Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Định hướng nghè nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh k...

Tài liệu Định hướng nghè nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12

.PDF
90
1065
94

Mô tả:

w M ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẦN THỊ DỊU “ĐỊNH HƯỚNG NGHÈ NGHIỆP: ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH, BẠN BÈ, NHÀ TRƯỜNG ĐẾN HỌC SINH KHỐI 12” NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ H À N Ộ I - 2013 ftti [ffi w M ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẦN THỊ DỊU “ĐỊNH HƯỚNG NGHÈ NGHIỆP: ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH, BẠN BÈ, NHÀ TRƯỜNG ĐẾN HỌC SINH KHỐI 12” • NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP t ạ i t h à n h p h ố h ồ c h í m in h C huyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUÝ THANH H À N Ộ I - 2013 s LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Định hướng nghề nghiệp: ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 - Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh ” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2013 Tác giả luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Thị Dịu LỜI CẢM ƠN X in b ày t ỏ lòng b iết ơn Chân thành v à sâu sắC đến Quý Thầy/ Cô t ai Vi ện t - ru t t v Chất lượng đào tao - ĐHQG TP . Hồ Chí Minh và Quý Thầy/C ô đã tham gi a ớp t p T ôi xin Chân thành Cảm ơn g iáo vi ên hướng dẫn kho a họ C - P G s .T s . Nguyễn Quý Thanh . Thầy đã tân tình hướng dẫn, giúp đỡ và độ ng vi ên tô i rất ều tr qu tr Xin tr ứu t ự tr u qu vă tốt v p ị p t t ai Trường THP T Trần Quang Khải v à một số trường THPT trê n đị a b àn thành p ố p t tr qu tr t ut p ữ u u pt u t t Cho luân văn, Cũng như Có những ý kiến đóng gó p quý báu trong quá trình ứu Quá trình thựC hiện luân văn Còn nhiều thiếu sót , tô i rất mo ng nhân đượC sự p u u vă r tr t pt ự t p ữ v M ục Lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................ ................................................................... 1 DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................2 DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................................3 MỞ ĐẦU...................................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tà i............................................................................................................4 2. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu................................................................ 6 2.1. Khách thể nghiên cứu.................................................................................................6 2.2. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................................6 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..........................................................................................7 4. Ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn....................................................................................7 4.1. Ý nghĩa lí luận............................................................................................................7 4.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................7 5. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................ 7 6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................7 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................................................7 6.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi.........................................................................8 6.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .....................................................................8 7. Phạm vi, thời gian khảo sá t...............................................................................................9 7.1. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................................9 7.2. Thời gian triển khai nghiên cứu:................................................................................9 Chương 1 .................................................................................................................................10 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT..................................10 1.1. Tổng quan các nghiên cứu........................................................................................10 1.2. Khung lý thuyết của nghiên cứu...................................................................................14 1.3. Các khái niệm liên quan...............................................................................................14 1.3.1. Khái niệm hướng nghiệp.......................................................................................14 1.3.2. Nghề nghiệp...........................................................................................................16 1.3.3. Định hướng nghề nghiệp.......................................................................................16 1.3.3.1. Định hướng nhận thức đối với nghề nghiệp.......................................................17 1.3.3.2. Định hướng thái độ đối với nghề nghiệp............................................................18 1.3.4. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT đến việc chọn nghề.......................18 1.3.4.1. Đặc điểm hoạt động học tập ...............................................................................18 1.3.4.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ.......................................................................19 1.3.4.3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT...................................20 1.3.4.4. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp........................................................................21 Chương 2 .................................................................................................................................22 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU............................................................................22 2.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................................22 2.2. Lấy ý kiến giáo viên.....................................................................................................22 2.2.1. Kết quả thảo luận về tiêu chí đánh giá của thang đo.............................................23 2.2.2. Kết quả thảo luận về phương pháp đo lường tiêu chí............................................25 2.3. Xây dựng các chỉ báo của thang đo..............................................................................25 2.3.1. Thang đo tác động của gia đình.............................................................................26 2.3.2. Thang đo tác động của nhà trường........................................................................26 2.3.3 Thang đo tác động của bạn b è ................................................................................26 2.3.4 Thang đo định hướng nghề nghiệp của học sinh....................................................27 2.4. Cấu trúc nhân tố của công cụ đ o ..................................................................................27 2.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................28 2.5.1. Lập bảng tần xuất..................................................................................................28 2.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis)............................28 2.5.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha..................29 2.5.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA), SEM...........................................................29 2.5.5. Phân tích phương sai (Anova)...............................................................................30 2.6. Bối cảnh của địa bàn nghiên cứu..................................................................................30 2.6.1. Tình hình chung.....................................................................................................30 2.6.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.....................................................................................31 Chương 3 .................................................................................................................................33 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................................33 3.1. Tình hình hoạt động hướng nghiệp của học sinh tại các trường..............................33 3.2. Mối liên hệ của học lực đến quyết định sau khi tốt nghiệp THPT...........................34 3.3 Mối liên hệ của điều kiện gia đình đến việc lựa chọn nghề của học sinh.................36 3.3.1. Thu nhập gia đình..................................................................................................37 3.3.2. Học vấn của cha mẹ...............................................................................................38 3.3.3. Nghề nghiệp của bố m ẹ.........................................................................................40 3.3.4. Xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh........................................................41 3.4. Phân tích nhân tố khám phá..........................................................................................42 3.4.1. Nhân tố độc lập......................................................................................................42 3.4.2. Nhân tố phụ thuộc.................................................................................................44 3.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo........................................................................................45 3.6. Tái khẳng định thang đo bằng phân tích CFA..............................................................47 3.7. Đánh giá sự phù hợp mô hình cấu trúc tuyến tính SEM..............................................49 3.8. Phân tích các đặc điểm cá nhân lên các nhân tố hướng nghiệp....................................54 3.8.1 Phân tích khác biệt theo giới tính...........................................................................54 3.8.2 Phân tích khác biệt theo trường học.......................................................................55 3.8.3. Phân tích khác biệt theo học lực............................................................................55 3.8.4. Phân tích khác biệt theo hướng lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT......................56 3.8.5. Phân tích khác biệt theo lí do chọn nghề...............................................................56 3.8.6. Phân tích khác biệt theo điều kiện gia đình...........................................................56 3.9. Kết luận kết quả nghiên cứu.........................................................................................57 KẾT LUẬN.............................................................................................................................58 1. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................................58 2. Một số gợi ý, đề xuất....................................................................................................58 2.1. Nhà trường đối với học sinh..................................................................................58 2.2. Gia đình đối với học sinh.........................................................................................59 2.3. Bạn bè đối với học sinh............................................................................................59 3. Hạn chế của nghiên cứu...................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................61 Tài liệu bằng tiếng Việt.......................................................................................................61 Tài liệu tiếng Anh................................................................................................................62 PHỤ LỤC................................................................................................................................64 1. BẢNG CÂU H Ỏ I.........................................................................................................64 2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ..............................................................................................68 3. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY.........................................................................................69 4. PHÂN TÍCH CFA LẦN CUỐI....................................................................................72 5. CHẠY SEM LẦN 2 VÀ 3............................................................................................73 6. PHÂN TÍCH ANOVA THANG ĐO............................................................................76 D A N H M Ụ C C H Ữ V IẾT TẮT ANOVA: Phân tích phương sai CFA: Phân tích nhân tố khẳng đinh EFA: Phân tích nhân tố khám phá GDHN: Giáo dục hướng nghiệp KTTH.HN: Kỹ thuật thực hành hướng nghiệp SEM: Mô hình cấu trúc tuyến tính SPKT: Sư phạm kỹ thuật THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Cấu trúc nhân tố của công cụ đo.............................................................................28 Bảng 2.2 Cơ cấu mẫu theo địa bàn khảo sát..................................................................... 32 Bảng 3.1 Tỉ lệ các loại hình hướng nghiệp tại các trường T H P T ................................. 34 Bảng 3.2 Lựa chọn sau khi thi tốt nghiệp của học sinh theo học lự c............................ 36 Bảng 3.3 Tỉ lệ lí do chọn nghề theo học vấn của m ẹ ...................................................... 40 Bảng 3.4 Tỉ lệ lí do chọn nghề theo học vấn của b ố ....................................................... 40 Bảng 3.5 Tỉ lệ chọn nghề theo nghề nghiệp của bố m ẹ...................................................41 Bảng 3.6 Ma trận xoay nhân t ố ..........................................................................................43 Bảng 3.7 Ma trận xoay nhân t ố ..........................................................................................46 Bảng 3.8 Thống kê Mô Hình về Độ tin cậy thang đo.............................................................47 Bảng 3.9 Giá trị hội tụ của thang đo.................................................................................. 50 Bảng 3.10 Giá trị hồi quy nhân tố .................................................................................... 52 Bảng 3.11 Giá trị hồi quy các nhân tố lần cuối ...............................................................53 Bảng 3.12 Bình phương tương quan ................................................................................54 Bảng 3.13 Kiểm định giả thuyết phương sai theo giới tín h ........................................... 55 Bảng 3.14 Kiểm định độc lập.................................................................................................56 2 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Mô hình hướng nghiệp của Ý ............................................................................ 11 Hình 1.2 Kỳ vọng và nguyện vọng trong chọn nghề của h ọ c ........................................12 Hình 1.3 Thuyết về hành động hợp lý ...............................................................................13 Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp............................................ 14 Hình 1.5 Tiến trình hình thành mục đích hướng nghiệp cho học sinh..........................17 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp 23 Hình 3.1 Lựa chọn sau tốt n gh iệp ..................................................................................... 35 Hình 3.2 Cơ cấu học sinh theo lí do chọn nghề................................................................38 Hình 3.3 Phân bổ lí do chọn nghề theo thu n h ậ p ............................................................ 39 Hình 3.4 Xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh ................................................ 42 Hình 3.5 Kết quả phân tích tái khẳng định nhân tố ......................................................... 49 Hình 3.6 Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính................................................................53 3 M Ở ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một bộ phận nằm trong tổng thể cấu trúc của hoạt động giáo dục, góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh. Kết quả của hoạt động GDHN không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân mỗi cá nhân học sinh. Mục đích của hoạt động GDHN nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THPT. Theo số liệu khảo sát của Trung tâm tư vấn hướng nghiệp thuộc trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Hà Nội vào 2005 có hơn 50% số sinh viên tham gia khảo sát cho rằng họ không lựa chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các sinh viên không có đam mê, gắn bó với nghề nghiệp của bản thân, qua đó sẽ có những ảnh hưởng đến cuộc sống của chính các sinh viên và sự phát triển của xã hội. Nhận thấy được vai trò quan trọng của hoạt động GDHN đối với học sinh THPT, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách chỉ đạo liên quan đến vấn đề này. Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh: “ Tăng cường giáo dục kỹ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc học phổ thông”. Vấn đề này cũng được khẳng định tại điều 24 Luật giáo dục: “ Nội dung giáo dục phổ thông là phải đảm bảo yêu cầu về tính phổ thông, toàn diện, cơ bản và hướng nghiệp...”. Trong nội dung của Điều 27 Luật giáo dục cũng quy định rõ: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực các nhân và lựa chọn hướng phát triển". Tiếp theo là chỉ thị 33/2003 ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh công tác sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh. Hiện nay, tại các trường phổ thông hoạt động GDHN đã được đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 2006 với nhiều nội dung và hình thức phong phú, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết. Từ đó giúp học sinh có thể đưa ra quyết định chọn 4 nghề đúng đắn vừa phù hợp với năng lực của bản thân vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Ở một số nước trên thế giới lịch sử phát triển của hoạt động DGHN đã được phát triển từ khá lâu đời. Ở Pháp, vào năm 1849 đã xuất hiện cuốn sách "Hướng dẫn lựa chọn nghề". Năm 1883 ở Mỹ, nhà tâm lý học Ph. Ganton đã trình bày công trình thử nghiệm (Test) với mục đích lựa chọn nghề. Vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển đã xuất hiện các cơ sở dịch vụ hướng nghiệp. Trên thế gới đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh: Theo nghiên cứu của tác giả D.W. Chapman (1981) và nhóm tác giả Hossler và Gallagher và tác giả Bromley H. Kniveton đều cho rằng gia đình có ảnh hưởng mạnh đến việc chọn nghề của học sinh. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Bromley H. Kniveton (2008) cho thấy công việc của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh. Cũng theo nhóm tác giả Hossler và Gallaghel từ bạn bè cũng có ảnh hưởng mạnh đến quyết định chọn trường của học sinh. Tác giả Bromley H. Kniveton đưa ra kết luận cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Nhóm tác giả Cuzzocrea Francesca, Larcan Rosalba, Murdaca Anna Maria (2012) nghiên cứu nhân tố chọn nghề của học sinh theo học các cấp học. Tác giả Julie và cộng sự (1999) cho rằng việc chọn nghề của học sinh là một tiến trình bao gồm những kỳ vọng về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp. Trong nghiên cứu của tác giả Jae Yup Jung (2009) có trích dẫn nội dung thuyết hành động hợp lý của Greve (2001) và Westaby (2005) về mối tương quan giữa niềm tin, suy nghĩ dẫn đến lựa chọn hành vi. Tiếp thu xu hướng phát triển từ nền giáo dục của các nước trên thế giới, ở Việt Nam giáo dục hướng nghiệp cũng là đề tài thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các nhà nghiên cứu khoa học và toàn xã hội. Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài giáo dục hướng nghiệp, trong đó phải kể đến GS. Phạm Tất Dong ông đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về lí luận và thực tiễn của giáo dục hướng nghiệp, ngoài ra tác giả cũng đi vào tìm hiểu nhu cầu và động cơ nghề nghiệp để từ đó đưa ra 5 những phương pháp giáo dục hướng nghiệp phù hợp. Giáo sư Nguyễn Văn Hộ cũng có nhiều đóng góp trong lĩnh vực GDHN, ông là người xây dựng các luận chứng cho hệ thống GDHN trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Một số công trình của các tác giả trong nước như: nhóm tác giả Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2009) đưa ra năm nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của các em học sinh. Trong đề tài nghiên cứu của TS. Huỳnh Văn Sơn về hiệu quả hướng nghiệp. Tác giả Ngô Tăng Tuấn đã nghiên cứu đề tài (8/2008) về các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN. Như vậy, các công trình nghiên cứu về đề tài GDHN của các tác giả trong nước và ngoài nước đã chỉ rõ vai trò, phản ánh thực trạng của hoạt động hướng nghiệp và đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh. Qua những trải nghiệm từ thực tế giảng dạy trong nhà trường phổ thông, cùng với những trải nghiệm của bản thân, tác giả nhận thấy học sinh lớp 12 gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề khi làm hồ sơ dự thi vào các trường cao đẳng, đại học. Vì vậy, với mong muốn có thể góp phần giúp các học sinh vượt qua những khó khăn này tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Định hướng nghề nghiệp: ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12” và thực hiện nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của yếu tố gia đình, bạn bè, nhà trường đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh khối 12. Qua đó có thể đưa ra những gợi ý đề xuất trong việc xây dựng những chương trình hành động phù hợp với việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 2. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. 2.1. Khách thể nghiên cứu Học sinh khối 12 tại một số trường được lựa chọn để điều tra khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình, bạn bè và nhà trường đến định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 12. 6 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá tác động của các yếu tố gia đình, bạn bè và nhà trường đến quyết định chọn nghề của học sinh khối 12. 4. Ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa lí luận - Xác định các chỉ báo đo lường mức độ tác động theo các yếu tố gia đình, bạn bè và nhà trường đến học sinh khối 12 tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đóng góp thêm những lý thuyết về đo lường tác động liên quan đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp. - Cung cấp một số gợi ý cho các chủ thể có nhu cầu thay đổi nhận thức của học sinh trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. 5. Câu hỏi nghiên cứu. - Yếu tố gia đình, bạn bè và nhà trường đã tác động đến nhận thức nghề nghiệp của học sinh như thế nào? - Yếu tố gia đình, bạn bè và nhà trường đã ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh ra sao? 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu từ thư viện, nguồn từ internet về một số loại tài liệu: sách hướng nghiệp, tạp chí giáo dục, tạp chí nước ngoài... có liên quan, qua đó đã cung cấp cho tác giả cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu, từ đó phát hiện ra những nét mới trong đề tài nghiên cứu của mình. Việc tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan giúp tác giả xác định được hướng đi đúng và tránh không bị trùng lặp với các đề tài đã có. Qua đó, giúp tác giả có thêm nhiều thông tin cho quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài về định hướng nghề nghiệp cho học sinh khối 12. 7 6.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Phương pháp này giúp tác giả có thể thu thập được các thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu thông qua việc sử dụng các phiếu điều tra. Phiếu điều tra bao gồm một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị kỹ để khách thể nghiên cứu bộc lộ được các ảnh hưởng từ phía gia đình, bạn bè và nhà trường đến quyết định chọn nghề của bản thân. Cấu trúc bảng hỏi gồm 2 phần: phần thang đo các nhân tố, phần đặc điểm và điều kiện của học sinh. Việc chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. 6.3. P hư ơng pháp chuyên gia Sử dụng kết quả từ việc lấy ý k iến của các chuyên gia để làm cơ sở phân tíc h phám phá các yếu tố định tính, m ối quan hệ của đối tư ợng ng h iên cứu. Đ iều này đã nâng cao tín h chính xác của bảng hỏi, rú t ngắn thờ i gian và công sức trong việc xây dựng các chủ đề, các câu hỏi. Các chuyên gia được xác định trong ngh iên cứu này là các giáo viên tham gia giảng dạy học sinh. Phương pháp thực h iện bằng cách xây dựng chủ để dựa trên các nhân tố n g h iên cứu để xây dựng bảng câu hỏi bán cấu trúc, và phỏng vấn sâu dựa trên kết quả đó tác giả tiến hành so sánh, tổng hợp làm căn cứ th iế t kế nội dung thang đo và bảng hỏi. 6.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin thu thập được trong quá trình điều tra dưới dạng các con số, bảng số liệu, biểu đồ... từ đó làm cơ sở để tác giả kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Ngoài ra tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp khác: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để tiến hành phân tích đa biến, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha, phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis) và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) để phân tích và kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết theo mô hình nghiên cứu của đề tài, phân tích phương sai Anova để xác 8 định sự khác biệt giữa các nhóm nhân tố trong việc đánh giá tác động đến định hướng nghề nghiệp của các học sinh lớp 12. 7. Phạm vi, thời gian khảo sát 7.1. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi tiến hành điều tra nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là tại 10 trường THPT thuộc 9 quận như sau: - Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ - quận 4. - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - quận 6. - Trường THPT Ngô Gia Tự - quận 8. - Trường THPT Nguyễn Thị Định - quận 8. - Trường THPT Nguyễn Khuyến - quận 10. - Trường THPT Trần Quang K hải- quận 11. - Trường THPT Thạnh Lộc - quận 12. - Trường THPT Hàn Thuyên - quận Phú Nhuận. - Trường THPT Tân B ình- quận Tân Bình. - Trường THPT Trung Lập - quận Củ Chi. 7.2. Thời gian triển khai nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan các nghiên cứu Yếu tố gia đình và định hướng nghề nghiệp. Trong nghiên cứu của tác giả D.W. Chapman vào năm 1981 về việc lựa chọn trường đại học của học sinh ông chỉ ra rằng học sinh bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ từ gia đình của họ. Nhóm tác giả Hossler và Gallaghel cũng khẳng định rằng bố mẹ có những ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định chọn trường của học sinh. Ngoài ra, tác giả Bromley H. Kniveton cũng đưa ra kết luận gia đình có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc chọn nghề của học sinh. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Folajogun v. Falaye và Bamidele t. Adams (2008) chỉ ra rằng: Giới tính ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chọn nghề nghiệp, đặc điểm trình độ học vấn của bố mẹ không ảnh hưởng nhưng công việc của bố mẹ lại ảnh hưởng mạnh đến quyết định chọn nghề của học sinh. Theo nhóm tác giả G. I. Osa-edoh, a. N. G. Alutu (2011) thì tình trạng kinh tế xã hội ảnh hưởng đến lựa chọn học phổ thông và học nghề, học sinh có điều kiện kinh tế xã hội thích chọn các nghề có yêu cầu cao về học tập hơn học sinh có điều kiện kinh tế thấp vì lí do tài chính. Trong nghiên cứu mới đây tác giả Huang Bin, Xu Caiqun, Jiang Xiaoyan (2012) chỉ ra rằng: thanh niên nông thôn có mong muốn học lên cao đẳng, đại học hơn so với việc đi học nghề, đặc biệt áp lực học lên cao hơn tập trung nhiều nhất là từ phía gia đình. Ở Việt Nam tác giả Trần Văn Quý và Cao Hào Thi trong nghiên cứu của mình đã đưa ra năm nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh, trong đó có ảnh hưởng từ gia đình thuộc nhân tố các cá nhân có ảnh hưởng. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra nhận định: Nhân tố gia đình có tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh. Yếu tố bạn bè và định hướng nghề nghiệp Cũng theo nhóm tác giả Hossler và Gallaghel ngoài những ảnh hưởng từ bố mẹ thì tác động từ bạn bè cũng có ảnh hưởng mạnh đến quyết định chọn trường của học sinh. Ở Việt Nam, nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Văn Quý và Cao Hào Thi trong 10 đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của các em học sinh THPT ” nhóm tác giả đưa ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trong đó có nhân tố các cá nhân ảnh hưởng bao gồm có những ảnh hưởng từ bạn bè. Trong nghiên cứu của tác giả Chu Văn Thảo với đề tài: “ Giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh các trung tâm KTTH- H N ở tỉnh Bắc Ninh" tác giả chỉ ra một thực trạng hiên nay phần lớn học sinh còn chọn nghề theo cảm tính do vậy học sinh dễ chịu tác động bởi các nhân tố bên ngoài trong đó có nhân tố bạn bè. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra nhận định: Nhân tố bạn bè có tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh. Yếu tố nhà trường và định hướng nghề nghiệp Cũng theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Hossler và Gallaghel thì trong nhóm các cá nhân có ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định chọn nghề của học sinh bao gồm cả những cá nhân trong nhà trường. Tác giả Bromley H. Kniveton đưa ra kết luận cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Ngoài ra, nhóm tác giả Cuzzocrea Francesca, Larcan Rosalba, Murdaca Anna Maria (2012) đã trình bày mô hình nghiên cứu của Ý để làm nghiên cứu nhân tố chọn nghề của học sinh theo học các cấp: Hình 1.1 Mô hình hướng nghiệp của Ý Từ 18 - 19 Đại học ----------- Làm việc Học phổ thông V Từ 5 - 6 tuổi 3 Học nghề Ặ Từ 11 - 13 tuổi Lựa chon 2 Ĩĩ7t Học tiểu học Nguồn: http://www.resjournals.com/erj ISSN 2026 - 6332 11 Lựa chọn 1 Trong thiết kế định hướng nghề nghiệp này tác giả đã chỉ ra: Nghề nghiệp của bố mẹ có rất ít kết nối với nghề học sinh chọn và việc lựa chọn nghề chủ yếu dựa vào chính những trải nghiệm của bản thân học sinh có được thông qua các quá trình học hỏi. Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Ngọc Minh cũng đã đề cập đến ảnh hưởng của giáo viên hướng nghiệp đến định hướng nghề nghiệp cho các học sinh. Tác giả Nguyễn Khắc Thìn trong nghiên cứu của mình cũng chỉ ra rằng việc chọn nghề của học sinh hiện nay phần lớn chịu ảnh hưởng từ những thông tin từ gia đình, thầy cô và các phương tiện đại chúng. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra nhận định: Nhân tố nhà trường có tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi chọn nghề Trong công trình nghiên cứu của tác giả Julie và cộng sự (1999) đã phân tích các nhân tố tác động đến hướng nghiệp cho học sinh. Theo nhóm tác giả thì việc chọn nghề của học sinh là một tiến trình bao gồm những kỳ vọng về nghề nghiệp và việc ra quyết định lựa chọn nghề cho bản thân. Hình 1.2 Kỳ vọng và nguyện vọng trong chọn nghề của học Nguồn: Julie wall, Katherine covell, Peter Macintyre Cape Breton University Tác giả Jae Yup Jung (2009) đã trích dẫn tài liệu thuyết hành đông hợp lý của Greve (2001) và Westaby (2005). Thuyết này mô tả quá trình ra hành động để đưa ra lựa chọn một quyết định cụ thể. 12 Hình 1.3 Thuyết về hành động hợp lý Niềm tin ưng sư ------- > Xu hướng V 71 Niềm tin đạo đức --------- > Chuẩn đạo đức Ý định ___ ^ Hành vi / Nguồn: Trích từ Jung, J. Y. & McCormick, J. (2009, August). The Roles of Culture and Motivation on Vocational Choice Nội dung của thuyết hành động hợp lý chỉ ra rằng mỗi học sinh luôn có khoảng cách giữa kỳ vọng về nghề nghiệp với năng lực thực tế của bản thân điều này là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa nhận thức về nghề nghiệp và hành vi chọn nghề. Theo tác giả F.o. Ohiwerei và B.o. N wosu (2009) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh là do: Những khác biệt cá nhân (như: các đặc tính để cá nhân có thể tương thích với nghề nghiệp, những suy nghĩ, nhận thức và trình độ của mỗi các nhân...) và các nhân tố bên ngoài (bao gồm: ảnh hưởng từ nhà trường, áp lực từ gia đình, tác động của nhóm bạn bè, điều kiện chính sách kinh tế mỗi nước, các thông tin hướng nghiệp, kế hoạch hướng nghiệp của mỗi nước khác nhau....). Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Uẩn về xu thế nghề nghiệp của học sinh theo các chỉ số về mức độ nhận thức, thái độ đối với nghề nghiệp, ông chỉ ra rằng nhận thức về nghề nghiệp của học sinh còn rất sơ sài vì vậy thái độ đối với nghề nghiệp chưa cao. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra nhận định: Nhận thức về hướng nghiệp tác động đến hành vi chọn nghề của học sinh. Tổng hợp các kết luận được rút ra từ các nghiên cứu của những tác giả đi trước, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết H 1: Nhân tố gia đình đã tác động đến nhận thức nghề nghiệp của học sinh. Giả thuyết H2: Nhân tố bạn bè đã tác động đến nhận thức nghề nghiệp của học sinh. Giả thuyết H3: Nhân tố nhà trường đã tác động đến nhận thức nghề nghiệp của học sinh. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất