Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ định hướng áp dụng ifrs ...

Tài liệu định hướng áp dụng ifrs

.PDF
119
91
82

Mô tả:

BỘ GIÁ ÁO DỤC VÀ À ĐÀO TẠ ẠO TR RƯỜNG ĐẠ ẠI HỌC KIINH TẾ TP. HCM [ [[[\ \[[ Lê L Thị Kiều K Đ ĐỊNH HƯỚN NG ÁP P DỤNG G IFRS S “HỆ THỐN NG B BÁO CÁO C TÀ ÀI CH HÍNH QUỐC Q T VIỆT TẾ” TẠI NAM M LU UẬN VĂN N THẠC C SĨ KIN NH TẾ TP. Hồồ Chí Minh, Năm 20133 BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ ĐÀO TẠO TRƯ ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH H TẾ TP. H HCM [[ [[\[ [[ Lê Thị Kiềều ĐỊNH Đ HƯỚN H NG ÁP DỤNG D IFRS ““HỆ TH HỐNG G BÁO B CÁO C TÀ ÀI CHÍÍNH QU UỐC T TẾ” TẠI VIỆT T NAM Chuyên ngành: K Kế toán Mã số ố: 60.34.003.01 LUẬ ẬN VĂN THẠC S SĨ KINH H TẾ NGƯ ƯỜI HƯỚ ỚNG DẪN KHOA H HỌC PGS.TS BÙI B VĂN DƯƠNG TP. Hồ Chí C Minh, N Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Nội dung của luận văn là trung thực. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Lê Thị Kiều LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy phó giáo sư tiến sĩ Bùi Văn Dương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình. Tôi cũng gửi lời cảm ơn các anh chị đồng nghiệp và các bạn bè thân thiết đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và có những góp ý thiết thực. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình đã luôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt quá trình học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Kiều MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu và sơ đồ LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1  CHƯƠNG 1- NỘI DUNG CỦA IFRS 1 VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG IFRS VÀO VIỆT NAM ................................................................................................. 5  1.1 Nội dung cơ bản của IFRS 1 ................................................................................... 5  1.1.1 Tổng quan .............................................................................................................. 5  1.1.2 Nội dung chính ...................................................................................................... 8  1.1.2.1 Yêu cầu cụ thể ...................................................................................................... 8  1.1.2.2 Các ngoại lệ bắt buộc ........................................................................................ 11  a.Dự toán kế toán ........................................................................................................... 12  b.Bỏ ghi nhận tài sản tài chính và nợ tài chính ............................................................. 12  c.Kế toán phòng ngừa rủi ro .......................................................................................... 13  d.Lợi ích phi kiểm soát ................................................................................................... 13  1.1.2.3 Các miễn trừ tùy chọn ........................................................................................ 14  a.Hợp nhất kinh doanh................................................................................................... 14  b.Giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu ................................................................... 17  c.Hợp đồng bảo hiểm ..................................................................................................... 18  d.Chi phí dự tính ............................................................................................................ 19  e.Thuê tài chính .............................................................................................................. 21  f.Phúc lợi người lao động .............................................................................................. 22  g.Chênh lệch chuyển tiền tích lũy .................................................................................. 23  h.Đầu tư vào công ty con, đơn vị đồng kiểm soát và công ty liên kết ............................ 23  i.Tài sản và khoản nợ của công ty con, công ty liên kết và liên doanh ......................... 24  j.Công cụ tài chính ......................................................................................................... 26  k.Chỉ định công cụ tài chính đã được ghi nhận trước đây ............................................ 26  l.Tính giá trị thực của tài sản tài chính và nợ tài chính khi ghi nhận ban đầu ............. 26  m. Loại bỏ các khoản nợ trong chi phí của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị ......... 26  n.Hợp đồng nhượng quyền dịch vụ ................................................................................ 28  o.Chi phí đi vay .............................................................................................................. 29  p.Chuyển nhượng tài sản từ khách hàng ....................................................................... 29  1.1.2.4 Yêu cầu trình bày và công bố thông tin ............................................................. 29  1.2 Ví dụ minh họa ...................................................................................................... 32  1.3 Sự cần thiết phải áp dụng IFRS vào Việt Nam ................................................... 38  KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................. 41  CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG ÁP DỤNG IFRS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................................................................................................................. 42  2.1 Thực trạng áp dụng IFRS trên thế giới .............................................................. 42  2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của IFRS ....................................................... 42  2.1.2 Cách thức và quá trình áp dụng IFRS của một số nước trên thế giới .................. 44  2.1.3 Bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế .............................................................. 49  2. 2 Thực tế áp dụng IFRS tại Việt Nam.................................................................... 50  2.2.1 Quá trình phát triển chuẩn mực kế toán tại Việt Nam.......................................... 50  2.2.2 Sự tiếp cận IFRS của các doanh nghiệp Việt Nam ............................................... 53  KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................. 56  CHƯƠNG 3 - ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM ......................... 58  3.1 Phương hướng ........................................................................................................ 58  3.2 Giải pháp cụ thể .................................................................................................... 63  KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................. 83  KẾT LUẬN ................................................................................................................... 84  Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Phần Tiếng Việt R&D Chi phí nghiên cứu và phát triển TPCĐQT Trái phiếu chuyển đổi quốc tế Phần tiếng nước ngoài IFRSs International Financial Reporting Standard(s) Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS1 First-time adoption of International Financial Reporting Standards Lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế FASB Financial Accounting Standards Board (US) Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (Hoa Kỳ) IASB International Accounting Standards Board Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRIC International Financial Reporting Interpretations Committee of the IASB, and title of Interpretations issued by that committee Ủy ban Giải thích Báo cáo Tài chính Quốc tế của IASB, và các tiêu đề Giải thích do Ủy ban phát hành IAS(s) International Accounting Standard(s) Chuẩn mực Kế toán Quốc tế GAAP Generally Accepted Accounting Principles Nguyên tắc kết toán được chấp nhận chung EU European Union Liên minh Châu Âu CU Currency Units (fictitious currency) Đơn vị Tiền tệ (đồng tiền hư cấu) MOU Memorandum of Understanding Biên Bản ghi nhớ SFAS Statement of Financial Accounting Standards (US) Chuẩn mực Báo cáo Tài chính (Hoa Kỳ) ASC Accounting Standard Codification Bộ chuẩn mực kế toán SEC Securities and Exchange commission Ủy ban chứng khoán của Hoa Kỳ SIC The Standing Interpretations Committee Ủy ban giải thích thường trực TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương VAS Vietnamese Accounting Standard Chuẩn mực kế toán của Việt Nam EPS Earnings per share Thu nhập trên cổ phiếu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Lịch trình áp dụng IFRS thể hiện thông tin so sánh cho một năm Sơ đồ 1.2: Các ví dụ và ghi nhận và bỏ ghi nhận theo IFRS Sơ đồ1.3: Các ví dụ về phân loại lại theo IFRS Sơ đồ 1.4: Các ví dụ về tính toán theo IFRS Sơ đồ 1.5: Áp dụng lần đầu đối với IFRS 2 đối với giao dịch bằng vốn chủ sở hữu Sơ đồ 1.6: Áp dụng lần đầu đối với IFRS 2 đối với giao dịch bằng tiền mặt Sơ đồ 1.7: Sử dụng chi phí dự tính cho bất động sản, nhà xưởng và thiết bị và các tài sản dài hạn khác Sơ đồ 1.8: Xác định thời gian tính toán có chứa khoản thuê hay không Sơ đồ 1.9: Xử lý tài sản và khoản nợ của công ty con, liên kết và liên doanh Sơ đồ 1.10: Các điều giải cần thiết cho báo cáo IFRS lần đầu tiên với thông tin so sánh một năm. Sơ đồ 3.1: Bỏ ghi nhận công cụ tài chính Sơ đồ 3.2: Một vài miễn trừ lợi ích của người lao động Bảng 1.1: Cơ sở tính toán tài sản và nợ của đơn vị trong hợp nhất kinh doanh Bảng 1.2: Các khác biệt giữa sử dụng miễn trừ và áp dụng hồi tố IFRS 3 Bảng 1.3: Các điều giải minh họa cho báo cáo tài chính theo IFRS lần đầu tiên Bảng 2.1: Sử dụng IFRS để lập Báo cáo tài chính hợp nhất tháng 07/2009 Bảng 2.2: Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Bảng 3.1: Nhận thức về những thuận lợi của IFRS tại Việt Nam Bảng 3.2: Nhận thức về những bất lợi của IFRS tại Việt Nam Bảng 3.3: Nhận thức về những thách thức khi thực hiện IFRS tại Việt Nam Bảng 3.4: Nhận thức về chi phí khi thực hiện IFRS tại Việt Nam Bảng 3.5: Nhận thức về chi phí vượt lợi ích khi thông qua IFRS -1- LỜI MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hội tụ kế toán quốc tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Hình thức cuối cùng là sẽ sử dụng các chuẩn mực lập báo cáo tài chính tương tự nhau bởi tất cả các công ty trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế, IFRS giúp cho việc lập báo cáo tài chính được rõ ràng hơn qua đó đảm bảo rằng các đơn vị trên toàn thế giới có thể lập báo cáo tài chính theo một chuẩn thống nhất và tương đồng. IFRS đang được áp dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới, thực tế việc đánh giá xem xét những tác động của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết để cho các tập đoàn lớn và doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng đầu tư. Ở Việt Nam, IFRS chỉ yêu cầu đối với các ngân hàng nhà nước và cho phép các ngân hàng thương mại. Tất cả các công ty Việt Nam, niêm yết hoặc không niêm yết, phải báo cáo theo VAS. Các công ty con của công ty nước ngoài cũng bắt buộc phải tuân thủ theo VAS. Việc áp dụng IFRS ở Việt Nam đang diễn ra ở một số tập đoàn lớn cần thu hút thị trường vốn nước ngoài và các công ty con có vốn đầu tư nước ngoài cần hợp nhất báo cáo về công ty mẹ. Riêng chuẩn mực kế toán Việt Nam thì không đáp ứng kịp thời theo IFRS, để tiếp cận IFRS, Bộ tài chính đã đưa ra lộ trình thực hiện cam kết với liên đoàn kế toán quốc tế về việc áp dụng hoàn toàn IFRS tại Việt Nam. Cam kết đến năm 2020 Việt nam hội nhập hoàn toàn với kế toán quốc tế trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Để áp dụng IFRS thì phải chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS. IFRS 1 thiết lập các qui tắc chuyển đổi cho báo cáo tài chính đầu tiên được lập theo IFRS. -2- Vạch rõ hướng đi cho Việt Nam khi áp dụng IFRS để phù hợp với tình hình kinh tế ,văn hóa xã hội của đất nước đồng thời hòa nhập với xu hướng chung của khu vực. II. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU: 1. Nhận thức của nghề nghiệp kế toán đối với IFRS ở các nước phát triển : Bằng chứng từ Việt Nam của Phan Thị Hồng Đức, Bruno Mascitelli and MeropyBarut. Tác giả đã nghiên cứu về lợi ích, chi phí và thách thức của việc triển khai IFRS ở các nước đang phát triển đại diện là Việt Nam. Qua 16 bảng khảo sát đã rút ra được kết luận rằng nghề nghiệp kế toán Việt Nam lạc quan về lợi ích tiềm năng của IFRS mặc dù chi phí và thách thức đáng kể trong thời kỳ chuyển đổi và cũng cho thấy có sự hỗ trợ mạnh mẽ về việc chuyển đổi dần dần từ VAS sang IFRS. 2. Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – từ chuẩn mực đến thực tiễn của Trần Hồng Vân. Tác giả đã nghiên cứu được mức độ hòa hợp giữa kế toán của Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính hợp nhất, tăng cường mức độ hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế. 3. Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế của Phạm Hoài Hương. Tác giả đã xác định mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính. Kết quả là có một khoảng cách đáng kể giữa VAS và IFRS. Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây hướng Việt Nam theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế nhưng chưa có công trình nào hướng dẫn trực tiếp phương hướng chuyển đổi sang IFRS từ VAS. Nghiên cứu áp dụng IFRS1 “lần đầu áp dụng chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế” để đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính của Việt Nam tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế. IFRS1 đưa người đọc chuyển đổi báo cáo tài chính trực tiếp từ VAS sang IFRS cho lần đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam có ý định tham gia vào thị trường tài chính quốc tế. -3- III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu về IFRS1 và tầm quan trọng của nó ở Việt Nam. Tìm hiểu về việc áp dụng IFRS trên thế giới và xem xét tại Việt Nam. Cụ thể hóa về IFRS1. IV. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 1/ Tại sao phải áp dụng IFRS? 2/ Làm thế nào để chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS? 3/ Nội dung IFRS1? 4/Cách thức tiếp cận IFRS ở Việt Nam? V . ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI: 1/ Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: Tìm hiểu về IFRS1 :các thủ tục và phương pháp chuyển đổi từ các chuẩn mực kế toán đã sử dụng sang IFRS cho lần đầu tiên. Tìm hiểu và nghiên cứu về sự áp dụng IFRS của các nước trên thế giới và tình hình vận dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam. Phương pháp để hội tụ kế toán quốc tế về chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế. 2/ Phạm vi Luận văn nghiên cứu lần đầu tiên các đơn vị chuyển đổi từ các báo cáo kế toán đã sử dụng sang IFRS. Luận văn nghiên cứu và giải thích về IFRS 1. VI . PHƯƠNG PHÁP: Phân tích định lượng bao gồm thống kê, so sánh nhằm nêu bật lên các cách thức tiếp cận IFRS. -4- Sử dụng phương pháp thống kê để tìm hiểu về tiến trình áp dụng chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế từ đó phân tích tình hình áp dụng tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa đề xuất để có thể ứng dụng IFRS tại Việt Nam. VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu về IFRS1 lần đầu tiên. Nghiên cứu thực trạng áp dụng IFRS trên thế giới và một vài doanh nghiệp ở Việt Nam để thấy được sự cần thiết phải vận dụng IFRS vào các quốc gia theo xu hướng hiện nay. Định hướng cho Việt Nam cách tiếp cận IFRS và cụ thể hóa theo từng khoản mục. VIII . BỐ CỤC Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục gồm 3 chương: Chương 1 : Nội dung của IFRS1“Lần đầu áp dụng chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế” và sự cần thiết phải áp dụng IFRS vào Việt Nam. Chương 2: Thực trạng áp dụng IFRS trên thế giới và Việt Nam. Chương 3: Định hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam. -5- CHƯƠNG 1- NỘI DUNG CỦA IFRS 1 VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG IFRS VÀO VIỆT NAM 1.1 Nội dung cơ bản của IFRS 1 1.1.1 Tổng quan Mục đích của IFRS 1 là thiết lập các quy tắc cho báo cáo tài chính đầu tiên của một đơn vị được lập theo IFRS, cụ thể là liên quan đến việc chuyển đổi từ các nguyên tắc kế toán mà đơn vị áp dụng trước đây. Nguyên tắc chung cơ sở của IFRS 1 là IFRS có hiệu lực vào ngày của báo cáo tài chính theo IFRS đầu tiên của đơn vị nên được áp dụng hồi tố trong báo cáo IFRS mở về tình hình tài chính, kỳ so sánh và kỳ báo cáo IFRS đầu tiên. Nguyên tắc áp dụng hồi tố này bổ sung thêm một số giới hạn các ‘ngoại lệ’ và ‘miễn trừ’ vô cùng quan trọng. Các ‘ngoại lệ’ cho việc áp dụng hồi tố là bắt buộc. Các ‘miễn trừ’ là tùy chọn – người áp dụng lần đầu có thể chọn có áp dụng miễn trừ nào hay không. Báo cáo IFRS mở về tình hình tài chính được lập vào ngày chuyển đổi. Đây là điểm bắt đầu trong công tác kế toán của một đơn vị theo IFRS. Ngày chuyển đổi là ngày bắt đầu của kỳ đầu tiên mà đơn vị trình bày đầy đủ thông tin so sánh theo IFRS trong báo cáo IFRS đầu tiên của mình. Đối với các đơn vị trình bày thông tin so sánh trong một năm trong các báo cáo tài chính, ngày chuyển đổi là ngày đầu tiên của kỳ so sánh. Báo cáo IFRS mở về tình hình tài chính là báo cáo của đơn vị về tình hình tài chính vào ngày chuyển đổi sang IFRS. Trong báo cáo tài chính IFRS đầu tiên, đơn vị áp dụng phiên bản IFRS có hiệu lực vào cuối kỳ báo cáo IFRS đầu tiên của mình. Nguyên tắc chung là tất cả IFRS có hiệu lực tại ngày đó được áp dụng hồi tố, tùy theo các ngoại lệ và miễn trừ được đưa ra trong IFRS 1. Ví dụ, một đơn vị kết thúc năm vào tháng 12 sẽ trình bày báo cáo tài chính IFRS đầu tiên của mình cho kỳ báo cáo năm 2009 sẽ áp dụng tất cả các IFRS có hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2009. Đơn vị ghi nhận toàn bộ tài sản và nợ theo các yêu cầu của IFRS, và bỏ ghi nhận các tài sản và khoản nợ không đủ tiêu chuẩn để ghi nợ theo IFRS. -6- Tất cả các điều chỉnh báo cáo IFRS mở về tình hình tài chính do việc áp dụng IFRS được ghi nhận trong thu nhập giữ lại (hoặc, nếu phù hợp, trong danh mục vốn chủ sở hữu khác) vào ngày chuyển đổi. Với các ngoại lệ giới hạn, dự toán theo IFRS vào ngày chuyển đổi phải thống nhất với dự toán được lập cho ngày đó theo chuẩn mực kế toán trước đây. Báo cáo tài chính IFRS đầu tiên của đơn vị bao gồm ít nhất ba báo cáo về tình hình tài chính (bao gồm cả một báo cáo vào ngày chuyển đổi, tức là khi bắt đầu kỳ so sánh), hai báo cáo về thu nhập toàn diện, hai báo cáo thu nhập (nếu có), hai báo cáo lưu chuyển tiền tệ và hai báo cáo về thay đổi vốn chủ sở hữu. Tất cả các báo cáo này phải tuân thủ IFRS. Đơn vị được trình bày tóm tắt lịch sử về các dữ liệu nhất định cho các kỳ trước ngày chuyển đổi không tuân thủ IFRS, miễn là thông tin được đánh dấu nổi bật là không được lập theo IFRS. Khi có thông tin như vậy, đơn vị cũng phải giải thích bản chất của các điều chỉnh chính cần thiết để làm cho thông tin tuân thủ IFRS. IFRS 1 yêu cầu tuân thủ tất cả các yêu cầu về trình bày và công bố thông tin của các Chuẩn mực và Diễn giải khác và áp đặt các yêu cầu về công bố thông tin khác đặc biệt đối với báo cáo tài chính IFRS đầu tiên. Cụ thể, người áp dụng lần đầu cần đưa ra điều giải giữa số tiền báo cáo theo chuẩn mực kế toán trước đây và cách tính tương tự theo IFRS. Khoản điều giải này phải xác định rõ bất kỳ lỗi nào liên quan đến báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán trước đây của đơn vị. Có bốn ngoại lệ bắt buộc đối với nguyên tắc chung của IFRS về việc áp dụng hồi tố IFRS vào ngày chuyển đổi, và 16 miễn trừ tùy chọn. Các ngoại lệ và miễn trừ này rất chuyên biệt, và không thể áp dụng tương tự cho các mục khác. • Ngoại lệ cho việc áp dụng hồi tố đầy đủ (bắt buộc): * Dự toán kế toán. * Kế toán phòng ngừa rủi ro. * Bỏ ghi nhận tài sản tài chính và nợ tài chính. * Lợi ích phi kiểm soát. • Miễn trừ cho việc áp dụng hồi tố đầy đủ (tùy chọn): * Hợp nhất kinh doanh. * Công cụ tài chính kép. -7- * Giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu . * Chỉ định công cụ tài chính đã được ghi nhận trước đây. * Hợp đồng bảo hiểm. * Cách tính giá trị thực của tài sản tài chính hoặc nợ tài chính khi ghi nhận ban đầu. * Chi phí dự tính. * Loại bỏ các khoản nợ trong chi phí của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. * Thuê tài sản. * Tài sản tài chính hoặc tài sản vô hình được tính theo IFRIC 12 Hợp đồng nhượng quyền dịch vụ. * Phúc lợi người lao động. * Chi phí đi vay. * Chênh lệch chuyển tiền tích lũy. * Chuyển giao tài sản từ khách hàng. * Đầu tư vào công ty con, đơn vị đồng kiểm soát và công ty liên kết. * Tài sản và nợ của công ty con, công ty liên kết và liên doanh. + Lưu ý : người áp dụng lần đầu phải có các lựa chọn quan trọng cần đưa ra trước khi chuyển đổi sang IFRS bao gồm : • Lựa chọn chính sách kế toán: theo IFRS, người áp dụng cần đưa ra các lựa chọn chính sách kế toán, và các lựa chọn được đưa ra có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tài chính của đơn vị và quy trình hỗ trợ báo cáo tài chính. • Lựa chọn IFRS vào ngày chuyển đổi: IFRS 1 có nhiều miễn trừ tùy chọn thể hiện lựa chọn độc đáo cho người áp dụng lần đầu. Các đơn vị phải đánh giá xem miễn trừ nào có liên quan và tùy chọn nào được đưa ra trong miễn trừ đem lại kết quả tốt nhất cho đơn vị. -8- 1.1.2 Nội dung chính 1.1.2.1 Yêu cầu cụ thể Đơn vị chỉ có thể áp dụng IFRS 1 trong báo cáo tài chính theo IFRS lần đầu tiên của mình. Báo cáo tài chính IFRS đầu tiên của đơn vị là báo cáo tài chính năm đầu tiên trong đó áp dụng IFRS bằng một báo cáo rõ ràng và hoàn toàn tuân thủ IFRS. Báo cáo tài chính IFRS đầu tiên của đơn vị cần bao gồm ít nhất một năm thông tin so sánh theo IFRS. Ngày chuyển đổi sang IFRS được xác định là ngày bắt đầu kỳ đầu tiên mà đơn vị trình bày đầy đủ thông tin so sánh theo IFRS trong báo cáo tài chính IFRS đầu tiên của mình. Ở một vài khung báo cáo, các nhà quản lý sàn giao dịch chứng khoán hoặc cơ quan quản lý khác có thể yêu cầu đơn vị trình bày hơn một năm thông tin so sánh theo IFRS. Nếu đơn vị lựa chọn hoặc cần trình bày hơn một năm đầy đủ thông tin so sánh được lập theo IFRS, ngày chuyển đổi là ngày bắt đầu của kỳ đầu tiên được trình bày. Toàn bộ thông tin so sánh sau ngày chuyển đổi được trình bày lại và trình bày theo IFRS. Nguyên tắc chung cơ sở của IFRS là người áp dụng lần đầu nên áp dụng hồi tố phiên bản của mỗi IFRS có hiệu lực khi kết thúc kỳ báo cáo IFRS hồi tố. Do đó, báo cáo tài chính IFRS đầu tiên được trình bày như thể đơn vị đã luôn áp dụng IFRS. Điểm bắt đầu trong IFRS 1 là báo cáo IFRS mở về tình hình tài chính được lập vào ngày chuyển đổi sang IFRS. Ngày chuyển đổi sang IFRS được định nghĩa là “bắt đầu kỳ đầu tiên mà đơn vị trình bày thông tin so sánh đầy đủ theo IFRS trong báo cáo tài chính IFRS đầu tiên của mình”. Báo cáo mở về tình hình tài chính được lập vào ngày chuyển đổi (được nêu trong báo cáo tài chính IFRS đầu tiên) được lập theo IFRS 1, bao gồm nguyên tắc chung của việc áp dụng hồi tố, các ngoại lệ bắt buộc và miễn trừ tùy chọn. Đơn vị cần áp dụng các chính sách kế toán giống nhau trong báo cáo IFRS mở về tình hình tài chính và trong suốt mọi kỳ được thể hiện trong báo cáo tài chính IFRS đầu tiên. Do đó đơn vị không thể áp dụng các phiên bản IFRS khác nhau có hiệu -9- lực trước đó. Tuy nhiênn, IFRS mớ ới mà chưaa bắt buộc thì t có thể được đ áp dụụng nếu IFR RS đó cho phép p áp dụụng trước. Lịchh trình sauu đây tóm tắt các yêuu cầu này và v minh họa các ngàày quan trọọng cho ngư ười áp dụng g lần đầu khi k kết thúc năm dươ ơng lịch thểể hiện thônng tin so sáánh cho mộtt năm. Sơ đđồ 1.1: Lịchh trình áp dụụng IFRS thhể hiện thônng tin so sánnh cho một năm. Do người áp dụng d lần đầầu cần tuân n thủ toàn bộ b IFRS cóó hiệu lực vào v ngày báo b cáo, cầnn lưu ý rằngg các quy định đ chuyểển đổi cụ thhể của mỗi chuẩn mự ực không áp á dụng với người áp dụng lần đầu. đ Thay vào đó, nggười áp dụụng lần đầuu lập một bbáo cáo mở về tình hìnnh tài chínhh theo các yêu cầu củủa IFRS 1. Mộột đơn vị phhải hoàn thhành các bư ước sau đâây để lập một m báo cáoo mở về tìnnh hình tài cchính: Bướ ớc 1 — Xá ác định Cáác chính sáách kế toáán IFRS cóó thể áp dụụng dựa trrên Các chuuẩn mực bắ ắt buộc vàoo ngày lập báo cáo. Bướ ớc 2 — Ghhi nhận Tàài sản và Nợ N phải trảả được yêuu cầu để đư ược ghi nhận theo IFR RS mà đã không k đượcc ghi nhận theo chuẩnn mực kế tooán trước đây và hủyy bỏ ghi nhậận Tài sản và Nợ phảải trả trướcc đây đã đư ược ghi nhận mà khôông được phép p ghi nhậận theo IFR RS . -10- Ghi nhận Nợ lương hưu Tài sản và nợ thuế trả chậm Tài sản và nợ thuê tài chính Dự phòng, chỉ theo luật hoặc suy diễn Công cụ tài chính phái sinh Tài sản vô hình mua lại Chi phí phát triển nội bộ Bỏ ghi nhận Dự phòng, nếu không có nghĩa vụ hiện tại Dự phòng tổng hợp như khoản nợ Tài sản thuế trả chậm,nếu không chắc chắn Cổ phiếu quỹ như tài sản Tài sản vô hình không đáp ứng tiêu chuẩn Sơ đồ 1.2: Các ví dụ và ghi nhận và bỏ ghi nhận theo IFRS Bước 3 — Phân loại lại các khoản mục trước đây đã được phân loại theo một cách thức khác với cách mà có thể được chấp nhận theo IFRS . Tài sản tài chính Bốn danh mục theo IAS 39 Nợ tài chính Nợ hoặc vốn chủ sở hữu theo IAS32 Đền bù Trình bày số tổng trừ khi IFRS cho phép đền bù Báo cáo về tình hình tài chính Nội dung là trình bày riêng về dài hạn và ngắn hạn theo IAS 1 Tài sản vô hình Không được ghi nhận theo IAS 38 và phát sinh khi hợp nhất kinh doanh- điều chỉnh lợi thế thương mại Chứng khoán trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ Được phân loại là tương đương tiền chỉ khi thời hạn ít hơn 3 tháng từ ngày mua lại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng