Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 - 2020...

Tài liệu điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 - 2020

.PDF
88
679
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÊ THỊ THU GIANG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Khoá 2005 - 2008 Hà Nội, 2009 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Khoá 2005 - 2008 Ngƣời thực hiện: Lê Thị Thu Giang Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Xuân Long Hà Nội, 2009 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................9 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................... 9 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................ 10 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................... 12 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................ 12 5. Mẫu khảo sát .......................................................................... 12 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................ 12 7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 13 8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết ..................................... 13 9. Kết cấu của luận văn .............................................................. 13 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................15 1.1. Bản chất của TTCN ............................................................. 15 1.1.1. Thị trường ............................................................................15 1.1.2. Công nghệ.............................................................................16 1.1.3. TTCN ....................................................................................17 1.1.3.1. Khái niệm ........................................................................17 1.1.3.2. Chức năng của TTCN ......................................................18 1.1.3.3. Các yếu tố cấu thành TTCN ............................................19 1.1.3.4. Phân loại TTCN ..............................................................24 1.1.3.5. Đặc trưng của TTCN .......................................................25 1.1.3.6. Sự tồn tại TTCN ở Việt Nam hiện nay .............................26 1.2. Điều kiện hình thành và phát triển TTCN .......................... 29 1.2.1. Điều kiện là gì?.....................................................................29 1.2.2. Điều kiện của TTCN.............................................................30 1.2.3. Điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài .........................31 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG.....................................34 2.1. Vài nét về TTCN Hải Phòng ................................................ 34 2.2. Thực trạng hoạt động mua, bán, giao dịch trong TTCN Hải Phòng ......................................................................................... 39 2.2.1. Thực trạng mua công nghệ và thiết bị trên địa bàn Hải Phòng .............................................................................................40 2.2.2. Thực trạng bán công nghệ và thiết bị trên địa bàn Hải Phòng .............................................................................................41 2.2.3. Phương thức giao dịch và các tổ chức trung gian, môi giới 43 5 2.3. Thực trạng các điều kiện tác động đến quá trình hình thành TTCN Hải Phòng hiện nay ......................................................... 44 2.3.1. Điều kiện bên trong ..............................................................44 2.3.1.1. Nhu cầu công nghệ được đáp ứng ...................................44 2.3.1.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu công nghệ ................................45 2.3.1.3. Mối quan hệ giữa bên cung và cầu công nghệ .................48 2.3.2. Điều kiện bên ngoài ..............................................................49 2.3.2.1. Sự tác động của cơ chế quản lý nhà nước về KH&CN ....49 2.3.2.2. Nhận thức về vấn đề môi giới công nghệ .........................49 2.3.2.3. Mối quan hệ giữa TTCN Hải Phòng với TTCN Việt Nam và TTCN thế giới, mối quan hệ giữa TTCN với các loại thị trường khác .............................................................................................49 2.4. Những ảnh hƣởng của điều kiện bên trong và bên ngoài đến sự phát triển TTCN Hải Phòng .................................................. 52 CHƢƠNG III: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 .................................56 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển TTCN thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 .................................................................. 56 3.1.1. Quan điểm ............................................................................56 3.1.2. Mục tiêu ................................................................................59 3.1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................59 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................59 3.1.2.3. Một số chỉ tiêu phấn đấu .................................................60 3.2. Yêu cầu đặt ra từ quan điểm, mục tiêu phát triển TTCN Hải Phòng đối với việc xây dựng điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2020 ...................................................... 61 3.3. Điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010– 2020 .................................................................................................... 62 3.3.1. Phát triển các điều kiện bên trong tạo nên TTCN Hải Phòng ........................................................................................................62 3.3.1.1. Chủ động thắt chặt mối quan hệ giữa cung và cầu công nghệ .............................................................................................62 3.3.1.2. Kích cung - Tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ của các tổ chức KH&CN .....................................................65 3.3.1.3. Kích cầu – Tăng cường nhu cầu công nghệ của các DN Hải Phòng ....................................................................................67 3.3.2. Thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện bên ngoài ............70 3.3.2.1. Tăng cường sự tác động của cơ chế quản lý nhà nước về KH&CN đến TTCN ......................................................................70 6 3.3.2.2. Đề cao vai trò và hỗ trợ các tổ chức trung gian, môi giới nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ........................76 3.3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa cấp trung ương và cấp địa phương.........................................................................................78 3.3.2.4. Tăng cường phối hợp với bên ngoài nhằm mở rộng quan hệ TTCN ......................................................................................84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................86 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH – HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá DN: Doanh nghiệp HH: Hàng hóa KH&CN: Khoa học và công nghệ NC&PT: Nghiên cứu và phát triển TTCN: Thị trường công nghệ 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài TTCN là một bộ phận của thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Phát triển TTCN cũng là vấn đề được nhấn mạnh trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Hải Phòng hiện có khoảng trên 7.000 DN, chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Cũng giống như bối cảnh chung của cả nước, số DN có các sản phẩm uy tín trên thị trường trong và ngoài nước của Hải Phòng còn rất khiêm tốn. Theo đánh giá chung, chất lượng sản phẩm của các DN Hải Phòng đa số mới chỉ đạt ở mức trung bình, rất ít sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế, mẫu mã ít thay đổi và chưa hợp thị hiếu khách hàng. Do vậy, chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, khó mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Theo kết quả khảo sát (tiến hành năm 2006) của Sở KH&CN Hải Phòng, trong số 450 DN được nhiều người biết đến của Hải Phòng chỉ có 18,34% đơn vị có sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Để tăng cường năng lực cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới và tiếp nhận chuyển giao công nghệ là giải pháp hàng đầu. Bởi vậy, việc phát triển TTCN ngày càng trở nên một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, TTCN vẫn là một điều dường như còn mới mẻ với bên cung và cầu công nghệ trên địa bàn Thành phố. Bên cung là những tổ chức nghiên cứu KH&CN chưa có thói quen tiếp thị HH chất xám của mình, chưa bám sát nhu cầu của thị trường... Bên cầu là các cá nhân, DN còn rất lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp cho mình, không biết 9 cách định giá, đánh giá công nghệ cần mua, khi có nhu cầu không biết liên hệ ở đâu và gặp ai, không nắm được thông tin về công nghệ, ... Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những điều kiện cho sự phát triển của TTCN Hải Phòng còn có hạn chế. Đó cũng là lý do mà vấn đề Điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2020 được tác giả chọn làm đề tài cho luận văn của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề phát triển TTCN đã được Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12/1996) nêu ra là một trong tám giải pháp cơ bản để thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển nền KH&CN nước nhà, tạo môi trường để KH&CN gắn với sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng cũng nhấn mạnh: “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, TTCN”. Trong thời gian vừa qua đã có nhiều nghiên cứu về TTCN và vấn đề phát triển TTCN ở nước ta. Điển hình như: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Công nghệ và phát triển TTCN ở Việt Nam” do ThS Nguyễn Võ Hưng (Viện chiến lược và chính sách KH&CN) thực hiện năm 2001; Đề tài “TTCN, giá cả chuyển giao công nghệ trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường” do PGS.TS. Ngô Trí Long (Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường - Giá cả thuộc Ban Vật giá Chính phủ) thực hiện năm 1994; Đề tài cấp Bộ “Thị trường KH&CN ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” do TS Nguyễn Thị Hường (Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) thực hiện năm 2005); Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị 10 trường KH&CN ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do TS Hồ Đức Việt (Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường quốc hội) thực hiện năm 2003; Đề tài cấp Bộ "Đổi mới cơ chế hoạt động KH&CN ở Việt Nam" do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện năm 2002; ... Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này trong các tạp chí và trong các hội thảo, như: “Về TTCN tại Việt Nam” (Nguyễn Nghĩa, Phạm Hồng Trường, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 6-2002); “Hiện trạng TTCN ở Việt Nam” (Trần Chí Đức: Nội san Nghiên cứu chính sách KH&CN, số 6-2003); “Tính cạnh tranh của ba thành phố lớn nhất Việt Nam” (Vũ Minh Khương và Jonathan Haughton, Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân, số 17, tháng 10-2004); Các bài tham luận tại Hội thảo Đổi mới công nghệ trong DN và phát triển TTCN ở Việt Nam, do Bộ KH&CN tổ chức tại Hà Nội, 28-12-2004: “Công nghệ phục vụ phát triển - Liên hệ Việt Nam”, “Chuyển giao công nghệ và quản lý công nghệ tại các nước tiên tiến”, “Chuyển giao công nghệ vào các nước ASEAN và các nền kinh tế mới CNH, những gợi ý đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi”; “Phát triển các tổ chức trung gian KH&CN nhằm thức đẩy và vận hành hiệu quả TTCN ở Việt Nam” ... Ở Hải Phòng cũng đã có nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCN thành phố, tiêu biểu là Chuyên đề 5 thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp thành phố phục vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2005 - 2010 mang tên: "Nghiên cứu đề xuất chủ trương, giải pháp phát triển các loại thị trường vốn, lao động, KH&CN" do Tiến sỹ Hoàng Văn Kể - Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố làm chủ nhiệm năm 2007. Nghiên cứu đã đề 11 cập tới một số khía cạnh của TTCN như: các sản phẩm trong TTCN, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCN... Các nghiên cứu trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh về phát triển TTCN ở nước ta... Tuy nhiên vấn đề điều kiện cho sự phát triển TTCN ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng vẫn còn là vấn đề cần quan tâm giải quyết. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tác động đến sự hình thành và phát triển TTCN Hải Phòng từ trước đến nay. - Đưa ra những giải pháp giúp các loại điều kiện này phát huy tối đa tác động đối với TTCN Hải Phòng trong giai đoạn 2010 – 2020. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Về thời gian: từ năm 2001 đến năm 2020. 5. Mẫu khảo sát Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bán công nghệ tại một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn Hải Phòng. Nhu cầu công nghệ và hoạt động mua công nghệ của một số DN. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Thị trường công nghệ là gì? Những yếu tố cấu thành TTCN? - Điều kiện hình thành và phát triển TTCN? - Thực trạng điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng hiện nay như thế nào? - Những điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2020 là gì? 12 7. Giả thuyết nghiên cứu - TTCN là một loại thị trường riêng biệt, gồm các yếu tố cấu thành: hàng hoá; các chủ thể tham gia thị trường; phương thức giao dịch; thể chế, luật lệ, quy tắc vận hành thị trường. - Có 2 loại điều kiện cần quan tâm cho sự hình thành và phát triển TTCN: điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài. - Điều kiện cho sự hình thành và phát triển TTCN Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập. - Với TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 cần phát triển đồng đều cả điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài, như: thắt chặt mối quan hệ giữa bên cung và bên cầu, tăng cường tác động quản lý nhà nước về KH&CN... 8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết - Nghiên cứu tài liệu: Dựa vào các văn bản pháp quy, các tài liệu liên quan, các văn bản về TTCN; Kế thừa các tài liệu nghiên cứu, tổng kết về TTCN của các nhà quản lý, các nhà khoa học, học giả trong nước và thế giới. - Phân tích, tổng hợp: thống kê, phân tích các tài liệu về thực trạng và các điều kiện của thị trường nói chung và TTCN nói riêng. - Khảo sát: kế thừa kết quả khảo sát tình hình mua bán các loại HH trong TTCN giai đoạn 2001 – 2005 tại 181 đơn vị trên địa bàn Hải Phòng (bao gồm 155 doanh nghiệp và 26 tổ chức KH&CN) - Đề án Quy hoạch phát triển thị trường KH&CN thành phố Hải Phòng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 9. Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày bởi các phần sau: 13 Mở đầu: Giới thiệu lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, và phương pháp chứng minh giả thuyết. Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài Chương II: Thực trạng các điều kiện hình thành TTCN Hải Phòng Chương III: Điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2020 Kết luận và khuyến nghị. 14 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Bản chất của TTCN 1.1.1. Thị trường Trong ngôn ngữ của kinh tế học hiện đại, khái niệm thị trường mang nhiều nội hàm khác nhau. Theo nghĩa thông thường, thị trường được hiểu như một địa điểm nơi người mua và người bán gặp gỡ thực hiện mua bán và trao đổi HH. Đây là cách tiếp cận mang tính chất lịch sử khi các thị trường bắt đầu từ các địa điểm như một nơi họp chợ, chỗ có nhiều người mua và bán. Cách tiếp cận này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay, khi thị trường là các khu trung tâm thương mại, các sàn giao dịch. Như vậy, đơn giản nhất, thị trường có thể hiểu như một nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi HH. Cách tiếp cận dưới góc độ thể chế đối với thị trường xuất hiện khi phạm vi thị trường được mở rộng vượt ra khỏi những khuôn khổ chật hẹp về mặt địa lý. Người mua, người bán không phải gặp nhau trực tiếp và cũng không phải tập trung tại một điểm cố định để thực hiện các nhu cầu mua bán và trao đổi HH của họ. Các hoạt động mua bán được thực hiện với sự hỗ trợ của những phương tiện thông tin hiện đại. Nhìn chung, các cách tiếp cận khác nhau đều thống nhất rằng thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận, thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi HH và dịch vụ. Thị trường thực hiện chức năng kinh tế là xác lập giá cả, trên cơ sở đảm bảo số lượng hàng mà người mua muốn mua cân bằng với lượng hàng mà người bán muốn bán. Nói cách khác, thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông 15 qua đó người mua và người bán một thứ HH tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng HH. Một cách tổng quát, thị trường là một phạm trù của sản xuất và lưu thông HH, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán đã được thể chế hoá nhằm xác định giá cả và khối lượng HH. Như vậy thị trường chứa đựng tổng cung, tổng cầu, mối quan hệ cung - cầu, mức giá và những yếu tố không gian, thời gian, xã hội đối với một loại sản phẩm nào đó của nền sản xuất HH. Mức độ phát triển của thị trường phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế. Tính phong phú, đa dạng của thị trường phụ thuộc vào sự phong phú đa dạng của HH được mua bán trên thị trường. 1.1.2. Công nghệ Thuật ngữ "công nghệ" (technology) là từ ghép, có nguồn gốc từ chữ Hylạp "Techne" (một nghệ thuật hay một kỹ năng) và "logia" (một khoa học hay sự nghiên cứu). Đã có hàng chục định nghĩa hoặc khái niệm về công nghệ. Có thể tìm hiểu về công nghệ qua một số định nghĩa sau: Ngân hàng Thế Giới (1985) đưa ra khái niệm: “Công nghệ là phương pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: thông tin về phương pháp; phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hóa; sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao”. Luật Chuyển giao công nghệ (2006) viết: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. 16 Như vậy, khái niệm công nghệ dù hiểu theo nghĩa nào thì bản chất công nghệ vẫn là tri thức. Do công nghệ đã đi vào mọi lĩnh vực hoạt động nên có thể phân loại như sau: - Theo tính chất (công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công nghệ đào tạo...) - Theo ngành nghề (công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ viễn thông...) - Theo đặc tính công nghệ (công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục...) - Theo sản phẩm (công nghệ xi măng, công nghệ ô tô...) - Theo sự ổn định công nghệ (công nghệ cứng, công nghệ mềm) - Theo mục tiêu (dẫn dắt, thúc đẩy, phát triển) - Theo mức độ hiện đại (cổ điển, trung gian, tiên tiến) 1.1.3. TTCN 1.1.3.1. Khái niệm Hiện nay ở nước ta, vẫn còn nhiều ấn phẩm, nhiều ý kiến tranh cãi về thuật ngữ “TTCN” hay thuật ngữ “Thị trường KH&CN”. Về thực chất, hai cách gọi này đều bao hàm một loại hình sản phẩm và hoạt động, tuy nhiên, nếu sử dụng thuật ngữ thị trường KH&CN sẽ gây nhầm lẫn rằng trong thị trường này có thể có những mua bán các nghiên cứu thuần túy khoa học. Do đó, trong khuôn khổ luận văn này, theo ý kiến của cá nhân tôi, nên sử dụng thuật ngữ TTCN - một dạng thị trường được phân loại theo ý nghĩa và vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch. Hiện có các định nghĩa khác nhau về TTCN như: "TTCN là nơi bán mua HH công nghệ theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị và các 17 quy luật khác của nền kinh tế thị trường" 1, "TTCN được hiểu là những thể chế đảm bảo cho việc mua bán công nghệ được thực hiện thuận lợi trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia" 2,... Qua đó có thể hiểu TTCN theo nghĩa rộng là tổng quan hệ trao đổi tiến hành giao dịch để biến thành quả KH&CN trở thành thương phẩm và làm nó trở thành lực lượng sản xuất hiện thực. Nó bao gồm toàn bộ quá trình từ triển khai thương phẩm công nghệ đến ứng dụng và lưu thông thương phẩm công nghệ. TTCN là quan hệ trao đổi được hình thành trong hoạt động thương mại công nghệ do các bên bán, bên mua và trung gian tiến hành như triển khai công nghệ, chuyển giao công nghệ, tư vấn công nghệ và dịch vụ công nghệ, bao gồm toàn bộ lĩnh vực và các khâu lưu thông thành quả KH&CN trong quá trình triển khai, ứng dụng, nhân rộng và dịch vụ. Còn là theo nghĩa hẹp, TTCN là nơi tiến hành giao dịch sản phẩm công nghệ tại một địa điểm nhất định, như: chợ giao dịch thành quả công nghệ, siêu thị thương phẩm công nghệ… 1.1.3.2. Chức năng của TTCN TTCN là tín hiệu, cung cấp thông tin tin cậy về nhu cầu và khả năng cung ứng HH công nghệ, vì vậy làm vai trò cầu nối giữa bên cung và bên cầu HH công nghệ. TTCN là môi trường, là điều kiện cho hoạt động sản xuất HH công nghiệp (bên cung), là người nội trợ cho tiêu dùng HH công nghiệp (bên cầu). Qua vận hành của TTCN mà hoạt động KH&CN gắn chặt với hoạt động sản xuất kinh doanh hơn. TTCN là nơi hoạt động của các quy luật kinh tế làm cho thành quả công nghệ nhanh chóng được mở rộng ứng dụng do giá trị HH công nghệ 1 Trần Đông Phong: Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển TTCN ở nước ta, Luận văn ThS, Viện Chiến lược và chính sách KH&CN, Hà Nội, 2003. 2 Bộ KH&CN: Công nghệ và phát triển TTCN ở Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội 2003. 18 được thực hiện. Điều này đã thúc đẩy liên kết giữa các ngành, các địa phương, gắn các quá trình kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH ở các vùng còn lạc hậu của đất nước (nông thôn, miền núi), góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội và làm phồn vinh nền kinh tế cả nước. Vận hành TTCN có tác động tích cực đến đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN như: đổi mới cơ chế xây dựng lựa chọn các mục tiêu KH&CN dài hạn  ngắn hạn, cơ chế tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, cơ chế đánh giá kiểm định kết quả hoạt động KH&CN, cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý KH&CN các cấp... Các cơ chế quản lý hoạt động KH&CN đổi mới theo các tín hiệu của TTCN sẽ gắn với sản xuất kinh doanh, hướng vào mục tiêu đổi mới công nghệ của các DN hơn. Phát triển TTCN sẽ thúc đẩy các thị trường bộ phận khác như thị trường sức lao động, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường HH dịch vụ... phát triển và ngược lại. 1.1.3.3. Các yếu tố cấu thành TTCN Các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải được vận hành theo các quy luật như trong nền kinh tế thị trường nói chung. Sự hoạt động của các loại thị trường cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Vì vậy, TTCN cũng bao gồm các yếu tố cơ bản như sau: a) HH của thị trường Hoạt động KH&CN sản sinh ra nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Sản phẩm của hoạt động KH&CN là kết quả của hoạt động này, chẳng hạn như: một mẫu hình máy làm bánh đa nem tự động, một phần mềm nhận dạng chữ viết tiếng Việt, một sáng chế về thuốc ho, hay 19 bí quyết dệt lụa… Dịch vụ của hoạt động KH&CN là việc thực hiện những hoạt động KH&CN theo đặt hàng, chẳng hạn làm NC&PT, thực hiện thiết kế công nghiệp, bảo trì máy móc thiết bị, cung cấp thông tin KH&CN... Căn cứ phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ luận văn, HH của TTCN ở đây được hiểu bao gồm: - Các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: là kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN (chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ), kết quả ươm tạo công nghệ. - Quyền sở hữu, quyền sử dụng những đối tượng sở hữu công nghiệp có nội dung công nghệ, bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; thiết bị (với ý nghĩa là vật mang công nghệ)… - Các đối tượng chuyển giao công nghệ, là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây: Bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp. - Các hoạt động dịch vụ KH&CN, bao gồm: các hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học, các hoạt động kiểm nghiệm, thí nghiệm phục vụ nhu cầu của các đơn vị, DN. b) Các chủ thể tham gia TTCN, bao gồm: người bán hàng (cung), người mua (cầu), các tổ chức trung gian (môi giới, tư vấn, hỗ trợ…); - Bên cung (bên bán): 20 + TTCN sẽ không tồn tại nếu không có những nhà cung cấp. Đó là các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN - “các hoạt động nghiên cứu khoa học, NC&PT công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN” 3. + Các tổ chức KH&CN bao gồm: Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Trường đại học, học viện, trường cao đẳng; Tổ chức dịch vụ KH&CN. + Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức KH&CN vì lý do lịch sử hình thành và phát triển chủ yếu là do nhà nước thành lập và cung cấp tài chính cho hoạt động. Có nghĩa là nguồn cung hiện tại chủ yếu là từ các tổ chức KH&CN của nhà nước. Các tổ chức này hiện đang trong quá trình chuyển đổi và thích ứng theo hướng thị trường. + Mặt khác, nhà cung cấp HH cho TTCN có thể là DN, phát triển HH cho TTCN trước hết phục vụ cho nhu cầu của chính họ, việc bán ra thị trường chỉ là một dẫn xuất của việc bán sản phẩm4. Có những tổ chức sản xuất HH cho TTCN chủ yếu là để bán (như các tổ chức KH&CN, hay các nhà sáng chế độc lập), việc tự tiêu dùng (như tự tổ chức sản xuất dựa trên công nghệ được phát triển) chỉ là giải pháp bất đắc dĩ. + HH trong TTCN có thể được cung cấp bởi các nhà cung cấp ở nước sở tại (bao gồm cả các tổ chức có vốn nước ngoài nhưng là pháp nhân của nước đó như các Cty có vốn nước ngoài), cũng có thể bởi các nhà cung cấp ở nước ngoài. Việc cung cấp công nghệ có thể dựa trên 3 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật KH&CN Việt Nam, 2000 Thay vì bán sản phẩm của mình ở một thị trường nào đó, một công ty có thể bán công nghệ để người mua sản xuất ra sản phẩm khai thác thị trường. 4 21 nguyên tắc thị trường, cũng có thể là phi thị trường, tuỳ từng trường hợp cụ thể. Thậm chí luật pháp của các nước thường có những qui định cung cấp công nghệ bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp, hoặc để chống các biện pháp hạn chế cạnh tranh. - Bên cầu (bên mua): là tất cả những đối tượng có nhu cầu về sản phẩm trong lĩnh vực này. Bên cầu có thể là một cá nhân, một DN, một tổ chức hay thậm chí là nhà nước. - Tổ chức trung gian, môi giới: + Là các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đổi mới và chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm KH&CN. Tùy theo từng loại hình, chức năng, quy mô và chuyên môn hóa khác nhau, các tổ chức này thực hiện cung cấp các loại hình dịch vụ thông tin và môi giới, dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ thương thảo, đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ, dịch vụ đánh giá, định giá công nghệ, dịch vụ pháp lý, dịch vụ quản lý dự án, dịch vụ hỗ trợ tài chính, dịch vụ tiếp thị và thị trường sản phẩm. Thực tế, cũng có nhiều tổ chức vừa cung cấp một số dịch vụ chuyên sâu, đồng thời thực hiện chức năng tích hợp hệ thống các loại hình dịch vụ khác với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về dịch vụ trọn gói cho khách hàng. + Các tổ chức trung gian, môi giới được thành lập và hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Các tổ chức này bao gồm các cơ quan chức năng của nhà nước, các hiệp hội, các công ty tư vấn độc lập, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thông tin, tư vấn, môi giới công nghệ. Các tổ chức này tiến hành các hoạt động tư vấn kỹ thuật, tư vấn pháp lý, tư vấn quản lý, thông tin và môi giới công nghệ dưới các tên gọi: trung tâm, viện nghiên cứu trong các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm KH&CN của quốc gia, khu vực và quốc tế. 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng