chuyển đổi các vị trí tưới. Bộ cảm biến mưa sẽ tự động ngừng tưới khi có mưa hay độ ẩm cao. - Van điện từ: là thiết bị nhận và truyền tín hiệu từ bộ điều khiển đến các đầu tưới, để các đầu tưới hoạt động. Hình 1. 1.Bộ hẹn giờ và van điều khiển * Hoạt động của hệ thống tưới: Hệ thống được mặc định giờ tưới, đến giờ hoạt động thì bộ điều khiển sẽ tự động truyền tín hiệu đến các van điện từ, các van sẽ tự động mở ra và cung cấp nước cho các đầu phun. Thời gian tưới được cài đặt sẵn theo ý muốn của người sử dụng. 8 1.5.Các nghiên cứu trong nước Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng hệ thống tự động vào trong cuộc sống. Người dân đã sáng tạo ra các hệ thống bán tự động giúp tiết kiệm sức lao động, hiệu quả mang lại cao hơn so với tưới thủ công. Tuy nhiên hệ thống này còn nhiều nhược điểm cần khắc phục để mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Ở các trường đại học chuyên ngành kĩ thuật đã có nhiều đề tài về hệ thống tưới nước tự động do sinh viên thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục. Hệ thống tưới phun tự động đa năng- một công trình khoa học của 2 giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế: tiến sĩ Lê Văn Luận và thạc sĩ Lê Đình Hiếu. Các thiết bị chính của hệ thống tưới phun đa năng này gồm có 1 cảm biến đo nhiệt độ và 1 cảm biến đo độ ẩm của đất được cài đặt tại nhà màng trồng hoa, hệ điều khiển được lập trình trên PLC-S7- 1200. Khi các cảm biến cho thông số độ ẩm của đất hoặc nhiệt độ không khí tại nhà màng báo hiệu cần nước, tín hiệu này sẽ đưa đến hộp điều khiển PLC. Tại đây các chức năng sẽ được điều khiển tự động để nhận nước và đưa tưới tự động tưới phun theo các vòi phun lắp đặt, và sẽ tự ngừng trong đúng 5 phút, khi cảm biến báo độ ẩm hoặc nhiệt độ đã đạt yêu cầu. Hệ thống tưới phun tự động đa năng là sản phẩm khoa học có ý tưởng hay, tính ứng thiết thực và đã được thử nghiệm có hiệu quả thực tế. 1.6. Các vấn đề cần nghiên cứu bổ sung Các nghiên cứu ở trên đã được ứng dụng từ lâu. Tuy nhiên, do giá thành quá cao nên nhiều người chưa có điều kiện để sử dụng các thiết bị đó. Vì vậy, tác giả đã thực hiện nghiên cứu hệ thống tưới sử dụng cảm biến độ ẩm của không khí để quyết định thời gian tưới cho cây trồng. Hệ thống chế tạo đơn giản, chi phí thấp dễ sửa chữa. . . 9 CHƯƠNG 2. CÁC PHẦN TỬ CỦA MẠCH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TƯỚI CÂY THEO ĐỘ ẨM Thiết kế mạch điều khiển có chức năng thực hiện điều khiển đóng ngắt thiết bị điện tự động thông qua các cảm biến DHT11 (cảm biến nhiệt độ và độ ẩm). Hệ thống được thiết kế gồm 5 khối: • Khối thu gồm cảm biến nhiệt độ và độ ẩm DHT11 • Khối xử lý trung tâm sử dụng PIC 16F877A. • Khối hiển thị sử dụng LCD • Khối điều khiển thiết bị sử dụng Relay 5VDC để đóng/ cắt thiết bị. • Khối thời gian thực (hẹn giờ) Sơ đồ khối của mạch Khối thu sử dụng cảm biến DHT11 Khối điều khiển thiết bị Khối xử lý trung tâm Khối thời gian thực Khối hiển thị Hình 2. 1. Sơ đồ khối của mạch. 10 Chức năng của từng khối: • Khối xử lý trung tâm: Vi điều khiển PIC 16F877A điều khiển toàn bộ hoạt động của mạch là nhận dữ liệu giải mã tín hiệu nhiệt độ và độ ẩm. Đưa hiển thị lên các LCD sau đó đưa ra tín hiệu điều khiển bật /tắt (hẹn giờ bật /tắt) thiết bị điện. • Khối hiển thị: Là các LCD 2 dòng 16 kí tự để hiển thị nhiệt độ và độ ẩm môi trường, thời gian. • Khối nguồn nuôi: Là khối cơ bản nhất nó cung cấp dòng nuôi cho toàn bộ linh kiện trong mạch. Nó tạo ra điện áp ổn định thoả mãn các chỉ số về điện áp và dòng .( Dùng sạc pin điện thoại 5V ) • Khối bật tắt thiết bị điện: Là khối sử dụng Relay 5 VDC để đóng /ngắt mạch hoạt động của các thiết bị điện khối này nhận tín hiệu từ VĐK PIC 16F877A 2.1. Vi điều khiển Pic 16F877A. 2.1.1. Sơ đồ chân và sơ đồ nguyên lý của PIC16F877A Hình 2. 2.Sơ đồ chân của PIC 16F877A. 11 Hình 2. 3. Sơ đồ nguyên lý 2.1.2. Cấu trúc vi điều khiển PIC16F877A Sơ đồ chân và sơ đồ nguyên lý của PIC16F877A được trình bày trên Hình 2.3 và với các đặc điểm cơ bản như sau : - PIC16F877A có tất cả 40 chân Chức năng các chân VĐK: • Chân OSC1/CLK1(13): Ngõ vào kết nối với dao động thạch anh hoặc ngõ vào nhận xung clock từ bên ngoài. • Chân OSC2/CLK0(14): Ngõ ra dao động thạch anh hoặc ngõ cấp xung clock. • Chân MCLR /Vpp(1) Có 2 chức năng: MCLR : Ngõ vào reset tích cực ở mức thấp. Vpp: Ngõ vào nhận điện áp lập trình khi lập trình cho pic. • Chân RA0/AN0(2), RA1/AN1(3), RA2/AN2 có 2 chức năng: RA0, 1, 2: Ngõ vào xuất/nhập số. AN0, 1, 2: Ngõ vào tương tự của kênh 0, 1, 2. 12 • Chân RA2/AN2/VREF-/VREF+(4): xuất nhập số/ ngõ vào tương tự kênh thứ 2/ ngõ vào điện áp chuẩn thấp bộ AD/ ngõ vào điện áp chuẩn cao bộ AD. • Chân RA3/AN3/VREF+(5): xuất nhập số/ ngõ vào kênh tương tự 3/ ngõ vào điện áp chuẩn(cao) của bộ AD. • Chân RA4/TOCK1/C1OUT(6): xuất nhập số/ ngõ vào xung clock bên ngoài cho TIMER0/ ngõ ra bộ so sánh 1. • Chân RA5/AN4/ SS /C2OUT(7): xuất nhập số/ ngõ vào tương tự kênh 4/ ngõ vào lựa chọn SPI phụ/ ngõ ra bộ so sánh 2. • Chân RB0/INT(33): xuất nhập số/ ngõ vào tín hiệu ngắt ngoài. • Chân RB1(34), RB2(35): xuất nhập số. • Chân RB3/PGM(36): xuất nhập số/ cho phép lập trính điện áp thấp ICSP. • Chân RB4(37), RB5(38): xuất nhập số. • Chân RB6/PGC(39): xuất nhập số/ mạch gỡ rối và xung clock lập trình ICSP. • Chân RB7/PGD(40): xuất nhập số/ mạch gỡ rối và dữ liệu lập trình ICSP. • Chân RC0/T1OCO/T1CKI(15): xuất nhập số/ ngõ vào dao động Timer1/ ngõ vào xung clock bên ngoài Timer1. • Chân RC1/T1OSI/CCP2(16): xuất nhập số/ ngõ vào bộ dao động Timer1/ ngõ vào capture2, ngõ ra compare2, ngõ ra PWM2. • Chân RC2/CCP1(17): xuất nhập số/ ngõ vào Capture1, ngõ ra Compare1, ngõ ra PWN1. • Chân RC3/SCK/SCL(18): xuất nhập số/ ngõ vào xung clock nối tiếp đồng bộ, ngõ ra chế độ SPI/ ngõ vào xung clock đồng bộ, ngõ ra chế độ I2C. • Chân RC4/SDI/SDA(23): xuất nhập số/ dữ liệu vào SPI/ xuất nhập I2C. • Chân RC5/SDO(24): xuất nhập số/ dữ liệu ra SPI. 13 • Chân RC6/TX/CK(25): xuất nhập số/ truyền bất đồng bộ USART/ xung đồng bộ USART. • Chân RC7/RX/DT(26): xuất nhập số/ nhận bất đồng bộ USART. • Chân RD0÷ 7/PSP0÷ 7(19÷ 30): xuất nhập số/ dữ liệu port song song. • Chân RE0/ RD /AN5(8): xuất nhập số/ điều khiển port song song/ ngõ vào tương tự kênh 5. • Chân RE1/ WR /AN6(9): xuất nhập số/ điều khiển ghi port song song/ ngõ vào tương tự kênh 6. • Chân RE2/ CS /AN7(10): xuất nhập số/ chân chọn lựa điều khiển port song song/ ngõ vào tương tự kênh 7. • Chân VDD(11, 32) và VSS(12, 31): là chân nguồn của Pic. - 40 chân trên được chia thành 5 PORT, 2 chân cấp nguồn, 2 chân GND, 2 chân thạch anh và một chân dùng để RESET vi điều khiển. - 5 port của PIC16F877A bao gồm : + PORTB : 8 chân + PORTD : 8 chân + PORTC : 8 chân + PORTA : 6 chân + PORT E : 3 chân 14 * Khái quát về chức năng của các port trong vi điều khiển PIC16F877A PORTA: PORTA gồm có 6 chân. Các chân của PortA, có thể thực hiện được chức năng “hai chiều” : xuất dữ liệu từ vi điều khiển ra ngoại vi và nhập dữ liệu từ ngoại vi vào vi điều khiển. Việc xuất nhập dữ liệu ở PIC16F877A khác với họ 8051. Ở tất cả các PORT của PIC16F877A, ở mỗi thời điểm chỉ thực hiện được một chức năng: Xuất hoặc nhập. Để chuyển từ chức năng này nhập qua chức năng xuất hay ngược lại, ta phải xử lý bằng phần mềm, không như 8051 tự hiểu lúc nào là chức năng nhập, lúc nào là chức năng xuất. Trong kiến trúc phần cứng của PIC16F877A, người ta sử dụng thanh ghi TRISA ở địa chỉ 85H để điều khiển chức năng I/O trên. Muốn xác lập các chân nào của PORTA là nhập (input) thì ta “ set bit ’’ tương ứng chân đó trong thanh ghi TRISA. Ngược lại, muốn chân nào là output thì ta “ clear bit ’’ tương ứng chân đó trong thanh ghi TRISA. Điều này hoàn toàn tương tự đối với các PORT còn lại Ngoài ra, PORTA còn có các chức năng quan trọng sau : - Ngõ vào Analog của bộ ADC: thực hiện chức năng chuyển từ Analog sang Digital. - Ngõ vào điện thế so sánh - Ngõ vào xung Clock của Timer0 trong kiến trúc phần cứng : thực hiện các nhiệm vụ đếm xung thông qua Timer0… - Ngõ vào của bộ giao tiếp MSSP (Master Synchronous Serial Port). 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan