Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều kiện kinh doanh du lịch theo pháp luật việt nam từ thực tiễn khu di tích là...

Tài liệu điều kiện kinh doanh du lịch theo pháp luật việt nam từ thực tiễn khu di tích làng cổ đường lâm, thị xã sơn tây, thành phố hà nội

.DOCX
75
135
80

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THẾ TUẤN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN KHU DI TÍCH QUỐC GIA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG Hà Nội, 2019 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Cương Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Phan Thế Tuấn MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...................................................................7 1.1. Khái quát về du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch............................................7 1.2. Hoạt động kinh doanh du lịch................................................................................................8 1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch..............................................................13 1.4. Điều kiện kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật...............................14 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới nội dung quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch................................................................................................................................19 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM..........................................24 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật du lịch Việt Nam..........................24 2.2. Các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch....................................32 2.3. Thực tiễn áp dụng tại khu di tích quốc gia Làng cổ Đường Lâm..................44 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM......................................................................60 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi..................60 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch tại Việt Nam....................................................................................................................................................64 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch và áp dụng.................................................................................................................65 KẾT LUẬN............................................................................................................................................67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO..........................................................................68 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát triển và cuộc sống vật chất hay tinh thần cũng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Khi con người đã đến mức đủ ăn, đủ mặc, nhất là khi của cải dư thừa thì nhu cầu du lịch và nghỉ ngơi hưởng thụ thành quả lao động của mình là tất yếu. Trong những thập kỷ gần đây, du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Nhiều điểm đến trong nước được du khách quốc tế yêu thích và bình chọn. Sản phẩm du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng và tính cạnh tranh. Cơ sở vật chất của ngành du lịch từng bước được đầu tư theo chiều sâu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh dịch vụ và quản lý nhà nước về du lịch, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và từng bước hoàn thiện về khung pháp lý nhằm thúc đẩy du lịch bền vững. Đường Lâm là một xã trong muời lăm xã, phường thuộc thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Đường Lâm nằm ở phía Tây Bắc thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Thị xã Sơn Tây khoảng 3km, có vị trí giao thông thuận lợi, là một vùng đất cổ, giàu truyền thống lịch sử yêu nước, mang đậm nét nền văn minh lúa nước sông Hồng. Ngày 19/05/2006 Làng cổ Đường Lâm được nhà nước trao tặng bằng di tích lịch sử văn hóa uốc gia và Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam. Trong những năm qua, cán bộ và nhân dân Đường Lâm đã có nhiều cố gắng vươn lên trong phát triển kinh tế, giới thiệu các sản phẩm văn hóa truyền thống, phục vụ khách du lịch, thích nghi dần với phát triển kinh tế nông nghiệp, dịch vụ gắn với du lịch. Giá trị các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng như: Đình Mông Phụ, Cam Lâm, Đoài Giáp, Đông Sàng, Cam Thịnh, Lăng Ngô 1 uyền, chùa Mía, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, Văn Miếu….. đã được phát huy. Đồng thời, các sản phẩm truyền thống như nuôi gà mía, nghề làm tương, làm chè kho, chè lam, sản xuất kẹo lạc, may trang phục cổ,… đã từng bước phát triển gắn với du lịch, dịch vụ. Lãnh đạo các cấp, các ngành cũng có nhiều quan tâm, đầu tư cho làng cổ Đường Lâm về quy hoạch, đầu tư cở sở hạ tầng, tu bổ các công trình văn hóa, phát triển sản xuất nông nghiệp, sản xuất làng nghề. Đồng thời hiệu quả công tác quản lý di tích làng cổ từng bước nâng cao tạo sự đồng thuận trong nhân dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Năm 2016, Làng cổ Đường Lâm đón trên 14 vạn khách, hiện đã được UBND Thành phố Hà Nội đưa vào danh sách là một trong ba làng du lịch quốc tế(làng cổ Đường Lâm – Sơn Tây; làng lụa Vạn Phúc; làng gốm Bát Tràng – Gia Lâm). Theo dự báo, khách đến với làng cổĐường Lâm sẽ ngày càng tăng. Theo thống kê năm 2018 số lượng khách đến Đường Lâm đã là 17 vạn khách. Đây là cơ hội cũng như thách thức để cán bộ, nhân dân Đường Lâm gần xa và các doanh nghiệp khách vươn lên làm giàu kinh tế, văn hóa, phát huy truyền thống vùng đất cổ. Vậy yêu cầu đặt ra là điều kiện nhất định ở làng cổ Đường Lâm khi khai thác kinh doanh cần tuân thủ những nguyên tắc và phù hợp điều kiện địa lý như quy định tại địa phương. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thuận lợi hay bất cập từ thực tiễn và quy định pháp luật, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nên việc em nghiên cứu này là cần và có giá trị. Vậy, em đã chọn đề tài “Điều kiện kinh doanh du lịch theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn khu di tích làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Kinh doanh dịch vụ du lịch là một ngành “Công nghiệp không khói” ở đó thể hiện cả về chính trị, văn hóa, xã hội. Có thể nói rằng không có ngành kinh tế nào có thể rút ngắn nhanh về khoảng cách và chống tụt hậu về kinh tế giữa các nước trong khu vực nhanh bằng ngành du lịch. Chính vì vậy Đảng nhà nước ta đặc biệt quan tâm và trú trong phát triển ngành du lịch làm mũi nhọn. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh dịch vụ và quản lý nhà nước về du lịch, tạo một môi trường pháp lý kinh doanh lành mạnh, đa dạng, mở cửa cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch. Luật Du lịch năm 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Du lịch năm 2017 với những sửa đổi, bổ sung đáng kể, theo kịp được với những thay đổi của thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Có rất nhiều những tài liệu viết về hoạt động, điều kiện kinh doanh và phát triển du lịch như: - Luận văn phát triển du lịch làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc của tác giả Trần Thị Hồng Hạnh, bảo vệ năm 2014, công trình được hoàn thành tại trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. - Luận văn quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội của tác giả Nguyễn Hải Hường, bảo vệ năm 2013, công trình được hoàn thành tại trường Đại Học Thương Mại. - Luận văn phát triển du lịch tỉnh quốc tế tỉnh Gia Lai của tác giả Nguyễn Đức Hoàng , bảo vệ năm 2013, công trình được hoàn thành tại Trường Đại Học Đà Nẵng. - Còn rất nhiều luận văn hay công trình nói về điều kiện kinh doanh du lịch ở các tỉnh khác nhau trên cả nước nhưng chưa có công trình nào liên hệ thực tiễn tại khu di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm, do đó công trình này vẫn đảm bảo tính mới có giá trị gia tăng. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Những nghiên cứu nhằm rõ thêm các khía cạnh và thực tiễn của điều kiện kinh doanh du lịch theo pháp luật Việt Nam, liên hệ thực tiễn khu di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ các khía cạnh lý luận của pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh doanh du lịch trong khu di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm. - Phân tích đánh giá kết quả đạt được và làm rõ những vấn đề bất cập từ thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch tại địa bàn xã Đường Lâm. - Đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện cũng như thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch tại Việt Nam nói chung và trong khu di tích quốc gia làng cổ nói riêng. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về lý luận về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật Việt Nam. Đồng thời luận văn đánh giá, nhận xét thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch từ thực tiễn áp dụng tại khu di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm những hạn chế, bất cập khi áp dụng nó. 4.2. Phạm vi - Nghiên cứu từ năm 2015 tới nay. Không gian là khu di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. 4 5 . Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về phép biện chứng duy vật, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp luận duy vật biện chứng, thống kê, phỏng vấn một số cán bộ, nhân dân làm công tác thực tiễn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam; Tổng hợp các văn bản pháp luật khác nhau, các nhận định của các chuyên gia, các công trình nghiên cứu trước đó, các số liệu về kinh doanh dịch vụ du lịch để đưa ra nhận định cần thiết - Phương pháp so sánh: So sánh những quy định của Luật Du lịch 2005 và Luật Du lịch năm 2017 qua đó làm rõ về các điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch. *Phỏng vấn 1 số cán bộ và người dân làm công tác thực tế: Có nên bỏ hết các ĐK kinh doanh không ĐK kinh doanh có cần thêm gì không 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài góp phần làm thêm các khía cạnh lý luận về pháp luật và tình hình thực tiễn của địa phương trong việc áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch tại khu di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. ua nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn của địa phương thực tiễn áp dụng khu di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Luận văn chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh du lịch.Trên cơ sở này đề tài có thể góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc chỉ đạo, lãnh đạo của Ủy ban nhân dân xã, phường trong quá trình hoạch định và thực thi điều kiện kinh doanh du lịch một cách có hiệu quả trong công cuộc phát triển KT-XH ở địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu thì luận văn được chia làm 3 chương gồm: Chương 1. Những vấn đề lý luận điều kiện kinh doanh du lịch theo pháp luật Việt Nam Chương 2. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễ áp dụng tại khu di tích Làng cổ Đường Lâm Chương 3. Hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của làng cổ Đường Lâm. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KINH DOANH DU LỊCH 1.1. Khái quát về du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch Du lịch có thể hiểu là đi để vui chơi, giải trí là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, thường có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi có thể là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, hay nhằm mục đích kinh doanh. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 1995 đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họ sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí,và các mục đích khác’’. Luật Du lịch của Việt Nam (2005) định nghĩa:“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.Định nghĩa này được kế thừa với một số bổ sung trong khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 như sau: ‘ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.’ ua hai khái niệm cơ bản trên có thể hiểu, con người có nhu cầu đi du lịch là để khám phá, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,…tại các điểm đến du lịch ngoài nơi cư trú của khách du lịch. Trong luận văn, tác giả sử dụng định nghĩa về “du lịch” theo Luật Du lịch năm 2017 để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 7 Như vậy từ các khái niệm trên có thể khăng định du lịch gồm các thành phần: Khách du lịch; Các doanh nghiệp, dịch vụ cho khách du lịch; Chính quyền địa phương; dân cư địa phương; Các khái niệm trên cho thấy không phải tất cả các hoạt động đi lại khỏi nơi cư trú đều là du lịch. Việc du lịch được giới hạn lại bởi không gian, thời gian, mục đích như tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng ở nơi khác, có thời gian và lịch trình cố định. Các hoạt động như đi xa vì công việc, đi chữa bệnh, đi du học..., đều không phải là du lịch. Khái niệm du lịch theo quy định của pháp luật của Việt Nam được hiểu là tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng. Hay nói cách khác du lịch phát sinh từ nhu cầu của người đi, là sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện nào với mục đích tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng có thời gian cụ thể và có sự trở về nơi xuất phát ban đầu. 1.2. Hoạt động kinh doanh du lịch Kinh doanh là các hoạt động kinh tế gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) nhằm đạt mục tiêu sinh lời cao nhất. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như tập đoàn, công ty hoặc các cá nhân như sản xuất, buôn bán nhỏ le theo kiểu hộ gia đình. Về bản chất, kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ kinh tế hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm du lịch và quá trình trao đổi mua bán sản phẩm du lịch trên thị trường. Sự vận hành kinh doanh du lịch là lấy tiền tệ làm môi giới, tiến hành trao đổi sản phẩm du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (nhà kinh doanh du lịch), sự vận hành này lấy vận động mâu thuẫn giữa nhu cầu cung và ứng của du lịch làm đặc trưng chủ yếu. 8 Khác với các loại hàng hóa thông thường sản phẩm trao đổi giữa hai bên cung cầu trong du lịch không phải là vật cụ thể. Cái mà du khách có được là sự cảm giác, trải nghiệm hoặc hưởng thụ, vì thế trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, giao lưu hàng hóa và giao lưu vật là tách rời nhau. Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên cung cầu du lịch tiến hành không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình chuyển đổi cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, du khách chỉ có quyền chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch tại nơi du lịch. Cùng một sản phẩm du lịch vẫn bán được nhiều lần cho nhiều du khách khác nhau sử dụng, sản phẩm du lịch chỉ tạm thời chuyển dịch quyền sử dụng, còn quyền sở hữu vẫn nằm trong tay người kinh doanh, đây chính là đặc điểm cơ bản của kinh doanh du lịch. Trong điều kiện thị trường thì việc thực hiện thông suốt hoạt động kinh doanh du lịch được quyết định bởi sự điều hòa nhịp nhàng giữa cung và cầu du lịch. Khi nói về điều kiện kinh doanh du lịch thì không thể không nói về thị trường du lịch, thi trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi. Trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển ngành du lịch thì cũng kéo theo các loại hình dịch vụ liên quan. Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa bên cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của bên cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ có thể được tiến hành nhưng không gắn liền với sản phẩm vật chất.(Theo định nghĩa của ISO 9001:1991) Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác (Điều 38 của Luật Du lịch năm 2005). 9 Theo Luật Du lịch năm 2017, các mục về từng hình thức kinh doanh du lịch bao gồm: (1) kinh doanh dịch vụ lữ hành theo Luật Du lịch ; (2) kinh doanh vận tải khách du lịch; (3) kinh doanh lưu trú du lịch; (4) kinh doanh dịch vụ du lịch và du lịch khác… (1) Kinh doanh dịch vụ lữ hành Dịch vụ lữ hành gồm các hoạt động chính như: “Làm nhiệm vụ giao dịch kí kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. - Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thành lập các chương trình du lịch trọn gói, hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng, tổ chức thực hiện các chương trình, hướng dẫn du lịch. Vậy ta có thể tóm tắt các đặc trưng của hoạt động kinh như sau: + Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của nhiều loại dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… của các nhà sản xuất riêng le thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. + Chương trình du lịch không thể chuyển quyền sở hữu. Việc chỉ được sử dụng hàng hóa, dịch vụ nào đó đồng nghĩa với việc khách hàng không có quyền sở hữu cơ sở hạ tầng dùng để sản xuất dịch vụ đó. Pháp luật du lịch phải điều chỉnh các ngành nghề kinh doanh du lịch một cách riêng.Từ đó mà Pháp luật đã kịp thời điều chỉnh hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển ngành du lịch trong tương lai bền vững. Theo quy định của pháp luật điều chỉnh, các doanh nghiệp cung cấp 12 chương trình du lịch phải cung cấp đầy đủ thông tin dịch vụ, công khai giá cả dịch vụ cũng nhấn mạnh lợi ích mà dịch vụ mang lại. Doanh nghiệp lữ hành hoạt động trong khuôn khổ pháp lý phù hợp mà nhà nước quy định sẽ đem tới cho khách du lịch những sản phẩm tốt nhất, đảm bảo quyền lợi của đôi bên. 10 + Các công ty lữ hành sẽ là cầu nối các sản phẩm du lịch thành một sản phẩm du lịch trọn gói. Khách hàng chọn sản phẩm du lịch trọn gói này sẽ được sử dụng và hưởng các dịch vụ khác kèm theo trong đó. Điểm đặc trưng nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành là kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói. Các công ty lữ hành nghiên cứu thị trường và tổ chức các chương trình du lịch. Bên cạnh đó các công ty còn tìm hiểu về sở thích, thị hiếu, quỹ thời gian nhàn rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của du khách cùng với việc nghiên cứu về tài nguyên du lich, khả năng tiếp cận các điểm hấp dẫn du lịch, khả năng đón tiếp của nơi đến du lịch và các đối thủ cạnh tranh, để đưa ra giải pháp và sự cạnh tranh tối ưu nhằm chiến thắng đối thủ. Sau khi xây dựng và tính toán xong giá một chương trình du lịch các doanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán các chương trình du lịch của mình cho khách hàng hoặc doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợp đồng bán hàng hoặc thông qua các hợp đồng ủy thác để nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Khi thực hiện chương trình du lịch theo hợp đồng đã kí kết thì doanh nghiệp cần có những chuẩn bị nhất định về: hướng dẫn viên, các thông tin về đoàn khách, các lưu ý về hành trình và các yếu tố cần thiết khác. Vì vậy hướng dẫn viên phải được đào tạo trình độ nghiệp vụ cao, phải có những kiến thức hiểu biết lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, luật pháp và những hiểu biết nhất định về tâm lý khách hàng, về y tế…để ứng xử và quyết định kịp thời các yêu cầu của khách và đảm bảo chương trình du lịch được thực hiện đúng hợp đồng . Sau khi chương trình du lịch kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làm thủ tục thanh quyết toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinh con tồn tại, lắng nghe góp ý khách hàng nhằm nâng cao hiểu quả chất lượng phục vụ cho các hợp đồng sau. 11 Kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể là kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (phục vụ khách du lịch nội địa) và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài). Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác (Điều 30 Luật Du lịch năm 2017). (2) Kinh doanh vận tải khách du lịch: Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc “cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch”. Đặc trưng riêng của hoạt động du lịch là con người di chuyển từ nơi nơi cư trú thường xuyên đến nơi khác với một khoảng cách xa và đã được lên kế hoạch hay lịch trình từ trước. Do vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng, không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như: Ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay… Phần lớn trong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Đây cũng là một loại hình kinh doanh có điều kiện. (3) Kinh doanh lưu trú du lịch: Kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách du lịch. Dịch vụ này được thực hiện tại các cơ sở lưu trú du lịch, gồm: Resort cao cấp, Khách sạn; Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Tầu thủy lưu trú 12 du lịch; Bãi cắm trại du lịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà nghỉ Homeastay, Nhà ở có phòng cho khách thuê của các hộ dân; và các cơ sở lưu trú du lịch khác. (4) Kinh doanh dịch vụ du lịch khác: Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên, còn có một số hoạt động kinh doanh dịch vụ như ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí; tuyên truyền, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch... Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao nên sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao nên đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng phải chuyên nghiệp và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Như vậy, từ những phân tích trên có thể khăng định: Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch, thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ. Vậy việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. 1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch - Kinh doanh du lịch là một ngành thương mại dịch vụ: xã hội càng ngày càng phát triển và nâng cao cùng với đó thì nhu cầu về tinh thân cũng leo thang theo đỏi hỏi những nhu cầu phục vụ con người cũng như chất lượng cuộc sống càng ngày cải thiện và ngày du dịch càng ngày phát triển và chiếm tỷ trong cao, như ở Nhật hay một số nước phát triển như Trung uốc thì nhu cầu người dân đi lu lịch trong nước cũng như nước ngoài càng ngày càng cao và ở Nhật khi họ đến tuổi nghỉ hưu và nghỉ hưu là họ đi du lịch khắp thế giới. - Du lịch là ngành thỏa mãn nhu cầu của con người: đúng vậy du lịch là những gói như đi lại vui chơi nghỉ ngơi nhằm thỏa mãn nhu cầu của con 13 người sau một thời gian phải lao động mệt mỏi muốn được nghỉ ngơi lấy lại sức và tinh thần giúp cho cuộc sống ngày càng trở nên tươi đẹp hơn. - Hoạt động kinh doanh du lịch có tính thời vụ: có thể hiểu sự thay đổi và lặp đi lặp lại tùy vào điều kiện yếu tố khách quan như vào thời gian, mùa, khí hậu hay hoàn cảnh khách nhau và điều kiện kinh tế mỗi năm. - Kinh doanh du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp như sản xuất, buôn bán, ăn ngủ nghỉ, chơi, và các dịch vụ khác... - Du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định: việc du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình ổn định không có bạo loạn hay chiến tranh và luôn ở trạng thái hòa bình hữu nghị với các nước. Sự bất ổn chính trị là rào cản vô hình với ngành du lịch nói chung như sự bất ổn chính trị ở Thái Lan đã làm giảm lớn lượng khách thăm quan trong và ngoài nước bên cạnh đó còn sự bệnh dịch, sóng thần hay thảm họa nhà máy nguyên tử hạt nhân...cũng là rào cản phát triển du lịch. 1.4. Điều kiện kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật Trong nền kinh tế thị trường phát triển việc mở rộng hành lang pháp lý trong kinh doanh luôn được ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ơ Hiến pháp năm 1992 theo Điều 57 “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Có thể nói, quyền tự do kinh doanh có nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì đây là sự tự do trong hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất của cải vật chất cho xã hội, mà hoạt động kinh tế giữ một vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, quyết định hay ảnh hưởng các mặt hoạt động của quốc gia. Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh luôn đi theo là một hệ thống pháp luật cụ thể, một quốc gia nhất định và trong một nước có pháp luật tự do nghĩa được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm. Trong bối cảnh đó quan niệm về tự do kinh doanh và giới hạn quản lý của nhà nước đối với sự phát triển của thị trường luôn có những bước phát triển mới. Với mỗi giai đoạn phát 14 triển, pháp luật lại có những thay đổi trong việc xác định lại nội hàm của quyền tự do kinh doanh. Khi quyền tự do kinh doanh của cá nhân được mở rộng, pháp luật phải thay đổi cách thức và nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường. Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên trong lịch sử luật pháp Việt Nam ghi nhận và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của công dân được thể chế hóa trong Hiến pháp. Mặc dù, còn hạn chế ở phạm vi tự do kinh doanh, khi các chủ thể kinh doanh chỉ được “tự do” kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật cho phép, song so với các quan điểm quản lý kinh tế vào thời kì trước, đây cũng đã được xem là bước tiến đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đã chủ động ghi nhận quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cụ thể của quyền con người. Đến Hiến pháp năm 2013, quyền tự do kinh doanh đã có một bước tiến mới, thông thoáng hơn, cởi mở hơn khi quy định tại Điều 33 “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”. Hiến pháp năm 2013 đã đặt đúng vị trí quyền con người như là chế định cơ bản, bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phù hợp với mong muốn của người dân, tương thích với thế giới văn minh thời kì hội nhập, với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia. Vậy để giới hạn quyền tự do kinh doanh, Nhà nước cần phải có cơ sở pháp lý đầy đủ thể hiện cam kết của Nhà nước đối với toàn dân, với bạn bè quốc tế. Thể chế hóa quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp năm 2013, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 đã được xây dựng với phương thức tiếp cận theo hướng đơn giản hóa điều kiện và thủ tục đăng kí kinh doanh, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết, tự chủ trong hoạt động của doanh nghiệp. Khoản 1, Điều 7, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp có quyền được “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Theo đó 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan