Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế nhật bản và hàm ý cho việt n...

Tài liệu điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế nhật bản và hàm ý cho việt nam

.PDF
201
129
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐCtài Đề GIA HÀ NỘI Mô hình tập đoàn kinh tế Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với việxây TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ dựng các =================== hiện nay tập đoàn kinh tế Việt Nam PHÙNG KIM ANH ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU Ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế Mã số: 6231070 ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội, 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ==================== PHÙNG KIM ANH ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 62.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1) GS.TS.Phùng Xuân Nhạ 2) PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Điều chỉnh mô hình quản lý của các Tập đoàn kinh tế Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập, của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Phùng Kim Anh Lời cảm ơn! Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tôi luôn nhận được những tình cảm quý báu, sự ủng hộ, động viên và chia sẻ từ các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các cán bộ làm việc ở các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các tổ chức doanh nghiệp, người thân trong gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc đặc biệt đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa và các Thày cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế ĐHQG Hà nội đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu cũng như những kiến thức học thuật quý báu, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin trân trọng bảy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tập thể giảng viên hướng dẫn, đặc biệt là GS.TS Phùng Xuân Nhạ, PGS.TS Nguyễn Duy Dũng – hai người Thầy đầy trách nhiệm đã hướng dẫn khoa học và chỉ bảo cho tôi từ những bước xây dựng đề cương nghiên cứu ban đầu cho đến khi hoàn thành luận án. Luận án đã hoàn thành, song chắc chắn vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để luận án được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Phùng Kim Anh MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................. iiii DANH MỤC CÁC HỘP .................................................................................. iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............................................ 11 1.1. Những nghiên cứu về nền kinh tế Nhật Bản từ cuối thập kỷ 1990 đến nay11 1.2. Những nghiên cứu về mô hình tập đoàn kinh tế Nhật Bản...................... 14 1.3. Những nghiên cứu về các tập đoàn kinh tế Việt Nam ............................. 18 1.4. Đánh giá những công trình nghiên cứu đã tổng quan và một số vấn đề đặt ra cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu ...................................................................... 24 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ ..................................... 26 2.1. Khái quát tập đoàn kinh tế và mô hình quản lý của tập đoàn kinh tế ...... 26 2.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế, mô hình quản lý của tập đoàn kinh tế ..... 26 2.1.2. Một số lý thuyết về mô hình quản lý của tập đoàn kinh tế.................... 32 2.1.3. Đặc điểm chủ yếu của tập đoàn kinh tế ................................................ 38 2.1.4. Cấu trúc và mô hình quản lý của tập đoàn kinh tế ............................... 40 2.2. Điều chỉnh mô hình quản lý của tập đoàn kinh tế ................................... 47 2.2.1. Khái niệm điều chỉnh mô hình quản lý của tập đoàn kinh tế ............... 47 2.2.2. Nguyên nhân của việc điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế .............................................................................................................. 48 2.2.3. Nội dung điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế ........... 52 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 55 CHƢƠNG 3. ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY.... ................................................................................................... 56 3.1. Bối cảnh chung và nguyên nhân của việc điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản......................................................................... 56 3.1.1. Bối cảnh kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai................ 56 3.1.2. Nguyên nhân của việc điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản .............................................................................................. 65 3.2. Điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập kỷ 1990 ......................................... 69 3.2.1. Nội dung điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản................................................................................................................... 69 3.2.2. Đánh giá quá trình đổi mới mô hình quản lý của Keiretsu .................. 79 3.3.Điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản từ 1990 đến nay ............................................................................................................ 83 3.3.1.Những khó khăn, hạn chế, thách thức đối với các tập đoàn kinh tế Nhật Bản và nhu cầu phải điều chỉnh mô hình quản lý ........................................... 83 3.3.2.Quá trình và nội dung điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản từ 1990 đến nay ........................................................................... 88 3.3.3. Điều chỉnh mô hình quản lý của một số Tập đoàn của Nhật Bản ...... 105 3.4.Đánh giá chung quá trình điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản............................................................................................ 116 Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 130 CHƢƠNG 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM ..................................................... 131 4.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản ............................................................................. 132 4.1.1. Những bài học thành công .................................................................. 132 4.1.2. Những bài học chưa thành công ......................................................... 137 4.2. Khái quát về Tập đoàn kinh tế và mô hình quản lý của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam ................................................................................................... 140 4.2.1. Một số đặc điểm của tập đoàn kinh tế Việt Nam .................................. 140 4.2.2. Khái quát về mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Việt Nam ..... 150 4.3. Một số hàm ý đối với Việt Nam ............................................................ 155 4.3.1. Đối với các Tập đoàn kinh tế Việt Nam .............................................. 155 4.3.2. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô ............................................................ 163 Tiểu kết chƣơng 4.......................................................................................... 170 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 171 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................. 174 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 175 Tiếng Việt...................................................................................................... 175 Tiếng Anh...................................................................................................... 185 Tiếng Nhật ..................................................................................................... 188 Trang Web.....................................................................................................190 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt APO Asia Productivity Organization Tổ chức Năng suất châu Á ASEAN Association of South- East Asia Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BRICS Emerging economies: Brasil, Russia, India, China and South Africa Các nền kinh tế mới nổi CTTG 2 Chiến tranh thế giới thứ hai DN Doanh nghiệp EU European Union Liên minh châu Âu Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội G7 (Group of Seven:Canada, France, Germany, Italy, Japan, Nhóm 7 nƣớc United Kingdom and United States FDI KH-CN Khoa học công nghệ M&A Merger and Acquisition Sáp nhập và mua lại MITI Ministry of International Trade and Industry Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại quốc tế MNCs Multinational corporations Các công ty đa quốc gia NIEs Newly Industrialized Economies Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa NXB OECD Nhà xuất bản Organization for Economic Co-operation and i Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Development R&D TNCs Research and Development Nghiên cứu và triển khai Transnational Corporations Các công ty xuyên quốc gia TĐ Tập đoàn TĐKT Tập đoàn kinh tế TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc TĐKTTN Tập đoàn kinh tế tƣ nhân USD Đô la Mỹ WTO World Trade Organization ii Tổ chức Thƣơng mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số TT Tên bảng Trang 2.1. Một số TĐKT chủ yếu - đặc điểm chung 36 2.2. Mô hình quản lý nhân sự Nhật Bản 52 2.3. 4.1. 4.2. 4.3. So sánh mô hình quản lý – Phƣơng Tây và Nhật Bản Quy mô vốn và ngành nghề các TĐKTNN thí điểm thành lập Xếp hạng một số TĐKTNN trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Dự toán chi ngân sách Trung ƣơng cho các TĐKTNN 53 142 144 145 Vị trí của các TĐKTNN trong các doanh nghiệp 4.4. Việt Nam và trong khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc năm 2009 iii 146 DANH MỤC CÁC HỘP Số TT 2.1. 2.2. 3.1. 3.2. 3.3. Tên hộp Sự hình thành, phát triển TĐKT thông qua lý thuyết kinh tế học cận đại và hiện đại Mô hình tổ chức quản lý TĐKT Nhật Bản thiết lập mô hình văn minh mới, kết hợp hài hòa “Đông – Tây” Keiretsu và sự thần kỳ châu Á Nhƣợc điểm và những tác động tiêu cực của Keiretsu Trang 31 39 65 74 82 3.4. Tác động ngắn hạn của thiên tai ở Nhật Bản 86 3.5. Tình hình đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Nhật Bản 95 Đầu tƣ tràn lan kém hiệu quả tại các TĐKT – 4.1. Trƣờng hợp Pedro Việt Nam, Vinashin và 148 Vinalines 4.2. Hạn chế trong năng lực quản trị doanh nghiệp và hạn chế tầm nhìn trong chiến lƣợc của Vinashin iv 149 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nhiều năm qua, giới học giả và nghiên cứu trên thế giới đã tốn không ít giấy mực đi tìm lời giải cho hiện tƣợng phát triển “ kinh tế thần kỳ” sau chiến tranh thế giới thứ Hai của Nhật Bản. Một trong những kiến giải đƣợc chấp nhận, đó là nhờ có sự thành công của mô hình quản lý của tập đoàn kinh tế (TĐKT) - mô hình Keiretsu. Với mô hình quản lý theo kiểu: nắm quyền kiểm soát nội khối; chọn mặt gửi vàng để làm đối tác chiến lƣợc; hợp tác nội bộ tập đoàn; phối hợp nghiên cứu và hỗ trợ chéo trong hệ thống, tạo thuận lợi cho công nghệ mới phát triển nhanh và rộng; làm việc cùng với nhau một cách chặt chẽ trong nghiên cứu và triển khai (R&D). Keiretsu, trong một chừng mực nào đó, trở thành một hệ thống bất khả chiến bại trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với các doanh nghiệp nƣớc ngoài của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) bởi mối liên kết chặt chẽ về cấu trúc công ty cũng nhƣ mạng lƣới tƣơng hỗ, đan xen các giám đốc, các mối quan hệ kinh doanh lâu dài trong hệ thống và mối liên hệ lịch sử xã hội trong hệ thống. Phát triển công nghệ mới rất tốn kém và Nhật Bản không muốn lãng phí các nguồn lực vào quá nhiều các thử nghiệm, bởi vậy, việc các Keiretsu là các đối thủ cạnh tranh làm việc cùng với nhau một cách chặt chẽ trong R&D đã đem lại lợi thế cạnh tranh đáng kể của hàng hóa Nhật Bản trên khắp thế giới. Chính vì vậy, Keiretsu thực sự là xƣơng sống của nền kinh tế Nhật Bản. Tuy vậy, trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, tình hình kinh tế và chính trị thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc: khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu và Liên Xô cũ tạo bƣớc ngoạt căn bản hình thành trật tự kinh tế và chính trị thế giới mới; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ (KH-CN); sự tiến triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế; sự điều chỉnh chiến lƣợc quan hệ kinh tế quốc tế của hàng loạt nƣớc, đặc biệt là các nƣớc công nghiệp phát triển làm cho xu hƣớng cạnh 1 tranh và liên kết cũng diễn ra mạnh mẽ...dẫn đến xung đột thƣơng mại, đầu tƣ giữa Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu trở nên căng thẳng hơn. Kinh tế Nhật Bản ở hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX đã rơi vào suy thoái kéo dài. Điều đó không chỉ tác động đến vị thế kinh tế của Nhật Bản mà bản thân các TĐKT cũng đứng trƣớc nhiều thách thức đầy cam go. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm của các TĐKT, trong đó có sự không phù hợp và hiệu quả của mô hình quản lý truyền thống vốn đƣợc coi là “đặc sản” riêng của các doanh nghiệp Nhật Bản. Vì thế, để tồn tại và phát triển bản thân nền kinh tế cũng nhƣ các doanh nghiệp, nhất là các TĐKT cần phải nhanh chóng thay đổi và điều chỉnh, nhất là mô hình quản lý. Việc thay đổi một mô hình vốn đã làm nên sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản quả là không dễ dàng. Song, nhận thức đƣợc sự cần thiết đó trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các TĐKT nƣớc này ở các mức độ khác nhau đã có sự điều chỉnh về mô hình quản lý. Vậy sự điều chỉnh này đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Những kết quả và hạn chế ra sao? Những vấn đề đặt ra và triển vọng? Bài học kinh nghiệm gì có thể tham khảo cho Việt Nam?...Đó là những nội dung cần phải đƣợc phân tích và làm rõ. Việc nghiên cứu điều chỉnh mô hình quản lý của Nhật Bản là chủ đề luôn cấp thiết và có tính thời sự khi mà mối quan hệ Nhật Bản và Việt Nam đang phát triển tốt đẹp. Nhật Bản hiện là nƣớc cung cấp ODA, nhà đầu tƣ và bạn hàng hàng đầu của Việt Nam. Sự có mặt của nhiều Tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản tại Việt Nam, một mặt đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam, mặt khác tạo nên hiệu ứng tốt về công nghệ, nhân lực và nhất là phong cách quản lý. Sự ảnh hƣởng đó còn tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi họ có sự hợp tác với các Tập đoàn kinh tế Nhật Bản. Vì thế, việc nghiên cứu sự điều chỉnh mô hình quản lý của các Tập đoàn kinh tế Nhật Bản sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận rõ hơn khả năng của mình và tìm kiếm cơ hội hợp tác với họ. 2 Nghiên cứu điều chỉnh mô hình quản lý TĐKT Nhật Bản còn giúp chúng ta kinh nghiệm để xây dựng và phát triển các Tập đoàn kinh tế Việt Nam. Hơn 10 năm triển khai thí điểm, các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc (TĐKTNN) đã bƣớc đầu đạt đƣợc nhiều kết quả, song cũng bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém, thậm chí có những tập đoàn kinh doanh thua lỗ nặng nề đã gây những hậu quả nghiêm trọng, làm suy giảm và lãng phí nguồn lực quốc gia, gây bức xúc xã hội. Song song với các TĐKTNN, khu vực tƣ nhân cũng đã bắt đầu hình thành sự liên kết và hoạt động dƣới một sự điều hành chung, điển hình nhƣ: FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Trung Nguyên, Phú Thái, Hòa Phát, Việt Á…Tuy vậy, mô hình tập đoàn kinh tế tƣ nhân (TĐKTTN) ở Việt Nam mới khởi đầu và đang vấp phải nhiều khó khăn. Đổi mới, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế (TĐKT), các tổng công ty nhà nƣớc, đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta nhìn nhận là một mắt khâu quan trọng trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đất nƣớc trong chặng đƣờng sắp tới. Về chủ trƣơng, Đảng nêu rõ: “ Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc. Khẩn trƣơng cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nƣớc, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Từng bƣớc xây dựng các doanh nghiệp mang tầm khu vực và toàn cầu” [22, tr. 208]. Đối với các doanh nghiệp tƣ nhân, Đảng chỉ rõ “ Hoàn thiện cơ chế, chính sách, để phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tƣ nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo qui hoạch và qui định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tƣ nhân và tƣ nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc”[22, tr. 209]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục cụ thể hóa và nhấn mạnh “Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp nhà 3 nƣớc, nâng cao hiệu quả hoạt động theo cơ chế thị trƣờng; tăng cƣờng tiềm lực và khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp phù hợp với cơ chế thị trƣờng và thông lệ quốc tế ... [22, tr. 290 – 292]. Đối với doanh nghiệp tƣ nhân, Đại hội xác định: Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tƣ nhân; khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thƣơng hiệu mạnh; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ...nâng cao sức cạnh tranh và tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong và ngoài nƣớc [23, tr. 292]. Hơn nữa cần phải “cởi mở, cầu thị tiếp thu tri thức nhân loại, đặc biệt “ vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam” là chủ trƣơng và tƣ duy nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam [23, tr. 69]. Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa lý luận, thực tiễn của vấn đề, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam” làm nội dung luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua phân tích, đánh giá quá trình điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ Hai, luận án chỉ ra những thành công, hạn chế của việc điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, hàm ý cho Việt Nam trong quá trình đổi mới, cơ cấu lại các Tập đoàn kinh tế. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần đƣợc giải quyết: i) Nguyên nhân nào dẫn đến việc điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh kinh tế Nhật Bản? ii) Quá trình điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản diễn ra nhƣ thế nào? 4 iii) Việt Nam rút ra đƣợc những kinh nghiệm thành công và thất bại gì thông qua nghiên cứu quá trình điều hỉnh mô hình quản lý của các Tập đoàn kinh tế Nhật Bản? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế. - Phân tích bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến việc điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Phân tích, đánh giá quá trình điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Rút ra các bài học kinh nghiệm, điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản, đƣa ra những hàm ý cho Việt Nam để có thể tham khảo trong quá trình tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu quá trình điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản từ hai góc độ: - Điều chỉnh mô hình tổ chức, mối liên hệ bên trong tập đoàn, quan hệ giữa các tập đoàn với các đối tác bên ngoài; - Điều chỉnh cấu trúc sở hữu tối ƣu, một cơ cấu kinh doanh hợp lý theo chuỗi giá trị nhằm phát huy sức mạnh cộng hƣởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn. Về thời gian: 5 Luận án nghiên cứu điều chỉnh mô hình quản lý các tập đoàn kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập kỷ 1990 - Giai đoạn từ 1990 đến nay (2016) Lý do Luận án lựa chọn mốc thời gian trên: Từ thập kỷ 1990 đến nay, đặc biệt trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái kéo dài, tác động lớn đến vị thế kinh tế Nhật Bản và đặt các TĐKT trƣớc nhiều thách thức cam go. Đây là giai đoạn khá đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản và với các Tập đoàn kinh tế lớn của nƣớc này, trong đó có việc điều chỉnh mô hình quản lý. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án tiếp cận nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế học quốc tế. Do tình hình kinh tế và chính trị thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay, dẫn đến hình thành trật tự kinh tế và chính trị thế giới mới; sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KHCN; Xu hƣớng toàn cầu hóa kinh tế gia tăng mạnh mẽ... khiến nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có Nhật Bản đã phải xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế phù hợp nhằm thích ứng với bối cảnh quốc tế mới. Đặc biệt, các TĐKT Nhật Bản phải điều chỉnh mô hình quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của TĐKT. Việc điều chỉnh mô hình quản lý các TĐKT Nhật Bản còn đƣợc nghiên cứu theo cách tiếp cận hệ thống, đặt trong mối quan hệ tổng thể với các chiến lƣợc kinh doanh của các TĐKT. Luận án đƣợc xây dựng trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cốt lõi là quan điểm lịch sử cụ thể, kế thừa - phát triển, phổ biến - đặc thù....Sự phát triển và quá trình điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản đƣợc xem xét, đánh giá trong mối quan hệ biện chứng với bối cảnh lịch sử cụ thể của thế giới, khu 6 vực và đất nƣớc Nhật Bản qua từng giai đoạn cụ thể. Việc tham khảo những kinh nghiệm điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản đối với tập đoàn kinh tế Việt Nam đƣợc xem xét trên cơ sở những tƣơng đồng, khác biệt và nhất là những yêu cầu từ việc phát triển của chính các doanh nghiệp lớn trong bối cảnh trong nƣớc và quốc tế đang thay đổi. Về phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, đặc biệt là các phƣơng pháp sau đây: Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nghiên cứu chƣơng 1, 2, 3, 4 của luận án. Ở chƣơng 1, tác giả sẽ phân tích để làm rõ những nghiên cứu về mô hình TĐKT của các tác giả trong và ngoài nƣớc và dùng phƣơng pháp tổng hợp để khái quát lại những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc của họ và tìm ra những điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu. Ở chƣơng 2, tác giả tập trung bàn luận những vấn đề lý luận về điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT Nhật Bản, tổng hợp để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ở chƣơng 3, luận án phân tích đánh giá những thành công và hạn chế của điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT Nhật Bản, từ đó đánh giá, tổng hợp rút ra nhận xét, hàm ý chính sách cho Việt Nam. Chƣơng 4 tập trung phân tích TĐKT ở Việt Nam, dựa trên những cơ sở lý luận, thực tiễn để làm căn cứ đề xuất định hƣớng giải pháp đổi mới mô hình TĐKT của Việt Nam. Phương pháp lịch sử - logic: Luận án xem xét quá trình điều chỉnh mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay, do vậy, vừa phải nhìn nhận, đánh giá mô hình quản lý của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản gắn với một giai đoạn, lịch sử cụ thể, nhận diện mô hình quản lý đó từ lát cắt đồng đại, vừa xem xét mô hình đó trong quá trình vận động, có tính lịch đại, chỉ ra đƣợc logic vận động phản ánh tính qui luật 7 của quá trình điều chỉnh mô hình quản lý đó. Phƣơng pháp lịch sử - logic đƣợc thực hiện gắn với phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, bảo đảm tính cụ thể, chân thực và tính khái quát. Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu về tập đoàn kinh tế Nhật Bản là hƣớng nghiên cứu không mới, đã có không ít công trình đề cập đến vấn đề này. Đề tài luận án có kế thừa thành quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, đồng thời cung cấp thêm tƣ liệu và cách nhìn nhận mới, đầy đủ hơn về tập đoàn kinh tế Nhật Bản từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay - những khó khăn, thách thức; những tìm tòi, thử nghiệm tự điều chỉnh mô hình quản lý; thành công và những vấp váp; giá trị tham khảo từ những kinh nghiệm quý báu… Luận án nghiên cứu quá trình điều chỉnh mô hình quản lý các tập đoàn kinh tế Nhật Bản với hàm ý tìm tòi, lựa chọn những kinh nghiệm thiết thực có thể tham khảo cho quá trình xây dựng, phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Phương pháp thống kê – so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng bằng việc thống kê các số liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành so sánh để đánh giá mức độ điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT trong từng giai đoạn. 8 Khung phân tích nội dung luận án Tổng quan nghiên cứu về điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT Nhật Bản Khoảng trống nghiên cứu Cơ sở lý luận & thực tiễn của việc điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT Quá trình điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới lần thứ Hai đến nay Bối cảnh và nguyên nhân dẫn đến việc điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT Nhật Bản Nội dung điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT Nhật Bản: Điều chỉnh cơ cấu tổ chức, điểu chỉnh cấu trúc sở hữu, điều chỉnh chiến lƣợc hoạt động Đánh giá thành công, hạn chế & nguyên nhân hạn chế điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT Nhật Bản Bài học thành công & thất bại của việc điều chỉnh mô hình quản lý của các TĐKT Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới lần thứ Hai đến nay Hàm ý chính sách đối với Việt Nam 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan