Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều kiện phát triển kinh tế số nghiên cứu trường hợp việt nam...

Tài liệu điều kiện phát triển kinh tế số nghiên cứu trường hợp việt nam

.PDF
97
61
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TỐNG THẾ SƠN ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TỐNG THẾ SƠN ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 831.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG TUYẾN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Quang Tuyến. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Tống Thế Sơn LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến nhà trƣờng, các quý thầy cô đã trang bị kiến thức, tạo môi trƣờng và mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu cao học tại trƣờng. Tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Quang Tuyến, giảng viên Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, ngƣời đã hƣớng dẫn trực tiếp và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu luận văn này Tác giả luận văn Tống Thế Sơn TÓM TẮT Luận văn “Điều kiện phát triển kinh tế số: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam” đƣợc thực hiện với những nội dung chính sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về điều kiện phát triển kinh tế số. Thứ hai, mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong công trình. Thứ ba, phân tích, đánh giá hiện trạng tạo lập điều kiện phát triển kinh tế số ở Việt Nam; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Thứ tư, đề xuất các giải pháp tạo lập điều kiện phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian tới. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ .....................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ..............................................................4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ...............................................................4 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...........................................................................6 1.2. Một số vấn đề lý luận về kinh tế số ..................................................................6 1.2.1. Khái niệm và vai trò của kinh tế số ............................................................6 1.2.2. Đo lƣờng kinh tế số ..................................................................................12 1.2.3. Điều kiện phát triển kinh tế số .................................................................13 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế số và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................................................................18 1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore .....................................................................18 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................................20 1.3.3. Kinh nghiệm của Malaysia .......................................................................22 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................23 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................25 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu ............................................25 2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu .................................................................25 2.2.1. Phƣơng pháp logic – lịch sử .....................................................................25 2.2.2 Phƣơng pháp thống kê mô tả .....................................................................25 2.2.3 Phƣơng pháp so sánh .................................................................................26 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ..............................................................26 CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG TẠO LẬP ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................28 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Việt Nam tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế số .........................................................................................28 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................28 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................28 3.2. Thực trạng tạo lập điều kiện để phát triển kinh tế số ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 ...........................................................................................................31 3.2.1. Thể chế, chính sách và chƣơng trình hành động của Việt Nam về phát triển kinh tế số ....................................................................................................31 3.2.2. Về phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ sinh thái số và tài nguyên số cho nền kinh tế số ......................................................................................................36 3.2.3. Về phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế số .....................................44 3.3. Đánh giá tình hình tạo lập các điều kiện phát triển kinh tế số ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 ...................................................................................................47 3.3.1. Nguyên nhân và thành tựu trong tạo lập điều kiện phát triển kinh tế số Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 .................................................................................47 3.3.2. Nguyên nhân và những hạn chế trong việc tạo lập điều kiện phát triển kinh tế số tại Việt Nam .......................................................................................58 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................65 4.1. Bối cảnh mới và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế số của Việt Nam hiện nay......65 4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế số của Việt Nam............................................65 4.1.2. Thời cơ và thách thức phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian tới ..68 4.1.3. Phƣơng hƣớng tạo điều kiện phát triển kinh tế số tại Việt Nam ..............71 4.2. Giải pháp tạo điều kiện phát triển kinh tế số tại Việt Nam ............................72 4.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách, chƣơng trình hành động ...........72 4.2.2. Nhóm giải pháp nhằm tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ sinh thái và tài nguyên số ...................................................................................73 4.4.3. Nhóm giải pháp cho điều kiện nguồn nhân lực ........................................76 KẾT LUẬN ...............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................79 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 Nguyên nghĩa Ký hiệu AI (Artificial Intelligene) Trí tuệ nhân tạo ASEAN (Association of Southest Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3 ATM (Automated teller machine) Máy rút tiền tự động 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CNTT & TT 6 GDP Thu nhập quốc dân 7 GMV (Gross Merchandise Value) Tổng giá trị giao dịch 8 GTVT Giao thông vận tải 9 ICT Công nghệ thông tin và truyền thông (Information & Công nghệ thông tin và truyền Communication Technologies) thông Bộ chỉ số phát triển công nghệ 10 IDI ( ICT Development Index) 11 IoT (Internet of Things) Vạn vật kết nối 12 TMĐT Thƣơng mại điện tử 13 UBND Ủy ban nhân dân thông tin và truyền thông i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 Các loại hình kinh tế số 7 2 Bảng 1.2 Mô hình tích hợp đo lƣờng kinh tế số 12 3 Bảng 3.1 4 Bảng 3.2 5 Bảng 3.3 6 Bảng 3.4 7 Bảng 3.5 Các khu CNTT tập trung từ 2015 – 2018 33 8 Bảng 3.6 Tỷ lệ dân số đƣợc phủ sóng 2G, 3G, 4G 2017 - 2018 35 9 Bảng 3.7 10 Bảng 3.8 11 Bảng 3.9 12 Bảng 3.10 13 Bảng 3.11 14 Bảng 3.12 Xếp hạng IDI 1 số nƣớc khu vực Đông Nam Á 2017 – 2018 Các sự kiện quốc tế tiêu biểu thảo luận về kinh tế số tổ chức ở Việt Nam năm 2018 1 số luật liên quan tới kinh tế số từ 2005 - 2018 Các văn bản dƣới luật về kinh tế số của Việt Nam từ 2007 - 2019 Số lƣợng cơ sở phát thanh – truyền hình cấp huyện và số lƣợng đài truyền thanh cấp xã năm 2018 Hạ tầng ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nƣớc từ 2016 - 2018 Số lƣợng lao động trong ngành CNTT tại Việt Nam 2015 - 2018 Đào tạo nguồn nhân lực CNTT – TT năm 2018 Nhân lực CNTT trong cơ quan Nhà nƣớc 2016 2018 Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ii Trang 29 30 30 31 36 36 42 43 43 45 CNTT từ 2015 - 2018 15 Bảng 3.13 16 Bảng 3.14 17 Bảng 3.15 18 Bảng 3.16 19 Bảng 3.16 20 Bảng 3.17 Đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2018 Tình hình xuất, nhập khẩu CNTT từ 2015 - 2018 Thu nhập bình quân của lao động CNTT từ 2015 – 2018 Số lƣợng trang thông tin điện tử và mạng xã hội từ 2015 – 2018 Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ 2016 - 2018 Tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam năm 2018 45 46 46 48 50 53 Doanh thu các doanh nghiệp CNTT từ 2015 - 2018 21 Bảng 3.18 54 iii DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1. Tỉ lệ ngƣời dùng Internet của Singapore 2014 - 2018 18 2 Hình 3.1 3 Hình 3.2 4 Hình 3.3 5 Hình 3.4 6 Hình 3.5 7 Hình 3.6 8 Hình 3.7 9 Hình 3.8 10 Hình 3.9 11 Hình 3.10 12 Hình 3.11 13 Hình 3.12 Mức độ hài lòng của ngƣời mua hàng trực tuyến GDP và GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 Chỉ số phát triển hạ tầng và nhân lực CNTT – TT năm 2019 Kênh mua sắm trực tuyến từ 2017 - 2018 Các hình thức thanh toán TMĐT phổ biến từ 2017 2018 Các loại hình hàng hóa/dịch vụ thƣờng đƣợc mua trên mạng Mục đích sử dụng Internet Tỷ lệ ngƣời dùng Internet tại Việt Nam từ 2015 2018 Lƣợng hồ sơ tiếp nhận trên cổng thông tin hoạt động TMĐT từ 2015 - 2018 Tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam từ 2016 - 2018 Tỉ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát có kinh doanh trên mạng xã hội từ 2015 - 2018 Lƣợng ngƣời mua sắm trực tuyến tại Việt Nam từ 2015 - 2018 iv 27 35 38 39 40 41 47 48 49 51 52 52 14 Hình 3.13 Trở ngại khi mua hàng trực tuyến 15 Hình 3.14 16 Hình 3.15 Lý do ngƣời tiêu dùng chƣa tham gia mua sắm trực tuyến Các kĩ năng khó tuyển dụng chuyên ngành CNTT TMĐT v 56 57 59 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thế giới đang biến đổi một cách sâu rộng dƣới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thâm nhập vào rất nhiều mặt của đời sống xã hội với đặc trƣng quan trọng nhất là “số hóa” và xử lý dữ liệu thông minh, làm thay đổi sâu sắc mọi khía cạnh đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Một nền kinh tế dựa trên nền tảng số đã dần dần hình thành trên thế giới và trở thành nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển của mỗi quốc gia. Nền kinh tế số là cơ hội lớn đối với các nƣớc đang phát triển để thu hẹp khoảng cách với các nƣớc đi trƣớc. Việt Nam đang ở thời điểm cần có sự đột phá để tăng trƣởng nhanh và bền vững. Với qui mô dân số trên 100 triệu ngƣời và lƣợng ngƣời dùng internet đông đảo, độ bao phủ của hạ tầng viễn thông và internet rộng khắp, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế số. Việt Nam hiện nay đang đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh nhất trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí thứ 22 về phát triển số hóa. Đây là dấu hiệu cho thấy những nỗ lực ban đầu của Việt Nam trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Cùng với việc cải cách thể chế theo hƣớng xây dựng và hoàn thiện kinh tế thị trƣờng hiện đại, việc tiếp tục nhận diện bản chất của kinh tế số, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế số phát triển là một yêu cầu cấp thiết ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Điều kiện phát triển kinh tế số: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam ” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng các điều kiện phát triển nền kinh tế số Việt Nam, tác giả hƣớng đến trả lời câu hỏi nghiên cứu: cần có những giải pháp nào nhằm tạo lập các điều kiện để phát triển nền kinh tế số Việt Nam trong thời gian tới?. 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế số, vận dụng vào thực tiễn đánh giá hiện trạng tạo lập điều kiện phát triển kinh tế số và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và tạo điều kiện cho nền kinh tế số Việt Nam phát triển trong thời gian tới 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các điều kiện phát triển nền kinh tế số ở một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam Phân tích thực trạng và những vật đề đặt ra trong việc tạo điều kiện phát triển kinh tế số ở Việt Nam Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện của nền kinh tế số tại Việt Nam phát triển trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu điều kiện phát triển kinh tế số tại Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tiễn tạo lập điều kiện phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam Phạm vi về thời gian: Dữ liệu liên quan đến thực trạng đƣợc thu thập tập trung vào giai đoạn 2014 – 2019; định hƣớng và các giải pháp đến năm 2025 Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất định hƣớng, giải pháp để tạo lập điều kiện phát triển kinh tế số tại Việt Nam 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, luận văn gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về điều kiện phát triển kinh tế số 2 Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Hiện trạng tạo lập điều kiện phát triển kinh tế số tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp tạo điều kiện phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian tới. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các tổ chức và các nhà khoa học từ nhiều quốc gia trên thế giới đã có những nghiên cứu về kinh tế số, chất lƣợng và hiệu quả của nền kinh tế số tại các quốc gia, khu vực; những thuận lợi, khó khăn, xây dựng nền tảng và tạo điều kiện để phát triển kinh tế số,… đã đƣợc chỉ ra và đƣa ra những khuyến nghị. Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nƣớc đang phát triển thông qua các chƣơng trình vay vốn. WorldBank đã và đang dành nhiều sự quan tâm đến chất lƣợng và hiệu quả của một nền kinh tế số tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Năm 2019, tác phẩm :”The Digital Economy in Southeast Asia: Strengthening the Foundarations for Future Growth” (Nền Kinh tế số tại Đông Nam Á: Tăng cƣờng nền tảng cho tăng trƣởng trong tƣơng lai) đã đƣợc World Bank xuất bản. Ấn phẩm đã đƣa ra các chỉ số ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế số cũng nhƣ các thể chế, chính sách của các quốc gia Đông Nam Á e-Conomy SEA là dự án đƣợc thực hiện bởi Google và Temasek – công ty đầu tƣ toàn cầu tại Singapore với mục đích cung cấp thông tin về nền kinh tế số tại Đông Nam Á. Nghiên cứu bao gồm 6 thị trƣờng lớn nhất Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Báo cáo e-Conomy SEA sử dụng công cụ Google Consumer Barometer, nghiên cứu của Temasek, ý kiến của các chuyên gia trong ngành và nguồn thông tin từ các bên thứ ba để cung cấp những đánh giá và dự đoán có giá trị về các số liệu và xu hƣớng của nền kinh tế số trong tƣơng lai. Từ 2016 – 2019, dự án e-conomy SEA mỗi năm đều có 1 báo cáo. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước “Tƣơng lai nền kinh tế số Việt Nam hƣớng tới năm 2030 – 2045” Báo cáo tóm tắt của nhóm tác giả Cameron A, Pham T H, Atherton J, Nguyen D H, Nguyen 4 T P, Tran S T, Nguyen T N, Trinh H Y, & Haijkowlicz năm 2019 đã đƣa ra những phân tích nhằm chỉ ra những kịch bản nền kinh tế số Việt Nam có thể đạt đƣợc hƣớng tới năm 2030 – 2045. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra những rủi ro, thách thức của nền kinh tế số Việt Nam trong khoảng thời gian tới. “Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Nền kinh tế số - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân tháng 10 năm 2020 đã tổng hợp đƣợc những bài viết mang tính chất lý luận chung về nền kinh tế số, những cơ hội, thách thức, những bài học kinh nghiệm trong chuyển đổi số và nền kinh tế số trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các bài viết trong kỷ yếu cũng đã phản ánh rõ các vấn đề liên quan đến kinh tế số và chuyển đổi số, đánh giá các mặt ứng dụng của công nghệ trong thời kì chuyển đối số trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội. “Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nƣớc châu Á và hàm ý đối với Việt Nam” của Nguyễn Thị Phƣơng Loan, năm 2018, chuyên đề số 4/2018, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng cũng đã chỉ ra 1 số bài học kinh nghiệm của các quốc gia để đƣa ra những khuyến nghị cho Việt Nam. “Quản lý nhà nƣớc trong nền kinh tế số”, tạp chí Lý luận chính trị số 6/2019 của nhóm tác giả Trần Thị Hằng, Nguyễn Thị Minh Hiền đã phân tích những thuận lợi và vấn đề đặt ra trƣớc sự phát triển của kinh tế số, chỉ ra vai trò của quản lý Nhà nƣớc trong nền kinh tế số để từ đó đƣa ra một số những giải pháp quản lý Nhà nƣớc trong nền kinh tế số ở Việt Nam. “Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam” của nhóm tác giả Hà Quang Thuy, Phan Xuân Hiếu, Nguyễn Trí Thành, Trần Trọng Hiếu, Trần Mai Vũ, Nguyễn Hữu Đức, tạp chí Công thƣơng (2020) với những trao đổi về phát triển kinh tế số ở Việt Nam, trong đó có sử dụng đến khái niệm kinh tế số phổ biến, giới thiệu mô hình quan niệm, mô hình triển khai và một quy trình đo lƣờng kinh tế số từ đó xây dựng lên những khái niệm căn bản về kinh tế số. 5 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Từ nhiều các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đƣa ra nhiều những định nghĩa khác nhau về kinh tế số cũng nhƣ chỉ ra vai trò quan trọng kinh tế số. Qua việc phân tích cũng nhƣ tổng hợp để đƣa ra các khái niệm về kinh tế số, ta cũng có thể tìm ra những nội hàm cơ bản, quy luật, nội dung của kinh tế số. Các công trình khoa học quốc tế đã khái quát đƣợc các nội dung cơ bản về kinh tế số cũng nhƣ chỉ ra các xu hƣớng phát triển của nó tại một số các quốc gia. Tại Việt Nam, cùng với việc chỉ ra đƣợc những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi đối mặt với thách thức phát triển từ kinh tế số, các nhà khoa học cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Mặc dù đã có 1 số bài báo, công trình khoa học đã nghiên cứu về phát triển cũng nhƣ các bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế số, tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về điều kiện phát triển kinh tế số tại Việt Nam, đặc biệt dƣới góc độ Kinh tế chính trị. Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, yêu cầu về tạo lập các điều kiện đề phát triển kinh tế số ngày càng tỏ ra cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả mong muốn nghiên cứu cần có những giải pháp nào nhằm tạo lập các điều kiện để phát triển nền kinh tế số Việt Nam trong thời gian tới? 1.2. Một số vấn đề lý luận về kinh tế số 1.2.1. Khái niệm và vai trò của kinh tế số 1.2.1.1. Khái niệm Có nhiều định nghĩa về kinh tế số. Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”. Kinh tế số cũng đƣợc gọi là kinh tế internet (internet economy), kinh tế mới (new economy) hay kinh tế mạng (web economy) R.Bukht và R.Heeks đề xuất khung khái niệm kinh tế số ba phạm vi là kinh tế số lõi (Core Digital Economy), kinh tế số phạm vi hẹp (Digital Economy) và kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy, hay là kinh tế số hóa) 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng