Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ định giá cổ phần doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tphcm xét ...

Tài liệu định giá cổ phần doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tphcm xét ví dụ mô hình công ty cổ phần cơ điện lạnh

.PDF
116
25
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------W—X-------- TRƯƠNG THANH LIÊM ĐỊNH GIÁ CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – XÉT VÍ DỤ MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH REE LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------W—X-------- TRƯƠNG THANH LIÊM ĐỊNH GIÁ CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - XÉT VÍ DỤ MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH REE Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NHDKH: PGS, TS. NGUYỄN QUANG THU TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010 Lời Cam Đoan Tác giả cam đoan rằng các chương của luận văn này hiện không sao chép và hiện chưa báo cáo trong bất kỳ kỳ xét duyệt luận văn khoa học với trình độ nào. Tác giả cũng xác nhận rằng, đây là kiến thức tốt nhất trong mảng nghiên cứu của tác giả. Tác giả đã nhận được sự giúp đỡ trong việc chuẩn bị luận văn này và tất cả các nguồn trích dẫn được sử dụng đã được ghi chú đầy đủ trong luận văn này. Tp. HCM, ngày 27 tháng 07 năm 2010 Tác giả Trương Thanh Liêm Lời Tri Ân Tác giả xin bày tỏ lòng tri ân đến các Giáo sư, Tiến sĩ trong chương trình Sau đại học Khóa 16 - Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm thực tế quý báu, đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Quang Thu, người đã hướng dẫn tác giả phương pháp nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn Gia đình, Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc và các bạn đồng nghiệp Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHBS), nơi tác giả đang công tác, đã hết lòng giúp đỡ và ủng hộ tác giả trong quá trình học tập và làm việc. Tp. HCM, ngày 27 tháng 07 năm 2010 Tác giả Trương Thanh Liêm MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................ xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN ..........................4 1.1 Khái niệm về định giá cổ phần .............................................................................4 1.1.1 Cơ sở lý thuyết của việc định giá ............................................................4 1.1.2 Những nguyên tắc chung của việc định giá.............................................5 1.1.3 Vai trò của định giá giá trị cổ phần doanh nghiệp...................................5 1.1.3.1 Định giá và quản lý danh mục đầu tư.........................................5 1.1.3.2 Định giá trong sáp nhập và thâu tóm doanh nghiệp ...................5 1.1.3.3 Định giá trong hoạt động tài chính doanh nghiệp ......................6 1.2 Xác định lãi suất chiết khấu..................................................................................6 1.2.1 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: mô hình định giá tài sản vốn ..............7 1.2.2 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) ................................................7 1.3 Các phương pháp định giá ....................................................................................8 1.3.1 Phương pháp định giá bằng cách chiết khấu dòng tiền ...........................8 1.3.1.1 Phương pháp tính toán................................................................8 1.3.1.2 Định giá vốn chủ sở hữu so với định giá doanh nghiệp .............8 1.3.2 Định giá tương đối ...................................................................................9 1.3.2.1 Phương pháp tính toán................................................................9 1.3.2.2 Sử dụng các chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp ..........................9 ii 1.3.2.3 Sử dụng các doanh nghiệp so sánh...........................................10 1.4 Ước lượng dòng tiền ...........................................................................................10 1.4.1 Dòng tiền vốn chủ sở hữu......................................................................10 1.4.1.1 Dòng tiền vốn chủ sở hữu đối với một công ty có vay nợ .......10 1.4.1.2 Thu nhập thuần (NPAT) và các khoản mục bất thường...........11 1.4.1.3 Dòng tiền vốn chủ sở hữu so với thu nhập thuần (NPAT).......12 1.4.1.4 Các yếu tố giúp phân biệt dòng tiền vốn chủ sở hữu với thu nhập thuần .............................................................................................12 1.4.2 Dòng tiền của công ty ............................................................................14 1.4.3 Dòng tiền và vòng đời của tài sản, giá trị thanh lý và giá trị cuối cùng 15 1.4.1.1 Dòng tiền và vòng đời của tài sản ............................................15 1.4.1.2 Giá trị thanh lý và giá trị cuối cùng ..........................................15 1.5 Một số mô hình định giá .....................................................................................16 1.5.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền ........................................................16 1.5.1.1 Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) ............................................ 16 1.5.1.2 Mô hình chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu (FCFE).. 18 1.5.1.3 Mô hình chiết khấu dòng tiền thuần của công ty (FCFF) ........ 20 1.5.2 Phương pháp định giá tương đối ...........................................................21 1.5.2.1 Tỷ số giá thị trường /Thu nhập mỗi cổ phần (P/E) ..................21 1.5.2.2 Tỷ số giá thị trường/Giá trị sổ sách (P/BV) .............................22 Tóm tắt chương 1: .....................................................................................................25 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA..27 2.1 Giới thiệu về chỉ số giá chứng khoán niêm yết Vnindex tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh..........................................................................27 2.2 Tình hình thị trường chứng khoán trên sàn niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (Hose) ..............................................................28 2.2.1 Diễn biến của thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009 ...............................................................................................29 iii 2.2.2 Giới thiệu phân loại doanh nghiệp theo chuẩn ICB ..............................32 2.2.3 Đánh giá hiệu quả sinh lợi hoạt động đầu tư thông qua Hose...............33 2.2.4 Tình hình thanh khoản, cung cầu thị trường trên Hose trong năm 2009 .. ...............................................................................................................35 2.2.5 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Hose tới thời điểm 31/12/2009 .......................................................................38 2.2.6 So sánh tình hình thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với một số nước ...........................................................................................40 2.3 Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam tại Hose trong năm 2010 và các nhóm ngành cần quan tâm khi tham gia đầu tư ..................................................42 2.3.1 Dự báo triển vọng Vnindex đến năm 2010 ...........................................42 2.3.2 Triển vọng kinh doanh các nhóm ngành của các doanh nghiệp niêm yết tại Hose trong năm 2010........................................................................44 Tóm tắt chương 2: .....................................................................................................47 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH REE VÀ ỨNG DỤNG ..............................................................48 3.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE .............................................48 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................48 3.1.2 Tổng quan về công ty ............................................................................48 3.1.2.1 Thông tin công ty: ....................................................................48 3.1.2.2 Quá trình tăng vốn từ khi cổ phần hóa đến thời điểm 31/12/2009 .............................................................................................49 3.1.2.3 Những hoạt động kinh doanh chính: ........................................50 3.1.2.4 Chiến lược phát triển ................................................................50 3.1.2.5 Thông tin tài chính và kiểm toán ..............................................51 3.1.3 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................51 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty .....................................................51 3.1.3.2 Danh sách nhóm các công ty REE sở hữu và liên kết liên doanh ..................................................................................................52 iv 3.1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty ............................................................52 3.1.5 Phân tích các hoạt động kinh doanh năm 2009 .....................................53 3.1.5.1 Hoạt động dịch vụ Cơ Điện Công Trình (M&E) ...................... 53 3.1.5.2 Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu Reetech ...................................................................................................... 54 3.1.5.3 Phát triển, quản lý, kinh doanh và khai thác bất động sản ....... 55 3.1.5.4 Hoạt động đầu tư tài chính .......................................................56 3.1.6 Mục tiêu phát triển năm 2010................................................................57 3.1.6.1 Hoạt động dịch vụ Cơ Điện Công Trình (M&E) ...................... 57 3.1.6.2 Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu Reetech ...................................................................................................... 58 3.1.6.3 Phát triển, quản lý, kinh doanh và khai thác bất động sản ....... 58 3.1.6.4 Hoạt động đầu tư tài chính ......................................................... 59 3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của REE Corp. và hiệu quả đầu tư vào cổ phần Ree Corp. ..............................................................................................59 3.2.1 Cơ cấu doanh thu bộ phận hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh .. ................................................................................................................... 59 3.2.1.1 Doanh thu bộ phận từ hoạt động kinh doanh ............................ 59 3.2.1.2 Lợi nhuận bộ phận từ hoạt động kinh doanh ............................ 60 3.2.2 Đánh giá hiệu quả sinh lợi hoạt động đầu tư cổ phần niêm yết trường hợp Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE...............................................61 3.2.3 Sự tương quan giữa biến động Vnindex và biến động giá cổ phần của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE........................................................ 63 3.2.4 Giả định tính toán về hoạt động kinh doanh .........................................64 3.2.5 Dự toán bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ làm cơ sở dòng tiền dự toán ...........................................66 3.2.6 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE .......................69 3.2.7 Phân tích Dupont về Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE ....................72 v 3.2.8 So sánh Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE với các công ty trên Hose .. ...............................................................................................................72 3.2.9 Ước lượng chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) ............................73 3.3. Mô hình định giá cổ phần Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE và kế hoạch đầu tư .........................................................................................................................74 3.3.1 Định giá giá trị cổ phần Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE ...............74 3.3.2 Kế hoạch đầu tư vào cổ phần của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE79 Tóm tắt chương 3: .....................................................................................................80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1 Tiếng Việt....................................................................................................................1 Tiếng Anh....................................................................................................................1 PHỤ LỤC 01: DỰ TOÁN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG REE CORP. TRONG CÁC NĂM 2010 – 2014 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chú thích các từ viết tắt APM Mô hình định giá song hành BCĐKT Bảng cân đối kế toán BV Giá trị sổ sách cổ phần thường CAPM Mô hình định giá tài sản vốn CK Chứng khoán Cổ phần Vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó gọi là cổ phần. Cổ phần hoàn toàn khác biệt so với cổ phiếu vì cổ phiếu chỉ là hình thức biểu hiện của cổ phần Cổ phiếu Giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành CPI Chỉ số giá tiêu dùng CTCP Công ty cổ phần DCF Phương pháp chiết khấu dòng tiền DDM Mô hình chiết khấu cổ tức DNNY Doanh nghiệp niêm yết DTT Doanh thu thuần EPS Thu nhập mỗi cổ phần EU Liên minh châu âu FCFE Mô hình chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFF Mô hình chiết khấu dòng tiền thuần của công ty FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam GTGD Giá trị giao dịch HĐ SXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh vii ICB Hệ thống chia ngành theo chuẩn quốc tế thuộc bản quyền của Công ty Dow Jones & Company, Inc. và FTSE International Limited (“FTSE”) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IPO Phát hành lần đầu ra công chúng KNTT Khả năng thanh toán KQ HĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh LCTT Lưu chuyển tiền tệ LNST Lợi nhuận sau thuế MFI Bộ tài chính MHBS Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long MPI Bộ Kế hoạch & đầu tư NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NPAT Thu nhập thuần NSNN Ngân sách nhà nước P/B Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách mỗi cổ phần thường P/E Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần P/S Tỷ số giá thị trường trên doanh thu mỗi cổ phần PEG Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần so với tốc độ tăng trưởng ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổngtài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân WB Ngân hàng thế giới viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Dòng tiền của công ty .................................................................................14  Bảng 2: Hệ thống phân ngành ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam ....32  Bảng 3: Diễn biến chỉ số Vnindex từ năm 2000 đến 2010 .......................................33  Bảng 4: Tỷ suất sinh lợi theo tháng của Vnindex từ năm 2000 - 2010 ....................34  Bảng 5: Chi tiết giá trị giao dịch trên Hose từ 2007 đến 2009 .................................37  Bảng 6: Kết quả kinh doanh của 247 doanh nghiệp niêm yết các quý trên Hose trong năm 2007 – 2010 .............................................................................................39  Bảng 7: Kết quả kinh doanh của 247 doanh nghiệp niêm yết trên Hose trong năm 2006 – 2009 ...............................................................................................................40  Bảng 8: So sánh tốc độ tăng trưởng EPS, P/E và PEG .............................................40  Bảng 9: Dự báo Vnindex đến cuối năm 2010 ...........................................................43  Bảng 10: Triển vọng các ngành cần quan tâm trong năm 2010................................44  Bảng 11: Chi tiết danh sách REE Corp. đầu tư vào các công ty con ........................52  Bảng 12: Chi tiết danh sách REE Corp. đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh ...................................................................................................................................52  Bảng 13: Chi tiết danh sách cơ cấu bộ máy quản lý của REE Corp. ........................52  Bảng 14: Diễn biến giá cổ phần REE Corp. từ năm 2000 - 2010 .............................62  Bảng 15: Tỷ suất sinh lợi theo tháng của REE Corp. từ năm 2000 - 2010 ...............62  Bảng 16: Bảng tổng tài sản dự toán của REE Corp. từ năm 2010 - 2014 ................66  Bảng 17: Bảng nguồn tài trợ dự toán của REE Corp. từ năm 2010 -2014 ...............67  Bảng 18: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh dự toán của REE Corp. từ năm 2010 2014 ...........................................................................................................................68  Bảng 19: Bảng lưu chuyển tiền tệ dự toán của REE Corp. từ năm 2010 -2014 .......68  Bảng 20: Phân tích, dự toán khả năng thanh toán của REE Corp. từ năm 2010 2014 ...........................................................................................................................69  Bảng 21: Phân tích, dự toán hiệu quả hoạt động kinh doanh của REE Corp. từ năm 2010 - 2014 ...............................................................................................................70  ix Bảng 22: Phân tích, dự toán rủi ro tài chính của REE Corp. từ năm 2010 -2014.....70  Bảng 23: Phân tích tiềm năng tăng trưởng của REE Corp. từ năm 2010 -2014 .......71  Bảng 24: Đánh giá dự toán chỉ số cơ bản về REE Corp. từ năm 2010 - 2014 .........71  Bảng 25: Dự toán một số chỉ tiêu tăng trưởng về REE Corp. từ năm 2010 - 2014 ..71  Bảng 26: Phân tích Dupont dự toán về REE Corp. từ năm 2010 - 2014 ..................72  Bảng 27: So sánh hoạt động kinh doanh REE Corp. với các doanh nghiệp trên Hose ...................................................................................................................................72  Bảng 28: Ước lượng WACC của REE Corp. từ năm 2010 - 2014 ...........................73  Bảng 29: Định giá cổ phần REE Corp. theo phương pháp FCFF .............................75  Bảng 30: Định giá cổ phần REE Corp. theo phương pháp FCFE.............................76  Bảng 31: Định giá cổ phần REE Corp. theo phương pháp DDM .............................76  Bảng 32: Định giá cổ phần REE Corp. theo phương pháp tỷ số P/E........................77  Bảng 33: Định giá cổ phần REE Corp. theo phương pháp tỷ số P/BV ....................78  Bảng 34: Kết quả định giá giá trị cổ phần REE Corp. ..............................................79  Bảng 35: Phân tích giá đề nghị đầu tư vào cổ phần REE Corp. ...............................79  Bảng 36: Phân tích lợi nhuận dự kiến và kết quả đầu tư cổ phần REE Corp. ..........80  x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1: Mô hình chiết khấu cổ tức hai giai đoạn ......................................................17  Hình 2: Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập ...........................................................................17  Hình 3: Kỹ thuật và một số các phương pháp định giá cổ phần ...............................25  Hình 4: Diễn biến chỉ số Vnindex trong năm 2009 ..................................................29  Hình 5: Tỷ suất sinh lợi của Vnindex từ năm 2000 - 2010 .......................................34  Hình 6: Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch theo tháng trên Hose năm 2009 .35  Hình 7: Khối lượng đặt mua, đặt bán trên Hose trong năm 2009 .............................36  Hình 8: Khối lượng và giá trị đặt mua, đặt bán của nhà đầu tư nước ngoài trên Hose năm 2009 ...................................................................................................................37  Hình 9: Kết quả kinh doanh của 247 doanh nghiệp niêm yết các quý trên Hose trong năm 2007 – 2010 .......................................................................................................38  Hình 10: Kết quả kinh doanh của 247 doanh nghiệp niêm yết .................................40  Hình 11: So sánh tương quan giữa Vnindex và một số chỉ số chứng khoán quốc tế41  Hình 12: Quá trình tăng vốn của REE Corp. từ khi cổ phần hóa năm 1993 đến nay ...................................................................................................................................49  Hình 13: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE ..........................51  Hình 14: Doanh thu bộ phận từ hoạt động kinh doanh năm 2008-2009...................60  Hình 15: Cơ cấu doanh thu bộ phận hoạt động kinh doanh năm 2008-2009 ...........60  Hình 16: Lợi nhuận bộ phận từ hoạt động kinh doanh năm 2008-2009 ...................61  Hình 17: Cơ cấu lợi nhuận bộ phận từ hoạt động kinh doanh năm 2008-2009 ........61  Hình 18: Tỷ suất sinh lợi của REE Corp. từ năm 2000 - 2010 .................................63  Hình 19: Tương quan thuận giữa biến động Vnindex và biến động giá REE Corp. trong giai đoạn 2000 - 2010 ......................................................................................63  xi PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Cùng trên một thị trường chứng khoán nhưng nhà đầu tư với phương thức hay quan điểm đầu tư khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau và vì thế sẽ hành động hoàn toàn khác nhau tại cùng một thời điểm. Nguyên tắc cơ bản của đầu tư là người đầu tư không được mua một tài sản cao hơn giá trị của nó. Điều này tưởng là hợp lý và hiển nhiên, nhưng ở bất cứ thời điểm và thị trường nào cũng thế, đôi lúc nó lại bị bỏ quên. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính ở nước ta nói riêng. Trong thời gian vừa qua, hầu hết các nhà đầu tư đi đến đâu cũng nghe những thông tin về thị trường chứng khoán, chỉ số Vnindex giảm mạnh, công ty này chia cổ tức, công ty kia tăng vốn... Trên các phương tiện thông tin đại chúng có những đánh giá của các tổ chức tài chính tham gia thị trường với những nhận định thị trường nóng và vượt qua giá trị thực của chứng khoán như giá cổ phiếu tăng quá nóng từ cuối năm 2006, biến động giảm mạnh từ quý 1 năm 2007, cuối năm 2008 thị trường kém thanh khoản, các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin thua lỗ, thị trường kém thanh khoản 6 tháng đầu năm 2009 và tăng trưởng nóng trở lại vào những tháng cuối năm 2009 và hai quý đầu năm 2010….. mà chưa có những đánh giá chi tiết và nêu lý do hợp lý nguyên nhân giá chứng khoán tăng quá nóng hay giảm mạnh thái quá mà chỉ đưa ra các số liệu so sánh như P/E, P/BV và các hệ số tài chính thống kê khác dẫn đến việc đánh giá thiếu thuyết phục. Một bộ phận quan trọng các nhà đầu tư trên thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hose) trong thời gian vừa qua là các nhà đầu tư cá nhân với tâm lý đầu tư ngắn hạn theo thông tin thị trường để tìm kiếm sự chênh lệch giá trong ngắn hạn mà ít quan tâm đến giá trị kinh tế thực của doanh nghiệp niêm yết mà mình đầu tư. Nguyên nhân một phần vì thiếu thông tin, một phần vì thông tin các doanh nghiệp niêm yết cung cấp ra thị trường có nhiều vấn đề kém minh 1 bạch, một phần khác sự kiểm soát thông tin của tổ chức tạo lập thị trường như Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hose), Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) còn nhiều bất cập nên chưa thật sự tạo lập lòng tin cho nhà đầu tư tham gia thị trường. Các chính sách điều hành chung quản lý kinh tế vĩ mô liên tục thay đổi, luật quản lý thị trường chứng khoán còn nhiều kẽ hở, các nhà đầu tư cá nhân cũng không có đầy đủ thông tin và thời gian để đánh giá hết toàn thị trường nên tâm lý đầu cơ ngắn hạn tìm kiếm chênh lệch giá vẫn phổ biến. Từ những yếu tố quan trọng nói trên tác giả quyết định chọn đề tài: “Định giá cổ phần doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – Xét ví dụ mô hình Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE”. 2. Mục tiêu nghiên cứu • Cơ sở lý thuyết về định giá cổ phần doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán. • Định giá cơ bản giá trị cổ phần và phân tích đầu tư một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Xét ví dụ mô hình Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE). 3. Phương pháp nghiên cứu Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay: • Đề tài này sử dụng kết hợp một số phương pháp thực hiện khác nhau nhằm tận dụng tính chất hợp lý và ưu việt của từng loại phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích định lượng, so sánh, đối chiếu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn ... trên nền tảng lý luận biện chứng, là những phương pháp cơ bản sẽ được sử dụng trong quá trình triển khai nghiên cứu của đề tài. • Dữ liệu sử dụng: Dữ liệu thứ cấp các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hose). 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hose) tính đến thời điểm 31/03/2010. • Phạm vi nghiên cứu: “Định giá giá trị cổ phần doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. 5. Kết cấu luận văn Đề tài này bao gồm: • Phần mở đầu • Chương 1: Cơ sở lý thuyết về định giá cổ phần doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán • Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động của sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua • Chương 3: Mô hình định giá cổ phần của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE và ứng dụng • Kết luận và kiến nghị 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 1.1 Khái niệm về định giá cổ phần Để có thể có được những quyết định đầu tư sáng suốt như lựa chọn danh mục đầu tư, xác định mức giá phù hợp khi bán hay mua chứng khoán điều đầu tiên là phải nắm bắt được giá trị của tài sản và những yếu tố quyết định giá trị đó. Dựa trên giả thiết là hầu hết mọi tài sản đều được định giá hợp lý và giá trị của tất cả các loại tài sản, cũng như các tài sản tài chính, đều được xác định nhờ những nguyên tắc cơ bản như nhau. Tương tự, phương thức định giá và tính không chắc chắn liên quan đến những dự đoán về giá trị đối với từng loại tài sản cũng khác nhau. Song, nguyên tắc chính của việc định giá luôn luôn không thay đổi và có một số điểm chung trong quá trình định giá. 1.1.1 Cơ sở lý thuyết của việc định giá Nguyên tắc cơ bản của đầu tư là người đầu tư không được mua một tài sản cao hơn giá trị của nó. Điều này tưởng là hợp lý và hiển nhiên, nhưng ở bất cứ thời điểm và thị trường nào cũng thế, đôi lúc nó lại bị bỏ quên. Một số người lập luận rằng, giá trị là do người nắm giữ tài sản quyết định và giá chỉ thay đổi khi có một nhà đầu tư sẵn sàng trả tiền để mua tài sản tại mức giá mới. Điều này hoàn toàn là vô lý. Nhận định trên chỉ có thể đúng khi tài sản là một bức tranh hoặc một tác phẩm điêu khắc. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên mua tài sản để thỏa mãn óc thẩm mỹ, sự xa hoa hay vì một lý do cảm tính nào đó. Nhà đầu tư mua tài sản tài chính vì kỳ vọng vào dòng tiền mà họ mong đợi là sẽ thu được từ tài sản đó. Như vậy, quan điểm giá trị phải dựa trên hiện thực, nghĩa là giá một tài sản phải phản ánh được dòng tiền mà tài sản đó có khả năng tạo ra (3, C1, trang 1 – 2) Có một số điểm trong quá trình định giá có thể không thống nhất với nhau, trong đó có việc ước lượng giá trị thực và việc cần bao nhiêu thời gian để giá có thể điều chỉnh về giá trị thực. Tuy nhiên, một điểm luôn luôn thống nhất là giá trị của tài sản không thể thay đổi chỉ vì cho rằng sẽ có một nhà đầu tư nào đó sẵn sàng mua tài sản ở mức giá cao hơn trong tương lai. 4 1.1.2 Những nguyên tắc chung của việc định giá Cũng giống như các nguyên tắc phân tích khác, quá trình định giá tài sản tài chính cũng có những nguyên tắc riêng của nó: • Nguyên tắc 1: Do các mô hình định giá dựa trên nhiều con số (mang tính định lượng) nên việc định giá mang tính khách quan. • Nguyên tắc 2: Một bản định giá tốt không bao giờ giới hạn về mặt thời gian. • Nguyên tắc 3: Một bản định giá tốt sẽ cung cấp kết quả ước tính giá trị chính xác. • Nguyên tắc 4: Một mô hình càng dựa trên nhiều số liệu càng có hiệu quả. • Nguyên tắc 5: Giá cả thị trường thường không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp. • Nguyên tắc 6: Tiến hành định giá theo mô hình nào không quan trọng, điều cốt yếu là sản phẩm của định giá - giá trị. (3, C1, trang 2 – 7) 1.1.3 Vai trò của định giá giá trị cổ phần doanh nghiệp 1.1.3.1 Định giá và quản lý danh mục đầu tư Định giá có vai trò như thế nào đối với quản lý danh mục đầu tư chủ yếu là do quan điểm đầu tư của chính người đầu tư quyết định. Đối với một nhà đầu tư thụ động, định giá bị xem nhẹ trong quản lý danh mục. Trong khi đó, đối với một nhà đầu tư chủ động, định giá có vai trò quan trọng hơn nhiều. Các nhà đầu tư chứng khoán là những người thường xuyên sử dụng định giá và chủ yếu là định giá thị trường, và họ rất ít khi định giá một doanh nghiệp cụ thể. Nhưng trong số những nhà đầu tư chứng khoán này, định giá quan trọng hơn trong quản lý danh mục đầu tư khi sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật chỉ có vai trò phụ. (3, C1, trang 8 – 11) 1.1.3.2 Định giá trong sáp nhập và thâu tóm doanh nghiệp Định giá có vai trò quan trọng trong việc phân tích để mua bán doanh nghiệp. Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành mua phải quyết định giá trị tương đối của doanh nghiệp định mua trước khi mua, doanh nghiệp bị mua phải xác định giá trị của bản thân doanh nghiệp trước khi đồng ý hoặc từ chối bán doanh nghiệp. Khi định giá một doanh nghiệp để mua lại, có một số yếu tố đặc biệt cần lưu ý. 5 Trước hết, trước khi quyết định mua, phải xem xét tính hiệu quả khi kết hợp giá trị của 1hai doanh nghiệp. Những ai cho rằng, không thể định giá được giá trị kết hợp này và do đó không cần phải tính toán gì là sai. Thứ hai, khi xác định mức giá, cần quan tâm đến việc thay đổi trong Ban giám đốc và cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp được mua sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá trị. Đối với những người thâu tóm doanh nghiệp với mục đích không tốt, điều này là đặc biệt quan trọng. Cuối cùng, định giá để thâu tóm rất dễ bị chi phối bởi các định kiến. Doanh nghiệp bị thâu tóm thường đánh giá cao về giá trị của mình, đặc biệt khi doanh nghiệp thâu tóm là đối thủ và do vậy, họ sẽ cố tìm cách thuyết phục các cổ đông của mình rằng giá chào mua là quá thấp. Tương tự, nếu doanh nghiệp thâu tóm đã quyết định mua vì mục đích chiến lược thì các nhà phân tích buộc phải tính toán giá trị sao cho giá trị này là chấp nhận được. (3, C1, trang 11) 1.1.3.3 Định giá trong hoạt động tài chính doanh nghiệp Nếu mục đích là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thì mối quan hệ giữa các quyết định tài chính, chiến lược doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp phải được phác họa. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, các doanh nghiệp tư vấn quản trị đã tư vấn cho các doanh nghiệp về cách thức làm gia tăng giá trị. Điều này có thể thực hiện được do các doanh nghiệp luôn lo ngại bị các đối thủ thâu tóm. Các khuyến nghị của chuyên gia tư vấn về giá trị doanh nghiệp2 đã trở thành cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành cơ cấu lại hoạt động của mình. (3, C1, trang 11-12) 1.2 Xác định lãi suất chiết khấu Lãi suất chiết khấu là yếu tố khó ước tính trong phương pháp chiết khấu dòng tiền. Về mặt trực giác, lãi suất chiết khấu được áp dụng thống nhất với cả mức rủi ro lẫn các dạng dòng tiền được chiết khấu. Tuy không có sự thống nhất về mô hình tối ưu để đo lường mức rủi ro nhưng các mô hình luôn có một điểm chung là dòng tiền có mức rủi ro cao sẽ được chiết khấu theo lãi suất chiết khấu cao. 1 Hai doanh nghiệp : doanh nghiệp được mua và doanh nghiệp mua Chuyên gia tư vấn về giá trị doanh nghiệp: là những người hoạt động tại các công ty tư vấn tài chính, chứng khoán… tham gia đánh giá và giúp doanh nghiệp hoạt động quy cũ hơn, giúp doanh nghiệp tạo thêm giá trị gia tăng. 2 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất