Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ định hướng việc làm của thanh niên phật tử tại hà nội...

Tài liệu định hướng việc làm của thanh niên phật tử tại hà nội

.PDF
174
84
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ DƢƠNG THU TRANG ĐỊNH HƢỚNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN PHẬT TỬ TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ DƢƠNG THU TRANG ĐỊNH HƢỚNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN PHẬT TỬ TẠI HÀ NỘI Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Thu Hƣơng Hà Nội – 2015 Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đề tài Nafosted VIII1.1-2012.05 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---***--- GIẤY XÁC NHẬN Về việc đồng ý cho học viên sử dụng dữ liệu nghiên cứu PGS.TS. Hoàng Thu Hƣơng – Chủ nhiệm đề tài “Đạo đức Phật giáo và tinh thần kinh doanh của người dân đô thị Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”, mã số VIII1.1 – 2012.5 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted) tài trợ nghiên cứu từ năm 2013 – 2015 xác nhận: Học viên Dương Thu Trang là cán bộ tham gia đoàn khảo sát thu thập và xử lý thông tin của đề tài “Đạo đức Phật giáo và tinh thần kinh doanh của người dân đô thị Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” đƣợc sử dụng dữ liệu sơ cấp của đề tài để thực hiện luận văn cao học với đề tài “Định hướng việc làm của thanh niên Phật tử tại Hà Nội”. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Hoàng Thu Hƣơng LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu “Định hướng việc làm của thanh niên Phật tử tại Hà Nội” là báo cáo nghiên cứu khoa học dựa trên một phần kết quả khảo sát của đề tài: Đạo đức Phật giáo và tinh thần kinh doanh của người dân đô thị Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, mã số Nafosted VIII1.1-2012.05 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ. Luận văn Thạc sĩ là một bƣớc quan trọng để tôi có cơ hội thực hành, áp dụng các kiến thức lý thuyết đƣợc học ở trƣờng vào nghiên cứu trong thực tế. Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, song tôi hi vọng rằng công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về định hƣớng việc làm của thanh niên Phật tử tại Hà Nội. Tôi cũng mong rằng nghiên cứu sẽ đem lại những kết quả hữu ích về mặt xã hội. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo Khoa Xã hội học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS Hoàng Thu Hương đã nhiệt tình, tận tâm hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn trong tập thể lớp Cao học khóa 2013 Xã hội học đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tuy đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhƣng do bản thân còn chƣa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 10 năm 2015 Học viên Dƣơng Thu Trang MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 4 DANH MỤC BIỂU ........................................................................................... 5 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 8 2.1. Những nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp ở nước ngoài ........... 8 2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 10 2.2.1. Nhóm nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp .............................. 10 2.2.3. Nhóm nghiên cứu về vai trò của Phật giáo trong đời sống ........... 15 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................... 23 3.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................... 23 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 23 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 24 4.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 24 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 24 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .............................................. 24 5.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 24 5.2. Khách thể nghiên cứu .......................................................................... 24 5.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 24 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................... 25 6.1. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................. 25 6.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 25 7. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 25 7.1. Phân tích tài liệu .................................................................................. 25 7.2. Phỏng vấn sâu ...................................................................................... 26 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................ 28 1 1.1. Khái niệm công cụ ................................................................................... 28 1.1.1. Khái niệm việc làm, định hướng việc làm ...................................... 28 1.1.2. Khái niệm Phật tử ............................................................................. 29 1.1.3. Khái niệm thanh niên, thanh niên Phật tử ...................................... 30 1.1.3.1. Khái niệm thanh niên .................................................................. 30 1.1.3.2. Khái niệm thanh niên Phật tử ..................................................... 30 1.2. Lý thuyết áp dụng ................................................................................... 33 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội .............................................................. 33 1.2.2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ................................................................. 35 1.2.3. Lý thuyết vị thế - vai trò .................................................................... 36 1.2.4. Lý thuyết xã hội hóa .......................................................................... 37 1.3. Khái quát về Phật giáo và nội dung sinh hoạt của thanh niên Phật tử Hà Nội .............................................................................................................. 38 1.3.1. Khái quát về Phật giáo Việt Nam ..................................................... 38 1.3.1.1. Phật giáo và sự phát triển Phật giáo ở Việt Nam ....................... 38 1.3.1.2. Đặc điểm Phật giáo Việt Nam..................................................... 42 1.3.2. Nội dung hoạt động của các thanh niên Phật tử Hà Nội ............... 47 1.4. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 49 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM THANH NIÊN PHẬT TỬ Ở HÀ NỘI ................. 53 2.1. Khái quát một số đặc trƣng của thanh niên Phật tử ........................... 53 2.1.1. Đặc trưng về giới ............................................................................... 53 2.1.2. Đặc trưng về tuổi ............................................................................... 55 2.1.3. Đặc trưng về trình độ học vấn .......................................................... 58 2.1.4. Đặc trưng về tình trạng hôn nhân ................................................... 61 2.1.5. Đặc trưng về nghề nghiệp................................................................. 64 2.2. Niềm tin và sự thực hành nghi lễ Phật giáo của thanh niên Phật tử.. 66 2.2.1. Niềm tin vào đạo Phật ....................................................................... 66 2 2.2.2. Sự thực hành nghi lễ Phật giáo ....................................................... 73 CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC LÀM VÀ SỰ LỰA CHỌN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN PHẬT TỬ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY..................... 80 3.1. Quan điểm về những việc Phật tử không nên làm ............................... 80 3.2. Định hƣớng việc làm của nhóm thanh niên Phật tử chƣa đi làm ....... 89 3.2.1. Tiêu chí lựa chọn việc làm ................................................................ 90 3.2.2. Khu vực làm việc mong muốn .......................................................... 92 3.3. Định hƣớng thay đổi việc làm của nhóm thanh niên đang có việc làm96 3.3.1. Đặc điểm việc làm hiện tại ................................................................ 97 3.3.2. Quan điểm về sự gắn bó với việc làm hiện tại của thanh niên Phật tử Hà Nội ................................................................................................... 106 3.3.3. Dự định đối với việc làm trong tương lai ....................................... 108 3.4. Các nhân tố tác động đến định hƣớng việc làm ................................. 114 3.6.1. Về giới .............................................................................................. 114 3.6.2. Trình độ học vấn ............................................................................. 116 3.6.3. Xác nhận Phật tử ............................................................................ 120 KẾT LUẬN ................................................................................................... 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 126 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát ......................................................................... 26 Bảng 2: Xác nhận Quy y Tam bảo của thanh niên Phật tử ........................... 32 Bảng 3: Tương quan về tình trạng hôn nhân trong so sánh với tình trạng hôn nhân giữa người đi lễ chùa Quán Sứ, chùa Hà và của thanh niên Phật tử Hà Nội ................................................................................................................... 63 Bảng 4: Mức độ niềm tin của thanh niên Phật tử ........................................... 67 Bảng 5: Quan niệm của thanh niên Phật tử về những việc Phật tử không nên làm ................................................................................................................... 81 Bảng 6: Tiêu chí lựa chọn việc làm của nhóm thanh niên Phật tử chưa đi làm ......................................................................................................................... 90 Bảng 7: Khu vực làm việc của nhóm Phật tử làm công ăn lương .................. 97 Bảng 8: Tính ổn định của thu nhập nhóm làm công ăn lương ....................... 98 Bảng 9: Vị trí công việc của nhóm kinh doanh ............................................. 102 Bảng 10: Quan điểm: Có dự định gắn bó với công việc của thanh niên Phật tử trong nhóm làm công ăn lương ................................................................. 106 Bảng 11: Dự định kinh doanh của thanh niên Phật tử trong nhóm kinh doanh ....................................................................................................................... 112 Bảng 12: Tương quan về giới và “Dự định gắn bó với công việc” của nhóm hoạt động kinh doanh .................................................................................... 114 Bảng 13: Tương quan về giới và dự định gắn bó với công việc của nhóm làm công ăn lương ................................................................................................ 115 Bảng 14: Tương quan về giới với “Tiêu chí chọn nghề nghiệp” của nhóm chưa đi làm .................................................................................................... 116 Bảng 15: Tương quan giữa trình độ học vấn với “Dự định gắn bó với công việc” của nhóm hoạt động kinh doanh ......................................................... 117 Bảng 16: Tương quan về trình độ học vấn và dự định gắn bó với công việc của nhóm làm công ăn lương ........................................................................ 118 Bảng 17: Tương quan giữa trình độ học vấn với “Tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp” của nhóm chưa đi làm ..................................................................... 118 Bảng 18: Tương quan về Xác nhận Phật tử với “Dự định gắn bó với công việc”của nhóm hoạt động kinh doanh .......................................................... 120 Bảng 19: Tương quan về trình độ học vấn và Xác nhận Phật tử của nhóm làm công ăn lương ................................................................................................ 121 Bảng 20: Tương quan về Khu vực làm việc mong muốn với Xác nhận Phật tử của nhóm chưa đi làm ................................................................................... 122 4 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 1: Cơ cấu tuổi thanh niên Phật tử ..................................................... 55 Biểu đồ 2: Cơ cấu trình độ học vấn của thanh niên Phật tử .......................... 58 Biểu đồ 3: Tình trạng hôn nhân của thanh niên Phật tử ................................ 62 Biểu đồ 4: Cơ cấu nghề nghiệp của thanh niên Phật tử ................................. 65 Biểu đồ 5: Tần suất đi lễ chùa của thanh niên Phật tử................................... 74 Biểu đồ 6: Tần suất nghe giảng kinh tại chùa của thanh niên Phật tử .......... 76 Biểu đồ 7: Tần suất hành lễ tại gia của thanh niên Phật tử ........................... 78 Biểu đồ 8: Khu vực làm việc mong muốn của nhóm thanh niên Phật tử chưa đi làm ............................................................................................................... 93 Biểu đồ 9: Lý do chọn công việc của nhóm làm công ăn lương ................... 100 Biểu đồ 10: Lý do khởi nghiệp kinh doanh ................................................... 105 Biểu đồ 11: Quan điểm của thanh niên Phật tử trong nhóm làm công ăn lương về câu: Coi công việc là sự nghiệp không ........................................ 109 5 ĐỊNH HƢỚNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN PHẬT TỬ TẠI HÀ NỘI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo bà Nguyễn Thị Lan Hƣơng, Viện trƣởng Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), đến thời điểm 1/7/2014, cả nƣớc có hơn 871.000 ngƣời trong độ tuổi lao động thất nghiệp (số liệu làm tròn), trong đó, 479.000 ngƣời ở thành thị, 521.000 ngƣời không có chuyên môn kỹ thuật, 147.000 ngƣời có trình độ đại học trở lên [70]. Vậy nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này nhƣ thế nào vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo và những ngƣời nghiên cứu nhƣ chúng ta. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc những ngƣời trong độ tuổi lao động, dù không có trình độ, không có tay nghề chuyên môn hay kể cả những ngƣời đã tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng, đại học và thậm chí là những ngƣời đã học xong cao học vẫn còn đang lung túng, loay hoay trong việc tìm kiếm việc làm, dẫn đến tình trạng tỷ lệ những ngƣời thất nghiệp ngày càng gia tăng; đó là họ chƣa có định hƣớng việc làm hoặc định hƣớng việc làm chƣa đúng đắn, chƣa phù hợp. Nạn thất nghiệp kéo theo nhiều loại tệ nạn khác trong xã hội khác nhƣ: mại dâm, nghiện hút, lô đề cờ bạc, trộm cắp, cƣớp giật, giết ngƣời… Các loại tệ nạn này xảy ra phần nhiều ở lứa tuổi thiếu niên còn đang đi học và thanh niên không có công ăn việc làm đua đòi, thiếu tiền ăn chơi. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, vấn đề suy thoái về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của con ngƣời trong mọi mặt của cuộc sống, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề là vấn đề Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm và tìm cách giải quyết triệt để. Mặt khác, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta là tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo. Bởi Việt Nam là một nƣớc đa tín ngƣỡng, tôn giáo với khoảng 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau, trong đó số ngƣời là tín đồ Đạo Phật có 6.802.318 ngƣời vào năm 2009 (Tổng điều tra dân số và nhà ở TW, 2009), chiếm 43,5% trong tổng số ngƣời theo các tôn giáo, nhƣ vậy rõ ràng Phật giáo là một tôn giáo chiếm vị trí “thƣợng thừa” trong các tôn giáo và có ảnh hƣởng lớn đối với các tín đồ đạo Phật nói riêng và con ngƣời Việt Nam nói chung. Phật giáo luôn hƣớng chúng sinh tới 6 những điều thiện, xua đuổi cái ác và ngày nay, đạo đức Phật giáo đã dần dần đi vào đời sống của mỗi con ngƣời Việt Nam. Đạo Phật là đạo giải thoát khổ đau cho nhân loại, vì vậy đƣờng lối của đạo Phật đƣợc xây dựng trên nền tảng của sự giác ngộ chân lý. Khả năng giác ngộ ở trong mỗi con ngƣời, nhƣ Đức Phật dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh". Vậy khả năng giác ngộ không chỉ dành cho ngƣời già hay ngƣời giỏi. Sự giác ngộ vĩ đại dƣới cội bồ đề của Đức Phật chỉ là sự viên mãn của tâm thức giác ngộ, mà thái tử Tất Đạt Đa đã có định hƣớng từ thời niên thiếu (7 tuổi). Đức Phật thành đạo, vẫn còn rất trẻ đến nỗi các giáo chủ, trí thức đƣơng thời phải hoài nghi rằng: "Ngài còn quá trẻ làm sao giác ngộ được?". Phật dạy: "Giác ngộ không nằm ở tuổi tác mà ở sự tinh cần tu tập" (Kinh Trung Bộ). Phật pháp luôn cho rằng: Tuổi trẻ - mùa xuân của đời ngƣời: Thể lực và sức khỏe sung mãn; thể xác và tâm hồn luôn rạo rực cháy bỏng với những nhu cầu hết sức tự nhiên của con ngƣời. Nhƣ vậy, chúng ta thấy sự giác ngộ nhanh chóng, mạnh mẽ phải ở thanh niên. Những hoạt động giáo dục truyền bá tinh thần chân lý mạnh mẽ và hiệu quả cũng phải ở nơi tuổi trẻ. Và giáo lý Phật dạy rất phù hợp với tuổi trẻ. Tuổi trẻ có thể thực hành giáo lý của Phật để xây dựng bản thân, gia đình và xã hội. Vì ngƣời trẻ tuổi có trái tim đầy nhiệt huyết, một trái tim phụng sự hết mình cho lý tƣởng nhân loại cao đẹp. Tất cả điều kiện thuận duyên đó, tạo nên những tiền đề buổi ban đầu hết sức tốt đẹp giúp hoàn thiện phẩm hạnh và đạt đƣợc những giá trị tuyệt đối đích thực cho cuộc đời con ngƣời. Do đó, trong những năm gần đây, có rất nhiều câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử đƣợc thành lập, họ tu tập và sinh hoạt tại các chùa chủ yếu trên địa bàn Hà Nội nhƣ: Chùa Đình Quán, Chùa Bằng, Chùa Sủi, Chùa Cót, Chùa Quán Sứ… Tại đây, nhiều hoạt động đƣợc tổ chức đóng góp thiết thực về Phật sự sinh hoạt bổ ích, lành mạnh, mang nhiều ý nghĩa giáo dục. Với mục đích giúp cho Thanh thiếu niên Phật tử trau dồi đức hạnh để trở thành ngƣời hữu ích cho đạo và đời. Sau khi sinh hoạt, đƣợc học giáo lý nhà Phật, nhiều bạn đã áp dụng vào cuộc sống và có những định hƣớng về tƣơng lai trên quan điểm của nhà Phật. Trong đó, chúng tôi quan tâm nhiều nhất, đó chính là định hƣớng việc làm của các bạn trẻ này. Nhƣ đã trình bày ở 7 trên, việc định hƣớng việc làm là rất quan trọng đối với mỗi ngƣời sau khi rời ghế nhà trƣờng, bƣớc chân vào ngƣỡng cửa cuộc đời và bắt đầu hành trình mƣu sinh. Nếu không có sự định hƣớng từ trƣớc, rất có thể các bạn sẽ ghi thêm tên mình vào đội quân thất nghiệp với lực lƣợng hùng hậu đã có sẵn 871.000 con ngƣời kia. Và điều chúng tôi muốn tìm hiểu, đó là liệu định hƣớng việc làm của các thanh niên là Phật tử có điều gì mới mẻ hay không? Họ chịu sự tác động bởi những giáo điều Phật dạy, đạo đức Phật giáo vào định hƣớng việc làm của mình nhƣ thế nào? Bởi lẽ theo lời Phật dạy “Chánh mệnh” là con ngƣời cần phải kiếm sống bằng việc làm chân chính, con ngƣời mƣu sinh bằng nghề nghiệp lƣơng thiện ắt hẳn ngƣời đó sẽ nuôi dƣỡng đƣợc một tâm hồn cao đẹp, một tƣ tƣởng, đạo đức tốt và có lối sống thanh cao toàn diện. Việc tiếp cận nghiên cứu về nhóm thanh niên Phật tử sẽ mở ra một góc nhìn mới mẻ về phạm vi ảnh hƣởng của Phật giáo trong đời sống xã hội. Đó chính là lý do mà chúng tôi lựa chọn đề tài: “Định hướng việc làm của thanh niên Phật tử tại Hà Nội” để nghiên cứu tìm hiểu. Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX: Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001:126). Điều này chứng tỏ rằng, thanh niên hiện nay và nghề nghiệp, việc làm của họ là vấn đề đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan đoàn thể, tổ chức tôn giáo quan tâm đặc biệt. Mặc dù vấn đề định hƣớng nghề nghiệp, định hƣớng việc làm đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, nhƣng việc nghiên cứu về định hƣớng việc làm của nhóm thanh niên Phật tử thì vẫn còn khá mới mẻ và chƣa có ngƣời nghiên cứu. Vì vậy, nó trở thành vấn đề không thể bỏ qua khi nghiên cứu dƣới góc độ xã hội học và tôn giáo học. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp ở nước ngoài 8 Tại Pháp năm 1849 đã xuất bản cuốn sách “Hƣớng dẫn chọn nghề”. Đầu thế kỷ XX ở Đức, Mỹ, Anh đã có những tổ chức đầu tiên là phòng tƣ vấn chỉ dẫn cho thanh niên tìm việc làm. Đến các phòng này, thanh niên đƣợc tƣ vấn về lựa chọn nghề nghiệp cho tƣơng lai của họ. Ngoài ra, các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Bỉ, Áo… cũng đã có sự quan tâm rất lớn đến lĩnh vực định hƣớng giá trị nghề nghiệp nhƣ khuynh hƣớng nghề nghiệp của thanh niên trong nhà trƣờng; công tác tƣ vấn nghề nghiệp, trƣng cầu ý kiến của phụ huynh học sinh; các nhà giáo dục nói chuyện với học sinh cuối khóa để làm trung gian trong việc xác định công việc cho học sinh tốt nghiệp… Năm 1977 - 1978, trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên Bungari, trong công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên cũng đề cập nhiều đến vấn đề định hƣớng giá trị cho thanh niên cũng nhƣ so sánh sự khác biệt giữa thang giá trị của thanh niên hiện nay với thế hệ cha ông trƣớc đó. Năm 1983, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chỉ đạo phòng nghiên cứu thanh niên, lấy mẫu chung thanh niên ở lứa tuổi 18 - 24 của 11 nƣớc nhƣ: Nhật, Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Nam Tƣ, Hàn Quốc, Braxin… còn viện khảo sát xã hội Châu Âu (EVS) điều tra thanh niên lứa tuổi từ 15 - 25 ở 10 nƣớc Châu Âu: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italy, Đức, Lucembua, Đan Mạch, Ailen, Anh và Hy Lạp. Mục đích chung của cả hai cuộc điều tra đều đề cập đến vấn đề giá trị và định hƣớng giá trị nghề nghiệp của thanh niên, nhằm chuẩn bị họ sẵn sàng bƣớc vào cuộc sống. Nhà tiến sỹ tâm lý học nổi tiếng ngƣời Mỹ John Holland đã thiết kế ra bộ công cụ trắc nghiệm định hƣớng nghề nghiệp nhằm giúp học sinh tự khám phá bản thân mình trƣớc khi ghi nguyện vọng dự thi vào trƣờng đại học, cao đẳng. Bộ công cụ này đƣợc xây dựng trên cơ sơ lý thuyết do chính ông dày công tìm hiểu. Lý thuyết này dựa trên 8 luận điểm, trong đó 2 luận điểm đầu là: Hầu nhƣ ai cũng có thể đƣợc xếp vào 1 trong 6 kiểu ngƣời. 6 kiểu ngƣời đó là Realistic (tạm dịch ngƣời thực tế, viết tắt là R), Investigate (nghiên cứu - I), Artistic (nghệ sĩ tính - A), Social (ngƣời có tính xã hội - S), Enterprising (thiên phú lãnh đạo, điều hành - E) và Conventional (mẫu ngƣời công chức - C); có 6 môi trƣờng hoạt động ứng đúng với 9 6 kiểu ngƣời kể trên. Lý thuyết này về sau lấy 6 chữ cái ghép lại thành cái tên RIASEC. Trên cơ sở lý thuyết này, John Holland đã xây dựng một bộ test dành cho ngƣời muốn tự tìm hiểu mình. Qua nhiều năm phát triển, bộ trắc nghiệm này giúp cho ngƣời ta tự phát hiện đƣợc các kiểu ngƣời trội nhất đang tiềm ẩn trong con ngƣời mình để tự định hƣớng khi lựa chọn nghề. Kết quả trắc nghiệm sẽ cho biết ngƣời đó là kiểu ngƣời nhƣ thế nào và phù hợp với công việc gì [71]. Qua nhiều năm phát triển, bộ trắc nghiệm này giúp cho ngƣời ta tự phát hiện đƣợc các kiểu ngƣời trội nhất đang tiềm ẩn trong con ngƣời mình để tự định hƣớng khi lựa chọn nghề. Điều này cho thấy vấn đề định hƣớng nghề nghiệp là vấn đề mà tất cả các nƣớc trên Thế giới quan tâm, là vấn đề cấp thiết của toàn cầu khi nền kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta cần có những ngành nghề và những con ngƣời có năng lực, trình độ, phẩm chất phù hơp với ngành nghề đó để phục vụ cho cuộc sống. 2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.2.1. Nhóm nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp Luận văn thạc sỹ khoa học xã hội của Trần Thị Thu Hiền (2008), "Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay" (Nghiên cứu trƣờng hợp trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã chỉ ra định hƣớng của sinh viên về công việc trong tƣơng lai là: tập trung chủ yếu tại các công ty tư nhân, tổ chức phi chính phủ vì họ muốn làm việc trong môi trường sôi động hơn, có sức ép hơn với cơ chế đãi ngộ cao hơn và làm ở công ty tư nhân nếu họ có năng lực là họ được thu nhập cao hơn, không phụ thuộc vào cơ chế tiền lương như ở nhà nước (Trần Thị Thu Hiền 2008: 56). Điều này là phù hợp với phẩm chất năng động, dám làm dám thử thách của thanh niên Việt Nam hiện nay. Và yếu tố thu nhập, tiền lƣơng, tiền thƣởng là một trong những yếu tố chi phối định hƣớng nghề nghiệp của thanh niên sau khi ra trƣờng. Thêm vào đó, đề tài cũng phân tích những tác động từ phía gia đình và nhà trƣờng đến định hƣớng của sinh viên. Có một số sinh viên đã 10 chủ động tham gia vào thị trƣờng lao động bằng công việc làm thêm nhƣng cũng không ít bạn vẫn thụ động trong việc lựa chọn ngành nghề trƣớc khi vào trƣờng và chờ đợi việc làm sau khi ra trƣờng. Năm 2009, luận văn thạc sỹ xã hội học của Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2009), mang tên "Định hƣớng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên ngoài công lập hiện nay" có một hƣớng tiếp cận khác về định hƣớng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên trƣờng ngoài công lập trong bối cảnh sinh viên vào học không trên định hƣớng ngành nghề lựa chọn ban đầu. Đề tài chỉ ra rằng: Các tiêu chí nhƣ mức thu nhập, sở thích, đúng chuyên môn, đƣợc xã hội coi trọng... đƣợc coi là các giá trị nghề nghiệp mà ngƣời lao động hƣớng tới, đây cũng là các tiêu chí mà một ngƣời sinh viên phấn đấu trong quá trình khẳng định bản thân. Bên cạnh đó, đề tài còn tìm hiểu về những định kiến xã hội ảnh hƣởng tiêu cực đến tinh thần chuyên tâm và tu dƣỡng đạo đức của sinh viên, ảnh hƣởng đến cơ hội việc làm của sinh viên ngoài công lập, nó còn dẫn đến sự nhìn nhận thiếu tích cực về bản thân sinh viên khiến họ chán nản (Nguyễn Thị Minh Phƣơng, 2009). Tuy nhiên vì đây là một nghiên cứu trƣờng hợp (Trƣờng Đại học Đông Đô) nên không có tính bao quát trên tất cả các sinh viên ngoài công lập. Vì trong thực tế, một số trƣờng ngoài công lập nhƣ Đại học Thăng Long, Đại học Rmit, Đại học FPT... đã chứng minh khả năng giáo dục đào tạo của mình thông qua số lƣợng sinh viên đăng ký vào học ngay từ nguyện vọng đầu và ra trƣờng có công việc ổn định, thu nhập cao, năng lực làm việc và khả năng hòa nhập xã hội rất tốt. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành tâm lý học (2011) của Ngô Quỳnh Trang với đề tài "Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàn Mỹ". Có thể nói nghề nghiệp nào cũng có giá trị của nó, quan trọng là chúng ta có biết đƣợc những giá trị của nó hay không, có thể đáp ứng đƣợc nó hay không, hiểu đƣợc giá trị của công việc và nâng cao tầm vóc, chất lƣợng giá trị của mỗi ngành nghề nhƣ thế nào trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng hiện nay. Đề tài nghiên cứu về động cơ làm việc của ngƣời lao động nhƣng việc chỉ ra chƣa rõ nét nhƣng cũng phần nào làm rõ đƣợc các giá trị nhƣ làm công 11 việc phù hợp với năng lực, góp phần làm môi trƣờng sạch sẽ, đóng góp sức lao động cho xã hội và nuôi sống bản thân... Tuy nhiên đề tài cũng chỉ ra rằng, việc nhận thức các giá trị nghề nghiệp, quy trình làm việc... của công nhân còn thấp thậm chí họ còn đánh giá thấp hơn về khả năng làm việc của mình so với thực tế. Họ chƣa có cảm xúc, thái độ tích cực với nghề nghiệp mình làm. Luận văn giải thích tình trạng đó là do các nguyên nhân: chế độ cho người lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp còn chưa thoả đáng dù công việc rất vất vả, xã hội chưa nhìn nhận đúng đắn sự đóng góp và vai trò của người công nhân vệ sinh trong việc mang lại môi trường trong sạch, văn minh... (Ngô Quỳnh Trang, 2011: 68). Đề tài này cho thấy, việc định hƣớng giá trị nghề nghiệp là một vấn đề cần thiết cho mỗi con ngƣời. Luận văn thạc sỹ xã hội học của Trần Ngọc Trà Linh với đề tài: "Vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động thành phố Hà Nội" đã phân tích sự quan tâm của cha mẹ đến việc học tập của con, việc tạo mọi điều kiện để con học tập tốt và sau này có công ăn việc làm ổn định. Đề tài chỉ ra rằng, trong định hƣớng bậc học cho con, tuy cha mẹ có cùng nghề nghiệp nhƣ nhau nhƣng lại có nhóm học vấn khác nhau, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm con cái khác nhau nhƣng phần đông trong số họ đều có mong muốn và dự định cho con học lên bậc cao đẳng đại học và bậc học cao học nữa. Nghề kỹ sƣ, cán bộ hành chính, giáo viên... đƣợc các bậc cha mẹ dự định với tỷ lệ cao nhất. Đặc điểm của cha mẹ là công nhân lao động trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng có tỷ lệ lớn không muốn con nối nghiệp cha mẹ làm công nhân lao động vì nghề này rất vất vả. Chứng tỏ giá trị nghề nghiệp công nhân không đƣợc đánh giá cao và coi trọng trong xã hội. Luận văn tập trung phân tích các yếu tố tác động đến định hƣớng nghề nghiệp cho con nhƣ bối cảnh xã hội, điều kiện, hoàn cảnh gia đình... đồng thời cũng phụ thuộc vào chính bản thân các bậc cha mẹ (Trần Ngọc Trà Linh, 2013). Tuy nhiên, một số ít cha mẹ đã có cách nhìn tiêu cực, sai lệch do đó, dễ dẫn đến sai lầm hạn chế trong việc định hƣớng. Nhƣ vậy, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho con cái. 12 2.2.2. Nhóm nghiên cứu về việc làm của thanh niên Bên cạnh vấn đề định hƣớng nghề nghiệp thì vấn đề việc làm cũng đã đƣợc quan tâm từ rất lâu, đó là sinh kế của con ngƣời nếu muốn tồn tại và phát triển. Hơn nữa, vấn đề việc làm của thanh niên lại càng đƣợc xã hội quan tâm nhiều hơn cả bởi họ là đối tƣợng lao động chính trong xã hội. Tạp chí xã hội học số 2 năm 2007 đã có bài đăng của Phạm Tất Thắng với tiêu đề: “Xu hướng lựa chọn công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp”. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu về định hƣớng giá trị của sinh viên tiến hành vào cuối năm 2001 tại các trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: “Hơn một nửa sinh viên (56,1%) mong được sử dụng kiến thức đã học sau khi ra trường… Có một sự khác biệt liên quan đến khu vực nghề nghiệp do hai bộ phận nam và nữ sinh viên lựa chọn. Khá đông (41%) sinh viên nữ mong làm công việc văn phòng, nhân viên kế toán, trong khi tỷ lệ này ở nhóm sinh viên nam giảm xuống còn chưa tới 1/3 (10%). Ngược lại, xấp xỉ một nửa nhóm sinh viên nam mong chờ nghề quản lý kinh doanh (50%), trong khi tỷ lệ này ở sinh viên nữ là thấp hơn (32%)” (Phạm Tất Thắng, 2007: 64). Tuy nhiên tác giả chƣa có sự lý giải về điều này. Có thể nói, từ năm 2007 đến nay đã gần chục năm nhƣng phải nhận định rằng công việc kinh doanh vẫn là việc làm thu hút giới trẻ, bởi lĩnh vực kinh doanh trong thời điểm hiện tại đƣợc các bạn trẻ ngày càng ƣa chuộng với những điều kiện thuận lợi nhƣ hình thức kinh doanh thì đơn giản hơn, vốn bỏ ra ít, nếu may mắn và có duyên kinh doanh thì sẽ đạt lợi nhuận rất cao từ công việc này. Chúng tôi cũng sử dụng kết quả này để so sánh với kết quả nghiên cứu cụ thể của chúng tôi trong luận văn để thấy đƣợc sự khác biệt giữa tỷ lệ nam và nữ khi lựa chọn khởi nghiệp giữa hai thời điểm. Cũng theo tác giả, tƣơng ứng với mong muốn đƣợc sử dụng kiến thức đã học sau khi ra trƣờng là công việc đƣợc làm đúng nghề đào tạo chiếm 48,3%. Xét về mong muốn khu vực làm việc thì sinh viên vẫn mong đƣợc làm việc tại các thành phố lớn, chiếm 62%, tác giả đã có những giải thích hợp lý trong bối cảnh thời điểm lúc đó. 13 Thông qua nghiên cứu tác giả cũng cho rằng: “Sinh viên nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ có xu hướng chọn việc ở các đô thị, trong khi nhóm ngành sư phạm, dược, nông nghiệp, phạm vi làm việc rộng nên có sinh viên mong muốn làm việc ở bất cứ nơi nào. Sinh viên nữ nhiều người mong muốn làm việc ở những nơi có điều kiện tốt, gần nhà. Rất ít sinh viên nữ cho biết có thể làm việc ở bất cứ nơi nào, trong khi lựa chọn này ở sinh viên nam cao hơn” (Phạm Tất Thắng, 2007: 67). Sinh viên nam có xu hƣớng có thể làm việc ở bất cứ đâu còn sinh viên nữ mong muốn làm việc gần nhà cũng là điều dễ hiểu và có thể giải thích do bản tính của ngƣời nữ thƣờng nhút nhát hơn, còn ngƣời nam thì ƣa thích đƣợc đi xa để trải nghiệm. Hiện nay xu hƣớng này có thể vẫn tồn tại nhƣng tỷ lệ giữa nam và nữ không còn cách biệt nhiều nhƣ vậy nữa, bởi thực tế ngày nay ngƣời con gái cũng rất năng động, họ thể hiện bản thân trong mọi lĩnh vực và ở bất kỳ đâu. Với dung mạo ƣa nhìn và một chút bản lĩnh, nhiều ngƣời sau khi tốt nghiệp đại học vẫn bám trụ lại thành phố, có công việc ổn định, lập gia đình ở thành phố và có đƣợc cuộc sống tốt tại đây. Năm 2013, Nguyễn Thị Kim Ngân đã bảo vệ thành công đề tài: "Định hướng việc làm sau tốt nghiệp của học sinh trường trung cấp đa ngành Vạn Xuân quận Cầu Giấy Hà Nội". Tác giả đƣa ra 8 giá trị việc làm: phù hợp với sở thích, phát huy đƣợc kiến thức, thu nhập cao, ổn định, có việc làm là tốt, gần nhà, có thời gian chăm sóc gia đình, môi trƣờng và điều kiện làm việc tốt. Trong đó mỗi học sinh lại có những tiêu chí việc làm phù hợp với hoàn cảnh của từng ngƣời nhƣng tiêu chí việc làm có môi trƣờng làm việc tốt, ổn định, thu nhập cao là mong muốn của hầu hết học sinh hiện nay. Học sinh trung cấp đa ngành Vạn Xuân có xu hƣớng về làm việc ở khu vực có yếu tố nƣớc ngoài, khu vực doanh nghiệp tƣ nhân cũng đƣợc các em quan tâm. Tuy nhiên khu vực nhà nƣớc đƣợc học sinh lựa chọn với tỷ lệ thấp hơn. Ngoài ra các em học sinh này có xu hƣớng tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp thống qua internet, nhà trƣờng và bạn bè. Đề tài chỉ ra một số nhân tố tác động đến định hƣớng việc làm của học sinh nhƣ: gia đình, nhà trƣờng, bạn bè, truyền thông đại chúng... Thêm vào đó, đề tài có đƣa ra một số khuyến nghị hữu ích với gia đình 14 và trƣờng trung cấp đang học (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2013). Tuy nhiên đề tài chỉ là một nghiên cứu trƣờng hợp tại một trƣờng trung cấp. Vì vậy khi chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của chúng tôi để so sánh, cho ra kết quả rất khác biệt về định hƣớng việc làm. Có thể nói trong những năm gần đây, nhu cầu nghiên cứu về định hƣớng việc làm, định hƣớng nghề nghiệp là rất cao. Năm 2014, Vũ Thị Huệ đã thực hiện đề tài: "Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hội học, thực trạng và giải pháp". Kết quả nghiên cứu từ đề tài đƣa ra một thực trạng khách quan và khá tích cực về tình hình việc làm của sinh viên xã hội học sau khi tốt nghiệp ra trƣờng. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên khoa xã hội học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn ra trường đã có việc làm là 100% và có tới một nửa trong mẫu khảo sát tìm được việc ngay sau tốt nghiệp. 48,5% số người được hỏi tìm được công việc rất phù hợp và phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. 55% số sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm có mức từ 3 đến dưới 6 triệu trên một tháng. Số sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được công việc theo đánh giá của họ là rất ổn định và ổn định chiếm 67,5% (Vũ Thị Huệ, 2014: 87). Đề tài cũng cho rằng sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm hiện nay phân bố trong nhiều lĩnh vực kinh tế nhƣng chủ yếu vẫn là làm trong khu vực nhà nƣớc. Tác giả cũng đƣa ra những khuyến nghị đối với khoa và nhà trƣờng với những mục tiêu chủ yếu: học đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn cùng một số giải pháp cụ thể khác. 2.2.3. Nhóm nghiên cứu về vai trò của Phật giáo trong đời sống Ngày 7/11/1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đƣợc thành lập, trải qua 6 nhiệm kỳ hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng phát triển bền vững và ổn định về mọi mặt. Vì vậy ngày 23/8/2011, Hội thảo kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam với chủ đề “Giáo hội Phật giáo Việt Nam 30 năm thành lập, phát triển và đồng hành cùng dân tộc”. Nội dung cuộc hội thảo bao gồm báo cáo hoạt động của Giáo hội qua 30 năm, 100 tham luận, phát biểu cùng những ý kiến đóng góp quý báu đã đƣợc tập hợp thành quyển “Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (2012). Trong đó, 15 một số bài viết nêu bật vai trò của Phật giáo trong mọi mặt đời sống xã hội của ngƣời Việt nhƣ “Vai trò Phật giáo Việt Nam cần được nhìn từ góc độ phương pháp luận. Thống nhất phân tích Phật giáo về mặt triết học với phân tích về mặt xã hội học” của Nguyễn Hữu Vui. Bài viết nhƣ một trong những phƣơng pháp mà chúng tôi sẽ sử dụng trong luận văn, đó là phân tích sự ảnh hƣởng của những quan điểm, giáo lý của Đạo Phật dựa trên sự phân tích về mặt triết học và xã hội học. Tức là trên quan điểm của triết học để phân tích ngọn ngành các giáo lý nhà Phật sau đó dựa trên các phƣơng pháp của xã hội học để gắn thực tiễn với những giáo lý đó, cho thấy đặc điểm nhân khẩu, niềm tin và sự thực hành nghi lễ Phật giáo của các thanh niên Phật tử tác động đến định hƣớng việc làm của thanh niên Phật tử nhƣ thế nào. Ngoài ra các tham luận nhấn mạnh vai trò giáo dục của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay: “Công tác giáo dục, đào tạo Tăng tài của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thuận lợi và thách thức” (Nguyễn Văn Quý - Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội), “Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với vấn đề Giáo dục Đại học” (Nguyễn Mạnh Cƣờng - Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội), “Một số vấn đề liên quan đến Giáo dục Phật giáo” (Nhƣ Nguyệt - Viên Minh), “Đôi điều về giáo dục Phật giáo xưa và nay” (Thích Thanh Đạt - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội), “Sự nghiệp giáo dục của Phật giáo Thủ đô trong thời đại mới” (Ban Giáo dục Tăng Ni, Thành hội Phật giáo TP. Hà Nội). Tạp chí nghiên cứu Phật học có bài đăng của Lê Hữu Tuấn : “Đạo Phật với tuổi trẻ để sống tốt hơn trong Thế giới ngày mai” đã nhấn mạnh vai trò của Đạo Phật với những giáo lý mầu nhiệm có thể giúp các bạn trẻ sống ngày càng tốt hơn trong một thế giới có vô vàn những thứ đổi thay, có cả những cơ hội mở ra trƣớc mắt nhƣng đi cùng với nó là những thách thức, khó khăn đang từng ngày từng giờ cản trở mỗi bƣớc đi của các bạn trẻ. Bằng cách vẽ ra một thế giới với bao điều tích cực đi kèm với nó là sự xâm lấn của những tiêu cực nhƣ sự gia tăng dân số kéo theo đói nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội nảy sinh, tác giả chỉ ra rằng đó là những điều mà Đạo Phật đã biết trƣớc và đang song hành với nó. Đối với giới trẻ, Đạo Phật khuyên bảo các bạn với những giáo lý của mình những điều cần làm. Đó là: “Học, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất