Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, ...

Tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

.PDF
62
308
91

Mô tả:

Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRUNG PHONG Tên đề tài: “ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI XÃ LƯƠNG PHÚ, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Lớp : K9 - KHMT Khóa học : 2013 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo Khoá luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn tới ban chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy hết mình, truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng bổ ích làm hành trang cho em bước vào cuộc sống. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện Khoá luận tốt nghiệp này. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ của UBND xã Lương Phú, Huyện Phú Bình, TP Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập, điều tra tại địa phương. Cuối cùng, em cũng gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè đã luôn chia sẻ và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã có cố gắng trong quá trình thực tập, tuy nhiên do thời gian thực tập hạn chế và những hiểu biết còn non kém nên báo cáo tốt nghiệp của em không thể tránh những sai sót. Vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Trung Phong DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thông tin cơ bản về số hộ điều tra .............................................. 25 Bảng 4.1 Hiện trang sử dụng đất của xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 26 Bảng 4.2 Tình hình dân số của xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 27 Bảng 4.3 Cơ sở hạ tầng của xã .................................................................... 30 Bảng 4.4 Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa bàn xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........................ 30 Bảng 4.5 Tình hình chăn nuôi của xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 31 Bảng 4.6 Thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt .................................... 33 Bảng 4.7 Đánh giá cảm quan của người dân xóm Chiềng, Việt Ninh, Phú Lương .......................................................................................... 34 Bảng 4.8 Thống kê loại nhà vệ sinh trên địa bàn xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên............................................................... 35 Bảng 4.9 Thống kê nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà vệ sinh của người dân ........................................................................... 36 Bảng 4.10 Thống kê loại công trình thoát nước thải của các hộ dân .......... 37 Bảng 4.11 Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của dân ........................... 37 Bảng 4.12 Hình thức đổ rác của những hộ gia đình được điều tra ............. 39 Bảng 4.13 Hiện trạng sử dụng phân bón của các hộ điều tra...................... 40 Bảng 4.14 Thống kê nguồn tiếp nhận các thông tin, hiểu biết về môi trường....... 46 MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................... 1 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................... 3 1.2.1 Mục đích của đề tài...................................................................... 3 1.2.2 Yêu cầu của đề tài ........................................................................ 3 1.2.3 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................ 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5 2.1 Cơ sở lý lí luận .................................................................................... 5 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................. 6 2.1.2 Cơ sở pháp lý ............................................................................... 6 2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 7 2.3 Thực trạng về môi trường nông thôn trên thế giới và Việt Nam ...... 11 2.3.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diên biến môi trường trên thế giới ................................................................................................. 11 2.3.2 Hiện trạng môi trường ở Việt Nam........................................... 15 2.3.3 Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam .......................... 19 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 23 3.2 Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 23 3.2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Lương Phú ....................... 23 3.2.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú . 23 3.2.3 Nhận thức của người dân về môi trường và công tác bảo vệ môi trường .................................................................................................. 23 3.2.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương................................................................................................. 23 3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................... 24 3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin ................................................ 24 3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 26 4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 26 4.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................. 26 4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................ 26 4.2 Đánh giá chất lượng môi trường xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên..................................................................................... 33 4.2.1 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân ................... 33 4.2.2 Điều kiện vệ sinh môi trường của xã Lương Phú ...................... 35 4.2.4 Hiện trạng chất lượng môi trường đất ...................................... 38 4.2.5 Thực trạng chất thải rắn của xã Lương Phú ............................. 39 4.2.6 Hiện trạng sử dụng phân bón thuốc trừ sâu.............................. 40 4.2.7 Đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường không khí .................. 42 4.2.8 Đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ......................................................... 42 4.3 Nhận thức của nhân dân xã về các vấn đề môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường ................................................................................... 45 4.3.1 Điều tra nhận thức của nhân dân về môi trường ...................... 45 4.3.2 Thái độ của người dân với các hoạt động bảo vệ môi trường .. 45 4.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương ................................................................................................................. 47 4.4.1 Giải pháp chung ........................................................................ 47 4.4.2 Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường ......................................................................... 48 4.4.3 Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường........ 48 4.4.4 Các giải pháp về công nghệ kỹ thuật......................................... 48 4.4.5 Dựa vào kết quả điều tra đề xuất các giải pháp........................ 49 PHẦN 5 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ................................................... 50 5.1 Kết luận ............................................................................................. 50 5.2 Kiến nghị ........................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 53 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nhìn chung nông thôn Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, giàu giá trị văn hoá và môi trường trong lành. Ngày nay, nông thôn đã có những thay đổi to lớn về kinh tế xã hội, phần lớn ở khu vực đồng bằng đều có điện, có trường học, 100% số xã có trạm y tế, có nhà trẻ. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 của nước ta được Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX Đảng cộng sản Việt Nam thông qua năm 2001 đã xác định quan điểm là: “Phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” (Văn kiện Đại hội. NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, trang 162). Chất lượng cuộc sống của con người nay không chỉ là những điều kiện về ăn, mặc, ở…mà còn về chất lượng không khí hít thở hằng ngày, chất lượng nước để uống, tắm rửa…Vì vậy, các bộ ngành các chính quyền địa phương trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải nhìn từ góc độ tổng quan về môi trường để có quyết định phát triển ở địa phương mình. “Nước ta là một nước nông nghiệp với 75% dân số và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, với hơn 3 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê (1998-2002), nông thôn tạo ra khoảng 1/ 3 tổng sản phẩm quốc dân. Tỷ trọng công nghiệp mới chiếm 13,8%, dịch vụ 14,7%, nông nghiệp 71,45% trong tổng giá trị sản xuất. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của nông dân giữa thành thị và nông thôn là 2 lần và có khả năng tăng lên. Hơn 90% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn” (Nguyễn Ngọc Nông, 2006). Do đặc diểm khác nhau về điều kiện kinh tế và thiên nhiên về kinh tế 2 xã hội, cho nên các vùng nông thôn Việt Nam có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có sự biến đổi khác nhau. Hiện nay Thành Phố Thái Nguyên là một nơi tập chung dân cư và nhiều trường đại học. Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt là sự tập trung đông dân cư ở các khu trung tâm gây ra sự quá tải cho môi trường. Những vấn đề vấn đề đang tập trung sự quan tâm chú ý của nhân dân có thể kể tới đó là sự ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, các khu nhà ở, nhà trọ sinh viên, do rác thải từ các hoạt động sinh hoạt và thương mại dịch vụ, tiếng ồn và khói bụi do các hoạt động giao thông, các cơ sở sản xuất… Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2008 là 146.086 người, mật độ dân số 586 người/km2. Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã, trong đó có 7 xã miền núi. Trong những năm quá trình phát triển kinh tế của huyện cũng có những chuyển biến tích cực,đời sống cả nhân đã được nâng cao về vật chất và tinh thần. Lương Phú cũng là một trong những xã cũng có những bước phát triển trông thấy trong những năm vừa qua. Tuy nhiên đằng sau những bước phát triển tích cực vẫn còn tồn tại những dấu hiệu thiếu bền vững của quá trình phát triển như: Việc thu gom, xử lý rác thải từ trước tới nay do từng hộ nông dân xử lý, xã chưa có lực lượng thu gom. Vì vậy tình trạng rác thải vứt bừa bãi, hôi thối gây ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đời sống của các hộ nông dân trong xã mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan chung của huyện. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác thải trong quá trình chăn nuôi và sinh hoạt lại chưa cao, xác súc vật chết đều đổ ra ao, sông hồ gần nhà và quanh vườn; Nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh…đây là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trên địa bàn xã 3 thời gian qua, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng, phá huỷ cân bằng môi trường, nguồn tài nguyên của xã chưa được khai thác hiệu quả, bền vững, nhu cầu sử dụng đất đai trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng mạnh.[5] Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường ban chủ nhiêm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Dư Ngọc Thành em đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích của đề tài - Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên về các vấn đề: + Nước sinh hoạt + Nước thải + Vệ sinh môi trường + Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường + Sức khoẻ và môi trường + Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường - Đánh giá sự hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường - Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương - Thông qua nghiên cứu chuyên đề, nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu vực tại xã L ương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài - Xây dựng phiếu điều tra: dễ hiểu, ngắn gọn và đầy đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá. 4 - Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực. - Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. - Đề xuất các giải pháp cải thiện hiện trạng môi trường. - Chỉ ra hiện trạng môi trường, nguyên nhân và các tác động của môi trường đến sức khỏe, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái khu vực xung quanh khu mỏ, trên địa bàn xã Lương Phú. 1.2.3 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người dân về việc bảo vệ môi trường. + Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của người dân về môi trường. + Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên + Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn thuộc tỉnh Thái Nguyên nói riêng và vùng núi Đông Bắc nói chung. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý lí luận - Luật BVMT Việt Nam - Ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam. - Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 - Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y Tế số 08/2005/QĐ – BYT ngày 11/03/2005 về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. - Nghị định số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Thông tư của Bộ Y Tế số 15/2006/TT – BYT ngày 30/11/2006 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống, nhà tiêu và hộ gia đình. - Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5944-1995) Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5502:2003 nước cấp sinh hoạt – yêu cầu chất lượng. - Nghị định số 03/2010/LQ/HĐND và quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 20/08/2010 của UBND tỉnh về phân cấp nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. - Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 18/03/2010 của UBND tỉnh về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nhiêm trọng. 6 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.[1] 2.1.2 Cơ sở pháp lý - Căn cứ luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam khoá 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và 7 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 - Luật số 08/1998/ QH 10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước. - Nghị định 59/2007/ NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi 2005. - Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện luật BVMT. - Căn cứ nghị định 81/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 xử phạt vi phạm hanh chính trong lĩnh vực BVMT. - Nghị định 149/ 2004/NĐ- CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước. 2.2 Cơ sở thực tiễn * Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm không khí Nguồn gây ra ô nhiễm bao gồm hai loại chính là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Đối với nguồn nhân tạo, chúng rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải và nông nghiệp… * Do sản xuất công nghiệp Phát sinh chủ yếu từ các ống khói nhà máy, đặc biệt với các nhà máy chưa có bộ phận xử lý chất thải sau quá trình sản xuất. Tùy từng loại hình công nghiệp có thể thải ra bụi, khí, và hơi. Lượng thải và mức độ độc hại rất khác nhau, tùy thuộc vào quy mô công nghiệp cong nghệ áp dụng, nguyên liệu sử dụng và phương pháp đốt cụ thể. 8 * Do giao thông vận tải Nguồn gây ra ô nhiễm do giao thông vận tải sinh ra gần 2/3 khí CO2 và 1/3 khí CO cùng với khí NO. Đặc điểm nổi bật của các nguồn này là tuy nguồn gây ô nhiễm tính theo đơn vị phương tiện giao thông vận tải có quy mô nhỏ nhưng lại tập trung suốt dọc tuyến đường giao thông nên tác hại rất lớn, nguồn gây ô nhiễm thấp, di động, khả năng khuyếch tán phụ thuộc các chất ô nhiễm phụ thuộc chủ yếu vào địa hình và kiến trúc các phố hai bên đường. Tại Hà Nội, các nhà khoa học cho rằng hoạt động giao thông vận tải là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn. * Do hoạt động sản xuất nông nghiệp Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu do đốt rừng làm rẫy, làm cho khí CO2 tăng lên, khí CH4 tạo ra do sựu phân hủy chất hưu cơ từ các trang trại chăn nuôi hoặc từ các đống rác xử lý không đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất nông nghiệp còn gây ra bởi các hoạt động phun thuốc bảo vệ thực vật bằng bình phun, vòi phun, máy bay. Phân gia súc phân hủy, phân bón gây mùi hôi thối tạo điều kiện cho các loại sinh vật truyền bệnh phát triển như ruồi, nhặng… * Ô nhiễm không khí trong nhà Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến con người, nguồn gây ô nhiễm trong sinh hoạt chủ yếu là lò sưởi và bếp đun sử dụng các nhiên liệu như than, củi dầu lửa, khí đốt . Nguồn gây ô nhiễm này tuy nhỏ nhưng thường gây ô nhiễm cục bộ trong một không gian nhỏ nên có thể để lại hậu quả lớn và lâu dài. Bên cạnh đó nguồn gây ô nhiễm trong nhà còn có thể kẻ tới các khí sinh ra từ các nguồn thải sinh hoạt, khói thuốc lá, các hợp chất hữu cơ bay hơi có nguồn gốc từ các loại sơn và các vật liệu xây dựng. Đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, diện tích sinh hoạt nhỏ hẹp mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người lại càng lớn.[1] 9 - Ô nhiễm đất Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất là nông dược và phân hóa học chúng tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ. Thứ hai là: việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang gây ô nhiễm đất nghiêm trọng, làm vỡ kết cấu đất, xói mòn đất… Ô nhiễm đất do nông dược và phân hóa học.Ô nhiễm đất xảy ra chủ yếu ở nông thôn. Trước hết là do sự phát triển của kĩ thuật canh tác hiện đại. Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn trong khi đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm vì dân số tăng và cũng vì sự phát triển thành phố, kỹ nghệ và những sử dụng phi nông nghiệp. Người ta cần phải thâm canh hơn, dẫn tới việc làm xáo trộn dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp. Phân hóa học chắc chắn đã gia tăng năng suất, nhưng việc sử dụng lặp lại, với liều rất cao gây ra sự ô nhiễm đất do các tạp chất lẫn vào. Hơn nữa, Ntrat và photphat rải một cách dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm các mực thủy cấp. Cũng thế, nông dược và vô cơ hay hữu cơ cũng có thể làm ô nhiễm đất. Thâm canh không ngừng của nông nghiệp, sử dụng ngày càng nhiều các chất nhân tạo như phân hóa học và nông dược… làm cho đất ô nhiễm tuy chậm nhưng chắc, không hoàn lại, đất sẽ kém phì nhiêu đi. - Ô nhiễm nước * Nước mặt: Do nhiều lí do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Trong khi đó, dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt. Quá trình đô thị hoá, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. 10 Nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Gần 5 triệu người chết hàng năm ở các nước đang phát triển có liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch. Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bệnh sinh ra từ chất thải của con người (vi khuẩn và vi rút), kim loại nặng và hoá chất từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Uống nước đã bị ô nhiễm hoặc ăn thức ăn chế biến bằng nước nhiễm độc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá bắt từ nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể nguy hiểm vì chúng có thể mang mầm bệnh và tích luỹ các chất độc hại như kim loại nặng và các chất hữu cơ bền thông qua quá trình tích luỹ sinh học. Ngoài ra, con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cây trồng được tưới bằng nước ô nhiễm hoặc do đất bị nhiễm bẩn bởi các dòng sông ô nhiễm dâng lên. * Nước ngầm: Nước ngầm là nguồn nước nằm ở dưới bề mặt lớp đất sỏi và trong những tầng địa chất thấm qua được. Nước ngầm là một nguồn rất quan trọng của nước sạch, chiếm 97% lượng nước ngọt trên Trái đất. Khoảng 2 tỉ người, cả ở thành phố và nông thôn đang phụ thuộc vào lượng nước này cho những nhu cầu sống hằng ngày. Nhưng nguồn nước này giờ đây cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau. Ở đô thị, các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm chính là các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh. Ngoài ra nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản đều có khả năng bị rò rỉ và ngấm vào tầng chứa nước nước ngầm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón cũng là nguồn đe doạ lớn đối với nguồn nước ngầm. Các quá trình hình thành địa chất tự nhiên là nguồn giải phóng kim loại nặng vào nước ngầm, trong đó phổ biến nhất là ô nhiễm Asen. Nước ngầm rất khó xử lý, do đó việc bảo vệ nguồn nước đó là cực kỳ quan trọng. Một số biện pháp ngăn chặn cơ bản là tăng cường kiểm soát đối với việc 11 xả thải, xây dựng hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, cho đến nay ở các nước đang phát triển các biện pháp này được tiến hành rất chậm chạp, trong khi hệ thống nước ngầm đang ngày càng bị nhiễm bẩn nghiêm trọng. [5] 2.3 Thực trạng về môi trường nông thôn trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diên biến môi trường trên thế giới Theo Lê Thạc Cán (1995). Trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình môi trường ở trên Thế giới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nhân tố về chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên, có những đặc điểm sau: * Tăng trưởng dân số nhanh Dân số Thế giới đã lên tới 7,137 tỉ người (2013) và tiếp tục tăng tới 8,5 tỷ trong 3 thập kỉ tới. Trong đó, 83,5% là dân số các nước đang phát triển. Sau năm 2025, tốc độ tăng dân số sẽ chậm lại và lên tới 10 tỷ vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng dân số Thế giới là 1,68% trong thời gian từ năm 1990 - 1995 đã giảm xuống còn 1,43% trong thời gian từ năm 2000-2005. Hiện nay mỗi năm trên Trái đất có khoảng 93 triệu trẻ sơ sinh, vào đầu thế kỷ XXI con số này là 92 triệu. Ở Châu á tốc độ tăng trưởng dân số hiện nay là 1,78% và sẽ giảm xuống còn 1,39% trong thời gian từ năm 2000-2005. Những vấn đề về tài nguyên môi trường mà tăng trưởng dân số đặt ra là: - Lương thực: Trái đất đủ sức nuôi sống hai lần dân số hiện nay không? việc thiếu hụt lương thực cho dù chỉ là 10-20% lượng cần thiết sẽ dẫn đến hậu quả gì? - Chất lượng môi trường: Có phải lúc dân số tăng lên 2 lần thì các nguồn ô nhiễm cũng tăng lên như vậy hay không? * Suy giảm tài nguyên đất Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với gia tăng dân số và suy giảm tài nguyên đất. Theo số liệu của viện Tài nguyên Thế giới, vào năm 1993 quỹ đất 12 cho toàn nhân loại là 13.041,7 triệu ha, trong đó trồng trọt chiếm khoảng 20,6%, đồng cỏ 69,6%. Diện tích đất bình quân đầu người trên toàn Thế giới là 2.432 ha, ở Châu á là 0,81 ha, ở Châu Âu là 0,91 ha. Phần lớn đất trồng trọt tăng thêm chủ yếu lấy từ đất rừng, gây nên những hậu quả xấu về môi trường. * Đô thị hoá mạnh mẽ Dân số đô thị tăng lên nhanh chóng với tốc độ 3% hàng năm cho toàn Thế giới và 3 - 5% cho khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Năm 1995, 45% dân số Thế giới sống ở các đô thị. Dự báo đến năm 2020 tại các nước đang phát triển trong khu vực 50% dân số ở các đô thị và tại các nước phát triển tỷ lệ này là 75%. * Hình thành các siêu đô thị Xu thế đô thị hoá này sẽ dẫn đến sự hình thành các siêu đô thị với dân số trên 4 triệu người. Sự hình thành các siêu đô thị tất cả các nước đều gây nên những khó khăn và phức tạp về môi trường sống: Ô nhiễm do công nghiệp, giao thông vận tải, tiêu tốn nhiều vật liệu năng lượng, xử lý rác thải và các vấn đề xã hội. Tại các nước đang phát triển, những vấn đề về môi trường lại càng trở nên phức tạp do sự hình thành các nhóm dân cư nghèo khổ phải sống trong các khu “ổ chuột”, thiếu thốn điều kiện vệ sinh, tiện nghi, đời sống vật chất, văn hoá, xã hội; hoạc nhiều người lớn thất nghiệp, trẻ em lang thang cơ nhỡ hình thành các nhóm dân cư “hè phố” với cuộc sống thiếu thốn, bất định. * Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn Dân số nông thôn Thế giới hiện nay đang tăng rất nhanh với tốc độ 1%. Tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương tốc độ này là 1-2.5%. Với xu thế này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng. Một mặt lực lượng lao động trẻ sẽ bị thu hút vào đô thị gây thêm những căng thẳng về môi trường; mặt khác, tại nông thôn do thiếu lực lượng lao động trẻ, khoẻ, công tác phục hồi suy thoái vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn. 13 Sự mất cân đối này thường diễn ra qua việc dân nông thôn di cư một cách vụ tổ chức tới các đô thị. Viện tài nguyên Thế giới ước lượng rằng, trên Thế giới hàng năm có 70.000 km2 đất nông nghiệp phải bỏ hoang do không còn màu mỡ, khoảng 20.000 km2 năng suất giảm sút rõ rệt. Hàng triệu người nông dân không có đất canh tác, hoạc do lao động nông nghiệp cực nhọc không thể nuôi sống họ nên họ đã phải bỏ làng xóm để đi tìm việc làm tại các đô thị. * Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều Đầu thập kỷ 90, Hoa Kì vẫn là nước có tổng sản phẩm xã hội cao nhất Thế giới = 5,6 tỷ USD, tiếp đó là Nhật Bản với tổng sản phẩm xã hội bằng 3,3 tỷ USD. Trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, vùng có tăng trưởng kinh tế cao với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội trên 6% trong những năm đầu thập kỷ 90. Phần Đông Nam á và Đông Bắc á có tốc độ tăng trưởng lớn hơn 7% trong lúc phần Nam á chỉ tăng trưởng nhỏ hơn 4%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kéo theo nhu cầu lớn về tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, cơ sở hạ tầng thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Nếu không quản lý tốt thì đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái môi trường. Sự phân bố thu nhập trong khu vực phân bố không đều 25% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Điều này tạo nên một áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên thiên nhiên do những người nghèo khổ, không vốn, không phương tiện và thiết bị chỉ còn cách kiếm sống độc nhất là khai thác cùng kiệt tài nguyên thiên nhiên còn ở trong tầm lao động của họ . * Nhu cầu về lương thực tăng nhanh Trong hai thập kỷ 70 - 80, năng lượng tiêu thụ trên toàn Thế giới đã tăng thêm 45%. Sự tiêu thụ rất không đồng đều theo quốc gia, Hoa Kì tiêu thụ hàng năm 320petajoule/ đầu người bằng 35 lần ấn Độ, hoặc 23 lần Trung Quốc, hoặc 80 lần Việt Nam. 14 * Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kỳ suy giảm Trong các hoạt động của con người, tới nay sản xuất nông nghiệp được xem là loại hình hoạt động có tác động mạnh mẽ, nhiều mặt nhất tới môi trường. Với việc cải tiến kỹ thuật và công nghệ, mở rộng diện tích trồng trọt, con người về cơ bản đã thoả mãn nhu cầu về lương thực cho mình. Tới giữa thế kỷ 21 dân số sẽ lên tới 10 tỷ để nuôi sống số người này cần tăng sản lượng hiện nay lên 2,5 - 3 lần. Trong lúc ở Châu á, Châu Âu và Nam Mĩ sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số, thì Châu Phi ngược lại trong thập kỷ 1982 - 1992 sản lượng lương thực trên đầu người giảm 5%. Năm 1994 so với 1993 sản lượng lương thực toàn thế giới giảm 1%. * Gia tăng sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu Nhìn chung trên toàn thế giới, lượng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng vào nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng lên theo cấp số nhân. Trong những năm gần đây, các tổ chức quốc tê như tổ chức Nông Lương (FAO), tổ chức Y Tế thế giới (WHO), chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức môi trường đã cố gắng hạn chế việc sử dụng các chất hoá học nhân tạo vào nông nghiệp và đã thu được những kết quả bước đầu. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi đã và đang có sự gia tăng mạnh mẽ về sử dụng thuốc trừ sâu. Trong những thập kỷ 80, lượng thuổc trừ sâu được sử dụng tại các nước Indonesia, Pakistan, Philippin, Srilanka, đã gia tăng hơn 10% hằng năm. Lượng phân bón hoá học được sử dụng tại đây dự kiến sẽ giảm với tốc độ khoảng 4,3% hằng năm. * Gia tăng sa mạc hoá * Tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ dầu khí * Gỗ củi tiếp tục bị cạn kiệt nhanh chóng * Chất lượng môi trường khí quyển tiếp tục bị suy thoái 15 2.3.2 Hiện trạng môi trường ở Việt Nam Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông. Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn (trong sinh hoạt, bệnh viện).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng